TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Một phần của tài liệu so sánh hành vi lựa chọn địa điểm mua thực phẩm tươi sống đối với loại hình siêu thị và chợ truyền thống tại thành phố cần thơ (Trang 27)

Vùng đất Cần Thơ về mặt địa chất đƣợc hình thành cách nay khoảng 2000 – 2500 năm cùng với sự hình thành của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Sau giai đoạn phát triển rực rỡ của vƣơng quốc Phù Nam và văn hóa Óc Eo kéo dài 6 thế kỷ đầu Công nguyên, do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt và những biến động địa lý khắc nghiệt thời đó, vùng đồng bằng này trở nên hoang vu, dân cƣ thƣa thớt trong một thời gian dài.

Đến thế kỷ XVI, XVII, khi các tập đoàn lƣu dân kéo đến khai khẩn, vùng đất phƣơng Nam mới thực sự bƣớc sang một tiến trình lịch sử mới với một mô thức văn hóa khác. Trong tiến trình đó, Cần Thơ xƣa là “lõm” đất chẳng những đƣợc khai phá có phần muộn màng so với miệt trên Đồng Nai-Sài Gòn mà cả với miệt dƣới (Hà Tiên).

Cuối thế kỷ XVIII, Mạc Cửu vốn là ngƣời Trung Quốc không thần phục nhà Thanh, cùng tùy tùng và dân cƣ theo đƣờng biển kéo vào miệt Hà Tiên khai khẩn, lập nghiệp dƣới sự bảo hộ của chúa Nguyễn, đƣợc phong làm Tổng binh trấn Hà Tiên, từ đó cƣ dân qui tụ ngày càng đông. Năm 1732, toàn bộ đất phƣơng Nam đƣợc Chúa Nguyễn chia làm 3 Dinh và 1 Trấn gồm : Trấn Biên Dinh (vùng Biên Hòa ngày nay), Phiên Trấn Dinh (Gia Định), Long Hồ Dinh (Vĩnh Long) và Trấn Hà Tiên. Sau khi Mạc Cửu mất, Mạc Thiên Tích nối nghiệp cha, đẩy mạnh công cuộc khai khẩn ra vùng hữu ngạn sông Hậu, đến năm 1739 thì hoàn tất với 4 vùng đất mới : Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ), Trấn Di (Bạc Liêu) đƣợc sáp nhập vào đất Hà Tiên. Đây là điểm mốc đánh dấu sự xuất hiện của Cần Thơ trên dƣ đồ Việt Nam.

Nhận thấy Trấn Giang có một vị trí chiến lƣợc để làm hậu cứ vững chắc cho Hà Tiên chống lại quân Xiêm và Chân Lạp thƣờng xuyên xâm lấn, Mạc Thiên Tích tập trung xây dựng về mọi mặt: quân sự, kinh tế, thƣơng mại và văn hóa. Từ 1753, đƣợc sự đồng tình củaChúa Nguyễn, Mạc Thiên Tích cùng

với đại thần Nguyễn Cƣ Trinh đã đƣa Trấn Giang phát triển thành một “thủ sở” mạnh ở miền Hậu Giang.

Đến ngày 24/6/2009, Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 889/QĐ-TTg, công nhận TP Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ƣơng.

3.1.2 Vị trí địa lý

Thành phố Cần Thơ nằm trên bờ phải phía tây sông Hậu và nằm ngay trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long. Cần Thơ giáp với 5 tỉnh, trong đó: phía Bắc giáp An Giang, phía Nam giáp Hậu Giang, phía Tây giáp Kiên Giang, phía Đông giáp Vĩnh Long và Đồng Tháp.

Thành phố Cần Thơ là đô thị trực thuộc Trung ƣơng có diện tích tự nhiên 1389,60 km2, có diện tích nội thị là 53 km2, Cần Thơ trải dài 65 km bên bờ Mêkông với nhiều hệ thống sông ngòi, kênh rạch nhƣ: sông Hậu, sông Cần Thơ, sông Cái Tƣ…Các tuyến đƣờng lớn chạy qua thành phố là: quốc lộ 1A, quốc lộ 80, quốc lộ 91. (Cổng thông tin điện tử Thành phố Cần Thơ, 2013).

