1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

KỸ NĂNG THỰC HÀNH NGHỀ CỦA SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

236 41 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đồng thời chuẩn đầu ra ngành Giáo dục Mầm Non của trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng nhấn mạnh đến khả năng chăm sóc trẻ, bao gồm: Giữ vệ sinh môi trường sinh hoạt, đảm bảo các hoạt động học

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Tác giả luận án

Tô Nhi A

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KỸ NĂNG THỰC HÀNH NGHỀ CỦA SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM MẦM NON 7

1.1 Các nghiên cứu về kỹ năng 7

1.2 Các nghiên cứu về kỹ năng thực hành nghề 11

1.3 Các nghiên cứu về kỹ năng thực hành nghề sư phạm 16

1.4 Các nghiên cứu về kỹ năng thực hành nghề của sinh viên ngành sư phạm mầm non 19

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG THỰC HÀNH NGHỀ CỦA SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM MẦM NON 23

2.1 Kỹ năng 23

2.1.1 Khái niệm kỹ năng 23

2.1.2 Quá trình hình thành kỹ năng 25

2.1.3 Các tiêu chí đánh giá kỹ năng 30

2.1.4 Các mức độ của kỹ năng 31

2.2 Kỹ năng thực hành nghề 34

2.2.1 Khái niệm thực hành nghề 34

2.2.2 Khái niệm kỹ năng thực hành nghề 37

2.3 Kỹ năng thực hành nghề của sinh viên ngành sư phạm mầm non 38

2.3.1 Nghề sư phạm mầm non 38

2.3.2 Sinh viên sư phạm mầm non 40

2.3.3 Kỹ năng thực hành nghề của sinh viên ngành sư phạm mầm non 45

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng thực hành nghề của sinh viên ngành sư phạm mầm non 57

2.4.1 Các yếu tố chủ quan 57

2.4.2 Các yếu tố khách quan 58

Chương 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 61

Trang 5

3.1 Tổ chức nghiên cứu 61

3.1.1 Địa bàn nghiên cứu 61

3.1.2 Khách thể nghiên cứu 64

3.1.3 Các giai đoạn nghiên cứu 65

3.2 Phương pháp nghiên cứu 66

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 66

3.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 67

3.2.3 Phương pháp quan sát 75

3.2.4 Phương pháp phỏng vấn sâu 75

3.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm và thực nghiệm kiểm chứng 76

3.2.6 Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê 77

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG THỰC HÀNH NGHỀ CỦA SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM MẦM NON THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 80

4.1 Thực trạng kỹ năng thực hành nghề của sinh viên ngành sư phạm mầm non trên toàn mẫu nghiên cứu 80

4.1.1 Thực trạng kỹ năng thực hành nghề của sinh viên sư phạm mầm non 80 4.1.2 Thực trạng các kỹ năng thực hành nghề thành phần của sinh viên sư phạm mầm non 82

4.2 Thực trạng kỹ năng thực hành nghề của sinh viên ngành sư phạm mầm non ở các nhóm sinh viên 112

4.2.1 Thực trạng kỹ năng thực hành nghề của sinh viên sư phạm mầm non theo kết quả thực tập sư phạm 112

4.2.2 Thực trạng kỹ năng thực hành nghề của sinh viên sư phạm mầm non theo kết quả học lực 115

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành kỹ năng thực hành nghề của sinh viên ngành sư phạm mầm non 117

4.3.1 Yếu tố chủ quan 118

Trang 6

4.3.2 Yếu tố khách quan 121

4.3.3 Thái độ của giảng viên và giáo viên hướng dẫn đối với các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thực hành nghề của sinh viên sư phạm mầm non 127

4.4 Kết quả thực nghiệm tác động 129

4.4.1 Mô tả tiến hành thực nghiệm 129

4.4.2 Kết quả đạt được sau thực nghiệm 130

4.4.3 Kết quả so sánh giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 135

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 139

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ XUẤT BẢN 143

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 144 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Phân chia các mức độ kỹ năng theo quan điểm của K.K Platonov và

G.G Golubev 31

Bảng 2.2 Phân chia các mức độ KN trong luận án 34

Bảng 3.1 Mô tả mẫu khách thể là SV 64

Bảng 3.2 Mô tả mẫu khách thể là giảng viên 64

Bảng 3.3 Mô tả mẫu khách thể là giáo viên mầm non 65

Bảng 3.4 Ý nghĩa các giá trị trung bình của thang đo nhận thức 70

Bảng 3.5 Ý nghĩa các gía trị trung bình của thang đo biểu hiện theo tiêu chí đúng đắn 71 Bảng 3.6 Ý nghĩa các gía trị trung bình của thang đo biểu hiện theo tiêu chí thuần thục 72

Bảng 3.7 Ý nghĩa các gía trị trung bình của thang đo biểu hiện nói chung 73

Bảng 3.8 Ý nghĩa các gía trị trung bình của thang đo mức độ ảnh hưởng 74

Bảng 4.1 Khái quát chung về các nhóm kỹ năng thực hành nghề cơ bản 80

của SV sư phạm mầm non 80

Bảng 4.2 Tự đánh giá của SV sư phạm mầm non về nhóm kỹ năng lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo tiêu chí đúng đắn 83

Bảng 4.3 Tự đánh giá của SV sư phạm mầm non về nhóm kỹ năng lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo tiêu chí thuần thục 85

Bảng 4.4 So sánh kết quả tự đánh giá của SV với đánh giá của giảng viên và giáo viên hướng dẫn về nhóm kỹ năng lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ 87

Bảng 4.5 Tự đánh giá của SV sư phạm mầm non về nhóm kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ theo tiêu chí đúng đắn 91

Bảng 4.6: Tự đánh giá của SV sư phạm mầm non về nhóm kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ theo tiêu chí thuần thục 93

Bảng 4.7 So sánh kết quả tự đánh giá của SV với đánh giá của giảng viên và giáo viên hướng dẫn về nhóm kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ 95

Bảng 4.8: Tự đánh giá của SV sư phạm mầm non về nhóm kỹ năng quản lý 99

lớp học theo tiêu chí đúng đắn 99

Bảng 4.9 Tự đánh giá của SV sư phạm mầm non về nhóm kỹ năng quản lý lớp học theo tiêu chí thuần thục 100

Trang 9

Bảng 4.10 So sánh tự đánh giá của SV và đánh giá của giảng viên, giáo viên

hướng dẫn về nhóm kỹ năng quản lý lớp học 102

Bảng 4.11 Tự đánh giá của SV sư phạm mầm non về nhóm kỹ năng đánh giá theo tiêu chí đúng đắn 105

Bảng 4.12 Tự đánh giá của SV sư phạm mầm non về nhóm kỹ năng đánh giá theo tiêu chí thuần thục 107

Bảng 4.13 So sánh tự đánh giá của SV và đánh giá của giáo viên 109

hướng dẫn, giảng viên về nhóm kỹ năng đánh giá của SV sư phạm mầm non 109

Bảng 4.14 Tự đánh giá KN thực hành nghề của SV sư phạm mầm non 112

theo kết quả thực tập sư phạm 112

Bảng 4.15 Tự đánh giá KN thực hành nghề của SV sư phạm mầm non theo 115

kết quả học lực 115

Bảng 4.16 Mục tiêu nghề nghiệp ảnh hưởng đến việc hình thành KN thực hành nghề của SV sư phạm mầm non 118

Bảng 4.17 Nhận thức về nghề nghiệp ảnh hưởng đến việc hình thành KN thực hành nghề của SV sư phạm mầm non 120

Bảng 4.18 Ảnh hưởng của chương trình đào tạo đối với việc hình thành KN thực hành nghề của SV sư phạm mầm non 122

Bảng 4.19 Ảnh hưởng của điều kiện cơ sở vật chất đến việc hình thành 124

KN thực hành nghề của SV sư phạm mầm non 124

Bảng 4.20 Tương quan giữa các nhóm kỹ năng và các yếu tố ảnh hưởng 125

Bảng 4.21 So sánh kết quả trước và sau đối chứng của nhóm kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 130

Bảng 4.22 So sánh trước và sau khi tác động thực nghiệm 132

Bảng 4.23 So sánh sau quá trình thực nghiệm của nhóm đối chứng và 136

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 Đánh giá của giảng viên và giáo viên hướng dẫn về các yếu tố ảnh

hưởng đến sự hình thành và phát triển KNTHN của SV sư phạm mầm non 127 Biểu đồ 4.2: So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm của nhóm kỹ năng tổ chức

thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 134 Biểu đồ 4.3 So sánh trước và sau thực nghiệm của nhóm đối chứng 135

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1 SV tổ chức vệ sinh cho trẻ sau thực nghiệm 131 Hình 4.2 Sinh viên tập hợp trẻ - tổ chức chia nhóm 134

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Vai trò của kỹ năng thực hành nghề đối với hiệu quả hoạt động nghề

Trong mọi hoạt động nghề nghiệp, để có thể hoàn thành công việc có hiệu quả, kỹ năng thực hành nghề (tay nghề) luôn là một trong những yếu tố quan trọng cần được đảm bảo ở người lao động [57] Kỹ năng này ở người lao động thường được hình thành trong quá trình đảo tạo nghề ở cơ sở đào tạo, được củng cố và phát triển nhờ rèn luyện và thực hành trong hoạt động nghề

