Đánh giá mặt số lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Tăng trưởng kinh tế thời gian qua tác động thế nào đến xóa đói giảm nghèo của Việt Nam.doc

18 1.1K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Đánh giá mặt số lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Tăng trưởng kinh tế thời gian qua tác động thế nào đến xóa đói giảm nghèo của Việt Nam.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đánh giá mặt số lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Tăng trưởng kinh tế thời gian qua tác động thế nào đến xóa đói giảm nghèo của Việt Nam

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trước sức ép ngày càng tăng của các vấn đề kinh tế – xã hội nhiều quốc gia phảiđiều chỉnh chính sách kinh tế – xã hội của nước mình nhằm mục đích tăng trưởng và pháttriển kinh tế với tốc độ ngày càng cao Một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định làđộng lực mạnh mẽ cho sự phát triển toàn diện mọi mặt, đồng thời nó cũng là cơ sở đểnâng cao vị thế của chính quốc gia đó trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay Nhưng mỗiđất nước không chỉ nên theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn phải chú trọng tớicác mục tiêu khác để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước đó

Con người là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi của cải vật chất và văn hoá, con ngườiphát triển cao về trí tuệ, thể chất, phong phú về tinh thần là động lực của sự phát triểnkinh tế xã hội của đất nước Vì vậy với đất nước ta luôn coi trọng vấn đề tăng trưởng kinhtế để đảm bảo được nhu cầu vật chất của người dân, nhưng vẫn luôn coi trọng những vấnđề khác trong xã hội như công tác xóa đói giảm nghèo Để nhìn nhận lại chặng đường 10

năm tăng trưởng và phát triển của đất nước ta thì đề tài: “Đánh giá mặt số lượng tăng

trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2010 Tăng trưởng kinh tế thời gian qua tácđộng thế nào đến xóa đói giảm nghèo của Việt Nam” là rất cần thiết để làm tiểu luận

môn học Kinh tế phát triển.

Nội dung của đề tài gồm có 3 phần:

Phần I Cơ sở lý luận

Phần II Tình hình tăng trưởng kinh tế VN giai đoạn 2001-2010

Phần III Phân tích tác động của tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến xóa đói giảmnghèo

Tiểu luận của nhóm khó tránh khỏi còn những thiếu sót vì vậy nhóm em rất mongnhận được sự nhận xét góp ý của thầy giáo và của các bạn để bản tiểu luận của nhómđược hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

Phần I Cở Sở Lý Luận1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thờigian nhất định (thường là một năm) Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ.

1.2 Mặt lượng và các thước đo tăng trưởng kinh tế

Mặt lượng của tăng trưởng kinh tế là biểu hiện bên ngoài của sự tăng trưởng, nóbiểu hiện ở ngay trong khái niệm về tăng trưởng và được phản ánh thông qua các chỉ tiêuđánh giá quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế sau:

1.2.1 Tổng sản phẩm trong nước(GDP): là giá trị thị trường của tất cả các hàng

hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước trong một thời kỳ nhất định.

1.2.1.1 Phương pháp giá trị gia tăng:

Te là thuế gián thu ròng

Trang 3

1.2.2 Tổng thu nhập quốc dân(GNI): là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm

cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian nàođó, thông thường là một năm tài chính.

GNI = C + I + G + (X - M) + NRC: Chi phí tiêu dùng cá nhân I: Tổng đầu tư cá nhân quốc nội G: Chi phí tiêu dùng của nhà nước

X: Kim ngạch xuất khẩu ròng các hàng hóa và dịch vụ M: Kim ngạch nhập khẩu ròng của hàng hóa và dịch vụ

NR: Thu nhập ròng từ các tài sản ở nước ngoài (thu nhập ròng)

1.2.3 Thu nhập quốc dân sản xuất(NI): phản ánh mức thu nhập mà công dân một

nước tạo ra, không kể của chính phủ dưới dạng thuế gián thu.

NI = W + R + In + Prtt

W: Tiền công tiền lươngR: Tiền thuê đất đaiIn: Lãi suất do công ty trả

Prtt: Lợi nhuận công ty trước thuế

1.2.4 Thu nhập quốc dân sử dụng (DI): là thu nhập cuối cùng mà hộ gia đình có

khả năng sử dụng.

