1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận quản lý rủi ro TD quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần á châu giai đoạn 2015 2018

43 60 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

Tín dụng thể hiện mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng, vớicác nhà doanh nghiệp và cá nhân bên đi vay, trong đó các tổ chức tín dụng chuyểngiao tài sản cho bên đi va

Trang 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG

1.1 Rủi ro tín dụng

1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Trong kinh doanh Ngân hàng rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất, thườngxuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề có khi dẫn đến phá sản Ngân hàng Để hiểu rõ rủi

ro tín dụng là gì, trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm tín dụng:

Tín dụng được định nghĩa rõ ràng là sự thể hiện cho mối quan hệ vay và cho

vay Trong đó, người vay có thể là cá nhân hoặc tổ chức, còn người cho vay là ngânhàng, hoặc tổ chức tài chính tín dụng nào đó Sản phẩm vay có thể là hàng hóa hoặctiền Tín dụng thể hiện mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng, vớicác nhà doanh nghiệp và cá nhân (bên đi vay), trong đó các tổ chức tín dụng chuyểngiao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, vàbên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho tổ chức tín dụngkhi đến hạn thanh toán

Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh do khách hàng vay không thực hiện đúng các

điều khoản của hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm trả nợ, trả

nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi vay, gây ra nhữngtổn thất về tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thươngmại.Giữa bối cảnh cạnh tranh và hội nhập như hiện nay, một trong những vấn đề đặt racho sự tồn tại và phát triển của một Ngân hàng thương mại là khả năng quản trị rủi ro,

đặc biệt là rủi ro tín dụng một cách toàn diện và hệ thống

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phức tạp nhất, việc quản lý và phòng ngừa nó rấtkhó khăn, nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào Rủi ro tín dụng nếu khôngđược phát hiện và sử lý kịp thời sẽ nảy sinh các rủi ro khác

Trang 2

1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng

Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được chia thành rủi ro giaodịch và rủi ro danh mục:

1.1.2.1 Rủi ro giao dịch

Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạnchế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng Rủi ro giaodịch có 03 bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ

Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng,

khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định chovay

Rủi ro bảo đảm: xuất phát từ các tiêu chuẩn bảo đảm như: các điều khoản trong

hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể bảo đảm, cách thức đảm bảo vàmức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo

Trang 3

Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản trị hoạt động cho vay,

bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay

có vấn đề

1.2.2.2 Rủi ro danh mục

Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạnchế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành 2 loại: rủi ronội tại và rủi ro tập trung

Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng

biệt trong mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Nó xuất phát từ đặc điểmhoạt động hoặc đặc điểm đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn

Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối

với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành,lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hìnhcho vay có rủi ro cao

1.1.3 Nguyên nhân rủi ro tín dụng

1.1.3.1 Từ phía ngân hàng:

Thứ nhất: Sự yếu kém của đội ngũ cán bộ

Sự yếu kém ở đây bao gồm cả về năng lực và phẩm chất đạo đức Cán bộ Ngânhàng thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm đạo đức kinh doanh như: thông đồng vớikhách hàng lập hồ sơ giả để vay vốn, xâm tiêu khi giải ngân hay thu nợ, đôi khi còn nểnang trong quan hệ khách hàng Bố trí cán bộ thiếu đạo đức vào làm công tác thẩmđịnh cho vay, dẫn đến tình trạng tiêu cực, mà phổ biến nhất là tình trạng cán bộ tín

Trang 4

thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để cho vay cao, không tuân thủ quy trìnhtín dụng.

Thứ hai: Sự thiếu sát sao trong giám sát của các cấp quản lý trong ngân hàng

Việc thẩm định các điều kiện vay vốn trước khi cho vay là rất quan trọng để điđến quyết định tín dụng Tuy nhiên vấn đề giám sát và quản lý khoản vay trong quátrình giải ngân và sau khi cho vay cũng quan trọng không kém, vì hiện trạng của mónvay luôn thay đổi theo thời gian Không làm tốt việc kiểm tra sau khi cho vay sẽ khônggiúp ngân hàng phát hiện và chủ động giảm thiểu rủi ro tín dụng.Cán bộ tín dụng cần

