1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông 2018

23 87 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,81 MB

Nội dung

Nhận thức lí luận về vai trò, vị trí của giáo dục tiểu học: Trong trường Tiểu học, giáo viên là lực lượng giáo dục chính, giữ vai tròchủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục, là người tổ ch

Trang 1

8 2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến

kinh nghiệm

4

9 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5

10 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động

giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

Trang 2

1 Lí do chọn đề tài:

Trong hệ thống giáo dục, bậc Tiểu học được coi là bậc học nền móng, làbậc tiền đề tạo nền tảng kiến thức vững chắc cho các em học sinh bước vào cácbậc học tiếp theo

Trong trường tiểu học, hoạt động dạy học giữ vai trò quyết định đến chấtlượng của học sinh Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này thì cần có đội ngũ giáoviên là những người có trình độ văn hoá cao, chuyên môn nghiệp vụ tốt, taynghề vững vàng và tâm huyết với nghề Vì vậy đội ngũ có vai trò cực kì quantrọng trong việc quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi một nhà trường.Đội ngũ có ảnh hưởng trực tiếp tới việc đảm bảo chất lượng và mục tiêu, kếhoạch, nhiệm vụ phát triển giáo dục trong nhà trường

Những năm gần đây thực tiễn giáo dục tiểu học xuất hiện nhiều bất cập:Thứ nhất, thời đại 4.0 sự với phát triển mạnh mẽ như vũ bão của công nghệthông tin, trong khi đó một số ít bộ phận cán bộ giáo viên có tuổi đời cao, việctiếp cận các thiết bị hiện đại vào việc dạy học còn khá lúng túng Thứ hai, tìnhhình dân số biến động không ổn định, giáo viên trung học cơ sở dôi dư, giáoviên tiểu học thiếu, lực lượng giáo viên cấp 2 chuyên ban được tạm thời điềuchuyển xuống dạy bậc tiểu học cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáodục của tiểu học

Để giải quyết những bất cập ấy, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, việc

tổ chức bồi dưỡng tư tưởng, trình độ và năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viêncàng trở nên bức thiết, nhất là trong tình hình mới với những yêu cầu ngày càngcao đang đặt ra cho ngành giáo dục Xuất phát từ nhận thức trên, cùng vớinhững kiến thức về lí luận, nghiệp vụ quản lí và thực tiễn công tác tại đơn vị, tôimạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm với những biện pháp mang tính sáng tạo

được thực hiện tại nhà trường, đây chính là đề tài tôi lựa chọn nghiên cứu: "Một

số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông 2018"

2 Mục đích nghiên cứu:

Bằng kinh nghiệm quản lí tìm ra những biện pháp bồi dưỡng nâng caochất lượng đội ngũ giáo viên giỏi toàn diện về đạo đức, chính trị, tư tưởng,chuyên môn nghiệp vụ

3 Đối tượng nghiên cứu:

Chất lượng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám TPThanh Hóa

4 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp quan sát, điều tra, tổng hợp, phân tích, tổ chức tập huấnchuyên đề, thao giảng, hội giảng, phối hợp, tuyên truyền…

II PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận:

1.1 Nhận thức lí luận về vai trò, vị trí của giáo dục:

Bác Hồ đã từng dạy: "Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm nămtrồng người"(Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, NXB Sự thật, Hà Nội, 1989) Chăm

Trang 3

lo sự nghiệp trồng người, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài

là trách nhiệm của toàn xã hội và ngành giáo dục giữ vai trò trọng yếu

Xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho người dạy, người học có vaitrò quyết định về chất lượng và hiệu quả giáo dục Cố Thủ tướng Phạm Văn

Đồng đã nói: "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý." và “

Nghề dạy học là nghề sáng tạo bậc nhất vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo” Đội ngũ này đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi

dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp CNH-HĐH của đất nước.Tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộquản lý giáo dục một cách toàn diện Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầutrước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công Chiếnlược phát triển giáo dục

