Trong trường hợp xuất hiện các yếu tố dẫn đến việc không thể khoan lấy mẫu hoặc phải giảm số lượng mẫu khoan, thì có thể kết hợp sử dụng hoặc sử dụng độc lập các phương pháp không phá
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
***************
HUỲNH KHẢI HƯNG
ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CƯỜNG ĐỘ BÊ TÔNG THEO CHIỀU CAO CỘT BÊ TÔNG CỐT THÉP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG & CÔNG NGHIỆP
ĐÀ NẴNG 2018
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
***************
HUỲNH KHẢI HƯNG
ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CƯỜNG ĐỘ BÊ TÔNG THEO CHIỀU CAO CỘT BÊ TÔNG CỐT THÉP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
Mã số: 60 58 02 08
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: GS TS PHAN QUANG MINH
ĐÀ NẴNG 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong Luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Huỳnh Khải Hưng
Trang 4ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CƯỜNG ĐỘ BÊ TÔNG THEO CHIỀU CAO CỘT
BÊ TÔNG CỐT THÉP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN
Học viên: Huỳnh Khải Hưng
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
Tóm tắt
Bê tông cốt thép đóng vai trò quan trọng trong kết cấu chịu lực của các công trình xây dựng Trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, cột là một trong những bộ phận quan trọng nhất của công trình Sự phá hoại của cột có thể ảnh hưởng đến
sự phá hoại của các kết cấu khác hoặc là nguyên nhân chính dẫn đến sự phá hoại toàn bộ kết cấu công trình
Dùng các thiết bị thí nghiệm đánh giá cường độ bê tông cột ngoài hiện trường Đánh giá cường độ bê tông tại hiện trường ở vị trí 1/4 và 3/4 chiều cao cột bằng các thí nghiệm ngoài hiện trường Từ lý thuyết và kết quả thực nghiệm, tác giả đã đánh giá thực
tế cường độ bê tông theo chiều cao cột từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá chất lượng bê tông cột thực tế ngoài hiện trường so với thiết kế Các phân tích, đánh giá kết quả đạt được và đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo đã được trình bày chi tiết trong phần kết luận và kiến nghị
Từ khóa – Chiều cao cột; Súng bật nẩy; Hệ số điều kiện làm việc của bê tông
EVALUATE THE CHANGE IN THE STRENGTH OF REINFORCED CONCRETE COLUMNS TO THE HEIGHT OF CONCRETE IN NGU HANH SON DISTRICT - DA
NANG CITY
- Full name of learner: Huynh Khai Hung
- Specialization: the civil and industrial construction techniques
Use of laboratory equipment to evaluate the strength of concrete in the field Estimated concrete strength at the site at 1/4 and 3/4 the height of the column by field experiments Based on the theory and the experimental results, the author has assessed the concrete strength
of the column according to the height of the column, thus making the assessment and evaluation of the concrete quality of the actual column in the field compared with the design The analysis and evaluation of the results and the direction of follow-up research are detailed
in the conclusions and recommendations
- Keyword: column height; Guns bouncing; Coefficient of working condition of concrete
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Học viên xin chân thành cảm ơn Thầy giáo GS.TS Phan Quang Minh đã
tận tình hướng dẫn và chỉ bảo trong quá trình làm luận văn
Xin chân thành cảm ơn tập thể Cán bộ, Giáo viên Khoa xây dựng, Khoa sau đại học - Trường Đại học Đà Nẵng cùng các đồng nghiệp, bạn bè đã động viên và tạo điều kiện cho học viên trong thời gian học cao học và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Với thời gian nghiên cứu và năng lực bản thân còn hạn chế, luận văn chắc không tránh khỏi những thiếu sót, tồn tại Học viên mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn
Đà Nẵng, tháng 3 năm 2018
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
4 Phương pháp nghiên cứu 1
5 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 2
6 Bố cục của Luận văn 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG TẠI HIỆN TRƯỜNG 3
1.1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG 3
1.2 TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG HIỆN TRƯỜNG 4
1.2.1 Lựa chọn phương pháp thí nghiệm 4
1.2.1.1 Quy định chung 4
1.2.1.2 Cơ sở lựa chọn các phương pháp thí nghiệm 4
1.2.2 Quy trình thí nghiệm xác định cường độ bê tông trên kết cấu công trình 6
1.2.2.1 Xác định khối lượng, vị trí và vùng kiểm tra 6
1.2.2.2 Lập biện pháp an toàn cho người và thiết bị 8
1.2.2.3 Kiểm tra tính năng kỹ thuật của thiết bị thí nghiệm 8
1.2.2.4 Tiến hành các thí nghiệm hiện trường và trong phòng, xác định cường độ bê tông hiện trường 8
1.2.2.5 Đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình 11
1.3 ỨNG DỤNG KẾT CẤU BTCT CHO CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN 13
1.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 14
CHƯƠNG 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG TẠI HIỆN TRƯỜNG 15
2.1 PHƯƠNG PHÁP KHOAN LẤY MẪU (Trích TCXDVN 236-2005: Khoan lấy mẫu bê tông) 15
2.1.1 Phạm vi áp dụng 15
2.1.2 Nội dung phương pháp khoan lấy mẫu 15
2.2 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SÚNG BẬT NẨY (Trích TCXDVN 9334-2012: Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén bằng súng bật nẩy) 15
Trang 72.2.1 Phạm vi áp dụng 16
2.2.1.1 Tiêu chuẩn này dùng để xác định độ đồng nhất và cường độ nén của
bê tông nặng trong kết cấu bằng súng bật nẩy 16 2.2.1.2 Không áp dụng tiêu chuẩn này trong các trường hợp sau: 16
2.2.2 Nội dung phương pháp sử dụng súng bật nẩy: Kiểm tra, đánh giá cường
độ và độ đồng nhất của bê tông ở hiện trường 16 2.3 PHƯƠNG PHÁP ĐO VẬN TỐC XUNG SIÊU ÂM (Trích TCXDVN 9357-2012: Bê tông nặng - Phương pháp thử không phá hủy- Đánh giá chất lượng bê tông bằng vận tốc xung siêu âm) 17 2.3.1 Phạm vi áp dụng: 17 2.3.2 Nội dung phương pháp đo vận tốc xung siêu âm: 18 2.4 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG KẾT HỢP MÁY ĐO SIÊU ÂM VÀ SÚNG BẬT NẨY (Trích TCXDVN 9335-2012: Bê tông nặng - Phương pháp thử không phá hủy- Xác định cường độ nén sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy) 19 2.4.1 Phạm vi áp dụng 19 2.4.2 Nội dung phương pháp sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy 19 2.5 ĐÁNH GIÁ CƯỜNG ĐỘ CỦA BÊ TÔNG TRONG THIẾT KẾ KẾT CẤU BTCT THEO TCVN 5574:2012 (Trích TCXDVN 5574-2012: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép- Tiêu chuẩn thiết kế) 20 2.5.1 Cường độ chịu nén tính toán của bê tông 20 2.5.2 Ảnh hưởng của điều kiện thi công đến cường độ chịu nén tính toán của
