1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giới thiệu ngữ liệu như thế nào?

6 500 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 49 KB

Nội dung

Giới thiệu cấu trúc ngữ pháp mới theo quan điểm giao tiếp I. Đặt vấn đề. Dạy ngữ pháp là một nội dung không thể thiếu đợc và là một trong những nội dung cơ bản cần tiến hành trong một bài học về ngôn ngữ hay các kỹ năng ngôn ngữ, nhằm cung cấp cho HS những cấu trúc ngữ pháp mới để họ có thể sử dụng trong suốt quá trình bài học đó. Khi giới thiệu cấu trúc ngữ pháp mới cho HS chúng ta cần tuân thủ một nguyên tắc cơ bản là : không giới thiệu cấu trúc riêng lẻ mà giới thiệu chúng trong ngữ cảnh, tình huống cụ thể. Qua quá trình giảng dạy bản thân tôi đã rút ra đợc cho mình phơng pháp giới thiệu ngữ liệu mới tơng đối hiệu quả, xin đ- ợc trình bày để các bạn đồng nghiệp tham khảo. Trong bài viết này tôi xin đợc trình bày bốn vấn đề : 1. Trình bày các thủ thuật giới thiệu cấu trúc ngữ pháp mới theo quan điểm giao tiếp. 2. Nêu các bớc giới thiệu cấu trúc ngữ pháp mới theo quan điêm giao tiếp. 3. Trình bày ý nghĩa của việc kiểm tra mức độ hiểu cấu trúc ngữ pháp mới vừa đợc giới thiệu của học sinh. 4. Nêu các thủ thuật củng cố và mức độ hiểu cấu trúc ngữ pháp mới vừa đợc giới thiệu. II. Nội dung chính. 1. Xác định cấu trúc ngữ pháp cần giới thiệu. Trong một bài học ta cần giới thiệu cho HS cấu trúc ngữ pháp mới, cơ bản, đợc sử dụng nhiều lần trong bài học và cha từng gặp trong các bài học trớc, còn những cấu trúc ngữ pháp khác hãy cho HS đoán nghĩa theo ngữ cảnh hoặc là bạn dịch nghĩa sang tiếng Việt cho HS. Khi giới thiệu một cấu trúc ngữ pháp mới ta cần cung cấp cho HS về : dạng thức, cách viết, cách đọc và nghĩa của câu, cách sử dụng cấu trúc ngữ pháp trong các tình huống khác nhau . Khi giới thiệu một cấu trúc ngữ pháp mới cần làm rõ các ý nghĩa về : thì của động từ, Sự hoà hợp giữa chủ ngữ và vị ngữ, số của danh từ và dạng thức của động từ, cách sử dụng câu trong ngữ cảnh, những đặc trng về khả năng kết hợp của từ, ví dụ nh các giới từ theo sau động từ . Nên giới thiệu cấu trúc ngữ pháp mới cho HS trớc khi họ học một kỹ năng khác nh đọc hay nghe. Tuy vậy đôi lúc bạn cũng có thể giới thiệu một cấu trúc ngữ pháp mới khi đang luyện tập. Còn sau khi đã học bài rồi bạn bắt đầu công việc củng cố và kiểm tra cấu trúc ngữ pháp mới vừa đợc giới thiệu. 2. Các thủ thuật giới thiệu một cấu trúc ngữ pháp mới. Bạn có thể sử dụng bảy thủ thuật để giới thiệu một cấu trúc ngữ pháp mới cho học sinh. a) Tranh ảnh đợc dùng để học sinh ghép hình ảnh với hoạt động, thời của động từ trong câu và hoàn cảnh sử dụng câu đó. b) Động tác hay ngôn ngữ cử chỉ giúp HS nhận biết và ghép nghĩa của động tác với nghĩa của câu, nghĩa của động từ, tính từ . c) Đồ vâth thực, ngời thực giúp gây ấn tợng về hình ảnh để HS liên hệ trực tiếp với ý nghĩa của câu. VD 2 cây bút chì không bằng nhau nên một cây phải ngắn hơn cây kia. d) GV nêu tình huống để HS nhận ra khi nào thì dùng mẫu câu đó, phát huy sáng tạo và khả năng suy luận của HS. Cách giới thiệu này thờng áp dụng cho các trờng hợp cần sử dụng ngôn ngữ tình huống, các cách nói mang tính đặc thù ngôn ngữ, ví dụ : How about going camping, Lets go camping. e) GV nêu ví dụ là nhằm cung cấp cho HS cấu trúc câu chuẩn mực, từ dó HS có thể lắp ghép, thay thế từng thành phần câu để tạo nên nhiều câu khác nhau. f) Đối chiếu cấu