LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG 1.1 Rủi ro tín dụng1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng Theo A.Saunders và H.Lange: “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngânhàng cấp tín dụ
Trang 1CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG 1.1 Rủi ro tín dụng
1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Theo A.Saunders và H.Lange: “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngânhàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tínhmang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ về sốlượng và thời hạn”
Theo Quy định số 18/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN tại khoản 1 điều 2 đềcập khái niệm “rủi ro tín dụng trong hoạt động của TCTD là khả năng xảy ra tổn thấttrong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặckhông có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”
Tuy có rất nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro tín dụng nhưng có thể được tập hợp lạinhư sau:
Rủi ro tín dụng được định nghĩa là khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khingân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng Có nghĩa là khả năng khách hàng khôngtrả được nợ theo hợp đồng gắn liền với mỗi khoản tín dụng ngân hàng cấp cho họ.Hoặc nói một cách cụ thể hơn, thu nhập dự tính mang lại từ các tài sản có sinh lời củangân hàng có thể không được hoàn trả đầy đủ xét cả về mặt giá trị và thời hạn
1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng
Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro thì rủi ro tín dụng được phân chia thànhcác loại sau đây:
Rủi ro tíndụng
Rủi ro
lựa chọn bảo đảmRủi ro Rủi ro
nghiệp vụ Rủi ronội tại Rủi ro tậptrung
Trang 2Rủi ro giao dịch: Đây là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh
là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt hồ sơ cho vay, đánh giákhách hàng
- Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình thẩm định, đánh giá và phân tích tín dụng để đưa đến quyết định cho vay
- Rủi ro bảo đảm: Phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong các hợp đồng cho vay, liên quạn đến tài sản đảm bảo
- Rủi ro nghiệp vụ: Là rủi ro liên quan đến công tác quản lí khoản vay và hoạtđộng cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lícác khoản vay có vấn đề
Rủi ro danh mục: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do
những nguyên nhân khách quan trong nền kinh tế, môi trường, ngành nghề nên khó cóthể giảm thiểu rủi ro và rủi ro do những nguyên nhân đa dạng gây nên có thể giảmthiểu nhờ đa dạng hóa cho vay để phân tán rủi ro
- Rủi ro nội tại: Xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế
- Rủi ro tập trung: Ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một kháchhàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vựckinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lí nhất định
Nếu căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng thì rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại sau:
- Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn (rủi ro đọng vốn): Khi thiết lập quan hệ tíndụng, người vay và ngân hàng phải quy ước về khoản thời gian hoàn trả nợ vay.Tuy nhiên, đến thời hạn trả mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn vay, nhữngtổn thất xảy ra trong giai đoạn này người ta gọi là rủi ro không hoàn trả nợ đúnghạn
- Rủi ro không có khả năng trả nợ: Là rủi ro xảy ra trong trường hợp khách hàng đivay và mất khả năng chi trả Do vậy ngân hàng cần thanh lí tài sản của kháchhàng để thu hồi nợ
8
Trang 31.1.3 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng
a) Nguyên nhân mang tính chủ quan
Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Các khoản vay có vấn đề và các thiệt hại cho vay có thể xảy ra do sơ hở về thủtục trong nội bộ ngân hàng Đây được gọi là các hoạt động cho vay không hoàn hảo và
