1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lồng ghép giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh qua một số chủ đề bài học ở môn công nghệ 10

28 246 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP GIÁO DỤC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO HỌC SINH QUA MỘT SỐ CHỦ ĐỀ BÀI HỌC Ở MÔN CÔNG NGHỆ 10 Người thực hiện: Trịnh Thị Vân Anh Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Công nghệ THANH HÓA NĂM 2020 MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 1 1.3 Đối tượng nghiên cứu 1 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 1.4.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận .2 1.4.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2 2 NỘI DUNG 2 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm .2 2.1.1 Tổng quan nghiên cứu .2 2.1.2 Một số khái niệm về vệ sinh ATTP 3 2.2 Cơ sở thực tiễn 3 2.2.1 Thực trạng vấn đề vệ sinh ATTP 3 2.2.2 Thực trạng giảng dạy giáo dục vệ sinh ATTP ở môn Công nghệ 10 ở các trường THPT hiện nay 4 2.2.2.1 Thực trạng giáo viên .4 2.2.2.2 Thực trạng học sinh 4 2.2.3 Giải pháp khắc phục 5 2.3 Nội dung giáo dục vệ sinh ATTP cho học sinh thông qua một số chủ đề bài dạy ở môn Công nghệ 10 5 2.3.1 Yêu cầu nội dung .5 2.3.2 Phương pháp giáo dục 5 2.3.3 Nội dung đã thực hiện để giáo dục vệ sinh ATTP cho học sinh thông qua một số chủ đề dạy học ở môn Công nghệ 10 6 2.4 Một số lưu ý và khái niệm rút ra từ quá trình giảng dạy 13 2.5 Kết quả thực nghiệm 14 2.5.1 Kết quả định lượng 15 2.5.2 Kết quả định tính 15 2.5.3 Kết luận chung về thực nghiệm .16 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16 3.1 Kết luận .16 3.2 Kiến nghị .16 1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng không thể thiếu trong cuộc sống của con người Tuy nhiên, hiện nay con người đang phải đối mặt với “ma trận” thực phẩm bẩn, không đảm bảo vệ sinh về chất lượng, về độ an toàn trong sản xuất, bảo quản, chế biến An toàn thực phẩm đang trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội khi ngày càng có nhiều người mắc các bệnh do ăn phải thực phẩm bẩn, kém chất lượng Trước thực trạng về thực phẩm bẩn, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia ATTP giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030 [4] Tuy nhiên, hiện nay nhận thức của học sinh về bảo vệ ATTP còn hạn chế, một trong những nguyên nhân do việc giáo dục vệ sinh ATTP ở nhà trường ít được quan tâm, dạy đơn lẻ, thiếu đồng bộ, không thường xuyên nên hiệu quả giáo dục chưa cao Là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Công nghệ 10, với những kiến thức liên quan nhiều đến vấn đề vệ sinh ATTP như: Trồng trọt, phân bón, sâu bệnh, thuốc hóa học BVTV, chăn nuôi, thủy sản, bảo quản, chế biến Do đó, nếu biết tích hợp nội dung về an toàn thực phẩm vào dạy học một cách hợp lý thì có thể giáo dục các em trong việc bảo vệ ATTP cho bản thân và gia đình, xem đây là biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất Từ những thực tế trên, cùng với việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đối mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; thực hiện Công văn 4612/BGDĐT về dạy học phát triển phẩm chất và năng lực học sinh Tôi nhận thấy việc tích hợp giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm vào giảng dạy sẽ mang lại hiệu quả cao, phù họp với đối tượng học sinh, gây được sự hứng thú học tập cho các em Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã tiến hành dạy học: “Lồng ghép giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh qua một số chủ đề bài học ở môn công nghệ 10”, hiệu quả mang lại là rất khả quan cả về nhận thức và hành động trong nâng cao ý thức bảo vệ vệ sinh ATTP 1.2 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về dạy học, về mất vệ sinh ATTP đề xuất phương pháp dạy học tích hợp ở môn Công nghệ 10 nhằm giáo dục cho các em có kỹ năng, thói quen, ý thức đảm bảo vệ sinh ATTP cho bản thân và gia đình 1.3 Đối tượng nghiên cứu Các nội dung giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh thông qua dạy học ở môn Công nghệ 10 Đối tượng là học sinh khối 10 Hệ thống hóa các vấn đề về vệ sinh ATTP 1 Đánh giá thực trạng dạy học, thực trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm Đề xuất biện pháp giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh thông qua một số chủ đề bài học ở môn Công nghệ 10 Cung cấp những kiến thức về vệ sinh ATTP… gần gũi với thực tiễn địa phương Tạo không khí học tập tích cực, phát huy tính tự giác, sáng tạo của học sinh, nâng cao hiệu quả lĩnh hội tri thức thông qua các hoạt động dạy học Góp phần giáo dục ý thức vệ sinh ATTP cho học sinh Từ đây, chính các em sẽ tuyên truyền cho người thân, gia đình và địa phương cùng chung tay đảm bảo vệ sinh ATTP 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.4.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, hệ thống, khái quát hóa các tài liệu lý luận và văn bản về môi trường, ATTP Nghiên cứu về cấu trúc, nội dung chương trình Công nghệ 10, kiến thức về phân bón, sâu bệnh, thuốc BVTV, bảo quản chế biến sản phẩm và các nội dung liên quan đến ATTP 1.4.