bê tông 23
CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT HIỆN TRƯỜNG 24
3.1 KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI CƯỜNG ĐỘ BÊ TÔNG THEO CHIỀU CAO CỘT BTCT CỦA MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN 24
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
Trang 8DANH MỤC BẢNG
2.1 Các cường độ tiêu chuẩn của bê tông Rbn, Rbtn và cường độ tính
toán của bê tông khi tính toán theo các trạng thái giới hạn thứ hai
Rb,ser, Rbt,ser, MPa
21
2.2 Các cường độ tính toán của bê tông Rb, Rbt khi tính toán theo các
trạng thái giới hạn thứ nhất, MPa
22
3.1 Kết quả cường độ bê tông hiện trường tại vị trí 1/4 cột 25 3.2 Kết quả cường độ bê tông hiện trường tại vị trí 3/4 cột 26 3.3 Kết quả cường độ bê tông hiện trường của từng điểm bắn (quy
đổi từ trị số bật nẩy R)
27
3.4 Kết quả cường độ bê tông hiện trường tại vị trí 1/4 cột 29 3.5 Kết quả cường độ bê tông hiện trường tại vị trí 3/4 cột 31 3.6 Kết quả cường độ bê tông hiện trường của từng điểm bắn (quy
đổi từ trị số bật nẩy R)
32
3.7 Kết quả cường độ bê tông hiện trường tại vị trí 1/4 cột 35 3.8 Kết quả cường độ bê tông hiện trường tại vị trí 3/4 cột 36 3.9 Kết quả cường độ bê tông hiện trường của từng điểm bắn (quy
đổi từ trị số bật nẩy r)
37
3.10 Kết quả cường độ bê tông hiện trường tại vị trí 1/4 cột 40 3.11 Kết quả cường độ bê tông hiện trường tại vị trí 3/4 cột 41 3.12 Kết quả cường độ bê tông hiện trường của từng điểm bắn (quy
đổi từ trị số bật nẩy r)
42
Trang 9DANH MỤC ĐỒ THỊ
3.1 Đồ thị cường độ bê tông hiện trường của từng điểm bắn (quy
đổi từ trị số bật nẩy r) tại vị trí 1/4 và 3/4 cột
28
3.2 Đồ thị biểu diễn cường độ bê tông hiện trường tại 1/4 và 3/4
cột
29
3.3 Đồ thị cường độ bê tông hiện trường của từng điểm bắn (quy
đổi từ trị số bật nẩy R) tại vị trí 1/4 và 3/4 cột
33
3.4 Đồ thị dạng cột biểu diễn cường độ bê tông hiện trường tại 1/4
và 3/4 cột
34
3.5 Đồ thị cường độ bê tông hiện trường của từng điểm bắn (quy
đổi từ trị số bật nẩy r) tại vị TRÍ 1/4 VÀ 3/4 CỘT
38
3.6 Đồ thị dạng cột biểu diễn cường độ bê tông hiện trường tại 1/4
và 3/4 cột
39
3.7 Đồ thị cường độ bê tông hiện trường của từng điểm bắn (quy
đổi từ trị số bật nẩy r) tại vị trí 1/4 và 3/4 cột
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Bê tông được sử dụng nhiều trong xây dựng Bê tông được sử dụng trong các điều kiện khai thác khác nhau, cùng kết hợp hài hòa về kiến trúc và môi trường xung quanh, có nguồn nguyên liệu chế tạo phong phú, giá thành thấp
Bê tông cốt thép đóng vai trò quan trọng trong kết cấu chịu lực của các công trình xây dựng Trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, cột là một trong những bộ phận quan trọng nhất của công trình Sự phá hoại của cột có thể ảnh hưởng đến sự phá hoại của các kết cấu khác hoặc là nguyên nhân chính dẫn đến sự phá hoại toàn bộ kết cấu công trình
Dùng các thiết bị thí nghiệm đánh giá cường độ bê tông cột ngoài hiện trường Đánh giá cường độ bê tông tại hiện trường ở vị trí 1/4 và 3/4 chiều cao cột bằng các thí nghiệm ngoài hiện trường
Học viên lựa chọn đề tài “Đánh giá sự thay đổi cường độ bê tông theo
chiều cao cột BTCT trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn” Với mong muốn đánh
giá thực tế cường độ bê tông theo chiều cao cột từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá chất lượng bê tông cột thực tế ngoài hiện trường so với thiết kế Qua đó đưa ra giải pháp thiết kế khi thiết kế cột bằng hệ số 0,85 theo tiêu chuẩn TCXDVN 5574-2012 trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đánh giá cường độ bê tông cột bằng các thí nghiệm ngoài hiện trường
- So sánh, nhận xét cường độ bê tông tại các vị trí đánh giá
- So sánh với giá trị của TCVN 5574:2012 giảm cường độ bê tông khi thiết
kế cột bằng hệ số 0,85 (0,85: hệ số điều kiện làm việc của BT, kể đến tính chất của tải trọng, giai đoạn làm việc của kết cấu, kích thước của tiết diện….) Từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá chất lượng bê tông cột thực tế ngoài hiện trường so với thiết kế Qua đó đưa ra giải pháp thiết kế khi thiết kế cột bằng hệ số 0,85 theo tiêu chuẩn TCXDVN 5574-2012 trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đánh giá cường độ trên cấu kiện cột bê tông cốt thép ngoài hiện trường theo chiều cao cột ở vị trí ¼ và ¾ cột các công trình trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn
4 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tiêu chuẩn
- Dùng các thiết bị thí nghiệm đánh giá cường độ bê tông cột ngoài hiện trường
Trang 115 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Đánh giá thực tế cường độ bê tông theo chiều cao cột từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá chất lượng bê tông cột thực tế ngoài hiện trường so với thiết kế Qua đó đưa ra giải pháp thiết kế khi thiết kế cột bằng hệ số 0,85 theo tiêu chuẩn TCXDVN 5574-2012 trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn
6 Bố cục của Luận văn
Luận văn gồm có phần mở đầu, kết luận và 03 chương, cụ thể như sau:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG TẠI HIỆN TRƯỜNG
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG TẠI HIỆN TRƯỜNG
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT HIỆN TRƯỜNG
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG TẠI HIỆN TRƯỜNG
1.1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG
Cường độ là chỉ tiêu quan trọng thể hiện khả năng chịu lực của vật liệu Trong kết cấu xây dựng, bê tông chịu nhiều tác động khác nhau: chịu nén, uốn, kéo, trượt, trong đó chịu nén là ưu thế lớn nhất của bê tông Do đó, người ta thường lấy cường độ chịu nén là chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông Cường độ
bê tông không những phụ thuộc vào yếu tố vật liệu mà còn phụ thuộc vào yếu tố con người
Yếu tố vật liệu (trích mục 2.2, chương 2, sách kết cấu BTCT phần cấu kiện
