1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận quản lý rủi ro quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong những năm 2017 2018

37 35 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 154,76 KB

Nội dung

Khái niệm rủi ro tín dụng Theo A.Saunders và H.Lange: “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khingân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính ma

Trang 1

Chương 1 Lý luận về rủi ro và quản lý rủi ro tín dụng

1.1 Rủi ro tín dụng

1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Theo A.Saunders và H.Lange: “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khingân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập

dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ

về số lượng và thời hạn”

Theo Quy định số 18/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN tại khoản 1 điều 2

đề cập khái niệm “rủi ro tín dụng trong hoạt động của TCTD là khả năng xảy ra tổnthất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiệnhoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”

Tuy có rất nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro tín dụng nhưng có thể đượctập hợp lại như sau:

Rủi ro tín dụng được định nghĩa là khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khingân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng Có nghĩa là khả năng khách hàngkhông trả được nợ theo hợp đồng gắn liền với mỗi khoản tín dụng ngân hàng cấpcho họ Hoặc nói một cách cụ thể hơn, thu nhập dự tính mang lại từ các tài sản cósinh lời của ngân hàng có thể không được hoàn trả đầy đủ xét cả về mặt giá trị vàthời hạn

1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng

Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro thì rủi ro tín dụng được phân chiathành các loại sau đây:

Trang 2

- Rủi ro giao dịch: Đây là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát

sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt hồ sơ cho vay,đánh giá khách hàng

- Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình thẩm định, đánh giá vàphân tích tín dụng để đưa đến quyết định cho vay

- Rủi ro bảo đảm: Phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trongcác hợp đồng cho vay, liên quan đến tài sản đảm bảo

- Rủi ro nghiệp vụ: Là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạtđộng cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử

lý các khoản vay có vấn đề

- Rủi ro danh mục: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát

sinh là do những nguyên nhân khách quan trong nền kinh tế, môi trường, ngànhnghề nên khó có thể giảm thiểu rủi ro và rủi ro do những nguyên nhân đa dạnggây nên có thể giảm thiểu nhờ đa dạng hóa cho vay để phân tán rủi ro

- Rủi ro nội tại: Xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng mang tính riêng biệtbên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế

Rủi ro tín dụng

Rủi ro giao dịch

Rủi ro

lựa chọn

Rủi ro bảo đảm

Rủi ro nghiệp vụ

Rủi ro danh mục

Rủi ro nội tại

Rủi ro tập trung

Trang 3

- Rủi ro tập trung: Ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một kháchhàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnhvực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định.

Nếu căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng thì rủi ro tín dụng đượcphân chia thành các loại sau:

- Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn (rủi ro đọng vốn): Khi thiết lập quan hệ tíndụng, người vay và ngân hàng phải quy ước về khoản thời gian hoàn trả nợ vay.Tuy nhiên, đến thời hạn trả mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn vay,những tổn thất xảy ra trong giai đoạn này người ta gọi là rủi ro không hoàn trả

nợ đúng hạn

- Rủi ro không có khả năng trả nợ: Là rủi ro xảy ra trong trường hợp khách hàng

đi vay và mất khả năng chi trả Do vậy ngân hàng cần thanh lý tài sản của kháchhàng để thu hồi nợ

1.1.3 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng

a) Nguyên nhân mang tính chủ quan

- Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Các khoản vay có vấn đề và các thiệt hại cho vay có thể xảy ra do sơ hở

về thủ tục trong nội bộ ngân hàng Đây được gọi là các hoạt động cho vaykhông hoàn hảo và nó xuất hiện do các nguyên nhân: do thông tin tín dụngkhông đầy đủ (ngân hàng không có cái nhìn toàn diện về bản thân kháchhàng cũng như tình hình tài chính của họ), trình độ chuyên môn và đạo đứcnghề nghiệp của cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêngcòn hạn chế (thiếu năng lực xử lý thông tin tín dụng, thẩm định hồ sơ bảo vệ

và giám sát khoản vay), ngân hàng quá chú trọng vào lợi nhuận và mongmuốn về lợi tức cao hơn các khoản vay lành mạnh, sự cạnh tranh không lànhmạnh với các ngân hàng khác và các tổ chức phi ngân hàng với mong muốnđược tỷ trọng vay nhiều hơn (ngân hàng bỏ qua một số bước kiểm địnhkhoản vay, hạ thấp các tiêu chuẩn tín dụng,…), hoạt động kiểm tra, kiểm soátkhông được tiến hành thường xuyên (nhân viên tín dụng không nắm bắt được

Trang 4

tình hình tín dụng của khách hàng cũng như môi trường tín dụng của nềnkinh tế).

