Do đặc trưng phân môn Tập làm văn với mục tiêu cụ thể là: hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản nói và viết ở nhiều thể loại khác nhau như: miêu tả, kể chuyện,
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Sáng kiến kinh nghiệm
“Một số kinh nghiệm dạy Tập làm văn lớp 3
đáp ứng yêu cầu đổi mới”
Lệ Thủy, tháng 4 năm 2015
Trang 21 PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Môn Tiếng Việt cùng với các môn học khác, có nhiệm vụ cung cấp cho học
sinh bốn kĩ năng đó là: "nghe - nói - đọc - viết" Môn tiếng Việt có các phân môn
như: Tập đọc, kể chuyện, chính tả, luyện từ và câu, tập viết, tập làm văn Trong đó,
phân môn Tập làm văn là phân môn có tính chất tích hợp của các phân môn khác
Qua tiết tập làm văn, học sinh có khả năng xây dựng một văn bản, đó là bài nói, bài
viết Nói và viết là những hình thức giao tiếp rất quan trọng, thông qua đó con người
thực hiện quá trình tư duy - chiếm lĩnh tri thức, trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan
điểm, giúp mọi người hiểu nhau, cùng hợp tác trong cuộc sống lao động
Ngôn ngữ (dưới dạng nói - ngôn bản và dưới dạng viết - văn bản) giữ vai trò
quan trọng trong sự tồn tại và phát triển xã hội Chính vì vậy, hướng dẫn cho học sinh
nói đúng và viết đúng là hết sức cần thiết Nhiệm vụ nặng nề đó phụ thuộc phần lớn
vào việc giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn lớp 3 nói
riêng Vấn đề đặt ra: Người giáo viên dạy Tập làm văn ra sao để đạt hiệu quả như
mong muốn
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là phân môn khó
trong các phân môn của môn Tiếng Việt Do đặc trưng phân môn Tập làm văn với
mục tiêu cụ thể là: hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản
(nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau như: miêu tả, kể chuyện, viết thư, tường
thuật, kể lại bản tin, tập tổ chức cuộc họp, giới thiệu về mình và những người xung
quanh Trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập này, học sinh với vốn
1
Trang 3kiến thức còn hạn chế nên thường ngại nói Nếu bắt buộc phải nói, các em thường
đọc lại bài viết đã chuẩn bị trước Do đó, giờ dạy chưa đạt hiệu quả cao
Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn Tiếng
Việt Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng hợp từ
nhiều phân môn Để làm được một bài văn, học sinh phải sử dụng cả bốn kỹ năng:
nghe, nói, đọc, viết Phải vận dụng các kiến thức về tiếng Việt vào cuộc sống thực
tiễn Dạy tập làm văn theo hướng đổi mới phải khích lệ học sinh tích cực, sáng tạo,
chủ động trong học tập; biết diễn đạt suy nghĩ của mình thành ngôn bản, văn bản Nói
cách khác, các phân môn trong môn Tiếng Việt là phương tiện để hỗ trợ cho việc dạy
Tập làm văn được tốt
Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm Sáng kiến
kinh nghiệm "Một số kinh nghiệm dạy Tập làm văn lớp 3 để đáp ứng yêu cầu đổi
mới"
1.2 Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến, giải pháp
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tất cả giáo viên và
học sinh khối 3,4,5 trường TH số 1 An Thủy
Phạm vi đề tài: Dựa trên thực tế về việc dạy - học phân môn Tập làm văn lớp
3, tôi trình bày “ Một số kinh nghiệm dạy Tập làm văn lớp 3 theo yêu cầu đổi mới”,
góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt, giúp học sinh học tốt các môn học