có sự phê duyệt của lãnh đạo trước khi giải ngân Vậy nên nếu cấp trên không có sựkiểm tra, đánh giá xem quyết định của cán bộ đã thực sự chính xác chưa thì nguy cơ rủi

ro tín dụng sẽ là rất cao Hơn nữa, sau khi giải ngân rồi, cán bộ tín dụng vẫn phải tiếptục theo dõi khách hàng để sớm phát hiện ra dấu hiệu của những khoản nợ có vấn đề.Tuy nhiên, việc theo dõi này đối với nhiều cán bộ chỉ mang tính hình thức Do vậy, nếucác cấp quản lý không có sự giám sát đối với cán bộ tín dụng, hoạt động của các cán bộtín dụng sẽ không hiệu quả, thậm chí dẫn đến những sai phạm đạo đức trong cho vay

và thu nợ Ngoài ra, các cơ quan cấp trên không quan tâm đến thực trạng tín dụng củangân hàng thì sẽ không có những chỉ đạo kịp thời để ngăn ngừa và xử lý rủi ro xảy ra

Thứ ba: Ngân hàng chưa đa dạng hoá các danh mục đầu tư

Một công cụ luôn được nhắc đến trong quản trị tín dụng ở tất cả các ngân hàngtrên thế giới là quản trị danh mục đầu tư Quản trị danh mục làm cân đối và kiềm chếrủi ro bằng cách nhận dạng, dự báo và kiểm soát mức độ rủi ro với từng thị trường,khách hàng, loại sản phẩm tín dụng và điều kiện hoạt động khác nhau Nhiều chuyêngia ngân hàng tin rằng đa dạng hoá là giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng hữu hiệunhất Mặc dù hiểu rõ tầm quan trọng của việc đa dạng hoá danh mục đầu tư, song rấtnhiều ngân hàng chỉ cho vay một hoặc hai ngành hoặc chỉ cho vay một vài doanh

Trang 5

nghiệp lớn, nhóm kinh doanh đơn lẻ Một danh mục đầu tư phụ thuộc chủ yếu vào mộtngành hay một loại mặt hàng là rất nguy hiểm vì không ngành nào là không có rủi ro.

Thứ tư: Định giá khoản vay không theo mức độ rủi ro của khách hàng

Về cơ cấu, lãi suất cho một khoản vay phải được xác định ở mức đảm bảo bùđắp được chi phí vốn đầu vào, chi phí quản lý, phần lợi nhuận mong muốn và phần bùđắp rủi ro của khoản vay Khách hàng được đánh giá có mức độ rủi ro càng cao, phần

bù rủi ro càng lớn Nhưng vì cạnh tranh nên một số ngân hàng có thể chấp nhận mứcgiá cho vay thấp, thậm chí chỉ đủ chi phí vốn đầu vào và chi phí quản lý, không tínhđến phần bù rủi ro Việc làm đó trong dài hạn không những làm giảm lợi nhuận mà cònlàm tăng tính rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng

1.1.3.2 Từ phía khách hàng

Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng, có thể chia nhóm nàythành 2 loại chính:

Thứ nhất, do khách hàng kinh doanh thua lỗ nên mất khả năng trả nợ:

Trường hợp này rất phổ biến do khách hàng có trình độ yếu kém trong dự đoáncác vấn đề kinh tế, yếu kém trong năng lực quản lý, sử dụng vốn sai mục đích, sảnphẩm chất lượng thấp không bán được, Hơn nữa có rất nhiều người vay sẵn sàng laovào những cơ hội kinh doanh mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao mà khôngtính toán kỹ hoặc không có khả năng tính toán những bất trắc có thể xảy ra nên khảnăng xảy ra tổn thất với ngân hàng là rất lớn

Thứ hai, do tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch của khách hàng:

Đối với khách hàng vay vốn tiêu dùng, tình trạng nợ nần bên ngoài nhiều nhưng

Trang 6

khách hàng không cung cấp số liệu một cách trung thực, cố tình che giấu thì sẽ rất khócho cán bộ ngân hàng trong khâu thẩm định Thực tế thời gian qua đã cho thấy phầnnhiều trong số rủi ro tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng xuất phát từnhững khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, không lành mạnh Đây cũng lànguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựacuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.