DI = NI+Sn-Td

Sn: Trợ cấp chính phủTd: Thuế trực thu

1.2.5 Thu nhập bình quân theo đầu người: GDP bình quân đầu người của mộtquốc gia hay lãnh thổ tại một thời điểm nhất định là giá trị nhận được khi lấy GDP củaquốc gia hay lãnh thổ này tại thời điểm đó chia cho dân số của nó cũng tại thời điểm đó.

Công thức tính :

1.3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo

Tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo có mối quan hệ song song với nhau,

tăng trưởng kinh tế cao và bền vững sẽ dẫn đến giảm nghèo Tuy nhiên, trên thực tế tăngtrưởng kinh tế tác động đến xóa đói giảm nghèo theo hai chiều hướng khác nhau: Tăngtrưởng đi đôi với giảm nghèo thành công ở một số nước, ngược lại một số nước đã thấtbại trong giảm nghèo mặc dù đạt được mức tăng trưởng khá cao trong thu nhập bình quânđầu người Ở các nước này tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục cũng thấphơn Điều đó có nghĩa là tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần nhưng không phải là điềukiện đủ cho việc nâng cao mức sống quảng đại quần chúng nhân dân Lý do để giải thíchđiều này là:

Thứ nhất, kết quả tăng trưởng chủ yếu lại quay trở về cho tích lũy, tái đầu tư cho

kỳ tiếp theo.

Trang 4

Thứ hai, phần thu nhập dành cho tiêu dùng chủ yếu vào các lĩnh vực phi kinh tế.Thứ ba, kết quả của phần gia tăng trong chi tiêu cá nhân lại không được phân bổ

đều cho mọi thành viên trong xã hội mà lại chỉ thuộc về một nhóm người trong xã hội, docó sự khác nhau về lợi thế phát triển giữa các nhóm người trong xã hội.

Nghèo đói cũng có tác động ngược lại tới tăng trưởng kinh tế Nghèo đói có thểngăn cản tăng trưởng kinh tế vì người nghèo có năng suất lao động thấp do sức khỏe kémvà kỹ năng lao động kém Nghèo đói cũng làm suy giảm năng lực tiết kiệm và đầu tư làmcho tăng trưởng kinh tế bị triệt tiêu dần Ngoài ra, người nghèo ít có khả năng tiếp cậnvới giáo dục, công nghệ và vốn Hệ quả là nghèo đói lại gia tăng và kìm hãm tăng trưởng.

Tóm lại, tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để xóa đói giảm nghèo Ngược lại,giảm nghèo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và là mục tiêu của phát triển Thực hiện đổimới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh đi đôi với tiến hành công tác xóa đói giảmnghèo, thực hiện công bằng xã hội, hạn chế sự phân cách giàu nghèo giữa các tầng lớpdân cư, giữa các vùng Tiến tới một cuộc sống công bằng văn mình và hiện đại.

Trang 5

Phần II Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn2001-2010

Mặt lượng của tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu như GDP,GNP, NI, DI, GDP/người, GNP/người…Ở đây chúng ta sẽ tập trung đi sâu vào phân tích2 chỉ tiêu quan trọng là GDP và GDP/người.

2.1 Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP

2.1.1 Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP của Việt Nam

Trong giai đoạn 2001-2010, nhìn chung tổng sản phẩm quốc nội GDP của Việt Namtăng trưởng ở mức cao Báo cáo về phát triển con người năm 2010 của LHQ đã công nhận Việt Nam là một trong 10 nước đạt thành tựu lớn nhất về tăng trưởng kinh tế Với kết quả tăng trưởng nhanh trong nhiều năm liền:

- Từ chỗ sản xuất chưa đầy đủ tiêu dùng ở mức độ thấp trong nước, nhập siêu, vaynợ còn lớn đến chỗ sản xuất không những đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đã lên cao, màcòn có tích lũy nội địa khá cao.