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra, quan sát thực tiễn: Để thu thập các thông tin, số liệu, mô hình, mẩu chuyện, trò chơi về an toàn vệ sinh thực phẩm để sử dụng vào quá trình giảng dạy Phương pháp chuyên gia, tổng kết kinh nghiệm: Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp, tổng kết kinh nghiệm tham khảo làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm dạy học tại các lớp để đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu Phương pháp trò chuyện, vấn sâu: Gặp gỡ, trò chuyện với người dân, học sinh từ đó nắm bắt các thông tin có liên quan phục vụ cho đề tài 2 NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.1.1 Tổng quan nghiên cứu An toàn thực phẩm đang là vấn đề cấp bách của toàn xã hội khi mà tình hình mất vệ sinh ATTP ngày càng nặng nề và nghiêm trọng Với thực trạng nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng cao của con người thì vấn đề đảm bảo vệ sinh ATTP hiện nay càng trở nên báo động hơn bao giờ hết Ở Việt Nam, tình hình ATTP trong cả nước, nhất là khu vực đô thị, đang tạo nhiều lo lắng cho người dân Sức khỏe là vốn quý của mỗi con người và của toàn xã hội, do đó vấn đề 2 ATTP ngày càng trở nên nóng bỏng và được cộng đồng hết sức quan tâm Trước thực trạng trên, thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ và căn cứ thực tế công tác bảo đảm ATTP trong thời gian qua và dự báo diễn biến tình hình năm 2018, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh ATTP vừa ban hành Kế hoạch số 225/K.H-ATTP ngày 13/03/2018 triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2018 (gọi tắt là “Tháng hành động”)[4] Tuy nhiên, tại một số địa phương, tình trạng vi phạm pháp luật về ATTP còn khá phổ biến; sử dụng chất cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm vẫn diễn ra ở nhiều nơi; một lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không bảo đảm an toàn vẫn lưu thông trên thị trường; điều kiện chăn nuôi, cơ sở giết mổ còn nhiều yếu kém; tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm diễn ra khá nghiêm trọng; yếu tố môi trường tự nhiên, sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa được quan tâm đúng mức Từ thực tế báo động về tình hình mất vệ sinh ATTP như hiện nay gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân Trong khi môn Công nghệ 10 ít được quan tâm đổi mới và ít giáo dục vệ sinh ATTP thông qua dạy học về thực trạng mất vệ sinh ATTP cho học sinh tham gia Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài theo hướng trên là rất cần thiết 2.1.2 Một số khái niệm về vệ sinh ATTP Thực phẩm: Là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến; bao gồm cả đồ uống, nhai ngậm và các chất đã được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm[4] Vệ sinh thực phẩm: Là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm[4] An toàn thực phẩm: Là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng khi nó được chuẩn bị hoặc ăn theo mục đích sử dụng[4] Định nghĩa vệ sinh ATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khoẻ, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người[4] 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Thực trạng vấn đề vệ sinh ATTP Hiện nay thực phẩm bẩn đang tràn lan trên thị trường, không đảm bảo về chất lượng, không rõ nguồn gốc, cộng với nhịp sống hối hả hiện nay, khiến người tiêu dùng khó để nhận biết và lựa chọn được đâu là thực phẩm sạch đâu là thực phẩm bẩn 3 Theo báo cáo của cơ quan Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP cho biết tính đến hết tháng 10/2019, toàn quốc ghi nhận 73 vụ ngộ độc thực phẩm với 1.950 người mắc, 1.874 người đi viện và 8 trường hợp tử vong Các bộ ngành, địa phương đã thành lập 21.811 đoàn thanh tra, kiểm tra tại 427.842 cơ sở, phát hiện trên 65.000 cơ sở vi phạm, xử phạt gần 12.000 cơ sở với tổng số tiền 43 tỷ đồng Ngoài ra, các đoàn thanh tra, kiểm tra đình chỉ lưu hành 169 sản phẩm, tiêu huỷ sản phẩm của gần 3.000 cơ sở[4] Bởi lẽ, ngày càng có nhiều người lạm dụng chất cấm, hóa chất, chất phụ gia trong sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, bảo quản, chế biến nông thủy sản Dùng nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi để tưới rau làm cho hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh trong rau, quả cao hơn nhiều so với quy định Nhiều cơ sở chế biến không đảm bảo vệ sinh ATTP, máy móc không đảm bảo đúng quy định Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất BVTV gây ô nhiễm môi trường cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư Cùng với đó, các thông tin vê ngộ độc thực phẩm, tình hình vi phạm tiêu chuẩn ATTP, dịch bệnh gia súc, gia cầm xảy ra ở một số nơi, càng làm cho người tiêu dùng thêm hoang mang, lo lắng 2.2.2 Thực trạng giảng dạy giáo dục vệ sinh ATTP ở môn Công nghệ 10 ở các trường THPT hiện nay 2.2.2.1 Thực trạng giáo viên Thực tế giảng dạy môn Công nghệ 10 ở trường THPT cho thấy, phần lớn do các giáo viên ở các bộ môn khác đảm nhận nên sự “đầu tư” giảng dạy chưa cao, việc giáo dục vệ sinh ATTP qua môn học này lại càng ít được thực hiện Việc sử dụng các