1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triể trí tưởng tượng sáng tạo qua hoạt động tạo hình

36 187 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 11,29 MB

Nội dung

Biện pháp 3 Tổ chức hoạt động vẽ, cắt dán dưới nhiều hình thức phong phú để khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ 11 được bọc lộ và phát triển.. Để tìm hiểu thực trạng cuả hoạt động này

Trang 1

3.2.1Biện pháp 1 Cung cấp và làm giàu cho trẻ một số biểu tượng về thế 9

giới xung quanh

3.2.2 Biện pháp 2 Giáo dục cho trẻ lòng say mê và ham được vẽ, cắt dán. 10

3.2.3 Biện pháp 3 Tổ chức hoạt động vẽ, cắt dán dưới nhiều hình thức

phong phú để khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ 11

được bọc lộ và phát triển.

3.2.4 Biện pháp 4 Hướng dẫn trẻ sử dụng cùng lượng vật liệu và bài trí

bằng nhiều cách khác nhau tạo ra nhiều sản phẩm mới, 12

để khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ được kích thích phát triển.

3.2.5 Biện pháp 5 Sử dụng sản phẩm của trẻ vào đời sống sinh hoạt 13

3.2.6 Biện pháp 6 Tuyên dương và tổ chức thi đua 14

3.2.7 Biện pháp 7 Tác động đến yếu tố tình cảm để kích thích trẻ sáng tạo 15

3.2.8 Biện pháp 8 Phối kết hợp với phụ huynh trong quá trình dạy trẻ 16

Trang 2

người Hoạt động sáng tạo của loài người phát triển không ngừng và thăng hoacùng với sự phát triển của xã hội Sáng tạo không thể tách rời khỏi tư duy, tưởngtượng của con người Chính quá trình tưởng tượng sáng tạo con người đã tạo ra

vô vàn các giá trị vật chất và tinh thần, các thành tựu vĩ đại trong mọi phươngdiện của cuộc sống và tạo ra nền văn minh nhân loại Ngày nay, cùng với cuộccách mạng khoa học công nghệ, số lượng các bài toán phức tạp mà loài ngườicần giải quyết tăng vọt trong khi yêu cầu thời gian giải các bài toán đó phảiđược rút ngắn Yêu cầu cấp thiết đòi hỏi con người cần phải tư duy liên tục vàkhông ngừng sáng tạo Muốn đạt hiệu quả cao trong hoạt động sáng tạo đòi hỏicon người phải bồi dưỡng khả năng tư duy tưởng tượng ngay từ khi còn nhỏ.Một trong các cách tối ưu nhất là phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo chotrẻ trước tuổi đi học

Thực tiễn cho thấy con người có khả năng sáng tạo từ rất sớm: Newton biếtlàm trò chơi cơ học khiến mọi người phải ngạc nhiên Moza 3 tuổi đã tự mìnhhòa âm trên đàn, 5 tuổi đã sáng tác nhạc, 8 tuổi đã viết những bản xô nát và giaohưởng đầu tiên Êđison khi 7 tuổi đã có phát minh đầu tiên về bóng đèn điện…Như vậy các nhà giáo dục hoàn toàn có thể tin tưởng rằng con người tiềm ẩnkhả năng sáng tạo từ rất sớm Điều quan trọng là phải sớm phát hiện, động viên,khích lệ và có biện pháp tác động thích hợp nhằm phát huy khả năng sáng tạocủa mỗi con người

Trường mầm non là môi trường thuận lợi nhất tạo điều kiện cho sự nảy nở vàphát triển những ý tưởng sáng tạo đang còn ấp ủ trong trẻ nhỏ Sự hình thành vàphát triển trí tưởng tượng ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi là một tiền đề quan trọng đặtnền móng cho khả năng sáng tạo trong mọi hoạt động sau này của trẻ, đồng thờitạo điều kiện cho trẻ học tập sáng tạo thông minh ở lứa tuổi học đường

Đối với trẻ mẫu giáo trí tưởng tượng óc sáng tạo thể hiện trình độ pháttriển trí tuệ nói riêng và tư duy nói chung Điều này được cụ thể hóa trong mụctiêu giáo dục mầm non

Ở trường mầm non trẻ em được tham gia vào rất nhiều các hoạt động phongphú, song có thể nói hoạt động thu hút được trẻ nhiều nhất là hoạt động tạo hình.Hoạt động tạo hình là sự liên kết của rất nhiều dạng hoạt động phong phú như

vẽ, nặn xé dán, lắp ghép Trong đó hoạt động có khả năng rèn luyện và pháttriển óc tưởng tượng sáng tạo tốt nhất là hoạt động vẽ, cắt dán Vì vẽ và cắt dánđòi hỏi trẻ phải phát huy một cách tích cực những biểu tượng và vốn hiểu biết

Trang 3

của mình Sản phẩm tạo hình của trẻ mẫu giáo thể hiện vốn kinh nghiệm mà trẻ

có được qua sự tiếp xúc với thế giới xung quanh Trẻ nhận biết thế giới như thếnào thì phản ánh vào trong sản phẩm tạo hình của mình như thế ấy Sự đa dạng

và hợp lí trong các sản phẩm tạo hình của trẻ mẫu giáo phụ thuộc vào vốn biểutượng vốn kinh nghiệm và biện pháp hướng dẫn của người lớn Vì vậy tôi đã lựa

chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển trí tưởng tượng

sáng tạo qua hoạt động vẽ, cắt dán.”

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

1 Lí luận- thực tiễn:

a Cơ sở khoa học:

a 1: Khái niệm về hoạt động vẽ:

Hoạt động tạo hình nói chung, hoạt động vẽ nói riêng là một trong những hoạtđộng góp phần tích cực cho sự phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo Đây là mộthoạt động nghệ thuật và là một phương tiện quan trọng trong việc giáo dục thẩm

mĩ Đặc biệt hình thành và phát triển ở trẻ nhiều mầm mống đầu tiên của sự sángtạo Nó giúp trẻ tìm hiểu khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì

Trang 4

chúng nhìn thấy xung quanh, những gì làm cho chúng rung động mạnh mẽ vàgây cho chúng tình cảm xúc cảm tích cực Hoạt động vẽ có đầy đủ diều kiệnđảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ về đạo đức, trí thức,thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất, kĩ năng ban đầu của con người,như một thành viên trong xã hội Qua hoạt động vẽ trẻ biết yêu lao động, tíchcực sáng tạo, đồng thời còn rèn luyện kĩ năng kĩ sảo, khả năng điều chỉnh hoạtđộng giữa mắt và tay Như vậy hoạt động vẽ là một hoạt động sáng tạo nghệthuật Còn như các dạng hoạt động khác, hoạt động vẽ là một hoạt động của conngười nhằm tạo ra giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội Thông qua các hoạtđộng này các khả năng sáng tạo nghệ thuật của cá nhân bộc lộ ra ngoài, đượcphát hiện, bồi dưỡng và phát huy.

a 2: Đặc điểm hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.

