Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 98 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
98
Dung lượng
867 KB
Nội dung
GV : Trònh Thò Oanh Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010 TIẾT 1 : TOÁN Bài 41 : HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG I.MỤC TIÊU: - Có biểu tượng về hai đường thẳng song song. - Nhận biết được hai đường thẳng song song. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Êke, thước. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định:(1’ ) 2.K iể tra bài cũ: ( 4’ ) -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 41. -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới : ( 30’ ) a.Giới thiệu bài: -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với hai đường thẳng song song. b.Giới thiệu hai đường thẳng song song : -GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và yêu cầu HS nêu tên hình. -GV dùng phấn màu kéo dài hai cạnh đối diện AB và DC về hai phía và nêu: Kéo dài hai cạnh AB và DC của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng song song với nhau. -GV yêu cầu HS tự kéo dài hai cạnh đối còn lại của hình chữ nhật là AD và BC và hỏi: Kéo dài hai cạnh AC và BD của hình chữ nhật ABCD chúng ta có được hai đường thẳng song song không ? -GV nêu: Hai đường thẳng song song với nhau không bao giờ cắt nhau. -GV yêu cầu HS quan sát đồ dùng học tập, -3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. -HS nghe. -Hình chữ nhật ABCD. -HS theo dõi thao tác của GV. A B D C -Kéo dài hai cạnh AD và BC của hình chữ nhật ABCD chúng ta cũng được hai đường thẳng song song. -HS nghe giảng. -HS tìm và nêu. Ví dụ: 2 mép đối diện Trang 1 TUẦN9 GV : Trònh Thò Oanh quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng song song có trong thực tế cuộc sống. -GV yêu cầu HS vẽ hai đường thẳng song song (chú ý ước lượng để hai đường thẳng không cắt nhau là được). c.Luyện tập, thực hành : Bài 1 -GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó chỉ cho HS thấy rõ hai cạnh AB và DC là một cặp cạnh song song với nhau. -GV: Ngoài cặp cạnh AB và DC trong hình chữ nhật ABCD còn có cặp cạnh nào song song với nhau ? -GV vẽ lên bảng hình vuông MNPQ và yêu cầu HS tìm các cặp cạnh song song với nhau có trong hình vuông MNPQ. Bài 2 -GV gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp. -GV yêu cầu HS quan sát hình thật kĩ và nêu các cạnh song song với cạnh BE. -GV có thể yêu cầu HS tìm các cạnh song song với AB (hoặc BC, EG, ED). Bài 3 -GV yêu cầu HS quan sát kĩ các hình trong bài. -Trong hình MNPQ có các cặp cạnh nào song song với nhau ? -Trong hình EDIHG có các cặp cạnh nào song song với nhau ? -GV có thể vẽ thêm một số hình khác và yêu cầu HS tìm các cặp cạnh song song với nhau. 4.Củng cố- Dặn dò:( 5’ ) - Hai đường thẳng như thế nào được gọi là hai đuờng thẳng song song? Bài học hôm nay các em nhận biết đường thẳng song song từ đó các em ứng dụng vào thực của quyển sách hình chữ nhật, 2 cạnh đối diện của bảng đen, của cửa sổ, cửa chính, khung ảnh, … -HS vẽ hai đường thẳng song song. A B -Quan sát hình. C D -Cạnh AD và BC song song với nhau. -Cạnh MN song song với QP, cạnh MQ song song với NP. -1 HS đọc. -Các cạnh song song với BE là AG,CD. A B C G E D -Đọc đề bài và quan sát hình. -Cạnh MN song song với cạnh QP. -Cạnh DI song song với cạnh HG, cạnh DG song song với IH. HS nêu: hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không bao giờ gặp nhau. Trang 2 GV : Trònh Thò Oanh hành cho tốt . -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. -HS cả lớp. TIẾT 2: LỊCH SỬ Bài 9: ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN I. MỤC TIÊU: - Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. - Đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh : Đinh Bộ Lĩnh quê ở Hoa Lư, Ninh Bình, là một người cương nghị, mưu cao và có chí lớn, ông có công dẹp loạn 12 sứ quân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh ảnh về Đinh Bộ Lĩnh, vùng Hoa Lư, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: ( 5’ ) - GV yêu cầu HS nêu: + Hai giai đoạn lịch sử đầu tiên của nước ta bắt đầu từ năm nào đến năm nào? + Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc? + Chiến thắng Bạch Đằng xảy ra vào thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc? * GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới : ( 30’ ) a. Giới thiệu bài : Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương đã chấm dứt hơn một nghìn năm nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ. Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước ta rơi vào cảnh loạn lạc chiến tranh liên miên, nhân dân vô cùng cực khổ. Trong hoàn cảnh đó, cần phải thống nhất đất nước. Vậy - Hai giai đoạn lịch sử đầu tiên là: Buổi đầu dựng nước và giữ nước từ khoảng 700 năm TCN đến 179 TCN. Hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập từ năm 179 TCN đến năm 938. - Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40. Lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập. - Chiến thắng Bạch Đằng diễn ra trên sông Bạch Đằng vào cuối năm 938. Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt hơn một nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. Trang 3 GV : Trònh Thò Oanh ai là người đã làm được điều này? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. b. Nội dung: Hoạt động 1 Tình hình đất nước ta sau khi Ngô Quyền mất GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi : Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta như thế nào? - GV kết luận về tình hình đất nước sau khi Ngô Quyền mất và nêu vấn đề : Yêu cầu bức thiết trong hoàn cảnh đó là phải thống nhất đất nước quy về một mối. - HS đọc SGK và làm việc cá nhân để tìm hiểu . Sau khi Ngô Quyền mất, triều đình lục đục tranh nhau ngai vàng. Các thế lực phong kiến địa phương nổi dậy, chia cắt đất nước thành 12 vùng đánh nhau liên miên. Dân chúng phải đỗ máu vô ích, ruộng đồng bị tàn phá, còn quân thù thì lâm le ngoài bờ cõi. Hoạt động 2 Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 theo nội dung sau : 1. Quê hương Đinh Bộ Lĩnh ở đâu? 2. Truyện cờ lau tập trận nói lên điều gì về Đinh Bộ Lĩnh khi còn nhỏ? 3. Đinh Bộ Lĩnh có công gì? 4. Vì sao nhân dân ủng hộ Đinh Bộ Lĩnh? 5. Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh làm gì? 6. Đời sống nhân dân dưới thời Đinh Bộ Lĩnh có gì thay đổi so với thời “ loạn 12 sứ quân”? * GV nhận xét. 3. Củng cố - dặn dò : ( 5’ ) - Vì sao nhân dân ủng hộ Đinh Bộ Lĩnh? - GV treo bản đồ Việt Nam yêu cầu HS chỉ tỉnh Ninh Bình. - HS thảo luận theo yêu cầu GV đưa ra. Đại diện nhóm nêu kết quả thảo luận. 1. Đinh Bộ Lĩnh người ở Hoa Lư, Ninh Bình. 2. Đinh Bộ Lĩnh là một người thích đánh trận. 3. Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. 4. Vì ông lãnh đạo nhân dân dẹp loạn, mang lại hòa bình cho đất nước. 5. Lên ngôi vua lấy niên hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình. 6. Nhân dân không còn phiêu tán, họ trở về quê hương làm ruộng, đời sống dần dần no ấm. - Vì ông lãnh đạo nhân dân dẹp loạn, mang lại hòa bình cho đất nước. - 2 HS lên bảng chỉ. Trang 4 GV : Trònh Thò Oanh - GV nhận xét tiết học. TIẾT 3: KHOA HỌC Bài 17 : PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước : - Thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : III. CÁC HOẠT ĐỘNG:: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định lớp:(1’ ) 2.Kiểm tra bài cũ: ( 4’ ) Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1) Em hãy cho biết khi bị bệnh cần cho người bệnh ăn uống như thế nào ? 