Thứ ba, khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay:

Một số khách hàng vay vốn ngân hàng dưới danh nghĩa tiêu dùng, nhưng khinhận vốn về lại sử dụng vào mục đích khác, nguy hiểm nhất là tham gia vào nhữnghoạt động kinh doanh mạo hiểm, chứa đựng rủi ro cao, kinh doanh những ngành nghề

mà pháp luật cấm, hay sử dụng vốn để trả nợ, cờ bạc, ăn chơi… Kết quả là thất thoátvốn vay, đời sống người vay không được cải thiện, cộng với khách hàng không thiệnchí và khả năng trả nợ, dẫn đến rủi ro cho phía ngân hàng Mặc dù trên thực tế đốitượng KH này là không nhiều, nhưng những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liênquan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các khách hàng khác

Thứ tư, rủi ro liên quan đến tài sản đóng băng nợ vay:

Phát sinh từ việc nhận thế chấp tài sản đang có tranh chấp hoặc tài sản đang bị

kê biên để thi hành án, do phía ngân hàng không nắm được thông tin, bảo hiểm tài sảnhết hạn nhưng không mua bổ sung kịp thời Việc định giá tài sản đóng băng nợ vay caohơn giá trị thực tế của chúng, tình trạng tài sản đóng băng bị giảm giá trị trong thời hạnvay vốn, dẫn đến không đảm bảo được khoản vay Hay có trường hợp khách hàng lừađảo, sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyển sở hữu tài sản giả để thế chấpvay vốn

1.1.3.3 Nguyên nhân khác

Trang 7

Những nguyên nhân này phần lớn xuất hiện từ môi trường xung quanh như chấtlượng thông tin, biến động kinh tế, chính sách pháp luật,

Thứ nhất, chất lượng thông tin chưa cao

Các thông tin mà ngân hàng thu thập thường liên quan đến hoạt động sản xuấtkinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng, tình hình kinh tế xã hội, cạnh tranhtrên thị trường, sau đó dựa vào các thông tin thu thập được để ra quyết định cho vay.Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải lúc nào các thông tin ngân hàng thu thập đượcđều có tính chính xác, đầy đủ và kịp thời Do vậy, nếu hệ thống thông tin tín dụng củangân hàng không hoạt động có hiệu quả, cập nhật được những thông tin đáng tin cậythì tất yếu dẫn đến việc ngân hàng thất thoát vốn khi cho vay

Thứ hai, những biến động kinh tế không dự báo được

Khi nền kinh tế ổn định, tăng trưởng lành mạnh thì nhu cầu đầu tư trong xã hội

có xu hướng gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng Tuy nhiên sựbiến động của kinh tế như suy thoái kinh tế, biến động tỷ giá, lạm phát gia tăng ảnhhưởng tới doanh nghiệp cũng như Ngân hàng thì rủi ro tín dụng với ngân hàng là rấtlớn Nhiều người vay có thể thích ứng và vượt qua khó khăn đó, nhưng cũng có rấtnhiều người bị đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh thua lỗ nên khả năng trả nợ vốnvay ngân hàng không được đảm bảo

Thứ ba, sự thay đổi trong các chính sách kinh tế, pháp luật

Sự thiếu nhất quán trong các chính sách kinh tế pháp luật cũng gây ảnh hưởngkhông nhỏ tới ngân hàng cũng như tới các doanh nghiệp có sử dụng vốn vay ngânhàng Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không ổn định khi có những thay đổitrong quy định về thuế, vốn, cũng như hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng bị tác

Trang 8

chính sách kinh tế, pháp luật không hoàn chỉnh cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp

về khả năng trả nợ cũng như đe dọa đến sự an toàn của ngân hàng trong cho vay

1.1.4 Tác động rủi ro tín dụng

Rủi ro trong hoạt động tín dụng có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của ngânhàng cũng như nó tác động rất mạnh mẽ tới các hoạt động của nền kinh tế Đó là cáctác động rất xấu đối với ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế, thể hiện ở các khía cạnhsau:

