Luận án với mục tiêu đánh giá tác dụng kháng ung thư của virus vaccine sởi phối hợp với Nimotuzumab in vitro. Đánh giá tác dụng kháng ung thư của virus vaccine sởi phối hợp với Nimotuzumab trên mô hình chuột thiếu hụt miễn dịch mang khối ung thư đầu cổ (in vivo).
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHỊNG HỌC VIỆN QN Y NGƠ THU HẰNG NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG KHÁNG UNG THƯ ĐẦU CỔ CỦA VIRUS VACCINE SỞI PHỐI HỢP VỚI NIMOTUZUMAB TRÊN THỰC NGHIỆM Chun ngành : Khoa học y sinh Mã số : 9720101 TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI 2020 CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI HỌC VIỆN QN Y Hướng dẫn khoa học: GS. TS. NGUYỄN LĨNH TỒN PGS.TS. HỒ ANH SƠN Phản biện 1: GS. TS. VĂN ĐÌNH HOA Phản biện 2: PGS. TS. TRỊNH TUẤN DŨNG Phản biện 3: PGS. TS. PHẠM TUẤN CẢNH Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Học viện Qn y vào hồi giờ ngày tháng năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Học viện Qn y ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh ung thư là một vấn đề sức khỏe lớn, ngày càng được quan tâm ở tất cả các nước trên thế giới. Ung thư đầu cổ (UTĐC) là khối u ác tính phát triển trong khu vực này của cơ thể, 90% UTĐC có mơ bệnh học là ung thư biểu mơ tế bào vảy. Trên thế giới, UTĐC đứng hàng thứ 7 với 4,8% tổng số các ca ung thư mới chẩn đốn. Trị liệu bằng virus ly giải tế bào (Oncolytic virus – OLV) dựa trên cơ chế chính là các OLV có khả năng xâm nhập và nhân lên đặc hiệu trong các tế bào ung thư của khối u gây ly giải tế bào, kích thích các tế bào ung thư chết theo chương trình, kích thích đáp ứng miễn dịch chống ung thư Nimotuzumab là kháng thể đơn dịng hướng đích là thụ thể tăng trưởng biểu bì (EGFR) có tác dụng chống tăng sinh mạch, kìm hãm tăng sinh tế bào, cảm ứng tế bào chết theo chương trình (apoptosis), làm tế bào tăng nhạy cảm với xạ trị và hóa trị liệu Chúng tơi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tác dụng kháng ung thư đầu cổ của virus vaccine sởi phối hợp với Nimotuzumab trên thực nghiệm” nhằm 2 mục tiêu: Đánh giá tác dụng kháng ung thư của virus vaccine sởi phối hợp với Nimotuzumab in vitro Đánh giá tác dụng kháng ung thư của virus vaccine sởi phối hợp với Nimotuzumab trên mơ hình chuột thiếu hụt miễn dịch mang khối ung thư đầu cổ (in vivo) Tính cấp thiết: Nghiên cứu tác dụng kháng UTĐC người của virus vaccine sởi (MeV) phối hợp Nimotuzumab cả in vitro và trên mơ hình cấy ghép trên chuột thiếu hụt miễn dịch, làm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo về cơ chế tác dụng phối hợp MeV và Nimotuzumab kháng u, tiến tới thử nghiệm lâm sàng sử dụng phối hợp MeV Nimotuzumab điều trị bệnh nhân ung thư nói chung và UTĐC nói riêng. Đóng góp mới của luận án: Luận án là nghiên cứu đầu tiên đánh giá tác dụng kháng ung thư đầu cổ người dòng tế bào Hep2 phối hợp MeV và Nimotuzumab in vitro mơ hình cấy ghép chuột thiếu hụt miễn dịch. Từ đó làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo tiến tới các thử nghiệm lâm sàng điều trị ung thư Bố cục luận án: Luận án có 150 trang, bao gồm: Đặt vấn đề (2 trang), Chương 1: Tổng quan (36 trang), Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (27 trang), Chương 3: Kết quả (47 trang), Chương 4: Bàn luận (35 trang), Kết luận (2 trang), Kiến nghị (1 trang) Luận án có 175 tài liệu tham khảo (tiếng Anh: 171) CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đại cương về ung thư đầu cổ Ung thư đầu cổ (UTĐC) là những khối u ác tính phát sinh trong vùng đầu cổ như: ung thư khoang miệng, mũi, xoang cạnh mũi, lưỡi, họng, tuyến nước bọt và thanh quản. Tỉ lệ mắc UTĐC ngày càng gia tăng cả ở Việt Nam và trên một số khu vực thế giới. Đây là một bệnh ác tính có tiên lượng xấu, nguy hiểm và có nhiều biến chứng lớn. Các yếu tố