1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá tác động của đặc điểm hộ gia đình đến chi tiêu cho giáo dục hộ gia đình việt nam

65 388 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 672,8 KB

Nội dung

Luận văn nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình tại Việt Nam được thực hiện dựa trên bộ dữ liệu khảo sát mức sống dân cư VHLSS năm 2014 của Tổng cục T

Trang 1

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu thu thập đảm bảo tính khách quan, các nguồn trích dẫn đuợc chú thích nguồn gốc rõ ràng, trung thực Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan này

TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 5 năm 2017

Học viên thực hiện

Phan Ka Luốt

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT

DAH MỤC BÀNG BIẾU

DANH MỤC Sơ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐÒ

TÓM TẮT LUẬN VĂN

CHUƠNG 1 1

GIÓI THIỆU NGHIÊN cứu 1

1.1 VẤN ĐỀ NGHIÊN cứu 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 CÂU HỞI NGHIÊN cúu 2

1.4 ĐỐITUỢNG VÀ PHạM VI NGHIÊN cứu 2

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 2

Trang 4

1.5 CẤU TRÚC LUẬN VĂN 3

CHUÔNG 2 4

Cơ SỞ LÝ THUYẾT 4

2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM 4

2.1.1 Hộ gia đình 4

2.1.2 Khái niệm chủ hộ 4

2.1.3 Chi tiêu cho giáo dục 5

2.2 CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN 6

2.2.1.

Lý thuyết về lựa chọn tiêu dùng 6

2.2.2.

Lý thuyết về tác động của thu nhập đến chi tiêu 6

2.2.3 Lý thuyết về đầu tư cho giáo dục 6

2.2.4 Hành vi ra quyết định cùa hộ gia dinh 7

2.2.5 Mô hình Lý thuyết về lựa chọn số năm đến trường của trẻ 8

2.3 CÁC NGHIỀN cứu LIÊN QUAN 10

2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài 10

2.3.2 Các nghiên cứu trong nước 12

KÉT LUẬN CHUƠNG 2 14

CHUƠNG3 15

MÔHÌNHVÀPHUƠNG PHÁP NGHIÊN CứU 15

3.1 KHUNG PHÂN TÍCH 15

3.2

MÔ HÌNH NGHIÊN cứu 15

3.2.1

Mô hình lý thuyết 15

3.2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 17

3.2.3

Giải thích ý nghĩa các biến và kỳ vọng 19

3.2.3 ỉ Chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình 19

3.2.3.2 Giới tỉnh chủ hộ 19

3.2.3.3

Trang 5

Dân tộc chủ hộ 19

3.2.3.4 Tuổi chủ hộ 20

3.2.3.5 Học vấn chủ hộ 20

3.2.3.6 Tình trạng hôn nhân 20

3.2.3.7 Khu vực sinh sống 20

3.2.3.8 Qui mô hộ gia đình 21

3.2.3.9 Chi tiêu bình quân hộ gia đình 21

3.2.3.10 Chi tiêu cho y tế 21

3.2.3.11

Chi tiêu cho thực phàm 22

3.2.3.12 Vùng sinh sống 22

3.3 Dữ LIỆU NGHIÊN cứu 22

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 24

CHƯƠNG 4 25

KÉT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ THẢO LUẬN 25

4.1 MÒ TẢ CÁC BIÉN TRONG MÔ HÌNH 25

4.1.1 Đặc điểm chủ hộ 25

4.1.2 Qui mô hộ gia đình 27

4.1.3 Đặc điếm chi tiêu của hộ 27

4.1.4 Vùng sinh sống 28

4.2 MÒ TẢ CHI TIÊU CHO GIÁO DỤC THEO CÁC BIÉN CỦA MÒ HÌNH 29

4.2.1.

Mô tả chi tiêu bình quân cho giáo dục theo đặc điểm chủ hộ 29

4.2.2.

Mô tả chi tiêu cho giáo dục bình quân theo đặc điểm vùng sinh sống 31

4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊU CHO GIÁO DỤC CỦA Hộ GIA ĐÌNH 32

4.3.1 Hệ số tương quan 32

4.3.2 Kết quả hồi quy 33

4.3.3 Giải thích ý nghĩa hệ số hồi quy 35

KÉT LUẬN CHUÔNG 4 38

CHUÔNG 5 39

Trang 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 39

5.1 KÉT LUẬN 39

5.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH 40

5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN cứu TIẾP THEO 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC SỐ LIỆU

Trang 7

DANH MUC VIET TAT

Uy ban nhan dan Giao due dao tao Khao sat mire song dan cu cua ho gia dinh Dong bang song Cuu Long

Dong bang song Hong Trang Du va mien nui phia Bac Bac Trung Bo va Duyen Hai Mien Trung Tay Nguyen

Dong Nam Bo

Trang 8

Bảng 3.1: Kỳ vọng của các biến trong mô hình 17

Bảng 3.2: Tóm tắt các biến lấy từ bộ dữ liệu VHLSS 2014 23

Bảng 4.5: Chi tiêu giáo dục theo giới tính chủ hộ 29

Bảng 4.6: Chi tiêu giáo dục theo dân tộc chủ hộ 30

Bảng 4.7: Chi tiêu giáo dục theo tình trạng hôn nhân 30

Bảng 4.8: Chi tiêu giáo dục theo khu vực sinh sống 31

Bảng 4.10: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập 32

Bảng 4.11: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy ảnh hưởng đến thu nhập 34

Trang 9

DANH MỤC Sơ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐÒ

Trang 10

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng và số lượng lao động Nhà nước sẵn sàng đầu tư thích đáng để phát triển giáo dục, nhưng vai trò của hộ gia đình trong việc tham gia đầu tư giáo dục cũng rất quan trọng Sự quan tâm của hộ gia đình đến giáo dục cho con em mình có thể được xem xét theo mức chi tiêu giáo dục

Luận văn nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình tại Việt Nam được thực hiện dựa trên bộ dữ liệu khảo sát mức sống dân cư VHLSS năm 2014 của Tổng cục Thống kê Việt Nam Với cỡ mẫu là 9.339 hộ gia đình được khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp Sau khi loại bỏ các dữ liệu thiếu thông tin quan sát, cỡ mẫu của đề tài lựa chọn còn lại là 5.637 hộ gia đình

Mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 11 nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của

hộ gia đình gồm giới tính chủ hộ, dân tộc chủ hộ, tuổi chủ hộ, học vấn chủ hộ, tình trạng hôn nhân chủ hộ, khu vực sinh sống hộ gia đình, tổng số người trong hộ, chi tiêu y tế, chi tiêu thực phấm, tống chi tiêu và vùng Thực hiện thống kê mô tả đặc điểm các biến trong mô hình Tiến hành phân tích hồi quy, kiểm định đa cộng tuyển và xử lý phương sai thay đổi Ket quả phân tích hồi quy cho thấy, biến giới tính không có ý nghĩa thống kê, các biến còn lại điều có ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình Trong khi biến qui mô hộ (tổng số người trong hộ) ảnh hưởng ngược chiều với chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình, các biến còn lại đều có ảnh hưởng cùng chiều với chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình Việt Nam Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đề tài đề xuất các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình Việt Nam