- Nguyên nhân từ phía khách hàng

Khách hàng là doanh nghiệp thì nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ trình

độ quản lí kém dẫn đến việc sử dụng vốn vay không mang lại hiệu quả nhưmong đợi hoặc xây dựng kế hoạch kinh doanh thiếu chính xác; sử dụng vốnsai mục đích so với phương án kinh doanh khi giải ngân, tình hình tài chínhdoanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch; khách hàng thiếu thiện chí trả nợ,…Nếu khách hàng là cá nhân và hộ gia đình, thì nguyên nhân có thể do tìnhtrạng sức khỏe, bệnh tật; tình trạng thất nghiệp tạm thời hoặc lâu dài làm ảnhhưởng đến thu nhập; hoặc do người đi vay hoạch định ngân sách vốn khôngđúng, sử dụng tiền vay sai mục đích, chưa có kinh nghiệm trong sử dụng vốn

để tổ chức quản lý, sản xuất, kinh doanh

b) Nguyên nhân mang tính khách quan

Do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn,…; do môi trường kinh tế không ổn định(chịu ảnh hưởng của các nhân tố như thay đổi chính sách của Chính phủ, chỉ số cáncân thanh toán, hoạt động đầu tư nước ngoài, giá trị của đồng bản tệ, lãi suất, mốiquan hệ giữa các ngành công nghiệp, ); do môi trường pháp lý chưa thuận lợi(chính sách của Chính phủ, những điều luật mới về sở hữu, cầm cố, thế chấp tài sảnhoặc những quy định mới có thể đe dọa sự tồn tại của doanh nghiệp,…)

1.1.4 Tác động của rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng xảy ra sẽ gây tác hại cho không những bản thân ngân hàng

mà còn có thể gây tác hại nghiêm trọng và không lường trước được với chính người

đi vay và đối với nền kinh tế

a) Đối với người gửi tiết kiệm

Khách hàng không thể thu hồi được khoản tiền đã gửi tại tổ chức tín dụng

do khách hàng kéo đến rút tiền ồ ạt, dẫn tới tổ chức tín dụng mất khả năng thanhtoán

Trang 5

b) Đối với người đi vay

Nguyên nhân chính là do người đi vay không có khả năng hoàn trả khoảnvay, do xuất phát từ các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của người đi vay Vớitình hình tài chính không lành mạnh, kèm theo đó là các khoản nợ quá hạn, người đivay đã tự đánh mất nguồn tài trợ từ các ngân hàng – nơi cung ứng vốn chủ yếu.Thiếu vốn, các doanh nghiệp không thể nắm bắt các cơ hội kinh doanh nhằm làmgia tăng giá trị doanh nghiệp Mặt khác, các tài sản đảm bảo cho khoản vay có thể

bị tịch thu hoặc phát mãi để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, người vay sẽ phải đối mặtvới nguy cơ phá sản

c) Đối với ngân hàng thương mại

Mức thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra trong phạm vi ngân hàng có thể bùđắp được, thì nó cũng gây ra hậu quả là giảm số vốn hoạt động của ngân hàngthương mại, giảm lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng và làm giảm hiệu quảkinh doanh của ngân hàng Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu hồi đượcvốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoảntiền huy động đã đến hạn, điều này làm cho ngân hàng mất cân đối thu chi, khikhông thu hồi được nợ thì vòng quay vốn tín dụng giảm làm ngân hàng hoạt độngkhông hiệu quả Khi gặp rủi ro tín dụng thì ngân hàng thường gặp tình trạng mấtkhả năng thanh khoản, làm mất niềm tin của người gửi tiền, mất uy tín ngân hàng.Nếu mức thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra vượt quá khả năng bù đắp của bản thânngân hàng, thì có thể đẩy ngân hàng đến chỗ phá sản

