tìm hiểu tình hình phát triển thương mai dịch vụ quốc tế giai đoạn 2008 – 2018

17 93 0
tìm hiểu tình hình phát triển thương mai dịch vụ quốc tế giai đoạn 2008 – 2018

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I - Khái niệm về dịch vụ, thương mại dịch vụ, TMDV quốc tế 1 Khái niệm dịch vụ Hiểu theo nghĩa rộng: • Trong cơ cấu của nền kinh tế, ngoài các ngành sản xuất vật chất (công nghiệp, nông nghiệp), có lĩnh vực sản xuất phi vật chất – đó là lĩnh vực dịch vụ • Dịch vụ bao gồm toàn bộ các hoạt động của con người mà kết quả không tồn tại dưới hình thái vật chất - Hiều theo nghĩa hẹp: • Dịch vụ là phần mềm của sản phẩm hàng hóa, gắn liền với quá trình sản xuất hàng hóa, hỗ trợ quá trình sản xuất hàng hóa • Dịch vụ là những hoạt động mang tính xã hội nhằm đáp ứng những nhu cầu về sản xuất và cuộc sống của con người, sản phẩm dịch vụ là vô hình, không có hình thái vật chất 2 Khái niệm thương mại dịch vụ - Khái niệm: Thương mại dịch vụ là sự mua bán, trao đổi về dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức vì mục đích thương mại Đặc điểm của thương mại dịch vụ: o Tính đặc thù về đối tượng trao đổi của thương mại  Việc đánh giá hiệu quả của thương mại dịch vụ phức tạp hốn với  thương mại hàng hóa do tính vô hình của dịch vụ Thương mại dịch vụ có ảnh hưởng đến hiệu quả của tất car các ngành kinh tế, do vậy, tác động của thương mại dịch vụ là rất lớn  Đối tượng của thương mại dịch vụ là vô hình, gắn liền với cá nhân con người, do vậy, quản lí TMDV phức tạp hơn so với TMHH o Tính đa dạng của các loại hình TMDV  Đa dạng về quy mô và tính chất kinh doanh Nhiều lĩnh vực có quy mô rất lớn, công nghệ hiện đại, lao động có chuyên môn rất cao, nhiều dịch vụ kinh doanh nhỏ, linh hoạt, phân tán, lao động đơn giản  Đa dạng về vai trò của TMDV: nhiều ngành cung ứng các yếu tố đầu vào quan trọng của toàn bộ nền kinh tế, nhiều dịch vụ chỉ đáp ứng nhu cầu hàng ngày của cá nhân 3 Khái niệm thương mại dịch vụ quốc tế - Khái niệm: Theo quy định của WTO, thương mại dịch vụ quốc tế là việc cung ứng dịch vụ giữa các thể nhân và pháp nhân của các nước theo 4 phương thức: o Thương mại dịch vụ giữa các nước: Tức là mua bán dịch vụ qua biên giới giữa các nước, có thể bằng viễn thông hoặc chuyển dịch vụ bằng hiện vật như bản vẽ, băng đĩa… o Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài: Khách hàng đi sang nước khác để tiêu dùng dịch vụ như đi du lịch, học tập hoặc sửa chữa tàu biển, máy bay ở nước ngoài… o Hiện diện thương mại: Đầu tư trực tiếp để thành lập 1 chi nhánh, công ty con hay đại lý để cung cấp dịch vụ như cung cấp thông tin, tư vấn pháp luật, ngân hàng cho nước sở tại Hiện diện của thể nhân: Là sự di chuyển tạm thời của các cá nhân sang o nước khác để cung cấp dịch vụ như tư vấn, xây dựng, làm nội trợ, chăm - sóc sức khỏe Đặc điểm của thương mại dịch vụ quốc tế: o Trong thương mại dịch vụ không nhất thiết phải có sự di chuyển của bản thân dịch vụ qua biên giới quốc gia o Tính chất khó thương mại hóa sản phẩm dịch vụ o Một số lĩnh vực dịch vụ thường có tính độc quyền của doanh nghiệp o Việc quản lý thương mại dịch vụ khó khăn hơn thương mại hàng hóa và chủ yếu được thực hiện thông qua các quy định trong nước của quốc gia tiêu dùng dịch vụ 4 Tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế 2008 – 2018 Top 5 nước dẫn đầu thế giới về thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2008 – 2018 (Đơn vị: USD) STT Quốc gia Giá trị 1 Hoa Kì 212246198 2 Vương Quốc Anh 122357015 3 Tây Ban Nha 51635057 4 Ma Cao (Trung Quốc) 29485699 5 Pháp 28755311 II Tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế 2008-2018 1 Tăng trưởng quy mô kim ngạch XKDV Biểu đồ: Tăng trưởng quy mô kim ngạch xuất khẩu