1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS

102 5,3K 80
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN MÔN ĐỊA CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Hà Nội, tháng 7/ 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC ĐỖ ANH DŨNG (Chủ biên) PHẠM THỊ SEN-NGUYỄN TRỌNG ĐỨC TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN ĐỊA CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán) 2 Danh mục các chữ viết tắt GDPT Giáo dục phổ thông PPCT Phân phối chương trình KT- KN Kiến thức, kĩ năng SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên HS Học sinh GV Giảng viên BCV Báo cáo viên KTĐG Kiểm tra đánh giá THCS Trung học cơ sở 3 MỤC LỤC Trang Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Nội dung 1.1. Giới thiệu chương trình và tài liệu tập huấn 3 Nội dung 1.2. Khái quát về tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN 5 I. Lý do biên soạn tài liệu 7 II. Mục đích biên soạn tài liệu 9 III. Cấu trúc tài liệu 25 IV. Yêu cầu của việc sử dụng tài liệu 23 Phần thứ hai TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KT-KN THÔNG QUA CÁC PPDH VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC Nội dung 2.1. Giới thiệu một số kĩ thuật dạy học môn học 40 Nội dung 2.1. Tổ chức dạy học theo chuẩn KT-KN thông qua các PPDH và kĩ thuật dạy học tích cực 50 I. Những nguyên tắc định hướng dạy học theo chuẩn KT-KN 55 II. Tổ chức dạy học theo chuẩn KT-KN của môn học đối với cấp THPT 60 1. Quan hệ giữa Chuẩn KT-KN, SGK và Chương trình GDPT môn Địa 65 2. Sử dụng Chuẩn KT-KN để xác định mục tiêu tiết dạy 67 3. Nghiên cứu SGK để xác định kiến thức minh họa cho chuẩn KT-KN 70 4. Vận dụng PPDH và kĩ thuật dạy học tích cực để giảng dạy các đơn vị chuẩn KT-KN 79 5. Phân tích một số giáo án minh hoạ 80 Nội dung 2.3. Tổ chức KTĐG theo chuẩn KT-KN 85 I. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn học 89 II. Quan niệm đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn học 90 III. Yêu cầu đổi mới công tác KTĐG theo chuẩn KT-KN của môn học 95 IV. Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN 100 V. Một số đề kiểm tra minh họa 105 Phần thứ ba HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC TẬP HUẤN TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG PHỤ LỤC 4 Lời giới thiệu ( 01trang) 5 Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG (Lãnh đạo Vụ viết) Nội dung 1.1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG I - Mục tiêu tập huấn: Sau khi tập huấn, học viên sẽ đạt được: 1. Về kiến thức 2. Về kĩ năng 3. Về thái độ II. Nội dung tập huấn 1. Giới thiệu nội dung Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học. 2. Hướng dẫn tổ chức dạy theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học qua áp dụng các kỹ thuật dạy - học tích cực. 3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng. 4. Hướng dẫn tổ chức công tác tập huấn tại các địa phương. II. Giới thiệu tài liệu tập huấn Nội dung 1.2: KHÁI QUÁT VỀ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG I. Lý do biên soạn tài liệu II. Mục đích biên soạn tài liệu III. Cấu trúc tài liệu IV. Yêu cầu của việc sử dụng tài liệu 6 Phần thứ hai TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KT-KN THÔNG QUA CÁC PPDH VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC Nội dung 2.1 . GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC MÔN HỌC MÔN ĐỊA I. Dạy học nhóm Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên gọi khác nhau như dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ. Dạy học nhóm không phải một phương pháp dạy học cụ thể mà là một hình thức xã hội, hay là hình thức hợp tác của dạy học. Cũng có tài liệu gọi đây là một hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo nhiệm vụ cần giải quyết trong nhóm mà có những phương pháp làm việc khác nhau được sử dụng. Khi không phân biệt giữa hình thức và PPDH cụ thể thì dạy học nhóm trong nhiều tài liệu cũng được gọi là PPDH nhóm. Số lượng HS trong một nhóm thường khoảng 4-6 HS. Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một bài hay một chủ đề chung. Dạy học nhóm được áp dụng cho nhiều vấn đề, nội dung giảng dạy của môn Địa lí. Tuy nhiên đối với các vấn đề có cấu trúc tương tự nhau, nhưng có liên quan với nhau về cấu trúc chung, mỗi nhóm độc lập giải quyết một vấn đề; hoặc các vấn đề tổng hợp đòi hỏi tính khái quát cao thì dạy học theo nhóm phù hợp hơn cả. Ví dụ 1: Trong dạy học Địa 9 Để tìm hiểu Các ngành công nghiệp trọng điểm nước ta, giáo viên có thể chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một vài ngành trên cấu trúc giống nhau: hiện trạng phát triển, phân bố (tên các nhà máy, trung tâm công nghiệp). Ví dụ 2. Lập sơ đồ về cơ cấu ngành dịch vụ nước ta. Ở mức độ cao, có thể đề ra những nhiệm vụ cho các nhóm HS hoàn toàn độc lập xử lý các lĩnh vực đề tài và trình bày kết quả của mình cho những HS khác ở dạng bài giảng. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học nhóm Ưu điểm: Phát huy tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm của HS; Phát triển năng lực cộng tác làm việc; Phát triển năng lực giao tiếp; Hỗ trợ qúa trình học tập mang tính xã hội; Tăng cường sự tự tin cho HS;Phát triển năng lực phương pháp; Dạy học nhóm tạo khả năng dạy học phân hoá; Tăng cường kết quả học tập. Nhược điểm: Dạy học nhóm đòi hỏi thời gian nhiều; Công việc nhóm không phải bao giờ cũng mang lại kết quả mong muốn; Trong các nhóm chưa được luyện tập dễ xảy ra hỗn loạn. 7 Những chỉ dẫn đối với giáo viên Nếu muốn thành công với dạy học nhóm thì người GV phải nắm vững phương pháp thực hiện. Dạy học nhóm đòi hỏi GV phải có năng lực lập kế hoạch và tổ chức, còn HS phải có sự hiểu biết về phương pháp, được luyện tập và thông thạo cách học này. Khi lập kế hoạch, công việc nhóm phải được phản ánh trong toàn bộ quá trình dạy học. Ví dụ cần phải suy nghĩ xem cần sự hướng dẫn của GV như thế nào để các nhóm có thể làm việc một cách hiệu quả. Điều kiện để HS đạt được thành công trong học tập cũng là phải nắm vững các kĩ thuật làm việc cơ bản. Thành công của nhóm còn phụ thuộc vào việc đề ra các yêu cầu công việc một cách rõ ràng và phù hợp. Sau đây là các câu hỏi kiểm tra dùng cho việc chuẩn bị dạy học nhóm: • Chủ đề có hợp với dạy học nhóm không? • Các nhóm làm việc với nhiệm vụ giống nhau hay khác nhau? • HS đã có đủ kiến thức, điều kiện cho công việc nhóm chưa? • Cần trình bày nhiệm vụ làm việc nhóm như thế nào? • Cần chia nhóm theo tiêu chí nào? • Cần tổ chức phòng làm việc, kê bàn ghế như thế nào? Một số chú ý trong khi thực hiện dạy học nhóm: • Cần luyện tập cho HS quy tắc làm việc nhóm. • Trao đổi về tiến trình làm việc nhóm. • Luyện tập về kĩ thuật làm việc nhóm. • Duy trì trật tự cần thiết trong làm việc nhóm. • GV quan sát, hỗ trợ các nhóm HS • Giúp ổn định các nhóm làm việc khi cần thiết. II. Kĩ thuật XYZ Là một kĩ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm. X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là phút dành cho mỗi người. Trong giảng dạy Địa kĩ thuật này thường sử dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đề giải thích, phân tích hoặc đưa ra các ý kiến của mình về một vấn đề địa tự nhiên hay kinh tế- xã hội, . Ví dụ: Kĩ thuật XYZ thực hiện như sau: - Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 2 ý kiến về giải pháp giải quyết việc làm ở nước ta (Chủ đề Địa dân cư - Địa 9 chuẩn) trên một tờ giấy trong vòng 1 phút và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh, tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng khác. - Con số X-Y-Z có thể thay đổi. Sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến. 8 - Trong quá