Tầm quan trọng của đào tạo kỹ năng thực hành nghề cho sinh viên sư phạm mầm non

Đối với giáo viên sư phạm nói chung, giáo viên sư phạm mầm non nói riêng,

kỹ năng thực hành nghề vô cùng quan trọng vì tính chất đặc biệt của nghề - nghề giáo dục thế hệ trẻ - thế hệ tương lai của đất nước Theo khung chương trình đào tạo Ngành Sư phạm Mầm Non của trường CĐSPTW TP.HCM, có 44 tín chỉ liên quan đến chuyên ngành và việc thực hiện các hoạt động liên quan đến chăm sóc, giáo dục trẻ Đồng thời chuẩn đầu ra ngành Giáo dục Mầm Non của trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng nhấn mạnh đến khả năng chăm sóc trẻ, bao gồm: Giữ vệ sinh môi trường sinh hoạt, đảm bảo các hoạt động học tập, vệ sinh trong ăn uống, phòng chống một số bệnh cơ bản,…Và năng lực giáo dục trẻ, như: Vận dụng kiến thức để triển khai, tạo môi trường học tập phù hợp, khuyến khích trẻ hoạt động tích cực, có khả năng quản lý lớp, nhóm hiệu quả,… Vì vậy, việc hình thành và phát triển kỹ năng thực hành nghề cho sinh viên sư phạm mầm non trong quá trình học tập ở trường Cao đẳng/Đại học sư phạm rất cần thiết và rất có giá trị Về mặt lý luận, cũng như thực tiễn cho thấy, hoạt động thực tập sự phạm ở các cơ sở giáo dục – các trường mầm non - trong thời gian sinh viên được đào tạo ở cao đẳng, đại học sư phạm có ý nghĩa rất lớn đối với việc hình thành, củng cố kỹ năng thực hành nghề của họ Ở đó, họ bắt đầu được làm quen với hoạt động nghề một cách thực tế, sinh động với các tình huống sư phạm phong phú và đầy thử thách Điều đó tạo cho họ động lực, hứng thú để vận dụng kiến thức đã được học ở trường, phát huy năng lực của bản thân, đồng thời, họ được trải nghiệm, được thử thách để củng cố và nâng

Trang 12

cao kỹ năng nghề Ở đó, họ hiểu hơn về giá trị nghề, cũng như những khó khăn, hạn chế của nghề sư phạm mầm non để có những quyết định lựa chọn công việc phù hợp sau khi ra trường

Thực trạng kỹ năng thực hành nghề của sinh viên sư phạm mầm non nói chung và của sinh viên sư phạm mầm non thành phố Hồ Chí Minh hiện nay còn hạn chế và còn ít được nghiên cứu

Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn của Việt Nam, một thành phố công nghiệp năng động đang thu hút một lực lượng lớn lao động trẻ Ở đó, nhu cầu gửi con vào các trường mầm non của phụ huynh rất lớn Đồng thời, yêu cầu về chất lượng chăm sóc trẻ mầm non, trong đó bao gồm chất lượng tay nghề của giáo viên mầm non cao Trái lại, thực tế cho thấy, ở đội ngũ giáo viên mầm non mới ra trường kỹ năng thực hành nghề chưa cao, chưa đáp ứng mong đợi của phụ huynh nói riêng và xã hội nói chung Tại hội thảo “Nâng cao hiệu quả đào tạo giáo viên mầm non” tại TP.HCM diễn ra vào tháng 06/2018, nhiều giảng viên và giáo viên hướng dẫn thực tập

đã bày tỏ: “Thực tế, trong quá trình hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch giáo dục, chúng tôi nhận thấy sinh viên thường gặp khó khăn khi đọc hiểu, phân tích chương trình mầm non; lúng túng trong lựa chọn, điều chỉnh nhằm cụ thể hoá các nội dung rèn luyện kỹ năng phù hợp với lứa tuổi của trẻ” [85] Trong khi đó, còn ít nghiên cứu về kỹ năng thực hành nghề của sinh viên sư phạm mầm non tại các trường cao đẳng, đại học Thành phố Hồ Chí Minh

Những lý do trên đây đã thôi thúc nghiên cứu sinh thực hiện đề tài luận

án: Kỹ năng thực hành nghề của sinh viên ngành sư phạm mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về kỹ năng thực hành nghề của sinh viên sư phạm mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh; cũng như phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thực tiễn này Từ đó, đề xuất các biện pháp tâm lý sư phạm nhằm nâng cao trình độ kỹ năng thực hành nghề cho sinh viên sư phạm mầm non tại Thành phố

Hồ Chí Minh

Trang 13

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan các nghiên cứu về kỹ năng thực hành nghề của sinh viên sư phạm

và kỹ năng thực hành nghề của sinh viên sư phạm mầm non

Xây dựng cơ sở lý luận kỹ năng thực hành nghề của sinh viên sư phạm mầm non Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thực hành nghề của sinh viên sư phạm mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đề xuất các biện pháp tâm lý sư phạm và tiến hành thực nghiệm nâng cao kỹ

năng thực hành nghề cho sinh viên sư phạm mầm non

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Biểu hiện và mức độ kỹ năng thực hành nghề của sinh viên sư phạm mầm non, các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thực hành nghề của sinh viên sư phạm mầm non

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về khách thể nghiên cứu: Luận án được tiến hành trên sinh viên sư phạm

mầm non ở các trường đại học, cao đẳng sư phạm mầm non, giảng viên chuyên ngành giáo dục mầm non tại các trường Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Sài Gòn và trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP.HCM, 5 quản lý trường mầm non (hiệu phó hoặc hiệu trưởng nhà trường) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Sư

phạm TP.HCM; Trường Đại học Sài Gòn; Trường Cao Đẳng Sư phạm Trung Ương TP.HCM

Về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian tháng

9/2015 đến 8/2018

4 Giả thuyết nghiên cứu

Kỹ năng thực hành nghề của sinh viên sư phạm mầm non nói chung đạt mức trung bình; biểu hiện qua các hoạt động lập kế hoạch chăm sóc và giáo dục trẻ, tổ chức thực hiện việc chăm sóc và giáo dục trẻ, quản lý lớp học, đánh giá

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thực hành nghề của sinh viên sư phạm mầm non trong đó mục tiêu nghề nghiệp của sinh viên, chương trình đào tạo

và phương pháp giảng dạy của giáo viên tại trường sư phạm có ảnh hưởng rõ rệt

Trang 14

Nếu tổ chức bồi dưỡng rèn luyện kỹ năng thực hành nghề cho sinh viên sư phạm mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh bằng cách thay đổi phương pháp hình thành – rèn luyện kỹ năng trong các giờ học thực hành sẽ giúp sinh viên nâng cao mức độ kỹ năng thực hành nghề

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Các nguyên tắc phương pháp luận

Tiếp cận hoạt động – nhân cách

Nhân cách nói chung, kỹ năng nói riêng chỉ được hình thành và phát triển trong hoạt động Như vậy, kỹ năng thực hành nghề của sinh viên sư phạm mầm non chỉ được hình thành, củng cố và phát triển trong hoạt động học tập, đặc biệt, trong hoạt động thực tập sư phạm tại các cơ sở giáo dục mầm non - các trường mầm non Tác giả nghiên cứu kỹ năng thực hành nghề sư phạm mầm non của sinh viên sư phạm mầm non trong thời gian thực tập sư phạm tại các trường mầm non trên Thành phố Hồ Chí Minh

Nguyên tắc hệ thống

Nhân cách con người là một thể thống nhất, trong đó các thành tố, các mặt tâm lý có mối liên hệ chặt chẽ, chi phối lẫn nhau, tác động qua lại với nhau Song song đó, nhân cách con người còn chịu tác động của các yếu tố khách quan của môi trường sống bên ngoài Do đó, khi nghiên cứu kỹ năng thực hành nghề của SV sư phạm mầm non cần xem xét chúng trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu

tố chủ quan và khách quan

5.2 Các phương pháp nghiên cứu của đề tài

Việc nghiên cứu đề tài luận án được thực hiện bởi các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Trang 15

6 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Xác định các kỹ năng thành phần của kỹ năng thực hành nghề của sinh viên

sư phạm mầm non bám sát theo đặc thù nghề nghiệp và chuyên ngành giáo dục mầm non, đồng thời việc phân chia kỹ năng thành phần đảm bảo bao quát toàn bộ quy trình làm việc tạo trường mầm non của giáo viên;

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thực hành nghề của sinh viên sư phạm mầm non, gồm cả các yếu tố chủ quan về phía sinh viên và các yếu tố khách quan về phía đơn vị đào tạo chuyên môn

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa về mặt lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung vào kho tư liệu tâm lý học, tâm lý học giáo dục, tâm lý học sư phạm một số vấn đề lý luận về kỹ năng thực hành nghề của sinh viên sư phạm mầm non

Trang 16

8 Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận án bao gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về kỹ năng thực hành nghề của sinh viên ngành sư phạm mầm non

Chương 2: Cơ sở lý luận về kỹ năng thực hành nghề của sinh viên ngành sư phạm mầm non

Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu về kỹ năng thực hành nghề của sinh viên ngành sư phạm mầm non

Chương 4: Kết quả nghiên cứu về kỹ năng thực hành nghề của sinh viên ngành sư phạm mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 17

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KỸ NĂNG THỰC HÀNH NGHỀ

CỦA SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM MẦM NON

1.1 Các nghiên cứu về kỹ năng

Vấn đề kỹ năng từ lâu đã được nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên cứu Sau khi lý thuyết về hoạt động của nhà tâm lý học nổi tiếng A.N Leonchiev ra đời, các nghiên cứu về kỹ năng được khai thác ở mức độ sâu hơn, nhấn mạnh hơn đến những điều kiện hình thành, các giai đoạn phát triển Ngày nay, vấn đề kỹ năng vẫn được các nhà khoa học ở phương Tây lẫn phương Đông tiếp tục đào sâu nghiên cứu Các nghiên cứu về kỹ năng có thể được phân

chia thành các hướng như sau:

Hướng xem kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác, hành động, hoạt động