dịch vụ (2008-2018) Đơn vị: ngàn tỉ USD (Nguồn: trademap.org) a Nhận xét chung Dựa vào biểu đồ thể hiện tăng trưởng quy mô kim ngạch XKDV giai đoạn 2008-2018, quy mô và tỷ trọng của XKDV có sự tăng trưởng tương đối trái ngược nhau, cụ thể: Trong năm 2008-2009, kim ngạch XKDV sụt giảm gần 0.42 ngàn tỷ USD trong khi tỷ trọng lại có sự tăng trưởng từ 20.11% lên 22.55% Giai đoạn 2009-2014, kim ngạch tăng trưởng với tốc độ tương đối đều, dao động trong khoảng 0.3 ngàn tỷ/năm Trong khi đó, tỷ trọng của XKDV trên tổng kim ngạch xuất khẩu lại có sự biến động không đều Tỷ trọng giảm từ 22.55% xuống 19.61% trong các năm 2009-2011, sau đó có dấu hiệu phục hồi và tăng dần từ 19.61% lên 21.53% trong các năm tiếp theo của giai đoạn này Đối với giai đoạn 2014-2018, quy mô lượng kim ngạch thu về từ hoạt động XKDV trên toàn thế giới lại có sự biến động khi giảm từ 5.18 ngàn tỷ còn 4.95 ngàn tỷ, tức giảm 0.23 ngàn tỷ trong năm 2015 và tăng đến 5.8 ngàn tỷ sau năm 2018 Về tỷ trọng của XKDV trong giai đoạn này đạt mức cao nhất là 24.0% trên toàn gian đoạn vào năm 2016, nhưng cũng biến động không đều khi lên xuống liên tục b Nguyên nhân Thứ nhất, sự phát triển của nền kinh tế thế giới Năm 2007-2008 chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu với sự sụp đổ của hàng loạt các hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới, kéo theo nền kinh tế rơi vào tình trạng “chao đảo”, mất kiểm soát Việc xuất khẩu trở nên khó khăn đối với cả hàng hóa và dịch vụ, do vậy lượng kim ngạch thu được từ hoạt động XKDV ghi nhận sự sụt giảm trong năm tiếp theo, đồng thời chỉ có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng ở mức trung bình sau khi hàng loạt các nước lớn và các tổ chức kinh tế trên thế giới có những giải pháp kinh tế kịp thời Nền kinh tế toàn cầu trong năm 2010 cũng đã có mức tăng trưởng vượt bậc sau cuộc đại khủng hoảng “cả đời người mới gặp một lần” hồi năm 2008 khi giá trị thương mại toàn cầu đạt mức tăng trưởng 13.5% Theo WTO, đây là đà đi lên nhanh nhất trong lịch sử thương mại toàn thế giới và là bước nhảy vọt so với năm 2009 2010 cũng là năm chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các thị trường “đang nổi” với hai đại diện là Trung Quốc và Ấn Độ, đồng thời tình trạng nợ công cũng đã dần lắng xuống, thể hiện sự khởi sắc không nhỏ của nền kinh tế thế giới Trong những năm tiếp theo 2011-2014, tuy còn nhiều khó khăn nhưng những nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật cũng đã dần đi vào ổn định và cho thấy những dấu hiệu đáng mừng trên đà tăng trưởng Đặc biệt, 2013 là năm được coi là “bản lề” đối với nền kinh tế thế giới Tuy nhận được những dấu hiệu đáng mừng trong giai đoạn 2010-2014 nhưng đến 2015, kinh tế thế giới lại rơi vào tình trạng khá ảm đạm, mức độ tăng trưởng có phần yếu ớt và tình trạng này tiếp tục tiếp diễn trong năm 2016 Sự kiện Brexit cũng giáng một đòn nặng nề đối với kinh tế của khối EU nói riêng và toàn thế giới nói chung, làm giảm thương mại, đầu tư và năng suất lao động trên quy mô toàn cầu, GDP trên đầu người giảm xuống Cũng trong năm 2016, việc Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ cũng dấy lên những tranh cãi về ảnh hưởng của các chính sách đã, đang và sẽ tiến hành của nền kinh tế số 1 thế giới này, đặc biệt là chính sách “American First” Tuy vậy, sang năm 2017, kinh tế thế giới có nhiều biến động nhưng theo chiều hướng tích cực, đáng kể nhất là thị trường tài chính – tiền tệ toàn cầu đã có những tác động không nhỏ đến tốc độ phát triển kinh tế của thế giới trong năm này Đáng tiếc điều này không diễn ra lâu bởi ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến cục diện kinh tế toàn cầu bị đảo lộn, thương mại quốc tế có dấu