trình thực hiện kĩ thuật này, GV cần chú ý đến thời gian thực hiện, các ý kiến trùng lặp nhau. III. Kĩ thuật đặt tiêu đề cho một đoạn văn Một đoạn văn có nội dung thông tin nhất định, thông qua việc đọc kĩ một đoạn văn người đọc có thể tìm ra nội dung cốt lõi nhất và đặt tên tiêu đề cho đoạn văn đó. Tìm được tiêu đề đặt tên cho đoạn văn tức là người đọc đã hiểu được đoạn văn. Kĩ thuật này thường dùng trong các bài, các mục có nội dung dài viết dưới dạng văn bản, thay bằng giáo viên giảng giải hoặc phát vấn thì GV dùng kĩ thuật này để phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong giảng dạy. Ví dụ: Bài 31. Đặc điểm khí hậu Việt Nam (Địa 8) Thay vì GV phát vấn: Dựa vào SGK cho biết các tính chất chất nhiệt đới gió mùa ẩm được biểu hiện như thế nào? GV cho HS đọc cả mục đó và cho biết mục đó nói về những đặc điểm gì của khí hậu nước ta? Trình bày cụ thể các đặc điểm đó. HS đọc đoạn văn và dễ dàng chỉ ra được đoạn văn nói về tính chất nhiệt đới, gió mùa ẩm của nước ta. Sau đó, HS trình bày cụ thể. IV. Kĩ thuật tia chớp Kĩ thuật tia chớp là một kĩ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi để cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp!) ý kiến của mình về câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề. Quy tắc thực hiện: - Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào khi các thành viên thấy cần thiết và đề nghị; - Lần lượt từng người nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi đã thoả thuận. - Mỗi người chỉ nói ngắn gọn 1-2 câu ý kiến của mình; - Chỉ thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến. Kĩ thuật này được sử dụng khá phổ biến trong quá trình dạy học, ứng dụng vào tất cả các môn học. V. Kĩ thuật “3 lần 3” Kĩ thuật “3 lần 3“ là một kĩ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham gia tích cực của HS. Cách làm như sau: - HS được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một vấn đề nào đó (nội dung buổi thảo luận, phương pháp tiến hành thảo luận .). - Mỗi người cần viết ra: 3 điều tốt; 3 điều chưa tốt; 3 đề nghị cải tiến. - Sau khi thu thập ý kiến thì xử lý và thảo luận về các ý kiến phản hồi. 9 Trong giảng dạy Địa kĩ thuật này thường được sử dụng đối với các vấn đề nêu ưu điểm, nhược điểm hoặc đánh giá thuận lợi khó khăn của một nguồn lực nào đó trong phát triển kinh tế -xã hội, . Ví dụ: Mỗi HS nêu lên 3 đặc điểm tốt của lao động nước ta, 3 hạn chế của nguồn lao động và 3 giải pháp để sử dụng nguồn lao động hợp (Địa 9). VI. Lược đồ tư duy Lược đồ tư duy (còn được gọi là bản đồ khái niệm) là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Lược đồ tư duy có thể được viết trên giấy, trên bản trong, trên bảng hay thực hiện trên máy tính. Cách làm: Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề. Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA. Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh. Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường. Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo. Đối với môn Địa lược đồ tư duy có thể ứng dụng trong nhiều nội dung giảng dạy: tóm tắt nội dung, ôn tập một chủ đề; trình bày tổng quan một chủ đề bằng sơ đồ; ghi chép khi nghe bài giảng. Ví dụ: Bài 25. Địa 8 GV có thể yêu cầu HS lập sơ đồ về lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam. VII. Dạy học theo dự án Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được. Một trong những quan điểm xây dựng và phát triển chương trình môn Địa ở trường THPT là tăng tính hành dụng, tính thực tiễn của chương trình và quan tâm đến những vấn đề về địa địa phương; vì vậy Địa môn học mà nội dung gắn bó chặt chẽ với thực tiễn. Đặc biệt chương trình Địa lớp 8,9 (Địa Việt Nam) đề cập một cách khá đầy đủ về đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế, các vùng lãnh thổ của Việt Nam. Ngoài ra, chương