1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giới thiệu thiết kế bài soạn XMC-GDTTSKBC

12 693 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 138,5 KB

Nội dung

Bài 2 GIỚI THIỆU TÀI LIỆU HỌC TOÁN XOÁ MÙ CHỮ LỚP 1, 2 VÀ 3 A. MỤC TIÊU. Giúp cho cán bộ chỉ đạo và giáo viên dạy xoá mù chữ (XMC) hiểu được ý nghĩa của tên tài liệu Toán 1, 2, 3 XMC; cấu trúc nội dung, đặc điểm của tài liệu trên và một số chú ý khi sử dụng nó, để từ đó chỉ đạo và thực hiện tốt quá trình dạy - học Toán 1, 2, 3 XMC ở địa phương. B. NỘI DUNG I. Tên tài liệu và ý nghĩa của nó 1. Tên tài liệu. Để thực hiện chương trình Toán lớp 1, 2, 3 Xoá mù chữ được ban hành theo Quyết định 13/2007/QĐ-BGDĐT ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ta có 3 tài liệu: - Toán 1 Xoá mù chữ (Toán 1 XMC) - Toán 2 Xoá mù chữ (Toán 2 XMC) - Toán 3 Xoá mù chữ (Toán 3 XMC) 2. Ý nghĩa của tên tài liệu. Tên tài liệu là Toán, có hàm ý: Nội dung của các tài liệu trên phải đảm bảo: a) Tính hệ thống, nhất là mạch nội dung về số học. b) Không chỉ chú ý đến các nội dung nhằm rèn luyện kĩ năng làm tính mà còn chú ý đến các nội dung nhằm xây dựng các khái niệm có liên quan và phát triển tư duy của học viên, mặc dù việc xây dựng các khái niệm ở đây chỉ ở mức độ thông qua các ví dụ và hình ảnh cụ thể. Điều đó khác với tài liệu Học tính của chương trình XMC trước đây. Nội dung của tài liệu Học tính được ghộp với nội dung Tiếng Việt theo cỏc chủ đề hành dụng và chủ yếu nhằm rèn luyện kĩ năng làm tính. Chẳng hạn, ở tập 2 XMC trước đây: a) Trong bài "Những người trong gia đình" (bài 1, chủ đề "Gia đình") nội dung "Học tính" như sau: - Ví dụ: 32 + Anh chị Hồng có 1 con. Vậy cả nhà có 3 người. + Anh chị Hải có 2 con. Vậy cả nhà có 4 người. - Bài tập. + Tập đọc: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 + Tập viết: không, một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín. b) Trong bài "Làm cỏ lúa" (bài 20, chủ đề "Cây lúa"), nội dung "Học tính" như sau: - Tính nhân. Nếu mỗi ngày làm cỏ được 4 sào lúa, thì 3 ngày làm được bao nhiêu? 4 sào + 4 sào + 4 sào = 12 sào Ta có thể thay thế phép cộng các số bằng nhau ở trên bằng phép tính nhân như sau: 4 sào x 3 = 12 sào Nếu mỗi sào ruộng bón 6kg phân đạm, thì 4 sào bón bao nhiêu? 6kg + 6kg + 6kg + 6kg = 24kg Đọc là 4 lần 6kg bằng 24kg Muốn làm được tính nhân, phải thuộc bảng nhân. - Bảng nhân 2 và bảng nhân 3 Bảng nhân 2 Bảng nhân 3 1 × 2 = 2 2 × 2 = 4 3 × 2 = 6 4 × 2 = 8 5 × 2 = 10 6 × 2 = 12 7 × 2 = 14 8 × 2 = 16 9 × 2 = 18 10 × 2 = 20 1 × 3 = 3 2 × 3 = 6 3 × 3 = 9 4 × 3 = 12 5 × 3 = 15 6 × 3 = 18 7 × 3 = 21 8 × 3 = 24 9 × 3 = 27 10 × 3 = 30 - Tính nhẩm 3 × 2 = ? 5 × 2 = ? 2 × 2 = ? 4 × 2 = ? 6 × 2 = ? 8 × 2 = ? 7 × 2 = ? 9 × 2 = ? 2 × 3 = ? 4 × 3 = ? 3 × 3 = ? 5 × 3 = ? 7 × 3 = ? 6 × 3 = ? 9 × 3 = ? 8 × 3 = ? c) Trong bài "Chọn lợn giống" (bài 33, chủ đề "Nuôi lợn"), nội dung "Học tính như sau: - Ví dụ: + 2 con lợn trong một năm thải ra 74 tạ phân và nước tiểu. Hỏi 1 con lợn thải ra bao nhiêu tạ phân và nước tiểu? 33 * Lấy 74 tạ chia cho 2. * Đặt tính và làm tính: 74 tạ 2 • 7 chia 2 được 3 lần còn dư 1. 14 37 tạ • Hạ 4 xuống, được 14; 14 chia 2 được 7 lần, vừa hết 0 * Kết quả: 37 tạ + 195 tạ : 3 = ? 195 tạ 3 • 1 không chia được cho 3, ta phải lấy 19 để chia. 15 65 tạ • 19 chia 3 được 6 dư 1. 0 • Hạ 5 xuống, được 15; 15 chia 3 được 5 lần, vừa hết - Bài tập 96 : 2 = ? 118 : 2 = ? 356 : 2 = ? 174 : 3 = ? 267 : 3 = ? 795 : 3 = ? II. Cấu trúc nội dung của tài liệu học Toán 1, 2, 3 XMC Nội dung dạy học Toán ở mỗi lớp XMC đều có 4 mạch nội dung là: số học, đại lượng và đo đại lượng, yếu tố hình học, giải bài toán có lời văn. Tuy cách sắp xếp nội dung của mỗi cuốn tài liệu học Toán 1, 2, 3 XMC có khác nhau, nhưng nhìn chung ta không sắp xếp mỗi mạch nội dung trên thành từng mảng riêng lẻ, mà lấy mạch nội dung số học làm trục chính rồi sắp xếp các nội dung trên xen kẽ với nhau tạo thành các mảng lớn để hỗ trợ cho nhau. 1. Cấu trúc nội dung của tài liệu học Toán 1 XMC. Nội dung của tài liệu học Toán 1 XMC được sắp xếp thành 5 mảng lớn như sau: a). Mảng thứ nhất gồm các bài từ 1 đến 14, với các nội dung sau: - Hình vuông. Hình tròn. Hình tam giác. - Đọc, viết, so sánh và cộng, trừ các số trong phạm vi 10. Số 0 trong phép cộng và phép trừ. Hình vuông, hình tròn, hình tam giác được sử dụng để trình bày các nội dung về đọc, viết, so sánh và cộng trừ trong phạm vi 10. b) Mảng thứ hai gồm các bài từ 15 đến 27, với các nội dung sau: - Đọc, viết, so sánh và cộng, trừ không nhớ các số trong phạm vi 100. - Giải bài toán có lời văn 34 Giải bài toán có lời văn còn được đề cập trong các mảng sau dưới dạng bài tập. c) Mảng thứ 3 gồm các bài từ 28 đến 36, với các nội dung sau: - Điểm. Đoạn thẳng. Vẽ đoạn thẳng. - Đơn vị đo độ dài: xăng-ti-mét, mét. Đơn vị đo thời gian: tuần lễ, ngày, giờ. Thực hành xem lịch, xem đồng hồ. d) Mảng thứ 4 gồm các bài từ 37 đến 51, với các nội dung sau: - Các bảng cộng trừ trong phạm vi 10, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18. - Cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. e) Mảng thứ 5 gồm các bài từ 52 đến 56, với các nội dung ôn tập cuối lớp 1. 2. Cấu trúc nội dung của tài liệu học Toán 2 XMC Nội dung của tài liệu học Toán 2 XMC được sắp xếp thành 4 mảng lớn như sau: a) Mảng thứ nhất có tên là "Ôn tập và bổ sung", gồm các bài từ 1 đến 14, với các nội dung sau: - Ôn tập về: cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100; đại lượng và đo đại lượng; yếu tố hình học; giải bài toán có lời văn. - Bổ sung các nội dung sau: * Thành phần của phép cộng, phép trừ. * Tìm một số hạng trong một tổng. Tìm số bị trừ, số trừ. b) Mảng thứ hai có tên là "Phép nhân và phép chia", gồm các bài từ 15 đến 51, với các nội dung sau: - Phép nhân, phép chia và các thành phần của chúng. Các bảng nhân và chia 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Một phần hai, một phần ba, một phần tư. Tìm một thừa số của phép nhân; tìm số bị chia, số chia của phép chia. Số 1 và số 0 trong phép nhân và phép chia. - Đơn vị đo khối lượng: ki-lô-gam. Đơn vị đo dung tích: lít. - Hình chữ nhật, hình tứ giác. Đường thẳng, đường gấp khúc. Độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. c) Mảng thứ ba có tên là "Các số trong phạm vi 1000", gồm các bài từ 52 đến 76, với các nội dung sau: - Đơn vị, chục, trăm, nghìn. Đọc viết các số trong phạm vi 1000. Cộng, trừ trong phạm vi 1000 (không nhớ, có nhớ). 35 Nhân số có hai, ba chữ số với số có một chữ số (không nhớ, có nhớ). Chia số có hai, ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chưa có dư). - Đơn vị đo độ dài: đề-xi-mét, mi-li-mét, ki-lô-mét. Đơn vị đo thời gian: giờ, phút, giây, ngày, tháng, năm, thế kỉ. Thực hành xem đồng hồ. Tiền Việt Nam. d) Mảng thứ tư có tên là "Ôn tập cuối năm học", gồm các bài từ 77 đến 81, với các nội dung ôn tập cuối lớp 2. 3. Cấu trúc nội dung của tài liệu học Toán 3 XMC Nội dung tài liệu học Toán 3 XMC được sắp xếp thành 4 mảng lớn như sau: a) Mảng thứ nhất có tên là "Ôn tập và bổ sung", gồm các bài từ 1 đến 5, với nội dung ôn tập về: - Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số và cộng, trừ các số trong phạm vi 1000; các bảng nhân, chia. - Hình học và đại lượng - Giải bài toán có lời văn. b) Mảng thứ hai có tên là "Các số trong phạm vi 100 000", gồm các bài từ 1 đến 47, với các nội dung sau: - Đọc, viết, so sánh và cộng, trừ các số trong phạm vi 10 000, 100 000. Nhân số có bốn, năm chữ số với số có một chữ số. Gấp một số lên nhiều lần. Chia số có bốn, năm chữ số cho số có một chữ số. Giảm một số đi một số lần. Tìm một trong các phần bằng nhau của một số. So sánh số lớn gấp mấy lần số bé. Biểu thức và tính giá trị của biểu thức. - Góc vuông, góc không vuông. Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng. Hình chữ nhật, hình vuông. Chu vi hình chữ nhật, hình vuông. - Đề-ca-mét, héc-tô-mét. Bảng đơn vị đo độ dài. Gam. Xăng-ti-mét vuông. mét vuông, héc-ta. Đơn vị đo diện tích ruộng đất. - Bài toán giải bằng hai phép tính. Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. c) Mảng thứ ba có tên là "Các số có nhiều chữ số", gồm các bài từ 48 đến 76, với các nội dung sau: - Đọc, viết các số đến lớp triệu. Dãy số tự nhiên. Cộng, trừ các số có nhiều chữ số. Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng. Nhân với 10, 100, 1000, . Nhân một 36 số với một tổng, một hiệu. Nhân với số có hai, ba chữ số. Tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân. Chia cho số có hai chữ số. So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. Chữ số là La Mã. Biểu thức có chứa một, hai hoặc ba chữ. Dãy số liệu. Bảng thống số liệu. Biểu đồ hình cột. - Diện tích hình chữ nhật, hình vuông. Hình tròn, tâm bán kính, đường kính của hình tròn. - Bài toán có liên quan đến rút về đơn vị. d) Mảng thứ tư có tên là "Ôn tập cuối năm" gồm các bài từ 77 đến 81, với các nội dung ôn tập cuối lớp 3. III. Một số đặc điểm của tài liệu học Toán 1, 2, 3 XMC 1. Về nội dung. a). Nội dung của tài liệu học Toán 1, 2, 3 XMC đặc biệt là tài liệu học Toán 1 XMC "cô đọng và tinh giản" hơn sách Toán 1, 2, 3 Tiểu học Chính quy (THCQ). Điều đó thể hiện ở số bài học của mỗi nội dung tương ứng trong hai loại sách trên. Chẳng hạn: Nội dung Số bài học Toán XMC Toán THCQ 1. Đọc, viết, so sánh các số a. Trong phạm vi 10 4 22 b. Trong phạm vi 100 6 15 c. Trong phạm vi 1000 3 8 d. Trong phạm vi 10 000 2 7 e. Trong phạm vi 100 000 1 8 2. Cộng, trừ các số a. Trong phạm vi 10 9 40 b. Trong phạm vi 100 19 46 c. Trong phạm vi 1000 6 7 d. Trong phạm vi 10 000 2 5 e. Trong phạm vi 100 000 2 3 Có hai nguyên nhân khiến cho nội dung tài liệu học Toán 1, 2, 3 XMC nên và buộc phải cô đọng, tinh giản. Đó là: - Vốn kiến thức về Toán của học viên XMC phong phú hơn học sinh THCQ. - Số tiết Toán trong chương trình XMC ít hơn số tiết Toán trong chương trình THCQ. 37 b) Nội dung thực tế (số liệu thực tế, tình huống thực tế) của các bài toán có lời văn có thể chưa phù hợp với mọi nhóm đối tượng ở từng địa phương, vì học viên XMC rất đa dạng. 2. Về cách trình bày kiến thức. a) Một số kiến thức, kĩ năng đơn giản (người học đã biết một phần), hoặc có liên quan với nhau, hoặc tương tự nhau được trình bày theo hướng "tích hợp". Chẳng hạn: - Hai "Bảng cộng trong phạm vi 6" và "Bảng trừ trong phạm vi 6" được "tích hợp thành một "Bảng cộng, trừ trong phạm vi 6" như dưới đây: Bảng cộng, trừ trong phạm vi 6. 1 + 5 = 6 6 - 1 = 5 2 + 4 = … 6 - 2 = … 3 + 3 = … 6 - 3 = … 4 + 2 = … 6 - 4 = … 5 + 1 = … 6 - 5 = … - Hai "Bảng nhân 6" và "Bảng chia 6" được tích hợp thành "Bảng nhân, chia 6" như dưới đây: Bảng nhân 6 Bảng chia 6 6 được lấy 1 lần, ta viết: 6 × 1 = 6. 6 được lấy 2 lần, ta có: 6 × 2 = 6 + 6 = 12 Vậy: 6 × 2 = 12. 6 được lấy 3 lần, ta có: 6 × 3 = 6 + 6 + 6 = 18 Vậy: 6 x 3 = 18. 6 × 1 = . 6 × 2 = . 6 × 3 = . 6 × 4 = . 6 × 5 = . 6 × 6 = . 6 × 7 = . 6 × 8 = . 6 × 9 = . 6 × 10 = . 6 × 3 = 18 18 : 6 = 3 6 + 6 = 1 12 : 6 = 2 18 : 6 = 3 24 : 6 = 4 30 : 6 = 5 36 : 6 = . 42 : 6 = . 48 : 6 = . 54 : 6 = . 60 : 6 = . Việc tích hợp như trên gợi cho học viên liên tưởng, nên dễ tiếp thu hơn, giảm bớt được thời gian học. b) Một số kiến thức được trình bày dưới hình thức "mở". Chẳng hạn, ở bảng dưới đây, chỉ ghi kết quả 1 + 6 = 7 và 7 - 1 = 6, còn các kết quả khác dành cho học viên quan sát hình vẽ hoặc sử dụng vốn hiểu biết của mình, rồi tự 38 điền vào. Hầu hết các "Bảng cộng, trừ" và "Bảng nhân, chia" đều được trình bày tương tự. Bảng cộng, trừ trong phạm vi 7. 1 + 6 = 7 7 - 1 = 6 2 + 5 = … 7 - 2 = … 3 + 4 = … 7 - 3 = … 4 + 3 = … 7 - 4 = … 5 + 2 = … 7 - 5 = … 6 + 1 = … 7 - 6 = … Cách trình bày như trên là một gợi ý về phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học viên trong việc tiếp thu kiến thức. 3. Về chức năng của tài liệu học Tài liệu học Toán 1, 2, 3 XMC vừa có chức năng của sách giáo khoa (nguồn cung cấp kiến thức) vừa có chức năng của vở bài tập. Trong tài liệu học Toán 1, 2, 3 XMC (nhất là tài liệu học Toán 1 XMC), nhiều bài tập được dành chỗ trống để học viên thực hiện ngay trên sách. Điều này giúp học viên không phải chép lại đề bài, nên có nhiều thời gian để giải bài tập trên lớp. Dưới đây là một số ví dụ: Ví dụ 1. Bài tập cho trong Bài 12 (Toán 1 XMC) Tính: + + + + + + + Tính: - - - - - - - Viết số thích hợp vào chỗ . dưới đây: a) 2 + … = 8 ; … + 8 = 8 ; 3 + … = 9. b) 8 - … = 6 ; … - 7 = 2 ; … - 8 = 0; 9 - … = 9 Tính: 1 + 2 + 5 = ; 6 + 3 – 0 = ; 9 – 1 – 3 = ; 8 + 1 – 9 = 39 1 2 3 5 4 Điền dấu thích hợp (>, <, =) vào chỗ . dưới đây: 9 – 3 . 