PPDH truyền thống càng làm cho HS có cách nhìn tiêu cực về môn học này, và nhiều HS ngày càng “ngán” môn Công nghệ Đồng thời, việc tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học ở môn Công nghệ 10 còn hạn chế Phần lớn các giáo viên còn ngại đổi mới và lúng túng trong việc soạn giáo án theo hướng phát huy các năng lực, vận dụng kiến thức nhằm giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn Chưa thực sự tổ chức được phương pháp tự học cho học sinh, việc học tập cá nhân và hợp tác của học sinh còn hạn chế Ngoài ra, giáo viên cũng chưa kết hợp được sự đánh giá của giáo viên và sự tự đánh giá của học sinh trong quá trình dạy học 2.2.2.2 Thực trạng học sinh Việc học của học sinh còn bị động, phụ thuộc vào giáo viên Ít thực hành trực quan và tự liên hệ với thực tế cuộc sống Chưa tự rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu để hoàn thành thói quen học suốt đời 4 Đa số học sinh hiện nay ý thức tự giác về đảm bảo vệ sinh ATTP chưa cao Bên cạnh đó ý thức sử dụng bừa bãi thuốc BVTV, hóa chất trong sản xuất, bảo quản, chế biến của người dân địa phương còn hạn chế nên ảnh hưởng đến các em Hơn nữa, công việc sản xuất, trồng trọt, chế biến chủ yếu do người lớn làm, mà đối tượng này thường có suy nghĩ “bảo thủ” nên để thay đổi ý thức đảm bảo vệ sinh ATTP không phải là dễ Công nghệ 10 là môn học có nhiều kiến thức cơ bản về trồng trọt, phân bón, thuốc hóa học BVTV, chăn nuôi, thủy sản, bảo quản, chế biến Những nội dung trên liên quan nhiều đến vấn đề vệ sinh ATTP và rất gần gũi với học sinh đặc biệt là ở các vùng nông thôn Vì vậy, giáo dục vệ sinh ATTP qua môn học này là rất cần thiết và hiệu quả 2.2.3 Giải pháp khắc phục Xuất phát từ những thực trạng trên, tôi đã thực hiện nhiều giải pháp trong việc giáo dục vệ sinh ATTP cho các em Trong đó, với vai trò là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy Công nghệ 10, tôi đã mạnh dạn vận dụng kiến thức về vệ sinh ATTP vào dạy học một số chủ đề, góp phần giáo dục vệ sinh ATTP cho học sinh một cách tích cực và mạng lại hiệu quả tốt 2.3 Nội dung giáo dục vệ sinh ATTP cho học sinh thông qua một số chủ đề bài dạy ở môn Công nghệ 10 2.3.1 Yêu cầu nội dung Trên cơ sở những hướng dẫn của Sở GD&ĐT Thanh Hóa, kế hoạch dạy học của nhà trường, tôi lựa chọn nội dung phù hợp nhưng dựa trên các yêu cầu: - Chọn lọc những nội dung gần gũi, sát với thực tiễn sản xuất ở địa phương, đem lại hiệu quả cao nhất nhưng vẫn tự nhiên và nhẹ nhàng Từ đó HS có thể vận dụng và tham gia có hiệu quả việc sử dụng thực phẩm an toàn, hiệu quả ở địa phương, gia đình - Phải làm cho bài học sinh động, gắn liền với thực tế và không bị quá tải - Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh - Đảm bảo tính đặc trưng và tính hệ thống của bộ môn, tránh mọi sự gượng ép - Phải luôn phù hợp, dựa trên thực tiễn cuộc sống của bản thân HS 2.3.2 Phương pháp giáo dục Có nhiều phương pháp để giáo dục an toàn thực phẩm cho học sinh, tuy nhiên tôi chủ yếu sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình - Phương pháp đóng vai, trò chơi - Phương pháp giải quyết vấn đề - Phương pháp hoạt động nhóm 5 - Phương pháp vấn đáp, đàm thoại 2.3.3 Nội dung đã thực hiện để giáo dục vệ sinh an ATTP cho học sinh thông qua một số chủ đề dạy học ở môn Công nghệ 10 Trong giới hạn đề tài này, tôi giáo dục vệ sinh ATTP vào một số chủ đề sau: Chủ đề 1: Phân bón (3 tiết - gộp bài 12, 13) Ở chủ đề này, tôi đã sử dụng phương pháp “đóng vai” và phương pháp “trường hợp điển hình” để giáo dục vệ sinh ATTP Cách thực hiện: GV tổ chức Hội thảo xây dựng mô hình “vườn rau an toàn kiểu mẫu” Hội thảo được tổ chức theo trình tự như sau: Bước 1: Giáo viên chọn 1-2 người làm dẫn chương trình (MC), chia lớp thành 3 nhóm, tương ứng với bà con nông dân 3 xóm sử dụng 3 loại phân bón + Nhóm 1: Xóm A - có các mô hình vườn rau sử dụng Phân hóa học hiệu quả + Nhóm 2: Xóm B - có các mô hình vườn rau sử dụng Phân hữu cơ hiệu quả + Nhóm 3: Xóm C - có các mô hình vườn rau sử dụng Phân vi sinh vật hiệu quả Mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư ký Giáo viên yêu cầu trong thời gian 10 phút các nhóm cùng nghiên cứu, soạn thảo xây dựng “kịch bản” đóng vai là bà con nông dân 3 xóm sử dụng 3 loại phân bón Sau đó mời đại diện 3 nhóm lên lần lượt đóng vai nông dân giới thiệu về phân bón đã sử dụng cho vườn rau nhà mình (mỗi nhóm trình bày 3 phút) GV đóng vai trò là Ban cố vấn và giúp đỡ các nhóm (nếu cần) Bước 2: Các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản” và phân công đóng vai Bước 3: Đóng vai “kịch bản” MC giới thiệu lần lượt các nhóm lên đóng vai Sau khi “Hội thảo” nghe phần trình bày của 3 nhóm (chính là phân loại, đặc điểm, tính chất, cách sử dụng 3 loại phân bón) Bà con rất băn khoăn chưa biết lựa chọn mô hình sử dụng loại phân nào hiệu quả để tuyên dương điển hình tiêu biểu (đảm bảo tiêu chí vệ sinh rau sạch, không làm chua đất, không gây ô nhiễm, xanh - sạch - đẹp, tiết kiệm ) Lúc này MC sử dụng tình huống mở này để cho bà con các nhóm cùng tranh luận, phân tích, đặt câu hỏi, phản biện lẫn nhau Nếu các nhóm không hỏi, MC có thể đưa ra một số câu