trình còn dành một thời gian thích hợp cho phần địa địa phương (tỉnh/thành phố). Từ đặc trưng nội dung môn học cho thấy hình thức dạy học theo dự án có thể sử dụng được và sử dụng có hiệu quả trong giảng dạy và học tập Địa lí. Hình thức dạy học này sẽ tạo điều kiện cho học sinh gắn với thực tiễn, kết hợp thuyết với thực hành và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn; từ đó góp phần hình thành và phát triển các năng lực của học sinh như năng lực hoạt động, tham gia, hoà nhập với cộng đồng và biết vận dụng kiến thức, kĩ năng của môn Địa để giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. 10 [...]... để giảm tải khối lượng kiến thức, chống dạy thêm, học thêm tràn lan; giải pháp hiệu quả để đổi mới PPDH và KTĐG; ứng dụng kiến thức học được vào thực tế cuộc sống - Sinh hoạt chuyên môn, tổ nhóm; bồi dưỡng chuyên môn bám sát vào chuẩn KT-KN II Tổ chức dạy học theo chuẩn KT-KN của môn Địa cấp THCS 1 Quan hệ giữa Chuẩn KT-KN, SGK và Chương trình GDPT môn Địa Mối quan hệ giữa chuẩn KT-KN, SGK, chương... THÔNG HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KT-KN Sách giáo khoa Sách giáo viên Sách tham khảo và các loại sách hướng dẫn khác 1.1 Chương trình GDPT môn Địa THCS * Chương trình môn Địa lí: Vị trí môn Địa trong trường phổ thông; mục tiêu của môn học (KT-KN-Thái độ tình cảm); quan điểm xây dựng chương trình; nội dung; kế hoạch dạy học từng cấp, lớp; giải thích và hướng dẫn sử dụng * Chuẩn KT-KN các lớp 6, 7,... biết: + Sự phân bậc độ cao địa hình + Các hướng gió chính + Các dòng biển, các dòng sông lớn ở nước ta - Rèn luyện kĩ năng tư duy địa tổng hợp thông qua việc củng cố và tổng kết các kiến thức đã học về các hợp phần tự nhiên Tiết 2 Thực hành: Đọc lát cắt địa tự nhiên tổng hợp a Mục tiêu về kiến thức - Phân tích mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên: địa chất, địa hình, khí hậu, sinh vật... khảo để xác định kiến thức minh hoạ cho chuẩn KT-KN Sau khi xác định được mục tiêu về KT-KN của chủ đề hay tiết dạy GV nghiên cứu SGK hoặc các loại tài liệu khác để xác định nội dung minh họa cho các đơn vị chuẩn KT-KN; nội dung kiến thức minh họa phải đảm bảo phù hợp với các mức độ nhận thức của chuẩn KT-KN Ví dụ 1 Địa 6 Chủ đề 2: CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT Nội dung 1: Địa hình Bài 12... dân số và tháp tuổi a Mục tiêu về kiến thức - Biết nhận xét sự phân bố dân cư và đô thị; nhận xét tháp tuổi - So sánh các tháp tuổi ở các mộc thời gian khác nhau để thấy được sự thay đổi cơ cấu các nhóm tuổi b Mục tiêu về kĩ năng - Đọc bản đồ, lược đồ - Phân tích tháp tuổi Ví dụ 3: Địa 8 Mục tiêu KT-KN của chủ đề Tổng kết địa tự nhiên và địa các châu lục a Kiến thức - Phân tích được mối quan... địa a Mục tiêu về kiến thức Phân tích được: - Mối quan hệ giữa hoạt động nông nghiệp của con người với môi trường tự nhiên (môi trường địa lí) - Mối quan hệ giữa hoạt động công nghiệp của con người với môi trường tự nhiên (môi trường địa lí) b Mục tiêu về kĩ năng Sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác lập mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên với hoạt động sản xuất của con người Ví dụ 4: Địa lí. .. câu hỏi phải chứa đựng: - Một mâu thuẫn giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, giữa cái đã biết và cái chưa biết cần phải khám phá, nhận thức, giữa vốn kiến thức khoa học đã có và vốn kiến thức thực tiễn đa dạng Ví dụ: ”Hàng ngày ta thấy Mặt Trời chuyển động, còn Trái Đất đứng yên Bài học hôm nay chúng ta sẽ học về chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời” (Địa 6), ”Vì sao, ở nước ta hiện nay, tỉ lệ... chuẩn KT-KN chương trình giáo dục phổ thông thông qua các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực - Bám sát theo chuẩn KT-KN để xác định mục tiêu về KT-KN của chủ đề hoặc bài học Chuẩn KT-KN môn