1.1.4.1 Đối với ngân hàng

Rủi ro làm suy giảm uy tín của ngân hàng: Một ngân hàng có rủi ro lớn là một

ngân hàng hoạt động không có hiệu quả, tình hình đó sẽ được báo chí nêu làm cho dânchúng thiếu lòng tin và như vậy khó lòng có thể huy động được nguồn vốn dồi dào.Các ngân hàng vì thế mà lánh xa, không cấp các hạn mức tín dụng, không mở quan hệđại lý…

Rủi ro làm cho khả năng thanh toán của ngân hàng giảm sút: Các khoản tín

dụng có rủi ro khiến cho việc hoàn trả gặp khó khăn, trong lúc đó các khoản tiền gửi,tiền tiết kiệm của của dân cư vẫn phải thanh toán đúng kỳ hạn, trong lúc không huyđộng được nguồn vốn dồi dào do mất uy tín, cũng vì thế người rút tiền thấy tình trạngcủa Ngân hàng như thế lại rút tiền càng tăng lên, kết quả là Ngân hàng gặp khó khăntrong khâu thanh toán

Rủi ro đưa đến kết quả là lợi nhuận suy giảm: Do rủi ro đưa đến nhiều mất mát

thiệt hại về tài chính, thêm vào đó là quá trình mở rộng hoạt động gặp khó khăn bế tắc,thu nhập kết quả là giảm sút lợi nhuận

Rủi ro có thể dẫn tới phá sản: Nếu những tác động của rủi ro trên 3 phương diện

nêu trên không được ngăn chặn và cứ phát triển đến một mức độ nào đó sẽ đẩy ngânhàng đến chỗ phá sản

1.1.4.2 Đối với khách hàng

Trang 9

Đối với bản thân chủ thể không có khả năng hoàn trả vốn (lãi) cho ngân hàng thì

họ gần như không có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng và thậm chí là cả nhữngnguồn khác trong nền kinh tế do đã mất đi uy tín

Cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng của các chủ thể đi vay khác cũng bị hạn chế hơnkhi rủi ro tín dụng buộc các NHTM hoặc thắt cho vay hay thậm chí phải thu hẹp quy

mô hoạt động

Các chủ thể gửi tiền vào ngân hàng có nguy cơ không thu hồi được khoản tiềngửi và lãi nếu như các ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản

1.1.4.3 Đối với nền kinh tế

Hệ thống ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là kênh thu hút vàcung cấp tiền cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế Do đó, rủi rotín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế

Ở mức độ thấp, rủi ro tín dụng khiến cơ hội tiếp cận vốn mở rộng hoạt động sảnxuất kinh doanh hoặc tiêu dùng của các khách hàng bị hạn chế, ảnh hưởng xấu đến khảnăng tăng trưởng của nền kinh tế

Ở mức độ cao hơn, khi có một ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn dẫn đếnphá sản, thì hiệu ứng dây chuyền rất dễ xảy ra trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, gâynên khủng hoảng đối với toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội

và sự phát triển của đất nước

1.2 Quản lý rủi ro tín dụng

1.2.1 Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng

Quản lý rủi ro tín dụng được hiểu là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi

ro, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp và quản lý

Trang 10

Theo Uỷ ban Basel thì quản lý rủi ro tín dụng là việc thiết lập cơ chế nhận

biết, đo lường, quản lý và kiểm soát được các rủi ro hiện tại và rủi ro tiềm ẩn trong hoạtđộng tín dụng một cách đầy đủ, nhằm tối đa hoá lợi nhuận được điều chỉnh theo yếu tốrủi ro bằng cách duy trì mức độ rủi ro tín dụng trong phạm vi chấp nhận được

Quản lý rủi ro tín dụng là một trong những hoạt động chủ đạo của ngân hàngthương mại Quản lý rủi ro tín dụng phải hướng vào việc đảm bảo hiệu quả của hoạtđộng tín dụng và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mạingay cả trong những điều kiện thị trường đầy biến động, nguy cơ rủi ro không ngừnggia tăng

1.2.2 Quá trình quản lý rủi ro tín dụng

Quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại được thể hiệntóm tắt qua sơ đồ như sau:

Nhận biết rủi ro tín dụng: Nhận diện rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục

và có hệ thống Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đề

và có những biện pháp theo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp các vấn đề, tổn thất

có thể giảm đến mức thấp nhất Những dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp ngân hàng có thểnhận biết và có giải pháp xử lý sớm các vấn đề một cách hiệu quả Các dấu hiệu nhận

Trang 11

biết phổ biến thường tập trung vào dấu hiệu tài chính và dấu hiệu phi tài chính củakhách hàng vay.