3.1.3 Tình hình kinh tế

Với đặc trƣng là một ngành kinh doanh sử dụng giá trị đầu ra của các ngành kinh tế khác, du lịch đƣợc xem là sự tổng hòa của các lĩnh vực, các mối quan hệ trong xã hội. Sự tăng trƣởng hay suy thoái của ngành du lịch phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện kinh tế-xã hội và định hƣớng phát triển của quốc gia hay của vùng. Về kinh tế-xã hội, trong những năm qua Cần Thơ đã đạt đƣợc thành tựu nhu sau:

3.1.3.1 Nông nghiệp

Cây nông nghiệp chính của Cần Thơ là lúa. Sản lƣợng lúa tại Cần Thơ là 1.194,7 tấn. Ngoài ra có một số cây hoa màu khác nhƣng sản lƣợng không đáng kể. Ngành chăn nuôi ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi heo và gia cầm. Số lƣợng heo là 2589,3 ngàn con, số lƣợng gia cầm là 13 ngàn con (vì bị cúm gia cầm). Các gia súc khác nhƣ trâu bò chiếm số lƣợng không nhiều. Ngành thủy sản ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi trồng. Bên cạnh đó, thành phố tăng cƣờng sản xuất hàng nông sản chất lƣợng cao với mô hình đa canh bền vững, ứng dụng mạnh thành tựu khoa học vào sản xuất, bảo quản nông sản; phát triển mạnh công nghệ sinh học trong lai tạo giống cây trồng, vật nuôi, đƣa sản lƣợng lúa, gia súc gia cầm, thủy sản vƣợt kế hoạch đề ra (Cổng thông tin điện tử Thành phố Cần Thơ, 2013).

3.1.3.2 Công nghiệp

Công nghiệp Cần Thơ về cơ bản đã xây dựng đƣợc nhiều cơ sở hạ tầng để phục vụ cho các đối tác nƣớc ngoài tác nhập; điển hình là 2 khu công nghiệp tại Trà Nóc trực thuộc quận Bình Thủy. Trung tâm Công nghệ Phần mềm Cần Thơ ,Cantho Software Park CSP cũng là một trong những dự án đƣợc Thành phố quan tâm đầu tƣ phát triển. Tình hình sản xuất công nghiệp tƣơng đối ổn định. Trong quý I/2013, các khu chế xuất và công nghiệp thu hút 04 dự án với vốn đầu tƣ đăng ký 9,82 triệu USD; điều chỉnh 07 giấy chứng nhận đầu tƣ với tổng vốn đầu tƣ tăng 3,5 triệu USD; thu hồi 06 giấy chứng nhận đầu tƣ.

Đến nay, các khu công nghiệp trên địa bàn có 204 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 1.843 triệu USD, vốn đầu tƣ đã thực hiện 805,6 triệu USD, chiếm 43,7% tổng vốn đầu tƣ đăng ký. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp đang hoạt động trong quý I/2013 ƣớc thực hiện 396,4 triệu USD (Cổng thông tin điện tử Thành phố Cần Thơ, 2013).

3.1.3.3 Thương mại - Dịch vụ

Có nhiều siêu thị và khu mua sắm, thƣơng mại lớn nhƣ: Co-op Mart, Metro, Big C, Maximart, Citimart, Vinatex, Best Caring, Siêu thị Điện máy Sài Gòn Chợ Lớn, Khu mua sắm Đệ Nhất Phan Khang, Trung tâm thƣơng mại Cái Khế (gồm 3 nhà lồng và 1 khu ăn uống).

Lũy kế trong quý I/2013, tổng mức bán ra hàng hóa và doanh thu dịch vụ nội địa ƣớc tính là 30.685 tỷ đồng, tăng 17,3%; tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ đạt 14.950 tỷ đồng, tăng 16,4% so cùng kỳ (Cổng thông tin điện tử Thành phố Cần Thơ, 2013).

3.2 THỐNG KÊ ĐẶC ĐIỂM MẪU ĐIỀU TRA 3.2.1 Giới tính

Một phần của tài liệu so sánh hành vi lựa chọn địa điểm mua thực phẩm tươi sống đối với loại hình siêu thị và chợ truyền thống tại thành phố cần thơ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)