học là những kiến thức tối thiểu mà mọi HS ở các vùng miền khác nhau cần đạt được sau khi học xong môn Địa ở phổ thông Tùy điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, đội ngũ GV, đối tượng HS và thực tiễn của địa. .. sự phân bố của các siêu đô thị trên thế giới, châu nào, quốc gia nào có nhiều siêu đô thị Ví dụ 3 Địa 8 Chủ đề: TỔNG KẾT ĐỊA TỰ NHIÊN VÀ ĐỊA CÁC CHÂU LỤC Bài 19 Địa hình với tác động của nội, ngoại lực a Kiến thức * Phân tích được mối quan hệ giữa nội lực, ngoại lực và tác động của chúng đến địa hình bề mặt Trái Đất 35 - Nội lực: là lực sinh ra từ trong lòng đất, gây nên động đất, núi lửa... so với chuẩn KT-KN đã quy định trong chương trình, không mở rộng kiến thức mà dạy học phát huy tính sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức của HS 16 - Trong kiểm tra đánh giá phải căn cứ vào chuẩn KT-KN của từng môn học ở từng lớp; các yêu cầu cơ bản tối thiểu cần đạt được về KT-KN của HS sau mỗi giai đoạn, mỗi lớp, mỗi cấp học Vận dụng chuẩn KT-KN để phân hóa HS trong KTĐG - Dạy học bám sát chuẩn KT-KN . sau: 1.1. Chương trình GDPT môn Địa lí THCS * Chương trình môn Địa lí: Vị trí môn Địa lí trong trường phổ thông; mục tiêu của môn học (KT-KN-Thái độ tình. giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, giữa cái đã biết và cái chưa biết cần phải khám phá, nhận thức, giữa vốn kiến thức khoa học đã có và vốn kiến thức

Ngày đăng: 10/10/2013, 08:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

GV cho HS đọc nội dung SGK và phân tích hình 51.1, 51.2; điền các nội dung cần thiết vào các ô trống sau: - CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS
cho HS đọc nội dung SGK và phân tích hình 51.1, 51.2; điền các nội dung cần thiết vào các ô trống sau: (Trang 43)
GV cho HS xác định trên hình 51.2 SGK hoặc bản đồ thế giới các nội dung sau: Châu Âu thuộc lục địa nào? Nằm ở khoảng giữa các vĩ độ nào ? - CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS
cho HS xác định trên hình 51.2 SGK hoặc bản đồ thế giới các nội dung sau: Châu Âu thuộc lục địa nào? Nằm ở khoảng giữa các vĩ độ nào ? (Trang 43)
GV yêu cầu HS quan sát hình 20.1 trong SGK để nhận biết các đới khí hậu ở từng châu lục - CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS
y êu cầu HS quan sát hình 20.1 trong SGK để nhận biết các đới khí hậu ở từng châu lục (Trang 45)
Ví dụ 6: Địa lí 9 - CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS
d ụ 6: Địa lí 9 (Trang 50)
-Địa hình: vỏ phong hoá dày… độ chia cắt lớn… - CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS
a hình: vỏ phong hoá dày… độ chia cắt lớn… (Trang 50)
Khi giảng về tài nguyên khí hậu, GV có thể sử dụng hình thức thảo luận nhóm để HS hoàn thiện các sơ đồ do GV đưa ra, chẳng hạn, để trả lời các câu hỏi về đặc điểm khí hậu của nước ta. - CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS
hi giảng về tài nguyên khí hậu, GV có thể sử dụng hình thức thảo luận nhóm để HS hoàn thiện các sơ đồ do GV đưa ra, chẳng hạn, để trả lời các câu hỏi về đặc điểm khí hậu của nước ta (Trang 51)
- Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn KT-KN: Trình bày được tình hình phát triển của sản xuất nông nghiệp: phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng, trồng trọt vẫn là ngành chính - CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS
ng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn KT-KN: Trình bày được tình hình phát triển của sản xuất nông nghiệp: phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng, trồng trọt vẫn là ngành chính (Trang 52)
năng phân tích bảng số liệu thống kê, để thấy rằng các số liệu thống kê không khô khan, không đơn điệu - CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS
n ăng phân tích bảng số liệu thống kê, để thấy rằng các số liệu thống kê không khô khan, không đơn điệu (Trang 53)
Để làm phong phú bài học GV có thể tham khảo số liệu trong bảng sau: - CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS
l àm phong phú bài học GV có thể tham khảo số liệu trong bảng sau: (Trang 54)
Phương án 3: HS xem băng/ đĩa hình về hiện tượng thuỷ triều và nguyên nhân của nó sau đó   nêu hiểu biết của mình về thuỷ triều, các hoạt động của con người trong việc lợi dụng thuỷ triều và nguyên nhân sinh ra thuỷ triều. - CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS
h ương án 3: HS xem băng/ đĩa hình về hiện tượng thuỷ triều và nguyên nhân của nó sau đó nêu hiểu biết của mình về thuỷ triều, các hoạt động của con người trong việc lợi dụng thuỷ triều và nguyên nhân sinh ra thuỷ triều (Trang 58)
- Phân tích bảng số liệu về diện tích rừng. - CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS
h ân tích bảng số liệu về diện tích rừng (Trang 63)
Tình hình phân bố các dân tộc ít người ở nước ta. - CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS
nh hình phân bố các dân tộc ít người ở nước ta (Trang 69)
Địa hình bề mặt Trái Đất - CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS
a hình bề mặt Trái Đất (Trang 78)
A. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo hình elíp gần tròn. - CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS
r ái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo hình elíp gần tròn (Trang 80)
Câu 13. Dựa vào hình dưới đây - CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS
u 13. Dựa vào hình dưới đây (Trang 81)
Hãy hoàn thành bảng sau: - CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS
y hoàn thành bảng sau: (Trang 82)
Hình ảnh - CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS
nh ảnh (Trang 83)
Câu 15. Cho bảng số liệu - CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS
u 15. Cho bảng số liệu (Trang 89)
A. Khoáng sản. B. Địa hình. - CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS
ho áng sản. B. Địa hình (Trang 90)
Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra: - CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS
Bảng t ổng hợp kết quả kiểm tra: (Trang 92)
Tổng hợp kết quả kiểm tra - CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS
ng hợp kết quả kiểm tra (Trang 92)
Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra: - CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS
Bảng t ổng hợp kết quả kiểm tra: (Trang 92)
A. hình dạng lãnh thổ B. vị trí địa lí - CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS
h ình dạng lãnh thổ B. vị trí địa lí (Trang 93)
Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra: - CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS
Bảng t ổng hợp kết quả kiểm tra: (Trang 95)
Tổng hợp kết quả kiểm tra - CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS
ng hợp kết quả kiểm tra (Trang 95)
Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra: - CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS
Bảng t ổng hợp kết quả kiểm tra: (Trang 95)
Câu 2. Địa hình núi cao nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực: - CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS
u 2. Địa hình núi cao nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực: (Trang 96)
(khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật, địa hình). - CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS
kh í hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật, địa hình) (Trang 97)
Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra: - CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS
Bảng t ổng hợp kết quả kiểm tra: (Trang 98)
Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra: - CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS
Bảng t ổng hợp kết quả kiểm tra: (Trang 98)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w