MỤC LỤC
Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề (problem solving method), hay dạy học dựa trên vấn đề (problem based learning), hoặc dạy học đặt và giải quyết vấn đề (problem posing and solving) là phương pháp, trong đó giáo viên đặt ra trước học sinh một (hay hệ thống) vấn đề nhận thức, chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề, sau đó giáo viên phối hợp cùng học sinh (hoặc hướng dẫn, điều khiển học sinh) giải quyết vấn đề, đi đến những kết luận cần thiết của nội dung học tập. Đây là phương pháp được xem xét nhiều về mặt tính chất hoạt động của học sinh và của giáo viên. Phương pháp giải quyết vấn đề được tiến hành theo một trình tự sau:. a) Đặt vấn đề và chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề. Tình huống có vấn đề là một trạng thái tâm lý, trong đó học sinh tiếp nhận mâu thuẫn khách quan (một khó khăn gặp phải trên bước đường nhận thức) như là mâu thuẫn chủ quan (mâu thuẫn nội tại của bản thân), bị day dứt bởi chính mâu thuẫn đó và có ham muốn giải quyết. Để vấn đề trở thành tình huống đối với học sinh, câu hỏi đặt vấn đề phải lưu ý các điểm sau:. - Trong thành phần câu hỏi, phải có phần học sinh đã biết, phần kiến thức cũ và phần học sinh chưa biết, phần kiến thức mới. Hai phần này phải có mối quan hệ với nhau, trong đó phần học sinh chưa biết là phần chính của câu hỏi, học sinh phải có nhiệm vụ tìm tòi, khám phá. Ví dụ: "Thường những nơi ở gần biển thì khí hậu điều hoà, có mưa nhiều. Nhưng tại sao Phan Rang ở sát biển mà lượng mưa rất ít?". - Nội dung câu hỏi phải thật sự kích thích, gây hứng thú nhận thức đối với học sinh. Trong rất nhiều trường hợp, câu hỏi gắn với các vấn đề thực tế gần gũi, thường lôi cuốn hứng thú học sinh nhiều hơn. - Câu hỏi phải vừa sức học sinh. Các em có thể giải quyết được, hoặc hiểu được cách giải quyết dựa vào việc huy động vốn tri thức sẵn có của mình bằng hoạt động tư duy. Trong câu hỏi nên hàm chứa phương hướng giải quyết vấn đề, tạo điều kiện làm xuất hiện giả thuyết và tạo điều kiện tìm ra con đường giải quyết đúng. Tình huống có vấn đề có thể được tạo ra vào lúc bắt đầu bài mới, bắt đầu một mục của bài, hay lúc đề cập đến một nội dung cụ thể của bài, một khái niệm, một mối liên hệ nhân quả. Đặt và tạo tình huống có vấn đề có thể bằng cách dùng lời nói, suy luận lôgic, mô tả, kể chuyện, đọc một đoạn trích, dùng bản đồ, sơ đồ, hình vẽ, tranh ảnh, băng hình video. b) Giải quyết vấn đề. - Đề xuất các giả thuyết cho vấn đề đặt ra. - Thu thập và xử lí thông tin theo hướng các giả thuyết đã đề xuất c) Kết luận.
Dựa vào mức độ nhận thức, có thể xếp câu hỏi theo 6 mức, tương ứng với 6 mức chất lượng lĩnh hội kiến thức (do B. Bloom đề xuất). 1) Biết: câu hỏi yêu cầu học sinh nhắc lại một kiến thức đã biết (tái hiện). 2) Hiểu: câu hỏi yêu cầu học sinh diễn đạt lại bằng ngôn từ của mình những kiến thức đã học, chứng tỏ đã hiểu. 3) Áp dụng: Câu hỏi yêu cầu học sinh áp dụng kiến thức đã học vào một tình huống mới, khác bài học. 4) Phân tích: Câu hỏi yêu cầu học sinh phân tích nguyên nhân hay kết quả của một hiện tượng (những điều này chưa được cung cấp cho học sinh trước đó). 5) Tổng hợp: Câu hỏi yêu cầu học sinh kết hợp các kiến thức cụ thể trong một sự thống nhất mới hoặc trong việc giải đáp một vấn đề khái quát hơn. Ví dụ: "Chúng ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân?" (Địa 9), “Chứng minh rằng, vùng đồng bằng sông Hồng có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội hoàn thiện nhất nước”. 6) Đánh giá: Câu hỏi yêu cầu học sinh nhận định, phán đoán về một vấn đề.