hỏi có vấn đề: ?1 Vì sao bà con thường ủ hoai mục các loại phân hữu cơ trước khi bón cho cây mà không dùng trực tiếp? ?2 Có ý kiến cho rằng, các loại rau chủ yếu lấy lá nên bón nhiều phân đạm cho sạch và nhanh cho thu hoạch, lại không ảnh hưởng gì đối với người sử dụng Bà con nhận định gì về ý kiến này? 6 ?3 Phân vi sinh vật là phân có chứa vi sinh vật sống nên bón cho cây sẽ rất nguy hiểm Bà con có đồng ý với nhận định này không? Vì sao? Mục đích qua thảo luận bà con lựa chọn loại phân bón an toàn nhất, đảm bảo vệ sinh ATTP (phần này MC điều hành các nhóm thảo luận sôi động càng tốt) Bước 4: HS các nhóm tham gia trao đổi, thảo luận đưa ra lời khuyên dựa vào nội dung bài học và sự hiểu biết của mình Qua việc các em hiểu và tư vấn được, sẽ có ý thức trong việc cần phải sử dụng phân bón hợp lý, đảm bảo an toàn cho cây trồng, bảo vệ đất, hạn chế dư lượng phân bón trong sản phẩm Bước 5: Giáo viên kết luận, nhận xét, đánh giá * Kinh nghiệm: Từ đặc điểm, tính chất của từng loại phân bón, giáo viên cho học sinh liên hệ với địa phương từ đó đưa ra được kỹ thuật sử dụng hợp lý, góp phần bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm Giáo viên cho HS liên hệ với thực tiễn cách bón phân của từng gia đình, từng địa phương mình (thường bón phân theo “kinh nghiệm”) Từ đó cho các em thấy rõ được rằng, phân hóa học phải sử dụng hợp lý, không quá lạm dụng phân hóa học tránh làm đất bị chua Phân hữu cơ (đặc biệt phân chuồng) phải ủ hoai, không sử dụng phân tươi, chưa qua xử lý Điều quan trọng nhất là phải “thay đổi ý thức” người dân trong việc đảm bảo vệ sinh ATTP Trước hết là không bón phân tươi, phân chưa qua xử lý, không bón quá nhiều phân hóa học, đảm bảo thời gian cách ly hạn chế dư lượng phân bón trong sản phẩm Chủ đề 2: Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến quần thể sinh vật và môi trường (2 tiết - gộp bài 19 và 20) Đây là chủ đề có nội dung thiết thực và lồng ghép nhiều kiến thức về bảo vệ môi trường, về an toàn thực phẩm - Cách thực hiện: Để tích hợp giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm, tôi tổ chức dạy học dưới hình thức tổ chức “Hội thảo – Thuốc bảo vệ thực vật” Sử dụng các phương pháp: Hoạt động nhóm, vấn đáp, đàm thoại Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Trước khi hội thảo, GV cử 1 MC, chia lớp thành các nhóm (tùy số lượng HS), phát giấy AO, bút, bảng phụ, phấn Yêu cầu các nhóm cử nhóm trưởng, thư ký Quan sát tiểu phẩm, kết hợp nghiên cứu SGK và suy luận, trả lời các câu hỏi sau: ?1 Em hãy nêu tính chất hai mặt của thuốc BVTV? ?2 Sử dụng thuốc BVTV không đúng gây tác động xấu như thế nào? ?3 Tại sao ăn rau của nhà Nam có thể bị ngộ độc thực phẩm? 7 ?4 Ở địa phương em đã áp dụng những biện pháp gì trong sản xuất nông nghiệp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường? ?5 Trách nhiệm của bản thân em trong việc đảm bảo vệ sinh ATTP, BVMT khi sử dụng thuốc BVTV? Sau khi GV giao nhiệm vụ xong, cho HS diễn tiểu phẩm: Tiểu phẩm: “Chỉ bán không ăn!” (Trước 1 tuần GV chọn 3 HS đóng tiểu phẩm (ưu tiên tinh thần xung phong)) MC Nam Tùng Nam Tùng Nam Tùng Nam Tùng Nam Hôm ấy, Tùng sang nhà Nam chơi, vừa thấy Tùng, Nam đang giúp mẹ ngoài vườn ngừng nhổ rau chạy vào vui vẻ: A! Tùng, lâu rồi không gặp nhau nhỉ, vào nhà đi cũng đến bữa rồi để mình chạy ra chợ mua ít đồ về làm bữa cơm Thôi, chỉ cần bữa rau xanh quê là được rồi! Ngần ngại lắc đầu: “rau này trồng để bán chứ không để ăn” Thắc mắc: Sao nhà trồng mà không dám ăn? Ngần ngại đáp: Rau mẹ mình mới phun thuốc, chiều kịp nhổ đi chợ! Ngạc nhiên hỏi: Sao vừa phun thuốc xong mà bán, không sợ người ta ăn vào bị ngộ độc à? lại đáp: “người ăn một ít chứ có ăn hết đâu mà lo bị ngô độc, vả lại ở đây ai chẳng thế, cứ hễ thấy rau giá cao dù chỉ mới kịp phun thuốc cũng phải nhổ để bán hết, chứ để cách ly đúng ngày có mà cả nhà húp cháo ăn thôi” nhỏ nhẹ từ từ nói: “Bán người ta ăn mỗi ngày một ít, lâu ngày tích lũy nhiều và đến khi tới một lượng nhất định nó sẽ gây ra các căn bệnh đáng sợ như: Tim mạch, ung thư Mà những người mua rau của cậu là mua bằng niềm tin, tin rau cậu là rau sạch, nếu họ mà biết rau cậu phun thuốc, không cách ly đúng ngày thì sao?” Các cụ đã dạy rằng: “Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra” và chính việc làm của cậu đã tự loại mình ra khỏi xã hội ngạc nhiên: Thế cơ à? Nó có tác hại ghê gớm nhỉ? Vậy mà nhà tớ chỉ biết cái lợi trước mắt mà không nghĩ tới những hệ lụy mà nó đưa lại Câu chuyện là thế đó, chúng ta không thể thờ ơ trước vấn đề về ATTP đang tác động đến chính cuộc sống của chúng ta và cả thế hệ mai sau MC Vậy thuốc BVTV vì sao có tác hại và có tác hại như thế nào? Nhờ các nhóm chuyên gia ở đây cùng đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại của chúng! (các đội có 10 phút suy nghĩ, ghi ra giấy và trình bày) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ hoạt động nhóm: (Mỗi nhóm 4 - 6 HS) Áp dụng “kỹ thuật mảnh ghép” để tổ chức cho HS hoàn thành nhiệm vụ Thực hiện qua 2 giai đoạn: 8 + Sử dụng sản phẩm vệ sinh ATTP Ở tiết 2 chủ đề này, tôi sử dụng phương pháp “hoạt đông nhóm” để tích hợp giáo dục