Nghị quyết Đại hội của Đảng khẳng định: "Giáo dục đào tạo và khoa họccông nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản đảmbảo thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước Phảicoi đầu tư cho giáo dục là một hướng chính của đầu tư phát triển Để có một nềngiáo dục tiên tiến phải có một cơ sở vững chắc, cơ sở đó chính là giáo dục tiểuhọc Muốn có một hệ thống giáo dục quốc dân vững mạnh thì phải chú ý tới việcđào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên có bản lĩnh chính trịvững vàng, có đạo đức, trách nhiệm, năng lực và động cơ đúng đắn, thực sự tiênphong, gương mẫu, luôn đặt lợi ích của tập thể, quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích

cá nhân, thực sự là cán bộ của dân, phục vụ nhân dân Củng cố niềm tin củanhân dân đối với Đảng

1.2 Nhận thức lí luận về vai trò, vị trí của giáo dục tiểu học:

Trong trường Tiểu học, giáo viên là lực lượng giáo dục chính, giữ vai tròchủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục, là người tổ chức các quá trình phát triểncủa trẻ em Với trọng trách là người quyết định chất lượng giáo dục, là người đặtnền móng cho sự phát triển nhân cách, là người thực hiện sứ mệnh cao cả đầytính nhân văn và trách nhiệm, người giáo viên tiểu học phải hội tụ một cách đầy

đủ những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn để thực hiệnhoàn thành mục tiêu giáo dục tiểu học Người giáo viên tiểu học có một tầmquan trọng đặc biệt, là trực quan gần gũi sinh động và toàn diện để các em họcsinh noi theo và học tập, góp phần hoàn thiện nhân cách của mình Để đáp ứngyêu cầu nghề nghiệp thì trình độ và nhân cách của người giáo viên tiểu học phảitoàn diện, đa dạng, phải có kiến thức và năng lực sư phạm phong phú và tổnghợp Giáo dục phải có khả năng thích ứng với những chiều hướng phát triển của

xã hội

Giáo dục là quá trình liên tục, suốt đời và chất lượng đội ngũ CBGV là nhân

tố chính quyết định chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường Công tác bồidưỡng đội ngũ có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục Vì vậy,công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là vô cùng quan trọng Ở một sốnội dung, bồi dưỡng thường xuyên còn mang ý nghĩa đào tạo, cung cấp cho giáoviên tiểu học những kiến thức mới, tạo cho họ có khả năng tiếp cận sự phát triểncủa khoa học giáo dục để vận dụng vào công tác giảng dạy và giáo dục học sinh

trong giai đoạn mới Để đội ngũ giáo viên có đủ "đức, tài" đáp ứng yêu cầu giáo

Trang 4

dục mới thì theo tôi vấn đề bồi dưỡng cần tập trung vào các nội dung quantrọng đó là: Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, phẩm chất nghề nghiệp; Bồi dưỡng

về tri thức văn hoá, năng lực chuyên môn nghiệp vụ; Bồi dưỡng về thể chất, sứckhoẻ, tinh thần

Xếp loại hồ sơ Xếp loại giờ dạy Ghi

- Học sinh giỏi Quốc gia: 05 em (02 HCB, 03 Huy chương Đồng);

- Học sinh giỏi cấp thành phố: 23 em Trong đó:

- Giải Nhất: 02 em

- Giải Nhì: 06 em

- Giải Ba: 04 em

- Giải Khuyến khích: 11 em

- Học sinh Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập và rèn luyện: 585 em đạt 56%

- Học sinh khen thưởng một mặt: 171em đạt 16,4 %

- Lớp xuất sắc: 20 lớp

- Lớp Tiên tiến: 07 lớp

2.3 Các thành tích nhà trường đã đạt được trong năm học 2018-2019

- Tập thể nhà trường: Tập thể lao động Xuất sắc

- Công đoàn: Liên đoàn lao động Tỉnh tặng giấy khen

- Liên đội: Cờ dẫn đầu liên ngành cấp Tỉnh

- Hội chữ thập đỏ: Bằng khen của TW hội CTĐ Việt Nam

3.1 Biện pháp quản lý việc thực hiện chương trình dạy học.

Trong công tác quản lý trường tiểu học thì quản lý việc thực hiện chương

Trang 5

trình dạy học là hoạt động cơ bản Trong đó, việc quản lý hoạt động dạy là trọngtâm nhất Nội dung hoạt động dạy bao gồm nhiều hoạt động, liên quan đếnnhiều đối tượng, nhiều mặt, nhiều phương diện, nhiều lĩnh vực, rất đa dạng vàrất phong phú nhằm tạo điều kiện tốt nhất để hoạt động dạy và học đạt chấtlượng và hiệu quả cao nhất