hiệu bị kìm hãm Tuy nhiên, lượng kim ngạch thu về từ XKDV được ghi nhận vẫn tăng so với năm trước, nhưng thương mại toàn cầu lại được dự đoán sẽ chững lại trong thời gian sắp tới Thứ hai, xu hướng toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại Toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại đang là xu thế tất yếu của nền kinh tế hiện đại, cho phép các nước đang phát triển tiếp cận với thị trường thế giới, do đó phát triển nền sản xuất của họ đến một quy mô vượt quá nhu cầu của thị trường nội địa Đồng thời thông qua việc nhập khẩu hàng hóa, công nghệ từ các nước phát triển khiến trình độ kĩ thuật của các nước đang phát triển có những bước tiến đáng kể Toàn cầu hóa cho phép các nước đang phát triển tiếp cận với thị trường thế giới trong khi tự do hóa thương mại giúp dỡ bỏ hàng rào thuế quan, các rào cản thương mại, từ đó hoạt động thương mại được tăng cường một cách dễ dàng hơn Kể từ khi hai xu hướng này trở nên phổ biến trên thế giới đã làm cho tình hình thương mại được cải thiện nhanh chóng, luồng hàng hóa di chuyển giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trở nên dễ dàng hơn Tương tự đối với ngành xuất khẩu dịch vụ, trong 10 năm trở lại đây đã có quy mô tăng trưởng tương đối tốt nhưng vẫn có nhiều giai đoạn gặp biến động Thứ ba, mức sống của người dân không ngừng tăng lên, kim ngạch thu được từ XKDV ngày càng nhiều trong đó du lịch chiếm tỷ trọng tương đối lớn Xã hội càng phát triển, của cải vật chất được làm ra ngày càng nhiều tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ phát triển, trong đó nổi bật phải đề cập tới ngành du lịch quốc tế Lượng kim ngạch thu được từ du lịch quốc tế có mức độ tăng trưởng ấn tượng, tăng đều qua từng năm và tiến dần tới vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ trên toàn thế giới Hơn nữa, nhiều quốc gia còn lấy việc phát triển du lịch quốc tế làm mũi nhọn vì lượng kim ngạch khổng lồ thu được từ hoạt động này, điều đó cho thấy ngành du lịch sẽ có tiềm năng phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai Ngoài ra còn có nhiều lý do khác dẫn tới sự thay đổi quy mô và tỷ trọng của XKDV trong giai đoạn 2008-2018 như: sự phát triển của khoa học công nghệ, các hiệp định kinh tế mới,…… 2 Tốc độ tăng trưởng Biểu đồ: Tốc độ tăng trưởng của XKHH và XKDV (2008-2018) Đơn vị: % (Nguồn: trademap.org) 3 Cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế 3.1 Tổng quan về sự chuyển dịch cơ cấu thương mai dịch vụ quốc tế 3.1.1 Phân loại dịch vụ a Vận tải - Khái niệm: “Dịch vụ vận tải quốc tế” (Thương mại dịch vụ vận tải quốc tế) – là dịch vụ tất cả các loại hình vận tải do Người cư trú (Pháp nhận và Thể nhân) của một quốc cung cấp cho Người cư trú của một quốc gia khác - Các loại hình vận tải: Vận tải đường biển, đường sông, đường bộ, đường ống dẫn, hàng không và vũ trụ - Phân biệt: Vận tải hành khách; vận tải hàng hóa; thuê phương tiện vận tải với kíp lái; các dịch vụ trợ giúp và phụ trợ khác b Du lịch quốc tế - Khái niệm: Du lịch quốc tế là giá trị hàng hóa và dịch vụ mà khách du lịch mua và tiêu thụ ở nước ngoài trong thời gian du lịch (dưới 1 năm và khách du lịch không được cho là người cư trú tại quốc gia mà họ du lịch) - Phân biệt 2 dạng: + Du lịch với mục đích kinh doanh + Du lịch cá nhân c Các loại hình dịch vụ khác - Dịch vụ viễn thông liên lạc - Xây dựng - Bảo hiểm - Dịch vụ tài chính - Dịch vụ máy tính và tin học - Phí bản quyền và giấy phép (bằng sáng chế, quyền tác giả, nhãn hiệu thương mại, bí quyết công nghê, nhượng quyền) - Dịch vụ liên quan tới thương mại, cho thuê, dịch vụ kỹ thuật,… như: kế toán, kiểm toán; quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh; nghiên cứu phát triển, nghiên cứu thị trường, dịch