Phần II chương 5 Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam
51 Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam Chương 5 Nhận thức, kiến thức và nguồn thông tin về sức khỏe sinh sản Thanh thiếu niên được hỏi về 4 vấn đề sức khỏe sinh sản và tình dục gồm: kế hoạch hóa gia đình, sự thụ thai và kinh nguyệt, giới tính-tình dục, tình yêu và hôn nhân gia đình. Trung bình, thanh thiếu niên đã từng nghe về 3,4 chủ đề. 95,5% đã nghe ít nhất 1 chủ đề. Số chủ đề thanh thiếu niên đã được nghe tăng dần theo tuổi, từ 3,2 chủ đề ở nhóm 14-17 tuổi lên đến 3,5 chủ đề ở nhóm 18-21, và 3,6 chủ đề ở nhóm 22-25 tuổi. 5.1. Nhận thức về các chủ đề sức khỏe sinh sản Nhìn chung, tỷ lệ thanh thiếu niên đã nghe nói về các chủ đề này rất cao, chủ đề ít được nghe nhất cũng đạt 77,7% đó là chủ đề về thai nghén và kinh nguyệt, chủ đề kế hoạch hóa gia đình được nghe nói đến nhiều nhất với tỷ lệ 92,4%. Không có sự khác nhau đáng kể giữa nam và nữ tuy nhiên có sự khác biệt rõ ràng giữa thanh thiếu niên dân tộc Kinh với nhóm các dân tộc khác. Biểu đồ 22 cho thấy nhận thức của các nhóm thanh thiếu niên dân tộc thiểu số về các vấn đề sức khỏe sinh sản thấp hơn so với nhóm thanh thiếu niên dân tộc Kinh từ 14-17%. Thanh thiếu niên nông thôn nhận thức về sức khỏe sinh sản tương đối thấp hơn trừ chủ đề kế hoạch hóa gia đình. Điều này có thể giải thích được vì những chiến dòch truyền thông về kế hoạch hóa gia đình được tiến hành một cách rộng rãi trên toàn quốc trong hai thập niên qua so với các vấn đề sức khỏe sinh sản khác, ví dụ như vấn đề giới. Vì vậy, khi lập kế hoạch chương trình trong tương lai cần nhấn mạnh hơn vào các chủ đề khác như: giới, quan hệ tình dục hoặc thai nghén. Tuy nhiên nhận thức về một vấn đề nào đó (ở đây được hiểu là có nghe nói về vấn đề đó) chưa chắc đã nói lên kiến thức và hiểu biết đúng trong lónh vực đó. Kết quả của SAVY cho thấy tỷ lệ đã nghe nói về kế hoạch hóa gia đình và thai nghén/chu kỳ kinh nguyệt khá cao, nhưng khi hỏi về kiến thức thời điểm dễ có thai trong chu kỳ kinh nguyệt chỉ có dưới 30% trả lời đúng. 5.2. Nguồn thông tin Thanh thiếu niên được yêu cầu cho biết họ nhận được thông tin về sức khỏe sinh sản từ những nguồn nào dựa vào 15 nguồn cho trước. Các câu trả lời sau đó được gộp lại thành 4 nhóm nguồn chính sau: z Thông tin đại chúng (ti vi, đài, báo và tạp chí, sách) z Gia đình (cha mẹ, anh, chò) z Những người có chuyên môn (giáo viên, nhân viên y tế, cộng tác viên dân số) z Bạn (bạn bè, người yêu) Trung bình mỗi thanh thiếu niên có được thông tin từ 3,1 trên 4 nhóm. Thấp nhất là nhóm nam dân BIỂU ĐỒ 22 Nhận thức về các chủ đề sức khỏe sinh sản Tỷ lệ % 52 Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam tộc thiểu số (2,6) và cao nhất là nữ thanh niên thành thò 22-25 tuổi (3,5). Biểu đồ 23 cho thấy, thông tin đại chúng là nguồn cung cấp thông tin phổ biến nhất cho thanh thiếu niên về sức khỏe sinh sản (trong số 4 nhóm được liệt kê nói trên). Một điều thú vò là sự khác biệt giữa thành thò và nông thôn chỉ là 5% trong việc tiếp cận thông tin từ nguồn thông tin đại chúng (97% thành thò và 92% nông thôn), mặc dù chỉ có 73% thanh thiếu niên nông thôn có tivi. Tỷ lệ thanh thiếu niên có được thông tin từ những cán bộ chuyên môn xếp thứ 2 (80,2%), bao gồm giáo viên (67,8%), nhân viên y tế (47,6%), và cộng tác viên dân số (42,3%). Có sự khác biệt rõ rệt giữa tỷ lệ thanh niên có gia đình (62%) và chưa