Khi đưa ra định nghĩa về kỹ năng, một số tác giả đã xem kỹ năng là sự vận dụng kỹ thuật hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và yêu cầu của hoạt động Các tác giả tiêu biểu ở khuynh hướng này có thể kể đến như A.A.Xmiecnop, A.N.Leonchieve, X.I.Rubinxtein, B.M.Chieplop, A.G.Covaliov, B.Ph.Lomov [5, tr.24]

Cụ thể hơn, N.D.Levitov (1971), P.A.Rudic (1980) cho rằng kỹ năng là mặt kỹ thuật của từng thao tác Còn V.A.Kruchetxki (1981), Hargie O.D.W (1986), Trần Hữu Luyến (2008) thì quan niệm kỹ năng là kỹ thuật của hành động, tức là kỹ thuật của các thao tác, là sự kết hợp nhiều thao tác theo một trật tự phù hợp với mục đích

và điều kiện của hoạt động [dẫn theo 37]

Ph.N.Gônôbôlin (1977), quan niệm: “Kỹ năng là những phương thức tương đối hoàn chỉnh của việc thực hiện những hành động bất kỳ nào đó Các hành động này được hình thành trên cơ sở các tri thức và kỹ xảo - những cái được con người lĩnh hội trong quá trình hoạt động” [47]

Từ điển Tâm lý học của Mỹ do tác giả J.P.Chapin chủ biên (1971) định nghĩa

kỹ năng là “Thực hiện một trật tự cao cho phép chủ thể tiến hành hành động một cách trôi chảy và đúng đắn” [75]

Trang 18

Theo V.A Cruchexki (1981): “Kỹ năng là các phương thức thực hiện hoạt động – những cái mà con người đã nắm vững Chỉ cần nắm vững phương thức thực

hiện hoạt động là con người đã có kỹ năng [dẫn theo 15]

Theo tác giả P.A Rudich (1986), ông đề cao kết quả hành động của kỹ năng Theo tác giả, ở mức độ kỹ năng thì các thao tác đã có, nhưng chưa hoàn thiện Chỉ khi chuyển sang mức độ kỹ xảo thì các thao tác mới thật sự hoàn thiện [dẫn

theo 51]

Còn theo tác giả G Theodorson (1971), ban đầu kỹ năng chỉ là tập hợp các thao tác riêng lẻ, chưa hoàn thiện Thông qua quá trình rèn luyện, chúng trở thành

các hành động nhanh chóng, chính xác, sau đó trở thành kỹ xảo [82]

V.S.Cudin và A.G.Covaliop cho rằng: “Kỹ năng là phương thức thực hiện

hành động thích hợp với mục đích và điều kiện hành động” [54]

Tác giả Trần Trọng Thủy (1978) trong quyển “Tâm lý học lao động” cũng cho rằng “Kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, con người nắm được cách hành động tức là có kỹ thuật của hành động, có kỹ năng” Còn theo tác giả Lã Văn Mến, khi nghiên cứu về kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của SV Cao đẳng Sư phạm Nam Định, cho rằng “Kỹ năng là sự thực hiện hợp lý và có kết quả ổn định một

hành động với những điều kiện xác định” [63]

Tóm lại, các tác giả nêu trên đã rất chú ý và nhấn mạnh đến biểu hiện kỹ thuật của kỹ năng Các nghiên cứu tập trung vào việc tìm hiểu kỹ năng theo hướng quan sát và đánh giá các thao tác cụ thể Điều này có nghĩa là, kỹ năng được xác định dựa trên việc thực hiện các nhiệm vụ có đúng với qui chuẩn hành động, đảm bảo thứ tự của các thao tác, sự liên kết giữa các thao tác có chặt chẽ và thuần thục hay không Như vậy, hướng nghiên cứu này không quan tâm đến mối tương quan giữa kỹ năng

và quá trình tiếp nhận tri thức, kinh nghiệm trước đó hoặc với trạng thái cảm xúc, thái độ của chủ thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hoạt động Đồng thời, hướng nghiên cứu trên cũng chưa cho thấy việc thừa nhận kỹ năng là một biểu hiện năng lực của con người; đó chỉ đơn thuần là việc thực hiện các chuỗi thao tác được yêu cầu và kỹ năng được hình thành là kết quả của quá trình lặp đi lặp lại 1 chuỗi thao tác quen thuộc

Trang 19

Hướng cho rằng kỹ năng là biểu hiện của năng lực con người

Ở khuynh hướng nghiên cứu này, các tác giả cho rằng, kỹ năng là một dạng năng lực; năng lực này cho phép con người thực hiện một công việc có kết quả trong những điều kiện và thời gian nhất định Chính vì kỹ năng được định vị là một dạng năng lực nên sẽ có sự khác nhau giữa các chủ thể thực hiện hành động dù cùng lúc chịu tác động của những điều kiện như nhau Một số tác giả tiêu biểu theo hướng nghiên cứu này là N.D.Levitôv, K.K.Platônov, A.V.Petrôvxki, Kixegof … Trong nghiên cứu của mình, N.D.Lêvitôv cho rằng kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và

áp dụng những cách thức đúng đắn, có chiếu cố đến những điều kiện nhất định [33] Vẫn là ở khuynh hướng nghiên cứu này, nhưng theo một cách khác đi, tác giả X.I Kixegof (1977) kết luận rằng có hai loại kỹ năng là kỹ năng bậc thấp (kỹ năng nguyên sinh) và kỹ năng bậc cao (kỹ năng thứ sinh) Kỹ năng nguyên sinh được hình thành ở giai đoạn đầu bằng việc thực hiện các hành động đơn giản, sao chép nguyên si và là cơ sở để hình thành kỹ xảo Kỹ năng thứ sinh là kỹ năng được hình thành ở giai đoạn hai, sau khi trải qua giai đoạn một cùng với sự ứng dụng các tri thức được cung cấp, hoạt động lúc này được thực hiện một cách nhanh chóng, đúng đắn và hiệu quả hơn [dẫn theo 31] Cùng hướng nghiên cứu xem kỹ năng là biểu hiện của năng lực, tác giả V.V.Tsưbưsêva (1973) đã nhấn mạnh đến tính tích cực của người học trong quá trình hình thành kỹ năng Ông khẳng định: Các quá trình nhận thức trong học tập càng tích cực bao nhiêu, thì kỹ năng, kỹ xảo càng hình thành nhanh chóng và hoàn thiện hơn bấy nhiêu Ông cho rằng: khi huấn luyện, nếu giảm dần vai trò của nhà giáo dục để người học tự làm lấy thì kỹ năng sẽ hình thành nhanh chóng và ổn định hơn Điều này có nghĩa là, chính tính chủ động, tích cực của người học mới là yếu tố mang tính thúc đẩy và có giá trị đối với việc hình thành

kỹ năng; hay nói cách khác, kỹ năng chính là một kết quả trực tiếp của nỗ lực ý chí

và sự sẵn sàng về tâm thế khi chủ thể tiếp nhận các hướng dẫn để hoàn thành nhiệm

vụ [70]

Ở các nghiên cứu của mình về kỹ năng, K.K.Platonop (1974) nhấn mạnh về kết quả của hành động: “Kỹ năng là năng lực của con người thực hiện công việc có

Trang 20

kết quả với một chất lượng cần thiết trong những điều kiện khác nhau Kỹ năng bao hàm cả tri thức và kỹ xảo và được hình thành trên cơ sở của chúng Cơ sở tâm lý của kỹ năng là sự thông hiểu mối liên hệ giữa mục đích hành động, các điều kiện và phương thức hành động” [46, tr.101] Đặc biệt hơn, khi nói đến mối quan hệ giữa

kỹ năng và kỹ xảo, tác giả còn khẳng định: Không có tri thức và kỹ xảo thì sẽ không

có kỹ năng Như vậy, khi nghiên cứu về kỹ năng, tác giả đặc biệt chú trọng đến quá trình cung cấp kiến thức để thực hiện kỹ năng đó và kết quả chuyển hóa kiến thức thành tri thức của riêng chủ thể tâm lý; vốn tri thức này kết hợp với việc thấu hiểu mục đích của hành động thì sẽ dẫn đến việc thực hiện, hình thành kỹ năng

Hai nhà nghiên cứu K.K.Platonov và G.G.Golubev (1974), cũng cho rằng: kỹ năng là năng lực của một người thực hiện công việc có kết quả với một chất lượng cần thiết trong những điều kiện mới và trong một khoảng thời gian tương ứng Đồng thời, “kỹ năng luôn được nhận thức Cơ sở tâm lý của nó là sự hiểu biết về mối quan hệ qua lại giữa mục đích hành động, các điều kiện và phương thức thực hiện hành động” [46]

Theo từ điển Tâm lý học, kỹ năng là “năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm

vụ tương ứng Ở mức độ kỹ năng, công việc được hoàn thành trong điều kiện hoàn cảnh không thay đổi, chất lượng chưa cao, thao tác chưa thuần thục, và còn phải tập trung chú ý căng thẳng Kỹ năng được hình thành qua luyện tập” [17]

Tựu chung lại, theo những quan điểm trên, kỹ năng là năng lực vận dụng tri thức nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ Nói một cách khác, kỹ năng được hình thành trên cơ sở chủ thể hiểu về vấn đề, nhận diện được các mục tiêu cần đạt được của hành động Kỹ năng lúc này là những biểu hiện bên ngoài, là kết quả của quá trình nhận thức, là khả năng mà chủ thể tâm lý chuyển hóa từ lý thuyết sang hành động

cụ thể để giải quyết vấn đề Ở hướng nghiên cứu này, ta thấy các tác giả đã khai thác đầy đủ hơn về kỹ năng Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là hai hướng nghiên cứu