Chương trình dạy học quy định nội dung, phương pháp, hình thức tổ chứcdạy học, thời gian dạy học từng môn nhằm thực hiện yêu cầu, mục tiêu cấphọc.Chương trình mang tính pháp lệnh của nhà nước, quy định nội dung, thờigian, số tiết cho từng môn học( Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Ban hành chương trình GDPTcấp tiểu học)

Để quản lý tốt chương trình dạy học theo đúng quy định của Bộ Giáo dục

và Đào tạo, hiệu trưởng cần nắm vững các nội dung sau đây để chỉ đạo, điềuhành công tác chuyên môn:

- Hiểu nguyên tắc cấu tạo chương trình của từng môn học và hệ thốngkiến thức chung

- Nắm vững phương pháp và hình thức dạy học đặc trưng bộ môn từ đó

có kế hoạch chuẩn bị những phương tiện dạy học phù hợp

- Nắm vững chương trình nhằm hướng dẫn cho giáo viên có ý thức caotrong việc thực hiện chương trình, không được tuỳ tiện thay đổi, thêmbớt hoặc làm sai lệch nội dung chương trình dạy học

- Cập nhật những thay đổi về nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn,những sửa đổi chương trình sách giáo khoa theo hướng dẫn của BộGiáo dục và Đào tạo Đặc biệt, năm học 2020-2021 thực hiện chươngtrình Giáo dục phổ thông 2018 đối với học sinh lớp 1

- Cùng chuyên môn thảo luận, bàn bạc về những vấn đề nảy sinh trongthực tiễn giảng dạy ở những năm học trước và những vấn đề mới trong chươngtrình dạy học để thống nhất thực hiện trong cả năm học

- Yêu cầu giáo viên lập kế hoạch bài học, phần thực hiện chương trìnhphải thể hiện rõ từng loại bài

- Cùng các Phó Hiệu trưởng, khối trưởng chuyên môn phân công theodõi, nắm tình hình thực hiện chương trình dạy học hàng tuần, hàng tháng Sửdụng các biểu bảng, lịch kiểm tra học tập, sổ thăm lớp dự giờ vv… để nắm tìnhhình có liên quan đến việc thực hiện chương trình dạy học Việc kiểm tra thựchiện chương trình phải được làm thường xuyên, liên tục Sau khi kiểm tra phải

có kế hoạch điểu chỉnh, xử lý vi phạm

3.2 Biện pháp quản lý việc soạn kế hoạch bài dạy.

Chuẩn bị Kế hoạch giảng dạy việc quan trọng nhất của giáo viên cho giờlên lớp Kế hoạch bài dạy là kế hoạch tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt độngtích cực, chủ động, sáng tạo nhằm đạt được các mục tiêu dạy học một bài cụ thểcủa môn học với sự trợ giúp của các thiết bị dạy học, sách giáo khoa Đồngthời với việc xây dựng kế hoạch bài dạy là sự chuẩn bị đồ dùng dạy học

Để quản lý việc soạn kế hoạch bài dạy của giáo viên, hiệu trưởng phải chỉđạo, hướng dẫn giáo viên định hướng việc sử dụng sách giáo viên như một tàiliệu tham khảo và cung cấp những thiết bị cần thiết để giáo viên có đầy đủ cơ

Trang 6

sở, phương tiện cho việc soạn bài Đồng thời chỉ đạo các phó hiệu trưởng tậptrung vào một số công việc sau:

- Hướng dẫn giáo viên căn cứ phân phối chương trình và giảm tải để lập kếhoạch bài dạy Các tổ khối chuyên môn nghiên cứu kỹ nội dung chương trình

mà mình đảm nhiệm, trao đổi, bàn bạc để đi đến thống nhất về mục tiêu bài dạy,nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức của từng tiết học

Cụ thể ở khâu soạn bài: Quan tâm đến kiến thức trọng tâm, kiến thức mở rộng,giáo dục đạo đức, môi trường Các câu hỏi hệ thống hóa kiến thức bài dạy phải

có logic, dùng từ dễ hiểu phù hợp với đối tượng học sinh, phân rõ câu hỏi thuộcmỗi đối tượng học sinh cụ thể, chi tiết Phân thời gian hợp lý theo từng phầntrong bài dạy Phần thực hành xác định đúng đặc trưng kiến thức trọng tâm, phùhợp từng đối tượng học sinh Phương án học sinh thực hiện làm miệng, nháp,bảng con, hay vở Thể hiện rõ hình thức tiến hành từng phần theo nội dung bài(trực quan, đàm thoại, sinh hoạt nhóm…) Chuẩn bị tình huống có thể xảy ra nếumột bài có nhiều cách giải quyết khác nhau

-Cùng với phó hiệu trưởng kiểm tra việc lập kế hoạch bài học và sử dụng KHBHtrên lớp của giáo viên Cụ thể như :

+ Dự các buổi sinh hoạt khối, tổ chuyên môn

+ Duyệt KHBH vào thứ hai hàng tuần

+ Dự giờ thăm lớp để kiểm tra chất lượng giờ dạy cũng như chất lượngKHBH

+ Góp ý rút kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy

Qua các việc làm trên, đội ngũ giáo viên của trường đã có chuyển biếntrong việc xây dựng kế hoạch bài học Giáo viên đã thực hiện rất nghiêm túcviệc soạn bài, chất lượng bài soạn được nâng cao và có hiệu quả của tiết dạy, đã

đi sâu vào đổi mới phương pháp và nêu được trọng tâm chính của bài, nâng caochất lượng giảng dạy các môn học

3.3 Biện pháp quản lý giờ dạy và việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên.

Điều trước tiên tôi xác định dù khó khăn đến đâu vẫn phải thi đua dạy tốt,học tốt Với phương châm là đẩy mạnh chất lượng học sinh năng khiếu, quantâm chất lượng đại trà và khắc phục không còn học sinh chưa hoàn thành Chỉtiêu đã đưa ra phải quyết tâm thực hiện Nhà trường xác định đây là yếu tố tiênquyết để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Hoạt động dạy và học tại trường tiểu học hiện nay chủ yếu bằng hình thứcdạy học trên lớp Giờ dạy trên lớp của giáo viên giữ vai trò quyết định đến chấtlượng dạy học Một trong những vấn đề mà hiệu trưởng cần quan tâm trong quátrình dự giờ lên lớp của giáo viên đó chính là việc đổi mới phương pháp giảngdạy sao cho phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh Bởi vìchương trình tiểu học mới đặt trọng tâm vào việc đổi mới phương pháp giảngdạy và coi nó như là một trong những giải pháp chủ chốt để thực hiện đổi mớiphương pháp giáo dục nói riêng, đổi mới chương trình tiểu học nói chung Đổimới phương pháp dạy học là yêu cầu bức thiết để nâng cao chất lượng dạy học

Vì thế bằng nhiều hình thức khác nhau, các biện pháp khác nhau, người hiệutrưởng phải chỉ đạo chặt chẽ việc đổi mới phương pháp theo hướng kích thích

Trang 7

tính tích cực, chủ động của học sinh Lựa chọn phối hợp các phương pháp dạy

học theo nội dung từng phần, từng bài, giáo viên không thể thành công nếu chỉdùng duy nhất một phương pháp dạy học mà muốn thành công giáo viên phảibiết vận dụng phối hợp nhiều phương pháp bổ sung cho nhau để hình thành kiếnthức cho học sinh một cách tích cực, có hiệu quả.(học nhóm, đàm thoại, giảnggiải vấn đáp, đồng thời kiểm tra đánh giá kết quả ngay thời điểm đón nội dungđó)

Do đó để quản lý giờ lên lớp và đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viênđược tốt, cần chú ý một số nội dung sau:

- Phổ biến nội dung cơ bản của tiêu chuẩn giờ lên lớp để mỗi giáo viênđều nắm được Đó là:

+ Giáo viên đảm bảo yêu cầu kiến thức cơ bản, chính xác sao cho họcsinh nắm được kiến thức cơ bản nhất của bài học

+ Phương pháp phù hợp với bài dạy

+ Sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để có hiệu quả cao nhất

+ Phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo, hứng thú học tập của học sinh ở

cả ba đối tượng: hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành

+ Trong bài giảng lời đánh giá, nhận xét học sinh cần thể hiện tôn trọngnhân cách, cho điểm chính xác, khuyến khích tư duy