Hoạt động vẽ là một hoạt động quan trọng trong giai đoạn tuổi mẫu giáo Vẽ làmột dạng hoạt động sáng tạo tạo ra sản phẩm, cùng với trò chơi nó có vai trò cơbản trong sự phát triển tâm lý của tuổi mẫu giáo, không phải chỉ đến tuổi mẫugiáo trẻ em mới bắt đầu vẽ Từ khi cầm được bút, trẻ đã có thể vạch ra đượcnhững đường nét xác định ra giấy, nhưng chỉ đến tuổi mẫu giáo hoạt động vẽmới trở thành hoạt động đáng chú ý so với lứa tuổi trước Vào tuổi mẫu giáohoạt động vẽ bắt đầu được phát triển đáng kể do nhận thức, kĩ năng kĩ sảo vàkinh nghiệm của trẻ ngày càng phong phú hơn Trẻ mẫu giáo vẽ rất nhiều, vìchính quá trình vẽ đã làm trẻ ham thích, đồng thời kết quả của hoạt động vẽ gâythích thú cho trẻ Trẻ vẽ với sự tự giác và với niềm say mê thực sự bởi điều đólàm thỏa mãn nhu cầu thực sự của trẻ

Sản phẩm sáng tạo của trẻ mẫu giáo còn rất khác so vơi sản phẩm của một họa

sĩ thực sự Hoạt động tạo hình nói chung, hoạt động vẽ nói riêng thể hiện rõ đặcđiểm nhân cách của trẻ đang được hình thành Hoạt động vẽ của các con khôngnhằm mục đích tạo nên những sản phẩm phục vụ xã hội, cải tạo xã hội mà thôngqua hoạt động này nhân cách của các em được hình thành và phát triển, tức lànhằm biến đổi và phát triển chính bản than trẻ Chẳng hạn khi cho trẻ mẫu giáo

vẽ tranh về chủ đề “Gia đình của em” bức tranh này không có gì mới đối vớimọi người nhưng qua đó trẻ thể hiện thái độ tình cảm, nhận thức, và suy nghĩcủa mình về những người thân trong gia đình Đây là cơ sở để phát triển tư duytrí nhớ, tình cảm … của trẻ

a 3: Khái niệm về hoạt động cắt dán:

Trang 5

Cắt dán là cắt những mảnh giấy màu và xếp, dán các hình mảng đãđược cắt rời tạo bố cục trên mặt phẳng 2 chiều Mảng giấy ghép được cắt bằngkéo gọi là tranh cắt dán Hoạt động cắt dán ở trường mầm non được bắt nguồn

từ các thể loại tranh ghép nghệ thuật loại hình cắt dán cũng đã có những tácphẩm nổi tiếng: chiếc ghế của Picaso, tĩnh vật với đĩa hoa của Braque, nỗi buồncủa vua của Matise hay phong cảnh của Nguyễn Hồng Lam.Ở trường mầm nongiáo viên dạy trẻ thể hiện từ những mảnh giấy màu dán trên nền giấy trắng hoặcgiấy màu, hay dán ghép những mảnh cắt riêng chụm vào nhau tạo ra những khốikhác nhau theo đề tài khác nhau

a 4: Đặc điểm hoạt động cắt dán của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi:

Trẻ mẫu giáo đặc biệt trẻ trong độ tuổi 4-5 đã có những vận động tinh tương đối tốt Khi được sử dụng kéo trẻ đặc biệt hứng thú, say xưa thực hiện những nhát kéo cắt giấy thú vị Tuy nhiên để trẻ cắt tạo ra những sản phẩm theoyêu cầu đối với trẻ là một điều không đơn giản Vì thế các hoạt động cắt dán với trẻ mầm non cần thực hiện theo đúng nguyên tắc hệ thống từ dền đến khó Cho trẻ thực hiện cắt dán những hình cơ bản trước thậm chí cắt theo hình vẽ sẵndần dần chuyển sang cắt những hình cơ bản theo tưởng tượng của trẻ sẽ giúp duy trì hứng thú, kích thích tò mò ham biết của trẻ Khi trẻ tạo được sản phẩm trẻ rất vui mừng phấn khởi chính điều này là nền tảng cho trẻ tiếp tục tư duy sáng tạo trong những hoạt động cắt dán sau này

a 5: Đặc điểm của tưởng tượng sáng tạo ở trẻ 4-5 tuổi.

Tưởng tượng sáng tạo của trẻ phát triển nhanh ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ cả

về số lượng và chất lượng Ở thời kì này tưởng tượng của trẻ không những phong phú hơn thời kì trước mà còn mang tính tích cực và sáng tạo hơn Muốn cho tưởng tượng sáng tạo của trẻ phát triển tốt đòi hỏi phải có những điều kiện giáo dục nhất định, đúng đắn nếu không trí tưởng tượng của trẻ sẽ bị ngừng trệ hoặc phát triển theo hướng không mong muốn Mà tưởng tượng, sáng tạo của trẻchỉ phát triển trong hoạt động, đặc biệt là hoạt động tạo hình Vì vậy việc tổ chức hoạt động vẽ, cắt dán cho trẻ có ý nghĩa quyết định ngày càng mang tính

chủ động và có ý thức b/ Cơ sở thực tiễn.

Thực tế trẻ lớp tôi rất yêu thích môn học tạo hình, đặc biệt là hoạt động

vẽ, cắt dán trẻ say mê khám phá và tích cực thể hiện những gì chúng nhìn thấy,

sờ thấy, cảm nhận thấy…qua sản phẩm tạo hình của mình, sản phẩm của trẻ rấttrong sáng hồn nhiên và đôi khi rất ngờ nghệch, không quan tâm tới nguyên

Trang 6

mẫu, không quan tâm tới màu sắc đã giống thật chưa, hình dáng có bình thường

và gần gũi với thực tế không, mọi người nghĩ gì về sản phẩm của mình đanglàm, trẻ say mê đi theo cảm xúc, ý nghĩ của riêng mình và thể hiện thế giới theocảm nhận rất riêng của mình Sản phẩm của trẻ rất phong phú về nội dung và đềtài, có khi là sự thể hiện tình cảm của mình với mẹ với cô, có khi là hình ảnhmột nhân vật trong một câu chuyện nào đó mà trẻ thích, hoặc cũng có khi chỉ làmột con bướm đang bay lượn bên khóm hoa, một con gà đang gáy sáng, mộtcon giun đất…Nhưng nhìn chung sản phẩm của trẻ còn đơn điệu, màu sắc thìgiản đơn, bố cục chưa thật hợp lí Những sản phẩm của trẻ cũng chưa có sự sángtạo nhiều, hình ảnh còn quen thuộc chưa có sự mới mẻ, trí tưởng tượng của trẻcòn nghèo nàn Kỹ năng vẽ tranh và tô màu, cắt dán của trẻ còn nhiều hạn chế,sản phẩm của trẻ nam và trẻ nữ có khoảng cách khá xa về mức độ sáng tạo vàtưởng tượng do trẻ nam ít tham gia vào các hoạt động vẽ ở góc tạo hình, mặtkhác cũng ít được cô khuyến khích vào chơi ở góc tạo hình Từ những hạn chế

về mức độ tưởng tượng và sáng tạo của trẻ lớp tôi dẫn tới trẻ có những hạn chếnhất định trong phát triển tư duy cũng như sự nhanh nhạy trong các dạng hoạtđộng khác điều đó càng thôi thúc tôi thử nghiệm và kiểm chứng các biện pháptrong đề tài của mình

Để tìm hiểu thực trạng cuả hoạt động này ở trường tôi cũng như đưa ra một số

đề suất, biện pháp nhằm phát triển trí tưởng tượng óc sáng tạo của trẻ qua hoạt

động vẽ tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển trí

tưởng tượng sáng tạo qua hoạt động vẽ, cắt dán.”

- Năm học 2018 - 2019 tôi cùng với hai giáo viên được phân công phụtrách lớp nhỡ B1 với tổng số trẻ là 45 cháu Phần lớn các cháu đã có quá trìnhhọc tập tại trường từ các lớp bé nên có nề nếp ổn định khi đến trường

2.1/ Thuận lợi:

- Phòng giáo dục huyện Gia Lâm luôn tạo điều kiện mở các lớp tập huấnhoặc các lớp bồi dưỡng chuyên đề, các buổi kiến tập để chị em tham gia học hỏi

Trang 7

rút kinh nghiệm lẫn nhau để hoàn thành công việc, vì sự nghiệp giáo dục của huyện nhà.

- BGH trường luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như động viên tinh thần để chị em yên tâm công tác và cống hiến

- Phụ huynh luôn đồng hành, ủng hộ nhiệt tình các hoạt động giáo dục ở tại lớp và có sự kết hợp một cách đều tay trong mọi hoạt động

- Các cô giáo ở lớp có trình độ chuyên môn cao nhiệt huyết với công việc,luôn năng động sáng tạo linh hoạt trong mọi hoạt động, yêu nghề mến trẻ, tất cả

vì học sinh thân yêu

- Lớp có 3 cô giáo cùng độ tuổi nên có thể ủng hộ hỗ trợ nhau trong tất cả các hoạt động giáo dục

- Trẻ ngoan, ham hiểu biết tìm tòi và sáng tạo, ủng hộ cô trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm

- Tư duy tưởng tượng và sáng tạo ở từng trẻ trong từng thời điểm là khác nhau nên sức sáng tạo ở các cháu vô cùng phong phú và đa dạng

- Một số cháu có năng khiếu tạo hình, khả năng tưởng tượng sáng tạo và

tư duy tốt như cháu Kim Giang, Nguyễn Khánh Huyền, Nguyễn Minh Châu,Xuân Tiến

2.2/ Khó khăn:

Tưởng tượng sáng tạo hình thành trong quá trình sống, trong hoạt độngcủa trẻ dưới ảnh hưởng nhất định của điều kiện sống, giảng dạy và giáo dục Dovậy muốn phát triển tưởng tượng sáng tạo cần tích lũy kinh nghiệm tương ứng,

mở rộng biểu tượng về thực tại xung quanh Kinh nghiệm được tích lũy thôngqua những quan sát cá nhân của trẻ trong quá trình hoạt động, bên cạnh đóngười lớn truyền đạt tri thức cho trẻ về sự vật và hiện tượng xung quanh Tất cảnhững nhân tố đó mang trạng thái khác nhau, trong những thời kì khác nhau.Chính vì sự ảnh hưởng của nhân tố chủ quan mang tính quyết định nên khi tiếnhành nghiên cứu tôi gặp phải những khó khăn sau:

- Giáo viên còn tư tưởng chủ quan, quan tâm chưa đúng mực đến việc phát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ

- Phụ huynh có chưa sự hiểu biết sâu sắc về tầm quan trọng của sự pháttriển trí tưởng tượng óc sáng tạo của trẻ, đôi khi còn cho đó là những điều phithực tế, nên việc phối hợp rèn luyện thêm tại gia đình đôi khi còn gặp khó khăn

Trang 8

- Điều kiện về cơ sở vật chất đôi khi còn chưa cho phép cô tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, thăm quan, lễ hội…Để cung cấp kiến thức cho trẻ.

- Do phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự nhận biết về thế giới xung quanh của trẻ nên mức độ và khả năng của trẻ rất khác nhau, không đồng đều

- Một số trẻ đến lớp mầm non muộn hơn so với các bạn, vốn kinh nghiệmsống còn hạn chế, biểu tượng được hình thành đôi khi còn chưa chuẩn mực nêncòn gây khó khăn cho quá trình thực hiện đề tài như cháu Công Thành, QuangKhôi, Đức Thắng

- Có cháu Đức Thắng hạn chế về khả năng tưởng tượng sáng tạo, gặp vấn

đề khó khăn trong môn học tạo hình đặc biệt là sử dụng màu sắc (Chỉ sử dụngmàu trầm cho tất cả các sản phẩm tranh vẽ)

- Với những kinh nghiệm và thực tế kiểm tra tại lớp mình trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã áp dụng một số biện pháp như sau:

2 Giáo dục cho trẻ lòng say mê và ham thích được vẽ, cắt dán

3 Tổ chức hoạt động vẽ, cắt dán dưới nhiều các hình thức phong phú để khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ được bộc lộ và phát triển

4 Hướng dẫn trẻ sử dụng cùng lượng vật liệu và bài trí bằng nhiều cáchkhác nhau tạo ra nhiều sản phẩm mới, để khả năng tưởng tượng sáng tạocủa trẻ được kích thích phát triển

5 Sử dụng sản phẩm của trẻ vào đời sống sinh hoạt

6 Tuyên dương trẻ và tổ chức thi đua

Trang 9

lớn, sản phẩm của các cô Đây chính là điều kiện thuận lợi để trẻ bộc lộ cảmxúc và hứng thú cá nhân với những gì chúng nhận thấy bằng "Mắt thấy tai nghe"điều này đóng vai trò quan trọng với chất lượng sản phẩm tạo hình của trẻ Trẻmong muốn được tái hiện lại hiện thực khách quan theo cách nghĩ, cách nhìn,cách cảm nhận và khả năng của bản thân mình Trẻ hứng thú say mê thể hiệncảm xúc riêng cá nhân Chính lúc này việc tạo cảm xúc và hứng thú cho trẻ cầnđược tiến hành và tiến hành đồng thời song song với việc cung cấp biểu tượngđúng rõ ràng và phong phú.

Thực tế cho thấy thời gian một giờ học tạo hình có hạn, cô giáo không thểcung cấp cùng một lúc nhiều biểu tượng có chất lượng cho trẻ, nếu trẻ chỉ quansát mẫu vào đầu giờ thì trẻ chỉ có thể phản ánh được những thuộc tính cơ bảnnhững góc nhìn phiến diện chủ quan, không sâu sắc về đối tượng tạo hình Dovậy sản phẩm tạo hình của trẻ sẽ đơn điệu, nghèo nàn về nội dung, dập khuônmáy móc theo mẫu của cô giáo hoặc theo sự bắt chước của bạn khác trong lớp

Để làm giàu ý tưởng tạo hình cho trẻ, tạo cho trẻ sự say mê, hứng thú với tácphẩm tạo hình của mình thì cần cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với đối tượng tạohình trong cuộc sống xung quanh ở các góc nhìn các hoàn cảnh, các tư thế cũngnhư tạo cho trẻ nhiều ấn tượng phong phú về đối tượng tạo hình ở trong nhữngmôi trường thẩm mĩ cho các con

Cho trẻ làm quen với các tác phẩm nghệ thuật như tranh, ảnh nghệ thuật,tranh dân gian, tượng gốm, tượng thạch cao, tượng đá, các sản phẩm thủ công

mĩ nghệ mây tre đan dần dần làm cho trẻ nhận ra sự phong phú của cái đẹp,không những bởi hình dáng mà còn về vật liệu màu sắc, cách thể hiện Việc chotrẻ ngắm các sản phẩm thật giúp ích rất nhiều cho việc dạy trẻ phương pháp thểhiện nội dung một cách mạch lạc, ý tưởng phong phú và bố cục rõ ràng của sảnphẩm tạo hình Trẻ có thể xem sản phẩm tranh vẽ, sản phẩm cắt dán vào mọi lúcmọi nơi, ngoài giờ học tạo hình hoặc đầu giờ học tạo hình Khi phân tích vậtphẩm mẫu cho trẻ tôi thường đặc biệt chú ý đến những phương tiện miêu tảnghệ thuật Đó là cách sắp xếp bố cục một cách hợp lí, hình tượng nghệ thuật,màu sắc, song không nên gợi ý trẻ bắt chước mà cần gợi ý để trẻ tự nghĩ ra cácphương pháp thể hiện nội dung khác

VD: Trước khi cho trẻ vẽ hoặc cắt dán tạo ra những bông hoa đẹp, tôi sẽ

cho trẻ được đi thăm vườn hoa, gợi ý trẻ quan sát kĩ thân, lá, cánh hoa, nhụyhoa Sau đó cho trẻ xem tranh ảnh vẽ, sản phẩm hoa mẫu cô đã cắt dán về hoa

Trang 10

Như vậy để trẻ tự sáng tạo ra một sản phẩm là của riêng mình thì việc giáo viêncung cấp cho trẻ biểu tượng đầy đủ, có cảm xúc ấn tượng là điều vô cùng cầnthiết Điều này không có nghĩa là bắt trẻ phải mô tả giống y như thật mà tạo điềukiện cho các hình ảnh sáng tạo, có tính nghệ thuật sẽ ra đời ở tranh của trẻ, cácvật thật với sự đa dạng và phong phú với những trạng thái khác nhau muôn màumuôn vẻ sẽ cung cấp cho trẻ nội dung sinh động của nó, kích thích cảm xúc củatrẻ, giúp trẻ ghi nhớ tốt các hình ảnh, tạo đà cho tưởng tượng của trẻ phát triển.

3.3.2/ Biện pháp 2: Giáo dục cho trẻ lòng say mê và ham thích được vẽ, cắt dán.

Tưởng tượng nói chung và tưởng tượng sáng tạo nói riêng chịu sự chiphối mạnh mẽ của yếu tố tình cảm xúc cá nhân nên giáo dục cho trẻ lòng say mê

và ham thích được vẽ là biện pháp quan trọng để phát triển khả năng tưởngtượng sáng tạo ở trẻ Trong quá trình cung cấp biểu tượng cô giáo giúp trẻ phântích so sánh, tổng hợp, tìm ra những điểm riêng biệt, điểm chung của sự vật hiệntượng Cần giáo dục cho trẻ cách nhìn và cách nghĩ, cách cảm thụ sao cho trẻ tựlĩnh hội được và thấy ham thích vì trẻ phải dựa vào vốn hiểu biết của mình (tựtiếp thu, tự tìm hiểu, tự phát hiện ra những điều lí thú, mới mẻ) về thế giới xungquanh thì trẻ mới thực sự thấy sự ham thích Muốn khơi gợi lòng ham thích củatrẻ một cách tự nhiên, tự nguyện giáo viên phải kích thích, gợi mở, tạo điều kiệncho trẻ được hoạt động, trẻ có thích thú say mê thì chất lượng sản phẩm tạo hìnhmới được nâng cao, có chiều sâu và khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ mớiđược bộc lộ rõ và phát triển Khi đàm thoại về ý tưởng của trẻ tôi thường sửdụng những câu hỏi ngắn, dễ hiểu ( Con định làm gì?, con sẽ tạo ra chúng bằngvật liệu gì?, con sẽ làm như thế nào? ), có hình tượng và dí dỏm cùng với cửchỉ điệu bộ, nét mặt nhằm gây cảm xúc và khơi gợi lòng ham thích cho trẻ, đểkhi bắt tay vào thực hiện ý tưởng- tạo sản phẩm trẻ cảm thấy thoải mái, tự tinnhư chính mình đang tham gia tạo nên một tác phẩm nghệ thuật thực thụ

VD: Khi cho trẻ thực hiện hoạt động vẽ "Phương tiện giao thông đường bộ"tôi sẽ hỏi ý tưởng của trẻ như sau:

+ Các họa sĩ của lớp B4 thân yêu, các bạn sẽ tặng gia đình nhà mình một chiếc xe như thế nào?

+ Chiếc xe ấy sẽ mang thông điệp gì? An toàn, bình yên hay tốc độ?

Trang 11

+ Muốn chiếc xe đó an toàn để đưa cả gia đình đến phòng triển lãm của mình thì con sẽ vẽ chiếc xe đó như thế nào?

Việc tạo ra hình tượng đối với trẻ luôn gắn liền với sự thể hiện tình cảm,xúc cảm trong quá trình tạo sản phẩm Do vậy, việc bồi dường cảm xúc, rènluyện kỹ năng vẽ và khơi gợi sự ham thích cho trẻ là vô cùng quan trọng Bằngbiện pháp khéo léo và luôn luôn biết kích thích sự hiếu kì , tò mò của trẻ, bằngnhững câu chuyện, câu hỏi có liên quan đến nội dung bài tạo hình, bằng việc sửdụng các bài thơ câu đố, bài hát tôi luôn làm cho học sinh của mình có đượcnhững tri thức một cách cơ bản nhất, hoàn chỉnh nhất trên cơ sở đó biết sáng tạo

và tưởng tượng thêm những yếu tố mới mang tính nghệ thuật Tránh việc cungcấp cho trẻ những kiến thức khô khan, rời rạc dù có mang tính cơ bản và cầnthiết thì cũng khó mà tiếp cận được với trẻ, không gò ép trẻ thực hiện theo mẫumột cách đúng đắn và chính xác vì làm như vậy vô tình cô giáo đã biến học sinhcủa mình thành những cái máy sao chép một cách buồn tẻ, tiếp nhận kiến thứcmột cách chung chung khó nhớ, gây cho trẻ cảm giác căng thẳng nhanh chán.Điều đó sẽ làm hạn chế khả năng tưởng tượng sáng tạo ở trẻ

3.2.3/ Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động vẽ, cắt dán dưới nhiều các hình thức phong phú để khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ được bộc lộ

và phát triển.

Hoạt động vẽ, cắt dán của các bé trong lớp ngày càng mang tính chủ động

và có ý thức vì vậy tôi luôn tìm cách tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ có cơ hộiđược "sáng tác", tôi luôn dạy trẻ suy nghĩ về nội dung mình định thực hiện bằngcách gợi ý cho trẻ lấy tư liệu từ cuộc sống xung quanh để phát triển óc sáng tạo

Do đó tôi luôn tận dụng mọi khả năng để trang bị cho trẻ những biểu tượng đầy

đủ về các đối tượng định miêu tả, đồng thời phát triển khả năng truyền đạt quasản phẩm tạo hình những gì mà các con tự nghĩ ra Nếu trẻ diễn tả lại cảm xúccủa mình về ngày sinh nhật trẻ có thể sử dụng màu hồng cho những cây nếnlung linh, màu nâu cho chiếc bánh sô cô la ngọt lịm, màu đỏ cho những bó hoatươi thắm mà mẹ trang bị cho bữa tiệc, màu xanh đỏ, tím, vàng, cho nhữngchiếc thạch hay hộp bánh que Bằng việc sử dụng màu sắc trẻ sẽ diễn tả lại cảmxúc vui sướng, hạnh phúc, và tình cảm của mình với những gì đã diễn ra

Trẻ mẫu giáo nhỡ tạo sản phẩm tạo hình theo nhiều chủ đề hơn những lứatuổi trước, các chủ đề với nhiều nội dung khác nhau có thể là hiện tượng tựnhiên, xã hội hoặc có thể tạo sản phẩm tạo hình theo nội dung một bài hát, bài

Trang 12

thơ, câu chuyện kể Trẻ phải nắm vững mối quan hệ để thể hiện chúng trong tạo sản phẩm tạo hình Vì vậy những kiến thức nào trẻ đã nắm vững thì tôi luôn gợi

ý để trẻ tự nhớ lại, những kiến thức nào mới khó nhớ thì tôi sẽ cố gắng hướngdẫn lại một cách kĩ càng và tỉ mỉ hơn Tôi luôn dựa vào ý đồ và khả năng củatừng trẻ để có cách hướng dẫn tối ưu, luôn luôn động viên khen nhợi trẻ, khuyếnkhích trẻ có thể kết hợp với các biện pháp thi đua để duy trì được hứng thú củatrẻ đến hết giời hoạt động Khi trẻ thực sự hứng thú trẻ sẽ thực sự tích cực và tạosản phẩm tạo hình một cách sáng tạo, chủ động theo cách riêng của trẻ

Trẻ lớp tôi vô cùng hứng thú với việc được tạo sản phẩm tạo hình tự do theo

ý thích, trẻ hăng say tạo sản phẩm tạo hình theo ý đồ của mình, thể hiện nhữngcảm xúc, màu sắc, hình thái nhịp điệu những tính chất thẩm mĩ mà trong cuộcsống trẻ thu nhận được, tạo sản phẩm tạo hình theo ý thích tạo điều kiện thuậnlợi cho tưởng tượng sáng tạo của trẻ phong phú và bay bổng

Bên cạnh đó ở lớp còn có một số bạn tạo sản phẩm tạo hình theo kiểuthuộc lòng chuẩn mẫu của cô hoặc dùng màu tự do phi thực tế không liên hệđược với ý đồ miêu tả của tạo sản phẩm tạo hình Nếu hiện tượng này kéo dài sẽảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng tạo sản phẩm tạo hình và làm hạn chế nhữnghứng thú, niềm say mê của trẻ đến hoạt động tạo hình Do vậy tôi luôn cố gắng

để giúp trẻ hiểu hơn về hệ thống chuẩn màu sắc, hướng dẫn trẻ quan sát để thấyđược vẻ linh hoạt trong sự thay đổi màu sắc của các sự vật hiện tượng trong hiệnthực và làm quen với một số nguyên tắc phối màu để trẻ thể hiện một cách sángtạo khả năng tưởng tượng của mình qua tranh vẽ

3.2.4/ Biện pháp 4: Hướng dẫn trẻ sử dụng cùng lượng vật liệu và bài trí bằng nhiều cách khác nhau tạo ra nhiều sản phẩm mới, để khả năng tư duy tưởng tượng sáng tạo của trẻ được kích thích phát triển.

- Để kích thích hứng thú, sự mong mỏi hoàn thiện sản phẩm của trẻ tôi đãcho trẻ tạo ra những sản phẩm riêng lẻ sau đó gom lại hứa hẹn với trẻ “ cô sẽcho các con sử dụng các sản phẩm này tạo thành một món quà thật đẹp thật hoànchỉnh để làm quà tặng hoặc trang trí trong nhà các con” Để thực hiện lời hứavới trẻ tôi đã dành thời gian hoạt động chiều của một số buổi để hướng dẫn trẻmột hoạt động mà ít giáo viên làm: chỉ hướng dẫn trẻ cách bài trí các sản phẩmriêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh có bố cục và màu sắc hài hòa

Trang 13

Ví dụ: dùng một dáng bình hoa và với một nụ và 3 bông hoa chỉ cần thayđổi, sắp xếp lại vị trí của các bông hoa và nụ hoa là sẽ có những bình hoa khácnhau, ta có thể lựa chọn cách sắp xếp nào mà mình thấy nó đẹp nhất.

Để bé chủ động tự tạo cho mình nhiều sự lựa chọn hơn trong cách hoànthiện sản phẩm hơn thế bé sẽ có sản phẩm mình yêu thích nhất, điều này vôcùng quan trọng để bé tiếp tục hứng thú, háo hức, mong mỏi đến những hoạtđộng tạo hình sau này Bằng những gợi ý cho buổi học sau của cô giáo một số

bé ghi nhớ suy nghĩ đến việc mình sẽ làm gì trong buổi tạo hình tiếp theo hoặc

bé có thể trao đổi với người khác về ý định của mình Vậy là tôi đã kích thíchcho trẻ có sự tưởng tượng từ những buổi trước khi thực hiện tiết học việc làmnày giúp tôi có thể phát hiện những bé có năng khiếu và thực sự say mê với bộmôn tạo hình để có định hướng phối hợp cùng phụ huynh động viên, tán dương,bồi dưỡng tài năng cho bé giúp các bé luôn tự tin vào bản thân và tiếp tục say

mê tưởng tượng sáng tạo

3.2.5/ Biện pháp 5: Sử dụng sản phẩm của trẻ vào đời sống sinh hoạt.

Sử dụng sản phẩm của trẻ vào các ngày lễ, ngày hội:

Các ngày lễ, ngày hội, góp phần không nhỏ vào việc giáo dục và làm giàu chotâm hồn trẻ thơ những tình cảm đẹp đẽ (Tình yêu thương con người, yêu quêhương đất nước), làm cho trẻ thêm phấn khởi, vui tươi tạo cho trẻ những cảmxúc mới mẻ khác hẳn với những không khí của ngày học, trẻ thêm yêu và gắn

bó với cô giáo, với bạn bè

Sử dụng sản phẩm của trẻ vào ngày hội, ngày lễ, tạo cho cho trẻ sự phấn khởi,mong mỏi, tâm trạng hồi hộp chờ đợi ngày vui sắp đến, trẻ tích cực cùng nhauchuẩn bị và vui mừng khi tạo được một sản phẩm mà sản phẩm ấy lại có ý nghĩađối với tập thể trong những dịp đặc biệt trang trọng như thế Việc để trẻ cùngvới cô giáo chuẩn bị cho ngày hội, ngày lễ còn giúp trẻ rèn luyện tính độc lập,sáng tạo tìm tòi, và có những sáng kiến giúp trẻ tự tin vào bản thân

- Sử dụng sản phẩm của trẻ vào những cuộc trưng bày nhỏ: Trẻ ngắm sản phẩmcủa mình, của bạn Trẻ so sánh và đánh giá các sản phẩm tìm ra điểm khác biệtmang tính cá nhân, cá biệt điểm nối bật của bạn, cái riêng chỉ mình mới có, thunhận các biểu tượng, phát huy điểm mạnh trong tác phẩm của mình Đây là điềukiện quan trọng để trẻ biết cách cảm thụ cái đẹp, yêu thích sự sáng tạo và yêuthích hoạt động tạo hình

Trang 14

3.2.6/ Biện pháp 6: Tuyên dương trẻ và tổ chức thi đua.

Do đặc điểm của trẻ là rất thích được khen ngợi và tuyên dương, đặc biệt là nêu gương trước mặt bạn bè, thầy cô và người thân Dựa vào tâm lí đó của trẻ tôi luôn tìm hiểu

so sánh và phát hiện ra những tiến bộ, những sáng tạo tưởng tượng mới của trẻ để kịp thời nêu gương trẻ Có thể cháu Hoàng Huyền bài chưa đẹp, chưa thật suất sắc và đáng khen so với các bạn khác, nhưng so với chính bản thân cháu đã có sự tiến bộ vượt bậc, một ý tưởng mới mẻ, một yếu tố sáng tạo cũng đáng được cô giáo lưu tâm và khen ngợi tuyên dương kịp thời, từ đó kích thích cháu tiếp tục cố gắng, tiếp tục tiến lên Chính sự phát hiện kịp thời, khen ngợi kịp lúc đã là một động lực thúc đẩy cháu cố gắng và ngày càng cố gắng Ngược lại cháu Kim Giang là một trong những cháu có khả năng tạo hình, thường làm bài nhanh và tốt hơn các bạn, sau khi cháu làm song thường ngồi chơi hoặc xem các bạn khác làm bài, đối với cháu thì tôi lại động viên khơi gợi các ý tưởng mới hoặc dùng câu hỏi gợi mở để cháu sáng tạo thêm các tình tiết mới, hoặc phát triển cho thêm hoàn chỉnh các ý tưởng đã thực hiện, từ đó tạo nên bức tranh thật hoàn chỉnh, đối với cháu Kim Giang tôi lại thường chỉ khen cháu khi thực sự có sự sáng tạo mới lạ, hoặc tác phẩm thực

sự có điểm sáng, bởi nếu cháu đó thường xuyên được khen lại gây cho cháu cảm giác chủ quan bằng lòng với những cái mình làm được mà không cố gắng hơn nữa để khai thác khả năng, phát triển óc sáng tạo của mình Chính vì vậy khen, chê cũng phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng người mới phát huy được hiệu quả.

Không những khen ngợi động viên những tiến bộ của các cháu tại lớp tôicòn thường xuyên trao đổi với phụ huynh để phụ huynh cũng nắm được những

sự phát triển tốt đáng hoan nghênh của con, để khi về nhà có những lời khen,động viên con, cũng như gợi mở và kích thích con ngày càng hoàn thiện hơnnữa Bên cạnh đó phụ huynh cũng có thể giúp cô cung cấp thêm biểu tượng, gợi

mở thêm ý tưởng, thúc đẩy con mình sáng tạo, mang đến những hình dung,tưởng tượng tốt hơn giúp đứa trẻ phát huy tối đa năng lực của bản thân, trí tưởngtượng sáng tạo ngày càng phong phú hơn

Tôi luôn tạo ra các tình huống thi đua để gây thêm hứng thú, động lựccho trẻ phát huy khả năng của mình Vào những buổi sinh hoạt ngoại khóa, thămquan ngoài trời, tôi cho các trẻ cùng chi giác một đối tượng rồi sau đó gợi ý trẻ -Bằng những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có của bản thân để tạo nên một bứctranh về đối tượng đó Thi đua xem cháu nào có bức tranh đẹp nhất, sáng tạo, lạnhất về đối tượng đó Kết thúc hoạt động tôi cho các con tự nhận xét và đưa rađánh giá của bản thân mình về tác phẩm của chính trẻ và của bạn, sau đó tôi sẽ

Trang 15

lựa chọn một ý tưởng sáng tạo, mới lạ nhất để phân tích, đưa ra những nhận xétgóp ý, trên cơ sở đó động viên trẻ cố gắng, cũng như làm gương cho các bạnkhác Tuyên bố trẻ thắng cuộc để động viên tinh thần cho trẻ, tạo ra mục têu đểcác trẻ khác cố gắng đạt được trong các buổi sau Không những thi đua cá nhântôi còn thường xuyên tạo ra các cuộc thi đua giữa các tổ nhóm với nhau bằngcách cho trẻ cùng nhau tạo ra một sản phẩm sáng tạo về một đề tài chung, qua

đó trẻ sẽ học được cách cùng hợp tác chia sẻ cũng như bàn bạc, thống nhất đưa

ra ý tưởng chung để cùng thực hiện sao cho tác phẩm phải đồng nhất về nộidung và thống nhất về ý tưởng qua đó tưởng tượng sáng tạo của trẻ được pháthuy trên nên tảng là cái chung để hướng tới mục đích cao hơn là hoàn thiện tácphẩm độc đáo và mới lạ để chiến thắng trong cuộc đua Qua đó tạo điều kiệncho những ý tưởng sáng tạo, những tưởng tượng phong phú đa dạng của mỗi cánhân được phát huy một cách tối đa

3.2.7/ Biện pháp 7: Tác động đến yếu tố tình cảm để kích thích trẻ sáng tạo.

Trẻ ở độ tuổi này rất tình cảm và luôn mong muốn mọi người quan tâm,yêu thương và "hiểu lòng trẻ", cũng như rất yêu quí muốn gần gũi với mọingười, mọi vật xung quanh Vì lẽ đó trẻ tỏ ra vô cùng thích thú với những hoạtđộng nhằm bày tỏ tình cảm yêu thương sự biết ơn, chia sẻ, gần gũi với mọingười Nắm được yếu tố tình cảm đó của trẻ tôi luôn lựa chọn những đề tàinhằm khơi gợi ở trẻ tình cảm, xúc cảm thôi thúc trẻ vẽ, trẻ tưởng tượng và sángtạo, như việc tạo cơ hội để trẻ được trải lòng mình với người thân, cô giáo, bạn

bè và những sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ Chính vì vậy trẻ tỏ ra vôcùng thích thú và hưởng ứng nhiệt tình yêu cầu của cô, từ đó kích thích được trẻlòng

ham thích sáng tạo và được sáng tạo, từ đó từng bước phát triển khả năng tưởngtượng sáng tạo nơi trẻ

VD: Sắp tới ngày 8/3, ngày quốc tế phụ nữ, tôi tổ chức cuộc thi làm hoa tặng mẹ

về mẹ để cả lớp tham gia với những sự gợi ý như con hãy thể hiện tình cảm củacon với mẹ của mình bằng cách tạo ra những bông hoa thật đẹp làm món quàtặng mẹ trong ngày 8/3, vẽ lại khuôn mặt mẹ, ngày 20/11 tôi cho các bé cùnglàm những bưu thiếp hoa xinh tặng cô… Hoặc cũng có thể tổ chức cuộc vẽ tranh

về đề tài con vật, đồ vật trong gia đình trong mà em yêu thích nhất

3.2.8/ Biện pháp 8: Phối hợp với phụ huynh cùng tác động đến trẻ.