Đo lường rủi ro tín dụng: Đo lường rủi ro tín dụng là việc lượng hóa mức độ cácrủi ro cũng như biết được xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra đểxem xét khả năng chấp nhận nó của ngân hàng Đây là cơ sở để ngân hàng đưa ra quyếtđịnh cho vay cũng như xây dựng biện pháp ứng phó phù hợp, nhanh chóng với rủi rotín dụng khi tình trạng này xảy ra Để đo lường rủi ro tín dụng các ngân hàng thườngxây dựng các mô hình thích hợp để lượng hóa các rủi ro (mô hình điểm số Z, mô hìnhVar, mô hình RAROC, )

Quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng: Quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng làkhâu trọng tâm nhất trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của một NHTM, đây chínhtrọng tâm của quy trình rủi ro tín dụng Quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng là một hệthống những công cụ, chính sách, tiêu chuẩn và biện pháp nhằm ngăn ngừa và xử lý rủi

ro tín dụng trong một ngân hàng: chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, bộ máy quảntrị rủi ro tín dụng , các giới hạn tín dụng

Xử lý rủi ro tín dụng: Xử lý rủi ro tín dụng là bước cuối cùng trong công tácquản trị rủi ro tín dụng Ở bước này, ngân hàng sẽ đưa ra các quyết định và biện pháp

để tài trợ, khắc phục và hạn chế thấp nhất chi phí rủi ro và tổn thất mà rủi ro tín dụng

đã gây ra cho ngân hàng

Bốn bước trong quy trình rủi ro tín dụng có quan hệ chặt chẽ lẫn nhau và quyếtđịnh rất lớn tới hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng Trong bốn bước này, bước 1 và bước

3 được coi là bước quan trọng nhất, ngân hàng càng chủ động

Trang 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU GIAI ĐOẠN 2015 - 2018

2.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Á Châu

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

- Ngày thành lập: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thànhlập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày24/4/1993, và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh cấpngày 13/5/1993 Ngày 04/6/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động

- Thời điểm niêm yết: ACB niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội(trước đây là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN ngày 31/10/2006 Cổ phiếu ACB bắt đầu giao dịch vào ngày 21/11/2006

- Quá trình phát triển trong giai đoạn 2015 – 2018

+ Năm 2015, ACB hoàn thành các dự án chiến lược như (i) tái cấu trúc kênhphân phối, (ii) hình thành trung tâm thanh toán nội địa (giai đoạn 1), (iii) hoàn thiệnphương thức đánh giá hiệu quả hoạt động đơn vị và nhân viên Hội sở; đồng thời chokhởi tạo và triển khai các dự án ngân hàng giao dịch (transaction banking), ngân hàng

ưu tiên (priority banking), quản lý bán hàng (customer management system),… nhằmnâng cao năng lực cạnh tranh

+ Năm 2016, ACB đã hoàn thành theo tiến độ nhiều hạng mục của các dự áncông nghệ hỗ trợ hoạt động kinh doanh, vận hành và quản lý hệ thống, tiêu biểu nhưchuyển đổi hệ thống core chứng khoán ACBS; cải thiện các chương trình CLMS,CRM, ACMS, ELM, PASS để hỗ trợ việc tinh gọn quy trình nghiệp vụ; nâng cấp hệthống các máy ATM, website ACB, gia tăng tiện tích, dịch vụ thanh toán cho kháchhàng,…

+ Năm 2017, ACB tiếp tục hoàn thiện các quy trình, chính sách và các hạn mứcquản lý rủi ro nhằm phù hợp với quy định hiện hành của NHNN Đạt kết quả khả quan

Trang 13

về hoạt động vận hành và chất lượng dịch vụ khách hàng Tăng 20% hiệu suất nhânviên Giảm 50% lỗi nghiệp vụ Mức độ hài long của khách hàng tăng đều qua các năm

và được đánh giá thuộc nhóm các ngân hàng dẫn đầu về chất lượng dịch vụ trên thịtrường

+ Năm 2018, ACB tăng trưởng bền vững mảng khách hàng các nhân và doanhnghiệp vừa và nhỏ, kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, và vận hành an toàn Tín dụnghai mảng trên tăng trưởng vượt kỳ vọng và có kiểm soát theo đúng định hướng củaALCO Huy động tiền gửi thanh toán cải thiện, nâng CASA từ 15.8% lên mức 16.7%.Hoạt động kinh doanh thẻ cải thiện tích cực so với năm 2017 Phát hành thành công4,400 tỷ đồng trái phiếu AAA kỳ hạn 3 năm và 10 năm Xử lý, thu hồi nợ có hiệu quả,

First Burns Investments Limited Nguyễn Đức Kiên

Trần Hùng Huy Asia Reach Investments Limited

Trang 14

Hình 2.2 Thu nhập lãi, chi phí lãi và

tăng trưởng Hình 2.3 Thu nhập ngoài lãi và tăng trưởng

Hình 2.4 Thu nhập hoạt động, chi phí hoạt

động và tăng trưởng Hình 2.5 LN trước dự phòng RRTD, chi phí

dự phòng RRTD, LNST và tăng trưởng LNST

Cho vay luôn là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng truyềnthống hiện nay(năm 2015: 94.59%; năm 2016: 91.13%; năm 2017: 73.94%; năm 2018:73.85%), trong giai đoạn 2015 – 2018, tăng trưởng doanh thu từ lãi trung bình khoảng14.28%/năm Nhưng với xu thế hiện nay thì các ngân hàng cũng đẩy mạnh các mảngthu nhập ngoài lãi với tốc độ tăng trưởng CARG trong giai đoạn 2015 – 2018 lên đến81.70%

Điểm đáng chú ý nhất trong kết quả kinh doanh của ACB trong giai đoạn 2015– 2018 là trong năm 2018, lợi nhuận thuần trước dự phòng RRTD tăng mạnh từ 5,221

tỷ đồng lên 7,321 tỷ đồng nhưng chi phí dự phòng RRTD lại giảm rất mạnh từ 2,565 tỷ

2015 2016 2017 2018

- 10000000.000

2015 2016 2017 2018

- 1000000.000 2000000.000 3000000.000 4000000.000 5000000.000 6000000.000 7000000.000 8000000.000

00% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 140% 160%

LN trước dự phòng RRTD Chi phí dự phòng RRTD LNST

Tăng trưởng LNST

Trang 15

đồng xuống còn 932,411 tỷ đồng ĐIều này cho thấy ACB hiện đang là một trongnhững ngân hàng có hệ thống quản lý rủi ro tốt bậc nhất Việt Nam.

2.1.2.2 Đánh giá chất lượng tài sản

Hình 2.6 Tiền gửi khách hàng, tiền gửi

0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00%

Cho vay khách hàng Tăng trưởng tín dụng

Hình 2.10 Tỷ lệ CASA của một số ngân hàng năm 2018

Trang 16

Tỷ lệ tăng trưởng tíndụng của ACB trong giai đoạn 2015 – 2018 tăng trưởng với tốc độ trung bình khoảng14.25% Trong đó, tỷ lệ nợ quá hạn giảm mạnh từ 3.04% năm 2015 xuống còn 0.89%trong năm 2018 và tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1.31% trong năm 2015 xuống 0.7% trong năm

2017 nhưng tăng nhẹ lên 0.73% trong năm 2018 Một điểm đáng chú ý trong chấtlượng tài sản của ACB là tỷ lệ dự phòng nợ xấu năm 2018 ở mức 152% cho ngân hàngđang rất thận trong trong các khoản nợ xấu

Hình 2.11 Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng năm 2018.

VPB VIB SHB STB EIB TCB BID CTG HDB PLB MBB TPB VCB KLB BAB ACB 0.00%

2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại ACB giai đoạn 2015 – 2018

2.2.1 Cơ cấu tín dụng của ACB

Hình 2.12 Cơ cấu tín dụng của ACB

Trang 17

2015 2016 2017 2018 0.00%

Danh mục cho vay của ACB chủ yếu gồm 2 nhóm lớn: cá nhân và công ty cổphần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ Trong đó, cho vay cá nhânđang chiếm tỷ trọng lớn nhất

- Cho vay cá nhân: chiếm 57.71% trong giá trị dư nợ năm 2018 và là phân

khúc chính thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của ACB

- Cho vay công ty cổ phần công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân: do bản

chất là ngân hàng ngoài quốc doanh nên tỷ lệ cho vay doanh nghiệp tư nhân đóng gópmột phần lớn trong cơ cấu tín dụng của ACB Tính đến hết năm 2018, thì tỷ lệ cho vaydoanh nghiệp tư nhân ở mức 41.03% chủ yếu nằm ở mảng thương mại và sản xuất, giacông chế biến

2.2.2 Các công cụ tín dụng đã triển khai

Hiện nay, ACB đang triển khai các công cụ tín dụng như cho vay thông thường,cho vay chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá; cho thuê tài chính;các khoản trả thay khách hàng; cho vay bằng vốn tài trọ, ủy thác đầu tư và cho vay giaodịch ký quỹ

Trang 18

Trong số các công cụ tín dụng thì các khoản cho vay thông thường vẫn chiếm tỷ

lệ lớn nhất với trên 99%, tiếp theo đó là các khoản cho vay giao dịch ký quỹ ở công tychứng khoán ACBS

Hình 2.13 Tỷ lệ các công cụ tín dụng năm 2018

99%

Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước Cho vay chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá

Cho thuê tài chính Các khoản trả thay khách hàng Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư Cho vay giao dịch ký quỹ

2.2.3 Những kết quả đạt được trong hoạt động quản trị rủi ro tại ACB

2.2.3.1 Về công tác nhận diện rủi ro tín dụng

Hội đồng quản trị và Ban điều hành ACB đã ban hành nhiều quy trình, quy định

về cấp tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng, trong đó bao gồm những quy định,hướng dẫn thẩm định khách hàng Quy trình thẩm định tại ACB gồm 6 bước:

- Bước 1: Thẩm định khách hàng vay vốn

- Bước 2: Xếp hạng tín dụng khách hàng

- Bước 3: Thẩm định phương án đề nghị cấp hạn mức tín dụng của khách hàng

- Bước 4: Thẩm định phương án kinh doanh, phương án vay vốn của kháchhàng

- Bước 5: Thẩm định tài sản đảm bảo

- Bước 6: Lập tờ trình thẩm định

Trang 19

Quy trình thẩm định này góp phần hỗ trợ cán bộ tín dụng trong công tác tiếpcận, thẩm định khách hàng và nhận diện rủi ro tín dụng, giúp các vấn đề, tổn thất có thểđược giảm thiểu đến mức thấp nhất.

2.2.3.2 Về công tác đo lường rủi ro tín dụng

Sau nhiều năm nghiên cứu, triển khai thử nghiệm, năm 2009, ACB đã chínhthức triển khai hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ trên toàn hệ thống để hỗtrợ cho công tác đo lường và lượng hóa rủi ro tín dụng

Quy trình chấm điểm tín dụng gồm 6 bước:

- Bước 1: Xác định ngành nghề kinh doanh

- Bước 2: Xác định quy mô doanh nghiệp (ACB quan tâm đến các chỉ tiêu như:vốn chủ sở hữu, số lượng lao động bình quân, doanh thu thuần, tổng tài sản)

- Bước 3: Xác định loại hình sở hữu doanh nghiệp (doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài, doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân)

- Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính (bao gồm các nhóm chỉ tiêu: nhóm chỉtiêu thanh khoản, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu cân nợ và nhóm chỉtiêu thu nhập)

- Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính (bao gồm các nhóm chỉ tiêu: khảnăng trả nợ của doanh nghiệp, trình độ quản lý và môi trường nội bộ, quan hệvới ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến ngành, các nhân tố ảnh hưởng đếnhoạt động của doanh nghiệp)

- Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng tín dụng

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ACB đã đáp ứng các điều kiện về xâydựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng nhà nước Đây là một bước đimới, nhằm tiếp cận từng bước với việc đo lường và tính toán rủi ro theo Hiệp ướcBasel I

Trang 20

Nhìn chung, quy trình cấp tín dụng của ACB cho đến nay đã được thể chế hóatương đối đầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ, phù hợp với thực trạng khách hàng cũng như cơ

Ban tín dụng tại các chi nhánh sẽ xem xét cấp tín dụng theo một hạn mức phánquyết do Hội đồng tín dụng ấn định, tuỳ thuộc vào quy mô và năng lực của từng chinhánh Hồ sơ tín dụng với mức cho vay và bảo lãnh vượt hạn mức phán quyết chinhánh được trình cho Ban tín dụng Hội sở; trong trường hợp vẫn vượt hạn mức phánquyết của Ban tín dụng Hội sở thì hồ sơ sẽ được trình lên Hội đồng tín dụng Quyếtđịnh cấp tín dụng được thực hiện theo nguyên tắc nhất trí 100% của các thành viên xétduyệt

Mô hình quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng của ACB đã gần tiệm cận với môhình hoạt động ngân hàng chuẩn mực, phù hợp thông lệ quốc tế, tạo dựng một khungquản lý rủi ro vững chắc, cân bằng giữa lợi nhuận dự kiến và rủi ro có thể chấp nhậnđược

2.2.3.4 Về công tác dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng

ACB đã ban hành đầy đủ các quy định về trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tíndụng trên cơ sở các quy định của Ngân hàng nhà nước Ngoài ra, mỗi quý một lần, cácchi nhánh của ACB đều thực hiện phân loại nợ và tính toán số tiền phải trích lập dựphòng rủi ro

2.2.4 Tồn tại trong hoạt động quản trị rủi ro tại ACB

2.2.4.1 Về công tác nhận diện rủi ro tín dụng

Trang 21

Công tác thu thập thông tin để thẩm định khách hàng vẫn tồn tại những hạn chế.

Hệ thống thông tin sử dụng cho việc đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp chưađầy đủ, một số thông tin không chính xác, thậm chí có trường hợp doanh nghiệp sửachữa các số liệu trên các báo cáo tài chính để được cấp tín dụng

2.2.4.2 Về công tác đo lường rủi ro tín dụng

Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ của ACB đối với khách hàng cánhân chưa thực sự hoàn thiện Mỗi khách hàng cá nhân có thể có quan hệ tín dụngcùng lúc với nhiều ngân hàng, tuy nhiên hệ thống chấm điểm xếp hạng nội bộ của ACBmới chỉ dựa trên thông tin tín dụng của khách hàng với ngân hàng mình mà chưa dựatrên tổng hợp các nguồn thông tin từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác Việcnày có thể dẫn tới những sai sót trong việc xác định rủi ro tín dụng của khách hàng

2.2.4.3 Về công tác quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng

Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ liên quan đến công tác quản trị rủi ro tíndụng, công tác thanh tra kiểm soát và công bố thông tin của ACB chưa thực sự hợp lýdẫn đến chồng chéo, không phân định rõ ràng trách nhiệm

2.2.4.4 Về công tác dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng

Hiện nay, như hầu hết các Ngân hàng thương mại khác trong hệ thống Ngânhàng thương mại Việt Nam, ACB vẫn đang thực hiện phân loại nợ theo Điều 06 –Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN Theo đó, các khoản tín dụng được phân loại phụthuộc vào số ngày quá hạn nợ thực tế của từng khoản nợ riêng lẻ, thiếu sự đánh giá kếthợp của yếu tố khác như tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, dẫn đến việc phản ánh chưa chính xác bản chất của khoản nợ

2.3 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại ACB

2.3.1 Nhóm nguyên nhân chủ quan

2.3.1.1 Từ phía khách hàng vay

Ngày đăng: 10/07/2020, 07:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng - tiểu luận quản lý rủi ro TD quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần á châu giai đoạn 2015 2018
m ột hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng (Trang 2)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w