nó xuất hiện do các nguyên nhân: do thông tin tín dụng không đầy đủ (ngân hàngkhông có cái nhìn toàn diện về bản thân khách hàng cũng như tình hình tài chính củahọ), trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng nói chung vàcán bộ tín dụng nói riêng còn hạn chế (thiếu năng lực xử lý thông tin tín dụng, thẩmđịnh hồ sơ bảo vệ và giám sát khoản vay), ngân hàng quá chú trọng vào lợi nhuận vàmong muốn về lợi tức cao hơn các khoản vay lành mạnh, sự cạnh tranh không lànhmạnh với các ngân hàng khác và các tổ chức phi ngân hàng với mong muốn được tỷtrọng vay nhiều hơn (ngân hàng bỏ qua một số bước kiểm định khoản vay, hạ thấp cáctiêu chuẩn tín dụng,…), hoạt động kiểm tra, kiểm soát không được tiến hành thườngxuyên (nhân viên tín dụng không nắm bắt được tình hình tín dụng của khách hàngcũng như môi trường tín dụng của nền kinh tế)
Nguyên nhân từ phía khách hàng
Khách hàng là doanh nghiệp thì nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ trình độ quản
lí kém dẫn đến việc sử dụng vốn vay không mang lại hiệu quả như mong đợi hoặc xâydựng kế hoạch kinh doanh thiếu chính xác; sử dụng vốn sai mục đích so với phương
án kinh doanh khi giải ngân, tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minhbạch; khách hàng thiếu thiện trí trả nợ,…
Nếu khách hàng là cá nhân và hộ gia đình, thì nguyên nhân có thể do tình trạngsức khỏe, bệnh tật; tình trạng thất nghiệp tạm thời hoặc lâu dài làm ảnh hưởng đến thunhập; hoặc do người đi vay hoạch định ngân sách vốn không đúng, sử dụng tiền vaysai mục đích, chưa có kinh nghiệm trong sử dụng vốn để tổ chức quản lý, sản xuất,kinh doanh
b) Nguyên nhân mang tính khách quan
Trang 4thanh toán, hoạt động đầu tư nước ngoài, giá trị của đồng bản tệ, lãi suất, mối quan hệgiữa các ngành công nghiệp, ); do môi trường pháp lý chưa thuận lợi (chính sách củaChính phủ, những điều luật mới về sở hữu, cầm cố, thế chấp tài sản hoặc những quyđịnh mới có thể đe dọa sự tồn tại của doanh nghiệp,…)
1.1.4 Tác động của rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng xảy ra sẽ gây tác hại cho không những bản thân ngân hàng màcòn có thể gây tác hại nghiêm trọng và không lường trước được với chính người đi vay
và đối với nền kinh tế
a) Đối với người gửi tiết kiệm
Khách hàng không thể thu hồi được khoản tiền đã gửi tại tổ chức tín dụng dokhách hàng kéo đến rút tiền ồ ạt, dẫn tới tổ chức tín dụng mất khả năng thanh toán
b) Đối với người đi vay
Nguyên nhân chính là do người đi vay không có khả năng hoàn trả khoản vay,
do xuất phát từ các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của người đi vay Với tình hìnhtài chính không lành mạnh, kèm theo đó là các khoản nợ quá hạn, người đi vay đã tựđánh mất nguồn tài trợ từ các ngân hàng – nơi cung ứng vốn chủ yếu Thiếu vốn, cácdoanh nghiệp không thể nắm bắt các cơ hội kinh doanh nhằm làm gia tăng giá trịdoanh nghiệp Mặt khác, các tài sản đảm bảo cho khoản vay có thể bị tịch thu hoặcphát mãi để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, người vay sẽ phải đối mặt với ngụy cơ phá sản
c) Đối với ngân hàng thương mại
Mức thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra trong phạm vi ngân hàng có thể bù đắpđược, thì nó cũng gây ra hậu quả là giảm số vốn hoạt động của ngân hàng thương mại,giảm lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng và làm giảm hiệu quả kinh doanh củangân hàng Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu hồi được vốn tín dụng đã cấp
và lãi cho vay nhưng ngân hàng phải trả vốn và lại cho khoản tiền huy động đã đếnhạn, điều này làm cho ngân hàng mất cân đối thu chi, khi không thu hồi được nợ thìvòng quay vốn tín dụng giảm làm ngân hàng hoạt động không hiệu quả Khi gặp rủi rotín dụng thì ngân hàng thường gặp tình trạng mất khả năng thanh khoản, làm mất niềmtin của người gửi tiền, mất uy tín ngân hàng Nếu mức thiệt hại do rủi ro tín dụng gây
Trang 5ra vượt quá khả năng bù đắp của bản thân ngân hàng, thì có thể đẩy ngân hàng đến chỗphá sản
d) Đối với nền kinh tế
