"Tôi chọn cách im lặng để đỡ va chạm"’ 26/10/2010 20:32:30 - "Biết mà không nói được ra thì nó bức bối, khó chịu lắm. Khi người ta nói PhanBộiChâu theo Nhật, bức xúc lắm chứ, nhưng phải nén lại để làm cái việc lớn hơn là phải tìm hiểu nhiều hơn ." - PGS.TS Sử học Chương Thâu. Không phải ngẫu nhiên mà bạn bè trong và ngoài nước gọi ông là nhà PhanBộiChâu học. Bằng những nghiên cứu sâu rộng, bằng trái tim và nhiệt huyết của cả đời mình ông đã góp phần dựng lại bức chân dung sinh động nhất về nhà văn hóa, nhà yêu nước PhanBội Châu. Việc tay trái trở thành nghiệp cả đời Điều gì đã khiến ông chọn nghiên cứu về PhanBội Châu? Quê tôi ở Nghệ Tĩnh, là nơi có truyền thống yêu nước sâu sắc. Thế hệ cha chú của tôi chịu nhiều ảnh hưởng từ nhà yêu nước PhanBội Châu. Cụ có tiếng học giỏi, có tài văn thơ, có những lời kêu gọi rất hay, có những tác phẩm ảnh hưởng đến đời sống văn hoá của người dân miền Trung . Người Nghệ Tĩnh không ai là không thuộc vài bài thơ của cụ: Ái quốc ca, Nam Hải bô thần ca . Tuổi thơ tôi đã lớn lên trong không khí đó nên tự tâm mình có sự kính yêu cụ. Rồi khi về công tác tại khoa Sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, được gặp những ông thầy yêu nước như Đặng Thai Mai, Cao Xuân Huy, Trần Huy Liệu . Các cụ nhìn thấy ở tôi, một anh đồ Nghệ có tố chất làm nghiên cứu nên đã giao cho nghiên cứu về PhanBội Châu. Nghĩa là ông được giao nhiệm vụ này? Nói là giao, tức là các thầy giao miệng cho mình thôi. Trong khi trò chuyện các cụ bảo, các mảng khác đã có nhiều người nghiên cứu rồi, cậu nên làm về PhanBội Châu. Tôi thấy điều đó cũng hợp với mình. Chứ không phải có đề tài, rồi tiền ngân sách để làm? Không hề có. Đó là mình nghe nói thế thì tự đặt ra sứ mạng như vậy. PhanBộiChâu đi đến đâu thì tôi phải đi đến đấy, đặc biệt ở Trung Quốc thì tôi cày nát những chỗ nào cụ đã đến: Quảng Châu, Hàng Châu, Hồ Nam, nơi thành lập Việt Nam Quang phục hội . Khắp đất nước nơi nào có dấu vết của cụ tôi đều đi hết. Sau năm 1975, tôi còn sục sạo trong Nam, vào Huế, vào các kho sách để tìm. Và cũng một mình lủi thủi thế thôi. Năm 1999, tôi sang Pháp mấy tháng để tìm tư liệu. Cũng là bỏ tiền túi để đi. Do cái tâm mình, yêu cụ, tự ý thức được đã là người nghiên cứu sử học, mình phải có trách nhiệm nói rõ cho mọi người biết cụ là người như thế nào. Nếu chưa làm được là mình còn nợ. Như vậy có thể nói đây là việc tay trái của ông, còn công việc chính vẫn là giảng dạy? Đúng vậy, việc chính của tôi vẫn là giảng dạy lịch sử Việt Nam, tôi được phân công nghiên cứu giai đoạn 1897 - 1918. Nhiệm vụ vẫn phải làm vì có định mức, định lượng và kế hoạch rõ ràng rồi. Còn PhanBộiChâu là sự say mê khác, mình làm với tư cách cá nhân, tự nguyện làm đến suốt đời. Nhưng cuối cùng đó mới là sự nghiệp chính của mình. Như vậy thì vất vả quá! Thời bao cấp tôi phải đi dạy bổ túc, dịch, rồi đi nói chuyện . làm nhiều việc lắm nhưng bao giờ cũng đau đáu trong đầu phải tìm và nói hết chân dung PhanBội Châu. Trên nhiều phương diện, PhanBộiChâu là nhà văn hoá tiêu biểu của đất nước thế kỷ XX. Tư tưởng PhanBộiChâu bao quát được cả những tư tưởng Khổng giáo, Đạo giáo, Phật giáo, về Kinh Dịch ai bằng được cụ. Thế hệ chúng tôi được học bài bản nhưng cũng không hiểu hết được. Chưa ai viết được nhân sinh triết học như cụ đã viết. Làm sử là sống với người chết Hẳn ông đã hài lòng với kết quả nghiên cứu của mình về PhanBội Châu? Người cháu đích tôn của cụ PhanBộiChâu có viết trong quyển Đông du: "Rất cảm ơn chú Chương Thâu - nói lái lại tiếng Nghệ là Châu Thương, cụ PhanBộiChâu thương chú và chú cũng rất thương cụ". Cũng chưa thực sự hài lòng vì còn thiếu những