cơ bản GS TS Phan Quang Minh chủ biên, xuất bản năm 2006)
Cường độ của bê tông lớn hay bé là do thành phần và công nghệ chế tạo quyết định Khi thiết kế công trình người ta thường phải dự kiến cường độ cần thiết của bê tông (chọn mác hoặc cấp độ bền thiết kế), dùng cường độ đó để đem vào trong tính toán Khi thi công cần chọn thành phần, cấp phối vật liệu và biện pháp chế tạo để bê tông đạt cường độ yêu cầu Muốn biết bê tông có đạt hay không lại cần phải đúc các mẫu thử để thí nghiệm (hoặc khoan lấy mẫu) hoặc kiểm tra bằng các thí nghiệm không phá hoại Việc chọn thành phần và cách chế tạo bê tông được trình bày trong giáo trình vật liệu xây dựng Dưới đây trình bày tóm tắt một vài yếu
tố cơ bản ảnh hưởng đến cường độ bê tông
+ Chất lượng và số lượng xi măng: Khi sử dụng xi măng để chế tạo bê tông, việc lựa chọn mác bê tông rất quan trọng vì nó vừa phải đảm bảo cho bê tông đạt cường độ thiết kế vừa phải đảm bảo yếu tố kinh tế Nếu dùng xi măng mác cao chế tạo bê tông mác thấp sẽ dẫn đến lượng xi măng dùng cho 1m3 bê tông không đủ để liên kết các hạt cốt liệu với nhau, dễ xảy ra hiện tượng phân tầng Ngược lại, dùng
xi măng mác thấp để chế tạo bê tông mác cao sẽ làm tăng lượng xi măng phải dùng, không đảm bảo yếu tố kinh tế Bên cạnh đó, với cường độ bê tông dự kiến, nếu tăng
số lượng xi măng cũng sẽ làm tăng cường độ bê tông nhưng hiệu quả không cao và thường gây tăng biến dạng do co ngót
+ Độ cứng, độ sạch và tỉ lệ thành phần của cốt liệu: Thành phần bụi và tạp chất sét tạo ra trên bề mặt hạt cốt liệu lớp màng cản trở liên kết chúng với xi măng Kết quả là cường độ của bê tông giảm đáng kể (có khi đến 30-40%) Việc lựa chọn được cấp phối hợp lý sẽ làm tăng cường độ bê tông đồng thời tiết kiệm được lượng
xi măng sử dụng Hàm lượng cát trong hỗn hợp cốt liệu (mức ngậm cát) ảnh hưởng
Trang 13lớn đến tính chất của hỗn hợp bê tông Hỗn hợp bê tông có hàm lượng cát tối ưu đảm bảo cho bê tông đạt yêu cầu tính công tác, độ đặc chắc và cường độ với lượng dùng xi măng và nước bé nhất
+ Công nghệ thi công: Quá trình nhào trộn vữa bê tông, thời gian nhào trộn, vận chuyển, tổ chức thi công bê tông (đổ khuôn, đầm nén, điều kiện môi trường bảo dưỡng) có ảnh hưởng lớn đến chất lượng và cường độ bê tông
Một số điều cơ bản trong thành phần và và cách chế tạo có ảnh hưởng quyết định đến cường độ bê tông
– Nhân tố ảnh hưởng đến cường độ của bê tông trong đó có chất lượng và
số lượng xi măng
– Độ cứng, độ sạch và sự phối hợp thành phần hạt ( cấp phối ) của cốt liệu cát sỏi, đá…
– Tỉ lệ giữa nước và xi măng
– Chất lượng của việc nhào trộn bê tông, độ đầm chắc của bê tông khi đổ khuôn và điều kiện bảo dưỡng
Các nhân tố trên đều ảnh hưởng quyết đinh đến Rn và Rk nhưng mức độ có khác nhau, ví dụ tỉ lệ nước – xi măng ảnh hưởng rất lớn đến Rn và có phần ít hơn đối với Rk còn độ sạch của cốt liệu ảnh hưởng lớn đến Rn và rất lớn đến Rk cũng như khả năng chịu lực cắt của bê tông
Cường độ của bê tông tăng theo tuổi thọ là thời gian tính từ lúc chế tạo bê tông đến khi cho nó chịu lực
Thời gian đầu cường độ tăng nhanh, sau chậm dần Với bê tông dùng xi măng pooclăng, chế tạo và bảo dưỡng trong điều kiện bình thường, cường độ tăng nhanh trong 28 ngày đầu
Các yếu tố khác: Do không thi công đúng thành phần cấp phối Cân đong vật liệu sai dẫn đến không đúng tỉ lệ Do thi công sai biện pháp thi công Vận chuyển
bê tông làm bê tông phân tầng Đổ bê tông cao hơn chiều cao tối thiểu Đầm dùi không đúng kỹ thuật Không bảo quản bê tông đúng quy trình
1.2 TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG HIỆN TRƯỜNG
1.2.1 Lựa chọn phương pháp thí nghiệm
1.2.1.1 Quy định chung
Phương pháp thí nghiệm được lựa chọn căn cứ vào mục đích, yêu cầu thí nghiệm, đặc điểm của kết cấu, cấu kiện và điều kiện hiện trường
1.2.1.2 Cơ sở lựa chọn các phương pháp thí nghiệm
Phương pháp thí nghiệm cụ thể được lựa chọn căn cứ vào các điều sau:
* Độ chính xác của phương pháp thí nghiệm
Trang 14Mức độ chính xác của phương pháp thí nghiệm được xếp hạng từ cao đến thấp như sau:
- Phương pháp khoan lấy mẫu xác định cường độ bê tông hiện trường quy về mẫu lập phương chuẩn (Rht) với sai số trong phạm vi 12n ,%, trong đó n là số
lượng mẫu khoan;
- Phương pháp đo vận tốc xung siêu âm xác định cường độ bê tông hiện trường quy về mẫu lập phương chuẩn (Rht) với sai số trong phạm vi 20%;
- Phương pháp dùng súng bật nảy cho cường độ bê tông hiện trường quy về mẫu lập phương chuẩn (Rht) với sai số trong phạm vi 25%
Khi cần độ chính xác cao nên sử dụng phương pháp khoan lấy mẫu để xác định cường độ bê tông hiện trường
Trong trường hợp xuất hiện các yếu tố dẫn đến việc không thể khoan lấy mẫu hoặc phải giảm số lượng mẫu khoan, thì có thể kết hợp sử dụng hoặc sử dụng độc lập các phương pháp không phá huỷ (siêu âm và súng bật nảy) để xác định cường
độ bê tông trên kết cấu công trình nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phải tuân thủ các quy trình đối với việc sử dụng phương pháp không phá huỷ trong các tiêu chuẩn thử nghiệm tương ứng;
- Phải xây dựng được đường chuẩn thể hiện quan hệ giữa các thông số xác định bằng phương pháp không phá huỷ và cường độ bê tông xác định trên các mẫu khoan có thể lấy được, hoặc mẫu bê tông lưu của công trình hoặc mẫu bê tông có cùng các điều kiện chế tạo như bê tông kết cấu theo hướng dẫn trong các tiêu chuẩn thử nghiệm tương ứng (TCXDVN 167 : 2004 và TCXD 225 : 1998)
* Các biện pháp nhằm nâng cao độ chính xác của việc xác định R ht
Để nâng cao độ chính xác của việc xác định cường độ bê tông hiện trường,
Rht, cần:
- Kết hợp các phương pháp thí nghiệm khác nhau;
- Thực hiện đúng chỉ dẫn khi thực hiện các phép thử cụ thể;
- Tăng số lượng mẫu hoặc phép thử
* Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm xác định R ht
- Kích thước hạt của cốt liệu lớn
Đối với phương pháp khoan lấy mẫu nhất thiết phải tìm hiểu về loại, kích thước hạt cốt liệu lớn nhất và chiều dày của kết cấu để lựa chọn đường kính và chiều cao mẫu khoan thích hợp
Trang 15Để đảm bảo tính chính xác cao, theo TCVN 3105:1993, đường kính ống khoan cần lớn hơn hoặc bằng 3 lần kích thước hạt lớn nhất của cốt liệu lớn đã sử dụng để chế tạo bê tông kết cấu, cấu kiện