Ngân hàng thương mại cấp tín dụng cho khách hàng với mục đích cung cấpthêm vốn đầu tư cần thiết đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh, mở rộng quy môsản xuất và lưu thông hàng hóa, tạo thêm nhiều sản phẩm mới cho xã hội, tạo công ănviệc làm, tăng thu nhập cho người sử dụng vốn vay Từ đó góp phần làm tăng tích lũycho nền kinh tế Khi rủi ro tín dụng xảy ra đây là minh chứng rõ ràng cho việc kháchhàng vay đã không thực hiện hiệu quả đầu tư như đã đặt ra khi nhận nguồn vốn từngân hàng thương mại
Tóm lại tác hại của rủi ro tín dụng rất lớn và trên phạm vi rất rộng, nên việcphòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là vấn đề được đặc biệt quan tâm không chỉtrong phạm vi ngân hàng, mà cả trong nền kinh tế Nói cách khác, việc quản lý rủi rotín dụng nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong các ngân hàng là vô cùngquan trọng
1.2 Quản lý rủi ro tín dụng
1.2.1 Khái niệm về quản lý rủi ro tín dụng
Quản lý RRTD là toàn bộ quá trình kiểm tra, giám sát, phòng ngừa liên tục, bắtđầu từ khâu lựa chọn, đánh giá khách hàng cũng như các khoản vay được khách hàngcho vay lại, đến người vay cuối cùng, theo dõi, có biện pháp xử lý những khoản nợ cóvấn đề nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, giảm thiểu rủi ro
Theo khái niệm trên thì nội hàm của quản lý rủi ro tín dụng bao gồm một hệthống: chiến lược hoạt động tín dụng, các chính sách của NHTM trong hoạt động tíndụng, các biện pháp được triển khai trong toàn bộ hệ thống NHTM nhằm phòng ngừa
và hạn chế rủi ro tín dụng
1.2.2 Quá trình quản lý rủi ro tín dụng
a) Phát hiện rủi ro
Trang 6pháp theo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp các vấn đề, tổn thất có thể giảm đếnmức thấp nhất Những dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp ngân hàng có thể nhận biết và có giảipháp xử lý sớm các vấn đề một cách hiệu quả Các dấu hiệu nhận biết phổ biến thườngtập trung vào: dấu hiệu tài chính và dấu hiệu phi tài chính của khách hàng vay.
b) Đo lường rủi ro tín dụng
Đo lường RRTD là việc lượng hóa mức độ các rủi ro cũng như biết được xácsuất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận nócủa ngân hàng Đây là cơ sở để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay cũng như xâydựng biện pháp ứng phó phù hợp, nhanh chóng với RRTD khi tình trạng này xảy ra
Để đo lường RRTD các ngân hàng thường xây dựng các mô hình thích hợp
c) Quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng
Quản lý và kiểm soát RRTD là khâu trọng tâm nhất trong công tác quản lýRRTD của một NHTM, đây chính là cái hồn của quy trình quản lý RRTD Quản lý vàkiểm soát RRTD là một hệ thống những công cụ, chính sách, tiêu chuẩn và biện phápnhằm ngăn ngừa và xử lý RRTD trong một ngân hàng: chính sách tín dụng, quy trìnhtín dụng, bộ máy quản lý RRTD, các giới hạn tín dụng
d) Xử lý rủi ro tín dụng
Xử lý RRTD là bước cuối cùng trong công tác quản lý RRTD Ở bước này,ngân hàng sẽ đưa ra các quyết định và biện pháp để tài trợ, khắc phục và hạn chế thấpnhất chi phí rủi ro và tổn thất mà RRTD đã gây ra cho ngân hàng Bốn bước trong quytrình RRTD có quan hệ chặt chẽ với nhau và quyết định rất lớn tới hiệu quả quản lýRRTD Trong 4 bước này, bước 1 và bước 3 được coi là bước quan trọng nhất Bởi vì,khi phát hiện rủi ro càng sớm, chủ động trong quản lý và kiểm soát rủi ro thì cànggiảm thiểu được tổn thất trong hoạt động tín dụng
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng
a) Các yếu tố chủ quan
- Trình độ và nhận thức của các cán bộ quản lý rủi ro tín dụng: Các cán bộ phảinhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc hạn chế rủi ro tín dụng, đánh giá
Trang 7chính xác về khách hàng và khả năng trả nợ, phương án sản xuất kinh doanh củakhách hàng, nếu không dự báo được những vấn đề phát sinh từ phía khách hàng
có thể gây bất lợi cho ngân hàng
- Chất lượng thông tin tín dụng: hệ thống thông tin chưa đầy đủ và thiếu cập nhật khiến cho quá trình đánh giá rủi ro gặp nhiều khó khăn
- Công cụ đo lường rủi ro tín dụng: ngân hàng có công cụ và phương pháp đo lường càng chính xác thì xác suất rủi ro xảy ra càng được giảm thiểu