vụ marketing… - Dịch vụ cá nhân, văn hóa và giải trí 3.1.2 Nguyên nhân dẫn đến sự dịch chuyển cơ cấu Không chỉ có các nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển mới có sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế Ngày nay, chính các nền kinh tế công nghiệp phát triển cũng phải thường xuyên điều chỉnh cơ cấu kinh tế để tiếp tục phát triển Chuyển dịch cơ cấu là quá trình phát triển của các bộ phận kinh tế, dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa chúng và làm thay đổi mối quan hệ tương quan giữa chúng so với một thời điểm trước đó Sự thay đổi này là kết quả của quá trình: • Xuất hiện thêm những yếu tố kinh tế mới hay mất đi một số yếu tố kinh tế đã có, tức là có sự thay đổi về số lượng các bộ phận của nền kinh tế • Tăng trưởng với nhịp độ khác nhau giữa các bộ phận trong nền kinh tế đã dẫn tới thay đổi cơ cấu Trong trường hợp này sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế là kết quả của sự phát triển không đồng đều giữa các bộ phận sau mỗi giai đoạn • Thay đổi trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các bộ phận Sự thay đổi này biểu hiện bằng số lượng các yếu tố kinh tế có liên quan và mức độ tác động qua lại giữa chúng Và khi một yếu tố cấu thành nền kinh tế ra đời hay phát triển, do có mối quan hệ với các yếu tố khác còn lại, nó có thể tác động thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển các yếu tố có liên quan với nó Sự tăng trưởng của các bộ phận dẫn đến thay đổi cơ cấu trong mỗi nền kinh tế Cho nên chuyển dịch cơ cấu kinh tế xảy ra như là kết quả của quá trình phát triển Đó là quy luật tất yếu từ xưa đến nay trong hầu hết mọi nền kinh tế 3.2 Sự phát triển của một số nhóm dịch vụ chủ yếu 3.2.1 Dịch vụ du lịch quốc tế - Theo số liệu mới nhất do Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) công bố ngày 21/1, số lượt khách du lịch quốc tế đã tăng 6% trong năm 2018 lên 1,4 tỷ lượt tổng cộng nhờ kinh tế tăng vững mạnh và chi phí du lịch bằng đường hàng không có giá cả phải chăng hơn - Theo tổ chức du lịch trực thuộc Liên hợp quốc này, giá nhiên liệu ổn định sẽ góp phần làm chi phí du lịch bằng hàng không phải chăng hơn, trong khi việc kết nối hàng không tiếp tiếp tục được cải thiện ở nhiều điểm đến - Việc ra nước ngoài du lịch của người dân thuộc các thị trường mới nổi, nhất là Ấn Độ và Nga, dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh Song, WTO cũng cảnh báo rằng những bất ổn liên quan đến tiến trình Brexit, cũng như căng thẳng địa chính trị và thương mại có thể khiến các nhà đầu tư và khách du lịch có tâm lý thận trọng hơn - UNWTO cũng đề cập đến việc lượng khách đổ đến Nam Âu, Trung Đông và châu Phi tăng mạnh là một trong những động lực thúc đẩy du lịch quốc tế - Mặc dù lượng khách đến Bắc Mỹ chỉ tăng 4%, ngành du lịch của châu Âu, châu Phi và khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều hoạt động tốt hơn với mức tăng lần lượt là 6%, 7% và 6% - Lượng khách đến châu Âu trong năm vừa qua đạt 713 triệu lượt tổng cộng, nhưng UNWTO lưu ý rằng du lịch ở khu vực Bắc Âu gần như không tăng do những bất ổn xung quanh tiến trình Brexit – chỉ việc Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu -Đối với châu Phi, nơi đã đón tổng cộng 67 triệu lượt du khách tổng cộng trong năm 2018, khu vực phía Bắc của lục địa này ghi nhận mức tăng 10% về lượng khách đến ở lại ít nhất qua đêm - Số lượt du khách đến Trung Đông cũng tăng 10% lên 64 triệu - Trong khi đó, lượng du khách đến vùng Caribe sụt giảm 2% Khu vực này vẫn chịu những ảnh hưởng từ hai trận siêu bão Maria và Irma hồi tháng 9/2017 mà đã gây ra thiệt hại rất lớn ở các địa điểm thu hút du lịch như Barbuda, Puerto Rico và quần đảo Virgin./ Kết quả