khác trong chương trình giáo dục bậc Tiểu học
2 PHẦN NỘI DUNG
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, sự phát triển Công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước cần phải có những con người năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường
2
Trang 4Nhu cầu này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh mục tiêu, nội dung Chương trình bậc Tiểu
học một cách phù hợp
Mục tiêu của giáo dục Tiểu học đặt ra là: “giúp học sinh hình thành những cơ
sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm
mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học bậc Trung học cơ sở”
Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn Tiếng
việt Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng hợp từ
nhiều phân môn trong môn Tiếng Việt Để làm được một bài văn không những học
sinh phải sử dụng cả bốn kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết mà còn phải vận dụng các
kỹ năng về Tiếng việt, về cuộc sống thực tiễn
Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh tạo lập văn bản, góp phần dạy học
sinh sử dụng Tiếng việt trong đời sống sinh hoạt Vì vậy Tập làm văn là phân môn có
tính tổng hợp, có liên quan mật thiết đến các môn học khác
Trong quá trình dạy một tiết Tập làm văn, để đạt mục tiêu đề ra ngoài phương
pháp của thầy, học sinh cần phải có vốn kiến thức ngôn ngữ về đời sống thực tế Học
tốt Tập làm văn sẽ giúp học sinh học tốt các môn học khác đồng thời giáo dục các em
những tình cảm lành mạnh, trong sáng; rèn luỵên khả năng giao tiếp và góp phần đắc
lực vào việc giữ gìn, phát huy sự trong sáng của Tiếng việt, hình thành nhân cách con
người Việt Nam
2.1 Thực trạng:
* Thuận lợi
+ Đối với giáo viên
3
Trang 5- Giáo viên tiểu học đã nắm được yêu cầu việc đổi mới phương pháp một cách
cơ bản, việc sử dụng đồ dùng tương đối có hiệu quả
- Sự chỉ đạo chuyên môn của Phòng giáo dục, trường, tổ chuyên môn có vai trò
tích cực, giúp giáo viên đi đúng nội dung, chương trình phân môn Tập làm văn
- Qua các tiết dạy mẫu, các cuộc thi, hội thảo đã có nhiều giáo viên thành công
khi dạy Tập làm văn
- Qua các phương tiện thông tin đại chúng: ti vi, đài, sách, báo giáo viên tiếp
cận với phương pháp đổi mới Tập làm văn thường xuyên hơn
+ Đối với học sinh
- Học sinh lớp 3 đang ở lứa tuổi rất thích học và ham học
- Môn tiếng việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng có nội dung
phong phú, sách giáo khoa được trình bày với kênh hình đẹp, hấp dẫn học sinh, phù
hợp với tâm lý lứa tuổi các em
- Các em đã được học chương trình thay sách từ lớp 1, đặc biệt là các em ở lớp
2 đã nắm vững kiến thức, kỹ năng của phân môn Tập làm văn như kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng tạo lập ngôn bản, kỹ năng kể chuyện miêu tả Đây là cơ sở giúp các em học
tốt phân môn Tập làm văn ở lớp 3
* Khó khăn:
+ Đối với giáo viên:
Tiếng việt là môn học khó, nhất là phân môn Tập làm văn đòi hỏi người giáo
viên phải có kiến thức sâu rộng, phong phú, cần phải có vốn sống thực tế, người giáo
viên luôn biết kết hợp linh hoạt các phương pháp trong giảng dạy Biết gợi mở óc tò
4
Trang 6mò, khả năng sáng tạo, độc lập ở học sinh, giúp cho các em nói viết thành văn bản,
ngôn ngữ quả không dễ
+ Đối với học sinh:
- Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, các em nhanh nhớ nhưng cũng mau quên,