Trang 11

Việt Nam đã đạt được những tiến bộ trong phổ cập giáo dục tiểu học, Trung học cơ sỡ cũng như thúc đẩy bình đẳng giới Tuy nhiên, vẫn có những sự khác biệt trong các chỉ tiêu giáo dục ở các vùng, các địa phương, giữa thành thị/nông thôn và giũa các dân tộc Mối quan

hệ giữa các chỉ tiêu giáo dục với mức sống, thu nhập, giàu nghèo cũng đã được phân tích và các kết quả này đưa ra một số gợi ý chính sách về giáo dục đào tạo để đáp ứng với những biến đổi về dân số và đảm bảo các đối tượng thiệt thòi nhu phụ nữ nghèo nông thôn, các dân tộc ít người, người dân sống ở vùng sâu vùng xa được hưởng thụ nền giáo dục một cách bình đẳng Mức chi tiêu giáo dục cho con em trong hộ gia đình là một chỉ số có thể đại diện cho

sự quan tâm của hộ về giáo dục cho trẻ Các yếu tố kinh tế - xã hội của hộ gia đình, đặc điểm của trẻ ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu giáo dục là một vấn đề cần quan tâm xem xét và đánh giá, từ đó kỳ vọng sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho những nhà hoạch định chính sách giáo dục nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình nhằm giúp cho hộ nông dân có những giải pháp hiệu quả sử dụng tài chính đầu tư cho giáo dục

Từ thực tế đó, tác giả quyết định chọn đề tài: “Đánh giá tác động của đặc điểm hộ gia đình

Trang 12

đến chi tiêu cho giáo dục hộ gia đình Việt Nam ” để nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình, trên cơ sở

đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quá chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình Việt Nam

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Đe tài nghiên cứu nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thế sau:

Thứ nhất, đánh giá thực trạng việc chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình Việt Nam Thứ hai, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yểu tố đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình Việt Nam

Thứ ba, đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình Việt Nam

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN cứu

Thực trạng việc chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình Việt Nam hiện nay như thế nào?

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình Việt Nam? Những chính sách nào góp phần nâng cao hiệu quả chi tiêu cho giáo dục cùa hộ gia đình Việt Nam?

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng chi tiêu cho giáo dục của các

hộ gia đình

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Nội dung: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình

Việt Nam

Không gian: Không gian nghiên cứu là các hộ gia dinh Việt Nam

Dữ liệu nghiên cứu: Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp có được từ cuộc Khảo sát mức

sống hộ dân cư Việt Nam năm 2014 do Tống Cục Thống kê thực hiện

Trang 13

1.5 CÁU TRÚC LUẬN VĂN

Chương 1 Giới thiệu nghiên cứu Trình bày lý do chọn đề tài, câu hỏi nghiên cứu,

mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và kết cấu luận văn

Chương 2 Cơ sở lý thuyết Chương này trình bày các khái niệm về hộ gia đình và

chi tiêu cho giáo dục, các lý thuyết và nghiên cứu liên quan, các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình

Chương 3 Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Chương này trình bày

nguồn dữ liệu, chọn mẫu nghiên cứu, phương pháp kết hợp hồi quy OLS, mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu

Chương 4 Kết quả nghiên cứu Chương này trình bày tổng quan về mẫu nghiên

cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục, thảo luận kết quả nghiên cứu

Chưoĩig 5 Kết luận và hàm ỷ chinh sách Chương này trình bày những kết quả mà

đề tài đạt được, các hàm ý chính sách nhằm giúp hộ gia đình Việt Nam nâng cao hiệu quả chi tiêu cho giáo dục.

Trang 14

Theo quy định của Bộ Luật dân sự (2005) của Việt Nam thì hộ gia đình bao gồm các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức đế hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định

Chủ hộ theo định nghĩa của úy ban Châu Âu (2010) là người mà căn cứ đặc điểm cá nhân của họ, chúng ta có thể phân loại và phân tích các thông tin đại diện cho hộ gia đình

mà người đó làm chủ hộ Chủ hộ có thể là người có thu nhập lớn nhất trong hộ, chủ sở hữu căn nhà hoặc là người đàn ông lớn tuổi nhất trong hộ Theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam (2005) thì chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích

Trang 15

chung của hộ Cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã thảnh niên có thể là chủ hộ

Như vậy, xét tổng thể thì chủ hộ là những cá nhân đủ điều kiện cung cấp các thông tin cần thiết về các đặc điểm nhân khẩu học, thu nhập và các hoạt động của hộ gia đình Vì vậy, các thông tin về chủ hộ có thể được sử dụng đại diện trong các nghiên cứu về hộ gia đình nói chung

2.1.3 Chi tiêu cho giáo dục

Chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục đây chính là phần ngân sách của hộ gia đình dùng đế phục vụ cho các thành viên trong hộ được tham gia các hoạt động giáo dục và đào tạo Theo Lassibille (1994), chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình gồm các phần cơ bản như sau:

Các khoản chi được quy ước thành tiền mặt: bao gồm học phí phải đóng cho trường học, cơ sở đào tạo; chi cho các loại hình bảo hiểm; những khoản đóng góp bắt buộc hoặc tự nguyện từ phía phụ huynh

Các khoản chi mua những đồ dùng phục vụ trực tiếp cho học tập như: sách giáo khoa, sách tham khảo, tập vở, máy tính, dụng cụ vẽ; các dụng cụ hồ trợ khác như: cặp sách, đồng phục, quần áo thể dục, dụng cụ thể thao

Các khoản chi mua dịch vụ phụ trợ gồm có: chi phí đưa đón di chuyển là khoản tiền chi cho việc đi lại của người học hoặc của người đưa đón; chi phí cho các bữa ăn tại lóp và nơi ở nội trú, bán trú: đây là chi phí cần phải được tính toán nếu người học tham gia các loại hình nội trú, bán trú hoặc phải đi học xa nhà

Khoản chi trả lãi vay trong trường họp hộ gia đình phải đi vay tiền để chi cho việc học của các thành viên trong hộ

Theo ủy ban châu Âu (2010), chi phí giáo dục của hộ gia đình được chi thành hai phần: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, cụ thể nhu sau:

Chi phí trực tiếp, gồm có: học phí, lệ phí đăng ký các khóa học, phí chăm sóc nhà trẻ, phí học thêm, phí mua sách vở, đồ dùng học tập, phí mua đồng phục

Chi phí gián tiếp, gồm có: phí di chuyển trong quá trình đi học, phí mua thức ăn và ở lại nội trú, bán trú, phí mua các đồ dùng học tập để tụ học, mua sắm máy tính cá nhân, chi phí quà tặng cho người khác ngoài hộ gia đình vì mục đích học tập