2) Khi người thân bị tiêu chảy em sẽ chăm sóc như thế nào ? -GV nhận xét và cho điểm HS. 3.Dạy bài mới: ( 30’ ) * Giới thiệu bài: Mùa hè nóng nực chúng ta thường hay đi bơi cho mát mẻ và thoải mái. Vậy làm thế nào để phòng tránh các tai nạn sông nước ? Các em cùng học bài hôm nay để biết điều đó. Hoạt động - Những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước. Mục tiêu: Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước. Cách tiến hành: -Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi: 1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ 1, 2, 3. Theo em việc nào nên làm và không nên làm ? Vì sao ? -2 HS trả lời. 1. Khi bị bện cần cho người bệnh ăn cháo lỏng, hoặc uống dung dịch ô- rê- dôn. 2. HS nêuc ách chăm sóc. -HS lắng nghe. -Tiến hành thảo luận sau đó trình bày trước lớp. 1) +Hình 1: Các bạn nhỏ đang chơi ở gần ao. Đây là việc không nên làm vì chơi gần ao có thể bị ngã xuống ao. +Hình 2: Vẽ một cái giếng. Thành giếng được xây cao và có nắp đậy rất an toàn đối với trẻ em. Việc làm này nên làm để phòng Trang 5 GV : Trònh Thò Oanh 2) Theo em chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn sông nước ? -GV nhận xét ý kiến của HS. -Gọi 2 HS đọc trước lớp ý 1, 2 mục Bạn cần biết. Hoạt động 2 Những điều cần biếtkhi đi bơi hoặc tập bơi. Mục tiêu: Nêu một số nguyên tắc khi đi bơi hoặc tập bơi. Cách tiến hành: -GV chia HS thành các nhóm và tổ chức cho HS thảo luận nhóm. -Yêu cầu HS các nhóm quan sát hình 4, 5 trang 37 / SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: 1) Hình minh hoạ cho em biết điều gì ? 2) Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu ? 3) Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều gì ? -GV nhận xét các ý kiến của HS. * Kết luận: Các em nên bơi hoặc tập bơi ở nơi có người và phương tiện cứu hộ. Trước khi bơi cần vận động, tập các bài tập theo hướng dẫn để tránh cảm lạnh, chuột rút, cần tắm bằng nước ngọt trước và sau khi bơi. Không nên bơi khi người đang ra mồ hôi hay khi vừa ăn no hoặc khi đói để tránh tai nạn khi bơi hoặc tập bơi. tránh tai nạn cho trẻ em. +Hình 3: Nhìn vào hình vẽ, em thấy các HS đang nghịch nước khi ngồi trên thuyền. Việc làm này không nên vì rất dễ ngã xuống sông và bị chết đuối. 2) Chúng ta phải vâng lời người lớn khi tham gia giao thông trên sông nước. Trẻ em không nên chơi đùa gần ao hồ. Giếng phải được xây thành cao và có nắp đậy. -HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung. -HS đọc. HS tiến hành thảo luận. -Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận: 1) Hình 4 minh hoạ các bạn đang bơi ở bể bơi đông người.Hình 5 minh hoạ các bạn nhỏ đang bơi ở bờ biển. 2) ở bể bơi nơi có người và phương tiện cứu hộ. 3) Trước khi bơi cần phải vận động, tập các bài tập để không bị cảm lạnh hay “chuột rút”, tắm bằng nước ngọt trước khi bơi. Sau khi bơi cần tắm lại bằng xà bông và nước ngọt, dốc và lau hết nước ở mang tai, mũi. -HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung. -Cả lớp lắng nghe. Trang 6 GV : Trònh Thò Oanh Hoạt động 3 Bày tỏ thái độ, ý kiến. Mục tiêu: Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện. Cách tiến hành: -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. -Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm. -Yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi: Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì ? +Nhóm 1: Tình huống 1: Bắc và Nam vừa đi đá bóng về. Nam rủ Bắc ra hồ gần nhà để tắm cho mát. Nếu em là Bắc em sẽ nói gì với bạn ? +Nhóm 2: Tình huống 2: Đi học về Nga thấy mấy em nhỏ đang tranh nhau cuối xuống bờ ao gần đường để lấy quả bóng. Nếu là Nga em sẽ làm gì ? +Nhóm 3: Tình huống 3: Minh đến nhà Tuấn chơi thấy Tuấn vừa nhặt rau vừa cho em bé chơi ở sân giếng. Giếng xây thành cao nhưng không có nắp đậy. Nếu là Minh em sẽ nói gì với Tuấn ? +Nhóm 4: Tình huống 4: Chiều chủ nhật, Dũng rủ Cường đi bơi ở một bể bơi gần nhà vừa xây xong chưa mở cửa cho khách và đặc biệt chưa có bảo vệ để không mất tiền mua vé. Nếu là Cường em sẽ nói gì với Dũng ? +Nhóm 5: Tình huống 5: Nhà Linh và Lan ở xa trường, cách một con suối. Đúng lúc đi học về thì trời đổ mưa to, nước suối chảy mạnh và đợi mãi không thấy ai đi qua. Nếu là Linh và Lan em sẽ làm gì ? 3.Củng cố- dặn dò: ( 5’ ) Y/C nêu bài học. -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. -Dặn HS luôn có ý thức phòng tránh tai nạn sông nước và vận động bạn bè, người -Nhận phiếu, tiến hành thảo luận. -Đại diện nhóm trình bày ý kiến. +Em sẽ nói với Nam là vừa đi đá bóng về mệt, mồ hôi ra nhiều, nếu đi bơi hay tắm ngay rất dễ bị cảm lạnh. Hãy nghỉ ngơi cho đỡ mệt và khô mồ hôi rồi hãy đi tắm. +Em sẽ bảo các em không cố lấy bóng nữa, đứng xa bờ ao và nhờ người lớn lấy giúp. Vì trẻ em không nên đứng gần bờ ao, rất dễ bị ngã xuống nước khi lấy một vật gì đó, dễ xảy ra tai nạn. +Em sẽ bảo Minh mang rau vào nhà nhặt để vừa làm vừa trông em. Để em bé chơi cạnh giếng rất nguy hiểm. Thành giếng xây cao nhưng không có nắp đậy rất dễ xảy ra tai nạn đối với các em nhỏ. +Em sẽ nói với Dũng là không nên bơi ở đó. Đó là việc làm xấu vì bể bơi chưa mở cửa và rất dễ gây tai nạn vì ở đó chưa có người và phương tiện cứu hộ. Hãy hỏi ý kiến bố mẹ và cùng đi bơi ở bể bơi khác có đủ điều kiện đảm bảo an toàn. +Em sẽ trở về trường nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô giáo hay vào nhà dân gần đó nhờ các bác đưa qua suối. - 2HS nêu. Trang 7 GV : Trònh Thò Oanh thân cùng thực hiện. -Dặn mỗi HS chuẩn bị 2 mô hình (rau, quả, con giống) bằng nhựa hoặc vật thật. -Phát cho HS phiếu bài tập, yêu cầu các em về nhà hoàn thành phiếu. GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa chú ý. -HS cả lớp. TIẾT 4: ĐẠO ĐỨC Bài 5: TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ( T1 ) TPPCT : 9 I. MỤC TIÊU: - Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ. - Biết được lợi ích của việc tiết kiệm thời giờ. - Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập sinh hoạt,…. Hằng ngày một cách hợp lí. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: ( 1’ ) Cho HS hát. 2.Kiểm tra bài cũ : ( 4’ ) -GV nêu yêu cầu kiểm tra: + Nêu phần ghi nhớ của bài “Tiết kiệm tiền của”. + Hãy giúp bạn hà chọn cách giải quyết phù hợp trong tình huống sau: Hà đang dùng hộp bút màu rất tốt, nay lại được bạn tặng thêm một hộp giống hệt hộp cũ nhân dịp sinh nhật… a/. Bỏ ngay hộp màu cũ, dùng hộp mới. b/. Dùng cả hai hộp một lúc. c/. Mang cho hộp cũ dùng hộp mới. d/. Cất hộp mới để dành, dùng nốt hộp màu cũ. -GV ghi điểm. 3.Bài mới: ( 30’ ) a.Giới thiệu bài: “Tiết kiệm thời giờ” -HS hát. -Một số HS thực hiện. -HS nhận xét, bổ sung. Trang 8 GV : Trònh Thò Oanh b.Nội dung: Hoạt động 1 Kể chuyện “Một phút” –trong SGK/14-15 -GV kể chuyện kết hợp với việc đóng vai minh họa của một số HS. -GV cho HS thảo luận theo 3 câu hỏi trong SGK/15. +Mi-chi-a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào? +Chuyện gì đã xảy ra với Mi-chi-a trong cuộc thi trượt tuyết? +Sau chuyện đó, Mi-chi-a đã hiểu ra điều gì? -GV kết luận: Mỗi phút điều đáng quý. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/16) -GV chia 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống. Nhóm 1 : Điều gì sẽ xảy ra nếu HS đến phòng thi bị muộn. Nhóm 2 : Nếu hành khách đến muộn giờ tàu, máy bay thì điều gì sẽ xảy ra? Nhóm 3 : Điều gì sẽ xảy ra nếu người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm? -GV kết luận: +HS đến phòng thi muộn có thể không được vào thi hoặc ảnh hưởng xấu đến kết quả bài thi. +Hành khách đến muộn có thể bị nhỡ tàu, nhỡ máy bay. +Người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm có thể bị nguy hiểm đến tính mạng. *Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ(bài tập 3-SGK) Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/16). -GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 3 Em hãy cùng các bạn trong nhóm trao đổi và bày tỏ thái độ về các ý kiến sau (Tán thành, phân vân hoặc không tán thành) : a/. Thời giờ là quý nhất. -HS lắng nghe và xem bạn đóng vai. -HS thảo luận. -Đại diện lớp trả lời. + HS khơng được vào phịng thi. + Tu d chạy rồi. + Bệnh nhn sẽ bị chết. -Cả lớp trao đổi, thảo luận và giải thích. Trang 9 GV : Trònh Thò Oanh b/. Thời giờ là thứ ai cũng có, chẳng mất tiền mua nên không cần tiết kiệm. c/. Tiết kiệm thời giờ là học suốt ngày, không làm việc gì khác. d/. Tiết kiệm thời giờ là tranh thủ làm nhiều việc trong cùng 1 lúc. -GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình. -GV kết luận: +Ý kiến a là đúng. +Các ý kiến b, c, d là sai -GV yêu cầu 2 HS đọc phần ghi nhớ. 4.Củng cố - Dặn dò: ( 5’ ) - Nêu nội dung bài học. *./ GDTT : Viết, vẽ, sưu tầm các mẩu chuyện, truyện kể, tấm gương, ca dao, tục ngữ về tiết kiệm thời giờ (Bài tập 5- SGK/ 16) a. Tán thành b. Không tán thành. c. Không tán thành d. Không tán thành -HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu theo quy ước như ở hoạt động 3 tiết 1- bài 3. -2 HS đọc. - Nêu. Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2009 TIẾT 1: TẬP ĐỌC Bài 17: THƯA CHUYỆN VỚI MẸ I. MỤC TIÊU: - Đọc rành mạch, trôi chảy ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại. - Hiểu ND : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý. ( trả lời được các CH trong SGK ) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh họa, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: ( 5’ ) -Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi về nội dung bài. -Gọi 1 HS đọc toàn bài và nêu nội dung chính của bài. -Nhận xét và cho điểm HS . -3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. Trang 10 [...]... thai -Hỏi: + Cảnh 1 có những nhân vật nào? cứu nước -Lắng nghe -3 HS đọc theo vai +Cảnh 1 có nhân vật người cha và Yết Kiêu + Cảnh 2 có những nhân vật nào? +Cảnh 2 có nhân vật Yết Kiêu và nhà vua + Yết Kiêu xin cha điều gì? +Yết Kiêu xin cha đi giết giặc + Yết Kiêu là người như thế nào? +Yết Kiêu là người có lòng căm thù giặc sâu sắc, quyết chí giết giặc + Cha Yết Kiêu có đức tính gì đáng quý? +Cha Yết... tác * Cho cán sự lớp lên hô nhịp cho cả lớp tập, GV theo dõi sửa sai cho các em -Tập phối hợp cả 3 động tác vươn thở , tay , chân + Lần 1: GV hô nhịp cho cả lớp tập + Lần 2: Cán sự vừa tập vừa hô nhịp cho cả lớp tập + Lần 3: Cán sự chỉ hô nhịp cho cả lớp tập, GV quan sát, sửa sai cho HS, sau đó nhận xét + Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ +Tập hợp cả... điều ước +Vua Mi-đát xin thần điều gì? +Vua Mi-đát xin thần làm cho mọi vật ông chạm vào đều biến thành vàng +Theo em, vì sao vua Mi-đát lại ước như +Vì ông ta là người tham lam vậy? +Thoạt đầu diều ước được thực hiện tốt đẹp +Vua bẻ thử một cành sồi, ngắt thử một như thế nào? quả táo, chúng đều biến thành vàng Nhà vua tưởng như mình là người sung sướng nhất trên đời +Nội dung đoạn 1 là gì? + Điều ước... -GV hỏi thêm: +Những cạnh nào vuông góc với EG ? +Các cạnh AB và DC như thế nào với nhau ? +Những cạnh nào vuông góc với AB ? +Các cạnh AD, EG, BC như thế nào với nhau ? 