1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam tại 43 tỉnh thành (SAVI) năm 2003 - Bộ Y tế_ phần 2 chương11

3 225 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cuộc điều tra quốc gia vị thành niên và thanh niên việt nam năm 2003 được Bộ Y Tế và Tổng Cục Thống Kê thực hiện vơi sự giúp đỡ về kỹ thuật và tài chính của Tổ Chức Y Tế Thế Giới ( WHO) và Q

Trang 1

BIỂU ĐỒ 53 Suy nghĩ tích cực và các hành vi có hại

Nhìn chung, các yếu tố bảo vệ và nguy cơ đượcnhóm vào 4 lĩnh vực quan trọng của cuộc sốnghàng ngày như sau: gia đình, nhà trường, cộngđồng, nhóm bạn bè và cá nhân Để phân tích kếtquả cuộc điều tra SAVY, chúng tôi đã sử dụng mộtsố phương pháp để xác định các yếu tố nguy cơvà bảo vệ theo các tài liệu hiện có.

Từ các câu hỏi, một loạt các thang điểm khác nhauđược thiết lập bao gồm những khía cạnh như sau:tự đánh giá tích cực về bản thân; môi trường gia

đình tích cực; dự đoán lạc quan về hiện tại vàtương lai; thái độ tích cực, gắn bó chặt chẽ với nhàtrường và sự xuất hiện hay không xuất hiện củacác chỉ báo về bạo lực.

11.1 Sự gắn bó với gia đình là mộtyếu tố bảo vệ

Một loạt 8 câu hỏi được đưa ra để đánh giá vềtình hình gia đình hoặc mức độ gắn bó của thanhthiếu niên với gia đình Mỗi thanh thiếu niên đượctính điểm theo thang điểm từ 0 - 8 Điểm 0 cónghĩa là không hoặc ít có mối liên hệ với gia đìnhvà thang điểm 8 cho thấy mức độ gắn bó rất chặtchẽ với gia đình Để tiện cho việc so sánh, thanhthiếu niên được chia thành 2 nhóm Nhóm thứnhất là nhóm có số điểm thấp nhất được xếp vàonhóm có yếu tố nguy cơ tăng liên quan đến giađình (40%) Nhóm thứ hai với số điểm cao nhấtđược xếp vào nhóm có yếu tố bảo vệ tăng liênquan đến gia đình (31%) Một số hành vi nguy cơđược nghiên cứu ở hai nhóm này như đội mũ bảohiểm, quan hệ tình dục trước hôn nhân, uống rượubia, có ý nghĩ tự tử và tham gia vào các hành vibạo lực1.

Trong số thanh niên đã lập gia đình, có 22,5% củanhóm yếu tố nguy cơ tăng đã có quan hệ tình dụctrước hôn nhân so với 13% ở nhóm yếu tố bảo vệtăng Một sự khác biệt nhỏ được ghi nhận liênquan đến vấn đề uống rượu, bia Thanh thiếu niên

Trang 2

thuộc nhóm có yếu tố nguy cơ tăng cho biết tỷ lệtừng uống rượu, bia là 50,3% so với 45,7% ở nhómcó yếu tố bảo vệ tăng Bước tiếp theo, cũng sẽ rấtcó ích nếu phân tích các yếu tố nguy cơ và yếu tốbảo vệ liên quan đến gia đình ở nhóm nghiện rượuhơn là ở nhóm đã từng uống vì tình trạng uốngrượu, bia phổ biến ở Việt Nam có phải là một vấnđề sức khỏe hay không vẫn còn chưa xác định.Về bạo lực gia đình, tỷ lệ thanh thiếu niên bị thươngtích do người trong gia đình đánh là 2,2%, trong đóthanh thiếu niên ở nhóm có yếu tố nguy cơ cao (ítgắn bó với gia đình) có nhiều khả năng bị ngườitrong gia đình đánh bị thương tích (3,8%) so vớithanh niên có mức độ gắn bó với gia đình cao(0,7%) Trong khi sự khác biệt không nhiều, nhómcó mức độ gắn bó chặt chẽ với gia đình cũng ít bịthương tích do bị người ngoài đánh 5,7% - thấp hơntỷ lệ trung bình của toàn quốc là 8% so với nhóm ítgắn bó với gia đình là 9,3% Mô hình tương tự đượcáp dụng để đánh giá mối liên quan giữa mức độgắn bó của gia đình với sức khỏe tâm thần Nhómcó yếu tố nguy cơ tăng đã từng nghĩ tới tự tử là5,4% so với mức độ trung bình ở cấp quốc gia là3,4% và cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ này ở nhómcó yếu tố bảo vệ tăng là 1,5% Các nghiên cứu tươngtự ở Trung Quốc, Hoa Kỳ, Úc và châu Âu đã chothấy: loại trừ các yếu tố dân tộc, cấu trúc gia đìnhvà tình trạng nghèo đói, thanh thiếu niên nào gắnbó với gia đình, với trường học và với cộng đồng sẽkhỏe mạnh hơn những thanh thiếu niên khác2.Một giả thuyết cho kết quả tương đối khả quan từSAVY đó là sự gắn bó chặt chẽ trong các gia đìnhViệt Nam như một nét lịch sử văn hóa đã có tácdụng như một yếu tố bảo vệ chống lại một số hànhvi nguy cơ ở thanh thiếu niên.