VS ATTP Cách thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV chia lớp thành 3 nhóm, phát bảng phụ, phấn, phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho 3 nhóm: Yêu cầu các nhóm cử nhóm trưởng, thư ký, thảo luận, hoàn thành phiếu học tập Sau 10 phút cử đại diện lên bảng trình bày Nguyên nhân Biện pháp Mất vệ sinh an toàn thực phẩm Khai thác N-L-TS quá mức Ô nhiêm môi trường trong sản xuất, công nghiệp Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ hoạt động nhóm: Áp dụng “kỹ thuật mảnh ghép” để tổ chức cho HS hoàn thành nhiệm vụ Thực hiện qua 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Hoạt động nhóm “chuyên sâu” Mỗi nhóm HS được giao thực hiện một nhiệm vụ (có đánh số thứ tự 1-3) Nhóm 1: Tìm hiểu vấn đề mất vệ sinh an toàn lương thực – thực phẩm Nhóm 2: Tìm hiểu vấn đề khai thác nông - lâm – thủy sản Nhóm 3: Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm MT trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản Các nhóm thảo luận để tìm câu trả lời được giao (yêu cầu tất cả các thành viên phải hiểu rõ và trình bày được câu trả lời của nhóm) + Giai đoạn 2: Hoạt động nhóm “mảnh ghép”: Thành lập nhóm mới của các thành viên của các nhóm chuyên sâu Từng thành viên của nhóm chuyên sâu lần lượt trình bày câu trả của nhóm mình (yêu cầu tất cả các thành viên phải hiểu rõ câu trả lời trong phiếu học tập) Bước 3: Báo cáo, thảo luận + Cử một nhóm “mảnh ghép” báo cáo kết quả Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến thắc mắc (nếu có) + GV bổ sung, nhận xét, giải thích (những nội dung HS chưa hiểu rõ) và kết luận: Nguyên nhân Biện pháp 12 - Dùng sản phẩm có sử dụng - Hạn chế sử dụng thuốc BVTV thuốc BVTV - Không sử dụng hóa chất trong - Dùng sản phẩm có sử dụng chất quá trình bảo quản và chế biến độc hại trong quá trình bảo quản - Dùng sản phẩm rõ nguồn gốc và chế biến - Đảm bảo vệ sinh trong sản - Dùng sản phẩm kém chất xuất, kinh doanh Mất vệ lượng, không rõ nguồn gốc sinh an - Phải đảm bảo vệ sinh thực - Kinh doanh buôn bán gần nơi ô phẩm trong quả trình bảo quản, toàn nhiễm thực chế biến phẩm -Không đảm bảo vệ sinh thực -Khuyến khích sử dụng sản phẩm phẩm sạch - Dùng sản phẩm bị thối, hư - Thực hiện nguyên tắc “ăn chín, hỏng uống sôi ” - Không dùng sản phẩm bị thối, hư hỏng v.v Khai thác nông, lâm, thủy quá mức Ô nhiễm môi trường trong sản xuất, công nghiệp - Khai thác quá mức nhưng ít - Khai thác phải kết hợp với bảo tồn bảo tồn  bị suy kiệt VD: Đánh bắt các loại thuỷ sản - Hạn chế sử dụng nhiều thuốc quá mức, không thả bổ sung  BVTV trong quá trình sản xuất  bảo vệ thiên địch và các loại tuyệt chủng động vật, thuỷ sản - Dùng các biện pháp đánh bắt làm ảnh hưởng đến môi trường - Trong quá trình chăn nuôi phải đảm bảo vệ sinh  hạn chế như mìn, điện bệnh tật - Sử dụng nhiều thuốc BVTV  - Hạn chế sử dụng các biện pháp nhiều loại thuỷ sản bị chết đánh bắt như dùng mìn, pháo, - Chăn nuôi quá mức, không máy điện v.v đảm bảo vệ sinh  xuất hiện nhiều bệnh - Sản xuất nhỏ lẻ, không quy - Quy hoạch khu vực chăn nuôi, hoạch sản xuất - Hệ thống xử lý chất thải, rác - Phải có hệ thống xử lý chất thải sản xuất không đảm bảo gây thải, rác thải ô nhiễm - Chăm sóc chu đáo, vệ sinh sạch - Môi trường sản xuất chăn nuôi, sẽ  tạo môi trường tốt cho sản thuỷ sản bị ô nhiễm do ý thức xuất, chăn nuôi của con người - Bảo vệ môi trường đất, nước, - Khí hậu biến đổi, đất, nước, không khí tạo môi trường tốt 13 không khí bị ô nhiễm  ảnh cho sản xuất, chăn nuôi hưởng đến sản xuất, trồng trọt * Kinh nghiệm: + Đây là chủ đề có nội dung rộng, rất nhiều nguyên nhân và biện pháp khác nhau Do đó với thời lượng của chủ đề này, điều quan trọng GV viên phải chốt lại đâu là những nguyên nhân chủ yếu để các em hiểu rõ và vận dụng Từ đó, giáo dục các em thay đổi “ý thức” trong việc vệ sinh ATTP, bảo vệ môi trường Qua đó, chính các em trở thành những người tuyên truyền cho người thân, bạn bè cùng chung tay nói không với “thực phẩm bẩn” + Nguyên nhân quan trọng nhất là “do ý thức con người”, do đó giáo dục cho các em “thay đổi” thói quen ở gia đình, địa phương là rất quan trọng Từ việc bảo vệ môi trường trong sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đến vấn đề khai thác các nguồn nông, lâm, thủy sản hợp lý và đặc biệt là vấn đề vệ sinh ATTP 2.4 Một số lưu ý và kinh nghiệm rút ra từ quá trình giảng dạy Tình trạng thực phẩm bẩn hiện nay ngày càng nghiêm trọng, trong đó có nguyên nhân chính là do “ý thức, thói quen” người dân thường “sản xuất, bảo quản, chế biến không thể thiếu hóa chất” và sử dụng theo kiểu “tùy hứng” Do đó, điều quan trọng nhất là phải “thay đổi ý thức” người dân trong việc sản xuất, bảo quản, chế biến, sử dụng sản phẩm Trước hết, là hạn chế sử dụng hóa chất, thuốc hóa học trong sản xuất, bảo quản, chế biến Đồng thời khuyến khích sử dụng các biện pháp đảm bảo vệ sinh ATTP khác như: Biện pháp sinh học, bón phân an toàn Để hoạt động giáo dục vệ sinh ATTP thông qua dạy học theo chủ đề ở môn Công nghệ 10 thật sự có hiệu quả cần phối hợp nhiều với GV bộ môn Sinh học nhiều lực lượng khác trong và ngoài nhà trường cùng tham gia Đồng