đã có những kết luận phủ định nhau khi cùng trình bày về một vấn đề; chỉ đơn giản đó

là sự tiếp cận nội dung nghiên cứu theo những chiều kích khác nhau

Trang 21

Hướng cho rằng kỹ năng là hành vi ứng xử của cá nhân

Đây là cách tiếp cận được nhiều nhà nghiên cứu chú ý trong khoảng 30 năm trở lại đây Quan điểm này xem kỹ năng không chỉ là mặt kỹ thuật của hành động

mà còn là thái độ, giá trị của cá nhân đối với hoạt động Chẳng hạn như S.A.Morales và W.Sheator (1978) đã nhấn mạnh vai trò của thái độ, niềm tin cá nhân trong kỹ năng [dẫn theo 27]

Cách tiếp cận này xem xét kỹ năng trong việc liên kết tri thức, kinh nghiệm, phương thức hành động với các giá trị thái độ, chuẩn mực, động cơ hoạt động cá nhân Kỹ năng khi thể hiện phải tuân theo những quy tắc ứng xử nhất định trong nghề nghiệp, cuộc sống Tuy cách tiếp cận này có toàn diện hơn nhưng lại thiếu quan tâm đến mặt kỹ thuật của hành động, vì vậy nó sẽ tạo khó khăn trong việc đào tạo kỹ năng và thiết kế công cụ đo lường đánh giá chung

Kỹ năng thực hành nghề là một kỹ năng bậc cao, vừa bao gồm các kỹ thuật hành động cụ thể, vừa biểu hiện năng lực hành động của con người Do đó, cách tiếp cận kỹ năng được sử dụng trong luận án sẽ dựa trên sự phối hợp cách tiếp cận

kỹ năng theo hướng thứ nhất (năng lực hành động) và cả cách tiếp cận theo hướng thứ hai (kỹ thuật hành động)

1.2 Các nghiên cứu về kỹ năng thực hành nghề

Những nghiên cứu về kỹ năng thực hành nghề của các tác giả trong và ngoài nước có thể chia làm 2 hướng

Hướng tiếp nghiên cứu kỹ năng thực hành nghề dưới góc độ Tâm

lý học lao động

K.M.Gurevic (1970) trong “Kỹ năng nghề” đã cho rằng người lao động cần các kỹ năng như: kỹ năng định hướng, kỹ năng chuẩn bị, kỹ năng thực hiện, kỹ năng kiểm tra, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin [79]

E.A.Milerijan trong “Tâm lý học của việc hình thành kỹ năng kỹ thuật tổng hợp lao động khái quát” đã chia kỹ năng nghề nghiệp thành các nhóm: kỹ năng chủ đạo, kỹ năng điểm tựa và kỹ năng hỗ trợ Tác giả cũng đề cập đến quá trình hình thành kỹ năng lao động Bên cạnh đó một số tác giả khác bàn đến kỹ năng thực hành nghề, kỹ năng nghề như: V.I.Mareev với “Những vấn đề tâm lý học của sự

Trang 22

chuẩn bị kỹ năng kỹ thuật nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông”, V.A.Molijako với “Một số đặc điểm của kỹ năng kỹ thuật” Các tác giả này cũng bàn đến khái niệm, các đặc điểm và sự hình thành kỹ năng kỹ thuật chung cho học sinh [dẫn theo 5]

Bên cạnh đó, Joan Kelly–Plate, Ruth Volz-Patton (1991) trong “Careers skills” đã bàn đến tầm quan trọng của các loại kỹ năng đối với sự thành công của hoạt động nghề và đưa ra các kỹ năng chung cho hoạt động lao động như: Kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tính toán,… Các tác giả đưa ra biểu hiện cụ thể của các kỹ năng chung, không bàn đến kỹ năng nghề dưới góc độ tâm lý học [70]

Charles L.Losh nghiên cứu về sự cần thiết xây dựng và sử dụng tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng nghề trong phát triển chương trình và đào tạo nghề đã cho rằng:

Kỹ năng là yếu tố quyết định hiệu suất công việc nên phải có các tiêu chuẩn để đánh giá chúng Bộ tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng cần phải làm rõ các yếu tố quyết định hiệu suất công việc Các yếu tố đó bao gồm: Thời gian cần thiết để thực hiện công việc; Số lượng sản phẩm; Chất lượng (yếu tố khó đánh giá nhất) [69]

Leesa Wheelahan trong “Rethinking Skills in Vocational Education and Training: Competencies to Capabilities” (NSW Department of Education & Communities, Australia) bàn đến mối quan hệ giữa kỹ năng và công việc, nhìn nhận

kỹ năng dưới góc độ năng lực thực hiện công việc và vấn đề đào tạo kỹ năng nghề nghiệp [71]

Trần Trọng Thủy trong “Tâm lý học lao động” nhấn mạnh vai trò của kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động lao động, các điều kiện và các giai đoạn hình thành kỹ năng, kỹ xảo lao động Tác giả gắn liền sự hình thành kỹ năng, kỹ xảo với quá trình dạy sản xuất cho người lao động [63]

Tương tự, Đặng Danh Ánh (1982) cho rằng: “Kỹ năng luôn gắn liền với tư duy, hành động “lành nghề” của kỹ năng bao gồm chủ yếu là hành động tư duy Nó thể hiện

ở hành động có suy nghĩ tính toán, có kế hoạch, có phương pháp” Như vậy, tác giả đã chỉ ra được bản chất của kỹ năng, mối quan hệ giữa tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động nghề cũng như sự hình thành kỹ năng trong hoạt động học nghề Đồng thời tác giả đưa ra các loại kỹ năng nghề nghiệp bao gồm: kỹ năng lập kế hoạch cá nhân, kỹ

Trang 23

năng tổ chức lao động, kỹ năng kiểm tra các hành động lao động, kỹ năng điều chỉnh các hành động lao động [3]

Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng kỹ năng bao giờ cũng phải gắn với tri thức, kinh nghiệm và kỹ xảo đã có và nó được hình thành trong môi trường hoạt động lý thuyết và hoạt động thực hành Kỹ năng không tự động hóa bởi lẽ kỹ năng luôn thích ứng với môi trường luôn biến đổi Ở đâu môi trường ổn định thì hình thành kỹ xảo, ở đâu môi trường thay đổi thì cần hình thành kỹ năng Trên thực tế, hoạt động đời sống

và sản xuất không bao giờ ổn định nên mục tiêu của đào tạo nghề là hình thành kỹ năng nghề nghiệp và tư duy kĩ thuật

Nguyễn Đức Trí có một số công trình liên quan đến kỹ năng thực hành nghề

và sự hình thành, phát triển chúng Trong đề tài “Góp phần nghiên cứu về các kỹ năng lao động chung và việc hình thành chúng trong luyện tập thực hành nghề” (nghiên cứu đối với một số nghề cơ khí), tác giả đưa ra lý luận tương đối có hệ thống về kỹ năng, kỹ xảo như: khái niệm, đặc điểm, các loại, các giai đoạn hình thành và các quy luật của nó Tuy nhiên, tác giả chỉ phân tích sâu về cơ chế hình thành các kỹ năng lao động chung trong luyện tập thực hành: kỹ năng lập kế hoạch,

kỹ năng tổ chức lao động, kỹ năng tự kiểm tra và điều chỉnh hoạt động lao động Những kỹ năng chuyên môn của từng nghề chưa được đề cập đến Cấu trúc của kỹ năng lao động cũng như tiêu chí đánh giá thì chưa được bàn đến [68]

Mai Thị Nguyệt Nga dựa trên lý thuyết về kỹ năng nói chung để nghiên cứu về các kỹ năng lao động phổ thông như: kỹ năng thiết kế, kỹ năng tổ chức, kỹ năng kiểm tra đánh giá quá trình lao động Những kỹ năng này được gọi là những kỹ năng lao động phổ thông vì các nghề khác nhau đều cần đến và nó là cơ sở để hình thành các kỹ năng chuyên biệt cho mỗi loại ngành nghề, cần phải hình thành cho học sinh từ rất sớm Tác giả đã chỉ ra đặc điểm, biện pháp để hình thành các loại kỹ năng này cho học sinh [41]

Nhìn chung, các tác giả nghiên cứu kỹ năng thực hành nghề từ góc độ tâm lý học lao động đã đề cập đến kỹ năng thực hành nghề, kỹ năng nghề: đặc điểm của kỹ năng, sự cần thiết của nó Tuy nhiên, toàn bộ cơ chế tâm lý và cấu trúc tâm lý của từng kỹ năng chưa được các tác giả bàn một cách đầy đủ, hệ thống, nhất là kỹ năng thực hành nghề chuyên ngành sư phạm mầm non

Trang 24

Hướng nghiên cứu kỹ năng thực hành nghề dưới góc độ Tâm lý học sư phạm

kỹ thuật, tâm lý học trong đào tạo nghề

Tác giả V.V.Trebuseva đã đề cập đến sự hình thành kỹ năng lao động trong quá trình dạy lao động cho học sinh Tuy nhiên, tác giả chưa phân tích rõ khái niệm,

cơ chế tâm lý của sự hình thành, mức độ biểu hiện của các kỹ năng lao động Cũng tác giả này, trong “Tâm lý học dạy lao động” đã nghiên cứu về kỹ năng, kỹ xảo lao động và những điều kiện dạy lao động cho học sinh Tuy nhiên, tác giả chưa bàn sâu quá trình hình thành kỹ năng thực hành nghề [70]