- Đời sống của người dân cũng theo đó được cải thiện khá nhanh và LHQ đã côngnhận VN hoàn thành các chỉ tiêu về xóa đói giảm nghèo trong chương trình thiên niên kỷdo tổ chức này đặt ra.

Những kết quả đạt được cộng hưởng với việc chính thức gia nhập WTO, Việt Namđã và đang cải thiện mạnh mẽ vị thế của mình với tư cách là “điểm đến” của vốn và côngnghệ đối với các nhà đầu tư, và “điểm bùng nổ” tăng trưởng.

Bảng 1 GDP của Việt Nam giai đoạn 2001-2010

NămGDP theo giá thực tế(tỷ đồng)

GDP theo giá so sánh1994 (tỷ đồng)

Tốc độ tăng GDP(%)

( Nguồn: Website tổng cục thống kê www.gso.gov.vn)

Từ năm 2001 tới năm 2007 tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam là khá cao vàtăng liên tục từ 6.89% năm 2001 lên 8.46% năm 2007.Bắt đầu từ năm 2008 xảy ra khủnghoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng mạnh đến việc phát triển kinh tế của Việt Nam.Tốc độtăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ 2008 tới 2010 giảm mạnh so với thời kỳ trước và đạt

Trang 6

thấp,thấp nhất là năm 2009 với 5.32% là năm đá y của cuộc khủng hoảng.Sau đó tăngchậm trở lại mức 6.78% vào năm 2010.

Biểu đồ 1 Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2001-2010

Từ đó ta có thể thấy nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này tăng trưởng với tốcđộ khá cao nhưng không duy trì được sự ổn định và phụ thuộc khá lớn vào tình hình kinhtế thế giới.

2.1.2 So sánh tốc độ tăng của GDP của Việt Nam và một số nước trên thế giới

Khi so sánh với quốc tế, sử dụng GDP theo sức mua tương đương (GDP-PPP).So sánh GDP theo sức mua tương đương với một số nước trên thế giới được thể hiện quabảng sau:

Bảng 2 So sánh GDP theo sức mua tương đương của Việt Nam với một sốnước trên thế giới

Đơn vị tính: USD

Các nước19992000200120022003200420052006200720082009Ấn Độ 22482358284026702892150023002559286830343296

(Nguồn Ngân hàng thế giới www.worldbank.org )

Nếu so sánh về quy mô nền kinh tế, có thể nhận thấy GDP của Việt Nam so vớicác nước các nước phát triển vẫn là một khoảng cách khá lớn GDP tính theo ngang giásức mua của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.

Trang 7

Bảng 3 Tốc độ tăng GDP – PPP theo giá cố định một số năm gần đây

(Nguồn Ngân hàng thế giới www.worldbank.org )

Biểu đồ 2 Tốc độ tăng GDP – PPP theo giá cố định một số năm gần đây

Nhìn vào tốc độ tăng GDP của các nước, có thể nhận thấy các nước đang phát triểncó tốc độ tăng GDP khá cao, như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ Các nước đã phát triểncao như Nhật Bản, Mỹ,…thì tốc độ tăng trưởng chậm hơn.

2.2 Tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người.

2.2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người của Việt Nam

Hơn 30 năm đổi mới, chúng ta đã vượt qua hai “cửa ải” quan trọng công cuộc kiến

quốc, đó là: Thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 12 năm sau đưa nước ta ra khỏi danhsách các nước đang phát triển có mức thu nhập thấp, thu nhập bình quân đầu người đãtăng lên gấp 5 lần sau 4 thập kỷ vừa qua Giai đoạn 2000-2010, mức thu nhập bình quânđầu người đã tăng xấp xỉ 3 lần.

Trang 8

Bảng 4 GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2001-2010

NămTổng sản phẩm trong nước bìnhquân đầu người theo nội tệ -

Nghìn đồng

Tổng sản phẩm trong nước bìnhquân đầu người theo ngoại tệ (theo

tỷ giá hối đoái bình quân) - USD

(Nguồn Ngân hàng thế giới www.worldbank.org )

Quan sát bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy GDP bình quân đầu người củaViệt Nam trong giai đoạn 2001-2010 tăng liên tục gấp gần 3.7 lần từ mức 6617 ngìn đồng(năm 2001) lên 22787 nghìn đồng (năm 2010).