có gia đình (36,3%) tiếp cận thông tin từ cộng tác viên dân số. Thanh thiếu niên còn đang đi học nhận được thông tin từ giáo viên nhiều hơn từ các nguồn khác (70- 80%). Điều này cho thấy giáo viên ở các trường phổ thông có trao đổi một số thông tin về sức khỏe sinh sản với học sinh. Tuy nhiên nghiên cứu này không đi sâu tìm hiểu các chương trình sức khỏe sinh sản ở trường có đầy đủ và toàn diện hay không. Các phương tiện thông tin đại chúng có thể truyền đạt các thông điệp tới thanh thiếu niên, tuy nhiên giáo viên và nhà trường có thể làm tốt hơn trong việc hỗ trợ các em phát triển kỹ năng sống, vì kỹ năng không thể chuyển tải được qua các kênh truyền thông đại chúng. Ngoài ra, cũng cần nâng cao kỹ năng truyền thông chuyển đổi hành vi cho cán bộ y tế. Có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ trong việc nhận được các thông tin về sức khỏe sinh sản từ gia đình (84,9% nữ và 62,7% nam). 5.3. Chia sẻ thông tin về hiện tượng dậy thì Thanh thiếu niên được hỏi có nói với ai về hiện tượng dậy thì của mình không. Kết quả cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa hai giới. Mặc dù có khoảng một nửa số thanh thiếu niên kể chuyện này với người khác, nhưng nữ kể nhiều hơn hẳn (80,6%) so với nam (14,9%). Tỷ lệ nữ nói chuyện với một người nào đó trong gia đình cũng nhiều hơn so với nam (91,1% nữ và 24,2% nam). Một trong những giải thích có thể là hiện tượng kinh nguyệt lần đầu gây lo lắng cho thiếu nữ và các em cần sự giúp đỡ về vệ sinh cơ thể nhiều hơn là các em nam khi xuất tinh lần đầu. Trong số nữ có chia sẻ với người khác về hiện tượng dậy thì của mình, 92,6% tâm sự với gia đình và người thân, chủ yếu nói với cha mẹ, trong khi đó nam thích nói chuyện với bạn bè hơn (72%). Tuy nhiên ở nam thanh thiếu niên càng trẻ tuổi, xu hướng tâm sự với gia đình càng cao (42% nam thành thò 14-17 giảm còn 31,1% ở nhóm 18-21 và tới 13,3% trong nhóm 22-25). Hiện tượng này cũng thấy ở nam nông thôn với tỷ lệ tương ứng với các nhóm tuổi là 42%, 14,2%, và 13,4% nói chuyện về dậy thì với gia đình. Khi so sánh việc tâm sự về hiện tượng dậy thì ở nữ, có thể thấy một điều đáng khích lệ là tỷ lệ nhóm nữ 14-17 tuổi tâm sự nhiều hơn so với nhóm tuổi 18-21 và 22-25 khi họ trải qua giai đoạn dậy thì (92%, 89%, 85% ở khu vực thành thò; 86%, 74%, 69% ở khu vực nông thôn tương ứng với 3 nhóm tuổi tăng dần), điều này cho thấy sự BIỂU ĐỒ 23 Các nguồn thông tin Tỷ lệ % 53 Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam nhận thức cởi mở hơn trước khi nói về những vấn đề đã từng được coi là thầm kín và dấu diếm. Nhìn chung, 75,9% thanh thiếu niên cho biết họ có nghe các chủ đề nói trên từ bạn bè, nhóm 22- 25 tuổi là 85,1% tiếp đến là 82,2% ở nhóm 18-21 tuổi và 66,6% ở nhóm 14-17 tuổi. Điều này cũng dễ hiểu vì chủ đề sức khỏe sinh sản thường dễ nói ở lứa tuổi lớn. 5.4. Tiếp cận với thông tin đại chúng Thông tin đại chúng không chỉ là một phương tiện giải trí mà còn là một nguồn cung cấp thông tin hữu ích, và cuộc điều tra này đã tập trung tìm hiểu khía cạnh thứ hai đó. Như đã phân tích ở phần trên, thông tin đại chúng là nguồn cung cấp thông tin về sức khỏe sinh sản phổ biến nhất đối với tất cả các nhóm thanh thiếu niên. Trong SAVY thanh thiếu niên được hỏi về việc tiếp cận các nguồn thông tin (tivi, radio/đài, sách, báo/tạp chí và Internet), được tính thang điểm từ 1-4, với điểm tối đa là 4 nghóa là đã tiếp cận tất cả nguồn được liệt