doanh thu từ hoạt động du lịch trong năm 2017 theo từng khu vực: - Tại Châu Âu, các số liệu thu thập được khá hỗn hợp, với một số điểm đến du lịch chịu tác động tiêu cực từ các thách thức về an toàn và an ninh Liên minh Châu Âu với doanh thu du lịch quốc tế đạt 442 tỷ trong năm 2017, tăng 34 tỷ (+ 1.08%) so với năm 2008 Các khu vực đồng Euro (+1.05%) và Trung Âu (+1.01%), trong khi du lịch ở khu vực Bắc Âu gần như không tăng do những bất ổn xung quanh tiến trình Brexit – chỉ việc Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu - Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (+3.8%) dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng trong cả điều kiện tương đối và tuyệt đối, với tổng doanh thu là 342 tỷ , tăng 252 tỷ so với năm 2008 Với sự tăng trưởng mạnh mẽ, Nam Á hơn (+2.4%), Đông Bắc Á và Đông Nam Á (+1.82%) - Doanh thu du lịch quốc tế tại Châu Mỹ đạt 326 tỷ, tăng 131 tỷ (+1.67%) so với năm 2008, củng cố đà tăng trưởng vững chắc trong hai năm qua - Các số liệu mới thu thập được cho thấy sự phục hồi của ngành du lịch tại Châu Phi Năm 2018, ngành du lịch Nam Phi mang lại nguồn thu gần 30 tỷ USD, đưa Nam Phi trở thành nền kinh tế du lịch lớn nhất châu Phi Khu vực cận Sahara (+1.04%) về tốc độ tăng trưởng doanh thu Ngành du lịch tại Trung Đông – Bắc Phi đạt doanh thu du lịch quốc tế khoảng 88 tỷ trong năm 2017, tăng 1.28% so với năm 2008 Kết quả của báo cáo 2017 tại khu vực Châu Phi và Trung Đông cần được sử dụng một cách thận trọng, do các dữ liệu được thu thập có giới hạn Kết quả doanh thu từ hoạt động du lịch giai đoạn 2008 – 2017 trên thế giới: Năm 2008 Doanh thu (tỷ USD) 981,839 2009 893,14 2 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 965,63 1078 1114 1200 1261 1215 1238 1390 Kỳ vọng vào ngành du lịch trong thời gian tiếp theo: - Hồi năm 2010, UNWTO đã dự báo rằng số lượt khách du lịch quốc tế sẽ chỉ đạt mốc 1,4 tỷ vào năm 2020 Nhưng giờ đây, tình hình tăng trưởng kinh tế mạnh hơn, du lịch bằng đường hàng không có giá "dễ thở" hơn, cùng với việc các nước đều nới lỏng cơ chế cấp thị thực hơn đã giúp thúc đẩy hoạt động du lịch trên toàn thế giới - Tổng Thư ký UNWTO, ông Zurab Pololikashvili nói: "Đà tăng trưởng của ngành du lịch trong những năm gần đây đang củng cố vị thế của ngành này như là một trong những động lực mạnh mẽ nhất cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.” - UNWTO cũng đưa ra dự đoán hoạt động du lịch trên toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 3-4% trong năm 2019 3.2.2 Dịch vụ vận tải quốc tế - Năm 2018, nền kinh tế thế giới có mức tăng trưởng GDP ở mức 3,7% Nhu cầu vận tải đường biển tăng trưởng 2,7%, giảm so với mức 4,2% của năm 2017 do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang khiến nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm so với dự kiến Trong khi đó, đội tàu vận tải biển thế giới năm 2018 chỉ tăng trưởng 2,6% (mức thấp nhất trong 18 năm qua, năm 2017 là 3,4%) Tuy nhiên, do chênh lệch cán cân cung cầu, năm 2018 thị trường vận tải đường biển thế giới thực tế có dấu hiệu tăng trưởng tích cực Dự báo thị trường vận tải biển thế giới năm 2018 - Theo cập nhật mới nhất của Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì các Tổ chức này đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu năm 2019, 2020 ở mức 3,5% giảm 0,2% so với dự báo trước đó, năm 2020 ở mức 3,6% giảm 0,1% so với dự báo do một phần tác động của xung đột thương mại leo thang Ở một số thị trường mới nổi và đang phát triển đã trải qua một năm đầy khó khăn về áp lực tài chính, giảm tăng trưởng, IMF nhận định trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu bị suy yếu bởi các biện pháp thuế quan đối với số hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD mà Mỹ và Trung Quốc áp đặt lẫn nhau, kinh tế thế giới càng trở nên dễ bất ổn với những nguy cơ khác - Bên cạnh đó, sự cố vỡ đập tại Brazil từ Quý 4/2018 đã có tác động tiêu cực đến mức độ tăng trưởng của thị trường vận chuyển hàng hóa bằng đường biển vào thời điểm cuối Q4/2018 và các tháng đầu năm 2019 (dự kiến Brazil sẽ cắt giảm 70 triệu tấn/233 triệu tấn quặng mỏ xuất khẩu trong năm 2019, tương đương với -1,7% tổng sản lượng quặng mỏ vận chuyển đường biển) Việc áp dụng tiêu chuẩn xử lý nước Ballast, tiêu chuẩn mới về nhiên liệu có hàm lượng sulphur thấp thông qua việc này sẽ có nhiều tàu được đưa lên đà để lắp đặt thêm hệ thống lọc khí thải hoặc sử dụng nhiên liệu theo tiêu chuẩn mới làm gia tăng chi phí, áp lực tài chính lên các chủ tàu - Tổng sản lượng dầu mỏ thế giới trong năm 2019 dự kiến là 101,1 triệu thùng/ngày, tăng 1% so với 99,7 triệu thùng/ngày của 2018 Trong đó, duy nhất khu vực Mỹ có sản lượng tăng trưởng dương (10%), còn lại các khu vực khác đều dự kiến cắt giảm sản lượng do kế hoạch bảo dưỡng định kỳ trong 2019 Theo thống kê của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), giá dầu thô Brent thế giới trong tháng 1/2019 ở mức bình quân 59 USD/thùng, tăng 02 USD/thùng so với tháng 12/2018 và thấp hơn 10 USD/thùng so với cùng kỳ năm ngoái Theo dự báo của EIA, trong năm 2019 giá dầu thô sẽ dự kiến ở mức trung bình 61 USD/thùng và đến 2020 là 62 USD/thùng - Theo đó, dự báo nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trên toàn thế giới trong năm 2019 sẽ tăng trưởng 3,0%, đạt mức 12,263 tỷ tấn (so với mức tăng trưởng 2,7%/ 11,901 tỷ tấn trong năm 2018) Đội tàu vận tải biển thế giới năm 2019 dự kiến tăng trưởng 3% Kết quả doanh thu từ hoạt động du lịch giai đoạn 2008 – 2017 trên thế giới: 3.2.2 Dịch viễn thông, thông tin và máy tính III XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUÓC TẾ 1 Kim ngạch thương mại dịch vụ phát triển nhanh 1.1 2 Phương thức cung ứng và tiêu dùng dịch vụ có sự thay đổi quan trọng 2.1 Các phương thức cung ứng dịch vụ - Cung ứng dịch vụ qua biên giới: Cung ứng dịch vụ qua biên giới được hiểu là việc cung cấp dịch vụ từ lãnh thổ của một thành viên đến lãnh thổ của bất kỳ một thành viên nào khác Cách thức cung ứng dịch vụ này hiện nay rất phổ biến trên thế giới - Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài: Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài là việc cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ của một thành viên, cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác Phương thức cung ứng này là đặc trưng của một số ngành dịch vụ như dịch vụ du lịch hay dịch vụ chăm sóc sức khỏe Ví dụ như khách du lịch đến một quốc gia và sử dụng dịch vụ khách sạn, lữ hành…ở tại quốc gia đó - Hiện diện thương mại: Đây là phương thức cung cấp dịch vụ bởi một nhà cung cấp dịch vụ của một thành viên, thông qua sự hiện diện thương mại trên lãnh thổ của một thành viên khác Có thể lấy ví dụ về ANZ – một trong ba ngân hàng nước ngoài đầu tiên được cấp giấy phép thành lập tại Việt Nam Đây chính là việc cung ứng dịch vụ ngân hàng thông qua hiện diện thương mại - Hiện diện thể nhân Đây là phương thức cung ứng dịch vụ, theo đó, dịch vụ được cung ứng với nhà cung ứng của một thành viên, thông qua hiện diện của nhà cung ứng này ở lãnh thổ của một thành viên khác Tuy nhiên, trong phương thức cung ứng này, nhà cung ứng dịch vụ chỉ là một thể nhân Trên thực tế, phương thức cung ứng này cũng xuất hiện rất nhiều Ví dụ việc mời các giáo viên từ các trường đại học nước ngoài về Việt Nam dạy học chính là sự cung ứng dịch vụ giáo dục qua phương thức hiện diện thể nhân 2.2 Sự thay đổi trong cung ứng và tiêu