A.B.Đmitriep, E.M.Brixop, M.N.Xcatkin, M.A.Jidelep, X.X.Koxilop trong tác phẩm “Cơ sở khoa học của việc dạy lao động cho học sinh” đã cho rằng: Giảng dạy lao động dựa trên nguyên tắc kỹ thuật tổng hợp có thể trau dồi cho học sinh những kỹ năng và kỹ xảo tổng hợp lao động chung như: kỹ năng chuẩn bị, sử dụng, điều chỉnh các công cụ lao động” [dẫn theo 41]

Nguyễn Viết Sự - Nguyễn Thị Hoàng Yến cho rằng cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề trong đào tạo nghề vì lý do: “Tiêu chuẩn cấp bậc nghề phản ánh trình độ nghề - nó phản ánh mức độ phức tạp của nghề về đối tượng lao động, quy trình lao động, tổ chức lao động và sản phẩm lao động Mặt khác, nó cũng phản ánh tiêu chuẩn nghề mà năng lực nghề nghiệp của người lao động phải đáp ứng Trong đó, năng lực thực hành là cốt lõi, bao gồm kỹ năng thực hiện công việc cụ thể, kỹ năng quản lý công việc, kỹ năng xử lý và giải quyết sự cố, kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả công việc” Đồng thời các tác giả cũng cho rằng: trong tiêu chuẩn cấp bậc nghề phải có hai phần là kiến thức về nghề và kỹ năng thực hành Trên cơ sở tiêu chuẩn đó, họ đã chia ra 3 cấp bậc trình độ từ thấp đến cao và tiêu chuẩn của từng cấp bậc như sau:

 Bậc 1 – bán lành nghề: Người lao động có khả năng hiểu và thao tác độc lập những quy trình kỹ thuật thông thường trong phạm vi nghề nghiệp; có kiến thức bước đầu về hoạt động nghề nghiệp

 Bậc 2 – lành nghề: Người lao động phải có kiến thức và kỹ năng thực hành tốt;

có khả năng sáng tạo linh hoạt trong công việc; có khả năng hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân bán lành nghề và học sinh thực tập

Trang 25

 Bậc 3 – lành nghề bậc cao: bậc này đòi hỏi người lao động phải có kiến thức sâu trong lĩnh vực nghề nghiệp; có kỹ năng thực hành thành thạo, điêu luyện, có nhiều sáng kiến, sáng tạo trong phạm vi nghề nghiệp; có khả năng quản lý, điều hành ca làm việc; có khả năng tham gia giảng dạy, hướng dẫn chuyên môn cho các bậc thấp [56, tr.28-30]

Như vậy, theo các tác giả, ba cấp bậc tay nghề tương đương với ba cấp trình

độ đào tạo nghề: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề Mỗi cấp trình độ có tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng tương đương với trình độ và thời gian đào tạo

Nguyễn Đức Trí trong Báo cáo khoa học “Nghiên cứu ứng dụng phương thức đào tạo nghề theo Mô-đun kỹ năng hành nghề”, đã dựa trên những quan điểm tiếp cận cơ bản như vai trò của người học nghề, mục tiêu cuối cùng là năng lực thực hiện công việc của người học nghề để làm căn cứ định hướng xây dựng Mô-đun kỹ năng hành nghề Khi phân tích về Mô-đun kỹ năng hành nghề, tác giả đã chỉ ra một

số dấu hiệu đặc trưng như: Tích hợp lý thuyết và thực hành trong từng phần vừa đủ

để tạo ra kỹ năng thực hiện; đánh giá liên tục và hiệu quả mức độ thuần thục nghề nghiệp theo chuẩn mực Tác giả nhấn mạnh: “Các kết quả đánh giá phải theo những chuẩn thực hiện kỹ năng và có thể mô tả, đo đếm, quan sát được” Tuy hoàn toàn đứng dưới góc độ đào tạo nghề nhưng tác giả đã thể hiện được quan điểm: mục tiêu cuối cùng của đào tạo nghề là hình thành kỹ năng thực hiện hay chính là kỹ năng thực hành nghề cho SV theo tiêu chuẩn nghề nghiệp và những tiêu chuẩn đó là phải

rõ ràng, cụ thể [69]

Tóm lại, hướng tiếp cận này mới chỉ đưa ra cơ sở lý luận chung của sự hình thành kỹ năng kỹ thuật nghề, cũng như bước đầu chỉ ra một số kỹ năng lao động chung, chưa đi vào phân tích đầy đủ, chi tiết cơ chế, cấu trúc tâm lý của kỹ năng nghề nghiệp Quan trọng hơn, các tác giả cũng chưa bàn đến các biểu hiện hay đặc trưng của kỹ năng thực hành nghề sư phạm mầm non Thực chất, các kỹ năng lao động phổ thông theo cách gọi của tác giả chính là các kỹ năng chung theo quan niệm của số đông các nhà nghiên cứu về kỹ năng lao động Cấu trúc cũng như cơ chế tâm lý của sự hình thành các kỹ năng lao động phổ thông, tiêu chuẩn đánh giá

nó chưa được tác giả quan tâm nghiên cứu

Trang 26

1.3 Các nghiên cứu về kỹ năng thực hành nghề sƣ phạm

Một số nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã chỉ ra sự khác biệt giữa kỹ năng mang tính sư phạm và các kỹ năng lao động nghề nghiệp khác Các tác giả tiêu biểu theo hướng nghiên cứu này phải kể đến là: G.X Catxchuc, N.A Menchinxcaia, X.I Kixegof, N.V Cudomina,…

Tác giả X.I Kixegof (1977) khi nghiên cứu về kỹ năng hoạt động sư phạm

của SV, ông nhấn mạnh sự khác biệt của nhóm kỹ năng này so với các nhóm kỹ năng của các lĩnh vực khác, đặc biệt là ở đối tượng của hoạt động Ông phân chia quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho SV thành 5 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: SV phải được giới thiệu về hành động được thực hiện như thế nào? Giai đoạn 2: Diễn đạt các quy tắc lĩnh hội hoặc tái hiện lại những hiểu biết mà dựa vào đó các kỹ năng, kỹ xảo được tạo ra

Giai đoạn 3: Trình bày mẫu hành động

Giai đoạn 4: SV tiếp thu hành động một cách thực tiễn, nghĩa là SV bắt đầu vận dụng các quy tắc một cách có ý thức

Giai đoạn 5: Đưa các bài tập độc lập có hệ thống

Hai tác giả Kevin B và Len King trong tác phẩm: “Một số vấn đề đào tạo giáo viên” lại coi kỹ năng của giáo viên chính là năng lực thực hành của giáo viên Các tác giả đã chia kỹ năng dạy học thành ba nhóm tương ứng với ba giai đoạn của quá trình tự học: nhóm kỹ năng xây dựng chương trình giảng dạy, nhóm kỹ năng giảng dạy và nhóm kỹ năng đánh giá Các nhóm kỹ năng này của giáo viên khi tương tác với học sinh sẽ giúp chúng phát triển các nhóm kỹ năng tương tự [76]

Trong những năm đầu thế kỷ XXI trở lại, kỹ năng tổ chức hoạt động cũng là một trong những kỹ năng cơ bản của SV trong thực tập sư phạm, thu hút sự quan tâm tìm hiểu của cả các nhà khoa học phương Tây lẫn phương Đông Trong giáo dục hiện đại, người giáo viên không chỉ được xem là một người hướng dẫn, truyền thụ kiến thức, mà còn phải có khả năng tổ chức các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động nhận thức, giúp người học tự vỡ ra vấn đề

N.V Cudomina trong tác phẩm “hình thành các năng lực sư phạm”, O.A Apdulinna – “Bàn về kỹ năng sư phạm”, X.I Kixegof “Hình thành các kỹ năng, kỹ

Trang 27

xảo sư phạm trong điều kiện giáo dục đại học” đều nói đến việc rèn luyện hệ thống

kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho người giáo viên nói chung và rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục nói riêng Các tác giả đều khẳng định việc rèn luỵện kỹ năng phải được tiến hành thông qua hoạt động, được lặp lại nhiều lần với mức độ khó ngày một cao, trong các tình huống sư phạm giả định và tình huống thực Việc rèn luyện này cần được kiểm tra, điều chỉnh bởi nhà trường và cơ sở đào tạo Yếu tố tích cực rèn luyện của chủ thể quyết định trực tiếp đến quá trình này [31]

Ở Việt Nam, một trong những hướng đổi mới quan trọng là đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy học sinh (người học) làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học Đặc biệt chú trọng đến các kỹ năng nghề nghiệp cần được phát triển cho SV ngành sư phạm Phát triển, củng cố kỹ năng nghề nghiệp là một trong những hướng được nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu

Trong đề tài “Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên Trung học cơ sở”, tác giả Nguyễn Thành Kỉnh đã nghiên cứu và chỉ ra những cơ sở tâm lý của việc phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở Tác giả đã định nghĩa việc học tập hợp tác chính là “phương thức hay chiến lược học tập dựa trên sự hợp tác của nhóm người học được sự hướng dẫn, giám sát, giúp đỡ của giáo viên” Theo tác giả, để tổ chức thành công mô hình này, giáo viên cần có kỹ năng dạy học hợp tác, chính là “thực hiện có kết quả các thao tác của hành động giảng dạy để đạt được mục tiêu dạy học bằng cách lựa chọn, vận dụng những tri thức, cách thức hoạt động của người dạy dựa trên lý thuyết và đặc điểm, yêu cầu dạy học của học tập hợp tác Nó bao gồm các nhóm kỹ năng:

- Nhóm kỹ năng thiết kế bài học: Kỹ năng thiết kế mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện giảng dạy và thiết kế hoạt động

- Nhóm kỹ năng tiến hành giảng dạy: Kỹ năng thành lập nhóm, kỹ năng tổ chức hoạt động nhóm, kỹ năng giải thích mục tiêu, nhiệm vụ của học sinh; kỹ năng nhận xét, đánh giá tương tác nhóm