mức độ tập trung thực hiện các yêu cầu của bài học chưa cao
- Kiến thức về cuộc sống thực tế của học sinh còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc
tiếp thu bài học
- Vốn từ vựng của học sinh chưa nhiều cũng ảnh hưởng đến việc thực hành độc
lập Cụ thể là: các em viết câu rời rạc, chưa liên kết, thiếu lôgíc, tính sáng tạo trong
thực hành viết văn chưa cao, thể hiện ở cách bố cục bài văn, cách chấm câu, sử dụng
hình ảnh gợi tả chưa linh hoạt, sinh động
- Một số học sinh còn phụ thuộc vào bài văn mẫu, áp dụng một cách máy móc,
chưa biết vận dụng bài mẫu để hình thành lối hành văn của riêng mình Ví dụ: Phần
lớn học sinh dùng luôn lời cô hướng dẫn để viết bài của mình
Với những thuận lợi và khó khăn trên, tôi tiến hành khảo sát chất lượng môn
Tập làm văn lớp 3 vào tháng 10 tuần 6, với đề bài như sau:
Hãy kể lại buổi đầu em đi học
Kết quả khảo sát như sau: Tổng số học sinh khối 3: 52 em
Nội dung khảo sát Tỷ lệ %
1 Biết viết câu, dùng từ hợp lý 50.5%
2 Biết nói - viết thành câu 55.5%
3 Biết dùng từ ngữ, câu văn có hình ảnh 45.3%
4 Biết trình bày đoạn văn 40%
Qua khảo sát cho thấy học sinh chưa biết cách diễn đạt câu văn có hình ảnh,
vốn từ vựng chưa nhiều, hiểu biết thực tế còn ít, do vậy chất lượng bài viết của các
5
Trang 7em chưa cao, ý văn nghèo nàn, câu văn lủng củng Kết quả này cũng thể hiện phương
pháp giảng dạy của giáo viên chưa phát huy được tính tích cực của học sinh trong giờ
học
2.2 Các biện pháp dạy học Tập làm văn lớp 3 theo hướng đổi mới:
Qua quá trình dạy học, bản thân đã vận dụng nhóm các biện pháp, hoặc một
biện pháp chủ đạo kết hợp với một số biện pháp bổ trợ khác Về cơ bản có những
biện pháp sau:
2.2.1 Luôn chú trọng " tích hợp - lồng ghép" khi dạy phân môn tập làm văn lớp 3.
Khi dạy tập làm văn tôi cần hiểu rõ tính tích hợp giữa các phân môn trong môn
Tiếng Việt như: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập viết, để giảng
dạy và tạo đà cho học sinh học tập tốt phân môn Tập làm văn Mối quan hệ này thể
hiện rõ trong cấu trúc của sách giáo khoa: các bài học được biên soạn theo chủ đề,
chủ điểm, hai đơn vị học xoay quanh một chủ điẻm ở tất các các phân môn
Ví dụ: Chủ đề Cộng đồng dạy trong 2 tuần gồm các bài tập đọc Luyện từ và
câu Trong quá trình rèn đọc, khai thác nội dung các bài đọc cung cấp cho học sinh
vốn từ về chủ đề Cộng đồng, những câu văn có hình ảnh về chủ để Cộng đồng Cụ
thể khi dạy bài tập đọc: Kể chuyện: Các em nhỏ và cụ già - tuần 8, giáo viên khai
thác nội dung bài theo hệ thống câu hỏi sau:
+ Điều gì gặp bên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại?
(Các bạn gặp một cụ già đứng ven đường, vẻ mặt mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu)
+ Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào?
(Các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau Có bạn đoán: a) Hay ông cụ bị ốm, b) Hay
cụ bị mấy cái gì đó Cuối cùng cả tốp đến tận nơi để hỏi thăm ông cụ)
6
Trang 8+ Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ?
Với câu hỏi này có thể các em sẽ trả lời như sau:
- Vì các bạn là những trẻ ngoan; - Vì các bạn là những người nhân hậu;
- Vì các bạn muốn quan tâm, giúp đỡ ông cụ
+ Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
(Cụ bà bị ốm nặng đang nằm trong bệnh viện, khó mà qua khỏi)
+ Vì sao khi trò chuyện với các bạn nhỏ ông cụ thấy lòng nhẹ hơn?