trúc mới với cấu trúc HS đã biết giúp cho HS củng cố lại những mẫu câu đã học và tìm ra sự giống, khác nhau giữa các mẫu câu khác nhau trên cơ sở cái đã biết, do đó họ không nhầm lẫn giữa cách sử dụng các mẫu câu. g) Dịch là cách diễn đạt ý nghĩa của cùng một mẫu câu bằng hai ngôn ngữ khác nhau, giúp HS phân biệt đợc sự khác nhau giữa cách diễn đạt ý của câu trong tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh, tránh đợc sự chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ. Ví dụ về một số thủ thuật giới thiệu một cấu trúc ngữ pháp mới : Situation GV nói với HS : Các ban em muốn đi chơi thể thao. Em muốn các bạn em cùng đi chơi thể thao. Em nói thế nào? Lets play badminton. Lets play badminton. Example This my desk. Thats school. Is this your class ? Is that teacher? Yes, it is. No, it isnt. 3. Các bớc giới thiệu cấu trúc ngữ pháp mới. GV có thể tiến hành giới thiệu cấu trúc ngữ pháp mới thông qua một số bớc nhất định, tuỳ thuộc vào mẫu câu mà bạn lựa chọn thủ thuật thích hợp để giới thiệu và do đó việc giới thiệu sẽ đợc thực hiện qua các bớc khác nhau. Để giúp HS nắm vững đ- ợc một cấu trúc ngữ pháp mới về cả các đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa và cách sử dụng GV cần tiến hành giới thiệu cấu trúc ngữ pháp theo một trình tự nhất định. Trên ph- ơng hớng của nguyên tắc thực hành giao tiếp, bạn hãy bắt đầu từ nghe nói rồi đến đọc viết. Ví dụ khi giới thiệu mẫu câu : Every day I go to school. 1. Gv dùng tranh rồi nêu ví dụ. 2. GV đọc mẫu câu rồi yêu cầu HS đồng thanh đọc lại. 3. Gv gọi HS đọc các nhân. 4. GV viết mẫu câu lên bảng. 5. Gv giải thích cấu trúc câu. 6. GV yêu cầu HS ghi mẫu câu vào vở. Contrast - How old are you ? - Im {twelve}. GV so sánh How old are you? với How are you? Translation GV nói với HS : Em hãy diễn đạt câu sau bằng tiếng Việt : Id like to sit down. Realia GV dùng hai cây bút chì có độ dài và màu sắc khác nhau rồi so sánh. The blue pencil is shorter than the red one. Visuals Look at the picture. - Whats he doing ? - Hes swimming. 7. GV nêu tình huống và các ví dụ khác. 4. Kiểm tra mức độ hiểu cấu trúc ngữ pháp vừa đợc giới thiệu. Kiểm tra mức độ hiểu cấu trúc ngữ pháp vừa đợc giới thiệu là một việc làm rất cần thiết trong quá trình dạy ngữ pháp. Qua đó bạn có thể biết đợc HS có nắm vững đợc cấu trúc ngữ pháp mà bạn vừa giới thiệu hay không, từ đó bạn có thể định ra đợc những hoạt động tiếp theo trong bài học : bạn có cần tăng cờng thêm luyện tập ngữ pháp hay không, HS của bạn đã đợc trang bị đủ kiến thức về ngữ pháp để có thể nghe hiểu bài, đọc hiểu bài, biết diễn đạt ý kiến ở dạng nói và viết mà không mắc lỗi về ngữ pháp. * Có 4 điều cần kiểm tra sau khi giới thiệu cấu trúc mới : 1. Nghĩa : Cấu trúc ngữ pháp mới có nghĩa gì ? Em hiểu nghĩa tiếng Việt của cấu trúc đó là gì? Nếu không có từ tiếng Việt tơng đơng thì em dịch CT đó nh thế nào ? 2. Sử dụng : Cấu trúc ngữ pháp này đợc sử dụng khi nào ? trong tình huống nào ? Với đối tợng giao tiếp nào? 3. Dạng thức : Cấu trúc có cấu tạo ntn? Những thành phần tạo nên câu là gì? Các từ ngữ đợc sắp xếp theo thứ tự ntn? 4. Phát âm : Trọng âm của câu rơi vào từ nào? Nối âm thế nào? Những từ nào không có trọng âm? Ngữ điệu câu? * Các thủ thuật để kiểm tra mức độ hiểu cấu trúc ngữ pháp vừa đợc giới thiệu: 1. Dialogue build/ mapped dialogue : GV đọc một bài hội thoại ngắn không quá 6 dòng. Vừa đọc vừa viết một vài từ, cấu trúc vừa đợc giớithiệu lên bảng. HS tái tạo lại bài hội thoại từ những ngữ liệu đó. Sau đó viết lên bảng hoặc làm vào vở. VD : Minh : Is your house .? Hoa : No, it isnt. Its Minh : Is it ? Hoa : Yes, it is. 2. Dictation : GV đọc một đoạn ngắn có chứa những cấu trúc ngữ pháp mới cho HS viết chính tả. 3. Gap filling : GV cung cấp cho HS một bài tập viết có những chỗ trống để điền vào đó bằng những loại từ có trong cấu trúc vừa giới thiệu. 