- Nhóm kỹ năng hỗ trợ tiến hành dạy học hợp tác: Kỹ năng sử dụng phiếu bài tập; Kỹ năng sử dụng câu hỏi; Kỹ năng sử dụng lời nói

Trang 28

Ngoài 3 nhóm kỹ năng trên, tác giả cũng khuyến nghị nên bồi dưỡng cho giáo viên trung học cơ sở các kỹ năng: xây dựng sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong học tập hợp tác, kỹ năng rèn luyện học sinh hình thành kỹ năng học tập

hợp tác, kỹ năng thiết kế quá trình dạy học hợp tác nhóm [32]

Tác giả Trần Ngọc Minh với bài viết “Xác định kỹ năng rèn luyện nghiệp vụ

Sư phạm thường xuyên cho SV địa lý trong phương thức đào tạo tín chỉ ở các trường Đại học Sư phạm” đã chỉ ra tầm quan trọng của việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm đối với SV, cụ thể:

- Là tiêu chuẩn để đo thành quả chất lượng đào tạo của giảng viên;

- Đào tạo những SV có đầy đủ các năng lực hành động trong thực tiễn;

- Giúp SV có khả năng tự chiếm lĩnh kiến thức, tự phát hiện các vấn đề nảy sinh trong quá trình rèn luyện nghề;

- Giúp SV phát huy các năng lực của bản thân khi ra trường dạy học Đồng thời hạn chế những nhược điểm không đáng có trong quá trình hành nghề dạy học ở phổ thông

- Góp phần trong công tác đào tạo giáo viên chất lượng cao của của các trường đại học sư phạm

Tác giả cũng chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện nghiệp vụ của SV, bao gồm:

- Các nhân tố bên trong: Năng lực bản thân; Động cơ rèn luyện nghiệp vụ; Hứng thú rèn luyện nghiệp vụ; Phương pháp tự rèn luyện nghiệp vụ;

- Các nhân tố bên ngoài: Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của giảng viên để hình thành kỹ năng nghề cho SV; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của trường ĐHSP bao gồm tư liệu, tài liệu tham khảo,…; Thời gian dành cho công tác tổ chức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong lớp, ngoài lớp, nội khoá, ngoại khoá,…; Các chế độ ưu đãi hay phụ cấp với giảng viên [39]

Như vậy, có thể thấy các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã có những sự quan tâm, phân tích đến KN thực hành nghề sư phạm, bao gồm việc phân tích các thành tố, nhóm kỹ năng thành phần, điều kiện hình thành và phát triển của KN thực

Trang 29

hành nghề sư phạm, các nhân tố ảnh hưởng,… Tuy nhiên so với số lượng công trình nghiên cứu về kỹ năng, KN thực hành nghề sư phạm nói chung thì vẫn còn rất ít

1.4 Các nghiên cứu về kỹ năng thực hành nghề của sinh viên ngành sư phạm mầm non

Kết quả nghiên cứu tài liệu cho thấy: những nghiên cứu về vấn đề KN thực hành nghề sư phạm mầm non của SV của các tác giả ngoài nước và ở Việt Nam vẫn còn rất ít Có thể liệt kê một vài các nghiên cứu sau đây:

Tác giả Đỗ Thị Minh Liên với bài báo khoa học “Nâng cao hiệu quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm

Hà Nội” đã chỉ ra 3 con đường giúp SV ngành sư phạm mầm non hình thành năng lực sư phạm:

Con đường thứ nhất: Thông qua hoạt động học tập có tính độc lập, tự giác, tích cực, chủ động, say mê, sáng tạo của SV mà truyền thụ cho họ các tri thức khoa học cơ bản, tri thức về tâm lý học, giáo dục học và phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non

Con đường thứ hai: SV biến hệ thống những tri thức về chuyên môn và nghiệp

vụ cần thiết thành năng lực thực tiễn ngay trong khi SV đang ngồi trên ghế trường

sư phạm Năng lực này được hình thành dần ở SV trong quá trình họ tích cực tham gia các hình thức tổ chức học tập, sinh hoạt trong và ngoài nhà trường sư phạm Con đường thứ ba: Đó là con đường rèn luyện kỹ năng sư phạm cho SV thông qua các hoạt động kiến tập, thực tập sư phạm ở các trường mầm non

Từ đó, tác giả đã đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV sư phạm mầm non:

Xác định cụ thể nội dung rèn luyện nghiệp vụ sư phạm với hệ thống các kỹ năng sư phạm cơ bản cần hình thành cho SV: kỹ năng thiết kế, kỹ năng thực hiện,

kỹ năng đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ,…

Xây dựng quy trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV khoa giáo dục mầm non với các bước, khâu cụ thể nhằm hình thành cho SV những kỹ năng chăm sóc – giáo dục cho trẻ ở các lứa tuổi khác nhau

Trang 30

Xây dựng chuẩn đánh giá kết quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm một cách hợp

lý trên cơ sở xác định các “chuẩn đo” kết quả thực hiện các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ, sao cho kết quả thu được một mặt phản ánh đúng thực chất trình độ hình thành những kỹ năng này, mặt khác nó cũng có tác dụng định hướng, điều khiển và điều chỉnh các hoạt động dạy học của giảng viên và học tập của SV về nghiệp vụ sư phạm mầm non

Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện quy trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV khoa giáo dục mầm non, như: xây dựng mạng lưới các trường mầm non thực hành của khoa, bồi dưỡng chuyên môn và cách thức hướng dẫn SV rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên hướng dẫn thực hành, thực tập tại các trường mầm non, đầu tư thêm cơ sở vật chất cho trường thực hành, thực tập sư phạm,… [34]

Như vậy, cách tiếp cận của tác giả đã làm sáng tỏ những con đường giúp SV

sư phạm mầm non hình thành năng lực sư phạm thông qua quá trình tích luỹ kiến thức, vận dụng kinh nghiệm và rèn luyện sư phạm Từ đó, tác giả đề xuất các biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả của việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở SV

sư phạm mầm non Bài báo tiếp cận một cách khái quát nhất, tổng quát nhất đối với các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sư phạm, chưa phân tích về các kỹ năng trong quá trình thực hành nghề, cũng như các yếu tố trực tiếp tác động đến quá trình hình thành kỹ năng đó ở SV

Trong bài viết “Đổi mới công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV đáp ứng yêu cầu thực tiễn của giáo dục phổ thông”, nội dung rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của ngành Giáo dục mầm non đã được đề cập đến Các ý kiến tại Hội nghị Tổng kết công tác thực tập sư phạm cho thấy, đối với ngành Giáo dục mầm non sẽ tăng cường thêm nội dung về “chăm sóc và giáo dục trẻ em”, vì đa số SV ngành này gặp khó khăn trong việc chăm sóc trẻ, nhất là nội dung nấu ăn và chăm sóc trẻ” Tiếp tục đầu tư vào kỹ năng làm quen với trẻ của SV ngành mầm non

Quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của SV ngành giáo dục mầm non cũng được quan tâm dưới hình thức hội thảo khoa học Ngày 27/06/2014, trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức hội thảo khoa học “Công tác rèn luyện nghiệp vụ sư

Trang 31

phạm trong đào tạo giáo viên Mầm non”, nhận được 17 bài tham luận khoa học của các nhà nghiên cứu, quản lý, cán bộ đến từ các trường mầm non trong thành phố Thanh Hoá Hội thảo đã trao đổi, làm rõ các luận điểm, nội dung rèn luyện nghiệp

vụ trong đào tạo giáo viên mầm non Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đó, phù hợp với nhu cầu của xã hội

Tương tự, tại trường Đại học Hùng Vương cũng tổ chức “tuần nghiệp vụ Sư phạm Tiểu học – Mầm non” nhằm tạo ra một hoạt động hấp dẫn, bổ ích, để SV có

cơ hội rèn luyện về chuyên môn, kỹ năng sư phạm cần thiết Thí sinh dự thi chuẩn

bị các hoạt động tập giảng, làm đồ dụng dạy học, thực hiện các vòng thi hiểu biết sư phạm, xử lý tình huống sư phạm và thi năng khiếu

Nhìn chung, vấn đề rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của SV ngành sư phạm mầm non đã được xã hội quan tâm, nhưng các đề tài nghiên cứu vấn đề này một cách khoa học, có hệ thống chưa nhiều, chủ yếu là những buổi tập huấn, những hoạt động nhằm nâng cao năng lực sư phạm của SV Những đề tài nghiên cứu về vấn đề này chỉ tập trung về một khía cạnh cụ thể, chưa có đề tài nào nghiên cứu thực trạng

KN thực hành nghề sư phạm mầm non nói chung, cũng như chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong việc hình thành và phát triển kỹ năng này ở SV sư phạm mầm non Điều này càng chứng tỏ tính cấp thiết về mặt thực tiễn của luận án

Trang 32

Tiểu kết chương 1

Kết quả nghiên cứu tài liệu cho thấy những vấn đề kỹ năng, KN thực hành nghề, KN thực hành nghề của SV ngành sư phạm mầm non đều đã được nghiên cứu trên cả thế giới và ở Việt Nam Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chỉ tập trung nhiều về vấn đề kỹ năng nói chung Vấn đề KN thực hành nghề cũng được nghiên cứu khá nhiều, nhưng KN thực hành nghề dưới góc độ tâm lý học ở Việt Nam chưa được nghiên cứu đầy đủ và hệ thống Đặc biệt, vấn đề KN thực hành nghề của SV

sư phạm mầm non thực sự là một khoảng trống trong nghiên cứu Chính vì thế, việc luận án này tập trung vào việc tìm hiểu KN thực hành nghề của SV sư phạm mầm non bằng phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học tâm lý kì vọng sẽ mang lại những ý nghĩa nhất định đối với việc phát triển nhân lực cho bậc học mầm non