thời, giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau như dạy ở lớp, giáo dục thông qua các tiết học ở bên ngoài trường 2.5 Kết quả thực nghiệm Năm học 2019 - 2020: Tôi đã tiến hành giảng dạy ở 6 lớp 10, trong đó: + Lớp 10A2, 10A4, 10A6 là lớp đối chứng (dạy theo SGK, không dạy tích hợp với ATTP) + Lớp 10A1, 10A3, 10A5 là lớp thực nghiệm (được giáo dục ATTP qua các chủ đề như trên) Ở các lớp thực nghiệm, tôi đã chú ý giáo dục vệ sinh ATTP cho HS thông qua dạy học một số chủ đề cả trong và sau chủ đề như: Hội thảo, thu gom chai lọ bao bì dọn vệ sinh trên đồng ruộng để các em có thể vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất ở địa phương Sau khi học xong các chủ đề, tôi tiến hành kiểm tra khả năng lĩnh hội kiến 14 thức và khả năng vận dụng của HS qua: + Kết quả kiểm tra viết các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết và học kỳ (cả trắc nghiệm, tự luận), mỗi lớp trung bình có 41 - 45 HS Nội dung một số câu hỏi trong các bài kiểm tra như sau: (xin trích 1 số câu) * Đề kiểm tra 15 phút khi học xong chủ đề - Phân bón 1) Vì sao phân hữu cơ thường phải ủ hoai mục trước khi bón cho cây trồng? 2) Theo em phải sử dụng phân đạm, ka li như thế nào để không bị chua đất và đảm bảo an toàn cho người sử dụng? * Đề kiểm tra học kỳ I (xin chỉ nêu 1 số câu trong đề - phần tự luận) Câu 1: (Vận dụng thấp - 3 điểm): Có ý kiến cho rằng: Khi sử dụng biện pháp hóa học một cách hợp lí không những đạt hiệu quả cao, rút ngắn thời gian diệt trừ mà còn bảo vệ môi trường Theo em ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao? Câu 2: (Vận dụng cao - 3 điểm): Giả sử em là người sản xuất rau có sử dụng thuốc hóa học BVTV để phòng trừ sâu, bệnh Em phải sử dụng như thế nào để người tiêu dùng không bị ngộ độc khi tiêu thụ nông sản của em? * Đề kiểm tra 1 tiết học kỳ II (vui lòng xem phụ lục phía sau) 2.5.1 Kết quả định lượng * Năm học 2019 – 2020: Lớp Thực nghiệm Đối chứng Tổng số 10A1 - 45 10A3 - 43 10A5 - 42 10A2 - 42 10A4 - 41 10A6 - 41 Kết quả Giỏi Khá Trung bình Yếu 48 57 25 0 (36,92 %) (43,85%) (19,23%) (0 %) 22 61 39 2 (17,74%) (49,19%) (31,45%) (1,62%) Kết quả tôi thấy, tỷ lệ điểm trung bình và dưới trung bình của các lớp đối chứng cao hơn Mức độ liên hệ của các em chủ yếu dừng lại ở mức “mới biết”, lúng túng và chưa liên hệ được nhiều đến trách nhiệm của bản thân trong việc đảm bảo vệ sinh ATTP và với thực tiễn sản xuất ở địa phương Ngược lại ở các lớp thực nghiệm, tỷ lệ đạt điểm khá giỏi đều cao hơn Điều đó phần nào cho thấy học sinh ở thực nghiệm tiếp thu kiến thức và vận dụng nhiều hơn và tốt hơn Đặc biệt việc liên hệ tốt đến việc vệ sinh ATTP trong sản xuất, trồng trọt, bảo quản, chế biến ở gia đình và địa phương 15 2.5.2 Kết quả định tính Qua quá trình phân tích bài kiểm tra ở các lớp thực nghiệm, lớp đối chứng và theo dõi trong suốt quá trình giảng dạy, tôi có những nhận xét sau: -Ở các lớp đối chứng: + Giờ học trầm lắng, kém hứng thú, các em trả lời câu hỏi nhưng chưa nhiệt tình + Nhiều nội dung các em chưa hiểu sâu nên trình bày chưa chính xác, thiếu chặt chẽ + Đa số HS mới dừng lại ở mức độ nhớ và tái hiện kiến thức Trình bày rập khuôn nội dung trong SGK Chỉ một số học sinh hiểu bài khá tốt, trình bày khá lôgic, chặt chẽ -Ở các lớp thực nghiệm: + Không khí giờ học thoái mái, các em tham gia hoàn thành nhiệm vụ, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi hào hứng Tham gia các hoạt động học tập vui vẻ, tích cực + Phần lớn HS hiểu bài tương đối chính xác, đầy đủ Lập luận chặt chẽ, rõ ràng + Trình bày vấn đề một cách chủ động theo quan điểm riêng, không theo nguyên mẫu SGK hoặc của giáo viên Nhiều em có những cách trình bày độc đáo, sáng tạo + Đa số các em có khả năng vận dụng những kiến thức đã học và kiến thức thực tế để vào tư vấn, giải quyết tình huống trong thực tiễn địa phương + Tuy nhiên, vẫn còn một số ít học sinh chưa nắm vững nội dung bài học, có tinh thần chưa tự giác, còn ỷ lại trong thực hiện nhiệm vụ học tập 2.5.3 Kết luận chung về thực nghiệm Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy, với những cố gắng của bản thân, sự phối hợp của đồng nghiệp, sự hợp tác tích cực của HS trong việc thực hiện giáo dục vệ sinh ATTP thông qua dạy học một số chủ đề ở môn Công nghệ 10 đã mang lại những hiệu quả đáng kể: Học sinh hứng thú học tập, hoạt động thảo luận sôi nổi và hiệu quả cao hơn, tập trung hoàn thành nhiệm vụ học tập, phát biểu xây dựng bài tốt hơn Rèn luyện thêm một số kỹ năng cho HS như: Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, đóng vai, trình bày một vấn đề trước tập thể GV làm việc nhẹ nhàng, thuận lợi hơn để có thể tập trung vào việc đưa HS vào trung tâm của hoạt động dạy học Thông qua phương pháp dạy học trên lớp, HS có cơ hội thực hiện nhiệm vụ học tập phức hợp, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành Vận dụng được kiến thức học được vào thực tiễn nhiều hơn Vì vậy, việc dạy tích hợp giáo dục vệ sinh ATTP là điều rất cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy, phát huy tính tích cực học tập của học sinh, 16 đáp ứng được yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp trong dạy học hiện nay Với kết quả này, tôi có thêm cơ sở thực tiễn để tin tưởng vào hướng thực hiện của đề tài trong việc giáo dục vệ sinh ATTP cho học sinh thông qua dạy học theo chủ đề ở môn Công nghệ 10 3 KẾ LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận Đề tài được nghiên cứu từ thực tiễn và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân trong năm học qua, thực sự đã đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học Học sinh không chỉ có ý thức trong việc vệ sinh ATTP mà còn rèn luyện được nhũng kĩ năng cần thiết góp phần giáo dục vệ sinh ATTP ở gia đình và địa phương Mặt khác, khi HS phát hiện được “biểu hiện” hoặc các “hành vi” làm mất vệ sinh ATTP, chắc chắn các em chủ động hơn trong vận dụng kiến thức để tuyên truyền và đưa ra các biện pháp hạn chế góp phần đảm bảo vệ sinh ATTP Đề tài cung cấp thêm những kiến thức về vệ sinh ATTP rất gần gũi với thực tiễn ở địa phương, tạo không khí học tập tích cực, nâng cao hiệu quả lĩnh hội tri thức của HS Với kết quả này, chúng tôi có thêm cơ sở thực tiễn để tin tưởng vào dạy học theo chủ đề ở môn Công nghệ 10 là điều rất cần thiết nâng cao hiệu quả dạy học, phát huy tính tích cực học tập của học sinh, từ đó nâng cao ý thức vệ sinh ATTP, ý thức bảo vệ môi trường 3.2 Kiến nghị Để đảm bảo cho việc giáo dục vệ sinh ATTP thông qua dạy học theo chủ đề ở môn Công nghệ 10 có tác dụng trong thực tiễn, tôi có một số kiến nghị như sau: Đề tài này có thể áp dụng trong quá trình dạy học nhiều nội dung, nhiều bộ môn, song mới dạy chủ yếu ở Công nghệ 10 Do đó, cần triển khai đề tài ở phạm vi rộng hơn, phối hợp với các bộ môn khác như: Sinh học, Địa lý cùng giảng dạy Không những thế, để đề tài thật sự có tác dụng trong thực tiễn, giáo viên cần phải lồng ghép vào quá trình dạy học bằng nhiều phương thức khác nhau, tổ chức đa dạng các hoạt động học và phối hợp với nhiều lực lượng khác trong nhà trường Ngoài ra, tình trạng thực phẩm bẩn hiện nay ở địa phương ngày càng nghiêm trọng, trong đó có nguyên nhân chính là do “ý thức, thói quen” Do đó, điều quan trọng nhất là phải “thay đổi ý thức” người dân trong việc vệ sinh ATTP Vì vậy, cần tăng cường các hoạt động học ngoài trường học, tại địa phương, tuyên truyền cho cả người dân, phụ huynh học sinh Trên đây là những kinh nghiệm của tôi đã tích lũy được trong năm học 17 giảng dạy giáo dục vệ sinh ATTP, nên chắc chắn còn có những hạn chế, thiếu sót Do đó, kính mong nhận được sự góp ý của quý vị, bạn bè đồng nghiệp để đề tài dần hoàn thiện hơn Đưa nội dung giáo dục vệ sinh ATTP vào giảng dạy ở các bộ môn ngày càng tốt hơn Xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 05 tháng 07 năm 2020 Tôi xin cam đoan đây là SKKN do mình viết không sao chép của người khác Người viết Trịnh Thị Vân Anh 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Duân, 2007 Thiết kế bài dạy học kỹ thuật lâm nghiệp — THPT theo hướng tăng cường hoạt động tự học của học sinh, Báo cáo đề tài cấp trường, Mã số: T04 - GD 97, ĐHSP Huế 2 Nguyễn Thị Dung và các tác giả, 2008 Tài liệu Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Công nghệ THPT, NXB Giáo dục 3 Tài liệu “Bồi dưỡng về kỹ năng sống, giáo dục môi trường và các vấn đề xã hội” (2015), thuộc Dự án phát triển giáo dục THPT giai đoạn 2, Bộ Giáo dục và Đào tạo 4 Một số trang web: https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-lanh-daobo/-/asset_publisher/TW6LTp1ZtwaN/content/tich-hop-ia-chi-an-toan-thucpham-vao-ban-o-so-viet-nam?inheritRedirect=false - https://www.24h.com.vn/an-toan-thuc-pham - http://www.vfa.gov.vn (Cục An toàn thực phẩm - Bộ y tế) - http://www.nguoitieudung.com.vn/an-toan-thuc-pham - http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/an-toan-thuc-pham - https://vtc.vn/ an-toan-thuc-pham - https://baomoi.coin/tag/vệ-sinh-an-toàn-thưc-phẩm DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Vân Anh Chức vụ và đơn vị công tác: THPT Hoằng Hóa 4 TT Tên đề tài SKKN 1 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Công nghệ tại trường 2 Cấp đánh giá xếp loại (Ngành GD cấp huyện/tỉnh; Tỉnh ) Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C) Năm học đánh giá xếp loại Cấp Sở GD&ĐT Loại C 2008 – 2009 Cấp Sở GD&ĐT Loại C 2013 – 2014 THPT Hoằng Hóa 4 Tạo hứng thú học tập cho học sinh qua xây dựng chuyên đề dạy học bảo quản nông, lâm sản PHẦN PHỤ LỤC ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT HỌC KÌ II Môn Công nghệ 10 - Năm học 2019-2020 TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1: Phơi sấy nông sản nhằm mục đích chính? A Diệt vi sinh vật gây hại B Tăng chất lượng nông sản C Tăng khối lượng nông sản D Đưa về độ ẩm an toàn Câu 2: Hoạt động nào sau đây là bảo quản nông, lâm, thủy sản? A Muối dưa cà B Sấy khô thóc C Làm thịt hộp D Làm bánh chưng Câu 3: Ý nghĩa của việc làm khô trong quy trình bảo quản hạt giống là: A Làm giảm độ ẩm trong hạt B Làm tăng độ ẩm trong hạt C Làm cho chín những hạt còn xanh khi thu hoạch D Diệt mầm bệnh, vi khuẩn Câu 4: Hoạt động nào sau đây là chế biến nông, lâm, thủy sản? A Cất khoai trong chum B Ngâm tre dưới nước, C Làm măng ngâm