Trong trường hợp không khoan được mẫu đường kính lớn, có thể sử dụng ống khoan đường kính tối thiểu bằng 2 lần kích thước hạt lớn nhất của cốt liệu lớn
Chiều cao viên mẫu khoan lấy trong phạm vi 1÷2 lần đường kính
- Tuổi của bê tông tại thời điểm thí nghiệm
Phương pháp dùng súng bật nảy phù hợp khi thử nghiệm trên bê tông có tuổi từ 7 ngày đến 3 tháng, tốt nhất là thí nghiệm trong phạm vi tuổi bê tông từ 14 đến
- Điều kiện làm việc, cấu tạo của bộ phận kết cấu được kiểm tra
Tại các vị trí có ứng suất nén trong bê tông lớn, nên lựa chọn phương pháp không phá huỷ tránh làm giảm khả năng chịu lực lâu dài của kết cấu
Đối với các cấu kiện, kết cấu có cấu tạo cốt thép dày đặc, khi sử dụng phương pháp khoan, cần có giải pháp để tránh cắt đứt thép chịu lực chính Trong trường hợp cắt đứt thép chịu lực chính phải có phương án sử lý để đảm bảo tính liên tục của thép chịu lực
Mật độ thép cốt trong bê tông có ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả xác định cường độ bê tông hiện trường khi sử dụng phương pháp siêu âm
- Điều kiện hiện trường
Khi lựa chọn phương pháp thí nghiệm cần xét đến các điều kiện hiện trường sau:
+ Điều kiện vận chuyển, gá lắp thiết bị thí nghiệm;
+ Khả năng tiếp cận tới các vùng cần thí nghiệm trên công trình;
+ Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị thí nghiệm
1.2.2 Quy trình thí nghiệm xác định cường độ bê tông trên kết cấu công trình
1.2.2.1 Xác định khối lượng, vị trí và vùng kiểm tra
a Xác định khối lượng kết cấu, cấu kiện cần kiểm tra
- Trường hợp thí nghiệm kết cấu, cấu kiện, vùng đơn lẻ:
Khi nghi ngờ chất lượng hoặc cần đánh giá kỹ về một vài kết cấu đơn lẻ thì chỉ thí nghiệm riêng những kết cấu, cấu kiện hoặc vùng đó
Trang 16- Trường hợp thí nghiệm đánh giá tổng thể một công trình
Để xác định khối lượng thí nghiệm, trước tiên phải phân loại các hạng mục kết cấu, cấu kiện được chế tạo bởi cùng một loại bê tông, có cùng thời gian và điều kiện thi công, có cùng tính chất làm việc
Xác định khối lượng bê tông của các cấu kiện và tham khảo các tiêu chuẩn nghiệm thu tương ứng để tính khối lượng cần thí nghiệm (tương đương khối lượng cần thí nghiệm trong quá trình thi công)
Đối với công trình có yêu cầu kiểm tra tổng thể thì khối lượng kết cấu, cấu kiện kiểm tra phải bằng hoặc lớn hơn khối lượng do cơ quan thiết kế hoặc tiêu chuẩn quy định
Đối với công trình có yêu cầu kiểm tra lại hoặc kiểm tra xác suất, khối lượng kiểm tra có thể lấy từ 5-10% khối lượng cần thí nghiệm theo tiêu chuẩn nhưng phải đảm bảo không ít hơn một kết quả thí nghiệm cho từng loại kết cấu, cấu kiện
Trong các trường hợp cần thiết có thể tăng số lượng kết cấu, cấu kiện thí nghiệm để tăng độ chính xác hoặc có thể kiểm tra một số kết cấu, cấu kiện theo yêu cầu riêng do chủ đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền chỉ định
b Lựa chọn vị trí và vùng kiểm tra
Để lựa chọn vị trí và vùng kiểm tra trên kết cấu, thực hiện theo các bước sau đây:
- Quan trắc bề mặt kết cấu để ghi nhận hiện trạng, xác định các vị trí các vết nứt, rỗ, các vị trí hở cốt thép hoặc bất kỳ dấu hiệu nào có thể liên quan đến việc đánh giá chất lượng bê tông sau này
- Sử dụng thiết bị dò cốt thép theo TCXD 240:2000 kết hợp xem xét các bản
vẽ thiết kế, hoàn công để chọn các vùng, vị trí phù hợp cho phương pháp khoan lấy mẫu hoặc siêu âm
- Phân bố các vị trí, vùng thử để chất lượng bê tông xác định được mang tính đại diện và đặc trưng cho cấu kiện mà không làm thay đổi tính chất làm việc của kết cấu, cấu kiện
c Xác định số lượng mẫu khoan và các vùng kiểm tra trên mỗi kết cấu, cấu kiện
Số lượng các mẫu khoan hoặc vùng kiểm tra trên mỗi kết cấu, cấu kiện được lấy tuỳ theo phương pháp kiểm tra được áp dụng
- Đối với phương pháp khoan lấy mẫu: Số lượng mẫu khoan cho mỗi cấu kiện phải đảm bảo để có được không ít hơn 01 tổ mẫu Thông thường 1 tổ mẫu bao gồm 3 viên nhưng cũng có thể nhiều hơn
Trang 17GHI CHÚ: Trong một số trường hợp có thể thoả thuận 1 tổ mẫu bao gồm 2 viên mẫu khoan;
- Đối với phương pháp không phá huỷ: Tuân thủ theo quy định nêu trong TCXDVN 162 : 2004, TCXD 225 : 1998 và TCXD 171 : 1989
1.2.2.2 Lập biện pháp an toàn cho người và thiết bị
Căn cứ vào điều kiện hiện trường, số lượng và phương pháp thí nghiệm đã xác định, đơn vị thí nghiệm lập biện pháp tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo an toàn cho người và thiết bị tham gia thí nghiệm đồng thời với yêu cầu sử dụng tiếp theo của công trình
1.2.2.3 Kiểm tra tính năng kỹ thuật của thiết bị thí nghiệm
Trước khi tiến hành thí nghiệm, các thiết bị thí nghiệm phải được kiểm tra và đạt các tính năng kỹ thuật nêu trong hướng dẫn sử dụng của thiết bị và các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn thử nghiệm tương ứng
1.2.2.4 Tiến hành các thí nghiệm hiện trường và trong phòng, xác định cường độ
bê tông hiện trường
a Tiến hành các thí nghiệm hiện trường và trong phòng: Thực hiện theo các phương pháp: Phương pháp khoan lấy mẫu Phương pháp sử dụng súng bật nảy Phương pháp đo vận tốc xung siêu âm Phương pháp sử dụng kết hợp máy đo siêu
* Đối với công trình đang xây dựng nhưng không đủ mẫu hoặc không có
mẫu lưu để xây dựng đường chuẩn cho loại bê tông của kết cấu cần kiểm tra, được phép sử dụng một đường chuẩn của một loại bê tông tương tự (về cốt liệu, xi măng,
tỉ lệ nước - xi măng, tuổi, công nghệ trộn, đổ, đầm v.v ) với điều kiện phải hiệu chỉnh đường này bằng:
- Các mẫu lập phương tiêu chuẩn của loại bê tông đã kiểm tra, đúc và bảo dưỡng tại hiện trường với số lượng mẫu như sau:
+ Không ít hơn 9 mẫu khi khối lượng bê tông của các kết cấu kiểm tra ≤ 10 m3; + Không ít hơn 18 mẫu khi khối lượng bê tông của các kết cấu kiểm tra ≤ 50
m3;
+ Không ít hơn 27 mẫu khi khối lượng bê tông của các kết cấu kiểm tra > 50
m3;
Trang 18- Các mẫu khoan có đường kính 150mm hay 100mm, khoan từ những kết cấu cần kiểm tra với số lượng như sau:
+ Không ít hơn 3 mẫu khi khối lượng bê tông của các kết cấu kiểm tra ≤ 10 m3; + Không ít hơn 6 mẫu khi khối lượng bê tông của các kết cấu kiểm tra ≤ 50 m3; + Không ít hơn 9 mẫu khi khối lượng bê tông của các kết cấu kiểm tra > 50 m3;