Ví dụ: "Ý nghĩa của việc triển khai Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ?”, “Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có phải là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất nước ta hay không?. Ngoài ra, tùy theo điều kiện cụ thể về trình độ HS, tâm sinh lí lứa tuổi, điều kiện dạy học vùng miền, tính hiệu quả của các kĩ thuật mà GV có thể ứng dụng các phương pháp và kĩ thuật tích cực khác vào giảng dạy như: kĩ thuật động não, kĩ thuật bể cá, kĩ thuật ổ bi, kĩ thuật tranh luận ủng hộ - phản đối, kĩ thuật điền khuyết, phương pháp liên tưởng,.
- Xã hội yêu cầu mỗi thành viên đều có kĩ năng dùng máy tính và mạng để trao đổi, tương tự như kĩ năng đọc, viết. - Dạy học bám sát chuẩn KT-KN là một trong những giải pháp quan trọng để giảm tải khối lượng kiến thức, chống dạy thêm, học thêm tràn lan; giải pháp hiệu quả để đổi mới PPDH và KTĐG; ứng dụng kiến thức học được vào thực tế cuộc sống.
- Trong kiểm tra đánh giá phải căn cứ vào chuẩn KT-KN của từng môn học ở từng lớp;. - Sinh hoạt chuyên môn, tổ nhóm; bồi dưỡng chuyên môn bám sát vào chuẩn KT-KN.
* Việc đưa chuẩn KT-KN vào Chương trình GDPT và là thành phần của Chương trình GDPT để đảm bảo việc chỉ đạo dạy học, KTĐG theo chuẩn KT-KN, tạo nên sự thống nhất trong cả nước; góp phần khắc phục tình trạng quá tải trong giảng dạy và học tập; giảm thiểu dạy thêm, học thêm. Tài liệu biên soạn chi tiết, tường minh các yêu cầu cơ bản tối thiểu về KT-KN của Chương trình GDPT bằng các nội dung chọn lọc trong SGK tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS xác định mục tiêu dạy học, KTĐG (về KT-KN) thống nhất trên phạm vi cả nước, việc sử dụng SGK trở lên hợp lí hơn.
Hoặc bài 20 (Địa lí 8), câu hỏi 2 và 3 (mục 2), có yêu cầu HS vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, trình bày mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần tạo nên cảnh quan thiên nhiên. Để xác định mục tiêu của tiết dạy, GV dựa vào Chương trình GDPT hoặc Tài liệu hướng dẫn thực hiện Chuẩn KT-KN kết hợp với phân phối chương trình và SGK để tách mục tiêu từ các chủ đề thành mục tiêu của tiết học.
Tài liệu Chuẩn KT-KN viết rừ cỏc đơn vị chuẩn KT-KN, mức độ nhận thức yêu cầu người dạy và người học phải đạt được (mức tối thiểu). - Dựa vào hình vẽ mô tả hướng chuyển động, quỹ đạo chuyển động, độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất khi chuyển động trên quỹ đạo; trình bày hiện tượng ngày đêm dài, ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất theo mùa.
- Sử dụng hình vẽ để mô tả chuyển động tự quay của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. - Dựa vào hình vẽ mô tả hướng chuyển động tự quay, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất.
Mục tiêu về KT-KN của các tiết học trong chủ đề Chủ đề Trái Đất.