11.2 Có suy nghĩ tích cực và sự lạcquan là một yếu tố bảo vệ

Để xác định suy nghĩ tích cực của thanh thiếu niên,cuộc điều tra đặt ra các câu hỏi về sự lạc quan hoặcbi quan về tương lai, bao gồm cả tâm trạng trầmcảm và suy nghĩ của thanh thiếu niên về khả năngcó thể ứng phó với những hoàn cảnh khó khăn(nghị lực và sự vững vàng) Thanh thiếu niên có sốđiểm thấp nhất (20%) (đã từng cảm thấy không cònchút lạc quan nào, khả năng ứng phó giảm sút và tự

đánh giá thấp về bản thân) được xếp vào nhómnguy cơ tăng Những người có suy nghĩ lạc quannhất và có số điểm cao nhất (khoảng 30%) đượcxếp vào nhóm bảo vệ tăng Có nhiều sự khác biệtgiữa hai nhóm có yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ.Có tới 10,9% thanh thiếu niên trong nhóm có yếu tốnguy cơ tăng, bằng 3,4% tổng số người trả lời, chobiết đã từng có ý định tự tử, so với chỉ 0,4% ở nhómcó yếu tố bảo vệ tăng Tương tự như vậy, có 6,7%thanh thiếu niên trong nhóm có yếu tố nguy cơ tăngđã từng tự gây thương tích cho bản thân so vớinhóm có yếu tố bảo vệ tăng là 1,3% Nhóm có yếutố nguy cơ tăng còn có xu hướng mang theo hungkhí, bị thương do người trong gia đình và/hoặcngười ngoài đánh Hơn thế nữa, nhóm này có xuhướng quan hệ tình dục trước hôn nhân cao hơnnhóm có yếu tố bảo vệ tăng Mặc dù mức độ lạcquan có thể được xem là đặc tính không thể thayđổi của từng cá nhân, nhưng cũng có nhiều chươngtrình nhằm củng cố niềm lạc quan của con người,cách thể hiện tích cực về bản thân, giáo dục kỹnăng tự chủ, tạo lập các môi trường giúp thanh thiếuniên lạc quan và vững vàng hơn3.

11.3 Sự gắn bó với nhà trường làmột yếu tố bảo vệ

Một loạt 8 câu hỏi được đặt ra cho thanh thiếu niênđể xác định mức độ đánh giá của họ, bao gồm tháiđộ đối với học tập, đến trường, sự khích lệ và tácphong sư phạm của giáo viên, việc đóng góp ý kiếnvề các vấn đề liên quan đến học tập Thang điểm từ0-8 được dùng để xác định mức độ cảm thấy gắn bóvới nhà trường và việc học

Sử dụng biện pháp tương tự, so sánh nhóm có chỉsố điểm thấp nhất (30% tổng) với nhóm có chỉ sốđiểm cao nhất (33% tổng) về sự gắn bó với trườnghọc và mối liên hệ với các hành vi nguy cơ Kếtquả là: 6,2% nhóm thanh thiếu niên có yếu tố nguycơ tăng thường bị kỷ luật nhiều hơn so với 3,8% ởnhóm thanh thiếu niên có yếu tố bảo vệ tăng.Tương tự, có 4,3% trong nhóm có yếu tố nguy cơtăng đã từng tự gây thương tích cho bản thân trongkhi đó tỷ lệ này ở nhóm có yếu tố bảo vệ tăng là1,7% Hút thuốc cũng được quan sát với tỷ lệ14,8% ở nhóm có yếu tố nguy cơ tăng so với 10,9%ở nhóm có yếu tố bảo vệ tăng.

Trang 3

11.4 Tình trạng mâu thuẫn trong giađình

Tình trạng mâu thuẫn xung đột trong gia đình đượcxác định qua việc thanh thiếu niên cho biết giađình họ thường xuyên có các cuộc cãi vã, tỷ lệ là8,9% trên toàn mẫu Trong nhóm các thanh thiếuniên sống trong gia đình thường xuyên có xung độtthì 26% cho biết có cha nghiện rượu Tỷ lệ này caohơn so với nhóm thanh thiếu niên trong gia đìnhkhông có mâu thuẫn, chỉ có 14,6% cho biết có chauống rượu Bản thân xung đột trong gia đìnhkhông phải là yếu tố nguy cơ, nhưng việc này cóthể là yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ gắn bógiữa các thành viên trong gia đình, hoặc tới mứcđộ lạc quan của cá nhân trong gia đình Số liệuSAVY gợi mở rất nhiều vấn đề cần phải tiếp tụcnghiên cứu và xem xét trong lĩnh vực tương đốimới này ở Việt Nam.

Đây chỉ là ví dụ về tác động qua lại giữa các yếutố nguy cơ và yếu tố bảo vệ, những yếu tố nàysẽ được phân tích trong các báo cáo sau Tuynhiên, những ví dụ nêu ở đây cũng có ý nghĩatích cực.

1 Tác động qua lại giữa các yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệchưa được đánh giá trong các kết quả ở đây Phần trìnhbày này chỉ là cách thể hiện rất đơn giản của một vấn đềphức tạp hơn Tuy nhiên, những xu hướng đang nổi lênnày cần được tìm hiểu sâu hơn và có thể rút ra được từviệc ứng dụng những mô hình này

2 Blum R và Mann - Giảm nguy cơ: Những mối liên hệ cóthể tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của thanh thiếuniên - Đại học Minnesota, Khoa Bệnh học về sức khỏethanh thiếu niên, 1998 - Tài liệu chưa công bố.

3 Michael Resnich, Bearman P và Blum B và cộng sự 1997.Bảo vệ vị thành niên khỏi nguy hại: Kết quả từ Nghiên cứudọc về sức khỏe vị thành niên, tạp chí JAMA, Số tháng 9,1997.

Ngày đăng: 29/10/2012, 16:02

Xem thêm: Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam tại 43 tỉnh thành (SAVI) năm 2003 - Bộ Y tế_ phần 2 chương11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN