1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm học phần luật hình sự việt nam 1

18 95 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Nhóm Học Phần Luật Hình Sự Việt Nam 1
Tác giả Phạm Văn Đại, Nghiêm Thị Thúy Hồng, Phạm Linh Chi, Đinh Thị Nhung, Lê Đăng Hiếu, Nguyễn Thị Hải Ninh, Nguyễn Đức Dũng
Trường học Trường Đại Học Mở Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình Sự Việt Nam
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 109,5 KB

Nội dung

Luật hình sự là hệ thống các quy phạm pháp luật xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và quy định hình phạt có thể áp dụng cho người đã thực hiện các tội phạm đó

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA LUẬT

BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN: LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1

NHÓM

THÀNH VIÊN NHÓM:

PHẠM VĂN ĐẠI LỚP: LKT-K23A – 18A51010034 NGHIÊM THỊ THÚY HỒNG LỚP: LKT-K23B – 18A51010116 PHẠM LINH CHI LỚP: LKT-K23A – 18A51010004 ĐINH THỊ NHUNG LỚP: LKT-K23A – 18A51010066

LÊ ĐĂNG HIẾU LỚP: LKT-K23A – 18A51010038 NGUYỄN THỊ HẢI NINH LỚP: LKT-K23B – 18A51010196 NGUYỄN ĐỨC DŨNG LỚP: LKT-K23A – 18A51010178

NĂM 2020

Trang 2

A Phần mở đầu

Trong hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới nói chung và hệ thống pháp luật của Việt Nam nói riêng, luật hình sự luôn giữ vị trí rất quan trọng và được Nhà nước đặc biệt quan tâm Luật hình sự là hệ thống các quy phạm pháp luật xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và quy định hình phạt có thể áp dụng cho người đã thực hiện các tội phạm đó Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan

hệ giữa Nhà nước và người phạm tội Những quan hệ xã hội đó được gọi là quan hệ pháp luật hình sự Chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự gồm Nhà nước và người đã thực hiện các hành vi mà luật hình sự quy định là tội phạm Phương pháp điều chỉnh của luật hình sự là phương pháp mệnh lệnh - phục tùng Phương pháp này xuất phát từ đối tượng điều chỉnh của luật hình sự Theo đó, các quy phạm pháp luật hình sự điều chỉnh hành vi của con người trong cuộc sống hàng ngày với cách thức tác động là cấm đoán, cho phép và bắt buộc

Trang 3

B Phần nội dung

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG VỤ ÁN VÀ THỰC HIỆN CÁC YÊU CẦU Câu 1:

A, Trình bày hiệu lực của BLHS theo thời gian

- Hiệu lực theo thời gian là phạm vi áp dụng BLHS 2015 đối với hành vi phạm tội trong khoảng thời gian nhất định Hiệu lực theo thời gian được quy định cụ thể tại Điều 7 BLHS 2015:

Điều 7 Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian

1 Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện

2 Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành

3 Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành

Như vậy, chúng ta xác định thời điểm thực hiện tội phạm qua 02 trường hợp:

+ Đối với tội phạm được thực hiện trong một khoảng thời gian thì tất cả quá trình thực hiện tội phạm là thời điểm thực hiện tội phạm

+ Điều luật được áp dụng là điều luật đang có hiệu lực thi hành vào thời điểm cuối cùng của việc thực hiện tội phạm

Trang 4

B, Thời điểm xảy ra vụ án là ngày 7/11/2016, theo anh/chị việc áp dụng BLHS năm

1999 và năm 2015 trong cùng 1 vụ án khi quyết định hình phạt của Tòa án cấp sơ thẩm

có phù hợp không? Vì sao ?