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới: các đồng bằng, đô thị dân cư tập trung đông đúc; các vùng núi cao, hoang mạc dân cư thưa thớt hơn; nguyên nhân. - Quần cư nông thôn: có mật độ dân số thấp; làng mạc, thôn xóm thường phân tán gắn với đất canh tác, đồng cỏ, đất rừng, hay mặt nước; dân cư sống chủ yếu dựa vào xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Đọc các bản đồ (hoặc lược đồ) : Các siêu đô thị trên thế giới: xác định trên bản đồ (hoặc lược đồ) Các siêu đô thị trên thế giới.
Sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh để phân tích mối quan hệ giữa nội lực, ngoại lực và tác động của chúng đến địa hình bề mặt Trái Đất.
- Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời. - Văn hóa: có nền văn minh lúa nước, tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc và ngôn ngữ gắn bó với các nước trong khu vực.
* Biết Việt Nam là một trong những quốc gia mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hoá, lịch sử của khu vực Đông Nam Á. - Lịch sử: là lá cờ đầu trong khu vực chống thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mĩ, giành độc lập dân tộc.
- Nêu được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với đời sống và phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. - Rèn luyện kĩ năng tư duy địa lí tổng hợp thông qua việc củng cố và tổng kết các kiến thức đã học về các hợp phần tự nhiên.
- Trình bày và giải thích được bốn đặc điểm chung nổi bật của tự nhiên Việt Nam.
Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
- Vẽ được biểu đồ hình tròn thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây. - Vẽ biểu đồ biểu diễn tình hình tăng trưởng của gia súc, gia cầm ở nước ta.
- Rèn luyện kĩ năng đọc biểu đồ, rút ra các nhận xét và giải thích. Mục tiêu KT-KN của chủ đề Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Phân tích được mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người để củng cố kiến thức đã học về vùng Đồng bằng sông Hồng, một vùng đất chật người đông, mà giải pháp quan trọng là thâm canh tăng vụ và tăng năng suất. Có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên (đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu nhiệt đới ẩm) và kinh tế - xã hội (người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa, lực lượng lao động và nguồn tiêu thụ dồi dào, chính sách của nhà nước,.).
Chú ý vận dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy học tích cực để HS dễ hiểu bài, tạo không khí thân thiện, tích cực trong mỗi tiết học. GV phát vấn cho HS nêu vai trò của lớp vỏ Trái Đất (GV gợi mở dần dần để HS trả lời, không để HS sử dụng SGK).
GV phát vấn cho HS nêu vai trò của lớp vỏ Trái Đất (GV gợi mở dần dần để HS trả lời, không để HS sử dụng SGK). Tìm hiểu tác động của nội lực đến địa hình bề mặt đất. GV yêu cầu HS quan sát hình 19.1, dựa vào kí hiệu nhận biết những dãy núi lớn, những nơi có núi lửa. GV yêu cầu HS quan sát tiếp hình 19.2, so sánh hai lược đồ, nhận xét những nơi có núi lửa thì trên lược đồ các địa mảng thể hiện như thế nào? HS cần nhận biết được tại những nơi có núi lửa, trên lược đồ hiện tượng chờm lên nhau của các mảng hoặc các mảng đang tách xa nhau. Từ đó HS giải thích hiện tượng núi lửa xuất hiện do các lớp bên trong của vỏ Trái Đất không ổn định nên vật chất bên trong trào ra tạo thành dung nham chảy trên bề mặt đất. trả lời/bổ sung => GV chuẩn kiến thức). (Ghi chú: Thứ nhất, GV có thể yêu cầu HS nêu thêm các ví dụ về các dạng địa hình bị tác động của ngoại lực mà HS biết. Thứ hai, các hình ảnh có trong bài là những dạng địa hình do tác động của yếu tố tự nhiên, GV cần bổ sung thêm về sự tác động của con người cũng làm thay đổi địa hình bề mặt đất).
GV có thể liên hệ thêm các ngành khai thác than, quặng, ngành chế biến nguyên nhiên liệu khác; từ đó HS các hoạt động công nghiệp đa dạng cũng tác động mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên.