d) Đối với nền kinh tế

Ngân hàng thương mại cấp tín dụng cho khách hàng với mục đích cung cấpthêm vốn đầu tư cần thiết đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh, mở rộng quy

mô sản xuất và lưu thông hàng hóa, tạo thêm nhiều sản phẩm mới cho xã hội, tạocông ăn việc làm, tăng thu nhập cho người sử dụng vốn vay Từ đó góp phần làmtăng tích lũy cho nền kinh tế Khi rủi ro tín dụng xảy ra đây là minh chứng rõ ràngcho việc khách hàng vay đã không thực hiện hiệu quả đầu tư như đã đặt ra khi nhậnnguồn vốn từ ngân hàng thương mại

Trang 6

Tóm lại tác hại của rủi ro tín dụng rất lớn và trên phạm vi rất rộng, nên việcphòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là vấn đề được đặc biệt quan tâm không chỉtrong phạm vi ngân hàng, mà cả trong nền kinh tế Nói cách khác, việc quản lý rủi

ro tín dụng nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong các ngân hàng là vôcùng quan trọng

1.2 Quản lý rủi ro tín dụng

1.1.1 Khái niệm về quản lý rủi ro tín dụng

Quản lý RRTD là toàn bộ quá trình kiểm tra, giám sát, phòng ngừa liên tục,bắt đầu từ khâu lựa chọn, đánh giá khách hàng cũng như các khoản vay được kháchhàng cho vay lại, đến người vay cuối cùng, theo dõi, có biện pháp xử lý nhữngkhoản nợ có vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, giảm thiểu rủi ro.Theo khái niệm trên thì nội hàm của quản lý rủi ro tín dụng bao gồm một hệthống: chiến lược hoạt động tín dụng, các chính sách của NHTM trong hoạt độngtín dụng, các biện pháp được triển khai trong toàn bộ hệ thống NHTM nhằmphòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

1.2.1 Quá trình quản lý rủi ro tín dụng

a) Phát hiện rủi ro

Nhận diện RRTD là quá trình xác định liên tục và có hệ thống Bất kỳkhoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đề và có những biệnpháp theo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp các vấn đề, tổn thất có thể giảmđến mức thấp nhất Những dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp ngân hàng có thể nhận biết và

có giải pháp xử lý sớm các vấn đề một cách hiệu quả Các dấu hiệu nhận biết phổbiến thường tập trung vào: dấu hiệu tài chính và dấu hiệu phi tài chính của kháchhàng vay

Trang 7

b) Đo lường rủi ro tín dụng

Đo lường RRTD là việc lượng hóa mức độ các rủi ro cũng như biết được xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận nó của ngân hàng Đây là cơ sở để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay cũngnhư xây dựng biện pháp ứng phó phù hợp, nhanh chóng với RRTD khi tình trạngnày xảy ra Để đo lường RRTD các ngân hàng thường xây dựng các mô hình thíchhợp

c) Quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng

Quản lý và kiểm soát RRTD là khâu trọng tâm nhất trong công tácquản lý RRTD của một NHTM, đây chính là cái hồn của quy trình quản lý RRTD.Quản lý và kiểm soát RRTD là một hệ thống những công cụ, chính sách, tiêu chuẩn

và biện pháp nhằm ngăn ngừa và xử lý RRTD trong một ngân hàng: chính sách tíndụng, quy trình tín dụng, bộ máy quản lý RRTD, các giới hạn tín dụng

d) Xử lý rủi ro tín dụng

Xử lý RRTD là bước cuối cùng trong công tác quản lý RRTD Ở bướcnày, ngân hàng sẽ đưa ra các quyết định và biện pháp để tài trợ, khắc phục và hạnchế thấp nhất chi phí rủi ro và tổn thất mà RRTD đã gây ra cho ngân hàng Bốnbước trong quy trình RRTD có quan hệ chặt chẽ với nhau và quyết định rất lớn tớihiệu quả quản lý RRTD

Trong 4 bước này, bước 1 và bước 3 được coi là bước quan trọng nhất Bởi

vì, khi phát hiện rủi ro càng sớm, chủ động trong quản lý và kiểm soát rủi ro thìcàng giảm thiểu được tổn thất trong hoạt động tín dụng

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng

a) Các yếu tố chủ quan

- Trình độ và nhận thức của các cán bộ quản lý rủi ro tín dụng: Các cán bộphải nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc hạn chế rủi ro tín dụng,đánh giá

Trang 8

- chính xác về khách hàng và khả năng trả nợ, phương án sản xuất kinh doanhcủa khách hàng, nếu không dự báo được những vấn đề phát sinh từ phíakhách hàng có thể gây bất lợi cho ngân hàng.