kê. Điểm trung bình chung là 3,1. Thanh thiếu niên được hỏi về tần suất xem tivi, nghe đài và đọc báo. Kết quả cho thấy tivi vẫn là nguồn thông tin quan trọng nhất. z Tivi: 86,5% thanh thiếu niên xem ít nhất 2 lần một tuần, có 50% xem hàng ngày. z Đài: 52% nghe đài ít nhất 2 lần một tuần. z Báo, tạp chí: 45% đọc ít nhất 2 lần một tuần. z Internet: 17,3% đã từng sử dụng; khác biệt đáng kể giữa thành thò và nông thôn (50,2% và 12,8%). Ở khu vực thành thò, việc sử dụng tivi, sách báo và Internet nhiều hơn hẳn so với nông thôn tuy nhiên nghe đài thì theo chiều ngược lại (Biểu đồ 25). Điều này có thể giải thích do điều kiện kinh tế, Internet là tốn kém nhất, sách báo, tạp chí phải mua từng số và tivi thì không phải nhà nào ở nông thôn cũng có. Đây là chỉ báo rất tốt cho việc nên tập trung vào nguồn thông tin nào hay đối tượng nào cho hiệu quả khi thiết kế các chương trình truyền thông trong tương lai. Tuy chỉ có 73% thanh thiếu niên nông thôn gia đình có tivi, nhưng 85% cho biết xem tivi thường xuyên, có thể là xem ở nhà hàng xóm, bạn bè hoặc quán xá làm cho việc xem tivi trở nên một sinh hoạt giao lưu. Chương trình tivi yêu thích bao gồm: phim BIỂU ĐỒ 25 Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng BIỂU ĐỒ 24 Kể với người khác về hiện tượng dậy thì (phân theo tuổi, giới, thành thò và nông thôn) Tỷ lệ % Tỷ lệ % 54 Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam truyện, kể cả phim truyền hình (29,4%), thời sự (23,9%) và âm nhạc (23,2%). Chương trình radio yêu thích nhất là âm nhạc (40%), kể chuyện (22,2%) và thời sự (10,5%). Báo được yêu thích nhất là các báo Thể thao (11,9%), các báo Phụ nữ (11,3%), báo Hoa học trò phổ biến hơn đối với nữ (10,3%). Khi trưởng thành hơn, thanh thiếu niên thường có xu hướng xem, nghe, đọc các nội dung mang tính thông tin nhiều hơn giải trí đơn thuần. Xu hướng của nam thích xem báo Công an và chương trình thời sự trên tivi, xu hướng của nữ là chuyển từ báo Hoa học trò sang báo Phụ nữ. Internet Thanh thiếu niên phần lớn đều biết Internet là một nguồn thông tin và giải trí: 90,3% thanh thiếu niên ở thành thò và 65,6% ở nông thôn đã nghe nói về Internet, tuy nhiên tỷ lệ đã sử dụng còn thấp. Chỉ có 17,3% trên tổng số đã từng dùng Internet, trong đó thanh thiếu niên nông thôn sử dụng ít hơn thanh thiếu niên thành thò tới 4 lần (12,8% và 50,2%). Thanh thiếu niên sử dụng Internet làm phương tiện giải trí nhiều hơn để tìm kiếm thông tin. Phần đông (68,7%) có sử dụng Internet để tán gẫu và 61,4% sử dụng máy tính/Internet để chơi games. 5.5. Nhận thức và kiến thức về sức khỏe sinh sản Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) Thanh thiếu niên được hỏi về 9 bệnh lây truyền qua đường tình dục ngoài HIV mà họ đã nghe nói. Khi nêu đúng một tên bệnh, được tính 1 điểm. Nhìn chung điểm trung bình của mỗi thanh thiếu niên là 3. Mức độ nhận thức về các bệnh: nam thành thò 22-25 tuổi 4,7 điểm, nam nông thôn 14-17 tuổi 2,5 điểm, nhóm thanh thiếu niên các dân tộc thiểu số 2,1 điểm. Nhận thức về các bệnh lây qua đường tình dục có vẻ thấp hơn nhận thức về các chủ đề sức khỏe sinh sản, bao gồm HIV. Nhận thức giữa hai nhóm có gia đình và còn độc thân tương tự nhau. Biểu đồ 28 cho thấy tỷ lệ thanh thiếu niên đã từng nghe nói đến bệnh viêm gan B cao nhất 72,2%. Có sự khác biệt khá rõ giữa các nhóm, trong đó nhóm nam nữ thành thò cao hơn cả (81%). Một tỷ lệ khá cao đã nghe nói về giang mai và lậu (61,9% và 62,8%). 