nguy cơ chính liên quan đến UTĐC bao gồm sử dụng thuốc lá, uống rượu, nhiễm HPV đối với ung thư họng miệng, nhiễm EBV đối với ung thư vịm họng. Các gen gây ung thư trong HNSCC thường liên quan đến 4 con đường chức năng chính: tăng sinh tế bào, sự biệt hóa biểu mơ vảy, sự tồn tại của tế bào và xâm lấn/di căn 1.2. Liệu pháp hướng đích thụ thể yếu tố phát triển biểu bì 1.2.1. Vai trị của EGFR trong ung thư biểu mơ vảy đầu cổ Thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (Epidermal growth factor receptor EGFR) có trọng lượng phân tử 170 kiloDaltons (kDa) Khi yếu tố tăng trưởng biểu mơ (EGF) liên kết vào thụ thể (EGFR), hai phân tử EGFR kết hợp với nhau (dimer hóa) từ đó tự phosphoryl hóa vùng tyrosine kinase gây hoạt hố các tyrosin đặc hiệu và các protein tín hiệu nội bào phụ thuộc thụ thể EGFR gây phiên mã các gen đích thúc đẩy q trình tăng sinh tế bào, sống sót (ức chế chết tế bào theo chương trình apoptosis), xâm lấn và di căn tế bào EGFR đặc biệt quan trọng trong bệnh sinh của ung thư biểu mơ tế bào vảy đầu cổ (HNSCC). Sự biểu hiện của EGFR gặp 92% trong các khối HNSCC. Hơn nữa, sự biểu hiện của EGFR tăng cao trong các khối u trong giai đoạn tiến triển hoặc trong các khối u kém biệt hóa 1.2.2. Nimotuzumab trong điều trị ung thư đầu cổ Nimotuzumab là một kháng thể đơn dịng có khả năng gắn kết đặc hiệu với EGFR, ngăn chặn kích hoạt thụ thể. Nó nhận ra miền ngoại bào của EGFR và cạnh tranh vị trí gắn của yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF), ngăn ngừa EGF liên kết và kích hoạt EGFR tiếp theo, ức chế hoạt tính của tyrosin kinase, do đó ức chế sự tăng trưởng của các tế bào khối u. Ngồi ra để đáp ứng với EGFR bị phong tỏa bởi Nimotuzumab, các tế bào khối u giảm khả năng tiết ra các yếu tố tăng sinh mạch máu, như yếu tố tăng trưởng nội mơ mạch máu (VEGF), dẫn đến giảm sự hình thành mạch máu và tăng số lượng tế bào apotosis. Nimotuzumab (Cimaher) được chứng minh có hiệu quả trong điều trị HNSCC tiến triển khơng phẫu thuật được. Nimotuzumab được chứng minh là an tồn và ít biến chứng nặng 1.3. Virus vaccine Sởi (MeV) trong liệu pháp virus điều trị ung thư 1.3.1. Virus sởi Virus sởi là virus có đường kính khoảng 100300 nm, với một lõi RNA sợi đơn (), thuộc chi Morbillivirus họ Paramyxoviruses, bao quanh capsid xoắn Các glycoprotein vỏ bọc MeV protein hemagglutinin (H) và fusion (F) làm trung gian cho sự gắn và sự hòa hợp của virus với tế bào Trong liệu pháp OLV nay, sử dụng chủng vaccine MeV thuộc các dịng Edmonston bao gồm một số chủng biến đổi thích nghi trong thí nghiệm, liên quan chặt chẽ nguồn gốc từ một chủng lâm sàng lấy từ họng em bé có tên David Edmonston (năm 1954) cấy truyền tế bào khác nhau, tạo ra chủng MeV giảm độc lực hơn và không gây bệnh 1.3.2. Thụ thể của MeV MeV sử dụng ba thụ cảm thể là CD46, CD150 và nectin4 để xâm nhập vào tế bào đích, trong đó quan trọng nhất là thụ thể CD46. CD46 là một glycoprotein xun màng type 1 biểu hiện phổ biến tất cả các tế bào có nhân. Thụ thể CD46 được tìm thấy biểu hiện mức cao các tế bào ung thư Ở các tế bào bình thường có biểu CD46 thấp, MeV có khả năng lây nhiễm nhưng sự hình thành hợp bào là khơng đáng kể. Ở các tế bào ung thư có biểu hiện thụ thể CD46 cao, nhiễm MeV dẫn đến phản ứng hợp bào mạnh mẽ: MeV gắn với thụ thể xâm nhập vào tế bào, tăng sinh trong tế bào, hình thành hợp bào và tiêu diệt tế bào qua trung gian CD46 tăng lên rõ rệt. 1.3.3. Tính an tồn của vaccine sởi giảm độc lực MeV đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của một OLV lý tưởng phải có được tính lựa chọn các khối u cao, khơng gây bệnh cho các mơ lành cơ thể, ổn định về mặt di truyền và khơng có nguy cơ gây bệnh cho cộng đồng 1.3.4. Các cơ chế gây ly giải tế bào ung thư 1.3.4.1. MeV trực tiếp giết chết tế bào u qua hình thành hợp bào