HS dựa vào bản đồ Việt Nam, Atlat Địa lí Việt Nam, kết hợp kiến thức đã học: So sánh diện tích vùng biển Việt Nam với diện tích phần đất liền; Cho biết Biển Đông có ảnh hưởng gì tới thiên nhiên Việt Nam?. HS dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam Atlat Địa lí Việt Nam kết hợp kiến thức đã học, cho biết: Tỉ lệ giữa diện tích đồi núi, cao nguyên so với đồng bằng; Địa hình đồi núi có ảnh hưởng gì tới hoàn cảnh tự nhiên chung?.
(Chính sách phát triển nông nghiệp là quan trọng nhất, vì nó tác động đến việc: khơi dậy và phát huy các mặt mạnh trong con người lao động; hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật; tạo ra các mô hình phát triển nông nghiệp thích hợp; mở rộng thị trường và ổn định đầu ra cho sản phẩm.). GV nêu yêu cầu phân tích bảng số liệu, ví dụ, diện tích tăng bao nhiêu nghìn ha, tăng gấp mấy lần (từ năm 1980 đến năm 2002), tương tự đối với năng suất, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân trên đầu người.
- HS nhắc lại những hiểu biết của mình về tỉ lệ diện tích của biển và đại dương trên bề mặt Trái Đất (kiến thức của bài 11). - GV giải thích tỉ lệ phần nghìn và cụ thể hoá lượng muối trong 1 lít nước biển để HS hiểu.
Phương án 3: HS xem băng/ đĩa hình về hiện tượng thuỷ triều và nguyên nhân của nó sau đó nêu hiểu biết của mình về thuỷ triều, các hoạt động của con người trong việc lợi dụng thuỷ triều và nguyên nhân sinh ra thuỷ triều. Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy cho biết độ mặn của nước biển thay đổi như thế nào từ xích đạo đến cực?.
Kể tên các sông lớn của Bắc Á và Đông Á bắt nguồn từ khu vực nào, đổ vào biển và đại dương nào?. - Bước 3 : GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm dựa vào SGK, bản đồ Địa lí tự nhiên châu Á và kiến thức đã học, hãy hoàn thành phiếu học tập (phụ lục).
- Rừng tự nhiên ở châu Á hiện nay còn rất ít, việc bảo vệ rừng là nhiệm vụ rất quan trọng của các quốc gia châu Á. Trong số các loại cảnh quan ở châu Á sau đây, loại cảnh quan nào chưa bị con người khai phá nhiều, biến thành đất nông nghiệp, các khu dân cư và khu công nghiệp?.
- GV trình chiếu (hoặc treo) một số hình ảnh về rừng, động vật quý hiếm, cây cảnh, cây dược liệu … để HS nhận thấy sự phong phú, đa dạng về tài nguyên sinh vật nước ta. - Bước 1: HS quan sát một số hình ảnh về các loài động vật, thực vật quý, sau đó GV đặt câu hỏi: Bằng những hiểu biết và qua quan sát hình ảnh em có nhận xét gì về giá trị tài nguyên sinh vật nước ta?.
Chứng minh tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị to lớn về phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống và bảo vệ môi trường sinh thái.
GV sử dụng bản đồ địa lí tự nhiên (hoặc lược đồ tự nhiên Tây Nguyên) và một số tranh ảnh về Tây Nguyên, đặt câu hỏi về vị trí và tiềm năng tự nhiên để phát triển kinh tế của Tây Nguyên. Tại sao nói Tây Nguyên có bản sắc văn hoá phong phú và có nhiều nét đặc thù?.
28.1, lần theo các dòng chảy bắt nguồn từ Tây Nguyên đổ về các vùng lận cận, đổ sang các nước láng giềng và gợi ý giải thích tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng ở Tây Nguyên. Mặt khác cũng phải nói tới trách nhiệm của các vùng sử dụng nước từ rừng đầu nguồn để góp phân cải thiện đời sống các dân tộc Tây Nguyên.
- Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" của Bộ GDĐT; cuộc vận động "xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục, đẩy lùi những tiêu cực trong thi cử và KTĐG. Trong KTĐG GV bám sát vào nội dung và các mức độ nhận thức của chuẩn KT-KN để ra các câu hỏi, đối với các câu hỏi nâng cao (vượt chuẩn KT-KN) GV có thể vận dụng các mức độ nhận thức cao hơn, tuy nhiên không được sử dụng các nội dung xa lạ để KTĐG. Sau đây là một số ví dụ về các dạng câu hỏi phù hợp với chuẩn KT-KN, vượt chuẩn KT-KN của chương trình GDPT để GV tham khảo. Chủ đề: Trái Đất a. Câu hỏi bám sát chuẩn KT-KN:. Trái Đất có ngày và đêm nối tiếp nhau liên tục là do A. Mặt Trời quay quanh Trái Đất. chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục. Vận động tự quay của Trái Đất từ tây sang đông. Hằng ngày ta thấy Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao trên bầu trời chuyển động theo hướng từ Đông sang Tây là do. Trái Đất quay quang trục theo hướng từ Đông sang Tây. Trái Đất quay quang trục theo hướng từ Tây sang Đông. Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây. Mặt Trời chuyển động từ Tây sang Đông. Do Trái Đất tự quay, các vật chuyển động theo kinh tuyến trên Trái Đất bị lệch hướng như thế nào so với hướng chuyển động lúc đầu?. Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời hết một vòng là A. Hai nửa cầu Bắc và Nam nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau vào những ngày nào?. Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời là do A. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo hình elíp gần tròn. hướng chuyển động của trục Trái Đất thay đổi trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời. trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động quanh Mặt Trời. Mặt Trời có lúc hút nửa cầu Bắc mạnh hơn, có lúc hút nửa cầu Nam mạnh hơn. Dựa vào hình dưới đây và kiến thức đã học. - Quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. - Thời gian chuyển động hết một vòng của Trái Đất quanh Mặt Trời. - Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. - Đặc điểm của trục Trái Đất khi chuyển động quanh Mặt Trời. Dựa vào hình trên, hãy cho biết:. a) Ngày, tháng nào nửa cầu Bắc ngả về Mặt Trời nhiều nhất; vào ngày đó thời gian chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời ở nửa cầu Bắc so với nửa cầu Nam như thế nào?. b) Ngày, tháng nào nửa cầu Nam ngả về Mặt Trời nhiều nhất; vào ngày đó thời gian chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời ở nửa cầu Nam so với nửa cầu Bắc như thế nào?.
Hãy nêu những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á đối với phát triển kinh tế – xã hội và đời sống con người.
Hãy sắp xếp theo thứ tự về thời gian sự ra đời của bốn tôn giáo lớn ở châu Á. Tây Nam Á là nơi tranh chấp quyết liệt của các cường quốc lớn bên ngoài là do nguyên nhân cơ bản nào sau đây?.
Dựa vào nguồn tài nguyên nào mà một số nước Tây Nam Á lại trở thành những nước có thu nhập cao?. Phân biệt sự khác nhau về khí hậu giữa các phần của khu vực Đông Á.
- Sinh vật: nhiều loại sinh vật nhiệt đới (cây lúa nước, một số cây công nghiệp : cà phê, cao su.., một số cây ăn quả; các loài động vật nhiệt đới…). - Tài nguyên đất: đất phù sa (ở đồng bằng sông Cửu Long..) và đất đỏ badan (Tây Nguyên, Đông Nam Bộ), đất xám (Đông Nam Bộ) chiếm diện tích lớn nhất cả nước.
Đất màu mỡ, phân bố tập trung, thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp quy mô lớn. - Trên đây là những nguồn lực to lớn giúp cho kinh tế miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ cũng như cả nước phát triển mạnh mẽ.
- Giúp cho công tác chỉ đạo đúng hướng, cơ quan quản lí giáo dục đánh giá sát thực tế và thống nhất; chỉ đạo quản lí, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá, sinh hoạt chuyên môn và bồi dưỡng GV. - Bộ tài liệu giúp cho GV và HS thực hiện tốt yêu cầu đổi mới PPDH, KTĐG, góp phần tích cực và quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trung học.