4.Củng cố- Dặn dò: ( 5’ ) + Thế nào được gọi là hai đường thẳng vuông góc? GD hs ứng dụng giải toán -GV tổng kết giờ học -Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau TIẾT 3 : Bài 17: -HS nêu : ABCD, AEGD, EBCG +AB và DC +Các cạnh AB... huống sử dụng +Cầu được ước thấy: đạt được điều mình mơ ước, + ớc sao được vậy: đồng nghĩa với cầu được ước thấy + ớc của trái mùa: muốn những điều trái với lẽ thường + ứng núi này trông núi nọ: không bằng lòng với cái hiện đang có, lại mơ tưởng đến cái khác chưa phải của mình • Tình huống sử dụng: +Em được tặng thứ đồ chơi mà hình dáng đang mơ ước Em nói: thật đúng là cầu được ước thấy +Bạn em mơ ước... Trònh Thò Oanh về một vấn đề nào đó với cung cách lễ phép, ngoan ngoãn +Cương xin mẹ đi học nghề gì? +Cương xin mẹ đi học nghề thợ rèn +Cương học nghề thợ rèn để giúp đỡ cha mẹ Cương thươ mẹ vất vả Cương muốn tự mình kiếm sống + “Kiếm sống” có nghĩa là gì? + “kiếm sống” là tìm cách làm việc để tự nuôi mình + oạn 1 nói lên điều gì? + oạn 1: Nói lên ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ -Ghi... đoạn 1 -Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi +Khủng khiếp nghĩa là thế nào? +Tại sao vua Mi-đát lại xin thần Đi-ô-ni-dôt lấy lại điều ước? + Đoạn 2 của bài nói điều gì? - Ghi ý chính đoạn 2 - Yêu cầu HS đọc đoạn 3, trao đổi và trả lời câu hỏi +Vua Mi-đát có được điều gì khi nhúng mình vào dòng nước trên sông Pác-tôn? +Vua Mi-đát hiểu ra điều gì? +Nội dung đoạn cuối bài là gì? -Ghi ý chính đoạn... của hình tứ giác BEDA có là -Là góc vuông góc vuông hay không ? -GV hỏi thêm: +Hình tứ giác BEDA là hình gì ? Vì sao ? +Là hình chữ nhật vì hình này có bốn góc ở đỉnh đều là góc vuông +Hãy kể tên các cặp cạnh song song với +AB song song với DC, BE song song với nhau có trong hình vẽ ? AD +Hãy kể tên các cặp cạnh vuông góc với +BA vuông góc với AD, AD vuông góc với nhau có trong hình vẽ ? DC, DC vuông... và trả lời câu hỏi -2 HS đọc thành tiếng +Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em +Bà ngạc nhiên và phản đối trình bày ước mơ của mình? +Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế +Mẹ cho là Cương bị ai xui, nhà Cương thuộc nào? dòng dõi quan sang Bố của Cương sẽ không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất thể diện của gia đình +Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào? +Cương nghèn nghẹn nắm lấy tay mẹ Em nói với... người không thể ăn vàng được +Vua Mi-đát nhận ra sự khủng khiếp của điều ước -1 HS nhắc lại ý chính đoạn 2 -2 HS đọc thành tiếng Cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi + ng đã mất đi phép màu và rửa sạch lòng tham +Vua Mi-đát hiểu ra rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam +Vua Mi-đát rút ra bài học quý -2 HS nhắc lại ý chính đoạn 3 -1 HS đọc thành tiếng + Những điều ước tham lam . các bạn vào vở nháp. -10 HS phát biểu ý kiến. Ví dụ minh hoạ: + ớc mơ được đánh giá cao. + ớc mơ được đánh giá cao. + ớc mơ được đánh giá cao. Đó là những. thời giờ (Bài tập 5- SGK/ 16) a. Tán thành b. Không tán thành. c. Không tán thành d. Không tán thành -HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu theo