1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận quản lý rủi ro trong kinh doanhtổng quan và tác động của rủi ro

18 68 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 121,62 KB

Nội dung

Viện nghiên cứu về quản trị rủi ro IRM Rủi ro là sự kết hợp các khả năng xảy ra một sự việc và hậu quả của nó.. “Orange book” từ HM Treasury Một kết quả không chắc chắn, với các mức độ k

Trang 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO

1 Định nghĩa rủi ro

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro Mỗi định nghĩa đều có những ưu

và nhược điểm riêng, cũng như mỗi định nghĩa sẽ tập trung vào nhấn mạnh một vấn đề khác nhau Thứ nhất, theo từ điển Tiếng Anh Oxford, rủi ro là “Một cơ hội hoặc một khả năng của nguy hiểm, mất mát, tổn thất hoặc những hậu quả bất lợi khác” Theo cách tiếp cận này, rủi ro đơn thuần chỉ được coi là những thiệt hại, mất mát và được gọi chung là những kết quả không tích cực Ngoài ra, còn một số định nghĩa về rủi ro khác được trình bày ở bảng dưới đây:

Điều 73, ISO 31000 Hệ quả của một sự không chắc chắn, có thể mang tính tích

cực, tiêu cực hoặc ngoài sự kỳ vọng Rủi ro cũng được miêu

tả như một sự việc, sự thay đổi một tình trạng hoặc một hệ quả

Viện nghiên cứu về

quản trị rủi ro (IRM)

Rủi ro là sự kết hợp các khả năng xảy ra một sự việc và hậu quả của nó Đó có thể là hậu quả tích cực hoặc tiêu cực

“Orange book” từ

HM Treasury

Một kết quả không chắc chắn, với các mức độ khác nhau, xuất phát từ sự kết hợp của hệ quả và khả năng của các sự việc tiềm năng có thể xảy ra

Hiệp hội kiểm toán

nội bộ Hoa Kỳ

Sự không chắc chắn xảy ra của một sự việc, mà khi sự việc

đó xảy ra có ảnh hưởng tới sự đạt được mục tiêu Rủi ro được đo bởi hậu quả và khả năng xảy ra

Định nghĩa của tác

giả

Sự việc có khả năng ảnh hưởng (ngăn chặn, nâng cao hoặc nghi ngờ) sứ mệnh, chiến lược, dự án, sự vận hành, quá trình chính, những sự phụ thuộc chính và/ hoặc sự phân phối kỳ vọng của mục tiêu

Theo định nghĩa của Viện Nghiên cứu quản lí rủi ro (IRM): Rủi ro một sự kết hợp của khả năng xảy ra các sự kiện và hệ quả của chúng Những hệ quả đó có mang

Trang 2

tính chất tích cực hoặc tiêu cực Đặc biệt, định nghĩa này có tính ứng dụng cao, có khả năng áp dụng rộng rãi trong thực tế

Mặt khác, theo định nghĩa của ISO 31000, rủi ro là kết quả của một sự không chắc chắn Một điểm mới được thể hiện trong định nghĩa của ISO chính là việc định nghĩa này chỉ ra ba khả năng của một sự việc liên quan tới rủi ro bao gồm cơ hội, hiểm họa và sự không chắc chắn

Để hiểu rõ hơn, có thể xem xét đến ví dụ sau: Với hầu hết mọi người, sở hữu một chiếc xe mang lại cho họ khả năng di chuyển và kiếm được lợi nhuận Đây chính

là cơ hội Tuy nhiên, việc sở hữu một chiếc xe cũng mang tới cho chủ nhân của nó một

sự không chắc chắn về chi phí liên quan tới bảo dưỡng và sửa chữa Đây là hiểm họa.

Và cuối cùng, chiếc xe có thể xảy ra tai nạn và đó là một kết quả tiêu cực Việc xảy ra tai nạn là một sự không chắc chắn, tai nạn có thể xảy ra hoặc không xảy ra.

2 Phân loại rủi ro

Có nhiều cách để phần loại rủi ro nhưng ta sẽ chọn lựa cách phân loại dựa trên:

Rủi ro nguy hiểm (hoặc rủi ro thuần tuý): tồn tại khi có nguy cơ tổn thất

nhưng không có cơ hội kiếm lời Loại rủi ro này có đặc điểm sau: Thứ nhất, rủi ro thuần túy nếu xảy ra thường đưa đến kết quả mất mát hoặc tổn thất Thứ hai, rủi ro thuần túy là loại rủi ro liên quan đến việc phá hủy tài sản (nếu hỏa hoạn thì tòa nhà bị phá hủy) Thứ ba, biện pháp đối phó với rủi ro này là bảo hiểm

Ví dụ: Người chủ chiếc xe có nguy cơ tiềm ẩn về tổn thất của xe nếu có đụng xe xảy ra Nếu đụng xe xảy ra, người chủ sẽ bị tổn thất về tài chính Nếu không thì cũng không tạo ra lợi nhuận gì.

Rủi ro kiểm soát (hoặc rủi ro không chắc chắn): Rủi ro kiểm soát hay rủi

ro không chắc chắn đó là những rủi ro mà khi xảy ra sẽ tạo ra một tình huống không chắc chắn về kết quả

Ví dụ: Có thể lấy dự án xây dựng một cây cầu với nguồn vốn đầu tư là vốn ODA từ Nhật Bản Rủi ro có thể xảy ra đó là việc Nhật Bản ngưng cấp vốn cho Việt Nam, dẫn đến việc thiếu vốn xây dựng Khi đó, tình huống xảy ra

mà không chắc chắn về kết quả đó là việc tiến độ hoàn thành cây cầu đó có đúng hay không.

Trang 3

Rủi ro cơ hội (hoặc rủi ro suy đoán): tồn tại khi có một cơ hội kiếm lời

cũng như một nguy cơ tổn thất Phạm vi ảnh hưởng rộng lớn, nguyên nhân khó dự đoán Đặc điểm cơ bản của loại rủi ro này là thường không được bảo hiểm nhưng có thể đối phó bằng biện pháp rào chắn

Ví dụ:- Đầu tư vào một dự án vốn có thể có thể có lợi nhuận hoặc thất bại.

Những rủi ro suy đoán luôn có mặt hấp dẫn của nó, nếu không thử thì có thể mất cơ hội kiếm lời, nên luôn cần các biện pháp rào chắn kịp thời.

- Rủi ro thay đổi giá cả, mức thuế không ổn định, tình hình chính trị không ổn định Tăng giá có thể mang lại nhiều lợi ích cho người có tồn kho nhiều, còn giảm giá thì khiến họ bị thua thiệt lớn.

3 Mô tả rủi ro

Rủi ro cần được mô tả rõ ràng và cụ thể sao cho các bên liên quan đều có một

sự hiểu biết chung giống nhau về rủi ro và biết rõ về quyền sở hữu/ trách nhiệm của mình Bên dưới là các loại thông tin cần có để hiểu đầy đủ về một rủi ro, áp dụng chủ yếu cho loại rủi ro nguy hiểm Danh sách này cần được sửa đổi để có thể cung cấp một bản mô tả đầy đủ nhất cho loại rủi ro cơ hội và rủi ro kiểm soát Các yếu tố cần thiết khi mô tả rủi ro:

 Tên rủi ro;

 Thông tin tóm tắt về rủi ro, gồm: phạm vi rủi ro, chi tiết về những biến cố và

sự phụ thuộc có thể xảy ra;

 Bản chất của rủi ro, gồm: chi tiết về phân loại rủi ro và những ảnh hưởng tiềm tàng theo thời gian;

 Các bên liên quan đến rủi ro, cả bên trong và bên ngoài;

 Thái độ đối với rủi ro, khẩu vị của rủi ro và giới hạn của rủi ro;

 Khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng của rủi ro và các hệ quả mà rủi ro có thể gây ra ở hiện tại/ rủi ro còn lại;

 Tiêu chuẩn điều hành được yêu cầu hoặc mức độ rủi ro mục tiêu;

 Biến cố và mất mát;

 Hoạt động và cơ chế quản lý hiện hành;

 Trách nhiệm phát triển những chính sách và chiến lược đối với rủi ro;

 Tiềm năng cải thiện rủi ro và mức độ tín nhiệm vào cơ chế điều hành hiện tại;

Trang 4

 Giải pháp gợi ý cho việc cải thiện rủi ro và thời gian hoàn thành việc cải thiện;

 Trách nhiệm thực hiện việc cải thiện;

 Trách nhiệm kiểm tra rủi ro

Rủi ro nguy hiểm, rủi ro kiểm soát và rủi ro cơ hội cần được phân biệt rõ ràng với nhau để việc thu thập phạm vi thông tin cần có cho mỗi loại rủi ro trở nên chính xác hơn

Ví dụ về cách sử dụng máy tính sau có thể giúp phân biệt ba loại rủi ro – rủi ro

nguy hiểm, rủi ro kiểm soát và rủi ro cơ hội: Sự ảnh hưởng của vi-rút là loại rủi ro về vận hành và mạo hiểm vì một tổ chức khi bị vi rút tấn công phần mềm sẽ không nhận được bất kì một lợi ích nào Khi tổ chức đó cài đặt và nâng cấp phần mềm có thể kéo theo rủi ro về kiểm soát Sự lựa chọn các phầm mềm mới có thể là rủi ro cơ hội vì mục đích của việc sử dụng phần mềm mới là đạt được những kết quả tốt hơn, tuy nhiên có thể xảy ra trường hợp những phần mềm đó không hoạt động với đầy đủ những chức năng như ý định ban đầu Khi đó, tổ chức sẽ không nhận được những lợi ích của cơ hội này Trong thực tế, việc các tính năng của phần mềm không hoạt động được đã gây ra những vấn đề đáng kể trong việc vận hành của tổ chức

4 Cấp độ tiềm tàng của rủi ro

Cấp độ tiềm tàng của rủi ro là cấp độ xét đến những rủi ro mà bản thân doanh nghiệp sẽ gặp phải khi chưa tính đến sự tác động hay ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ của chính công ty đó

Cấp độ này thường xảy ra trước khi có các kế hoạch kiểm soát, các bước hành động để thay đổi mức độ ảnh hưởng và khả năng xảy ra rủi ro Việc xác định rủi ro tiềm tàng là vô cùng quan trọng trong quy trình quản trị rủi ro của một dự án Điều này càng được khẳng định bởi Hiệp hội kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ (IIA) Họ đưa ra quan điểm rằng việc tiếp cận với tất cả các rủi ro nên bắt đầu bằng việc xác định cấp độ tiềm

ẩn của rủi ro

Ví dụ về cấp độ tiềm tàng của rủi ro trong hệ thống các công ty kiểm toán độc

lập: Ở Việt Nam, tại cấp độ tiềm tàng, rủi ro trong hoạt động của các công ty kiểm toán độc lập có xu hướng gia tăng đầu tiên phải kể đến tình trạng chảy máu chất xám

về nhân lực kiểm toán: Có hai xu hướng chảy máu chất xám nhân lực kiểm toán đó là chảy trong nội bộ ngành kiểm toán và chảy sang ngành nghề khác Nguyên nhân xảy

Trang 5

ra rủi ro nhảy việc của nhân lực kiểm toán là do xu thế hội nhập làm gia tăng những dịch vụ và ngành nghề mới, kéo theo đó là cơ hội và triển vọng về thăng tiến và thu nhập mới ở mức cao Một rủi ro tiềm tàng khác là áp lực cạnh tranh giữa các công ty kiểm toán độc lập khi số lượng các công ty này ngày càng tăng 10 năm trở lại đây, cùng với sự xuất hiện của các thương hiệu có uy tín như PwC, Ernst&Young, Deloitte, KPMG, có thể nhận thấy xu hướng thâm nhập vào các nền kinh tế đang phát triển như nước ta của các tập đoàn kiểm toán trên thế giới có xu hướng gia tăng Hiện nay trong tổng số hơn 157 công ty kế toán độc lập đang hoạt động đã có nhiều tên tuổi mới như: BKR International, BDO International, Jenffrey Henry International, INPACT Asia Facific, UHY International.

5 Hệ thống phân loại rủi ro

Có nhiều cách để phân loại rủi ro Ví dụ như theo nguyên nhân, thuộc tính của rủi ro, thời gian đo lường tác động, theo đặc điểm về mức độ tác động hoặc khả năng xảy ra rủi ro Mỗi doanh nghiệp sẽ tự quyết định hệ thống phân loại rủi ro cho riêng mình sao cho phù hợp, dựa trên đặc điểm và hoạt động của tổ chức Hệ thống phân loại rủi ro được lực chọn nên liên quan tới vấn đề mà tổ chức quan tâm Trên thế giới vẫn chưa xây dựng một hệ thống phân loại rủi ro nào mà các doanh nghiệp có thể áp dụng chung

Ví dụ về hệ thống phân loại dựa trên đặc điểm rủi ro: Nhóm đưa ra ví dụ về phân loại rủi ro dựa trên nguy cơ xảy ra rủi ro: cao, trung bình, thấp Đại học Standford vào tháng 5 năm 2015 đã đưa ra cách phân loại rủi ro trong quản trị cơ sở thông tin để có thể hạn chế lượng truy cập và bảo vệ hệ thống cơ sở dữ liệu khỏi những truy cập không được ủy quyền Khi đưa ra cách phân loại rủi ro này, Standford

đã xếp cơ sử dữ liệu của mình tương ứng với mức độ nguy cơ xảy ra rủi ro.

Trang 6

- Dữ liệu được dùng để

cung cấp công khai

cho mọi người.

- Việc mất tính bảo mật,

minh bạch hay mất dữ

liệu cũng không có

ảnh hưởng nghiêm

trọng đến sứ mệnh, sự

an toàn, tài chính

hoặc danh tiếng.

- Dữ liệu không được để cung cấp công khai

- Việc mất tính bảo mật, minh bạch hay mất dữ liệu có khả năng gây

ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sứ mệnh, sự

an toàn, tài chính hoặc danh tiếng.

- Việc bảo vệ những dữ liệu này được yêu cầu bởi luật pháp

- Stanford được yêu cầu phải báo cáo lại cho chính phủ nếu có những truy cập không phù hợp vào dữ liệu

- Việc mất tính bảo mật, minh bạch hay mất dữ liệu chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sứ mệnh, sự

an toàn, tài chính hoặc danh tiếng.

Ví dụ về hệ thống phân loại rủi ro dựa vào nguyên nhân gây ra: Hệ thống phân loại rủi

ro của các doanh nghiệp gồm 2 loại là rủi ro do nguyên nhân khách quan và rủi ro gây ra do nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân khách quan

- Rủi ro do con người tạo ra

- Nguyên nhân chủ yếu do những

hành vi sai lầm của ông chủ, người

quản lý và người lao động

- Rủi ro chủ quan thường xuất hiện ở

hai lĩnh vực là quản lý nguồn lực và

ký kết hợp đồng

- Lộ bí mật trong kinh doanh

- Mất cơ hội

- Rủi ro được gây ra bởi sự kiện không thuộc tầm kiểm soát của cả người quản lý và người lao động

- Nguyên nhân của các rủi ro thường

là bất khả kháng, sự thay đổi pháp luật đột ngột, biến động của thị trường,…

5 Khả năng xảy ra rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro

Khả năng xảy ra rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro có thể được xác định qua các ma trận rủi ro Dạng ma trận rủi ro cơ bản (2x2) dưới đây cho phép chúng ta xác định khả năng xảy ra một sự kiện cũng như mức độ ảnh hưởng của sự kiện đó

Trang 7

Hình 1.1: Nguy cơ và mức độ rủi ro

Ma trận rủi ro có thể được sử dụng để xác định bản chất của các rủi ro cá biệt,

từ đó một tổ chức có thể quyết định xem liệu rủi ro đó có thể được chấp nhận hay không trong khẩu vị rủi ro của mình

Trong ma trận rủi ro, trục hoành biểu thị khả năng xảy ra rủi ro, trục tung biểu thị mức độ rủi ro, nhằm thể hiện mối liên hệ giữa “khả năng xảy ra” và “mức độ” của một sự kiện Tuy nhiên, điều quan trọng hơn mà nhà quản lý rủi ro cần cân nhắc đến không phải là mức độ của sự kiện, mà là tác động hoặc hậu quả của nó

Ví dụ: Một vụ hỏa hoạn lớn có thể phá hủy hoàn toàn nhà kho của một công ty phân phối và logistics Mặc dù mức độ ảnh hưởng của sự kiện có thể lớn, nhưng nếu công ty đã có kế hoạch đối phó với những sự kiện như vậy thì tác động đến hoạt động kinh doanh có thể được giảm đi rất nhiều so với dự đoán.

Khi rủi ro dịch chuyển lên góc trên cùng bên phải của ma trận rủi ro, khả năng xảy ra cũng như tác động của của chúng càng lớn Do đó, rủi ro càng trở nên nghiêm trọng và có thể xảy ra ngay lập tức, và doanh nghiệp cần có những biện pháp kiểm soát rủi ro một cách hiệu quả

Nguy cơ thấp Mức độ cao

Nguy cơ cao Mức độ cao

Nguy cơ cao Mức độ thấp

Nguy cơ thấp Mức độ thấp

Mức độ

Nguy cơ

Trang 8

CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO ĐỐI VỚI TỔ CHỨC

1 Tác động của rủi ro

Việc quản lí rủi ro rõ ràng và minh bạch là điều vô cùng quan trọng Bằng cách tiếp cận rủi ro và quản lí rủi ro một cách chủ động, các tổ chức có thể đạt được ba tiến

bộ sau:

- Hoạt động đạt năng suất cao hơn vì các sự việc có thể gây ra ngắt quãng được xác định trước, xác suất xảy ra của các sự việc này cũng như thiệt hại của chúng gây ra được làm giảm, và đưa chi phí của những sự việc này về cấp độ hoạt động sản xuất bình thường

- Các quy trình hiệu quả hơn, vì các quy trình khác nhau và rủi ro của từng quy trình đã được xem xét Hơn nữa, các dự án thay đổi quy trình sẽ được thực hiện một cách hiệu quả hơn và đáng tin cậy hơn

- Các chiến lược sẽ đem lại kết quả tốt hơn vì mọi chiến lược và rủi ro đi kèm

đã được xem xét, từ đó tổ chức có thể đưa ra quyết định chiến lược khôn ngoan hơn và đem đến được kết quả như mong muốn

Ở thời điểm hiện tại, việc một tổ chức chịu thua lỗ tài chính vì một sự kiện bất ngờ, dừng hoạt động, mất chữ tín và độ phủ thị trường là không thể chấp nhận được Các cổ đông luôn kì vọng tổ chức của họ đã xem xét đầy đủ các rủi ro khiến ngắt quãng hay trì trệ hoạt động và khiến chiến lược thất bại

Nguy cơ xảy ra của một rủi ro đơn lẻ có thể được định nghĩa bằng xác suất xảy

ra của rủi ro và hậu quả khi xảy ra rủi ro Khi nguy cơ tăng, tác động của rủi ro cũng tăng Trong cuốn sách này, từ “tác động” sẽ được sử dụng thay thế từ “hậu quả” vì “tác động” được dùng phổ biến hơn trong đánh giá và lên kế hoạch kinh doanh

Ví dụ: Banco da Amazonia (Ngân hàng Amazon), thành lập năm 1942, hoạt động với vai trò Đại lý Tài chính của chính sách tín dụng thuộc chính phủ Liên bang cho khu vực Amazon Qua chính sách môi trường của mình, Banco da Amazonia mong muốn kết hợp các thành phần kinh tế, môi trường và tính bền vững xã hội trong toàn

bộ các hoạt động của nó, hướng tới việc quảng bá cho sự củng cố của các hệ thống sản xuất cải tiến địa phương, đưa vào các dự án phù hợp với các giả định về phát triển bền vững và kết hợp lại trong thị trường trong nước và quốc tế Phù hợp với Nguyên tắc của Hiệp định Basel và các quy định của Ngân hàng Trung ương Brazil,

Trang 9

chiến lược quản lý rủi ro của Banco da Amazonia là thâm nhập vào tất cả các đơn vị quản lý các quy trình / rủi ro và đặt mục tiêu quản lý rủi ro trong tất cả các hoạt động của công ty nhằm tối đa hoá các cơ hội và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực Banco

da Amazonia quan niệm rằng việc đánh giá rủi ro là nền tảng trong quá trình ra quyết định vì nó cung cấp sự ổn định lớn hơn, phân bổ nguồn vốn tốt hơn và tối ưu hóa rủi

ro so với lợi nhuận Ngân hàng đã thực hiện một khuôn khổ quản lý rủi ro cho phép xử

lý các yêu cầu pháp lý, theo các phương pháp chuẩn, đơn giản và cơ bản, phù hợp với yêu cầu của pháp luật và các quy định pháp lý và trước giai đoạn trưởng thành của các quy trình và hệ thống.

Ngân hàng có cấu trúc hệ thống thông tin liên lạc nội bộ với vai trò một công

cụ hỗ trợ công nghệ, dựa trên việc công bố tiêu chuẩn cho nhân viên thông qua mạng intranet và một hệ thống duy nhất cho sự quản lý rủi ro trong hoạt động Quản lý rủi

ro tín dụng bao gồm giám sát Xác suất vỡ nợ (PD), lỗ và tổn thất ước tính (Loss Given Default - LGD), dự phòng rủi ro tín dụng (PCL) và tính RWAcpad (kế hoạch liên quan đến rủi ro tín dụng) Bổ sung cho hệ thống hỗ trợ quản lý rủi ro thị trường và thanh khoản, cho sự quản lý và giám sát rủi ro.

Quá trình ra quyết định phê duyệt dự án của Banco da Amazonia có các thông

số sau đây: khả năng chi trả trong dòng tiền đã được xác minh dự kiến đầu tư; hồ sơ tài chính và các hạn chế, mức vốn cổ phần; nợ nần tài chính; sự tồn tại của một thị trường tiêu dùng; kinh nghiệm của các thành viên, chủ sở hữu trong ngành mà họ sẽ hoạt động; kiểm tra lịch sử tín dụng với Banco da Amazonia, các yêu cầu về môi trường; và khả năng hội nhập với các nhân tố địa phương khác Trong phân tích rủi

ro, độ tin cậy của dự án được phân tích, bắt đầu bằng việc đánh giá quá khứ của doanh nhân, phân tích các kết quả lịch sử rút ra từ tài khoản của công ty hoặc các chi nhánh Mặt khác, khi ngân hàng nhận được đề xuất có thể có một số rủi ro, chúng sẽ được trả về khách hàng để định hình lại dự án để giảm thiểu rủi ro, và thậm chí như vậy vẫn có thể tồn tại nguy cơ cần được xem xét trong dự án, quyết định ai sẽ chấp nhận rủi ro (khách hàng, ngân hàng hoặc một bên khác).

Sau quá trình đăng ký phân tích lãnh đạo dự án và khung pháp lý, phân tích thị trường được thực hiện để đánh giá sự chấp nhận doanh thu dự kiến, việc đánh giá tính đầy đủ của cơ cấu doanh thu và chi phí, dự kiến đầu tư, nhu cầu vốn lưu động, sử dụng và nguồn và khả năng thanh toán và lưu chuyển tiền mặt Hệ thống thông tin

Trang 10

cũng được kiểm tra, cùng với các hệ thống đánh giá rủi ro và quản lý Các số liệu thống kê nội bộ về đánh giá tỷ lệ vỡ nợ và hiệu suất theo hoạt động, vùng và quy mô cũng được phân tích Để hỗ trợ các phương pháp mới để quản lý rủi ro, từ năm 2013, ngân hàng có cấu trúc hệ thống truyền thông nội bộ dựa trên tiêu chuẩn công bố thông tin cho nhân viên thông qua mạng intranet; một hệ thống độc nhất cho công tác Quản lý Rủi ro Hoạt động, được sử dụng để ghi lại các rủi ro và sự cố và xây dựng cơ

sở dữ liệu về tổn thất trong quá trình hoạt động Một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng khác cho phép giám sát xác suất vỡ nợ (PD), tổn thất dự phòng (LGD), dự phòng tổn thất tín dụng (PCL), tính RWAcpad (kế hoạch liên quan đến rủi ro tín dụng), ngoài hệ thống quản lý rủi ro thị trường và thanh khoản, để quản lý và giám sát việc tiếp xúc với những rủi ro này.

Kết quả được rút ra là công tác quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng thâm nhập toàn bộ quá trình cấp, theo dõi, thanh toán và thu hồi tín dụng, bao gồm các

hoạt động của nhiều khu vực Việc xây dựng và phát triển một môi trường quản lý rủi

ro trong các dự án đầu tư đòi hỏi phải có sự tham gia, cam kết và sự tương tác của toàn thể tổ chức bởi vì các ảnh hưởng của rủi ro và sự bất ổn có thể phát sinh từ các

sự kiện về chính trị, kinh tế, hoặc chu kỳ tự nhiên và có thể ảnh hưởng đến các dự án theo những cách khác nhau, ví dụ như thay đổi mức độ hoạt động kinh tế đối với môi trường trong một nghiên cứu, ảnh hưởng đến nhu cầu, và kết quả là dòng tiền của dự án.

Những điều này đáp ứng được việc xác định những rủi ro có thể ảnh hưởng đến

dự án và ghi lại các đặc điểm của từng loại, định lượng những rủi ro này và tìm kiếm các giải pháp thay thế để tối ưu hóa việc khai thác các kết quả có thể và xác định các bước để tối ưu hoá việc khai thác các cơ hội, cũng như kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện dự án

6 Rủi ro nguy hiểm

Rủi ro nguy hiểm sẽ gây ảnh hưởng đến mục tiêu ở những mức độ khác nhau tùy vào tác động của chúng Có thể nói, quản lý rủi ro nguy hiểm có liên hệ chặt chẽ với quản lý rủi ro có thể bảo hiểm và chính là nguồn gốc của kỹ thuật quản lý rủi ro hiện nay Chú ý rằng rủi ro nguy hiểm (hay rủi ro thuần túy) ở đây là những rủi ro chỉ gây ra các tác động tiêu cực

Ngày đăng: 10/07/2020, 07:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Nguy cơ và mức độ rủi ro - tiểu luận quản lý rủi ro trong kinh doanhtổng quan và tác động của rủi ro
Hình 1.1 Nguy cơ và mức độ rủi ro (Trang 7)
Hình 2.1: Sự chuyển giao rủi ro - tiểu luận quản lý rủi ro trong kinh doanhtổng quan và tác động của rủi ro
Hình 2.1 Sự chuyển giao rủi ro (Trang 12)
Hình 2.2: Rủi ro và phần thưởng - tiểu luận quản lý rủi ro trong kinh doanhtổng quan và tác động của rủi ro
Hình 2.2 Rủi ro và phần thưởng (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w