Trang 33

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG THỰC HÀNH NGHỀ CỦA

SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM MẦM NON 2.1 Kỹ năng

2.1.1 Khái niệm kỹ năng

Kết quả nghiên cứu tổng quan cho thấy kỹ năng là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm theo các hướng tiếp cận khác nhau Ở mỗi hướng tiếp cận, nội hàm khái niệm kỹ năng được phát biểu với những đặc trưng rất riêng biệt Dưới đây là một số hướng tiếp cận chính về kỹ năng:

Quan niệm coi kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác, hành động, hoạt động Tác giả Trần Trọng Thủy cho rằng “Kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, con người nắm được cách hành động tức là có kỹ thuật của hành động, có kỹ năng”

[62, tr.33] Như vậy, tác giả nhìn nhận kỹ năng ở phương diện các hành động, thao tác của con người đã được rèn luyện, mài giũa Tác giả chưa đề cập đến việc vận dụng tri thức, năng lực của chủ thể hoạt động vào việc thực hiện kỹ năng

Có thể nhận thấy góc nhìn khoa học này chỉ đặt kỹ năng đơn giản ở khía cạnh tính hiệu quả của thao tác, hành động; mà bỏ qua sự tham gia, chi phối của yếu tố tri thức, kinh nghiệm, sự vận dụng năng lực của chính chủ thể Quan điểm này chưa chú ý đến các yếu tố tâm lý khác có ảnh hưởng đến quá trình hình thành kỹ năng

Quan niệm cho rằng kỹ năng là biểu hiện năng lực của con người trong hoạt động

Theo Vũ Dũng, “kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương đương Ở mức độ kỹ năng, công việc được hình thành trong điều kiện hoàn cảnh không thay đổi, chất lượng chưa cao, thao tác chưa thuần thục, và còn phải

tập trung chú ý căng thẳng Kỹ năng được hình thành qua luyện tập” [17, tr 263]

Tác giả Huỳnh Văn Sơn cho rằng “Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã

có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép” [54, tr.6]

Trang 34

Tác giả Nguyễn Văn Đồng cho rằng “Kỹ năng là năng lực vận dụng những tri thức đã được lĩnh hội để thực hiện có hiệu quả một hoạt động tương ứng trong những điều kiện cụ thể” [19, tr.61]

Theo Từ điển Giáo dục học, “Kỹ năng là khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ” [57, tr.11]

Tác giả Lê Văn Hồng cho rằng: “Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức (khái

niệm, cách thức, phương pháp…) để giải quyết một nhiệm vụ mới” [29, tr.109]

Có thể thấy một điểm tương đồng trong quan niệm của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam là: họ cho rằng kỹ năng được hình thành từ năng lực của chủ thể Cách nhìn này đã tính đến việc chủ thể biến đổi những kiến thức được học, tiếp nhận được thành năng lực của bản thân, từ đó bộc lộ ra bằng hành động, thao tác ở mức

độ kỹ năng Sự phân tích này quan tâm đến tính tích cực của chính chủ thể, đề cập đến việc hình thành kỹ năng cần phải trải qua một quá trình tích luỹ đủ về kiến thức đến từ học tập, quan sát, trải nghiệm, kèm theo việc chủ thể phải có năng lực (về thể chất lẫn tinh thần) để có thể vận dụng điều đó vào thực tiễn cuộc sống Các định nghĩa theo hướng tiếp cận này cũng không phủ nhận góc nhìn thứ nhất, khi khẳng định không phải cứ vận dụng vào thực tế thì được gọi là kỹ năng, mà cần thực hiện một cách đúng đắn, có trình tự, và phải giải quyết được một nhiệm vụ nào đó mà cuộc sống đặt ra Đây cũng chính là lý do vì sao các nhà nghiên cứu hiện đại thường

sử dụng cách tiếp cận này khi đề cập về kỹ năng

Kế thừa các quan điểm trên, kỹ năng trong nghiên cứu này được xác định như sau:

Kỹ năng là cách thực hiện những thao tác, hành động một cách đúng đắn, thuần thục để giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ đặt ra

Có thể hiểu cụ thể hơn kỹ năng như sau:

- Kỹ năng là một hiện tượng tâm lý có thể quan sát được

- Kỹ năng luôn gắn liền với hành động, thao tác

- Song không phải hành động, thao tác nào đều có kỹ năng

Trang 35

- Kỹ năng là những hành động, thao tác đạt được những tiêu chí nhất định (phụ thuộc vào quan niệm của nhà nghiên cứu) Ví dụ, kỹ năng là những hành động đúng đắn, thuần thục, linh hoạt

- Hành động, thao tác có kỹ năng là một trong những điều kiện giúp chủ thể hoạt động thực hiện nhiệm vụ đạt mục tiêu đề ra

Theo P.Ia.Galperin, cơ chế hình thành tri thức kỹ năng chính là cơ chế hình thành hành động trí óc qua từng giai đoạn, với hai thành phần không ngang bằng nhau là phần định hướng và phần thực hiện, trong đó, phần định hướng là phần quan trọng nhất trong cơ chế tâm lý của hoạt động, nhưng chỉ có sự thực hiện hành động mới là nguồn gốc của các tri thức và là chuẩn định hướng của tính chân lý [dẫn theo 46]

K.K Platonov và G.G Golubevs đưa ra năm mức độ hình thành kỹ năng:

- Kỹ năng sơ bộ: Sự nhận thức mục đích hành động và phương thức thực

hiện mục đích ấy dựa trên những tri thức và kỹ xảo đã có, hành động được thực hiện bằng cách thử và sai

- Hành động chưa khéo léo: sự hiểu biết về các phương thức thực hiện hành

động và sử dụng kỹ xảo không chuyên biệt đã có

- Có kỹ năng chung riêng biệt: một số kỹ năng riêng rẽ, được phát triển cao

nhưng lại hẹp, cần thiết trong những hoạt động khác nhau

- Kỹ năng được phát triển cao: Sự sử dụng sáng tạo những tri thức và kỹ xảo

về hoạt động đó, sự nhận thức không chỉ mục đích mà cả những động cơ lựa chọn các phương thức đạt từ mục đích đó

- Tay nghề cao: Sự sử dụng sáng tạo các kỹ năng khác nhau một cách vững

chắc Tay nghề cao là mục đích cuối cùng của dạy nghề [46, tr.102]

Trang 36

X.I.Kixegov đưa ra quy trình hình thành kỹ năng gồm 5 giai đoạn là: nhận thức hành động, lĩnh hội hoặc tái hiện lại hành động, quan sát hành động, bắt chước hành động và hành động độc lập [31, tr.55]

Tác giả Trần Quốc Thành (1992) cho rằng: “Sự hình hành kỹ năng được chia thành hai bước rõ ràng: một là nắm vững các tri thức về hành động, hai là thực hiện hành động theo các tri thức đó Để thực hiện hành động có kết quả, tránh phương pháp “thử và sai” thì phải có sự tập dượt, phải có sự quan sát mẫu và làm thử theo mẫu Hành động càng phức tạp, sự tập dượt càng phải nhiều Để kỹ năng có sự ổn định và mềm dẻo, có thể vận dụng vào các điều kiện khác thì sự tập dượt phải càng phong phú, đa dạng” Từ đó, Trần Quốc Thành đưa ra các giai đoạn của sự hình thành kỹ năng như sau:

- Nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức và điều kiện hành động

- Quan sát mẫu và làm thử theo mẫu

- Luyện tập để tiến hành hành động theo đúng yêu cầu, điều kiện hành động nhằm đạt được mục đích đặt ra [59, tr.30]

Gần đây nhất, tác giả Chu Liên Anh đề xuất quy trình hình thành kỹ năng gồm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Hình thành các tri thức, hiểu biết cần thiết về việc sử

dụng kỹ năng (mục đích, yêu cầu, điều kiện hoạt động, các nguyên tắc sử dụng kỹ năng trong hoạt động)

- Giai đoạn 2: Tri giác để nắm được các thao tác của kỹ năng, từ đó

nhận diện được kỹ năng cũng như cách thức tiến hành kỹ năng (nắm được bức tranh tổng thể về kỹ năng và cách thực hiện kỹ năng đó)

- Giai đoạn 3: Thực hành các tri thức về kỹ năng trong tình huống ổn định

- Giai đoạn 4: Vận dụng kỹ năng vào tình huống khác nhau của hoạt

động (bao gồm cả thử nghiệm và luyện tập) [2, tr.29]

Theo tác giả Vũ Dũng, kỹ năng hình thành qua ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: người học lần đầu làm quen với vận động và lần đầu lĩnh hội

nó Sự học vận động bắt đầu từ việc phát hiện các thành phần của vận động - tập hợp các thành tố vận động, trình tự thực hiện và mối liên kết của chúng Việc làm

Trang 37

quen này diễn ra trên cơ sở người học được xem trình diễn lại, thuật lại, giảng giải

và quan sát một cách trực quan quá trình thực hiện vận động Pha tiếp theo của giai đoạn thứ nhất đòi hỏi nhiều nỗ lực Người học phải lặp lại, vận động nhiều lần để nắm được bức tranh bên trong của vận động Đồng thời học bảng mã hóa những tín hiệu từ các mệnh lệnh Việc tích lũy “những từ điển chuyển mã” là một trong những sự kiện quan trọng nhất của giai đoạn này Cần phải lặp đi lặp lại nhiều lần