Biểu đồ 3 GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2001-2010

Trang 9

2.2.2 So sánh thu nhập bình quân đầu người theo sức mua tương đương củaViệt Nam với các nước.

Bảng 5 Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tính theo sức muatương đương của một số nước và vùng lãnh thổ(*)

Đơn vị tính: USD

Các nước2000200120022003200420052006200720082009Ấn Độ 2358284026702892150023002559286830343296

(Nguồn Ngân hàng thế giới www.worldbank.org )

Biểu đồ 4 So sánh thu nhập bình quân đầu người theo sức mua tương đươngcủa Việt Nam với các nước

Trang 10

GDP/ người của Việt Nam tính theo ngang giá sức mua đạt mức 2992 USD/người vào năm 2009 Nhìn vào bảng số liệu có thể nhận thấy GDP/ người của Việt Namđạt mức thấp so với các nước Nếu làm phép so sánh thì GDP/ người của Singapore caonhất và cao gấp 19 lần Việt Nam.

Phần III Tác động của tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến việcxóa đói giảm nghèo

Tăng trưởng kinh tế chính là điều kiện cần để nâng cao mức sống của người dân.Khi nền kinh tế có cơ hội tăng trưởng cao đồng nghĩa với việc kỳ vọng người dân có mộtmức thu nhập cao và ổn định, cuộc sống của người dân được cải thiện được nâng cao.

Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, phải trải qua một cuộc chiến tranh lâudài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình bịgiảm sút do mất mát trong chiến tranh, các chính sách nhà nước được áp dụng không hiệuquả gây ra một hệ quả xấu cho nền kinh tế Việt suy kiệt Sau 30 năm đổi mới, nước ta đãđạt được những thành tựu đáng kể nhưng số lượng người nghèo vẫn còn rất nhiều Ngườidân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có các thiết chế phòng ngừahữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn lao động, thấtnghiệp, rủi ro về giá sản phẩm đầu vào và đầu ra do biến động của thị trường thế giới nhưcác cuộc khủng hoảng đem lại…

3.1 Tăng tưởng kinh tế ở Việt Nam tác động đến xóa đói giảm nghèo.

3.1.1 Những tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế đến xóa đói giảm nghèo.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của Việt Nam trong suốt những năm vừa qua đãcó những tác động rất tích cực đến việc xóa đói giảm nghèo của nước ta.

Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam luôn là quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế cao.Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người theo giá thực tế không ngừngtăng, từ 402 USD vào năm 2002 lên đến 960USD vào năm 2008 và 1.034 USD vào năm2009, ước đạt 1.200 USD vào năm 2010.

Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và Chương trình đào tạo nghề đã đemlại những thành tựu về tạo công ăn việc làm cho người dân, đây cũng là một trong nhữngmục tiêu phát triển quan trong của Việt Nam Chương trình đã góp phần tạo công ăn việclàm mới mỗi năm khoảng 1,6 triệu lao động Dự án dạy nghề cho người nghèo đã dạynghề miễn phí cho khoảng 100 nghìn lao động nghèo trong ba năm 2007-2009, trong đótrên 60% đã tìm được việc làm, tự tạo việc làm, góp phần tăng thu nhập để giảm nghèo.Chính sách cho hộ nghèo vay vốn ưu đãi cũng góp phần tăng thu nhập để giảm nghèo.Trong giai đoạn 2006-2009, đã có khoảng 5 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụngưu đãi với mức vay bình quân khoảng 6-7 triệu đồng/lượt/hộ Hệ thống an sinh xã hội ởViệt Nam là công cụ đắc lực trong việc hỗ trợ các đối tượng yếu thế, chịu thiệt thòi trongxã hội Năm 2009, có 1,5 triệu người thuộc đối tượng người có công được hưởng trợ cấpưu đãi; 1,26 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên, tăng 720 nghìn ngườiso với năm 2005 với mức trợ cấp cho các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội tăng bình quângần 50% so với mức quy định cũ Bên cạnh đó, nhiều công trình lưới điện, cơ sở y tế,trường học, nước sinh hoạt được đầu tư xây dựng ở các xã nghèo Cơ sở hạ tầng phục vụsản xuất nông nghiệp, như thủy lợi nhỏ được đầu tư phục vụ cho sản xuất Tính đến năm2009, đã có 94% xã nghèo đã có đường ô tô đến trung tâm xã Tất cả các xã đều có trạmy tế xã, tỷ lệ xã nghèo có trường tiểu học là 84% và trung học cơ sở là 70%.