- Chiến lược khách hàng của ngân hàng: Tuỳ theo chiến lược kinh doanh cụ thể màmỗi ngân hàng đưa ra các mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau
- Mức độ phức tap của các hoat động ngân hàng: Các hoat động kinh doanh củangân hàng ngày càng đa dang và phức tạp đem lại lợi nhuận ngày càng lớn tuynhiên mức độ rủi ro cũng ngày càng cao hơn
b) Các yếu tó khách quan
- Khách hàng vay vốn:
Khả năng trả nợ: khách hàng có năng lực tài chính thì khi có rủi ro kháchhàng có thể chống đỡ bằng nguồn vốn chủ sở hữu, hạn chế ảnh hưởng đếnkhả năng trả nợ ngân hàng
Đạo đức của người đi vay: thông tin về cách sử dụng vốn có thể thay đổi saukhi khách hàng nhận tiền vay, thực tế có nhiều vụ việc khách hàng lừa đảochiếm dụng vốn ngân hàng sử dụng sai mục đích
- Môi trường chính trị: chính trị ổn định thì ngân hàng và khách hàng mới yên tâmđầu tư, mở rộng kinh doanh, tín dụng Khi nền kinh tế tăng trưởng và ổn định thìhoạt động tín dụng sẽ tăng trưởng và ít rủi ro hơn
- Môi trường pháp lý: đó là sự đồng bộ, rõ ràng, đầy đủ và tính hiệu lực, hiệu quảcủa các văn bản pháp luật và văn bản dưới luật liên quan trực tiếp đến hoạt độngtín dụng và hoạt động của khách hàng vay vốn
- Môi trường kinh tế vĩ mô, như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, việc làm, thu nhập,thâm hụt ngân sách, nợ công Điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, trực tiếp làchính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư Khi nền kinh tế tăngtrưởng và ổn định thì hoạt động tín dụng sẽ tăng trưởng và ít rủi ro hơn
Trang 8CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 – 20182.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam) Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thựchiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngânhàng thương mại cổ phần vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch
cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng Ngày30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yếttại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngàynay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho kháchhàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trongcác hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dựán…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụphái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…
Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thếtrong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, pháttriển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao Khônggian giao dịch công nghệ số (Digital lab) cùng các dịch vụ: VCB Internet Banking,VCB Money, SMS Banking, Phone Banking,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đôngđảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thói quen thanhtoán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng
Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện là một trongnhững ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với trên 15.000 cán bộ nhân viên.Tính đến 31/12/2018, VCB hiện có 106 Chi nhánh với 431 phòng giao dịch hoạt độngtại 53/64 tỉnh thành phố trong cả nước, phân bổ cụ thể theo 07 khu vực sau: Bắc bộ có
21 chi nhánh chiếm tỷ lệ 19,8%; Hà Nội có 15 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 14,2%; Bắc và
Trang 9Trung bộ có 14 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 13,2%; Nam Trung bộ và Tây Nguyên có 11 chinhánh, chiếm tỷ lệ 10,4%; Hồ Chí Minh có 17 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 16,0%; ĐôngNam Bộ có 13 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 12,3%; Tây Nam Bộ có 15 chi nhánh, chiếm14,2% VCB thiết lập và mở rộng mạng lưới với hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại 118quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi trườngkinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàngđầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo khách hàng cá nhân.Luôn hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động, Vietcombank liên tục đượccác tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”.Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có mặt trong Top
500 Ngân hàng hàng đầu Thế giới theo kết quả bình chọn do Tạp chí The Banker côngbố
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam đã được cổ phần hóa nhưng nhànước vẫn chiếm đến hơn 70% cổ phần, vai trò của nhà nước rất quan trọng
Bảng 2 1 Thông tin cổ đông của Vietcombank
1 Nam (đại diện sở hữu vốn 2.774.353.387 77,11% 1
Nhà nước)
2 Cổ đông chiến lược nước 539.668.502 15,00% 1
ngoài Mizuho Bank Ltd
Trang 102.1.2 Tình hình kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2016 – 2018
Bảng 2 2 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2016 - 2018 (tỷ VND)
Số liệu Số liệu trưởng Số liệu trưởng
Lợi nhuận trước thuế 8.523 11.341 32,2 18.269 61,1
Lợi nhuận sau thuế 6.851 9.111 33 14.622 60,5
Trong giai đoạn 2016-2018, Vietcombank đã có nhiều đổi mới và phát triểnmạnh mẽ, đảm bảo an toàn hoạt động, tăng trưởng trên mọi phương diện và hiệu quảhoạt động được giữ vững Nhờ vậy mà uy tín và hình ảnh thương hiệu củaVietcombank ngày càng được gia tăng Theo bảng kết quả, các chỉ số tài chính cơ bảncủa ngân hàng tăng trưởng liên tục qua các năm Tổng tài sản trong năm 2018 tăngkhông đáng kể, tốc độ tăng trưởng chỉ tăng 3,47% so với năm 2017 Trong khi đó, vốnchủ sở hữu, tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh lại có sự tăng trưởng mạnh mẽ vàvượt bậc Với sự bứt phá ấn tượng, vượt mức kỷ lục của ngành Ngân hàng do chínhVietcombank xác lập vào năm 2017, kết thúc năm 2018, lợi nhuận trước thuế hợp nhấtcủa VCB đạt 18.239 tỷ VND, tăng 61,1% so với năm 2017 và gấp 3 lần so với năm
2015 (6.827 tỷ VND) - năm đầu tiên Vietcombank bước vào tái cơ cấu giai đoạn
2016-2020 Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng này là VCB đã giảm được
tỉ lệ nợ xấu, tăng trưởng dư nợ chất lượng và giảm trích lập dự phòng rủi ro
Trang 112.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018
2.2.1 Các loại hình tín dụng
- Cho vay ngắn hạn: Đây là hình thức cấp tín dụng kỳ hạn tối đa 12 tháng, trong đó
Vietcombank đáp ứng nhu cầu vay vốn gắn liền mục đích vay, phương án kinhdoanh cụ thể
- Hạn mức tín dụng ngắn hạn: Đây là hình thức cấp tín dụng trong đó doanh
nghiệp được quyền rút theo hạn mức tín dụng đã được cấp trong một khoảng thờigian nhất định (tối đa không quá 12 tháng)
- Thấu chi: Đây là hình thức cấp tín dụng trong đó Vietcombank cho phép doanh
nghiệp chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của mình
- Cho vay dự án mới:
Vietcombank cung cấp nguồn vốn dài hạn cho các dự án đầu tư mới trong tất cả các lĩnh vực kinh tế khác nhau
Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp nguồn vốn, Vietcombank có thể thẩmđịnh, tư vấn, giúp doanh nghiệp lập phương án tài chính cũng như dòng tiềntương lai cho các dự án đầu tư trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: các dự ánbất động sản, các dự án xây dựng nhà xưởng và mua sắm thiết bị, các dự ánmua sắm phương tiện vận tải, các dự án đặc biệt
Ngoài việc tự tài trợ, Vietcombank có thể thu xếp các khoản vay đồng tàitrợ Đây là những khoản vay do nhiều ngân hàng cùng hợp vốn cho vay vớinhững điều kiện tín dụng tương tự nhau
- Cho vay dự án đã đầu tư: Cho vay dự án mở rộng, cải tạo, nâng cấp; cho vay tái
cấu trúc khoản vay
- Dịch vụ cho thuê tài chính: Ngoài những hình thức cho vay, tài trợ vốn thông
thường, doanh nghiệp còn có thể được hỗ trợ vốn thông qua dịch vụ cho thuê tàichính Dịch vụ này được cung cấp bởi công ty hoạt động chuyên nghiệp tronglĩnh vực cho thuê tài chính: Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam (VCBL)
Trang 122.2.2 Một số vấn đề mang tính kỹ thuật khác trong hoạt động tín dụng
a) Đối tượng cho vay
Chính sách cho vay của NH không hạn chế đối tượng Khách hàng muốn vay vốnVietcombank chỉ cần đảm bảo các điều kiện:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân
sự theo quy định của pháp luật