để người học có thể tìm được “bảng mã” trong bất kỳ phương án nào của vận động,

kể cả khi có sự lệch chuẩn

Giai đoạn 2: giai đoạn tự động hóa vận động Ở đây các thành phần chủ đạo

của vận động được giải phóng từng phần hoặc hoàn toàn khỏi sự liên quan đến nó, thoát khỏi sự kiểm soát của ý thức và sự “thoát khỏi” này có thể cần sự trợ giúp

Giai đoạn 3: diễn ra sự “mài bóng” kỹ năng nhờ quá trình ổn định hóa và

tiêu chuẩn hóa Trong quá trình ổn định hóa, kỹ năng đạt được tính bền vững và không bị phá hủy trong bất kỳ tình huống nào Trong quá trình tiêu chuẩn hóa, kỹ năng dần được định khuôn nhờ lặp đi lặp lại vận động nhiều lần [17, tr 263]

Qua đó, trong quá trình hình thành và phát triển kỹ năng cần chú ý một số vấn đề:

- Không tách rời kỹ năng ra khỏi hành động mà phải coi kỹ năng là những đặc điểm, những trình độ khác nhau của hành động

- Để đảm bảo sự điều khiển quá trình học tập, lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng với các đặc tính đã đề ra thì cần phải có hai điều kiện là thiết lập cơ

sở định hướng hành động và sự tuân thủ theo các giai đoạn hình thành hành động

- Hành động không thể bắt đầu từ sự tri giác hay ghi nhớ mà phải bắt đầu từ sự triển khai thao tác thực tiễn lên đối tượng, cụ thể là hành động với vật thật hay vật chất hóa

- Cơ chế của việc hình thành một hành động tâm lý mới nói chung là tuân theo các bước chuyển hóa từ ngoài vào trong theo lý thuyết của Galpêrin

- Tiêu chuẩn để đánh giá kết quả luyện tập hành động với các vật liệu khác nhau là độ thuần thục, khái quát và tính sáng tạo linh hoạt Sản phẩm cuối cùng của quá trình này là biến hành động thành các kỹ năng (đối với các hành động

Trang 38

phức tạp), kỹ xảo (đối với các hành động đơn giản) tức là thành phương tiện hay khả năng để thực hiện các hành động

Theo Phạm Minh Hạc, quá trình hình thành kỹ năng gồm ba bước:

- Bước 1: Nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức và điều kiện hành

động Cần phải nhận thức đầy đủ hai nội dung: mục đích của hành động và điều kiện của hành động Từ mục đích và điều kiện xác định các thao tác và cách thức thực hiện Bước này nhằm hình thành khả năng định hướng hành động, thường được thực hiện trước khi triển khai thực hiện hành động

- Bước 2: Quan sát mẫu và làm thử theo mẫu Mẫu hành động giúp

giảm nguy cơ sai lầm và thúc đẩy quá trình tư duy trực quan hành động Bằng loại

tư duy này cá nhân sắp xếp được trật tự hợp lý các thao tác ở trong đầu Khi trật tự

đó được thiết lập, cũng có nghĩa là hành động đó được thực hiện đúng

- Bước 3: Luyện tập để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầu và

điều kiện hành động nhằm đạt được mục đích đặt ra [22]

Ngoài ra, khi nghiên cứu về quá trình hình thành kỹ năng, chúng ta cần coi luận điểm lý thuyết hành động của A.N Leonchiev làm kim chỉ nam:

- Không được tách rời kỹ năng, kỹ xảo ra khỏi hành động Ngược lại, phải coi nó là những đặc điểm, những trình độ khác nhau của hành động Chỉ có thể dựa trên cơ sở đó mới làm rõ cơ chế hình thành kỹ năng, kỹ xảo, tức là cơ chế hình thành hành động

- Để hình thành hành động phải xác định hai yếu tố: biểu tượng về mục đích

mà hành động hướng tới và các thao tác cần thiết triển khai hành động nhằm đạt mục đích đó

- Tiêu chuẩn để đánh giá kết quả luyện tập hành động với các vật liệu khác nhau là độ thuần thục, khái quát và tự động hóa Sản phẩm cuối cùng của quá trình này biến hành động thành thao tác kỹ xảo, làm phương tiện để thực hiện các hành động tiếp theo

Từ các quan niệm về sự hình thành kỹ năng của một số tác giả nêu trên, có thể nhận thấy cách tiếp cận và việc phân chia các giai đoạn hình thành kỹ năng cũng

có các điểm khác nhau Nhưng hầu hết các tác giả đều thống nhất rằng, muốn có kỹ

Trang 39

năng thì phải nắm vững các tri thức về hành động và thực hiện hành động theo các tri thức đó Muốn hành động có kết quả thì phải có sự tập dượt Hay nói cách khác, việc hình thành kỹ năng ở một cá nhân đều bắt đầu từ nhận thức và kết thúc bằng việc thực hiện hành động dựa trên nhận thức đó một cách phù hợp

Trên cơ sở phân tích các giai đoạn hình thành kỹ năng của các tác giả nêu trên, có thể cho rằng, kỹ năng được hình thành theo các giai đoạn sau đây:

- Giai đoạn 1: Tiếp thu tri thức về hoạt động (hình thành kỹ năng sơ bộ bằng việc nhận thức đầy đủ về mục đích, yêu cầu, điều kiện, phương tiện, cách thức thực hiện hành động và các thao tác cấu thành hành động)

- Giai đoạn 2: Diễn đạt lại hoặc tái hiện lại những tri thức đã có về hoạt động

- Giai đoạn 3: Quan sát hành động mẫu để nắm được trình tự các thao tác của hành động cũng như cách thức tiến hành hành động

- Giai đoạn 4: Vận dụng các tri thức hành động để thực hiện hành động một cách có ý thức (sự nhận thức không chỉ mục đích mà cả những động cơ lựa chọn các phương thức đạt từ mục đích đó)

- Giai đoạn 5: Vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong những tình huống khác nhau của hoạt động

Như vậy, có thể thấy trước khi tiến hành bất cứ hành động nào, chúng ta đều cần phải có sự tiếp nhận tri thức về hoạt động đó Bao gồm việc nhận thức mục đích, yêu cầu, điều kiện, phương tiện, cách thức thực hiện hành động và các thao tác cấu thành hành động Bởi vì, chỉ khi nào nắm được mục đích, yêu cầu của hành động thì cá nhân mới có thể định hướng được hành động, nắm được cách thức hành động để đạt được kết quả mong muốn

Tiếp đến, kỹ năng sẽ được hình thành khi cá nhân biết vận dụng những tri thức đã tiếp thu về hoạt động Có nghĩa là cần quan sát mẫu và làm thử theo mẫu Nhờ làm thử theo mẫu, cá nhân sẽ thấy được khả năng vận dụng tri thức vào hoạt động thực xem hành động có gì sai sót cần điều chỉnh cho đúng với yêu cầu của hành động, đồng thời góp phần củng cố tri thức Nhờ đó, con người có thể đối chiếu vốn tri thức với thực tế, so sánh các thao tác hành động đang làm với mẫu, tự điều chỉnh để dần dần thực hiện được các thao tác, hành động đó

Trang 40

Sau khi quan sát mẫu và thực hành, cá nhân sẽ cần tiếp tục rèn luyện có hệ thống và thường xuyên để ghi nhớ động tác liên kết các thao tác riêng lẻ thành hệ thống Trong giai đoạn này, các thao tác và bước tiến hành hành động đã bắt đầu trở nên chính xác và hướng tới sự thuần thục, kỹ năng cơ bản được hình thành Tuy nhiên, việc thực hiện hành động vẫn còn đang diễn ra trong điều kiện quen thuộc Muốn có được sự ổn định, thuần thục và linh hoạt cho kỹ năng thì cá nhân cần phải tiếp tục tập dượt và cần phải có sự nỗ lực và cố gắng nhiều

2.1.3 Các tiêu chí đánh giá kỹ năng

Theo Chu Liên Anh, có 3 tiêu chí đánh giá kỹ năng là: Tính đầy đủ; tính thành thục; tính linh hoạt của kỹ năng [2, tr.28]

Nguyễn Minh Châu đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng thực hành gồm: tính chính xác, thành thạo và khả năng di chuyển kỹ năng; kết quả của sự thực hiện thể hiện ở sản phẩm (năng suất lao động chất lượng sản phẩm); an toàn lao động;

phối hợp hoạt động với người khác trong nhóm [13, tr.100]

Kế thừa các quan điểm trên, các tiêu chí đánh giá kỹ năng thực hành nghề của SV sư phạm mầm non trong khuôn khổ luận án gồm:

Một là, tính đúng đắn của kỹ năng là mức độ chính xác của việc thực hiện

thao tác, hành động Tính đúng đắn của kỹ năng sẽ tăng dần qua quá trình rèn luyện

kỹ năng và trải nghiệm kỹ năng trong cuộc sống Thời gian rèn luyện và trải nghiệm càng nhiều, sai phạm của việc thực hiện kỹ năng càng được loại bỏ dần Tính đúng đắn đạt được ở mức cao nhất khi chủ thể hầu như không còn gặp phải sai phạm trong quá trình thực hiện hành động, thao tác

Hai là, tính thuần thục của kỹ năng, nghĩa là trong quá trình thực hiện hành

động, chủ thể thực hiện các thao tác, hành vi một các thành thạo, nhanh chóng, không còn những thao tác thừa, không còn gặp vướng mắc khi triển khai hành động Đây là sự phù hợp giữa mục đích và điều kiện để thực hiện hoạt động Tính thuần thục còn được thể hiện ở sự kết hợp hợp lý các thao tác về số lượng và trình tự Có được sự thuần thục là một trong những biểu hiện đỉnh cao của kỹ năng hành động

Ngày đăng: 06/07/2020, 23:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w