- Chất lượng thông tin tín dụng: hệ thống thông tin chưa đầy đủ và thiếu cậpnhậtkhiến cho quá trình đánh giá rủi ro gặp nhiều khó khăn

- Công cụ đo lường rủi ro tín dụng: ngân hàng có công cụ và phươngpháp đo lường càng chính xác thì xác suất rủi ro xảy ra càng được giảmthiểu

- Chiến lược khách hàng của ngân hàng: Tùy theo chiến lược kinh doanh cụthể mà mỗi ngân hàng đưa ra các mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau

- Mức độ phức tạp của các hoạt động ngân hàng: Các hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp đem lại lợi nhuận ngày cànglớn tuy nhiên mức độ rủi ro cũng ngày càng cao hơn

b) Các yếu tố khách quan

- Khách hàng vay vốn:

 Khả năng trả nợ: khách hàng có năng lực tài chính thì khi có rủi rokhách hàng có thể chống đỡ bằng nguồn vốn chủ sở hữu, hạn chế ảnhhưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng

 Đạo đức của người đi vay: thông tin về cách sử dụng vốn có thể thayđổi sau khi khách hàng nhận tiền vay, thực tế có nhiều vụ việc kháchhàng lừa đảo chiếm dụng vốn ngân hàng sử dụng sai mục đích

- Môi trường chính trị: chính trị ổn định thì ngân hàng và khách hàng mới yêntâm đầu tư, mở rộng kinh doanh, tín dụng Khi nền kinh tế tăng trưởng và ổnđịnh thì hoạt động tín dụng sẽ tăng trưởng và ít rủi ro hơn

- Môi trường pháp lý: đó là sự đồng bộ, rõ ràng, đầy đủ và tính hiệu lực, hiệuquả của các văn bản pháp luật và văn bản dưới luật liên quan trực tiếp đếnhoạt động tín dụng và hoạt động của khách hàng vay vốn

- Môi trường kinh tế vĩ mô, như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, việc làm, thunhập, thâm hụt ngân sách, nợ công Điều hành chính sách kinh tế vĩ mô,trực tiếp là chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư Khi

Trang 9

nền kinh tế tăng trưởng và ổn định thì hoạt động tín dụng sẽ tăng trưởng và ítrủi ro hơn.

Trang 10

Chương 2 Phân tích hoạt động quản lý rủi ro tại ngân hàng Vietcombank giai đoạn 2017-2019

2.1 Tổng quan về ngân hàng Vietcombank

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCPNgoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạtđộng ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàngNhà nước Việt Nam) Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủlựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hóa, Vietcombank chính thức hoạt động với tưcách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiệnthành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra côngchúng Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thứcđược niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombankngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp chokhách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốctế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng,tài trợ dự án… cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ vàcác công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…

Sau hơn 56 năm hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện là một trongnhững NHTM lớn nhất Việt Nam, có hơn 560 chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòngđại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước (tại Hongkong, Mỹ, Lào); 04 Công

ty liên doanh, liên kết Về nhân sự, Vietcombank hiện có trên 16.800 cán bộ nhânviên

Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn2.536 máy ATM và trên 60.000 đơn vị chấp nhận Thẻ trên toàn quốc Hoạt độngngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.856 ngân hàng đại lý tại 176 quốcgia và vùng lãnh thổ trên thế giới…

Luôn hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động, Vietcombank liên tụcđược các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”.Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có mặt trong