24,5% đã nghe nói về trùng roi, trong đó thanh thiếu niên nông thôn được nghe nói nhiều hơn thành thò, mụn rộp (herpes) (20,4%) và sùi mào gà/u nhú/mồng gà (21,8%). Chỉ có 7,2% nghe nói về chlamydia. Có sự liên hệ rõ ràng giữa kiến thức về chlamydia ở các nhóm tuổi, càng lớn tuổi, thanh thiếu niên càng hiểu biết về bệnh này nhiều hơn. Có sự khác biệt về nhận thức giữa các nhóm về lậu và giang mai. Nhóm nam thanh niên thành thò 22-25 tuổi nhận thức về giang mai (87%) và lậu (91%) cao hơn các nhóm khác. Sự khác nhau về BIỂU ĐỒ 27 Sửû dụng Internet BIỂU ĐỒ 26 Sở thích đọc báo của nữ theo nhóm tuổi Tỷ lệ % Tuổi 55 Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam nhận thức 2 bệnh này chênh lệch 20% giữa nhóm thành thò và nông thôn (Biểu đồ 29). Chỉ có 0,3% thanh thiếu niên cho biết đã từng mắc STI, tuy nhiên tỷ lệ này ở nhóm đã lập gia đình là 0,5% và nhóm còn độc thân có quan hệ tình dục là 0,2%. Tỷ lệ này là nhỏ, và trong số những người đã mắc, phần lớn đi chữa trò tại các cơ sở y tế công, một số nhỏ tới phòng khám tư, một số tự mua thuốc chữa và một vài người nói là không điều trò gì. Hiểu biết về chu kỳ kinh nguyệt Thanh thiếu niên còn thiếu kiến thức về thời điểm dễ thụ thai trong chu kỳ kinh nguyệt, chỉ có 27,8% trả lời đúng trong đó nữ hiểu biết cao hơn nam (33,3% so với 21,1%). Đáng ngạc nhiên là mức độ kiến thức của nhóm đã lập gia đình và chưa có gia đình ngang nhau. Phát hiện này cũng đáng lưu tâm vì thanh thiếu niên sẽ khó có thể chủ động về vấn đề thai nghén của họ và có quyết đònh về các hành vi tình dục của mình cũng như ý thức được các hậu quả có thể xảy ra. Mặc dù thanh thiếu niên biết về các biện pháp tránh thai, nếu họ không biết thời điểm thích hợp nhất để sử dụng các biện pháp này thì hiệu quả cũng bò giảm sút. Nữ thanh niên cũng cần biết về sự rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và cần có biện pháp dự phòng vào bất kỳ lúc nào. Rõ ràng là thông tin về thời điểm có thể thụ thai đã không được truyền thông đầy đủ. Cũng có thể là thanh thiếu niên chưa hiểu rõ hoặc nhầm lẫn các khía cạnh khác của vấn đề sức khỏe sinh sản. Điều này cho thấy cần làm cho công tác truyền BIỂU ĐỒ 29 Nghe nói về lậu, giang mai Biểu đồ 28 Nghe nói về bệnh lây truyền qua đường tình dục Tỷ lệ %Tỷ lệ % 56 Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam thông về sức khỏe sinh sản đi vào các nội dung cụ thể, truyền thông có chiều sâu, trao đổi trực tiếp cá nhân với cá nhân, giáo dục kỹ lưỡng chứ không đơn thuần chỉ là những thông điệp truyền thông chung chung cho tất cả mọi người. Nhận thức và sử dụng các biện pháp tránh thai Thanh thiếu niên được hỏi về các biện pháp tránh thai, xem họ đã được nghe nói hay đã sử dụng biện pháp nào. Hầu hết thanh thiếu niên (97%) đều biết ít nhất một biện pháp và trung bình thanh thiếu niên biết đến 5,6/10 biện pháp. Nhóm 22-25 tuổi có mức độ nhận thức cao hơn về các biện pháp tránh thai so với các nhóm trẻ tuổi hơn, tương tự mức độ nhận thức của nhóm thành thò là 7,3% ở nam và 7% ở nữ so với nhóm nông thôn là 6,4% ở nam và 6,9% ở nữ. Chỉ có 14% thanh thiếu niên được hỏi đã từng sử dụng biện pháp tránh thai, trong đó nhóm đã lập gia đình có tới 71,6% sử dụng so với 3,8% ở nhóm chưa lập gia đình. Lần quan hệ tình dục đầu tiên có sử dụng là 59,4% ở nhóm có gia đình và 2,1% ở nhóm chưa lập gia đình. Cũng cần lưu ý rằng tỷ lệ có quan hệ tình dục ở nhóm chưa lập