dùng dịch vụ - Những tiến bộ về công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống internet đã dẫn đến những thay đổi quan trọng, mang tính cách mangj trong phương thức cung ứng và tiêu dùng dịch vụ Hàm lượng công nghệ và tri thức ngày càng cao hơn trong các sản phẩm dịch vụ giúp cho nhiều loại dịch vụ kể cả dịch vụ truyền thống được cung cấp và tiêu dùng hiệu quả hơn rất nhiều Ví dụ như thông qua internet, các công ty lữ hành có thể cung cấp thông tin về các tuyến du lịch, đặt khách sạn và vé máy bay; Hàm lượng công nghệ và tri thức ngày càng cao hơn trong các sản phẩm dịch vụ giúp cho nhiều loại dịch vụ kể cả dịch vụ truyền thống được cung cấp và tiêu dùng hiệu quả hơn rất nhiều Ví dụ như thông qua internet, các công ty lữ hành có thể cung cấp thông tin về các tuyến du lịch, đặt khách sạn và vé máy bay Hay một ví dụ nữa như việc cung cấp dịch vụ giáo dục trực tuyến (e-learning), học viên có thể ngồi tại nhà để học, giáo viên nước ngoài cũng không cần di chuyển đến tận nơi người học để giảng dạy, việc cung ứng dịch vụ được thông qua internet, điện thoại… Hoặc đối với việc cung cấp dịch vụ pháp lý, luật sư có thể tư vấn cho khách hàng nước ngoài của mình qua điện thoại, mail…mà không cần gặp gỡ trực tiếp Hay một ví dụ nữa như việc cung cấp dịch vụ giáo dục trực tuyến (e-learning), học viên có thể ngồi tại nhà để học, giáo viên nước ngoài cũng không cần di chuyển đến tận nơi người học để giảng dạy, việc cung ứng dịch vụ được thông qua internet, điện thoại… Hoặc đối với việc cung cấp dịch vụ pháp lý, luật sư có thể tư vấn cho khách hàng nước ngoài của mình qua điện thoại, mail…mà không - cần gặp gỡ trực tiếp Các ngành tài chính-ngân hàng (gồm cả bảo hiểm) và dịch vụ kinh doanh trở thành hai ngành dịch vụ quan trọng, tạo ra phần lớn giá trị gia tăng của ngành dịch vụ và là động lực thúc đẩy tăng trưởng của toàn nền kinh tế Mặc dù có cuộc khủng hoảng thị trường cho vay thế chấp dưới mức chuẩn trong thời gian gần đây ở Mỹ và một số nền kinh tế phát triển khác, xét về dài hạn ngành dịch vụ tài chính-ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng điện tử (e-banking) bao gồm cả các ngân hàng điện tử (virtual banks) vẫn có tiềm năng phát triển rất lớn Một mặt, nhờ công nghệ hiện đại, các ngân hàng có thể đa dạng hoá các loại dịch vụ và tạo ra nhiều dịch vụ ngân hàng mới nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng Mặt khác, công nghệ hiện đại, đặc biệt trong lĩnh vực phân tích và xử lý thông tin như hệ thống chấm điểm tín dụng tự động sẽ giúp các ngân hàng quản lý khách hàng tốt hơn nhằm hạn chế tối đa rủi ro Công nghệ thông tin ngày nay đang giúp giảm bớt sự bất đối xứng về thông tin giữa khách hàng và ngân hàng - Phương thức sản xuất, cung cấp dịch vụ đang dần chuyển từ việc sử dụng nhiều sức lao động truyền thống sang việc sử dụng lao động tri thức với những phương tiện hiện đại TMDV có xu hướng giảm việc trao đổi theo những phương thức truyền thống – đòi hỏi sự tiếp xúc và tương tác trực tiếp giữa người cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng dịch vụ, thay vào đó sẽ được tiến hành nhiều hơn qua mạng thông tin toàn cầu Internet • Đối với du lịch: Trong những năm gần đây, các công cụ trực tuyến đã tác động tích cực tới hoạt động du lịch như quảng bá thương hiệu, hình ảnh; đặt phòng, đặt vé Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội và cuộc cách mạng công nghệ đã làm thay đổi lớn thị trường này khi lượng du khách đặt phòng trực tuyến qua các đại lý du lịch trực tuyến (Online Travel Agency – OTA) ngày càng nhiều (Nguồn: https://www.statista.com) • Đối với Internet và mạng xã hội: • Thương mại điện tử • Dịch vụ tài chính 3 Cơ cấu sản phẩm trên thị trường đang có