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, không thuộc những nhu cầu vốnVietcombank không cho vay, những trường hợp Vietcombank hạn chế cho vay
sẽ thực hiện theo quy định riêng
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ Vietcombank đủ và đúng thời hạn cam kết
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh dịch vụ khả thi, có hiệu quảhoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quyđịnh của pháp luật
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của Vietcombank
- Có một mức vốn tự có nhất định theo quy định của Vietcombank tham gia vào
dự án đầu tư xin vay vốn
b) Hạn mức cho vay
Ngân hàng không giới hạn mức cho vay mà giao quyền quyết định cho Giámđốc các chi nhánh tự quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vốn và khả nănghoàn trả của khách hàng, khả năng vốn của Vietcombank và quy định của pháp luật
c) Lãi suất cho vay
Vietcombank không áp dụng biện pháp quản lý lãi suất cho vay đối với chinhánh Việc áp dụng các mức lãi suất cho vay đối với từng khoản cụ thể do chi nhánh
và khách hàng thỏa thuận
d) Tài sản đảm bảo
Vietcombank chủ động cho vay có bảo đảm tài sản Tài sản bảo đảm bao gồm:bất động sản hoặc các tài sản có khả năng thanh khoản Việc thế chấp cầm cố và thựchiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, của NHNN ViệtNam và hướng dẫn của Vietcombank
18
Trang 132.2.3 Tình hình rủi ro tín dụng giai đoạn 2016 – 2018
VCB thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể theo quy định tại Điều
7 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày18/3/2014 củaNHNN
Bảng 2 3 Chỉ tiêu tín dụng giai đoạn 2016 - 2018 (tỷ VND)
Doanh số huy động tiền gửi 9.561.306 12.653.763 14.772.709
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm trong 3 năm từ 2016 đến 2018
Có thể nhận thấy trong 3 năm gần đấy VCB đã có chính sách cho vay và kiểmsoát các khoản vay khá hiệu quả Doanh số huy động tiền gửi tăng nhanh qua các năm,năm 2018 tăng 16,7% so vớ năm 2017 và tăng hơn 50% so vớ 2016 Số tổng dư nợqua các năm khá ổn định, không biến động nhiều và hoàn toàn có thể kiểm soát Cáckhoản nợ có khả năng chuyển thành nợ xấu và có nguy cơ không thu hồi được vốncũng được kiểm soát tốt, cụ thể con số này giảm đáng kể qua từng năm, đặc biệt đếnnăm 2017 chỉ còn 4.780 tỉ đồng Năm 2017, số nợ xấu còn tồn đọng là 6.209 tỉ VNĐ,giảm 10,31% so với nợ xấu năm 2016 và giảm 33,3% so với tổng nợ xấu năm 2015
Số nợ xấu năm 2018 dao động quanh mốc năm 2017, tăng rất ít và có thể kiểm soátđược Tỉ lệ nợ xấu cũng giảm mạnh từ 1,45% năm 2016 xuống còn 1,11% vào năm
2017 và 0,97% năm 2018, rất thấp so với qui định (3%) Nợ xấu lần đầu tiên về dưới1%, mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây và về đích trước 2 năm so với đề án tái cơcấu Vietcombank Việc đạt được cả 2 chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và hạn chế nợ xấuthể hiện rõ sự hiệu quả trong hoạt động tín dụng của VCB, vì thông thường khi gia
Trang 14tăng tổng dư nợ thường để lại hậu quả là nợ xấu tăng nhanh gây ra rủi ro tín dụng chongân hàng.
Bảng 2 4 Khả năng thanh toán
Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày
USD và Ngoại tệ khác quy USD 79,1% 89,4% 104,0%
Tỷ lệ dự trữ thanh toán đang có xu hướng giảm, năm 2017 tăng lên 35,9% so vốmức 30,5% năm 2016 Năm 2018, tỷ lệ này được giảm xuống khá thấp là 24,1% so vớimức năm 2017 Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày bằng VND cũng giảm xuống, từ299,45 năm 2016 còn 91,8% năm 2018 Nó đẫ cho thấy VCB đang quản lý tốt dòngtiền của mình và quản lý tốt rủi ro nên mới có thể duy trì tỉ lệ dữ trữ thanh toán thấphơn các năm trước đây
Hệ số an toàn vốn (CAR) là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa vốn
tự có với tài sản có điều chỉnh rủi ro của ngân hàng thương mại, thước đo mức độ hoạtđộng an toàn của các ngân hàng Hệ số CAR đang có xu hướng tăng từ 11,13% năm
2016 lên 12,14% năm 2018 Đó là một dấu hiệu tích cực cho thấy ngân hàng đân quản
lý và kiểm soát RRTD một cách hiệu quả