- Theo em, việc áp dụng BLHS năm 1999 và năm 2015 trong cùng 1 vụ án khi quyết định hình phạt của Tòa án cấp sơ thẩm là phù hợp Bởi vì BLHS 2015 chính thức có hiệu lực (được áp dụng để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án) đối với người thực hiện hành vi phạm tội từ 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, BLHS 2015 vẫn có hiệu lực vào trước thời điểm trên, đây được gọi là “hiệu lực hồi tố” và được ghi nhận cụ thể tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 41/2017/QH14 như sau:

Các điều khoản của BLHS 2015 xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng; quy định hình phạt nhẹ hơn, tình tiết giảm nhẹ mới; miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày

01 tháng 01 năm 2018 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích

Câu 2:

A, Trình bày các vấn đề khái niệm tội phạm, các yếu tố của tội phạm, phân loại tội phạm và cấu thành tội phạm

- Khái niệm tội phạm:

+ Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách

cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự

- Các yếu tố cấu thành tội phạm:

Cấu thành tội phạm cơ bản bao gồm 04 yếu tố sau: mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể, khách thể

Trang 5

+ Mặt khách quan của tội phạm: là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan Những dấu hiệu thuộc về khách quan của tội phạm gồm những hành vi nguy hiểm cho xã hội: tính trái pháp luật của hành vi, hậu quả nguy hiểm cho xã hội; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm, ngoài ra còn có các dâu hiệu khác nhau như: phương tiện, công cụ, phương pháp thủ đoạn, thời gian, địa điểm, thực hiện tội phạm

+ Mặt chủ quan của tội phạm: là những diễn biến tâm lý bên trong của tội phạm bao gồm: lỗi, mục đích, và động cơ phạm tội Bất cứ tội phạm cụ thể nào cũng đều phải được thực hiện bởi hành vi có lỗi Theo quy định của pháp luật, có hai loại lỗi: lỗi cố ý

và lỗi vô ý phạm tội

- Cố ý phạm tội là tội phạm được thực hiện một trong các trường hợp sau:

+ Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra (lỗi cố ý trực tiếp)

+ Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (lỗi có ý gián tiếp)

- Vô ý phạm tội là phạm tội một trong các trường hợp sau:

+ Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho

xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được (vô ý do quá tự tin)

+ Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó (vô ý do cẩu thả) Động cơ phạm tội là cái thôi thúc tội phạm thực hiện hành vi phạm tội để đạt được mục đích của mình

+ Khách thể của tội phạm: là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại Theo hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam những quan hệ đó là: quan hệ về độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ chính trị, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, quyền con người các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa

Trang 6

+ Chủ thể của tội phạm: là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật hình sự quy định là tội phạm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của luật hình sự

Trong đó, năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội Tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 12 Bội luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 Theo đó, người từ đủ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự với mọi loại tội phạm trừ những tội phạm Bộ luật Hình sự có quy định khác; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều

123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250,

251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật Hình sự

Như vậy, một hành vi được coi là tội phạm phải thỏa mãn đầy đủ 4 yếu tố trên Khi đã được coi là tội phạm thì phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi của mình theo quy định của pháp luật

- Phân loại tội phạm:

Tại điều 9 của bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, căn cứ vào tính chất nguy hiểm của hành vi mà tội phạm cũng được phân thành 4 loại:

1 Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn màmức cao nhất của khung hìnhphạtdo Bộ luật này quy định đốivớitộiấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

2 Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn

mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên

3 năm đến 07 năm tù;

3 Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là

từ trên 07 năm đến 15 năm tù;

4 Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho

xã hội đặc biệt lớnmà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình

Trang 7

B, Chỉ rõ tội phạm, các yếu tố của tội phạm trong vụ án trên Tội phạm trong vụ án là loại tội phạm gì, có cấu thành tội phạm loại gì, vì sao?

-Tội phạm trong vụ án là Hồ Văn T phạm tội giết người và cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

-Yếu tố của tội phạm:

Về mặt khách quan của tội phạm

+ Về hành vi khách quan: Hồ Văn T đâm 1 nhát dao trúng vào vùng bụng của Trần T1

và đâm anh S

+ Về hậu quả : Khiến anh T1 thương 84% và đâm anh S tử vong

Về mặt chủ quan của tội phạm

+Lỗi cố ý gián tiếp là việc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra tuy không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng cố ý (có ý thức được hành vi) để mặc cho nó xảy ra Từ khái niệm rút ra được hai đặc trưng cơ bản về lỗi cố ý gián tiếp đó là: thứ nhất, người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi, hậu quả tất yếu xảy ra hoặc có thể xảy ra; thứ hai, người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng bỏ mặc, chấp nhận hậu quả xảy ra

+Về động cơ, mục đích : tự vệ

- Tội phạm trong vụ án là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Câu 3:

A, Các giai đoạn thực hiện tội phạm

- Là các mức độ thực hiện tội phạm cố ý được phân biệt với nhau bởi các dấu hiệu, biểu hiện nhằm đánh giá sự diễn biến của mức độ thực hiện ý định phạm tội, làm cơ sở cho việc xác định phạm vi và mức độ trách nhiệm hình sự, hình phạt

- Các giai đoạn thực hiện tội phạm chỉ diễn ra trong các tội được thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp Đối với tội vô ý, người phạm tội không có ý định phạm tội, không mong muốn hậu quả xảy ra cho nên tội vô ý chỉ có thể là tội phạm hoàn thành, không có giai đoạn chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt

Trang 8

Quá trình thực hiện tội phạm có 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị phạm tội, giai đoạn phạm tội chưa đạt và giai đoạn tội phạm hoàn thành

*Giai đoạn thứ nhất: Chuẩn bị phạm tội

- Đây là giai đoạn trong đó người phạm tội có hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó Người phạm tội tiến hành tìm kiếm công cụ phạm tội, sửa soạn công cụ, phương tiện phạm tội hoặc chuẩn bị những điều kiện thuận lợi cho tội phạm quan sát địa điểm, điều kiện liên quan xung quanh hoàn cảnh của nạn nhân

Ví dụ: Do B có mâu thuẫn với anh H từ trước trong quá trình buôn bán quần áo ở chợ đầu mối, B đã bàn bạc với C cách thức trả thù H B và C thống nhất đêm 01/6 sẽ mua 03 lít xăng hất vào cửa hàng quần áo của H rồi châm lửa đốt cháy cửa hàng của H Thực hiện đúng kế hoạch đã bàn bạc, Tối 01/6, B và C cùng đi mua xăng cho vào can nhựa rồi lên xe máy đến chợ đầu mối Trên đường đi, do B điều khiển xe máy đi vào đường cấm nên B và C bị Cảnh sát giao thông giữ xe máy nên không tiếp tục thực hiện việc đốt cửa hàng quần áo của anh H được Mặc dù chưa thực hiện hành vi đốt cửa hàng của anh H nhưng hành vi của B và C đã thoả mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội Huỷ hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản quy định tại Điều 143 Bộ luật hình sự, vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội

- Đặc điểm:

+ CBPT tồn tại dưới dạng “hành vi” và hành vi chuẩn bị liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện tội phạm như: tìm kiến công cụ, phương tiện phạm tội; tạo điều kiện cần thiết khác (nghiên cứu, xem xét địa hình nơi dự định thực hiện tội phạm, ),

+Ý định phạm tội đã được biểu hiện ra bên ngoài Thời điểm muộn nhất của giai đoạn CBPT là thời điểm trước lúc người phạm tội thực hiện hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm (là những dấu hiệu chung cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật) hoặc hành vi đi liền trước hành vi khách quan

+Thứ ba, nguyên nhân không thực hiện tội phạm được đến cùng là do khách quan ngoài

ý muốn (yếu tố giúp phân biệt với tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội)

-Trách nhiệm hình sự:

Trang 9

+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên : người phạm tội phải chịu TNHS ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội nếu phạm vào các tội quy định tại khoản 2 điều 14 BLHS 2015, sử đổi bổ sung năm 2017

+ Người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chịu TNHS ở 2 tội: tội giết người (điều 123) và tội cướp tài sản ( điều 168)

* Giai đoạn thứ hai: phạm tội chưa đạt

- Đây là giai đoạn mà người phạm tội có thực hiện hành vi phạm tội, nhưng không thực hiện được đến cùng do những cản trở khách quan ngoài ý muốn