Trang 16

Phối hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục trên mọi lĩnh vực luônđược đánh giá là vô cùng quan trọng Giáo viên có phối kết hợp đều tay đượcvới phụ huynh trên mọi phương diện, mọi góc độ, mọi thời điểm mới mongviệc giáo dục của mình có kết quả Phối kết hợp tốt với phụ huynh nhằm manglại cho các con một môi trường giáo dục xuyên suốt, thường xuyên, có sự kiểmchứng, đánh giá tác dụng của giáo dục trên trẻ, đồng thời phụ huynh cũng đánhgiá và nhìn nhận một cách khách quan công sức của giáo viên, từ đó càng có sựthống nhất chặt chẽ, đồng tình ủng hộ cô trong quá trình giáo dục Nhận thứcđược tầm quan trọng của việc phối kết hợp với phụ huynh trong công tác giáodục trẻ, tôi luôn tận dụng mọi thời điểm để trao đổi với phụ huynh về nhữngviệc cô giáo mong muốn làm, về mục tiêu đặt ra với từng cháu, về những khảnăng, năng khiếu và hạn chế của từng cháu với phụ huynh để phụ huynh hiểu rõcon mình, thường xuyên quan tâm hơn, để ý hơn đến con, cũng như giúp cô giaonhiệm vụ, đánh giá, khen, chê con kịp thời, có cái nhìn động viên khích lệ trẻthường xuyên hơn Tôi tuyên truyền với phụ huynh qua các buổi họp phụ huynh,các giờ đón trả trẻ, những dịp đặc biệt của nhà trường mà có phụ huynh thamdự về tầm quan trọng của việc phát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ, vềnhững khác biệt của các cháu có trí tưởng tượng sáng tạo phát triển tốt vớinhững cháu có trí tưởng tượng sáng tạo bị hạn chế, về chính sự đổi thay của cánhân trẻ từ lúc trí tưởng tượng sáng tạo còn non nớt, ít có dịp bộc lộ và quantâm, đến khi có sự quan tâm, chỉ bảo, động viên, khích lệ, và cung cấp nhiều ýtượng sáng tạo cho trẻ, về những tác động và kết quả tuyệt vời được thể hiệntrong chính những tác phẩm ngây thơ, trong sáng, bay bổng, hồn nhiên củanhững đứa con thân yêu của mình Tôi thường xuyên để phụ huynh được nhìnthấy những sản phẩm tạo hình của con, đặc biệt là những bài tạo sản phẩm tạohình của trẻ từ đó gợi ý phụ huynh sẽ khơi gợi về đề tài này ở nhà, trao đổi riêngvới trẻ, gợi ý thêm cho trẻ những ý tưởng mới, đồng thời cho con thực hiện lạibài tạo hình ở nhà với sự hướng dẫn và gợi mở tỉ mỉ hơn, sâu sắc hơn Khi trẻ cónhững sự tiến bộ phụ huynh cần quan tâm, động viên kịp thời, mang sản phẩmcủa trẻ để trao đổi lại với cô từ đó cô có thêm tư liệu để nhận xét đánh giá trẻcông bằng hơn Không những thế, tôi luôn trao đổi với phụ huynh cung cấpthêm cho cô những tư liệu, những nguyên liệu để phục vụ cho công tác giáo dụctrẻ ở lớp Tôi thường xuyên tuyên truyền phụ huynh đóng góp lịch, báo cũ, giấytrắng một mặt để cho trẻ vẽ, cắt dán hàng ngày, sưu tầm những bài vẽ độc đáo,

Trang 17

những tác phẩm tranh vẽ thiếu nhi đạt giải, những sản phẩm tạo hình hand made

để tổ chức những buổi triển lãm nhỏ Tôi đề nghị phụ huynh chụp lại, quay lạinhững hình ảnh về quê hương, những vùng miền xa mà phụ huynh có dịp thămquan, như gia đình cháu Đăng Đức với quê hương Thái Bình, gia đình cháu, giađình cháu Gia Phú với chuyến thăm quan tại Sapa hay chỉ đơn giả là hình ảnh

về con cá vàng mà nhà bạn An Bình nuôi, con tắc kè mà chỉ gia đình bạn ĐứcAnh mới có, con gà tre mà nhà bạn An Khánh nuôi để làm tư liệu cung cấpbiểu tượng cho cả lớp, cho trẻ được mở rộng tầm hiểu biết, có thêm nhiều kinhnghiệm sống, nhiều hơn những hình ảnh sống động về thế giới xung quanh, làmvốn liếng để khi thực hiện những bài vẽ của mình trẻ có những nét chấm phá,những sự sáng tạo độc đáo, từ đó giúp cho trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ càngđược bộc lộ và phát triển hơn

4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:

Qua thời gian áp dụng những biện pháp trên cùng sự cộng tác chia sẻ giúp đỡcủa đồng nghiệp, sự nỗ lực cố gắng của bản thân, sự hướng dẫn, góp ý kịp thời

có hiệu quả của ban giám hiệu và đặc biệt là sự ủng hộ hưởng ứng nhiệt tình củatrẻ lớp tôi Bước đầu tôi đã thu nhận được một số kết quả khả quan như sau:

* Đối với giáo viên:

- Đa số giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển trí tưởngtượng sáng tạo cho trẻ mầm non, thấy được sự khác biệt của sản phẩm ở trẻ cókhả năng tưởng tượng tốt với sản phẩm của trẻ chưa được chú ý đúng mức vềviệc phát triển trí tưởng tượng óc sáng tạo Từ đó có cái nhìn đúng đắn, và quantâm nhiều hơn tới lĩnh vực này

- Mạnh dạn tự tin hơn với mỗi lần có người dự giờ thăm lớp, cũng như tổ chức kiến tập các hoạt động giáo dục, đặc biệt là tiết học tạo hình

- Hai giáo viên ở lớp đã nhận thức được vấn đề một cách đúng đắn, phối hợp cùng tôi trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả cao

* Đối với trẻ:

- Trẻ hứng thú yêu thích hoạt động tạo hình đặc biệt là môn vẽ, cắt dán

- Khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ thực sự phong phú và đa dạng hơn rất nhiều so với những năm học trước

- Sản phẩm của trẻ được sử dụng ở khắp nơi và luôn được quan tâm đánh giácao, đồng thời được sử dụng làm tư liệu cho các môn học khác rất ý nghĩa vàphát huy tối đa tác dụng

Trang 18

- Mức độ khác biệt về khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ nam và trẻ nữ đã được rút ngắn hơn.

- Trẻ có thể tự tạo ra nội dung tranh, cũng như sử dụng màu sắc phong phú và đadạng hơn đầu năm rất nhiều

- Kết quả trên trẻ còn được thể hiện rõ trong bảng khảo sát chất lượng trẻ :

số trẻ Đạt Tỷ lệ Đạt Tỷ lệYêu thích môn học tạo hình đặc biệt là 45 16 35% 42 90%hoạt động vẽ, cắt dán

phú

sáng tạo

* Đối với phụ huynh:

- Phụ huynh ghi nhận và đánh giá cao kết quả đạt được sau khi tôi thực hiện đề tài, tạo niềm tin và sự sẻ chia từ phía phụ huynh và xã hội

- Nhận thức đúng đắn vấn đề cần thiết phải phát triển năng lực tưởngtượng sáng tạo của con em mình từ đó có những phối hợp nhịp nhàng với côtrong công tác giáo dục, phát triển tài năng cho trẻ

- Tích cực sưu tầm, cung cấp tư liệu giúp cô và trò trong quá trình học tậpthường xuyên mang lịch, tranh ảnh, tranh thêu, len, vải, phục vụ cho tiết dạy,đóng góp to lớn vào quả trình giúp học sinh tư duy, sáng tạo và tưởng tượng

III KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ.

1/ Kết luận:

1 1 Tưởng tượng sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra nhữnggiá trị mới về vật chất và tinh thần, có ý nghĩa trên cả bình diện cá nhân và bình

Ngày đăng: 21/06/2020, 20:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w