tác phẩm lớn, những cái chốt trong tư tưởng PhanBội Châu. Ví dụ, mảng Phật giáo còn cuốn Phật học đăng mới tìm được một nửa. Hay Lịch sử tư tưởng Đông Nam Á cũng bị thất truyền. Chẳng biết mình còn sống được bao lâu nữa nhưng vẫn cố gắng tìm kiếm. Vậy sau ông còn ai nghiên cứu tiếp về PhanBội Châu? Tôi đã đào tạo bao nhiêu thế hệ, hướng dẫn bao nhiêu luận án, nhiều người làm tiến sĩ xong thì ra làm quan, không theo con đường nghiên cứu nữa. Đó là điều đáng buồn nhất của tôi. Thế hệ các thầy Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu còn may mắn có những học trò nhất tâm đi theo khoa học như lứa chúng tôi. Sau tôi thì chưa có. Mà việc nghiên cứu càng về sau càng khó vì nhân chứng mất đi, các di sản vật chất và phi vật thể cũng mất dần đi. Thời chúng tôi rất thuận lợi, nói đến cụ Phan là ai cũng sẵn sàng giúp đỡ cả. Có bà cả đêm đọc cho tôi chép gần 400 câu thơ trong quyển Quốc sử bình diễn ca. Thế hệ sau chỉ có thể đứng trên vai tôi, trên bộ 12 tập này mà đi tiếp thôi, chứ không thể làm lại được nữa. Cũng may đã sinh tôi ra để làm việc này. Theo ông, với người nghiên cứu sử, điều gì quan trọng nhất? Sử là sống với người chết. Người chết thì không nói lại được, nên mình phải nói đúng những gì người ta có. Bôi đen cũng không được mà tô vẽ lên cũng không được. Người nghiên cứu sử, trước hết là phải có cái tâm, phải khách quan, trung thực và phải có tình, phải yêu mến nhân vật của mình. Nói thật khi cụ Phan nói: "Nay đến lúc tử thần chờ trước cửa, có vài lời ghi nhớ về sau" mình có thể khóc được. Tại sao cụ lại nói được những câu khổ như thế? Tôi nhớ có câu chuyện về nhà viết sử Trung Quốc được vua đề nghị sửa một ý trong sách nhưng ông ta thà chết chứ không chịu nói sai sự thật. Nếu ông là người đó, ông sẽ làm gì? Tôi thì chọn cách im lặng để đỡ va chạm. Dù mình biết sự im lặng cũng là hèn, là thua những người trước kia dám nói những điều thẳng thắn . Biết mà không nói được ra thì nó bức bối, khó chịu lắm. Khi người ta nói PhanBộiChâu theo Nhật, bức xúc lắm chứ, nhưng phải nén lại để làm cái việc lớn hơn là phải tìm hiểu nhiều hơn, đến thời điểm này mới nói được. Sau này tôi cũng có nghiên cứu vềPhan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng . nhằm làm rõ sự nghiệp của các cụ. Chưa làm được là còn thấy mình mắc nợ. Ông hay nói đến sự mắc nợ? Thì nợ nước, nợ đời còn lắm lắm. Có cái nợ lớn nhất mà chưa trả được là với vợ con. Tôi có gia đình rất tốt. Bà ấy là người chịu đựng, cho tôi làm hết tất cả mọi thứ theo ý thích. Còn bà ấy lo việc gia đình, từ giáo dục con cái, nhà cửa, đất đai, tất tần tật do bà ấy lo cả. Các nhà khoa học bây giờ đều như thế cả thôi, nếu bắt phải chú tâm vào chuyện cơm áo gạo tiền thì không có thì giờ để làm việc mình theo đuổi. Khi được người vợ thông cảm như thế thì đúng là hạnh phúc. Xin cảm ơn ông và chúc ông luôn hạnh phúc! PGS.TS Chương Thâu sinh năm 1935, nguyên là trưởng phòng Lịch sử cận đại Việt Nam, Viện Sử học. Năm 1953, ông học Sư phạm Trung Văn ở khu học xá Nam Ninh. Năm 1956, ông ra trường và được phân công về Đại học Tổng hợp, khoa Sử. Sau đó chuyển về công tác ở UBKHXH (nay là Viện KHXHVN) nghiên cứu về lịch sử tư tưởng, lịch sử Việt Nam. Nhật Minh (thực hiện) Nguồn http://www.baomoi.com/Home/XaHoi/bee.net.vn/Toi-chon-cach-im- lang-de-do-va-cham/5083163.epi . dung Phan Bội Châu. Trên nhiều phương diện, Phan Bội Châu là nhà văn hoá tiêu biểu của đất nước thế kỷ XX. Tư tưởng Phan Bội Châu bao quát được cả những tư. mình về Phan Bội Châu? Người cháu đích tôn của cụ Phan Bội Châu có viết trong quyển Đông du: "Rất cảm ơn chú Chương Thâu - nói lái lại tiếng Nghệ là Châu