Trang 11

Top 500 Ngân hàng hàng đầu Thế giới theo kết quả bình chọn do Tạp chí TheBanker công bố Năm 2018, trong danh sách “100 nơi làm việc tốt nhất Việt Namnăm 2018” (do Công ty Anphabe công bố), Vietcombank được bình chọn xếp thứ 1toàn ngành ngân hàng, xếp thứ 2 toàn thị trường Việt Nam và trong Top 50 doanhnghiệp Việt có thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam đã được cổ phần hóa nhưng nhànước vẫn chiếm đến hơn 70% cổ phần, vai trò của nhà nước rất quan trọng

Bảng 2.1: Thông tin cổ đông của Vietcombank

sở hữu

Tỷ lệ sởhữu

cá nhân trong nước, tổ chức và cá

nhân nước ngoài)

378,307,754 10.2% 3468

2.1.2 Tình hình kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2017 – 2019

Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2017 – 2019 (tỷ VNĐ)

Trong giai đoạn 2017-2019, Vietcombank đã có nhiều đổi mới và phát triểnmạnh mẽ, đảm bảo an toàn hoạt động, tăng trưởng trên mọi phương diện và hiệuquả hoạt động được giữ vững Nhờ vậy mà uy tín và hình ảnh thương hiệu của

Trang 12

Vietcombank ngày càng được gia tăng Theo bảng kết quả, các chỉ số tài chính cơbản của ngân hàng tăng trưởng liên tục qua các năm và khá đồng đều giữa tốc độtăng trưởng của các chỉ số Trong khi tốc độ tăng Tổng tài sản ở năm 2017-2018 đó

ở mức không đáng kể 3,74%, tổng tài sản trong năm 2019 tăng trưởng 14%, vượtchỉ tiêu đề ra đầu năm 2019 Đóng góp cho sự tăng trưởng này là sự thay đổi mạnh

mẽ của Vốn chủ sở hữu (tăng 37,9%) Kết thúc năm 2018, Vietcombank đã vượtmức kỷ lục của ngành Ngân hàng do chính mình xác lập vào năm 2017, lợi nhuậntrước thuế hợp nhất của VCB đạt 18.269 tỷ VND, tăng 61,1% so với năm 2017.Năm 2019, chỉ số này tiếp tục tăng mạnh ở mức 26,6% Điều này chứng minh VCBđang tiếp tục thành công trong việc giảm tỉ lệ nợ xấu, tăng trưởng dư nợ chất lượng

và giảm trích lập dự phòng rủi ro

2.2 Rủi ro tín dụng tại ngân hàng vietcombank (2017-2019)

2.2.1 Các loại tín dụng trong ngân hàng và quản lý trong hoạt động tín dụng:

Tài trợ vốn lưu động:

 Đây là hình thức cấp tín dụng trong đó doanh nghiệp được quyền rút theohạn mức tín dụng đã được cấp trong một khoảng thời gian nhất định (tối đakhông quá 12 tháng)

Tài trợ dự án:

 Cho vay dự án mở rộng, cải tạo, nâng cấp đáp ứng nhu cầu mở rộng, nângcấp các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, với kinh nghiệmlâu năm, Vietcombank có thể cung cấp các phương án tài chính dài hạn cũngnhư tư vấn quản trị cho doanh nghiệp trong quá trình này

 Cho vay tái cấu trúc khoản vay theo yêu cầu của doanh nghiệp,Vietcombank có thể cung cấp các dịch vụ cho vay tái cấu trúc

Trang 13

Cho vay khách hàng cá nhân:

Cho vay tiêu dùng:

 Đây là hình thức cấp tín dụng có hoặc không có tài sản đảm bảo (thời hạn từ

60 tháng đến 120 tháng)

Cho vay mua bất động sản:

 Hình thức này cho khách hàng vay đến 100% giá trị tài sản mua với nhiềuphương thức trả nợ đa dạng (thời hạn dưới 15 năm)

Cho vay mua ô tô:

 Hình thức này cho khách hàng vay đến 100% giá trị tài sản mua với nhiềuphương thức trả nợ đa dạng (thời hạn 60 tháng)

Cho vay kinh doanh:

 Hình thức này cho phép cá nhân vay tối đa 5 tỷ đồng với lãi suất cạnh tranh

và thủ tục nhanh gọn (thời hạn 12 tháng đến 60 tháng)

b) Các kĩ thuật quản lý tín dụng:

Đối tượng cho vay

Chính sách cho vay của NH không hạn chế đối tượng Khách hàng muốn vay vốnVietcombank chỉ cần đảm bảo các điều kiện:

 Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệmdân sự theo quy định của pháp luật

 Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, không thuộc những nhu cầu vốnVietcombank không cho vay, những trường hợp Vietcombank hạn chế chovay sẽ thực hiện theo quy định riêng

 Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ Vietcombank đủ và đúng thời hạn camkết

 Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh dịch vụ khả thi, có hiệuquả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợpvới quy định của pháp luật

 Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ,của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của Vietcombank

 Có một mức vốn tự có nhất định theo quy định của Vietcombank tham giavào dự án đầu tư xin vay vốn

Trang 14

Hạn mức cho vay

 Ngân hàng không giới hạn mức cho vay mà giao quyền quyết định cho Giámđốc các chi nhánh tự quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vốn và khảnăng hoàn trả của khách hàng, khả năng vốn của Vietcombank và quy địnhcủa pháp luật

Lãi suất cho vay

 Vietcombank không áp dụng biện pháp quản lý lãi suất cho vay đối với chinhánh Việc áp dụng các mức lãi suất cho vay đối với từng khoản cụ thể dochi nhánh và khách hàng thỏa thuận

Tài sản đảm bảo

 Vietcombank chủ động cho vay có bảo đảm tài sản Tài sản bảo đảm baogồm: bất động sản hoặc các tài sản có khả năng thanh khoản Việc thế chấpcầm cố và thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định củaChính phủ, của NHNN Việt Nam và hướng dẫn của Vietcombank

2.2.2 Tình hình rủi ro tín dụng giai đoạn 2017 - 2019

Bảng 2.3: Chỉ tiêu tín dụng giai đoạn 2017-2019

Trang 15

2019 VCB đã ghi nhận năm thứ 2 liên tiếp kể từ khi cổ phần hóa có nợ xấu dưới1% với tỷ lệ 0,78% Các khoản nợ có khả năng chuyển thành nợ xấu và có nguy cơkhông thu hồi được vốn (nợ nhóm 2) cũng được kiểm soát tốt, cụ thể con số nàygiảm đáng kể qua từng năm, đặc biệt đến năm 2019 chỉ còn 2.404 tỷ đồng, giảmmột nửa so với năm 2017 Nhờ vậy tỷ lệ nợ quá hạn của VCB giảm từ 2,02% năm

2017 xuống 1,11% năm 2019 Việc đạt được cả 2 chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng vàhạn chế nợ xấu thể hiện rõ sự hiệu quả trong hoạt động tín dụng của VCB

Biểu đồ 1: Tình hình nợ xấu giai đoạn 2017-2019

Trang 16

Bảng 2.4 Dư nợ theo chất lượng giai đoạn 2017-2019

Trang 17

Biểu đồ 2: Dư nợ theo ngành nghề 2017-2019

Xét và mức độ tập trung tín dụng, danh mục cho vay của VCB trong giaiđoạn này khá đa dạng theo lĩnh vực ngành nghề, tuy nhiên cũng có định hướngchính sách tập trung vào những ngành nghề có tiềm năng tăng trưởng và chất lượngtín dụng tốt như sản xuất chế biến, thương mại dịch vụ, Bên cạnh đó, xét về cơcấu cho vay theo thời hạn trong giai đoạn 2017-2019, các khoản vay ngắn hạn củaVCB luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ của ngân hàng Việc tập trungvào các khoản vay này giúp ngân hàng có thể nhanh chóng thu hồi vốn, đồng thờigiảm thiểu rủi ro từ những khoản vay dài hạn

2.2.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng

a) Nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Ngân hàng đưa ra những chính sách tín dụng chưa hiệu quả, thể lệ vay còn

có nhiều kẽ hở để khách hàng có thể lợi dụng chiếm đoạt vốn của ngân hàng:mục tiêu của ngân hàng là mở rộng tín dụng, chỉ tiêu đặt ra là tổng dư nợ tíndụng tăng 20-22%/năm Để đạt được điều này, ngân hàng đã xem nhẹ nhữngtiêu chuẩn tín dụng, chấp nhận rủi ro cao hơn và cho vay đối với khoản vaykhông đủ tiêu chuẩn an toàn

- Do sự yếu kém của đội ngũ cán bộ trong ngân hàng: Nếu đội ngũ cán bộ yếukém và trình độ hay phẩm chất đạo đức, đều có thể ảnh hưởng đến quá trình

Trang 18

thẩm định và đánh giá khách hàng thiếu chính xác, thậm chí có thể thiếu tỉnhtáo, dễ bị cám dỗ gây ra thiệt hại cho ngân hàng.

- Ngân hàng chưa đa dạng hóa các danh mục đầu tư: Ngân hàng VCB mới chỉphát hành chứng chỉ quỹ mở VCBF cho Quỹ Đầu tư cân bằng chiến lượcVCBF (VCBF-TBF) và Quỹ Đầu tư cổ phiếu hàng đầu VCBF (VCBF –BCF) Nhiều chuyên gia ngân hàng tin rằng đa dạng hoá là giải pháp phòngngừa rủi ro tín dụng hữu hiệu nhất

- Do sự cạnh tranh giữa ngân hàng ngày càng gay gắt: Kinh tế đang trên đà hộinhập, áp lực cạnh tranh cao, ngân hàng quyết định đẩy mạnh chiến lược mởrộng tín dụng bằng cách giảm lãi suất cho vay, giảm điều kiện cho vay, phải chấp nhận những khoản tín dụng chất lượng không tốt, xác suất rủi rocao để giữ và thu hút thêm nhiều khách hàng, làm tăng rủi ro tín dụng

- Do khối lượng tín dụng lớn, mỗi năm cán bộ tín dụng phải đảm nhiệm mộtlượng cho vay lớn khoảng gần 100 tỷ đồng nên không thể tránh khỏi rủi ronhất định

b) Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Do khách hàng bị thua lỗ nên không có khả năng trả nợ: Khách hàng kémhiểu biết về các vấn đề kinh tế, yếu kém về năng lực quản lý dẫn đến đầu tưkhông hiệu quả, gây ra thất thoát trong nội bộ doanh nghiệp, dẫn tới đình trệsản xuất và không có khả năng trả nợ, gây ra tổn thất lớn cho ngân hàng

- Do sự yếu kém trong đạo đức của người đi vay, cố tình muốn chiếm dụngvốn của ngân hàng: do muốn có lợi ích tối đa, nhiều doanh nghiệp muachuộc hoặc lập báo cáo tài chính sai, dẫn tới những đánh giá sai lệch về khảnăng tài chính của khách hàng, dẫn tới cho vay vốn với số lượng và thờilượng không hợp lý, gây ra tổn thất cho ngân hàng

c) Nguyên nhân khác

- Môi trường tài chính chưa minh bạch, chất lượng thông tin chưa cao: việcthu thập thông tin của doanh nghiệp về các hoạt động sản xuất, khả năng tàichính của doanh nghiệp, tình hình kinh tế xã hội, không phải lúc nào cũngchính xác bởi thị trường tài chính trong nước chưa phát triển, thị trường

Ngày đăng: 10/07/2020, 07:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Rủi ro giao dịch: Đây là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt hồ sơ cho vay, đánh giá khách hàng. - tiểu luận quản lý rủi ro quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong những năm 2017  2018
i ro giao dịch: Đây là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt hồ sơ cho vay, đánh giá khách hàng (Trang 2)
- Rủi ro danh mục: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những nguyên nhân khách quan trong nền kinh tế, môi trường, ngành nghề nên khó có thể giảm thiểu rủi ro và rủi ro do những nguyên nhân đa dạng gây nên có thể giảm thiểu - tiểu luận quản lý rủi ro quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong những năm 2017  2018
i ro danh mục: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những nguyên nhân khách quan trong nền kinh tế, môi trường, ngành nghề nên khó có thể giảm thiểu rủi ro và rủi ro do những nguyên nhân đa dạng gây nên có thể giảm thiểu (Trang 3)
Bảng 2.1: Thông tin cổ đông của Vietcombank - tiểu luận quản lý rủi ro quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong những năm 2017  2018
Bảng 2.1 Thông tin cổ đông của Vietcombank (Trang 10)
a) Các loại hình tín dụng: :  - tiểu luận quản lý rủi ro quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong những năm 2017  2018
a Các loại hình tín dụng: : (Trang 11)
• Hình thức này cho khách hàng vay đến 100% giá trị tài sản mua với nhiều phương thức trả nợ đa dạng (thời hạn 60 tháng)  - tiểu luận quản lý rủi ro quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong những năm 2017  2018
Hình th ức này cho khách hàng vay đến 100% giá trị tài sản mua với nhiều phương thức trả nợ đa dạng (thời hạn 60 tháng) (Trang 12)
• Hình thức này cho khách hàng vay đến 100% giá trị tài sản mua với nhiều phương thức trả nợ đa dạng (thời hạn dưới 15 năm) - tiểu luận quản lý rủi ro quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong những năm 2017  2018
Hình th ức này cho khách hàng vay đến 100% giá trị tài sản mua với nhiều phương thức trả nợ đa dạng (thời hạn dưới 15 năm) (Trang 12)
Bảng 2.3: Chỉ tiêu tín dụng giai đoạn 2017-2019 - tiểu luận quản lý rủi ro quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong những năm 2017  2018
Bảng 2.3 Chỉ tiêu tín dụng giai đoạn 2017-2019 (Trang 13)
Biểu đồ 1: Tình hình nợ xấu giai đoạn 2017-2019 - tiểu luận quản lý rủi ro quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong những năm 2017  2018
i ểu đồ 1: Tình hình nợ xấu giai đoạn 2017-2019 (Trang 14)
Bảng 2.4 Dư nợ theo chất lượng giai đoạn 2017-2019 - tiểu luận quản lý rủi ro quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong những năm 2017  2018
Bảng 2.4 Dư nợ theo chất lượng giai đoạn 2017-2019 (Trang 15)
Căn cứ vào kết quả phân tích thực trạng trên (Bảng 2.3) có thể thấy trong những năm qua, Vietcombank luôn kiểm soát tốt tình trạng nợ quá hạn ở mức độ cho phép và giảm dần qua các năm (từ 2.02% xuống 1,11%) - tiểu luận quản lý rủi ro quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong những năm 2017  2018
n cứ vào kết quả phân tích thực trạng trên (Bảng 2.3) có thể thấy trong những năm qua, Vietcombank luôn kiểm soát tốt tình trạng nợ quá hạn ở mức độ cho phép và giảm dần qua các năm (từ 2.02% xuống 1,11%) (Trang 21)
thực hiện hàng quý để hình thành nguồn tập trung tại Trụ sở chính của Vietcombank. Trên cơ sở kết quả kinh doanh, tình hình phân loại nợ và tính toán số tiền phải trích dự phòng rủi ro của các chi nhánh theo quy định này, Tổng giám đốc xác định số dự phòn - tiểu luận quản lý rủi ro quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong những năm 2017  2018
th ực hiện hàng quý để hình thành nguồn tập trung tại Trụ sở chính của Vietcombank. Trên cơ sở kết quả kinh doanh, tình hình phân loại nợ và tính toán số tiền phải trích dự phòng rủi ro của các chi nhánh theo quy định này, Tổng giám đốc xác định số dự phòn (Trang 22)
- Xây dựng các mô hình lượng hóa “Tổn thất khi vỡ nợ” (LGD) và “Dư nợ tại thời điểm vỡ nợ” (EAD) cùng với mô hình “Xác suất vỡ nợ” - tiểu luận quản lý rủi ro quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong những năm 2017  2018
y dựng các mô hình lượng hóa “Tổn thất khi vỡ nợ” (LGD) và “Dư nợ tại thời điểm vỡ nợ” (EAD) cùng với mô hình “Xác suất vỡ nợ” (Trang 24)
- Kiểm tra thường xuyên tại cơ sở của khách hàng và theo dõi tình hình ngành sản xuất của khách hàng. - tiểu luận quản lý rủi ro quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong những năm 2017  2018
i ểm tra thường xuyên tại cơ sở của khách hàng và theo dõi tình hình ngành sản xuất của khách hàng (Trang 28)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w