2.2.1 Lý thuyết về lựa chọn tiêu dùng

Theo Mas-Colell và cộng sự 1995, lý thuyết tiêu dùng thể hiện những quyết định lựa

Trang 16

chọn tiêu dùng mang tính chất duy lý của người tiêu dùng cho các loại hàng hóa Trong điều kiện ràng buộc về ngân sách hộ gia đình, người tiêu dùng sẽ lựa chọn rổ hàng hóa đảm bảo tối đa hóa mức hữu dụng của mình

Max u ( x )với điều kiện P * X < I

Trong đó,

x = ( x t , x 2 , , x n )rổ hàng hóa tiêu dùng và x ì , x 2 , , x nlà các loại hàng hóa

p = ịp,, p2, , pn) rổ hàng hóa tiêu dùng và p,, p 2 , , p n là giá của từng loại hàng hóa

I: là ngân sách của người tiêu dùng

Với mức giá p của thị trường và ngân sách I cố định, người tiêu dùng lựa chọn sử dụng hàng hóa sao cho đạt mức thỏa dụng cao nhất, vấn đề này được thực hiện dựa trên một

số giả định cơ bản nhu thông tin thị trường hoàn hảo, người tiêu dùng chấp nhận giá và giá của hàng hóa có dạng tuyến tính

2.2.2 Lý thuyết về tác động của thu nhập đến chi tiêu

Vào thế kỷ XIX, một nhà thống kê người Đức, Engel (1821-1896) đã thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm về ngân sách gia đình để đưa ra kết luận về các mô hình chi tiêu cho tiêu dùng, đó là chi phí cho các hàng hóa và dịch vụ khác nhau của hộ gia đình ở những mức thu nhập khác nhau

Theo nghiên cứu của Engel, khi thu nhập tăng lên, tỷ trọng của thu nhập chi cho các hàng hóa thiết yếu như thực phẩm thì giảm và chi cho các hàng hóa xa xỉ như các hàng hóa

và dịch vụ công nghiệp lại tăng Hay nói cách khác, các gia đình nghèo thường dành tỷ trọng tương đối lớn trong thu nhập của họ cho các nhu cầu cần thiết, trong khi các gia đình giàu lại dành phần lớn thu nhập cho các nhu cầu xa xỉ Sự thay đổi này trong các mô hình chi tiêu tiêu dùng với sự gia tăng thu nhập của các hộ gia đình được gọi là quy luận Engel

2.2.3 Lý thuyết về đầu tư cho giáo dục

Lý thuyết vốn con người liên quan đến giáo dục như là một sự đầu tư để tối đa hóa chất lượng cuộc sống (Schultz, 1961, Becker, 1993) Việc đầu tư thêm vào cho giáo dục sẽ tạo ra lợi ích về mặt nâng cao thu nhập trong tương lai đồng thời đòi hỏi chi phí trực tiếp và chi phí cơ hội vì không làm việc trong thời gian đi học Mồi người sẽ so sánh những chi phí trực tiếp và chi phí cơ hội với lợi ích trong tương lai của việc đầu tư cho đi học Việc đầu tư

sẽ tiếp tục miễn là tỷ lệ biên lợi nhuận cao hơn chi phí bây giờ bỏ ra Việc đầu tư cho giáo dục sẽ tăng theo kỳ vọng lợi nhuận đạt được trong tương lai và giảm theo chi phí đi học

Trang 17

Becker (1993) và Schultz (1961) nhận định hai đối tượng có học vấn khác nhau thường có những thu nhập khác nhau Từ sự khác biệt trong thu nhập đó, cha mẹ sẽ có những quyết định cho con cái đi học trong bao nhiêu năm tùy thuộc vào nhận thức của từng cha mẹ đối với thu nhập của con cái họ trong tương lai

Các nhu cầu học tập của trẻ em có thể được biểu diễn như là một hàm của tiền lương của các thành viên hộ gia đình, chi phí cho giáo dục, thu nhập hộ gia đình chưa được hưởng

và một tập hop các đặc điểm của trẻ em, gia đình và thị trường lao động địa phương Các giả định về sự quan tâm của cha mẹ và nguồn vốn có giới hạn tạo ra mối quan

hệ giữa trình độ học vấn của cha mẹ và thu nhập của hộ đến việc đầu tư giáo dục cho trẻ Cha mẹ có học vấn cao sẽ quan tâm nhiều đến phúc lợi của con cái của họ (Becker và Tomes, 1993) Giáo dục của cha mẹ có thể đại diện cho hành vi của họ đối với việc học của trẻ và các yếu tố giáo dục của cha mẹ có thể phản ánh các khoản đầu tư cho trẻ em tiểu học Giáo dục của người mẹ cũng có thể đại diện cho thu nhập cố định, chi phí cơ hội của cha mẹ trong thị trường lao động và sản xuất của hộ gia dinh

2.2.4 Hành vi ra quyết định của hộ gia đình

Việc ra các quyết định của hộ gia đình phải chăng chỉ là ý chí của người đại diện hay còn gọi là chủ hộ? Điều này có thể đúng nếu nghiên cứu các hộ gia dinh trong thời kỳ phong kiến khi mà ý kiến của người chủ gia đình hầu như lấn át toàn bộ ý kiến của các thành viên khác Ngày nay, vai trò của người chủ hộ đã có nhiều thay đối, quá trình ra quyết định của hộ gia đình bị chi phối bởi nhiều nhân tố hơn Qua các kết luận của Douglas (1983) trong nghiên cứu về quá trình ra quyết định của gia đình, chúng ta có thể nhận định rằng quá trình này cần được thực hiện với những cân nhắc cụ thể nhu:

Quá trình ra quyết định chung của gia đình cần phải được cân nhắc trên cơ sở nắm bắt ý tưởng của các thành viên nhằm mục tiêu tối đa hóa tống hữu dụng của hộ gia đình, tránh các lựa chọn bất lợi

Trang 18

Nhìn nhận sự ảnh hưởng của các nhân tố khác ngoài gia đình có tác động đến quyết định của hộ Điều đó có nghĩa rằng bên cạnh vợ chồng, con cái, người có tên trọng hộ, người ta có thể phải chú ý đến những người ngoài hộ gia đình nhưng có liên quan như người

tư vấn, người bán hàng

Xem xét sự tác động của các điều kiện có liên quan đến môi trường sống, môi trường xã hội, chính sách quy định nghĩa vụ hoặc quyền thụ hưởng mà bản thân hộ gia đình

đó đang bị chi phối

Như vậy, quá trình ra quyết định của hộ gia đình nói chung và quyết định chi tiêu cho việc giáo dục nói riêng cần phải được nghiên cứu trong ngữ cảnh đặt giả thiết có nhiều nhân tố chi phối, từ các đặc điểm của gia đình đến môi trường xã hội

2.2.5 Mô hình Lý thuyết về lựa chọn số năm đến trường của trẻ

Trong nghiên cứu của Glick và Sahn (2000), hộ gia đình được được giả định là một thể thống nhất, nghĩa là hộ gia đình đó sẽ ra quyết định vì mục tiêu tối đa hóa hàm hữu dụng của hộ Trong đó cha mẹ (hoặc người có vai trò chủ chốt trong hộ gia đình) chính là người đưa ra quyết định bao gồm cả các quyết định về việc giáo dục của trẻ em trong hộ

Giả sử một hộ gia đình bao gồm cha, mẹ, m người con gái và n người con trai Cha

mẹ được giả định là những người sống qua 2 thời kỳ Họ làm việc và sinh con trong thời kỳ đầu và nghỉ hưu ở thời kỳ thứ hai Trong thời kỳ đầu tiên, tiêu dùng của hộ gia đình bằng tổng thu nhập của hộ trừ đi các khoản đầu tư cho giáo dục của con cái Chính khoản đầu tư cho giáo dục ở thời kỳ thứ nhất này sẽ quyết định thu nhập của bố mẹ ở thời kỳ thứ hai thông qua các khoản chuyển giao trở lại từ chính thu nhập của những đứa trẻ Do đó, bố mẹ phải đánh đổi giữa tiêu dùng ở thời kỳ thứ nhất tương ứng với khoản đầu tư giáo dục cho con cái) với chi tiêu trong thời kỳ thứ hai Quyết định này của cha mẹ có thể được trình bày qua hàm hữu dụng sau:

Trong đó, Ci, c2 lần lượt là tiêu dùng của hộ ở thời kỳ thứ nhất và thời kỳ thứ hai;

Ydi, YSj lần lượt là thu nhập của người con gái thứ i và người con trai thứ j

Thu nhập của những người con ở thời kỳ thứ hai còn tùy thuộc vào số năm đi học của chúng ở thời kỳ thứ nhất và các yếu tố khác thuộc về bản thân những người con (Z) như gen di truyền, giới tính, khả năng bản thân

Trang 19

(2.2)

Ydl = Ydl(Sdl,Z0 và Ysj = Ysj(Ssj,Zj)

Trang 20

Thu nhập của những người con trong thời kỳ thứ hai được tính như sau:

Với Sdi, Ssj là trình độ học vấn của người con gái thứ i và người con trai thứ j; a, và

bj lần lượt là suất sinh lợi từ đầu tư cho giáo dục của người con gái thứ i và con trai thứ j Giả thiết đặt ra rằng chi tiêu của bố mẹ ở thời kỳ thứ hai phụ thuộc hoàn toàn vào chuyển giao thu nhập của con cái Phương trình chi tiêu ở thời kỳ thứ hai như sau:

V + T m w m + TfWf + EỈ=i(T d i - s di )w d + Ef =1(T sj - S s j)w s = c x + zr=i PS di + XỊU PS sj

(2.5)

vế trái của phương trình trên, thế hiện tổng thu nhập của hộ gia đình ở thời kỳ thứ nhất Trong đó V đại diện cho nguồn thu nhập không từ lao động; Tm, Tf là tổng thời gian tham gia vào thị trường lao động của cha và mẹ với mức lương lần lượt là wm và wf; Tdi, TSj

là tổng lượng thời gian của người con gái thứ i và người con trai thứ j và (Tdi - Sdi), (Tsj -

Ssj) lần lượt là thời gian người con gái thứ i và người con trai thứ j làm thêm kiếm thu nhập với mức lương là wd, ws p là chi phí trực tiếp cho việc đi học bao gồm học phí, sách giáo khoa, đồng phục vế phải của phương trình (2.5) chính là tổng chi tiêu của hộ gia đình ở thời kỳ thứ nhất bao gồm chi tiêu hộ gia đình và chi tiêu cho giáo dục của con cái Chúng ta giả thiết rằng chi phí của việc đi học giống nhau giữa các lớp và không có sự phân biệt nam

nữ

Đe tối đa hóa hàm hữu dụng của hộ gia đình, cha mẹ sẽ phải cân nhắc chi tiêu ở thời

kỳ thứ nhất cho giáo dục sao cho vẫn đảm bảo được khoản chi tiêu của hộ ở thời kỳ thứ hai

Vì vậy cha mẹ sẽ phải quyết định số năm đến trường của con gái và con trai Thay phương trình (2.2), (2.3), (2.4), (2.5) vào phương trình (2.1) Hàm hữu dụng của hộ gia đình được viết lại như sau:

u = (V + Tmwm + TfWf + ZgJTdiWd - (P + wd)Sdi] + Sf=1[Tsjws - (p + ws)Ssj],

2 ” 1 Mi s di + Z“=1 YjbjSsj, a,, sdi, bj, Ssj)

Trang 21

(2.6) Rút gọn phương trình (2.6), chúng ta có số năm đi học của trẻ sẽ là một hàm số dựa vào các yếu tố sau:

2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu của Huston (1995) về tỷ lệ chi tiêu giáo dục của hộ gia đình: khám phá tầm quan trọng của giáo dục Sử dụng bộ dữ liệu từ cuộc điều tra chi tiêu tiêu dùng năm

1990 -1991 với 661 hộ gia dinh Biến giải thích cho nghiên cứu bao gồm: thu nhập của hộ gia đình; tuổi, giới tính và trình độ học vấn của chủ hộ; quy mô hộ gia đình, khu vực địa lý,

số trẻ trong hộ gia đình, sắc tộc Tuổi tác và trình độ học vấn của chủ hộ, thu nhập, khu vực địa lý, sắc tộc và quy mô hộ gia đình là những nhân tố có tác động đến tỷ lệ chi tiêu giáo dục của hộ gia đình

Nghiên cứu đầu tiên được thực hiện bởi Glewwe và Partrinos (1999) sử dụng bộ dữ liệu khảo sát hộ gia đình giai đoạn 1992 - 1993 Họ tìm thấy rằng, thu nhập của hộ gia đình tăng thì chi tiêu cho giáo dục cùa hộ gia đình sẽ được nâng lên, và xu hướng này được thể hiện ở hộ gia đình ở thành thị, khi họ bỏ nhiều chi phí cho học tập của con cái họ (trên 79%) Họ cũng chỉ ra rằng, chi tiêu cho giáo dục có xu hướng chuyển từ miền Bắc xuống miền Nam và hộ gia đình dân tộc Hoa bỏ nhiều tiền chi cho giáo dục hơn so với dân tộc khác ( hơn 35% so với tổng chi tiêu của toàn quốc) Nghiên cứu cũng tính toán được chi cho giáo dục theo giới tính thì chi cho nữ giới thấp hơn 5% so với nam giới

Mauldin và cộng sự (2001) đã thực hiện nghiên cứu chi tiêu của cha mẹ dành cho giáo dục của con cái họ ở bậc tiểu học và trung học cơ sở trên căn cứ phân tích bộ dữ liệu có được từ khảo sát chi tiêu năm 1996 của Cục thống kê Lao động Hoa Kỳ Qua phân tích nghiên cứu khẳng định thu nhập sau thuế của cha mẹ càng cao thì họ càng sẵn lòng hơn trong chi tiêu giáo dục của con cái Các bậc cha mẹ trong nghiên cứu nhận thức được rằng

Trang 22

nếu họ đầu tư nhiều tiền cho việc học của con mình thì chính con của họ sẽ nhận được kết quả tốt đẹp trong tương lai về tri thức, chất lượng cuộc sống

Tilak, Jandhyala B.G (2002), nghiên cứu các yếu tố tác động đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình nông thôn ở Ản Độ Theo đó, Tilak đã ước lượng chi tiêu cho giáo dục cho đứa trẻ của các hộ gia đình nông thôn ở Ân Độ phụ thuộc vào các yếu tố như thu nhập của hộ, trình độ giáo dục và nghề nghiệp của chủ hộ, giới tính của trẻ, quy mô hộ gia đình, đẳng cấp và tôn giáo của hộ, các chỉ số phát triển của làng xã nơi hộ gia đình sống và các khoản trợ cấp Ket quả cho thấy thu nhập của hộ gia đình có tác động tích cực đối với chi tiêu cho giáo dục của trẻ, quy mô hộ gia đình làm tăng chi tiêu hộ gia đình nhưng mang tính gánh nặng, tiêu cực Các yếu tố còn lại không có ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến chi tiêu cho giáo dục của hộ

Meng Zhao và Paul Glewwe (2007), nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc nhập học của cá nhân trong hộ gia đình ở miền nông thôn ở Trung Quốc Nghiên cứu này cho rằng nhu cầu cho số năm đi học của hộ gia đình là một hàm các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí và lợi ích của việc học thêm gồm bốn nhóm: Đặc tính cá nhân của trẻ (giới tính, tuổi, tình trạng dinh dưỡng), đặc điểm hộ gia đình (trình độ học vấn của cha và mẹ, nhận thức về giáo dục giới tính của cha và mẹ, mong muốn của cha mẹ về trình độ đạt được của trẻ, chi tiêu bình quân), đặc điểm công cộng (khoảng cách từ nhả đến trường) và đặc điểm của trường học, giáo viên (học phí, số phòng thí nghiệm khoa học, thư viện, kinh nghiệm, lương của giáo viên) Bài nghiên cứu đã sử dụng hồi quy probit đế ước lượng số năm đi học của trẻ Ket quả của nghiên cứu này cho thấy tình trạng dinh dưỡng của trẻ và thu nhập của hộ gia đình có tác động tích cực đến số năm hoàn thành đi học của trẻ em Trình độ giáo dục và thái độ đối với giáo dục của trẻ của các bà mẹ cũng có tác động mạnh mẽ Các phòng thí nghiệm khoa học và kinh nghiệm của giáo viên cũng tác động tích cực đối với việc học của trẻ

Nghiên cứu của Qian và Smyth (2010) về chi tiêu giáo dục ở vùng thành thị Trung Quốc: tác động của thu nhập, các đặc điểm hộ gia đình và nhu cầu giáo dục trong và ngoài nước Dữ liệu được thu thập từ cuộc điều tra của China Mainland trên 32 thành phố thuộc lãnh thổ Trung Quốc năm 2003 Biển độc lập được sử dụng là biến thu nhập hộ gia đình, nghề nghiệp- trình độ học vấn cùa bố mẹ, số trẻ trong hộ gia đình, tình trạng hôn nhân của

bố mẹ, đặc điểm khu vực sinh sống Hộ gia đình có thu nhập càng cao, bố mẹ có trình độ học vấn càng cao và nghề nghiệp càng chuyên nghiệp thì chi tiêu giáo dục cho trẻ càng

Trang 23

nhiều Ngoài ra, tình trạng hôn nhân của bố mẹ, số trẻ trong hộ gia đình và đặc điểm khu vực sinh sống cũng có tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ

2.3.2 Các nghiên cứu trong nước

Luận án tiến sỹ kinh tế “Nghiên cứu thống kê tình hình phát triên giáo dục — đào tạo ở Việt Nam ” (2000) của NCS Hoàng Văn Cường - Trường Đại học Kinh tế quốc dân

Luận án đã hệ thống hóa các nội dung và các yếu tố cơ bản của công tác GD - ĐT; hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê phục vụ cho quản lý và phát triển ngành GD - ĐT Tác giả đã nghiên cứu các phương pháp thu thập thông tin trong ngành GD - ĐT Qua đó, phân tích tình hình phát triển GD - ĐT giai đoạn 1985 - 1998 Đồ xuất một số giải pháp nhằm phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt Nam Nghiên cứu này đã làm giàu thêm cơ sở lý luận và thực tiễn cho những ai muốn nghiên cứu về lĩnh vực GD - ĐT ở Việt Nam

Nghiên cứu của Dương (2004) đã khảo sát 360 hộ gia đình của 6 xã ở huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2001 Tác giả sử dụng mô hình logit tìm thấy trình độ học vấn và sự hỗ trợ giữa cha mẹ làm tăng việc lựa chọn trường học của con cái Hơn nữa, tác giả cũng chỉ ra vốn xã hội của gia đình, sự kết họp giữa tài chính và nguồn lực gia đình ảnh hưởng đáng ke đến trình độ học vấn của trẻ

Nghiên cứu của Đăng (2007) đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí học thêm cho các lớp học tại Việt Nam Tác giả sử dụng bộ dữ liệu khảo sát mức sống dân cư 1997-1998 và 1992-1993 Tác giả tìm thấy không có sự khác biệt về giới tính đối với chi phí cho học thêm Những sinh viên dân tộc thiểu số chi phí ít nhất cho việc học thêm và ngay cả chi phí cho các bậc học chính khóa Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng chi phí cho các bậc học chính khóa sẽ giảm xuống nếu như chất lượng của trường học được cải thiện

Luận văn thạc sĩ “Các nhản tố ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục: Nghiên cứu ở vùng Đông Nam Bộ” (2012) của tác giả Nguyên Thanh Son, Trường Đại học Kình tế Tp Hồ Chí Minh

Trình bày cơ sở lý luận về vai trò của giáo dục ở Việt Nam, hệ thống lý thuyết về hộ gia đình, vốn con người và hành vi của hộ gia đình Tác giả lựa chọn và đề xuất mô hình nghiên cứu của Tilak (các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu hộ gia đình của người dân vùng nông thôn Ấn Độ, 2002) Giả thiết nghiên cứu của mô hình cũng giả định chi tiêu hộ gia đình phụ thuộc vào các nhân tố như tổng chi tiêu, quy mô hộ gia đình, nơi sinh sống của hộ, các khoảng trợ cấp giáo dục, các đặc điểm chủ hộ (dân tộc, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn)

Trang 24

Luận văn thạc sĩ “Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình Miền Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung” (2014) của tác giả Nguyên Thị Hồng Hạnh, Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh

Luận văn hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về lựa chọn tiêu dùng, sự tác động của thu nhập đến tiêu dùng, lý thuyết về đầu tư giáo dục, hành vi ra quyết định của hộ gia đình Đe xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của các hộ gia đình Miền Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung cũng dựa vào mô hình nghiên cứu của Tilak (các yếu tố ảnh huởng đến chi tiêu hộ gia đình của người dân vùng nông thôn Ân Độ, 2002) Ket quả cho thấy các biến chi tiêu bình quân hộ gia đình, chi tiêu bình quân thực phẩm, chi tiêu y tế, dân tộc và trình độ học vấn, tuổi và tuối bình phương của chủ hộ, quy mô hộ gia đình, giới tính của trẻ, nơi sinh sống của hộ gia đình có ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục

Nghiên cứu về “Các yếu tồ ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của người dân ở Đồng bang Sông Cửu Long” (2014) của tác già Không Tiến Dũng và Phạm Lê Thông, Trường Đại học cần Thơ

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của người dân ỡ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) Bộ số liệu Điều tra mức sống dân cư

2010 (Vietnam Living Households Standard Survey) được sử dụng để phân tích Ket quả nghiên cứu cho thấy mức chi tiêu cho giáo dục hiện tại của người dân còn khá thấp so với các khoản mục chi tiêu thông thường khác Ngoài ra, có sự khác biệt giữa mức chi tiêu giữa các hộ dân ở thành thị và nông thôn, tuy nhiên không có sự khác biệt giữa các hộ dân ở các tỉnh, thành có mức thu nhập trung bình khác nhau ở ĐBSCL Bên cạnh đó, mô hình hồi quy kiểm duyệt Tobit chỉ ra rằng, các yếu tố quan trọng tác động đến mức chi tiêu cho giáo dục của người dân bao gồm: trình độ học vấn của chủ hộ, tuổi của chủ hộ, tổng thu nhập trong gia đình Các yếu tố như: học thêm, số người nam và người nữ đi học trong gia đình cũng góp phần làm tăng khoản chi tiêu này

Tóm lại, đã có nhiều nghiên cứu đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình ở các nước cũng như tại Việt Nam Hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng bộ dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình của quốc gia đế phân tích, chỉ một số ít nghiên cứu là sử dụng bộ dữ liệu thông qua khảo sát cá nhân Các tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến, mô hình logit hay tobit đe xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình Các kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình bao gồm đặc điểm chủ hộ (giới tính, tuổi, trình độ học vấn), yếu tố gia đình (thu nhập, chi

Trang 25

tiêu cho y tế, chi cho thực phẩm, truyền thống gia đình, quy mô hộ gia đình, ), yếu tố người học (cấp học, giới tính người học, học thêm, ) yếu tố xã hội (được trợ cấp giáo dục, ) Qua

đó, ta thấy được vẫn còn nhiều vấn đề mà các tác giả chưa đề cập đến như xác định các nhân

tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục theo từng loại hình trường học, theo khu vực, theo cấp học, chưa đánh giá được ổn định của các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục Đây là những hướng mới có thế nghiên cứu tại Việt Nam

KÉT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài Tác giả trình bày các khái niệm về hộ gia đình, khái niệm chủ hộ, chi tiêu cho giáo dục Trình bày các lý thuyết liên quan đến đề tài như lý thuyết về lựa chọn tiêu dùng, lý thuyết về tác động thu nhập đến chi tiêu, lý thuyết về đầu tư cho giáo dục, hành vi ra quyết định của hộ gia đình, mô hình lý thuyết về lựa chọn số năm đến trường của trẻ Tác giả cũng lược khảo các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài Mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình Những lý thuyết liên quan này là cơ sở để tác giả xây dựng khung phân tích và mô hình nghiên cứu

Trang 26

Sơ đồ 3.1: Khung phân tích

Nguồn: Tống họp của tác giả

3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN cứu

3.2.1 Mô hình lý thuyết

Houthakker (1957) đã xem xét ba dạng hàm để nghiên cứu các mô hình toán kinh tế giữa chi tiêu cho một loại hàng hóa cụ thể và tổng chi tiêu của hộ gia đình là tuyến tính, bán logarit và logarit kép Ông nhận định rằng dạng hàm tuyến tính không phù họp đế phản ánh các mối quan hệ trong chi tiêu và đã sử dụng dạng hàm logarit kép được phát triển từ lý thuyết đường cong Engel Mô hình toán có dạng cụ thể như sau:

log Yị = a i + Pị logX, + Yi log X 2

Trang 27

+S-Trong đó Yj là chi tiêu cho nhóm hàng hóa thứ I, X! là tổng chi tiêu, x2 là số lượng thành viên trong hộ gia đình E ilà sai số, a , /? là các hệ số được ước lượng từ mô

hình hồi quy OLS Với ß i ,y i chính là hệ số co giãn của tổng chi tiêu và quy mô hộ gia đình khi xem xét trong mối quan hệ với chi tiêu cho nhóm hàng thứ i

Trong nghiên cứu năm 1998 Ndanshau đã xây dựng mô hình ước lượng tổng quát cho chi tiêu hộ gia đình như sau:

C, ] =f(TEX r A r HS r Ed ] )

Trong đó Cy là phần chi tiêu của hộ gia đình thứ j dành cho hàng hóa I; TEXj là tổng chi tiêu của hộ gia đình thứ j; Aj, Edj lần lượt là tuổi và trình độ giáo dục của chủ hộ gia đình thứ j, HSj là quy mô (số thành viên trong hộ) của hộ gia đình thứ j Từ mô hình tổng quát trên, Ndanshau (1998) cũng đã đề xuất triển khai thành hai dạng mô hình gồm tuyến tính và lin-log

Dạng hàm tuyến tính cụ thể như sau:

c = a +ßTEX + y A + S HS + Y Ed + U

Dạng hàm lin-log cụ thể như sau:

c = a +ß log TEX + y log A + S HS + Y Ed + 11

Trong nghiên cứu các yếu tố tác động đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình nông thôn ở Ản Độ, Tilak (2002) nhận định rằng mối quan hệ giữa các nhân tố có khả năng tác động đến chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục với biến tồng chi tiêu hộ gia dinh cho giáo dục có thể được biểu diễn bằng dạng hàm tổng quát sau:

ln HHEX =a + ß i X i +£ i

Trong đó, ln HHEX là giá trị logarit của chi tiêu hàng năm của hộ gia đình cho giáo dục, X là các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục, ß là hệ số hồi quy tương ứng, a là hằng số và £ là sai số ước lượng Ket quả phân tích cho thấy các yếu

tố tổng chi tiêu của hộ gia đình, nơi sinh sống của hộ, trình độ học vấn của chủ hộ và các khoản trợ cấp cho giáo dục mà các gia đình nhận được

Trang 28

3.2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Mô hình nghiên cứu đề xuất:

Inchitieugiaoduc = Pũ + p^gioitinh + fi2dantoc + ị33tuoi + Ịìjịỉiocvan +/ĩ5honnhan + p6kvsinhsong + pytsnguoi + pQỈnchitieuyte

+ ịSglnchitieuthucpham + p^lntongchitieu + p^vung + £

Trong đó:

Ị3 ữ là hằng số,

P Ì : là các hệ số hồi quy (i = 1,2, ,11) e: là sai số

Bảng 3.1: Kỳ vọng của các biển trong mô hình

ST

T

vọng Nguồn

+

Khống Tiến Dũng

và Phạm Lê Thông (2014)

2 dantoc Dân tộc chủ hộ nhận giá trị 1 nếu

chủ hộ là dân tộc Kinh và nhận giá trị 0 nếu chủ hộ dân tộc khác. +

Khổng Tiến Dũng

và Phạm Lê Thông (2014)

3 tuoi Tuổi chủ hộ (tuổi)

+

Khống Tiến Dũng

và Phạm Lê Thông (2014)

4 hocvan

Học vấn chủ hộ đuợc định nghĩa:

0: Không có bằng cấp 1: Tiểu học 2: THCS 3: THPT

+

Khổng Tiến Dũng

và Phạm Lê Thông (2014)

Trang 29

4: Sơ cấp nghề 5: Trung cấp nghề 6: Trung cấp chuyên nghiệp 7: Cao đẳng nghề 8: Cao đẳng 9: Đại học 10: Thạc sĩ 11: Tiến sĩ 12: Khác

7 tsnguoi Tổng số người trong hộ (người)

+

Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2014)

8 lnchitieuyte

ln chi tiêu y tế năm 2014 (triệu

Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2014)

9 lnchitieuthucpham

ln chi tiêu thực phẩm năm 2014

Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2014)

10 lntongchitieu

ln tổng chi tiêu trong năm 2014

Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2014)

11 vung Vùng 1: ĐBSCL 2: ĐBSH

3: Trung du MNPB

+ Bổ sung

Trang 30

3.2.3.1 Chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình

Chi tiêu cho giáo dục bình quân của hộ gia đình trong 12 tháng qua được tính bằng tống các khoản đóng góp và chi phí gồm các khoản đóng cho nhà trường như học phí theo quy định, học phí học trái tuyển, các khoản đóng góp cho nhà trường, các quỷ phụ huynh, quỷ học sinh ; các khoản mua sắm vật dụng học tập như quần áo đồng phục và trang phục, dụng cụ học tập như sách, vở, viết ; chi phí học thêm các môn thuộc chương trình quy định; chi phí đào tạo giáo dục khác như học chứng chỉ nghề, học chứng chỉ ngoại ngữ ; các chi phí khác như đi lại, nhà trọ, bảo hiểm

3.2.3.2 Giới tính chủ hộ

Người chủ hộ trong gia đình Việt Nam thường là trụ cột, chủ lực trong gia đinh về mặt kinh tể và thường là người quyết định cuối cùng đến một vấn đề nào đó của hộ gia đình Theo truyền thống phương Đông, người đàn ông thường xem trọng sự nghiệp, có tư tưởng cầu tiến, tiếp xúc nhiều với văn hóa tiên tiến nên họ nhận thức được việc chỉ có học tập mới có thể nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống tương lại Khi họ đóng vai trò là chủ

hộ thì họ cũng mong muốn con cái của họ đạt được những thành công, tạo được thu nhập tốt nên họ sẽ đầu tư nhiều vào giáo dục của con em

Tuy nhiên, nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ lệ chi tiêu giáo

dục của hộ gia đình ở vùng đồng bằng sông Cửu Long của Diệp Năng Quang (2008) cho

thấy chủ hộ là nữ giới có ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục trung học của các hộ vùng này hơn chủ hộ là nam giới

3.2.3.3 Dân tộc chủ hộ

Nước ta có nhiều dân tộc, với mỗi dân tộc có nhiều tập quán, quan điểm sống và nhận thức khác nhau Dân tộc Kinh và Hoa tập trung nhiều ở vùng đồng bằng nên dễ dàng tiếp thu những văn hóa mới, nhận thức của học thường cao hơn các dân tộc khác Thu nhập của dân tộc Kinh và Hoa cũng cao hơn so với các dân tộc khác Chính vì thế, họ thường đầu

tư cho giáo dục nhiều hơn các dân tộc khác

3.2.3.4 Tuôi chủ hộ

3.2.3 Giải thích ý nghĩa các biến và kỳ vọng

Trang 31

Ngày nay, khi cuộc sống được nâng cao, người dân thường tập trung vào phát triển

sự nghiệp vững vàng nên thường lập gia đình muộn hơn những người không có đi học cao và

vì thế nhận thức của họ cũng cao hơn

Tuổi của chủ hộ là nhân tố thể hiện tuổi đời của chủ hộ tại thời điểm khảo sát Theo Mauldin và cộng sự (2001) trong nghiên cứu của mình đã cho thấy rằng các chủ hộ mà có tuổi càng cao thì sẽ chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn các hộ gia đình ít tuổi hơn

3.2.3.5 Học vấn chủ hộ

Theo các nghiên cứu của Meng Zhao, Paul Glewwe (2007), cho thấy trình độ học vấn của cha mẹ có ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục và tác động này là tác động tích cực đến học vấn của trẻ Nghiên cứu của Aysit Tansel (1999) thì cho thấy số năm đi học của người mẹ có tác động tích cực đến thành tựu học tập của trẻ

Khi trình độ học vấn của bố mẹ càng cao thì họ càng nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục đối với vốn nhân lực trong tương lai Nên Tilak (2002), nhận định rằng trình độ học vấn của chủ hộ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình Nghiên cứu của Trần Thanh Sơn (2012), cũng cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì chi tiêu cho giáo dục càng nhiều

3.2.3.6 Tình trạng hôn nhân

Tình trạng hôn nhân của chủ hộ cũng là một trong những tác nhân tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình Hộ gia đình với chủ hộ có đầy đủ vợ chồng họ sằn lòng chi tiêu giáo dục nhiều hơn hộ gia đình với chủ hộ đơn thân Chủ hộ đơn thân chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất, trong kill hộ gia đình có đầy đủ vợ/chồng có thêm sự hỗ trợ thu nhập từ người vợ/chồng còn lại Ket quả nghiên cứu từ Mauldin và cộng sự (2001) cho thấy hộ gia đình có bố mẹ đơn thân chi tiêu cho giáo dục của con trẻ ít hơn hộ gia đình có đầy đủ bố mẹ Tình trạng hôn nhân còn đầy đủ vợ/chồng của chủ hộ được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình

3.2.3.7 Khu vực sinh song

Khu vực sinh sống của hộ gia đình thể hiện ở địa chỉ đăng ký thường trú của hộ và địa chỉ này nằm ở khu vực nông thôn hay thành thị

Quian và Smyth (2010) cho rằng các hộ gia đình sống ở vùng thành thị sằn lòng chi cho giáo dục nhiều hơn các hộ sống ở nông thôn Do sự khác biệt về thu nhập giữa nông thôn

và thành thị, cũng như các điều kiện về cơ sở vật chất như đường xá, trường học Ngoài ra, ở thành thị không những có nhiều trường, lớp khác nhau để lựa chọn mà còn có nhiều các

Trang 32

trung tâm đào tạo các kỹ năng khác

3.2.3.8 Qui mô hộ gia đình

Quy mô hộ gia đình là tồng số người trong một hộ Quy mô hộ gia đình cũng có thể ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình Khi hộ gia đình có càng nhiều thành viên thì chi phí cho giáo dục của hộ càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu học của các thành viên Điều này đã được chứng minh qua nghiên cứu của Tilak (2002) Tuy nhiên, chi phí cho giáo dục của hộ gia đình tăng vì quy mô hộ gia đình lớn lại gánh nặng nhân khẩu khi đó làm chi phí cho giáo dục tăng theo hướng tiêu cực

3.2.3.9 Chi tiêu bình quân hộ gia đình

Trong các nghiên cứu trên, hầu hết các nhà nghiên cứu khi đề cập đến nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình thì luôn cho rằng thu nhập của hộ gia đình nên xem xét đầu tiên Như Meng Zhao, Paul Glewwe (2007), Aysit Tansel (1999) hay Tilak (2002) cho rang thu nhập của hộ gia đình có ảnh hưởng tích cực đến chi tiêu giáo dục của hộ Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung và vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung nói riêng, việc sử dụng biến thu nhập để khảo sát ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục thường không thật sự khách quan Việc thống kê số liệu liên quan đến thu nhập thường không chính xác do tính minh bạch trong vấn đề kê khai, người ta thường kê khai không đúng về thu nhập của mình Vì vậy mà hầu hết các nghiên cứu liên quan đến thu nhập ở Việt Nam thường sử dụng biến chi tiêu đe thay thể Việc điều tra số liệu về chi tiêu sẽ dễ dàng hơn và chính xác hơn Tổng chi tiêu còn thể hiện khả năng thanh toán thực tể và phụ thuộc vào thu nhập thực tế của hộ gia đình Với nhân tố này, chúng ta kỳ vọng rằng hộ gia đình có tổng chi tiêu hay chi tiêu bình quân càng cao thì cũng chi tiêu cho giáo dục càng cao và ngược lại

3.2.3.10 Chi tiêu cho V tế

Chi tiêu cho y tế là một loại chi tiêu đặc biệt Ngoài chi cho các loại bảo hiếm thì các chi tiêu cho y tế khác đều không do mong muốn của hộ gia đình Chi phí để khám, chữa bệnh thường rất cao, đôi khi làm khánh kiệt kinh tể của hộ gia đình Xem xét ảnh hưởng của chi tiêu y tế đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình nhằm làm sáng tỏ liệu một trẻ mà

có chi phí cho y tế cao thì chi tiêu cho giáo dục có giảm hay không? Ngoài ra, biến bảo hiểm

y tế cũng được đưa vào mô hình đế xem xét khi hộ gia đình mua bảo hiểm cho trẻ thì chi tiêu cho y tế có tăng hay giảm và từ đó ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục như thế nào

3.2.3.11 Chi tiêu cho thực phàm

Ngày đăng: 01/11/2017, 22:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Ngọc Nhậm và cộng sự , 2007. Giảo trình Kinh tế lượng. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảo trình Kinh tế lượng
2. Hoàng Văn Cường, 2000. Nghiên cứu thông kê tình hình phát triền giáo dục - đào tạo ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tể Trường Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thông kê tình hình phát triền giáo dục - đào tạo ở Việt Nam
4. Nguyễn Hoàng Bảo, 2010. Tài liệu giảng dạv môn học Phương pháp nghiên cứu kinh tế. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu giảng dạv môn học Phương pháp nghiên cứu kinh tế
5. Nguyễn Thanh Sơn, 2012. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục: Nghiên cứu ở vừng Đông Nam Bộ. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục: Nghiên cứu ở vừng Đông Nam Bộ
6. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2014. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình Miền Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung. Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình Miền Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung
7. Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự, 2010. Tài liệu giông dạy môn học Kinh tế lượng ứng dụng. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu giông dạy môn học Kinh tế lượng ứng dụng
8. Phạm Chí Cao và Vũ Minh Châu, 2010. Giáo trình Kinh tế lượng ứng dụng. Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế lượng ứng dụng
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
9. Phạm Lê Thông, 2011. Anh hưởng của học vấn đến thu nhập của người lao động ở vùng ĐBSCL. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 9 (412), trang 63-69.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anh hưởng của học vấn đến thu nhập của người lao động ở vùng ĐBSCL
10. Becker. G.s, 1993. Human Capital - A theoretical and Empirical Analysis, with Special Reference to Education. Thrid Edition. London: the University of Chicago Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Human Capital - A theoretical and Empirical Analysis, with Special Reference to Education
11. Glewwe. p. and Patrinos, H., 1999. The role of the private sector in education in Vietnam: Evidence from Vietnam Living Standards Survey. World development, 27(5), p:887-902 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The role of the private sector in education in Vietnam: Evidence from Vietnam Living Standards Survey
12. Huston, s. J., 1995. The household education expenditure ratio: exploring importance of education. Journal of the family economicsand resource management division of AAFCS, 1:51-56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The household education expenditure ratio: exploring importance of education
13. Lassible, G., 1994. Towards a standardized definition of education xpenditure. Paris: United Nations Education, Scientific and Cultural Organization Sách, tạp chí
Tiêu đề: Towards a standardized definition of education xpenditure
14. Mauldin, T et al, 2001. Parental expenditures on children's education. [pdf]. Available through: Proquest Database [Accessed on March 29, 2012] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Parental expenditures on children's education
16. Quian, J. and Smyth, R., 2010. Educational expenditure in Urban China: Income Effects, Family Charactistics and the Demand for Domestic and Overseas Education. Applied Economics, p: 1-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Educational expenditure in Urban China: "Income Effects, Family Charactistics and the Demand for Domestic and Overseas Education
17. Tilak, J.B.G, 2002. Determinants of household expenditure on education in rural India.[pdf]. Accessed through: Eldis.org database [Accessed on October 23, 2011] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants of household expenditure on education in rural India.[
3. Khổng Tiến Dũng và Phạm Lê Thông, 2014. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học cần Thơ, số 31, p. 81-90 Khác
15. Meng Zhao và Paul Glewwe, 2007. What determines basic school attainment in developing countries? Evidence from rural China, Economics of Education Review, 29 (2010), 451 - 460 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w