sự thay đổi theo hướng gia tăng nhanh chóng tỷ trọng của các ngành sử dụng nhiều hàm lượng công nghệ, giảm tỷ trọng của du lịch và vận tải - Nền kinh tế dịch vụ hiện nay dựa trên hai nền tảng chính là toàn cầu hóa và kinh tế tri thức và được thúc đẩy bởi những thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật Toàn cầu hóa và kinh tế tri thức làm thay đổi thói quen sinh hoạt và tiêu dùng trong đời sống kinh tế-xã hội, xu hướng kinh doanh và chính sách của chính phủ đối với ngành kinh tế dịch vụ Khả năng phát triển của các công ty trong những lĩnh vực dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao gần như không bị hạn chế, cạnh tranh chủ yếu dựa trên tính độc đáo, sáng tạo của dịch vụ thay vì dựa trên yếu tố đầu vào hay vốn đầu tư như du lịch và vận tải Bảng 2: Bảng giá trị của các nhóm dịch vụ 2014 2015 2016 2017 2018 Du lịch 984,239,283 885,190,776 900,527,842 966,892,837 138,678,287 Vận tải 1,525,392,53 7 1,410,901,95 9 1,349,529,10 1 1,528,732,00 5 976,055,555 Dịch vụ 2,586,772,70 7 khác 2,551,205,05 9 2,621,960,26 8 2,660,688,89 5 4,392,100,163 (Đơn vị: %) Nguồn: Trademap.org - Tỷ trọng nhóm dịch vụ du lịch giảm dần qua từng năm Cụ thể năm 2014 chiếm 19,31% cho tới năm 2018 chỉ còn lại 2,52% trong tổng giá trị dịch - vụ Có thể nhận thấy sự thay đổi rõ rệt trong tỷ trọng của nhóm dịch vụ khác Chỉ trong vòng 4 năm, từ 50,76% đã lên tới 70,76% năm 2018 Sự thay đổi này được lí giải bởi sự phát triển vượt bậc và nhanh chóng của công nghệ - thông tin, viễn thông, máy tính Những nền kinh tế dịch vụ truyền thống trước đây hình thành dựa trên một số lợi thế vật chất nhất định như cảng biển để phát triển giao thông vận tải, thiên nhiên tươi đẹp để phát triển du lịch kết hợp với mua sắm hay lợi thế về nhiều tiền vốn để trở thành trung tâm tài chính Khác với những nền kinh tế dịch vụ truyền thống này, kinh tế dịch vụ hiện đại có nhiều điểm tương đồng với kinh tế tri thức (knowledge-based economy) Không phải ngành dịch vụ nào cũng có hàm lượng trí tuệ cao và là ngành dịch vụ tri thức (knowledge-based services) Tuy nhiên, ngày nay khi những ngành dịch vụ tri thức phát triển vượt bậc, trở nên thống trị lĩnh vực dịch vụ và tạo ra phần lớn giá trị gia tăng của toàn nền kinh tế, giúp ngành dịch vụ thống trị nền kinh tế thì nền kinh tế trở thành kinh tế dịch vụ Vì thế, giống kinh tế tri thức, kinh tế dịch vụ hiện đại phát triển dựa vào sự sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức và thông tin Nói một cách khác, đó là kinh tế dịch vụ tri thức ... dịch vụ quốc tế 3.1 Tổng quan chuyển dịch cấu thương mai dịch vụ quốc tế 3.1.1 Phân loại dịch vụ a Vận tải - Khái niệm: ? ?Dịch vụ vận tải quốc tế? ?? (Thương mại dịch vụ vận tải quốc tế) – dịch vụ. .. triển thương mại dịch vụ quốc tế 2008 – 2018 Top nước dẫn đầu giới thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2008 – 2018 (Đơn vị: USD) STT Quốc gia Giá trị Hoa Kì 212246198 Vương Quốc Anh 122357015... (Trung Quốc) 29485699 Pháp 28755311 II Tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế 2008- 2018 Tăng trưởng quy mô kim ngạch XKDV Biểu đồ: Tăng trưởng quy mô kim ngạch xuất dịch vụ (2008- 2018)

Ngày đăng: 10/07/2020, 07:45

Hình ảnh liên quan

4. Tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế 2008 – 2018 - tìm hiểu tình hình phát triển thương mai dịch vụ quốc tế giai đoạn 2008 – 2018

4..

Tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế 2008 – 2018 Xem tại trang 2 của tài liệu.
Bảng 2: Bảng giá trị của các nhóm dịch vụ. - tìm hiểu tình hình phát triển thương mai dịch vụ quốc tế giai đoạn 2008 – 2018

Bảng 2.

Bảng giá trị của các nhóm dịch vụ Xem tại trang 14 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan