1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KSCL giua HKI Văn 8

2 377 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 57 KB

Nội dung

Họ và tên:……………………. KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2 * Năm học: 2010-2011 Lớp:………………………… Môn: Ngữ văn 8 - Thời gian: 45 phút A/ TRẮC NGHIỆM (3 điểm):Khoanh tròn vào những câu trả lời đúng. 1. Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình? A. Móm mém B. Rũ rượi C. Xộc xệch D. Hu hu 2. Biệt ngữ xã hội là gì? A. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một địa phương nhất định. B. Là từ ngữ được sử dụng trong tất cả các tầng lớp nhân dân. C.Là từ ngữ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định. D. Là từ ngữ được sử dụng phổ biến, thống nhất trong cả nước. 3. Câu nào có sử dụng tình thái từ? A. Ta đi nào! B. Ăn cây nào rào cây ấy. C. Bạn thích cái áo nào? D. Nào, đi chơi! 4. Trong câu : “Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men….”, từ nào là trợ từ? A. Ồ B. Chính C. Đó D.Của 5. Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật kể chuyện của An-đéc-xen ở truyện “Cô bé bán diêm” là gì? A. Sử dụng nhiều hình ảnh tương đồng với nhau. B. Sử dụng nhiều hình ảnh tưởng tượng. C. Sử dụng nhiều từ tượng hình, tượng thanh. D. Đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng. 6. Trong văn bản: “ Cô bé bán diêm”, em bé quẹt diêm mấy lần? A.3 lần B. 4 lần C. 5 lần D. 6 lần 7. Trong đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”, Đôn-ki-hô-tê nhìn những chiếc cối xay gió thành những người nào? A. Lão pháp sư Phơ-re-xtôn. B. Những tên khổng lồ ghê gớm. C. Gã khổng lồ Bri-a-rê-ô. D. Nàng Đuyn-xi-nê-a. 8. Vì sao có thể nói chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác? A. Vì chiếc lá vẽ rất giống với chiếc lá thật. B. Vì chi ếc lá ấy đã mang lai sự sống cho Giôn-xi. C.Vì cụ Bơ-men tự coi nó là một kiệt tác của mình. D. Vì cả Giôn-xi và Xiu chưa bao giờ nhìn thấy chiếc lá nào đẹp hơn thế. 9.Nhận định nào nói đúng nhất về đoạn trích “Hai cây phong”? A. Đoạn trích “Hai cây phong”nói lên những tình cảm gắn bó của người viết với hai cây phong. B. Đoạn trích “Hai cây phong”nói lên ý nghĩa của hai cây phong đối với cuộc đời của nhân vật “tôi”. C. Đoạn trích “Hai cây phong” miêu tả hết sức sinh động hình ảnh hai cây phong qua con mắt của người hoạ sĩ. D. Đoạn trích “Hai cây phong” miêu tả hết sức sinh động hình ảnh hai cây phong qua con mắt và tâm hồn của ng ười kể chuyện. 10. Các ý trong phần thân bài của văn bản thường được xếp theo trình tự nào? A. Không gian. C.Sự phát triển của sự việc hay mạch suy luận. B. Thời gian . D.Cả 3 ý trên. 11. Trong văn bản tự sự, yếu tố biểu cảm có vai trò gì? A.Giúp người viết thể hiên được thái độ của mình đối với sự việc được kể. B. Giúp người viết hiểu một cách sâu sắc về sự việc được kể. C. Giúp người viết hiểu một cách toàn diện về sự việc được kể. D. Giúp sự việc được kể hiện lên sinh động, phong phú. 12. Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với sự việc được kể? A. Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn. B. Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn. C. Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn. D. Làm cho sự việc được kể sinh động và sâu sắc hơn. II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm) 1.Chứng minh truyện “ Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri, qua đoạn trích “ Chiếc lá cuối cùng”,được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho bạn đọc. (4điểm) 2.Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm gồm có mấy phần? Nêu nhiệm vụ từng phần. (3 điểm) ĐÁP ÁN I.Trắc nghiệm: (3 điểm) Mỗi câu chọn đúng 0,25 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 D C A B D C B B D D A D II.Tự luận 1.Yêu cầu học sinh nêu được: - Lần bất ngờ và đảo ngược tình huống lần thứ nhất: Giôn-xi ngày càng tiến dần đến cái chết nhưng gần kết thúc truyện cô dần dần hồi phục và thoát khỏi cái chết. - Lần thứ hai: Cụ Bơ-men đang khoẻ mạnh gần kết thúc truyện lại chết. Điều thú vị là ở chỗ 2 sự bất ngờ và đảo ngược trên đều liên quan đến bệnh sưng phổi và chiếc lá chiếc cuối cùng. . KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2 * Năm học: 2010-2011 Lớp:………………………… Môn: Ngữ văn 8 - Thời gian: 45 phút A/ TRẮC NGHIỆM (3 điểm):Khoanh tròn vào những câu trả. của văn bản thường được xếp theo trình tự nào? A. Không gian. C.Sự phát triển của sự việc hay mạch suy luận. B. Thời gian . D.Cả 3 ý trên. 11. Trong văn

Ngày đăng: 10/10/2013, 02:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w