Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu tiểu luận quản lý rủi ro TD quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần á châu giai đoạn 2015 2018 (Trang 38 - 41)

Hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng

Chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống luật: Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng.

Chỉnh sửa và hoàn thiện các quy định về ngoại hối, phân loại nợ, về bảo đảm an toàn,... phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tế ở Việt Nam.

Điều hành hệ thống tiền tệ hiệu quả

Điều hành linh hoạt chính sách lãi suất và các công cụ khác nhằm hỗ trợ các ngân hàng thương mại đảm bảo khả năng thanh khoản và an toàn trong kinh doanh.

Điều hành tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu thị trường, mục đích nhằm khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu và có biện pháp can thiệp kịp thời để ổn định thị trường ngoại hối.

Theo dõi, phân tích, đánh giá và dự báo diễn biến kinh tế, tiền tệ trong nước và thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng để đưa ra các chính sách hợp lý, kịp thời.

Nâng cao công tác thanh tra, kiểm định, giám sát ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò cực kỳ đặc biệt với sự ổn định cho toàn hệ thống ngân hàng. Để đảm nhận được vai trò này, trong thời gian tới Ngân hàng nhà nước cần nâng cao vai trò và kiểm soát hiệu quả hoạt động của mình bằng cách nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ ngân hàng hiện đại và áp dụng công nghệ mới.

Hoàn thiện lại hệ thống thông tin tín dụng của ngành ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước nên ban hành quy chế yêu cầu các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp có quan hệ tín dụng cung cấp thông tin tín dụng cho Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC). Mục tiêu nhằm nâng cao thông tin tín dụng, vừa để cập nhật những thông tin chính xác, mới nhất đến khách hàng, vừa để giám sát tình hình tài chính của khách hàng một cách sát sao nhất.

KẾT LUẬN

Đối với bất kì nền kinh tế nào trên thế giới, ngân hàng thương mại cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong bối cảnh công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại, sự cạnh tranh ngày càng lớn thì các hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại càng trở nên phức tạp và luôn đối diện với nhiều rủi ro, do vậy quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng luôn là vấn dề hàng đầu mà các ngân hàng cần quan tâm. Thời buổi nền kinh tế toàn cầu tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam từng bước phát triển cả về chất và lượng, xây dựng được chỗ đứng nhất định và sức cạnh tranh ngày càng lớn mạnh hơn.

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu đang từng bước trên đà đi lên khẳng định vị thế của mình với nhiệm vụ luôn coi trọng khâu quản lý rủi ro tín dụng để tránh gây ra tổn thất tài chính và mất uy tín. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu hiểu rõ được tầm quan trọng của quản lý rủi ro tín dụng, luôn nâng cao nhận thức và trau dồi, học hỏi các phương pháp, giải quyết, giảm thiểu rủi ro của các ngân hàng thương mại khác trong và ngoài nước. ACB đã, đang và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng và phát triển ngày một bền vững, hướng tới chiến lược "Ngân hàng tương lai" trong giai đoạn 2020- 2024 với mục tiêu cải thiện hiệu suất, cụ thể là giúp giảm nguồn nhân lực hơn, ít giấy tờ hơn và chất lượng dịch vụ tốt hơn.

Một phần của tài liệu tiểu luận quản lý rủi ro TD quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần á châu giai đoạn 2015 2018 (Trang 38 - 41)