- Chỉ đạo bộ phận chuyên môn tổ chức tốt các chuyên đề về đổi mớiphương pháp giảng dạy Những vấn đề mới và khó mời ban giám hiệu để traođổi, thống nhất Để việc tổ chức các chuyên đề có hiệu quả, hiệu trưởng phảixây dựng kế hoạch chuyên đề cho cả năm học, chọn lựa đề tài thiết thực, hìnhthức tổ chức phù hợp với tình hình cụ thể của nhà trường và xu hướng phát triểnchung của ngành giáo dục

- Quản lý giờ lên lớp của giáo viên thông qua việc phỏng vấn học sinh,phụ huynh học sinh và xem xét kết quả học tập của học sinh qua các giờ dự

- Làm thay đổi ở giáo viên lối dạy “nhồi nhét”, lối truyền thụ “áp đặt” mộtchiều, cần tổ chức hoạt động học nhằm phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tựhọc, tạo ra năng lực và thói quen học suốt đời của học sinh, đó chính là dạy cáchhọc cho học sinh

Qua thực tế của trường, tôi nhận thấy nhờ sự chỉ đạo trực tiếp của Bangiám hiệu, khối trưởng chuyên môn mà việc vận dụng phương pháp giảng dạytích cực của giáo viên đã có hiệu quả hơn, giảm bớt tính hình thức Chính vì việc

dự giờ được tiến hành có kế hoạch, thường xuyên nên Ban giám hiệu đã pháthiện ra những giáo viên có năng lực, tham gia dự thi giáo viên dạy giỏi các cấpđạt kết quả cao Nhất là đội ngũ giáo viên giỏi của trường tăng đáng kể Ngoài

ra, cũng kịp thời nhắc nhở, giúp đỡ các giáo viên còn hạn chế về tay nghề vươnlên trong chuyên môn Nhờ thực hiện các biện pháp trên mà trong những nămvừa qua, đội ngũ giáo viên của trường về năng lực đã được nâng lên rõ rệt, đápứng được với việc nâng cao chất lượng dạy và học, gặt hái được nhiều thành tíchcao trong các đợt giao lưu câu lạc bộ các cấp

3.4 Biện pháp thăm lớp - dự giờ.

Để nâng cao chất lượng giảng dạy, cần có kế hoạch thăm lớp, dự giờ độtxuất hoặc theo lịch Để việc dự giờ đạt hiệu quả, cần thực hiện một số nội dung

Trang 8

- Trước hết, xác định đúng mục đích của việc dự giờ Dự giờ để học hỏi, bồidưỡng chuyên môn, để đánh giá xếp loại đồng nghiệp, để giao lưu chuyên mônchứ không phải dự giờ để ghi chép, đối phó

- Tìm hiểu trước về lớp, chương trình, nội dung, dạng bài dự giờ, xác định kiếnthức chính, trọng tâm và các kiến thức liên quan, nội dung mở rộng của bài dạy,các nội dung có thể tích hợp vào bài dạy, các hướng tích hợp, các kiểu tích hợp.Khi dự giờ cần có thái độ tích cực, không phản ứng ngay với các tình hướng xử

lý mà mình chưa đồng tình Ghi chép cụ thể tiến trình tiết dạy, các mặt trong tiếtdạy như: Kiến thức, kĩ năng sư phạm, thái độ sư phạm, hiệu quả tiết dạy, vậndụng các phương pháp, hình thức lên lớp,

- Khi dự giờ, giáo viên cố gắng không can thiệp gì trong suốt quá trình dự giờ.Ghi chép vào phiếu, giữ vị trí trung lập, không nên phán xét hoặc định kiến vềviệc điều gì nên xảy ra hoặc nên giảng thế nào Luôn nghĩ rằng có nhiều cách/phương pháp để đạt được mục tiêu Tập trung vào việc ghi nhận thông tin mô tả,tránh tuyệt đối đánh giá hoặc phán xét Quan sát và ghi nhận những động thái/tương tác của giáo viên và học sinh Ghi lại nguyên văn một số câu hỏi và trả lời