4. Matching : Viết một nửa của một câu GV muốn kiểm tra HS sang một cột, viết nửa còn lại vào cột khác. Yêu cầu học sinh kẻ một đờng thẳng để nối hai nửa câu thành 1 câu hoàn chỉnh. 5. Network. : GV viết mạngt ừ lên bảng (theo chủ điểm) yêu cầu HS đặt câu với từ đã học. 6. Ordering words/phrases : GV cho một số từ, con chữ hay cụm từ đã đợc xáo trộn trật tự, yêu cầu HS sắp xếp lại thành từ, câu hoàn chỉnh. 7. Write-it-up : GV viết một bảng thời khoá biểu hay đa tranh anh, HS viết thông tin thành một hay vài câu sử dụng từ, cấu trúc vừa đợc giới thiệu. 8. Language Games : Tổ chức cho HS chơi các trò chơi ngôn ngữ theo cặp hay nhóm. (Tham khảo trong Sách giáo viên) III. Kết luận. Trong mỗi bài học GV chỉ nên giới thiệu từ 1 đến 2 cấu trúc mới. Nếu nhiều qúa HS sẽ dễ nhầm lẫn và khó nhớ. Ngoài ra còn cần thời gian cho HS luyện tập sử dụng mẫu câu trong các ngữ cảnh khác nhau. Cần lựa chọn thủ thuật phù hợp với nội dung của cấu trúc ngữ pháp. Có thể giới thiệu cấu trúc ngữ pháp mới bằng nhiều thủ thuật khác nhau. GV cần chuẩn bị tranh ảnh đơn giản su tầm từ các tạp chí, hoạ báo, .hoặc tranh tự vẽ. Tranh ảnh phải có kích cỡ đủ lớn để cả lớp có thể nhìn thấy đợc. Nên giữ lại các đồ dùng trực quan để dạy các tiết học sau. Trong thực tế các bớc giới thiệu cấu trúc mới rất đa dạng và linh hoạt. Ta không thể nói rằng có một trình tự tốt nhất để áp dụng giới thiệu tất cả các cấu trúc ngữ pháp. Các bớc giới thiệu đợc lựa chọn phụ thuộc vào bản thân nội dung câú trúc. Do đó GV có thể đa ra một vài VD ngay từ đầu : viết mẫu câu lên bảng trớc khi yêu cầu HS đọc. Nên nhớ rằng dạy ngữ pháp tức là đề cập đến cấu trúc của ngữ pháp vì thế bao gồm các thành phần về dạng thức ngữ pháp (cấu trúc, hình vị, ngữ âm, chữ viết và cấu trúc NP), ngữ nghĩa (ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp). Có nhiều cách kiểm tra việc hiểu bài của học sinh, tuy vậy GV có thể áp dụng một hay vài thủ thuật sao cho phù hợp với nội dung cấu trúc, thì, thể của động từ, số của danh từ .và phù hợp với đặc điểm đối tợng học sinh của mình. Trên đây là một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu một cấu trúc ngữ pháp mới mà bản thân tôi đã áp dụng. Rất mong đợc sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn. , ngày 20 tháng 11 năm 2006 Ngời viết . trúc ngữ pháp mới vừa đợc giới thiệu. 2. Các thủ thuật giới thiệu một cấu trúc ngữ pháp mới. Bạn có thể sử dụng bảy thủ thuật để giới thiệu một cấu trúc ngữ. cấu trúc ngữ pháp vừa đợc giới thiệu. Kiểm tra mức độ hiểu cấu trúc ngữ pháp vừa đợc giới thiệu là một việc làm rất cần thiết trong quá trình dạy ngữ pháp.

Ngày đăng: 10/10/2013, 04:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

4. GV viết mẫu câu lên bảng. 5. Gv giải thích cấu trúc câu. - giới thiệu ngữ liệu như thế nào?
4. GV viết mẫu câu lên bảng. 5. Gv giải thích cấu trúc câu (Trang 3)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w