c Đối với công trình đã sử dụng không có mẫu lưu, phải khoan mẫu từ công trình để xây dựng đường chuẩn với số lượng như sau:
+ Không ít hơn 6 mẫu khi khối lượng bê tông của các kết cấu kiểm tra ≤ 10 m3
; + Không ít hơn 12 mẫu khi khối lượng bê tông của các kết cấu kiểm tra ≤ 50 m3
; + Không ít hơn 15 mẫu khi khối lượng bê tông của các kết cấu kiểm tra > 50 m3;
d Xây dựng đường chuẩn biểu thị quan hệ giữa các thông số đo của phương pháp không phá huỷ và cường độ bê tông (theo hướng dẫn trong TCXDVN 162 :
2004 cho trường hợp thí nghiệm bằng súng bật nảy và TCXD 225 : 1998 cho trường hợp thí nghiệm bằng siêu âm)
e Tính toán xác định cường độ bê tông hiện trường (Rht)
* Trường hợp khoan lấy mẫu bê tông:
Tính toán xác định cường độ bê tông hiện trường của kết cấu, cấu kiện theo các bước sau:
Xác định cường độ chịu nén của từng mẫu khoan (Rmk), tính bằng Mêga Pascal chính xác đến 0,1MPa, theo công thức
Rmk = P/F (1) Trong đó:
P là tải trọng phá hoại thực tế khi nén mẫu theo quy trình nêu trong TCVN 3118:1993, tính bằng Niutơn chính xác đến 1 N;
F là diện tích bề mặt chịu lực của mẫu khoan, tính bằng milimet vuôn g chính xác đến 1mm2 và xác định theo công thức F= π.(dmk)2/4
dmk là đường kính thực tế của mẫu khoan xác định theo quy trình đo kích thước mẫu nêu trong TCVN 3118:1993, tính bằng milimet chính xác đến 1
D là hệ số ảnh hưởng của phương khoan so với phương đổ bê tông:
D = 2,5 khi phương khoan vuông góc với phương đổ bê tông;
Trang 19D = 2,3 khi phương khoan song song với phương đổ bê tông
là hệ số ảnh hưởng của tỷ lệ chiều cao (h) và đường kính (dmk) của mẫu khoan đến cường độ bê tông, tính bằng h/ dmk và phải nằm trong khoảng từ 1 đến 2;
h là chiều cao của mẫu khoan sau khi đã làm phẳng bề mặt để ép, xác định theo quy trình đo kích thước mẫu nêu trong TCVN 3118:1993, tính bằng milimet chính xác đến 1 mm;
dmk là đường kính thực tế của mẫu khoan xác định theo quy trình đo kích thước mẫu nêu trong TCVN 3118:1993, tính bằng milimet chính xác đến 1 mm;
k là hệ số ảnh hưởng của cốt thép trong mẫu khoan (đại lượng không thứ nguyên) được xác định như sau:
+ Trường hợp không có cốt thép: k = 1
+ Trường hợp mẫu khoan chỉ chứa 1 thanh thép
k =k1=1+1,5x
mk
d h
a d
Khi đó hệ số k được tính như sau:
k=k2=1+1,5x
mk
d h
a d
1
Trang 20 Xác định cường độ bê tông hiện trường của các vùng, cấu kiện hoặc kết cấu (Rht) theo công thức sau:
n
R R
m
i hti ht
1 (5) Trong đó:
Rhtilà cường độ bê tông hiện trường của mẫu khoan thứ i;
n là số mẫu khoan trong tổ mẫu
Trường hợp sử dụng các phương pháp không phá huỷ
Tính toán xác định cường độ bê tông hiện trường của kết cấu, cấu kiện theo các bước sau:
a/ Xác định cường độ bê tông tại từng vùng kiểm tra trên kết cấu, cấu kiện (Rhti):
Trên cơ sở thực hiện các chỉ dẫn về thí nghiệm, sử lý số liệu, xây dựng đường chuẩn (theo các phương pháp thử nêu ở mục 6 và 8.5.2), xác định cường độ bê tông tại từng vùng thử Rhti
b/ Xác định cường độ bê tông trung bình của các vùng kiểm tra trên kết cấu, cấu kiện (Rht) theo công thức sau:
m
R R
m
i hti ht
1 (6) Trong đó:
Rhtilà cường độ bê tông tại vùng kiểm tra thứ i;
m là số vùng kiểm tra trên kết cấu, cấu kiện
c/ Xác định cường độ bê tông hiện trường của kết cấu, cấu kiện theo công thức:
Rht Rht( 1 t ht) (7)
Trong đó:
vht là hệ số biến động cường độ bê tông của các vùng kiểm tra trên kết cấu, cấu kiện (xác định theo các tiêu chuẩn thử nghiệm TCXDVN 262:2004 và TCXD 225:1998)
tα là hệ số phụ thuộc vào số lượng vùng kiểm tra khi thử bằng phương pháp không phá huỷ Giá trị t tham khảo phụ A
1.2.2.5 Đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình
Trong quá trình phân tích và đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình cần chú ý đến những yếu tố sau ảnh hưởng đến cường độ bê tông hiện trường:
Trang 21- Sự biến động ngẫu nhiên của cường độ bê tông hiện trường trong bản thân một kết cấu, cấu kiện hoặc giữa các kết cấu, cấu kiện do tác động của việc cân đong vật liệu, trộn, đổ, đầm bê tông không hoàn toàn như nhau hoặc do chế độ dưỡng hộ không được tuân thủ một cách chặt chẽ…
- Sự biến động có tính quy luật của cường độ bê tông hiện trường trong bản thân một kết cấu, cấu kiện: dưới tác động của trọng lượng bản thân, bê tông ở chân cột, đáy dầm, đáy sàn thường có độ chắc đặc và cường độ cao hơn so với đỉnh cột, mặt dầm, mặt sàn…
- Tuổi của bê tông ở các kết cấu, cấu kiện khác nhau cũng làm cho cường độ
bê tông hiện trường của chúng khác nhau, nhất là sự chênh lệch tuổi trong phạm vi
28 ngày đầu đóng rắn
- Độ ẩm của bê tông hiện trường khác với độ ẩm của mẫu lập phương tiêu chuẩn khi xây dựng đường chuẩn
Xác định cường độ bê tông yêu cầu
- Khi bê tông được chỉ định bằng cấp bê tông theo cường độ chịu nén, cường
độ bê tông yêu cầu (Ryc) chính là cấp bê tông B (MPa, N/mm2)
- Khi bê tông được chỉ định bằng mác bê tông theo cường độ chịu nén M, cường độ bê tông yêu cầu (Ryc) được xác định theo công thức sau:
Ryc = M (1 - 1,64v) (8) với v = 0,135 (TCXDVN 356:2005), Ryc = 0,778M
Trong đó: B, M, v: xem mục 3.5; 3.6
Đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình
- Trường hợp sử dụng phương pháp khoan lấy mẫu để xác định cường độ
bê tông trên kết cấu công trình:
Bê tông trong cấu kiện hoặc kết cấu công trình được coi là đạt yêu cầu về cường độ chịu nén khi đảm bảo đồng thời:
Ryc là cường độ bê tông yêu cầu xác định theo mục 1.2.2.5.1;
Rmin là cường độ bê tông hiện trường của viên mẫu có giá trị cường độ nhỏ nhất trong tổ mẫu
Trang 22- Trường hợp sử dụng các phương pháp không phá huỷ để xác định cường
độ bê tông trên kết cấu công trình
Bê tông trong cấu kiện hoặc kết cấu công trình được coi là đạt yêu cầu về cường độ chịu nén khi:
Trong đó:
Rht là cường độ bê tông hiện trường của kết cấu, cấu kiện đã kiểm tra bằng các phương pháp không phá huỷ, xác định theo công thức (7);
Ryc là cường độ bê tông yêu cầu xác định theo mục 1.2.2.5.1
1.3 ỨNG DỤNG KẾT CẤU BTCT CHO CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN
Quận Ngũ Hành Sơn là một quận nằm về phía Đông Nam của thành phố Đà Nẵng Diện tích 3.672 ha nhưng có chiều dài bờ biển dài 12 km Cùng với sự phát triển của đất nước và của thành phố Đà Nẵng Những năm qua quận Ngũ Hành Sơn đã dần có những quy hoạch tổng thể để thay đổi hoàn thiện cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, có nhiều chính sách để thu hút nguồn đầu tư nước ngoài Do địa thế gần với biển nên việc sử dụng bê tông cốt thép trong công trình là phổ biến Vừa giúp công trình đạt tuổi thọ cao vừa rẻ và tận dụng vật liệu có sẵn tại địa phương Trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn bê tông cốt thép được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực xây dựng dân dụng và xây dựng công trình giao thông như nhà ở, đường, thủy lợi, móng trụ điện Các công trình sử dụng bê tông thương phẩm và bê tông trộn bằng máy trộn thủ công ở những nơi đường kiệt nhỏ
Một số dạng kết cấu bê tông điển hình:
Nhà cao tầng: là dạng công trình phổ biến nhất sử dụng kết cấu bê tông cốt thép
1 06 phòng học Trường Tiểu học Trần Quang Diệu
2 Trường Mầm non Hoàng Lan (giai đoạn 2)
3 Trụ sở làm việc BCH quân sự phường Hòa Hải
4 Nhà giáo dục thể chất Trường THCS Trần Đại Nghĩa
Trang 231.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Việc đánh giá chất lượng bê tông hiện trường nhằm:
- Làm cơ sở đánh giá sự phù hợp hoặc nghiệm thu đối với kết cấu hoặc bộ phận kết cấu của các công trình mới xây dựng so với thiết kế ban đầu hoặc so với tiêu chuẩn hiện hành (trong trường hợp không thực hiện được việc kiểm tra chất lượng bê tông trên mẫu đúc hoặc có nghi ngờ về chất lượng trong quá trình thi công);
- Đưa ra chỉ số về cường độ thực tế của cấu kiện, kết cấu, làm cơ sở đánh giá mức độ an toàn của công trình dưới tác động của tải trọng hiện tại hoặc để thiết kế cải tạo, sửa chữa đối với công trình đang sử dụng
Trang 24CHƯƠNG 2
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG TẠI
HIỆN TRƯỜNG
2.1 PHƯƠNG PHÁP KHOAN LẤY MẪU (Trích TCXDVN 236-2005: Khoan
lấy mẫu bê tông)
2.1.1 Phạm vi áp dụng
Đây là phương pháp được áp dụng cho độ chính xác cao hơn các phương pháp khác Việc tiến hành khoan lấy mẫu từ kết cấu hoặc cấu kiện, gia công mẫu và thí nghiệm theo các quy định nêu trong TCVN 3105:1993, TCVN 3118:1993 (trừ phân tích kết quả) và các hướng dẫn liên quan được nêu trong tiêu chuẩn này Phương pháp này khi quy về mẫu lập phương chuẩn có sai số ±
n
12
% với n là số lượng mẫu khoan
2.1.2 Nội dung phương pháp khoan lấy mẫu
Khi sử dụng phương pháp khoan lấy mẫu phải tìm hiểu cụ thể về loại, kích thước hạt cốt liệu lớn nhất đã sử dụng và chiều dày kết cấu để lựa chọn đường kính
và chiều cao mẫu khoan phù hợp Theo TCVN 3105:1993, đường kính ống khoan cần lớn hơn hoặc bằng 3 lần kích thước hạt cốt liệu lớn đã được sử dụng để chế tạo
bê tông kết cấu, cấu kiện Trong trường hợp không khoan được mẫu đường kính lớn, có thể sử dụng ống khoan có đường kính tối thiểu bằng 2 lần kích thước hạt lớn nhất của cốt liệu lớn Chiều cao của viên khoan được lấy trong phạm vi 1 ÷ 2 lần đường kính
Khi tiến hành khoan, mẫu khoan phải ở tuổi sau 7 ngày, tiến hành nén mẫu ở tuổi 28 ngày hoặc sau 28 ngày Khi khoan phải có giải pháp tránh để cắt đứt thép chịu lực chính Trường hợp cắt đứt thép chịu lực chính phải có phương án xử lý để đảm bảo tính liên tục của thép chịu lực
Phương pháp khoan lấy mẫu được tiến hành với số lượng mẫu khoan cho mỗi cấu kiện phải đảm bảo không ít hơn 01 tổ mẫu Thông thường mỗi tổ mẫu bao gồm 03 viên hoặc nhiều hơn
2.2 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SÚNG BẬT NẨY (Trích TCXDVN 9334-2012:
Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén bằng súng bật nẩy)
Phạm vi áp dụng, thiết bị, quy trình thử, cách tính toán kết quả của phương pháp này áp dụng theo các quy định nêu trong tiêu chuẩn TCVN 9334:2012 và các hướng dẫn liên quan được nêu trong tiêu chuẩn này
Trang 252.2.1 Phạm vi áp dụng
2.2.1.1 Tiêu chuẩn này dùng để xác định độ đồng nhất và cường độ nén của
bê tông nặng trong kết cấu bằng súng bật nẩy
2.2.1.2 Không áp dụng tiêu chuẩn này trong các trường hợp sau:
- Đối với bê tông có cường độ nén dưới 10 MPa và trên 50 MPa;
- Đối với bê tông dùng các loại cốt liệu lớn có kích thước trên 40 mm (Dmax > 40mm);
- Đối với bê tông bị nứt, rỗ hoặc có các khuyết tật;
- Đối với bê tông bị phân tầng hoặc là hỗn hợp của nhiều loại bê tông khác nhau;
- Đối với bê tông bị hóa chất ăn mòn và bê tông bị hỏa hoạn;
- Không được dùng tiêu chuẩn này thay thế yêu cầu đúc mẫu và thử mẫu nén
2.2.2 Nội dung phương pháp sử dụng súng bật nẩy: Kiểm tra, đánh giá cường độ và độ đồng nhất của bê tông ở hiện trường
2.2.2.1 Công tác kiểm tra, đánh giá cường độ và độ đồng nhất của bê tông bằng các loại súng bật nẩy cần tiến hành theo 5 bước:
a) Xem xét bề mặt của sản phẩm hoặc kết cấu, phát hiện các khuyết tật (vết nứt, rỗ, …) nhận xét sơ bộ chất lượng bê tông;
b) Thu thập các thông số kỹ thuật của sản phẩm hoặc kết cấu, mác thiết kế, thành phần bê tông, ngày chế tạo, công nghệ thi công, chế độ bảo dưỡng bê tông và
sơ đồ chịu lực của kết cấu công trình;
c) Lập phương án thí nghiệm;
d) Chuẩn bị, tiến hành thí nghiệm và lập bảng ghi kết quả thí nghiệm;
e) Xác định cường độ và độ đồng nhất bằng các số liệu của thí nghiệm
2.2.2.2 Có thể kiểm tra toàn bộ sản phẩm hoặc kiểm tra chọn lọc theo lô
- Nếu lô chỉ có 3 cấu kiện thì kiểm tra toàn bộ
- Nếu lô có trên 3 cấu kiện thì có thể kiểm tra chọn lọc hoặc toàn bộ sản phẩm Khi kiểm tra chọn lọc phải kiểm tra ít nhất 10 % số lượng sản phẩm trong lô nhưng không ít hơn 3 sản phẩm
2.2.2.3 Căn cứ sơ đồ chịu lực của cấu kiện để chọn các vùng thí nghiệm nhưng nhất thiết phải thí nghiệm ở những vị trí xung yếu của cấu kiện
a) Khi kiểm tra lô cấu kiện (kiểm tra chọn lọc hoặc toàn bộ) thì mỗi cấu kiện được thí nghiệm ít nhất ở 6 vùng
b) Khi kiểm tra từng cấu kiện riêng biệt, cần thí nghiệm ít nhất 12 vùng và phải thỏa mãn điều kiện sau:
- Đối với cấu kiện mỏng và khối (tấm, panen, blốc, móng, …) cần thí nghiệm không ít hơn 1 vùng trên 1m2 bề mặt của cấu kiện được kiểm tra;
Trang 26- Đối với cấu kiện, kết cấu thanh (dầm, cột, …) cần thí nghiệm không ít hơn 1 vùng trên 1 m dài của cấu kiện được kiểm tra
2.2.2.4 Kiểm tra và đánh giá độ đồng nhất của bê tông trong cấu kiện và kết cấu:
Độ đồng nhất của bê tông được đặc trưng bằng độ lệch bình phương trung bình S và hệ số biến động cường độ bê tông V
Việc kiểm tra, đánh giá độ đồng nhất của bê tông đối với cấu kiện, kết cấu riêng lẻ hoặc lô cấu kiện kết cấu được tiến hành theo phụ lục B
Độ đồng nhất của cường độ bê tông trong cấu kiện, kết cấu riêng lẻ hoặc lô cấu kiện, kết cấu ở thời điểm kiểm tra bị coi là không đạt yêu cầu, nếu hệ số biến động của cường độ bê tông V vượt quá 20 % Việc sử dụng những cấu kiện, kết cấu này phải được phép của cơ quan thiết kế
2.2.2.5 Đánh giá cường độ bê tông của các cấu kiện kết cấu:
Việc đánh giá cường độ bê tông được thực hiện bằng cách so sánh cường độ trung bình của cấu kiện, kết cấu (Rk) hoặc của lô cấu kiện, kết cấu (Rl), nhận được khi thí nghiệm so với cường độ trung bình yêu cầu của bê tông (Ryc) Cường độ trung bình yêu cầu của bê tông được xác định theo hệ số biến động của cường độ bê tông V và số vùng kiểm tra P trên cấu kiện, kết cấu riêng lẻ, hay số vùng kiểm tra
N với lô cấu kiện, kết cấu
Giá trị của cường độ trung bình yêu cầu được lấy như sau:
- Khi kiểm tra cấu kiện, kết cấu riêng lẻ lấy theo Bảng 2 Nếu kiểm tra lô cấu kiện, kết cấu (toàn bộ hay chọn lọc) lấy theo Bảng 3
- Cường độ bê tông của cấu kiện, kết cấu hoặc lô cấu kiện, kết cấu là đạt yêu cầu, nếu thỏa mãn điều kiện sau:
+ Khi kiểm tra cấu kiện, kết cấu riêng lẻ: RK ≥ Ryc
+ Khi kiểm tra toàn bộ cấu kiện, kết cấu trong lô: Rl ≥ Ryc
+ Khi kiểm tra chọn lọc các cấu kiện, kết cấu trong lô: RK ≥ Ryc
2.3 PHƯƠNG PHÁP ĐO VẬN TỐC XUNG SIÊU ÂM (Trích TCXDVN
9357-2012: Bê tông nặng - Phương pháp thử không phá hủy- Đánh giá chất lượng bê tông bằng vận tốc xung siêu âm)
Phạm vi áp dụng, thiết bị, quy trình thử, cách tính toán kết quả của phương pháp này áp dụng theo các quy định nêu trong tiêu chuẩn TCXD 9357:2012 và các
hướng dẫn liên quan được nêu trong tiêu chuẩn này
2.3.1 Phạm vi áp dụng:
Tiêu chuẩn này hướng dẫn phương pháp xác định vận tốc xung siêu âm để đánh giá các tính chất của bê tông, bê tông cốt thép và bê tông cốt thép ứng suất trước
Trang 27Tiêu chuẩn này được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Xác định độ đồng nhất của bê tông trong một cấu kiện hoặc giữa nhiều cấu kiện (Điều 8);
- Xác định sự hiện diện và dự đoán sự phát triển của vết nứt, xác định các lỗ rỗng và các khuyết tật khác (Điều 9);
- Xác định sự thay đổi đặc tính của bê tông theo thời gian (Điều 10);
- Kiểm tra chất lượng bê tông dựa trên mối quan hệ giữa vận tốc xung siêu âm
và cường độ (Điều 11);
- Xác định môđun đàn hồi tĩnh và hệ số Poisson động của bê tông (Điều 12)
Để đảm bảo độ tin cậy của phương pháp, cần thiết lập trước mối quan hệ giữa vận tốc xung siêu âm với đặc tính của loại bê tông cần đánh giá dựa trên các mẫu đúc sẵn hoặc trong quá trình thi công (Điều 11, Điều 12)
Tiêu chuẩn này áp dụng cho bê tông có cường độ không lớn hơn 60 MPa Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho bê tông có cường độ lớn hơn 60 MPa Khi đó cần cân nhắc một số yếu tố có ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa vận tốc xung và cường độ như loại và hàm lượng xi măng, các phụ gia, loại và cỡ cốt liệu, các điều kiện dưỡng hộ, tuổi của bê tông và thận trọng khi xử lý kết quả
2.3.2 Nội dung phương pháp đo vận tốc xung siêu âm:
Xung của dao động dọc được tạo ra nhờ một bộ phận biến đổi điện âm - sau đây gọi tắt là đầu dò - được giữ tiếp xúc với một mặt của phần bê tông chịu kiểm tra Sau khi đi qua chiều dài L đã biết của bê tông, xung dao động được chuyển thành tín hiệu điện nhờ đầu dò thứ hai Thời gian truyền T của xung đo được nhờ các mạch điện đếm thời gian Vận tốc xung V (km/s hoặc m/s) được tính bằng công thức:
* Cho xung có đỉnh nhọn
* Phát ra năng lượng cực đại theo phương truyền của xung
Trang 28Khi xung được truyền vào bê tông, nó bị phản xạ nhiều lần tại các mặt tiếp giáp giữa các loại vật liệu khác nhau nằm trong bê tông và tạo ra một hệ thống tổng hợp các sóng ứng suất, trong đó bao gồm cả sóng dọc và sóng ngang lan truyền trong bê tông
2.4 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG KẾT HỢP MÁY ĐO SIÊU ÂM VÀ SÚNG BẬT NẨY (Trích TCXDVN 9335-2012: Bê tông nặng - Phương pháp thử không
phá hủy- Xác định cường độ nén sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy)
Phạm vi áp dụng, thiết bị, quy trình thử, cách tính toán kết quả của phương pháp này áp dụng theo các quy định nêu trong tiêu chuẩn TCXD 9335:2012 và các hướng dẫn liên quan được nêu trong tiêu chuẩn này
- Không xây dựng được biểu đồ chuẩn dùng để xác định cường độ nén của
bê tông bằng phương pháp không phá hoại
- Không có mẫu khoan lấy từ các loại cấu kiện, kết cấu xây dựng để xác định cường độ bê tông
2.4.1.3 Không sử dụng phương pháp này để xác định cường độ nén của bê tông trong những trường hợp sau:
- Bê tông có cường độ nén nhỏ hơn 10 MPa hoặc lớn hơn 35 MPa;
- Bê tông sử dụng các loại cốt liệu có đường kính lớn hơn 70 mm;
- Bê tông bị nứt, rỗ hoặc có các khuyết tật;
- Bê tông bị phân tầng hoặc là hỗn hợp của nhiều loại bê tông khác nhau;
- Bê tông có chiều dày theo phương thí nghiệm nhỏ hơn 100 mm
2.4.2 Nội dung phương pháp sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy
2.4.2.1 Phương pháp xác định cường độ nén của tiêu chuẩn này dựa trên mối tương quan giữa cường độ nén của bê tông (R) với hai số đo đặc trưng của phương pháp không phá hoại là vận tốc xuyên (v) của siêu âm và độ cứng bề mặt của bê tông qua trị số (n) đo được trên súng thử bê tông loại bật nẩy (quan hệ R-v, n) Ngoài ra, còn sử dụng những số liệu kĩ thuật có liên quan đến thành phần bê tông
2.4.2.2 Cường độ nén của bê tông được xác định bằng biểu đồ hoặc bảng tra thông qua vận tốc siêu âm và trị số bật nẩy đo được trên bê tông cần thử Giá trị này bằng cường độ nén của một loại bê tông quy ước gọi là bê tông tiêu chuẩn dùng
Trang 29để xây dựng Hình 1, Bảng 7 Một số thành phần đặc trưng của bê tông tiêu chuẩn được quy định như sau:
- Xi măng poóc lăng PC30
- Hàm lượng xi măng 350 kg/m3
- Cốt liệu lớn: đá dăm với đường kính lớn nhất Dmax = 40 mm
- Cốt liệu nhỏ: cát vàng có Mn từ 2,0 đến 3,0
2.4.2.3 Nếu bê tông cần thử có thành phần khác nhau với bê tông tiêu chuẩn thì cường độ nén của bê tông được hiệu chỉnh bằng các hệ số ảnh hưởng
2.4.2.4 Để xác định được cường độ nén của bê tông cần thử, phải có những
số liệu kĩ thuật liên quan đến thành phần bê tông thử: loại xi măng, hàm lượng xi măng sử dụng cho 1 m3 bê tông, loại cốt liệu lớn và đường kính lớn nhất của nó (Dmax)
2.4.2.5 Trong trường hợp có mẫu lưu, cần sử dụng kết hợp mẫu lưu để xác định cường độ nén của bê tông Số mẫu lưu sử dụng không ít hơn 6 mẫu
2.4.2.6 Khi không có đầy đủ những số liệu kĩ thuật liên quan đến thành phần
bê tông cần thử thì kết quả thu được chỉ mang tính chất định tính
2.5 ĐÁNH GIÁ CƯỜNG ĐỘ CỦA BÊ TÔNG TRONG THIẾT KẾ KẾT CẤU BTCT THEO TCVN 5574:2012 (Trích TCXDVN 5574-2012: Kết cấu bê tông và
bê tông cốt thép- Tiêu chuẩn thiết kế)
2.5.1 Cường độ chịu nén tính toán của bê tông
Cấp độ bền chịu nén của bê tông: Ký hiệu bằng chữ B, là giá trị trung bình thống kê của cường độ chịu nén tức thời, tính bằng đơn vị MPa, với xác suất đảm bảo không dưới 95 %, xác định trên các mẫu lập phương kích thước tiêu chuẩn (150 mm x 150 mm x 150 mm) được chế tạo, dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn
và thí nghiệm nén ở tuổi 28 ngày
Mác bê tông theo cường độ chịu nén: Ký hiệu bằng chữ M, là cường độ của
bê tông, lấy bằng giá trị trung bình thống kê của cường độ chịu nén tức thời, tính bằng đơn vị đềca niutơn trên centimét vuông (daN/cm2), xác định trên các mẫu lập phương kích thước tiêu chuẩn (150 mm x 150 mm x 150 mm) được chế tạo, dưỡng
hộ trong điều kiện tiêu chuẩn và thí nghiệm nén ở tuổi 28 ngày
Các loại cường độ tiêu chuẩn của bê tông bao gồm cường độ khi nén dọc trục mẫu lăng trụ (cường độ lăng trụ) Rbn và cường độ khi kéo dọc trục Rbtn Các cường
độ tính toán của bê tông khi tính toán theo các trạng thái giới hạn thứ nhất Rb, Rbt và theo các trạng thái giới hạn thứ hai Rb,ser, Rbt,ser được xác định bằng cách lấy cường
độ tiêu chuẩn chia cho hệ số tin cậy của bê tông tương ứng khi nén bc và khi kéo bt Các giá trị của hệ số bc và bt của một số loại bê tông chính cho trong Bảng 11
Trang 30Bảng 2.1 Các cường độ tiêu chuẩn của bê tông R bn, R btn và cường độ tính toán của bê tông khi tính toán theo các trạng thái giới hạn
thứ hai R b,ser , R bt,ser , MPa
Trạng
thái Loại bê tông
Cấp độ bền chịu nén của bê tông
B1 B1,5 B2 B2,5 B3,5 B5 B7,5 B10 B12,5 B15 B20 B25 B30 B35 B40 B45 B50 B55 B60
M50 M75 M100 M150 M150 M200 M250 M350 M400 M450 M500 M600 M700 M700 M800 Nén dọc
Bê
tông
nhẹ
cốt liệu đặc - - - 0,29 0,39 0,55 0,70 0,85 1,00 1,15 1,40 1,60 1,80 1,95 2,10 - - - - cốt liệu
CHÚ THÍCH 3: Các giá trị cường độ của bê tông tổ ong trong bảng ứng với bê tông tổ ong có độ ẩm là 10%
CHÚ THÍCH 4: Đối với bê tông Keramzit - Perlit có cốt liệu bằng cát Perlit, giá trị R btn và R bt,ser được lấy bằng giá trị của bê tông nhẹ có cốt liệu cát hạt xốp nhân với 0,85
CHÚ THÍCH 5: Đối với bê tông rỗng, giá trị R bn và R b,ser được lấy như đối với bê tông nhẹ; còn giá trị R btn , R bt,ser nhân thêm với 0,7
CHÚ THÍCH 6: Đối với bê tông tự ứng suất, giá trị R bn và R b,ser được lấy như đối với bê tông nặng, còn giá trị R btn , R bt,ser nhân thêm với 1,2
Trang 31Bảng 2.2 Các cường độ tính toán của bê tông R b, R bt khi tính toán theo các trạng thái giới hạn thứ nhất, MPa
Bê
tông
nhẹ
cốt liệu đặc - - - 0,20 0,26 0,37 0,48 0,57 0,66 0,75 0,90 1,05 1,20 1,30 1,40 - - - - cốt liệu
CHÚ THÍCH 3: Các giá trị cường độ của bê tông tổ ong trong bảng ứng với bê tông tổ ong có độ ẩm là 10%
CHÚ THÍCH 4: Đối với bê tông Keramzit - Perlit có cốt liệu bằng cát Perlit, giá trị R bt được lấy bằng giá trị của bê tông nhẹ có cốt liệu cát hạt xốp nhân với 0,85
CHÚ THÍCH 5: Đối với bê tông rỗng, giá trị R b được lấy như đối với bê tông nhẹ; còn giá trị R bt nhân thêm với 0,7
CHÚ THÍCH 6: Đối với bê tông tự ứng suất, giá trị R b được lấy như đối với bê tông nặng, còn giá trị R bt nhân với 1,2
Trang 32* Giá trị tính toán của cường độ chịu nén: Rb
Đó là giá trị được dùng để tính toán theo trạng thái giới hạn, được gọi tắt là cường độ tính toán Nó được xác định với một mức độ an toàn và kể đến các điều kiện làm việc
Cường độ tính toán gốc Rb được xác định theo công thức:
Rb = Rbn/kb
Trong đó kb là hệ số độ tin cậy (hệ số an toàn), kb = 1,3
Trong những trường hợp cần xét đến điều kiện làm việc của bê tông thì cần nhân Rb với hệ số điều kiện làm việc γb
2.5.2 Ảnh hưởng của điều kiện thi công đến cường độ chịu nén tính toán của bê tông
Do không thi công đúng thành phần cấp phối Cân đong vật liệu sai dẫn đến không đúng tỉ lệ Do thi công sai biện pháp thi công Vận chuyển bê tông làm bê tông phân tầng Đổ bê tông cao hơn chiều cao tối thiểu Đầm dùi không đúng kỹ thuật Không bảo quản bê tông đúng quy trình
* CHỌN PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT HIỆN TRƯỜNG:
Những công trình được chọn để khảo sát:
1 06 phòng học Trường Tiểu học Trần Quang Diệu
2 Trường Mầm non Hoàng Lan (giai đoạn 2)
3 Trụ sở làm việc BCH quân sự phường Hòa Hải
4 Nhà giáo dục thể chất Trường THCS Trần Đại Nghĩa
Sau khi thu thập các thông số kỹ thuật của sản phẩm hoặc kết cấu, mác thiết
kế, thành phần bê tông, ngày chế tạo, công nghệ thi công, chế độ bảo dưỡng bê tông và sơ đồ chịu lực của kết cấu công trình Theo Hồ sơ thiết kế thì bê tông có cường độ nén từ 20 MPa đến 25 MPa; Bê tông dùng cốt liệu đá 10x20mm; nhận thấy bê tông bị nứt, rỗ hoặc có các khuyết tật; trong quá trình thi công đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật Tại thời điểm thí nghiệm thì những công trình này công việc thường nhật vẫn diễn ra đang
Vì vậy nên để xác định độ đồng nhất và cường độ nén của bê tông nặng trong kết cấu ta dùng phương pháp súng bật nẩy
Trang 33CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT HIỆN TRƯỜNG
3.1 KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI CƯỜNG ĐỘ BÊ TÔNG THEO CHIỀU CAO CỘT BTCT CỦA MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN
- Thu thập số liệu thiết kế và quản lý chất lượng công trình
Trên cơ sở các công thức đánh giá được nêu ở chương 2, tiến hành phân tích
số liệu một số công trình xây dựng trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn như sau:
1 06 phòng học Trường Tiểu học Trần Quang Diệu
2 Trường Mầm non Hoàng Lan (giai đoạn 2)
3 Trụ sở làm việc BCH quân sự phường Hòa Hải
4 Nhà giáo dục thể chất Trường THCS Trần Đại Nghĩa