Sự hợp nhất giữa tế bào nhiễm virus và tế bào bình thường lân cận tạo thành hợp bào. Một tế bào bị nhiễm virus có thể hợp nhất 50100 tế bào lân cận với nhau tạo thành một hợp bào. Đây là một cơ chế lây lan virus mà khơng cần giải phóng các hạt virus trưởng thành ra khỏi tế bào. Q trình hợp nhất tế bào làm cho virus giảm tiếp xúc với kháng thể trung hịa của cơ thể vật chủ, virus tránh được sự kiểm sốt của hệ miễn dịch. 1.3.4.2. Ly giải tế bào u qua trung gian kích thích miễn dịch đặc hiệu kháng u MeV tạo ra 2 loại tín hiệu nguy hiểm là tín hiệu nguy hiểm nội sinh (DAMP), các tín hiệu nguy hiểm ngoại sinh (PAMP), chúng kích hoạt đáp ứng miễn dịch đặc hiệu góp phần quan trọng ly giải tế bào u như: sản xuất IFN, các cytokine, hoạt hóa tế bào NK, đại thực bào, tế bào DC, tế bào lympho T. 1.4. Sử dụng phối hợp virus vaccine sởi và kháng thể đơn dịng Nimotuzumab trong điều trị ung thư Có 2 thử nghiệm sử dụng MeV có khả năng nhắm mục tiêu là EGFR để xâm nhập và ly giải tế bào ung thư nguyên bào thần kinh thử nghiệm với đối tượng tế bào HNSCC Cả thử nghiệm đều cho thấy khả năng ức chế và gây chết tế bào ung thư MeV nhắm mục tiêu EGFR in vitro in vivo. Nimotuzumab là kháng thể đơn dòng ức chế EGFR đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị HNSCC Từ những cơ sở trên, chúng tiến hành phối hợp MeV với kháng thể đơn dịng Nimotuzumab nhằm mục đích cộng hợp tác dụng điều trị ung thư theo cơ chế của hai liệu pháp trên để có thể đem lại hiệu quả tốt trong điều trị HNSCC in vitro và in vivo CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 2.1.1. Động vật: Chuột nhắt thiếu hụt miễn dịch chủng BALB/c, 6 8 tuần tuổi, trọng lượng từ 1822g, đủ tiêu chuẩn thí nghiệm 2.1.2. Vaccine sởi (MeV): virus vaccine sởi chủng Edmonton 2.1.3. Các dịng tế bào: Tế bào ung thư biểu mơ vảy đầu cổ người dịng Hep2, tế bào thận khỉ (tế bào Vero) 2.1.4. Kháng thể đơn dịng Nimotuzumab:chế phẩm CIMAher 2.1.5. Trang thiết bị sử dụng cho nghiên cứu 2.1.5.1. Thiết bị sử dụng: Thước kẹp NSK 150mm, cân điện tử TE3102S Sartorius, phịng sạch ni chuột, phịng ni cấy tế bào, máy li tâm, máy đo mật độ quang, máy realtime PCR, máy flow cytometry, pipet các kích cỡ khác 2.1.5.2. Các dụng cụ thí nghiệm tiêu hao: Phiến 6, 96 giếng, đầu cơn, các đĩa ni cấy, lọc vi khuẩn, ống falcon, eppendorf 2.1.5.3. Hóa chất: Môi trường nuôi cấy tế bào M199, EMEM, bộ kít làm thử nghiệm MTT, Annexin V/PI Fluorescein isothiocyanate; bộ kít tách RNA, chuyển cDNA, primers, master Mix, cồn 70, 900 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp thực nghiệm, tiến cứu, chọn thời điểm so sánh đánh giá trước, trong và sau điều trị. 2.2.1. Đánh giá khả năng ức chế tế bào và chết theo chương trình của virus vaccine sởi phối hợp Nimotuzumab trên dịng tế bào ung thư đầu cổ người Hep2 2.2.1.1. Các chỉ tiêu đánh giá Xác định nồng độ virus phương pháp chuẩn độ CCID50 Đánh giá khả năng ức chế tế bào Hep2 bằng thử nghiệm MTT Đánh giá tỉ lệ tế bào chết theo chương trình và hoại tử bằng phương pháp flow cytometry 13 3.1.5 Đánh giá tỷ lệ tế bào chết theo chương trình (chết apoptosis) 3.1.5.1. Hình thái tế bào chết apoptosis dưới kính hiển vi thường Hình 3.11. Hình thái tế bào chết apoptosis dưới kính hiển vi thường: 24 giờ sau điều trị bằng virus đã thấy tế bào có xu hướng co nhỏ lại. 48, 72 giờ, tế bào Hep2 có những hình ảnh nhiễm virus rõ: co trịn lại, tế bào hịa màng tạo thành những hợp bào. 96 giờ tế bào bong ra, có nhiều tế bào hoại tử và nổi trên bề mặt mơi trường ni cấy. 3.1.5.2. Đánh giá tế bào chết apoptosis và hoại tử bằng phương pháp flow cytometry Hình 3.12. Ở cả 3 thời điểm 48, 72 và 96 giờ, tỷ lệ tế bào chết nhóm chứng thấp hơn 3 nhóm điều trị, tỷ lệ tế bào chết ở nhóm phối hợp MeV+Nimotuzumab cao hơn nhóm điều trị đơn. (p nhóm phối hợp nhóm chứng: p