để minh họa cho những quan sát của bạn Quan sát tinh tế xem có bao nhiêu họcsinh tham gia vào những hoạt động nào Cảm nhận và ghi chép mức độ nắmbắt/hiểu biết kiến thức của học sinh Sau khi kết thúc bài giảng, người dự nêntóm tắt lại những gì mình quan sát được cùng với những khuyến nghị phù hợp.Đặc biệt, có thể quay hình, chụp ảnh làm minh chứng đánh giá giờ dự Tuy vậy,tránh làm ảnh hưởng đến quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh

- Khi dự giờ xong, người dự sẽ báo cáo lại kết quả dự giờ, những điều cần cảithiện, tự xây dựng được kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn, điều chỉnh phươngpháp và hình thức tổ chức dạy học của bản thân

Chính vì việc dự giờ được tiến hành có kế hoạch, thường xuyên nên Bangiám hiệu đã phát hiện ra những giáo viên tài năng, nhiều giáo viên được cử đi

dự thi giáo viên dạy giỏi các cấp Đồng thời cũng là dịp để kịp thời nhắc nhở,giúp đỡ các đồng chí giáo viên còn non yếu về tay nghề vươn lên trong chuyênmôn

3.5 Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ qua sinh hoạt tổ chuyên môn.

Hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn có tầm quan trọng trong việc bồidưỡng và nâng cao tay nghề cho đội ngũ giáo viên.Vì thế tổ trưởng chuyên mônphải là giáo viên có đủ uy tín, có năng lực quản lí và năng lực chuyên môn đểlàm đúng, làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình chứ không căn cứ hoàn toànvào tuổi đời và tuổi nghề của giáo viên đó

Trang 9

Tôi luôn xác định đây là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý,

nó có vai trò to lớn trong công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên vàchất lượng giáo dục Hoạt động hiệu quả của mỗi giáo viên sẽ tạo ra điều kiệntốt nhất để mỗi giáo viên tự học hỏi lẫn nhau về kiến thức, chuyên môn, nghiệp

vụ sư phạm, từ đó nâng cao năng lực chuyên môn của mình Sinh hoạt chuyênmôn phải có đầy đủ các nội dung theo kế hoạch xây dựng và đi sâu vào các nộidung chuyên môn đã được hướng dẫn và được cụ thể hóa đến toàn bộ giáo viêntrong tổ

Trên cơ sở kế hoạch chung của trường, yêu cầu phó hiệu trưởng và các tổchuyên môn cần có kế hoạch năm học, học kỳ Có chỉ tiêu phấn đấu rõ ràng,phân công trách nhiệm cho từng cá nhân trong tổ Từ các quy định về việc đổimới phương pháp dạy học, cụ thể hoá thành văn bản quy định nội bộ về hoạtđộng của tổ chuyên môn với các nội dung:

- Về thực hiện nề nếp, kỷ cương trong dạy học như thực hiện chươngtrình, kế hoạch giảng dạy, lập kế hoạch bài học, sử dụng đồ dùng dạy học, kiểmtra chấm chữa bài, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng đổi mớiphương pháp giảng dạy

- Về quyền hạn và trách nhiệm của tổ, khối trưởng trong việc kiểm tra,giám sát việc thi hành các nội quy, quy định của nhà trường

- Tổ chức nghiên cứu, thảo luận các chuyên đề dạy học nhằm đổi mớiphương pháp dạy học cho từng môn học

- Tổ chức lập kế hoạch bài học hoặc trao đổi theo nhóm về cách thức thiết

kế hệ thống câu hỏi, hệ thống các hoạt động, các thao tác học tập cho học sinh,cách thức tạo tình huống trong dạy học, thống nhất hình thức dạy học cho từngmôn học

- Tổ chức việc dạy thể nghiệm theo từng chuyên đề, thao giảng, hội thi,tổng kết kinh nghiệm theo từng chuyên đề của từng môn học Triển khai ápdụng các sáng kiến kinh nghiệm góp phần nâng cao trình độ của đội ngũ và nângcao chất lượng giảng dạy

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về sử dụng các thiết bị dạy học, kinhnghiệm về việc tự sáng tạo đồ dùng dạy học bằng những nguyên vật liệu sẵn có,

Để kịp thời uốn nắn những lệch lạc, chấn chỉnh việc tổ chức sinh hoạt tổchuyên môn, hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra kế hoạch và nội dung sinhhoạt tổ; tìm hiểu nguyên nhân của việc chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt

để có biện pháp chỉ đạo, uốn nắn, khắc phục kịp thời Kết quả đánh giá cần côngkhai, được sự đồng tình, ủng hộ của tập thể giáo viên Đồng thời với việc tăngcường kiểm tra thường xuyên hoạt động của các tổ chuyên môn, tiến hành kiểmtra việc thực hiện kỷ cương, nề nếp dạy học của từng giáo viên

Ngoài ra, Ban giám hiệu còn chú ý nắm các kế hoạch triển khai chuyên đề

Trang 10

của phòng, của các trường bạn để thông báo kịp thời cho giáo viên đi dự Qua đóhọc hỏi thêm kinh nghiệm của trường bạn, áp dụng những điều đã học vào giảngdạy.

Qua việc thường xuyên tổ chức các chuyên đề của trường và dự chuyên

đề của phòng, của trường bạn, Ban giám hiệu và các đồng chí giáo viên đã nắmvững hơn về việc đổi mới phương pháp của từng bộ môn và từ đó có sự đầu tưcác tiết dạy có hiệu qủa hơn

Ngoài ra, hiệu trưởng cũng phải dự họp định kỳ (ít nhất 1lần/tháng) vớikhối chuyên môn để trực tiếp thu nhận những khó khăn vướng mắc, những đềxuất của giáo viên, của khối từ đó đề ra biện pháp tháo gỡ; cũng như hiểu thêm

về năng lực quản lý của các khối trưởng Qua đó, góp ý thêm những vấn đềthích hợp, cần thiết Công việc này đòi hỏi hiệu trưởng phải làm thường xuyênnhằm mục đích xây dựng đội ngũ kế cận cho trường

Tóm lại, tăng cường quản lý hoạt động tổ chuyên môn là một biện pháp cơ bản

để nâng cao chất lượng giảng dạy, vì vậy hiệu trưởng nên định hướng nội dungsinh hoạt chuyên môn theo ý tưởng của nhà trường, theo từng thời điểm nhấtđịnh và cố gắng phát huy hết tác dụng của việc sinh hoạt tổ chuyên môn Tránhtình trạng tiến hành sinh hoạt một cách chiếu lệ, hình thức mà cần phải tập trunggiải quyết các vấn đề khó khăn mà tự bản thân mỗi giáo viên không thể giảiquyết được, từ đó thống nhất chung cách giải quyết trong tổ khối

3.6 Biện pháp chỉ đạo sử dụng đồ dùng dạy học góp phần quan trọng tới chất lượng giảng dạy.

Quá trình nhận thức là từ trực quan cụ thể đến tư duy trừu tượng, nhất làđối với học sinh tiểu học, yếu tố trực quan lại càng cần thiết Chính vì vậy Bangiám hiệu yêu cầu các tổ trưởng chuyên môn chú ý đến việc sử dụng hiệu quả

đồ dùng dạy học Cụ thể:

- Thống nhất việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cho các tiết của tuần tới trongđiều kiện nhà trường hiện có, nếu thiếu phải bổ sung hoặc đề xuất mua để phục

vụ cho giảng dạy

- Trong các tiết dạy, cần chú ý tới việc sử dụng triệt để và hiệu quả đồdùng dạy học trực quan

- Sau đợt thi giáo viên dạy giỏi các cấp, mỗi giáo viên nộp một đồ dùng

có chất lượng vào phòng thiết bị làm đồ dùng dạy học chung

3.7 Biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên cốt cán.

Muốn đẩy mạnh phong trào dạy tốt thì điều quan trọng nhất là phải xâydựng được đội ngũ giáo viên cốt cán Muốn có giáo viên giỏi, cần khuyến khíchđộng viên được giáo viên, nhất là giáo viên trẻ đăng ký tham gia dự thi giáo viêndạy giỏi các cấp, đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng để họ có hướng phấn đấuvươn lên

Bên cạnh đó, luôn khuyến khích tạo điều kiện cho giáo viên đi học nângcao trình độ Mỗi đồng chí giáo viên đều coi việc học tập bồi dưỡng nâng caotrình độ chuyên môn và tay nghề là quyền lợi và trách nhiệm của mình Việc bồidưỡng đội ngũ cốt cán cần tập trung vào một số nội dung sau:

Trang 11

- Bồi dưỡng một số kỹ năng thiết kế các hoạt động học tập trong bướcsoạn bài và các kỹ năng của người tổ chức, người hướng dẫn, người điều hànhcác hoạt động học tập

- Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức: Trước hết mỗi giáo viên phải xác định đúngmục tiêu kiến thức, kỹ năng cần đạt của mỗi bài học; hoạch định các hoạt động

rõ ràng, cụ thể (rõ nhiệm vụ học tập, rõ người thực hiện, rõ phương tiện hoạtđộng, rõ thời gian cho mỗi hoạt động) Trong đó: nhiệm vụ học tập, câu lệnh,câu hỏi, nội dung yêu cầu học sinh thực hiện phải rõ ràng, tường minh, ngắngọn; phân công rõ người thực hiện, có thể từng cá nhân hay toàn lớp hoặc nhómnhỏ, nhóm lớn hay theo dãy bàn

- Bồi dưỡng kỹ năng điều hành các hoạt động học tập của học sinh trên

lớp: định rõ quy trình thao tác, công việc các bước một cách cụ thể Điều chỉnh

sự lệch lạc, sai sót của học sinh một cách kịp thời, chủ động về thời gian đểđảm bảo thời lượng của bài học Đánh giá kết quả học tập của học sinh theohướng đổi mới với các hình thức giáo viên đánh giá, học sinh tự đánh giá hoặchọc sinh tự đánh giá lẫn nhau Kết hợp với việc dạy cho cả lớp với dạy từng họcsinh Thông qua một số học sinh để dạy cho cả lớp Luôn tạo ra không khí thiđua trong lớp học làm cho học sinh thích học Thể hiện rõ vai trò của thầy giáo

là người tổ chức, hướng dẫn và điều hành đòi hỏi người giáo viên cần phối hợp

và vận dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt các phương pháp dạy

- Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại và ứng dụng.Xác định thiết bị dạy học là một phương tiện vật chất vô cùng quan trọng, nó làphương tiện giúp giáo viên tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủđộng nhất, nhanh nhất và hấp dẫn nhất Nếu trong tiết dạy chỉ dạy cho các embằng “ sách vở” mà không gắn với đời sống muôn màu, muôn vẻ xung quanhcác em, không gắn với thiết bị đồ dùng dạy học để mô phỏng, minh họa, tái tạocuộc sống muôn màu muôn vẻ ấy thì thật là nhàm chán Thông qua hình ảnhtrực quan sẽ giúp các em lĩnh hội, chiếm lĩnh kiến thức chủ động, hấp dẫn và ghinhớ sâu sắc Vì vậy trong quá trình dạy học tôi luôn quán triệt sát sao việc sửdụng Đồ dùng dạy học có sẵn và tự làm có hiệu quả

3.8 Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết.

Ban giám hiệu rất coi trọng việc xây dựng một tập thể đoàn kết, nhất trí,tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong công tác và đời sống Công đoàn là một

tổ ấm gia đình, trong đó mọi thành viên đều chân tình cởi mở Giáo viên luôntìm thấy nguồn động viên khuyến khích của tập thể, yên tâm phấn đấu tronggiảng dạy để vươn lên

Với sự chỉ đạo sát sao và đúng hướng của ban giám hiệu, phong trào thiđua dạy tốt của trường diễn ra sôi nổi, năng lực chuyên môn của giáo viên đượcnâng lên rõ rệt và nhiều giáo viên luôn có ý thức học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau Điều

đó đã có tác dụng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng độingũ giáo viên vững về chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình tâm huyết, đoànkết tất cả vì học sinh thân yêu, điều đó không chỉ giúp cho chất lượng học tậpcủa học sinh ngày càng nâng cao, mà còn có tác dụng ảnh hưởng tốt trong tậpthể, cộng đồng uy tín của người thầy, niềm tin của nhân dân đối với nhà trường

Ngày đăng: 13/07/2020, 09:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG TRONG NĂM HỌC 2019-2020 - Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông 2018
2019 2020 (Trang 17)
Những hình ảnh trong Lễ khai giảng năm học 2019 – 2020: - Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông 2018
h ững hình ảnh trong Lễ khai giảng năm học 2019 – 2020: (Trang 18)
Những hình ảnh về hoạt động chuyên môn của nhà trường: - Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông 2018
h ững hình ảnh về hoạt động chuyên môn của nhà trường: (Trang 20)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w