Trang 11

Vì vậy, tỷ lệ người nghèo theo tiêu chuẩn quốc tế (1USD/người/ngày) đã liên tụcgiảm xuống.

Năm 2002 tốc độ tăng trưởng cả nước là 7,08 thì tỉ lệ nghèo là 28,9% nhưng đếnnăm 2004, khi tốc độ tăng trưởng đạt 7,79% tỉ lệ nghèo giảm xuống chỉ còn 18,1% Giảm10,3% so với năm 2004 Đến năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế 8,23 tỉ lệ nghèo giảmxuống còn 15,5% và tiếp tục giảm đến năm 2008, đến năm 2009, do chịu sự tác động củakhủng hoảng kinh tế, nền kinh tế các nước thế giới đều bị giảm sút, tốc độ tăng trưởngkinh tế của Việt Nam bắt đầu chững lại, đạt 5,32%, kéo theo đó tỉ lệ nghèo có xu hướngtăng lên là 14,2%, tốc độ này chỉ tăng so với năm 2008 là 0.8% Đến năm 2010 thì vớitốc độ tăng trưởng kinh tế là 6.78% thì tỷ lệ ngèo chung của cả nước chỉ có 10,7% Nhưvậy, việc tăng trưởng kinh tế có tác động trực tiếp đến tỉ lệ nghèo đói, tăng trưởng kinh tếdương sẽ giảm tỉ lệ nghèo đói và ngược lại việc tăng trưởng kinh tế âm sẽ khiến tìnhtrạng nghèo đói gia tăng, kéo lùi quá trình giảm tỉ lệ hộ nghèo trong cả nước.

Bảng 6 Tỉ lệ hộ nghèo chia theo thành thị, nông thôn và vùng

Đơn vị tính: %

SttNội dung1998200220042006200820092010

I Tốc độ tăngtrưởng

II Tỷ lệ nghèo chungCẢ

37.428.918.115.513.414.210.71Phân theo thành

Bắc Trung Bộ vàduyên hải miền

(Nguồn: Tổng Cục Thống kê 2010)

Trang 12

Biểu đồ 5 Biểu đồ mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ nghèo đói

Riêng đối với nước ta thì mục tiêu tăng trưởng luôn được tiến hành song song với việc giảm tỷ lệ nghèo chung của cả nước.

Biểu đồ 6 Tỷ lệ nghèo đói giữa phân theo khu vực Thành thị và nông thôn

Cũng từ bảng ta có thế thấy, tỉ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn lớn hơn rất nhiềuso với khu vực thành thị năm 2002 tỉ lệ này là 6,6% và 35,6%, tuy nhiên khoảng cách nàytrong các năm đã có xu hướng giảm xuống, đến năm 2010, tỉ lệ nghèo đói của khu vựcthành thị là 5,5% khu vực nông thôn còn 13,2% Song, tỉ lệ hộ nghèo cao nhất vẫn chủyếu tập trung vào các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.Nơi người dân có mức thu nhập bình quân đầu người thấp Mà nguyên nhân chính là dosự tách biệt về địa lý kinh tế, ngôn ngữ, xã hội và kinh tế, nên việc phát triển kinh tế tạikhu vực này gặp nhiều khó khăn Các chính sách ưu tiên đầu tư của chính phủ Việt Namtrong thời gian qua đã có những ảnh hưởng tích cực đến việc xóa đói giảm nghèo, nhưngvẫn còn mang tính chất thời điểm, thiếu bền vững Do đó cần có giải pháp cụ thể hơn nữa

Ngày đăng: 29/10/2012, 16:31

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan