1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận quản lý rủi ro thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam năm 2019

38 114 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 72,78 KB

Nội dung

Không dừng lại ở đó, để có các giải pháp tốt nhất, đáp ứng nhu cầu ngàycàng tăng của các đối tượng KH, Trung tâm TTTM VietinBank còn nghiên cứu, phốihợp với các định chế tài chính nước n

Trang 1

PHẦN 1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIETINBANK

1.1. Giới thiệu sơ lược về VietinBank

1.1.1. Thông tin chung về VietinBank

a) Lịch sử hình thành

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là Vietnam JointStock Commercial Bank for Industry and Trade (gọi tắt là VietinBank) là ngân hàngthương mại cổ phần Ngân hàng được thành lập trên cơ sở thực hiện cổ phần hóaNgân hàng Công thương Việt Nam, một ngân hàng thương mại Nhà nước được thànhlập theo Quyết định số 402/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng vàđược Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 ngày21/09/1996 thành lập lại theo mô hình tổng công ty Nhà nước Ngày 25/12/ 2008,Ngân hàng Công thương Việt Nam đã thực hiện thành công việc chào bán cổ phầnlần đầu ra công chúng

Ngân hàng được cổ phần hóa và đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Côngthương Việt Nam ngày 03/07/2009 theo Giấy phép thành lập và hoạt động số142/GP-NHNN Vietinbank là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉISO 9001:2000, đồng thời cũng là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tạiChâu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thịtrường khu vực và thế giới

b) Thông tin khái quát

- Tên giao dịch tiếng Việt: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNGTHƯƠNG VIỆT NAM

- Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANKFOR INDUSTRY AND TRADE

- Tên viết tắt: VietinBank

- Mã giao dịch SWIFT: ICBVVNVX

- Giấy phép thành lập và hoạt động: số 142/GP-NHNN do Ngân hàng Nhà nướccấp ngày 03/07/2009

Trang 2

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Mã số doanh nghiệp: 0100111948.

Do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 3/7/2009 Đăng ký thay đổilần thứ 11 ngày 1/11/2018

- Vốn điều lệ: 37.234.045.560.000 đồng

- Vốn chủ sở hữu: 67.455.517.000.000 đồng (tại thời điểm 31/12/2018)

- Địa chỉ Trụ sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, ViệtNam

1.1.2. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại VietinBank:

Trong lĩnh vực ngân hàng (NH) đối ngoại, mảng Thanh toán quốc tế và Tài trợthương mại (TTQT&TTTM) là mũi nhọn đã làm nên thương hiệu VietinBank vàkhẳng định vị thế ngân hàng thương mại (NHTM) dẫn đầu

VietinBank là NHTM đầu tiên của Việt Nam xử lý giao dịch TTQT&TTTM theochuẩn mực quốc tế từ năm 2008 tại Sở Giao dịch III (nay là Trung tâm TTTM), đánhdấu mốc phát triển quan trọng trong hoạt động TTQT&TTTM, mang lại choVietinBank lợi thế cạnh tranh so với các NH khác và nâng cao uy tín trên trường

Trang 3

quốc tế Không dừng lại ở đó, để có các giải pháp tốt nhất, đáp ứng nhu cầu ngàycàng tăng của các đối tượng KH, Trung tâm TTTM VietinBank còn nghiên cứu, phốihợp với các định chế tài chính nước ngoài phát triển các sản phẩm TTQT&TTTM.

Cụ thể hơn, VietinBank cung cấp đa dạng các danh mục dịch vụ thuộc mảng TTQTnhư sau:

- Dành cho DN xuất khẩu

● Tài trợ trước xuất khẩu

● Thông báo thư tín dụng xuất khẩu

● Chuyển nhượng thư tín dụng xuất khẩu

● Xác nhận thư tín dụng xuất khẩu

● Xử lý bộ chứng từ xuất khẩu

● Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu theo LC/Nhờ thu/TTR

● Hợp tác với ngân hàng đại lý chiết khấu LC xuất khẩu trả chậm (LCdiscounting/forfaiting)

● Bao thanh toán xuất khẩu song phương

● Tài trợ theo phương thức Tradecard

- Dành cho DN nhập khẩu

● Thư tín dụng nhập khẩu

● LC trả chậm có giá trị thanh toán trả ngay (UPAS LC)

● Thư tín dụng theo chương trình hỗ trợ xuất khẩu nông sản Mỹ GSM-102 và

US EXIMBANK

● Nhờ thu nhập khẩu

● Bao thanh toán nhập khẩu song phương

● Tài trợ dài hạn ECA

- Chuyển tiền ngoại tệ

● Chuyển tiền đến

● Chuyển tiền ngoại tệ đến, khách hàng nhận VNĐ định trước

● Chuyển tiền điChuyển tiền châu Á trong ngày

● Chuyển tiền thanh toán biên mậu

Trang 4

● Chuyển tiền đa tệ

- Bảo lãnh

● Phát hành bảo lãnh

● Thông báo và hỗ trợ đòi tiền theo bảo lãnh

● Tái bảo lãnh

- Tài trợ thương mại nội địa

● Bao thanh toán nội địa đơn phương

● Bao thanh toán bên mua song phương

● Bao thanh toán bên bán song phương

● Tài trợ chuỗi cung cấp

● Thư tín dụng nội địa (DOMESTIC LC)

- Vietinbank Trade Portal

Nhờ đó, VietinBank luôn vinh dự và tự hào giữ vững vị thế là NHTM cổ phần duynhất của Việt Nam được The Asset trao giải “Ngân hàng TTTM vốn lưu động tốtnhất Việt Nam” cho phân khúc KH vừa và nhỏ (SME) vào tháng 4/2017; Giải thưởng

“Ngân hàng TTTM tốt nhất Việt Nam năm 2017” do The Asian Banker vinh danh tạiSingapore tháng 6/2017 Năm 2018, hoạt động Thanh toán quốc tế (TTQT) và Tài trợthương mại (TTTM) của VietinBank đạt được nhiều kết quả nổi bật với các giảithưởng: Ngân hàng cung cấp dịch vụ TTTM tốt nhất Việt Nam (Global Finance);Ngân hàng TTTM tốt nhất Việt Nam năm 2018 (Tạp chí The Asian Banker); Ngânhàng có chất lượng TTQT xuất sắc (Bank of New York Mellon); Ngân hàng đạt chấtlượng xử lý điện TTQT đặc biệt xuất sắc 2018 và Ngân hàng đạt chất lượng xử lýđiện TTTM xuất sắc 2018 (JP Morgan Chase)

Vừa qua VietinBank cũng được Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ) vinh danh là “Ngânhàng xử lý giao dịch thanh toán quốc tế xuất sắc” (Wells Fargo OperationalExcellence Award) 2018 – 2019 với các kỷ lục ấn tượng: năm 2018, tỷ lệ điện đạtchuẩn STP trên 99% (tăng đáng kể so với tỷ lệ 95% của năm 2017) và tỷ lệ tra soátdưới 1%.Với các chỉ số này, VietinBank nằm trong TOP 1% các ngân hàng có quan

Trang 5

hệ đại lý với Wells Fargo trên toàn cầu có chất lượng điện xử lý tự động cao nhất Sựthành công của VietinBank còn được các tổ chức uy tín thế giới xếp hạng và côngnhận như: 3 năm liên tiếp đạt giải “Ngân hàng TTTM tốt nhất Việt Nam” của Tạp chíthe Asian Banker; The Banker xếp hạng VietinBank nằm trong Top “100 Ngân hànglớn nhất khu vực ASEAN”; 7 năm liền lọt vào Top 2.000 Doanh nghiệp lớn nhất thếgiới theo xếp hạng của Forbes Đặc biệt, Giá trị Thương hiệu của VietinBank đượchãng tư vấn Brand Finance định giá đạt 625 triệu USD và là ngân hàng có Giá trịThương hiệu đứng đầu tại Việt Nam.

Trải qua hơn 31 năm hoạt động cùng với kinh nghiệm nhiều năm, đặc biệt trên lĩnhvực thanh toán xuất nhập khẩu, VietinBank luôn được các ngân hàng quốc tế đánhgiá là một trong những ngân hàng có tốc độ phát triển mạnh mẽ trong việc cung cấpcác sản phẩm, dịch vụ uy tín, chất lượng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại đểphục vụ cộng đồng

1.2. Nguyên nhân rủi ro hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại VietinBank:

a) Nguyên nhân khách quan

- Nhà NK cũng như nhà XK Việt Nam thường có vị thế không cao trong quan hệmua bán nên thường gặp một số khó khăn nhất định trong việc thanh toán hay đòitiền Trong việc mở L/C thì thường bị ép mở những L/C bất lợi cho chính họ và gâykhó khăn cho chính VietinBank là ngân hàng phục vụ họ

- Việc gia tăng kiểm soát chặt chẽ hàng thủy sản XK từ Việt Nam của các thị trườngtiêu thụ lớn như Nhật Bản, EU hoặc sự tăng giá xăng dầu đã ảnh hưởng đến giả cảcác mặt hàng NK, nguyên liệu NK làm hàng XK hoặc tỷ giá ngày càng tăng… khiếnnhiều doanh nghiệp thực hiện thanh toán XNK qua VietinBank gặp khá nhiều khókhăn Đã chấp nhận L/C và gửi bộ chứng từ nhưng vận chuyển hàng không đúng nhưcam kết do những trở ngại trên, bị kiện là vi phạm hợp đồng Hay nhà nhập khẩu kýkết hợp đồng mở L/C nhưng giá hàng nhập khẩu tăng cao nên mở L/C với nhữngđiều kiện bất lợi hoặc đã mở L/C nhưng tình hình không thể nhận hàng được do giáquá cao hay tỷ giá quá cao

Trang 6

- Tình hình thế giới diễn biến phức tạp và không lường trước như dịch bệnh, chiếntranh, bạo động, khủng bố khiến hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Namqua VietinBank gặp phải rủi ro bất khả kháng.

- Mức độ hội nhập thế giới ngày càng tăng cao kéo theo môi trường kinh doanh phứchợp, hệ thống pháp lý có nhiều thay đổi so với trước, tốc độ thanh toán và khối lượngthanh toán ngày càng cao, các hành vi trái phép từ bên ngoài chưa có kinh nghiệmnhận biết và khó phòng ngừa

b) Nguyên nhân chủ quan:

Trong thanh toán NK:

- VietinBank với hoạt động thanh toán XNK khá lớn, việc xử lý chứng từ mỗi ngàykhá nhiều, đa dạng và phức tạp, đòi hỏi nhân viên xử lý giao dịch phải có kinhnghiệm và chuyên môn khá vững, nắm rõ quy trình nghiệp vụ cũng như các biệnpháp phối hợp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu Nếu sơ suất sẽkhông thể phòng ngừa và ngăn chặn một số thanh toán khống hay xuất trình chứng từgiả mạo hay không có chứng từ gốc mà L/C yêu cầu

- Nhà nhập khẩu là khách hàng của VietinBank còn một số hạn chế về hiểu biếtnghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn nên không lường hết được các rủi ro xảy ra chomình Đó là lý do mà khách hàng thường yêu cầu VietinBank thực hiện một số việcgây nhiều rủi ro, như: chấp nhận mở L/C dựa trên hợp đồng không rõ ràng, khôngmua bảo hiểm để bảo vệ lô hàng nhập khẩu vì sợ tốn phí, chấp nhận thanh toán mộtchứng từ không đầy đủ, sơ sài mà không yêu cầu tu chỉnh ngay từ đầu, tìm hiểu đốitác không kỹ

- Cán bộ tín dụng nhận hồ sơ mở L/C nhập khẩu đối với trường hợp cam kết mở L/Cbằng vốn vay VietinBank cần có kiến thức về xuất nhập khẩu, nếu không có thể dẫnđến tình trạng chấp nhận mở những hồ sơ gây nhiều rủi ro

- Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, đa số các ngân hàng phục vụ vì lợi íchkhách hàng của họ rất nhiều nên có thể làm trái một số quy định gây rủi ro cho ngân

Trang 7

hàng đối tác Ví dụ, có thể cố ý sai sót trong đòi tiền, xuất trình chứng từ giả mạo khibiết chứng từ đó là có dấu hiệu giả mạo…

- Hiện nay, theo quy định của VietinBank, tất cả L/C của các chi nhánh sau khi mởphải chuyển tới Hội sở VietinBank để kiểm tra và phê duyệt Cho nên, mặc dùVietinBank mở L/C nhanh chóng nhưng L/C đi ra nước ngoài vẫn còn khá chậm.Đây là nguyên nhân tạo nên một rủi ro hoạt động tiềm ẩn về việc mất uy tín haykhiếu kiện do vi phạm hợp đồng về việc mở L/C không đúng thời gian (người bányêu cầu chỉ giao hàng khi nhìn thấy L/C, ngân hàng mở trễ, người bán hủy hợp đồng

và bán hàng cho đối tác khác, người mua bị thiệt hại phải bồi thường vi phạm hợpđồng và không có hàng để nhập kịp thời) Mặt khác, VietinBank cũng quy định chỉđược mở L/C trả chậm nếu khách hàng ký quỹ đủ 100% giá trị L/C hoặc có tài sảnđảm bảo bằng 200% giá trị L/C Vì theo VietinBank, rủi ro cơ bản của L/C trả chậm

là khó có thể quản lý được nguồn tiền chậm trả dẫn đến khả năng khi đến hạn thanhtoán khách hàng không có/không đủ tiền thanh toán cho nước ngoài theo cam kết (do

sử dụng vòng vốn quay vòng) Điều này gây ra một sự khó khăn hơn trong việc khaithác thị phần xuất nhập khẩu, đây cũng được xem là nguyên nhân gây nên rủi rochiến lược

Trong thanh toán XK:

- Nhà xuất khẩu là khách hàng của VietinBank cũng có một số hạn chế về hiểu biếtnghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn khi: đề nghị chuyển sang hình thức nhờ thu khithấy bộ chứng từ có sai sót; chấp nhận L/C với những điều khoản khó thực hiện nhưthời hạn xuất trình quá ngắn (không đảm bảo việc xuất trình dễ bị viện cớ để trảchứng từ không thanh toán)…

- Việc kiểm tra chứng từ của VietinBank do nhà xuất khẩu xuất trình còn nhiều thiếusót, chủ quan, chưa tư vấn rõ ràng, chuyên môn nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ cònyếu Gửi bộ chứng từ đòi tiền có sai sót hay chiết khấu bộ chứng từ có sai sót, sau khithanh toán trước cho người bán thì ngân hàng phát hành từ chối do bộ chứng từ saisót

Trang 8

- Ngân hàng đối tác bất chấp uy tín của mình, vì bảo vệ lợi ích khách hàng mà họphục vụ đã từ chối thanh toán bộ chứng từ với những lỗi không xác đáng; trì hoãn,dây dưa thanh toán hoặc viện lý do bộ chứng từ không hợp lệ để yêu cầu giảm giáhay không nhận hàng do hàng nhập khẩu về vì tình hình kinh tế biến động sẽ khôngbán được…

- Ngoài các nguyên nhân rủi ro được phân loại theo thanh toán nhập khẩu và xuấtkhẩu nêu trên, còn có các nguyên nhân như các chính sách chưa phù hợp với thựctiễn, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn yếu kém, thiết kế hệ thống thông tinchưa đồng bộ và hiện đại (hệ thống bảo mật, đường truyền chưa mạnh…), sự phụthuộc vào công nghệ, cán bộ xử lý nghiệp vụ không chấp hành đúng quy trình nghiệp

vụ (cán bộ không thực hiện các nghiệp vụ, nhiệm vụ không được ủy quyền và/hoặcvượt quá thẩm quyền cho phép hoặc không đúng chức năng được giao; chưa phốihợp tốt với các phòng nghiệp vụ khác để phòng ngừa rủi ro tốt; che dấu sai sót, nétránh khó khăn…), kiến thức yếu, chưa được đào tạo đúng mức gây ra rủi ro tácnghiệp, một rủi ro được đánh giá là có nguy cơ xảy ra nhiều nhất

1.3. Quản lý rủi ro hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại VietinBank

1.3.1. Quản trị rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu được thực hiện theo chuẩn mực quốc tế

Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung và trong hoạt động thanh toán

xuất nhập khẩu nói riêng luôn được VietinBank thực hiện theo một chuẩn mực quốc

tế Hoạt động này được triển khai theo mô hình 3 vòng kiểm soát về quản trị rủi ro,

cụ thể là: Vòng 1 và Vòng 1.5 (chi nhánh và các đơn vị trụ sở chính quản lý theonghiệp vụ); Vòng 2 (các đơn vị thuộc khối quản lý rủi ro) và Vòng 3 (kiểm toán nộibộ) Bên cạnh đó, công tác kiểm tra cũng được VietinBank tiến hành theo chiều dọc,đẩy mạnh kết hợp các hoạt động của kiểm toán nội bộ và các đơn vị Vòng 1, Vòng 2.Điều này giúp giảm sự chồng chéo công việc mà vẫn đảm bảo tối đa nguồn lực đểviệc quản lý rủi ro đạt hiệu quả cao nhất

Trang 9

1.3.2. Tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp sử dụng rất nhiều phương thức đểthanh toán như chuyển tiền, nhờ thu, thư tín dụng Phương thức nào cũng tiềm ẩnnhững rủi ro nhất định nên việc VietinBank thực hiện những biện pháp để phòngngừa rủi ro cho khách hàng và cho chính ngân hàng là vô cùng cần thiết Một trongnhững biện pháp quan trọng nhất là tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ trong thanhtoán quốc tế

a) Phương thức nhờ thu

Đối với phương thức nhờ thu, khi nhận được bộ chứng từ, ngân hàng phải tiến hànhkiểm tra ngay xem số lượng chứng từ được gửi đến có đúng với số lượng chứng từquy định hay không, đồng thời kiểm tra xem đã có chứng từ vận tải bản gốc hay chưa

để thông báo cho nhà nhập khẩu Bên cạnh đó, ngân hàng cũng quy định các nhânviên phải kiểm tra kỹ lưỡng chữ ký và dấu của nhà nhập khẩu Trong trường hợp sửdụng phương thức D/P (nhờ thu kèm chứng từ trả ngay), VietinBank còn có nhữngbiện pháp khác như ký quỹ hoặc cho vay để đảm bảo việc thanh toán Trong trườnghợp sử dụng phương thức D/A (nhờ thu kèm chứng từ trả chậm), vào ngày đáo hạnthanh toán, nếu bộ chứng từ thiếu chứng từ vận tải gốc thì người nhập khẩu phải xuấttrình tờ khai hải quan chứng minh hàng hóa đã được thông quan

b) Phương thức thư tín dụng

Đối với phương thức thư tín dụng, VietinBank cũng áp dụng nghiêm ngặt các thủ tục,quy trình nghiệp vụ Trước khi đồng ý yêu cầu mở L/C của khách hàng, nhân viênkiểm tra kĩ đơn và xem xét các điều kiện mà khách hàng đưa ra có điểm gì tiềm ẩnrủi ro đối với chính họ và đối với ngân hàng hay không Nếu tồn tại thì yêu cầu kháchhàng sửa đổi hợp đồng cũng như các điều khoản trong L/C cho phù hợp Khi kiểm tra

bộ chứng từ, ngân hàng quy định phải kiểm tra số tiền ghi trên các hóa đơn so với sốtiền đòi thanh toán một cách kỹ lưỡng Đồng thời kiểm tra có đòi tiền những hàngmẫu hay hàng giao ngoài L/C hay không, nếu có, phải đánh điện báo ngay cho ngânhàng nước ngoài biết là không chấp nhận thanh toán các trường hợp này dù ngườimua chấp nhận và thanh toán bằng tiền của người mua

Trang 10

Đối với những bộ chứng từ chưa có chứng từ vận tải gốc, VietinBank thông báo ngaycho người nhập khẩu biết và đánh điện cho ngân hàng nước ngoài trong vòng 5 ngàylàm việc để thông báo là ngân hàng chỉ thanh toán bộ chứng từ khi tờ khai hải quanđược xuất trình, và tờ khai này phải thể hiện hàng hóa, số lượng, số và ngày chứng từvận tải, phương tiện vận tải, số và ngày hợp đồng ngoại thương, số hóa đơn thươngmại đúng như bộ chứng từ đã xuất trình

Tuy nhiên, đối với mặt hàng xăng dầu, thanh toán chỉ dựa trên cam kết bồi hoàn củangười thụ hưởng mà không dựa trên chứng từ gốc Đối với trường hợp này,VietinBank cũng đề ra một số biện pháp để phòng ngừa rủi ro, cụ thể như sau:

● Tại thời điểm mở L/C, yêu cầu nhà nhập khẩu cung cấp chứng thư bảo hiểmliên quan đến lô hàng hoặc cung cấp các thông tin liên quan đến lô hàng để ngânhàng chuyển cho cơ quan bảo hiểm làm cơ sở bảo hiểm lô hàng

● Xác nhận thông tin lô hàng với ngân hàng nước ngoài

● Sau khi thanh toán, VietinBank thường xuyên đánh điện nhắc nhở để ngânhàng nước ngoài chuyển bộ chứng từ gốc như đã cam kết

1.3.3. Tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng

Bên cạnh việc thực hiện chặt chẽ các quy trình, nghiệp vụ, VietinBank còn chú trọngtrong vấn đề tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng Ngân hàng luôn theođuổi phương hướng trẻ hóa nhân lực, tuyển dụng những cán bộ và nhân viên có nănglực để làm việc Không chỉ vậy, đội ngũ nhân lực còn thường xuyên được tập huấn,đào tạo, bồi dưỡng để trau dồi thêm kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp cũng nhưnâng cao kỹ năng xử lý nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu Ngoài ra, VietinBankcũng không ngừng tăng cường lực lượng cán bộ làm công tác phòng ngừa rủi ro quachính sách tuyển dụng những lao động lâu năm, có kinh nghiệm dày dạn trong mảngnày tại các doanh nghiệp Những cán bộ này sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọngtrong việc dự báo những rủi ro có thể xảy ra với hoạt động thanh toán quốc tế tạingân hàng

1.3.4. Phát triển sức mạnh công nghệ tin học

Ngoài những biện pháp nêu trên, VietinBank còn không ngừng nâng cao công tácđiều hành quản lý cũng như tăng cường trao đổi thông tin trong nội bộ ngân hàng và

Trang 11

kết nối với bên ngoài thông qua việc phát triển sức mạnh của công nghệ tin học Dù

sở hữu đội ngũ cán bộ nhân viên chất lượng, giàu kinh nghiệm nhưng rủi ro ngoài ýmuốn đôi khi vẫn tồn tại Việc sử dụng máy móc trong quá trình quản lý và thực thinghiệp vụ sẽ giúp phát hiện sai sót của con người cũng như giảm thiểu tối đa rủi ro

có thể xảy ra

Không chỉ vậy, VietinBank cũng luôn chú trọng việc phân công nhiệm vụ cụ thể chotừng phòng ban, đảm bảo hệ thống trao đổi thông tin giữa các phòng với Ban lãnhđạo cũng như giữa các phòng ban với nhau hoạt động một cách hiệu quả để nâng caonăng suất làm việc và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các mục tiêu chung đã đề ra.Đồng thời, VietinBank cũng tăng cường kết nối với nhiều nguồn khác nhau để khaithác và thu thập thông tin: mạng Internet, trung tâm thông tin tín dụng quốc gia ViệtNam CIC của Ngân hàng Nhà nước, các phương tiện thông tin đại chúng như báo,đài,

1.3.5. Những biện pháp khác

Bên cạnh chú trọng thực hiện những biện pháp trên, VietinBank còn đưa ra vô sốnhững giải pháp khác trong việc quản lý rủi ro Một trong số đó là từng bước bổsung, hoàn chỉnh và nâng cao quy chế phòng ngừa rủi ro toàn diện trong nghiệp vụthanh toán quốc tế Ngoài ra, ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh cho vay xuất nhập khẩukết hợp chặt chẽ với việc kiểm tra, rà soát hoạt động các doanh nghiệp đang có quan

hệ với mình Đối với những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, ngân hàng tiếp tục thắtchặt mối quan hệ làm ăn, ngược lại, đối với những doanh nghiệp hoạt động chưa hiệuquả, VietinBank theo dõi sát sao, ngưng cho vay xuất nhập khẩu và tập trung thu hồi

nợ Ngoài ra, trong thời buổi nền kinh tế - chính trị - pháp luật liên tục thay đổi, ngânhàng cũng thường xuyên theo dõi các quy định của nhà nước để đưa ra những điềuchỉnh kịp thời và thích hợp, đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi íchcủa khách hàng và ngân hàng

Có thể nói, hoạt động quản lý rủi ro tại ngân hàng VietinBank đang ngày một hoànthiện và phát triển Thông qua những biện pháp như áp dụng chuẩn mực quốc tế,nâng cao kỹ năng nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu, đào tạo nhân lực, áp dụngcông nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng cùng những biện pháp phòng ngừa

Trang 12

rủi ro khác, VietinBank đang ngày càng hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu và kỳvọng của khách hàng, đồng thời cũng khẳng định vị thế là một trong những ngânhàng nhóm đầu tại Việt Nam.

Trang 13

PHẦN 2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CÁC PHƯƠNG THỨC TTQT TẠI VIETINBANK. 

2.1. Định hướng phát triển của VietinBank

2.1.1. Định hướng chung:

Định hướng phát triển chung của VietinBank được thể hiện qua tầm nhìn và sứ mệnhđược đăng tải trên website của công ty:

Tầm nhìn: Trở thành một Tập đoàn tài chính ngân hàng dẫn đầu Việt Nam, ngang

tầm khu vực, hiện đại, đa năng, hiệu quả cao

Sứ mệnh: Là ngân hàng số 1 của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp sản phẩm

dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng hướng tới những giá trị cốt lõi sau đây:

● Hướng đến khách hàng: “Khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động củaVietinBank VietinBank cam kết mang đến những sản phẩm, dịch vụ và phong cáchphục vụ đồng nhất, một VietinBank duy nhất đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu phù hợpcủa khách hàng”

● Hướng đến sự hoàn hảo: “VietinBank sử dụng nội lực, nguồn lực để luôn đổimới, hướng đến sự hoàn hảo”

● Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiện đại: “Lãnh đạo, cán bộ và người laođộng VietinBank luôn thể hiện sự năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minhbạch và hiện đại trong mọi giao dịch, quan hệ với khách hàng, đối tác và đồngnghiệp”

● Trung thực, chính trực, minh bạch, đạo đức nghề nghiệp: “Đội ngũ lãnh đạo,cán bộ và người lao động VietinBank luôn suy nghĩ, hành động đảm bảo sự côngbằng, chính trực, minh bạch và trách nhiệm”

● Sự tôn trọng: “Tôn trọng, chia sẻ, quan tâm đối với khách hàng, đối tác, lãnhđạo và đồng nghiệp”

● Bảo vệ và phát triển thương hiệu: “Lãnh đạo, cán bộ và người lao động bảo vệ

uy tín, thương hiệu VietinBank như bảo vệ chính danh dự, nhân phẩm của mình”

Trang 14

● Phát triển bền vững và trách nhiệm với cộng đồng, xã hội: “Đổi mới, sáng tạo

là động lực; tăng trưởng, phát triển, kinh doanh an toàn, hiệu quả, bền vững là mụctiêu Thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng, xã hội là niềm vinh dự và tự hào củaVietinBank”

Để thực hiện và đảm bảo những điều trên, VietinBank xây dựng triết lý hoạt động

bao gồm 3 ý chính là:

● An toàn, hiệu quả và bền vững;

● Trung thành, tận tụy, đoàn kết, đổi mới, trí tuệ, kỷ cương;

● Sự thành công của khách hàng là sự thành công của VietinBank

2.1.2. Định hướng năm 2019

(i) Cải thiện mạnh mẽ hiệu quả, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý gắn với quản lý tốtchất lượng tăng trưởng;

(ii) Cải thiện NIM, quản trị tốt chi phí vốn và chi phí hoạt động;

(iii) Cải thiện mạnh mẽ chất lượng dịch vụ, phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ hiệnđại, tăng thu ngoài lãi, chuyển dịch cơ cấu thu nhập theo hướng tăng thu ngoài lãi; (iv) Đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, nợ bán VAMC, nâng cao chất lượngtài sản;

(v) Tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm tăng năng lực tài chính, tăng vốn

tự có, đồng thời bám sát kế hoạch tăng vốn trình các cơ quan có thẩm quyền phêduyệt Phương án tăng vốn tự có được thông qua sẽ tạo nguồn lực lớn để VietinBankphát triển mạnh mẽ hoạt động kinh doanh, cung ứng đầy đủ, kịp thời vốn tín dụngcho nền kinh tế, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn và dịch vụ tài chính ngân hàng chonền kinh tế Theo đó, năm 2019, dự kiến dư nợ tín dụng tăng trưởng 6 - 8%, nguồnvốn huy động tăng trưởng phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, tỷ lệ nợ xấu được kiểmsoát dưới 2%, lợi nhuận dự kiến đạt 9.500 tỷ đồng (tăng 41% so với năm 2018), tỷ lệsinh lời ROE ở mức 10 -13%, đảm bảo lợi ích cho cổ đông

Trang 15

2.2. Các giải pháp cơ bản nhằm quản lý rủi ro các phương thức TTQT chủ yếu tại VIETINBANK:

2.2.1. Các giải pháp để quản lý rủi ro trong phương thức chuyển tiền

- Xem xét tài trợ cho khách hàng xuất khẩu đã được cấp hạn mức tín dụng thanh tóanXNK, có hợp đồng xuất khẩu thanh tóan theo phương thức này và có tài sản đảmbảo, có kinh nghiệm, uy tín trong thanh tóan XNK, có khách hàng nhập khẩu đángtin cậy tại các thị trường truyền thống

- Tư vấn cho khách hàng là nhà xuất khẩu một cách rõ ràng:

• Điều tra kỹ khả năng tài chính và uy tín của nhà nhập khẩu

• Chỉ áp dụng cho các giao dịch mua bán có giá trị nhỏ

• Chấp nhận thanh tóan cho hợp đồng có giá trị lớn khi nhà xuất khẩu và nhà nhậpkhẩu có quan hệ chặt chẽ với nhau

• Khi hợp đồng quy định điều khoản thanh toán bằng T trả sau thì nhà xuất khấu nênquy định tỉ lệ phạt đối với việc thanh toán chậm Cần quy định rõ về điều khoản luật

áp dụng trong hợp đồng, trọng tài và giải quyết tranh chấp

2.2.2. Các giải pháp để quản lý rủi ro trong phương thức nhờ thu

Nhờ thu là một phương thức khá đơn giản và còn ẩn chứa nhiều rủi ro cho các bêntham gia Nếu muốn sử dụng phương thức nhờ thu, hãy bảo đảm một số vấn đề sau:

- Các đối tác có sự tin tưởng nhất định đối với đối phương hoặc có sự tìm hiểu kỹlưỡng về đối phương

- Tham vấn ngân hàng về lịch sử kinh doanh của đối tác

- Lựa chọn hãng tàu có uy tín khi vận chuyển

- Các ngân hàng tham gia phải là những ngân hàng lớn , có uy tín tại các lãnh thổ củacác bên tham gia

- Hợp đồng cần phải qui định chặt chẽ quyền hạn và nghĩa vụ của các bên tham gia

Trang 16

- Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần có các chế tài nghiêm ngặt để bảođảm nhà nhập khẩu thanh toán Ví dụ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do khôngthanh toán, chậm thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ; chịu lãi suất chậm trả,chịu phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán

- Giá trị hợp đồng không quá lớn

- Cần có những hình thức bảo hiểm thích hợp cho hàng hóa

- Hai bên cam kết mua bảo hiểm cho hàng hóa theo điều khoản bảo hiểm thống nhấttrong hợp đồng

- Đối với các đối tác giao dịch lần đầu tiên càng cần có sự quản trị rủi ro chặt chẽ,toàn diện và hiệu quả để lường trước được các rủi ro có thể xảy ra với doanh nghiệp

để kịp thời ứng phó, không gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp

- Bố trí nhân sự giỏi về nghiệp vụ ở khâu lập bộ chứng từ

- Thỏa thuận ngay với nhà nhập khẩu những chứng từ cần xuất trình ngay khi ký hợpđồng ngoại thương

2.2.3. Các giải pháp quản lý rủi ro trong phương pháp tín dụng chứng từ:

Đặc trưng của việc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng là có các rủi ro thịtrường là yếu tố khách hoàn toàn không thể tránh được, ngân hàng chỉ có biện phápnhằm giảm thiểu tối đa hậu quả mà rủi ro mang lại Trong phương thức thanh toán tíndụng chứng từ, ngân hàng sẽ gặp phải 2 loại rủi ro chính, xét theo khía cạnh vai tròcủa khách hàng là rủi ro liên quan đến người yêu cầu và rủi ro liên quan đến ngườinhập khẩu

Tuy mỗi khía cạnh lại có những rủi ro và cách quản lý riêng, nhưng cả 2 đều có một

số biện pháp quản lý rủi ro chung, bao gồm:

● Hoàn thiện môi trường pháp lý liên quan đến hoạt động thanh toán sử dụng tíndụng chứng từ

● Nâng cao nghiệp vụ của ngân hàng, tránh xảy ra rủi ro do yếu kém về nghiệpvụ

Trang 17

a) Rủi ro liên quan đến người yêu cầu và cách quản lý

Rủi ro từ trách nhiệm của Ngân hàng phát hành với Người yêu cầu

● Rủi ro từ khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhập khẩu

Về bản chất, L/C là cam kết thanh toán của Ngân hàng phát hành đối với Người thụhưởng Khi L/C đã được phát hành thì ngân hàng phải thực hiện thanh toán khi ngườixuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp, cho dù Người yêu cầu có thiện chí hoặc cókhả năng thanh toán hay không Có 2 trường hợp có thể xảy ra:

- Doanh nghiệp nhập khẩu không thanh toán cho ngân hàng: do họ không cóthiện chí, hoặc không có khả năng thanh toán Trong trường hợp doanh nghiệp khôngnhận hàng, ngân hàng sẽ phải dành thời gian để xử lý bộ chứng từ và lô hàng “bấtđắc dĩ” của mình Còn nếu doanh nghiệp đã nhận hàng dựa trên Thư bảo lãnh nhậnhàng mà không thanh toán thì nó sẽ hình thành khoản nợ xấu cho ngân hàng

- Doanh nghiệp thanh toán chậm: do thiếu hụt vốn tạm thời hoặc muốn sử dụngvốn vào mục đích khác Ngân hàng có thể phải chịu phí phạt do thanh toán chậm,cũng như ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng

● Rủi ro từ việc cấp tín dụng nhập khẩu cho doanh nghiệp

Cách hạn chế rủi ro

• Thẩm định tài chính doanh nghiệp

• Định giá hàng tháng Khoản phải thu luân chuyển căn cứ vào tổng hợp chi tiếtphát sinh tài khoản 131 Có thể yêu cầu bảo lãnh thanh toán của một đơn vị uy tín đốivới khoản phải thu

b) Rủi ro liên quan đến người thụ hưởng và cách quản lý

Trong giao dịch thanh toán quốc tế bằng L/C, ngân hàng phát hành chủ yếu làm việcvới người xuất khẩu (người thụ hưởng) ở 2 bước: kiểm tra bộ chứng từ và tiến hànhthanh toán Các rủi ro mà ngân hàng phát hành có thể đổi mặt trong quá trình này baogồm:

Trang 18

Bộ chứng từ không phù hợp nhưng bên thụ hưởng vẫn yêu cầu ngân hàng tiến hành thanh toán:

Khi tiến hành kiểm tra chứng từ, ngân hàng phát hành thường thông báo trước hạnmức 5 ngày cho người thụ hưởng về tính phù hợp của bộ chứng từ Nếu bộ chứng từ

là phù hợp, ngân hàng sẽ đồng ý thanh toán, quá trình thanh toán diễn ra bình thường.Tuy nhiên, có trường hợp bộ chứng từ sẽ không phù hợp và ngân hàng vẫn phải tiếnhành thông báo cho bên thụ hưởng (theo quy định ở Điều 16c UCP600) và đưa rathời gian cho bên thụ hưởng sửa chữ sai biệt trong bộ chứng từ Bộ chứng từ khôngphù hợp có thể do có một số sai biệt không được chấp nhận hay không được quy địnhtrong điều khoản của L/C

Nếu bộ chứng từ không phù hợp do các sai biệt không được chấp nhận hay khôngđược quy định theo điều khoản của L/C, ngân hàng có thể từ chối thanh toán hoặcthương lượng thanh toán theo quy định của Điều 16 UCP600 Nếu như bên nhậpkhẩu và ngân hàng đều có thiện chí, 2 bên này có thể liên hệ với bên xuất khẩu đểtiến hành thương lượng về việc bỏ qua sai biệt trên và chấp nhận thanh toán, đồngthời thu thêm phí sai biệt (trong L/C này, phí sai biệt là 100 đô la cho một sai biệt).Tuy nhiên, trong trường hợp này, ngân hàng cần phải chú ý xem vấn đề khiến L/Ckhông phù hợp là gì và cân nhắc kĩ trước khi chấp nhận thương lượng Ví dụ, nếungày tháng ghi trên các chứng từ là ngày sau ngày xuất trình chứng từ thì ngân hàng

sẽ từ chối thanh toán luôn theo Điều 14i UCP600; trường hợp khác, trên vận đơn ghingày tháng là “ngày nhận hàng để chở” nhưng trên thực tế hàng được giao muộn hơn

so với ngày đó, ảnh hưởng đến ngày hàng đến cảng đích theo quy định của L/C thìcác bên có thể thương lượng thanh toán

Chứng từ không phù hợp nhưng ngân hàng vẫn tiến hành thanh toán do kiểm tra không kỹ

Có một số trường hợp, do sai sót trong quá trình tác nghiệp, ngân hàng thanh toán bỏqua một hoặc một số sai biệt trong vận đơn và vẫn tiến hành thanh toán cho ngườithụ hưởng Điều này gây tổn hại cho chính ngân hàng và có thể gây ra tranh chấpgiữa ngân hàng và bên nhập khẩu Để tránh được vấn đề này, ngân hàng không cònbiện pháp nào khác ngoài việc nâng cao tay nghề, cập nhật các quy định liên quan

Trang 19

cũng như cẩn trọng trong quá trình kiểm tra chứng từ (Điều 14, Điều 15, Điều 16UCP600)

Bộ chứng từ phù hợp nhưng nghi ngờ có dấu hiệu gian lận thương mại

Một số trường hợp, bên thụ hưởng xuất trình ra bộ chứng từ phù hợp, nhưng thôngqua kinh nghiệm và nghiệp vụ, ngân hàng nghi ngờ có dấu hiệu gian lận hoặc làm giảchứng từ Lúc này, ngân hàng có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp là yêu cầu lệnhdừng thanh toán của Toà án Việt Nam (Điều 664, Điều 666 Bộ luật Dân sự 2015) đểtạm hoãn việc thanh toán cho đến khi xác minh được tính hợp pháp và minh bạch của

Viettinbank đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao doanh số thanh toán quốc tế

mà vẫn giữ được tiêu chí an toàn Trong đó năm 2018-2019, có nhiều điểm sáng nổibật trong tài trợ thương mại:

- Đây là thư tín dụng trả chậm có giá trị thanh toán trả ngay (UPAS L/C), đãđược triển khai hơn 6 năm tại Vietinbank đã trở thành một trong những sản phẩm tàitrợ thương mại hiện đại nổi trội, mang đến nhiều lợi ích và được các khách hàngdoanh nghiệp sử dụng thường xuyên trong các giao dịch mua bán xuất nhập khẩu vớicác đối tác quốc tế cũng như thương mại nội địa với đối tác trong nước

- Lợi thế của sản phẩm:

● Thư tín dụng trả chậm có giá trị thanh toán trả ngay (UPAS L/C) là thư tíndụng (L/C) có thời hạn trả chậm nhưng khách hàng bên bán được nhận tiền thanhtoán ngay mà không phải chờ đáo hạn hối phiếu trả chậm như L/C trả chậm thôngthường Trong khi đó, khách hàng bên mua không phải thanh toán ngay cho

Ngày đăng: 10/07/2020, 07:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w