Với câu hỏi này có thể các em sẽ trả lời như sau: - Ông cảm thấy nỗi buồn được chia
sẻ; - Ông cảm thấy đỡ cô đơn vì có người trò chuyện;
- Ông cảm thấy lòng ấm lại vì tình cảm của các bạn nhỏ dành cho mình
Qua các câu trả lời của học sinh, tôi định hướng cho các em ý thức biết quan
tâm chia sẻ với những người trong cộng đồng, giúp cho các em khi viết đoạn văn kể
về những người thân hoặc người hàng xóm, đoạn văn toát lên được nội dung: con
người phải biết yêu thương nhau, sự quan tâm chia sẻ của những người xung quanh
làm cho mỗi người dịu bớt những lo lắng, buồn phiền và cảm thấy cuộc sống tốt đẹp
hơn
Qua hệ thống câu hỏi, tôi đã giúp cho học sinh bày tỏ được thái độ, tình cảm, ý
kiến nhận xét, đánh giá của mình về vấn đề nêu ra trong bài học Song song với quá
trình đó, tôi hỏi ý kiến nhận xét của học sinh về câu trả lời của bạn để học sinh rút ra
được câu trả lời đúng, cách ứng xử hay
Như vậy, qua tiết học này, học sinh được mở rộng vốn từ, rèn lối diễn đạt mạch
lạc, lôgíc, câu văn có hình ảnh, cảm xúc Trên cơ sở đó, bài luyện nói của các em sẽ
trôi chảy, sinh động, giàu cảm xúc, đồng thời hình thành cho các em cách ứng xử linh7
Trang 9hoạt trong cuộc sống; hình thành cho học sinh kiến thức về mối quan hệ tương thân
tương ái giữa mọi người trong cộng đồng; rèn cho học sinh thói quen quan tâm, chia
sẻ giúp đỡ những người xung quanh
Cùng với chủ đề này thì phân môn Luyện từ và câu - Tuần 8 cũng cung cấp
cho học sinh vốn từ về chủ đề Cộng đồng qua hệ thống các bài tập Cụ thể:
Bài 1: Sắp xếp những từ ngữ vào ô trống trong bảng phân loại sau
Các từ: Cộng đồng, cộng tác, đồng bào, đồng đội, đồng tâm, đồng hương
Giáo viên giúp các em hiểu nghĩa các từ trên và sắp xếp vào các nhóm từ:
Từ việc hiểu nghĩa của từ ở bài tập 1, học sinh hiểu ý nghĩa các thành ngữ ở bài
tập 2 và bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành thái độ ứng xử trong cộng đồng
thể hiện trong các thành ngữ đó:
Chung lưng đấu cật
(Mọi người cùng chung sức chung lòng để thực hiện một công việc có nhiều
khó khăn trở ngại)
Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại
(Phê pháp thái độ thờ ơ, không quan tâm, tương trợ người khác lúc khó khăn)
Ăn ở như bát nước đầy
8
Trang 10(Ca ngợi con người ăn ở, cư xử với mọi ngưòi có tình có nghĩa, trước sau
không thay đổi)
Như vậy học sinh biết vận dụng những câu thành ngữ về thái độ ứng xử trong
cộng đồng khi nói - viết tập làm văn giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống
Ở phân môn Chính tả tuần 8, các em cũng được luyện viết các bài trong chủ đề
Cộng đồng Ví dụ: Viết đoạn 4 trong bài các em nhỏ và cụ già:
Cụ ngừng lại và nghẹn ngào nói tiếp:
- Ông đang rất buồn Bà lão nhà ông năm bệnh viện mấy tháng nay rồi Bà ốm nặng lắm, khó mà qua khỏi Ông ngồi đây chờ xe buýt để đến bệnh viện ông cảm ơn lòng tốt của các cháu Dẫu các cháu không giúp gì được nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn
Khi viết đoạn văn trên, học sinh được rèn viết chính tả, cách sử dụng các dấu
câu; thấy được sự cảm thông, chia sẻ giữa con người với nhau làm dịu bớt nỗi lo
lắng, buồn phiền, tăng thêm cho mỗi người niềm hy vọng, nghị lực trong cuộc sống
Học sinh vận dụng cái hay, cái đẹp của ngôn từ trong đoạn văn để thể hiện tình cảm,
thái độ đánh giá trong từng bài văn cụ thể của chính các em
Tương tự, ở phân môn tập viết - tuần 8, các em được làm quen với các thành
ngữ, tục ngữ về chủ để cộng đồng như luyện viết câu ứng dụng
"Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau".
Xuất phát từ các phân môn: Tập đọc, luyện từ và câu, Chính tả, tập viết xoay
quanh chủ đề Cộng đồng, học sinh biết "Kể về người hàng xóm mà em quý mến"
9
Trang 11(TLV 3 - tuần 8) và viết được đoạn văn hoàn chỉnh, thể hiện tình cảm, thái độ đánh
giá đối với người hàng xóm qua việc sử dụng từ ngữ, câu văn có hình ảnh Ví dụ:
Cô Loan là người hàng xóm bên cạnh nhà em Cô là giáo viên tiểu học Cô rất say sưa với công việc, tối tối miệt mài bên trang giáo án, bên trang vở chấm bài cho học sinh Với dáng người nhỏ nhắn nhưng rất nhanh nhẹn Giọng cô ấm áp Em thích nghe nhất là khi cô hát, giọng ca như chim oanh vàng Cô thật xứng danh là cô ca sĩ của trường Em rất yêu quý cô Loan
Như vậy, khi dạy tất cả các phân môn: Luyện từ và câu, Chính tả, Tập đọc
đều nhằm mục đích giúp học sinh có kỹ năng hình thành văn bản, ngôn bản Do đó,
tích hợp lồng ghép là phương pháp đặc trưng khi dạy phân môn tập làm văn lớp 3
2.2.2 Dạy học theo quan điểm giao tiếp
Dạy học theo quan điểm giao tiếp là hình thành cho học sinh kỹ năng diễn đạt
thông qua các bài học, hình thành thói quen ứng xử trong giao tiếp hàng ngày với
thầy cô, cha mẹ, bạn bè và mọi người xung quanh
Vận dụng phương pháp dạy học theo quan điểm này, tôi tạo cho học sinh nhiều
cơ hội thực hành, luyện tập, không quá nặng về lý thuyết như phương pháp dạy học
truyền thống Do vậy học sinh hào hứng tham gia vào các hoạt động học tập, tích cực
sáng tạo trong làm văn Việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng nghe nói đọc
-viết cho học sinh thông qua phân môn Tập làm văn đảm bảo đạt được hiệu quả tối ưu
Ví dụ: Giảng dạy dạng bài tập nghe và tập nói
Nghe và kể lại câu chuyện "Giấu cày" - tập làm văn tuần 1
Qua việc kể mẫu của tôi, việc quan sát tranh, gợi ý sách giáo khoa học sinh
kể nội dung câu chuyện như sau:
10
Trang 12Có một người đang cày ruộng thì vợ gọi về ăn cơm Bác ta liền hét to trả lời
-Để tôi giấu cái cày vào bụi đã
Về nhà bác ta liền bị vợ trách - Ông giấu cày mà la to như thế, kẻ gian biết chỗ, nó lấy mất cày thì sao
Lát sau, cơm nước xong, bác ta ra ruộng, quả nhiên thấy cày bị mất Bác ta liền chạy một mạch về nhà, nói thầm vào tai vợ: "Nó lấy mất cày rồi!"
Qua giao tiếp giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau (kể cho nhau
nghe), việc kể lại nội dung câu chuyện trước lớp giúp các em thấy được sự phê phán
hóm hỉnh, hài hước và kể chuyện lại nội dung câu truyện với giọng kể, cử chỉ, điệu
bộ gây cười ở người nghe, nét mặt phù hợp, nâng kịch tính câu chuyện lên cao hơn
Song song với việc rèn luyện kỹ năng nghe - nói học sinh rèn kỹ năng viết:
nắm kỹ thuật viết, luật viết câu văn, đoạn văn hoàn chỉnh, đúng về ngữ pháp, bố cục
văn cảnh hoặc môi trường giao tiếp Mỗi bài văn của học sinh không đơn thuần là kể,
tả ngắn về con người, sự vật, sự việc mà thông qua đó thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, sự
đánh giá, thái độ yêu - ghét, trân trọng hay phê phán của các em Thông qua bài viết
của các em người đọc hiểu được tâm tư tình cảm của các em về một vấn đề nào đó
Bổ trợ cho việc rèn kỹ năng nghe - nói trong tiết Tập làm văn, phấn kể chuyện
của tiết tập đọc kể chuyện cũng chú trọng đến rèn kỹ năng giao tiếp
Ví dụ: Dạy tập đọc kể chuyện Tiết 2 - Bài Đất quý đấy yêu - tuần 11
Nhiệm vụ của học sinh là: quan sát tranh, sắp xếp lại tranh theo trình tự nội
dung câu chuyện Đất quý đất yêu Sau đó dựa vào tranh kể lại câu chuyện đúng nội
dung, ngắn gọn, từ ngữ súc tích, dễ hiểu, biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ để
11