chua D Tất cả đều đúng Câu 5: Trong bảo quản, nông sản chứa nhiều nước thì: A Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người B Thuận lợi cho bảo quản C Dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm D Được sử dụng làm nguyên liệu trong các ngành công nghiệp chế biến Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không là của nông, lâm, thủy sản? A Dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm gây thối hỏng B Đa số nông sản, thủy sản chứa nhiều nước C Lâm sản chứa chủ yếu là chất xơ D Nông sản, thủy sản chứa chủ yếu là chất xơ Câu 7: Điều kiện môi trường nào ít ảnh hưỏng đến bảo quản nông, lâm, thủy sản? A Độ ẩm không khí B Ánh sáng C Sinh vật gây hại D Nhiệt độ môi trường Câu 8: Trong quá trình bảo quản, nhiệt độ tăng ảnh hưởng như thế nào đến nông, lâm, thủy sản? A Nông, lâm, thủy sản dễ bị thối, hỏng B Chất lượng nông, lâm, thủy sản bị giảm sút C Làm cho nông, lâm, thủy sản bị nóng lên D Cả A, B, C đều đúng TỰ LUÂN: (6 điểm) Câu 1 (3 điểm): Vì sao trong bảo quản các loại rau hoa quả tươi, bảo quản lạnh là phương pháp phổ biến nhất? Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong bảo quản và chế biến rau hoa quả ta phải làm gì? Câu 2 (3 điểm): Trình bày nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản? Từ đó em phải làm gì để bảo vệ môi trường ở địa phương? GỢI Ý ĐÁP ÁN TRẢ LỜI PHẦN TRẮC NGHIỆM: ld, 2b, 3a, 4c, 5c, 6d, 7b, 8d PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1: - Bảo quản lạnh là phương pháp phổ biến nhất là vì có những ưu điểm sau: (2 điểm) + Dễ thực hiện, thời gian bảo quản lâu + Trong môi trường lạnh hạn chế hoặc làm chậm lại các hoạt động của vi sinh vật, côn trùng + Hạn chế các hoạt động sinh lý, sinh hóa trong sản phẩm + Giảm hoạt động của các loại enzim, giảm thoát hơi nước, giảm hô hấp + Sau bảo quản có thể chế biến được nhiều món khác nhau - Những việc làm nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong bảo quản và chế biến thịt, cá hay rau, hoa, quả (2 điểm): (phần này khi chấm linh động tuỳ thuộc vào sự vận dụng của HS) nhưng có thể có các ý sau: + Không sử dụng các chất bảo quản độc hại + Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm + Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, chăn nuôi + Khu vực sản xuất rau hoa quả, chăn nuôi cần được quy hoạch cụ thể tránh làm ô nhiễm môi trường do các loại chất thải + Khi mua bán cần phải lựa chọn sản phẩm kỹ càng (không mua bán các sản phẩm bị hư hỏng, sâu bệnh, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ ) + Nên sử dụng các loại sản phẩm sạch + Thực hiện nguyên tắc “ăn chín uống sôi” Câu 2: - Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường (1,5 điểm): + Do sử dụng phân bắc tươi bón trực tiếp cho đất + Do sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng + Do chất thải công nghiệp, nông nghiệp và trong sinh hoạt của con người (có thể thêm một số nguyên nhân do HS nêu ra) + Do sinh hoạt của con người: bếp đun, lò sưởi (có thể thêm một số nguyên nhân do HS nêu) + Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng + Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Do quá trình thải các chất độc hại trong sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước, (có thể thêm một số nguyên nhân do HS nêu ra) - Liên hệ trách nhiệm của HS trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương: (1.5 điểm) (Phần nàv khi chấm linh động tuỳ thuộc vào vận dụng của HS) nhưng có thể trên các ý sau: + Ý thức vệ sinh, trực nhật, trực tuần + Đổ rác, vứt rác đúng quy định + Đi vệ sinh đúng nơi quy định, không đi vệ sinh bừa bãi + Ý thức bảo vệ của công điện, nước, cơ sở vật chất + Ý thức tham gia bảo vệ, trồng cây xanh, chăm sóc bồn hoa cây cảnh, lao động vệ sinh trong khuôn viên nhà trường + Hạn chế sử dụng thuốc BVTV, thuốc kích thích, chất cấm, hóa chất trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản + Sử dụng phân bón sạch đã qua xử lý + Xây dựng chuồng trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải + Khai thác phải kết hợp với cải tạo, bảo vệ, bảo tồn nguồn đất, nước, không khí MỘT SỐ HÌNH ẢNH DẠY HỌC ĐÃ THỰC HIỆN Ở CÁC CHỦ ĐỀ BÀI HỌC Học sinh đóng vai diễn kịch Học sinh làm việc theo nhóm Học sinh trình bày kết quả thảo luận theo nhóm học tập Giáo viên nhận xét, kết luận nội dung bài Giáo viên giới thiệu vào chủ đề bài học Học sinh thực hành làm vệ sinh đồng ruộng (thu gom vỏ thuốc BVTV) ... tượng học sinh, gây hứng thú học tập cho em Xuất phát từ lý trên, tiến hành dạy học: ? ?Lồng ghép giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh qua số chủ đề học môn công nghệ 10? ??, hiệu mang lại... học môn Công nghệ 10 Đối tượng học sinh khối 10 Hệ thống hóa vấn đề vệ sinh ATTP Đánh giá thực trạng dạy học, thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm Đề xuất biện pháp giáo dục an toàn vệ sinh thực. .. .5 2.3.2 Phương pháp giáo dục 2.3.3 Nội dung thực để giáo dục vệ sinh ATTP cho học sinh thông qua số chủ đề dạy học môn Công nghệ 10 2.4 Một số lưu ý khái niệm rút từ trình

Ngày đăng: 14/07/2020, 12:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w