gia đình nói chung chỉ là 4,9%. Tính riêng trong số đã có quan hệ tình dục, 88% thanh thiếu niên đã lập gia đình có sử dụng biện pháp tránh thai trong lần quan hệ đầu tiên so với 51% thanh thiếu niên chưa lập gia đình có sử dụng một biện pháp nào đó. Biện pháp tránh thai thường xuyên sử dụng nhất ở nhóm đã có gia đình là bao cao su (41,9%) và viên tránh thai (30,4%). Nhóm chưa lập gia đình chủ yếu sử dụng bao cao su (79,9%), chỉ có 6,1% dùng thuốc viên tránh thai. Có lẽ do nữ chưa lập gia đình khó tiếp cận thuốc viên tránh thai, do các thông điệp tuyên truyền về tình dục an toàn và HIV khiến cho thanh thiếu niên lựa chọn bao cao su để bảo vệ kép khỏi lây bệnh và tránh thai, ngoài ra một bộ phận thanh thiếu niên quan hệ tình dục lần đầu tiên với người mại dâm nên sẵn sàng sử dụng bao cao su hơn. Điều tra cũng hỏi xem trong lần quan hệ tình dục gần đây nhất, thanh thiếu niên có sử dụng biện pháp tránh thai nào không. Có 52,5% trong số đã lập gia đình và 66,8% số chưa lập gia đình trả lời có. Tỷ lệ này cũng cao tương tự với lần quan hệ tình dục đầu tiên ở thanh thiếu niên đã có quan hệ tình dục. Lý do không sử dụng bao cao su trong lần quan hệ tình dục đầu tiên khác nhau phụ thuộc vào việc thanh niên đã lập gia đình hay chưa vào thời điểm đó. Phần đông thanh thiếu niên đã lập gia đình nói họ không muốn dùng bao cao su trong khi lý do thường thấy ở nhóm chưa lập gia đình là do họ BIỂU ĐỒ 30 Hiểu biết về thời điểm có thai và chu kỳ kinh nguyệt Tỷ lệ % 57 không đònh quan hệ tình dục vào thời điểm đó. Một tỷ lệ nhỏ hơn không biết cách sử dụng bao cao su và/hoặc bạn tình không muốn dùng. Tỷ lệ trả lời “lý do khác” là khá cao (30%) có thể là do câu hỏi có quá ít phương án trả lời để thanh thiếu niên có thể chọn, hoặc có thể do các quan niệm xã hội dẫn đến không muốn sử dụng. Sử dụng bao cao su 70% thanh thiếu niên được hỏi đều nói dùng bao cao su làm giảm khoái cảm. Như đã phân tích ở trên, đa số chưa dùng bao cao su. Cũng cần tìm hiểu thêm thanh thiếu niên lấy được thông tin này từ đâu, vì sao họ cho rằng nó làm giảm khoái cảm và làm thế nào để thông điệp truyền thông về bao cao su mang tính thuyết phục hơn, và bớt đi tính kỳ thò, đònh kiến. Có đến 98,5% biết rằng dùng bao cao su có thể phòng tránh thai, phòng HIV và bệnh lây qua đường tình dục. Vấn đề giá cả không được đề cập đến, chỉ có 25% cho rằng bao cao su rất đắt. Điều tra này đã cung cấp một cái nhìn rõ nét hơn về cách thanh thiếu niên trao đổi, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm của họ về các vấn đề sức khỏe sinh sản và tình dục, về nguồn thông tin chính mà họ tiếp cận, cũng như nhận thức về các vấn đề, nguồn thông tin và chương trình họ ưa thích. Những thông tin này sẽ góp phần vào việc thiết kế các chương trình trong tương lai nhằm tăng cường kiến thức và nâng cao kỹ năng cho thanh thiếu niên trong lónh vực sức khỏe sinh sản. Cần phân tích sâu các số liệu về nguồn thông tin cho thanh thiếu niên theo tuổi, giới và vùng đòa lý để thiết kế các chương trình sao cho phù hợp, hiệu quả nhất với từng nhóm đối tượng. Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam . 51 Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam Chương 5 Nhận thức, kiến thức và nguồn thông tin về sức khỏe sinh sản Thanh thiếu niên. % 52 Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam tộc thiểu số (2,6) và cao nhất là nữ thanh niên thành thò 22- 25 tuổi (3 ,5) . Biểu đồ