Ví dụ: (Cùng ví dụ ở tình huống trên) trong trường hợp B và C đã đem can xăng đến cửa hàng quần áo của anh H, B và C đã tưới xăng châm lửa đốt cửa hàng nhưng đúng lúc trời mưa rào rất to nên lửa mới bùng lên đã bị dập tắt ngay, cửa hàng quần áo không bị cháy, không bị hư hại gì Cửa hàng quần áo của anh H không bị huỷ hoại do trời mưa to là nguyên nhân xảy ra ngoài ý chí chủ quan của B và C, tuy nhiên B và C đã thực hiện đầy đủ hành vi cấu thành tội phạm nên vẫn đủ điều kiện bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ở tội Huỷ hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản quy định tại Điều

143 Bộ luật hình sự ở giai đoạn phạm tội chưa đạt

- Đặc điểm:

+ Người phạm tội đã trực tiếp thực hiện tội phạm qua việc:Thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm, hoặc thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan

+ Người phạm tội chưa thực hiện tội phạm đến cùng (tức chưa hành vi của họ chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu về mặt khách quan trong cấu thành tội phạm (dấu hiệu phân biệt với tội phạm hoàn thành)

+ Nguyên nhân không thực hiện tội phạm đến cùng là do:Khách quan ngoài ý muốn hoặc sai lầm của người phạm tội (về đối tượng tác động hay công cụ, phương tiện,…) như: bắn nhưng đạn không nổ, thuốc độc không đủ liều lượng,…

- Phân loại:

Căn cứ vào ý thức chủa quan của người phạm tội:

Trang 10

+ Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: người phạm tội đã chưa thực hiện được hết những hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả thiệt hại được mô tả trong CTTP vì những nguyên nhân khách quan hoặc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

+ Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành : người phạm tội đã htực hiện hết những hành vi cho

là cần thiết để gây ra hậu quả thiệt hại được mô tả trong CTTP

Căn cứ vào tính chất đặc biệt của nguyên nhân dẫn đến việc chưa đạt: chưa đạt vô hiệu

do là trường hợp phạm tội chưa đạt mà nguyên nhân khách quan của việc chưa đạt gắn với đối tượng tác động của tội phạm, với công cụ, phương tiện phạm tội

- Trách nhiệm hình sự: người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm về tội phạm chưa đạt đó Tuy nhiên, khi quyết định hình phạt đó là một trong những căn cứ giảm nhẹ Nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định (khoản 3 Điều 57)

* Giai đoạn thứ ba: tội phạm hoàn thành

- Đây là trường hợp mà hành vi của người phạm tội đã thỏa mãn tất cả các dấu hiệu được mô tả trong CTTP

Ví dụ: (tiếp với ví dụ trên) B và C châm lửa đốt cửa hàng của anh H, do trời quá nắng nên lửa cháy ngày càng to, làm cho toàn bộ cửa hàng của anh H bị hủy hoại toàn

bộ Vì vậy B và C bị truy cứu TNHS theo khoản 2 điều 178 tội hủy hoại hoặc cố ý làm

hư hỏng tài sản

- Đặc điểm: hành vi của người phạm tội thỏa mãn hết tất cả các dấu hiệu được mô tả trong CTTP không cần biết hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt trên thực tế hay chưa

- Trách nhiệm hình sự: áp dụng theo từng điều luật cụ thể mà hành vi của người phạm tội gây ra

B, Trong vụ án trên tội phạm đã thực hiện ở giai đoạn tội phạm hoàn thành Anh Hồ Văn T chỉ muốn cố ý gây thương tích mà không hề có mục đích giết chết ai, muốn tự vệ (“tụi bay mà đánh nữa là tau đấm đó”) Vì anh Hồ Văn T đã thực hiện hết những hành vi cho là cần thiết để gây ra thương tích đối với anh S và anh T1 và thỏa mãn các dấu hiệu được mô tả trong CTTP tội giết người( khoản 2 điều 123 BLHS năm 2015) và tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (khoản 1 điều 106 BLHS năm 1999)

Ngày đăng: 28/07/2020, 14:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w