5 ; 8 – 6 . 6 ; 9 – 2 . 8 – 1. Viết các phép tính thích hợp với hình vẽ dưới đây (theo mẫu): Ví dụ 2. Bài tập cho trong bài 5 (Toán 2 XMC)  Tính: a) - - - - b) - - - -  Đặt tính, rồi tính. 36 – 17 ; 21 – 13 ; 52 – 36 ; 53 – 34 ; 85 – 46 ; 44 – 18 .  Điền dấu thích hợp (>, <, =) vào chỗ… dưới đây: 76 – 28 … 67 – 19 , 78 – 39 … 40 , 35 … 92 – 68  Nối mỗi phép tính với một số thích hợp (theo mẫu): 40 5 + 3 = 8 8 5 3 6 47 - 18 51 - 29 63 - 35 75 - 27 28 48 29 22 Ví dụ 3. Bài tập cho trong Bài 11 (Toán 3 XMC)  Tính: × × × ×  Đặt tính, rồi tính: a) 1023 × 3 b) 1427 × 4  Một quyển vở giá 3000 đồng. Hỏi 5 quyển vở như thế giá bao nhiêu?  Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng: 2518 × 3 = ? A. 6534 B. 6554 C. 7534 D. 7554 IV. Một số chú ý khi sử dụng tài liệu học Toán 1, 2, 3 XMC 1. Giáo viên cần chuẩn bị giáo án chu đáo, đặc biệt là các thiết bị dạy học, để có thể giảm bớt thời gian "chết" trên lớp, vì nội dung của mỗi bài học thường rất cô đọng, chứa nhiều kiến thức cần truyền đạt hoặc nhiều kĩ năng cần rèn luyện, mà thời gian dành cho mỗi bài học chỉ là 1 tiết. Ngoài những thiết bị dạy học có thể sử dụng chung với "Tiểu học chính quy", giáo viên có thể "phóng to" các hình vẽ, các bảng có sẵn trong sách để treo lên bảng làm thiết bị dạy học. 41 . không phải chép lại đề bài, nên có nhiều thời gian để giải bài tập trên lớp. Dưới đây là một số ví dụ: Ví dụ 1. Bài tập cho trong Bài 12 (Toán 1 XMC) Tính:. Bài tập. + Tập đọc: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 + Tập viết: không, một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín. b) Trong bài "Làm cỏ lúa" (bài

Ngày đăng: 09/10/2013, 15:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Muốn làm được tính nhân, phải thuộc bảng nhân. - Giới thiệu thiết kế bài soạn XMC-GDTTSKBC
u ốn làm được tính nhân, phải thuộc bảng nhân (Trang 2)
Hình vuông, hình tròn, hình tam giác được sử dụng để trình bày các nội dung về đọc, viết, so sánh và cộng trừ trong phạm vi 10. - Giới thiệu thiết kế bài soạn XMC-GDTTSKBC
Hình vu ông, hình tròn, hình tam giác được sử dụng để trình bày các nội dung về đọc, viết, so sánh và cộng trừ trong phạm vi 10 (Trang 3)
- Diện tích hình chữ nhật, hình vuông. Hình tròn, tâm bán kính, đường kính của hình tròn. - Giới thiệu thiết kế bài soạn XMC-GDTTSKBC
i ện tích hình chữ nhật, hình vuông. Hình tròn, tâm bán kính, đường kính của hình tròn (Trang 6)
Bảng cộng, trừ trong phạm vi 6. - Giới thiệu thiết kế bài soạn XMC-GDTTSKBC
Bảng c ộng, trừ trong phạm vi 6 (Trang 7)
- Hai &#34;Bảng cộng trong phạm vi 6&#34; và &#34;Bảng trừ trong phạm vi 6&#34; được &#34;tích hợp thành một &#34;Bảng cộng, trừ trong phạm vi 6&#34; như dưới đây: - Giới thiệu thiết kế bài soạn XMC-GDTTSKBC
ai &#34;Bảng cộng trong phạm vi 6&#34; và &#34;Bảng trừ trong phạm vi 6&#34; được &#34;tích hợp thành một &#34;Bảng cộng, trừ trong phạm vi 6&#34; như dưới đây: (Trang 7)
Bảng cộng, trừ trong phạm vi 7. - Giới thiệu thiết kế bài soạn XMC-GDTTSKBC
Bảng c ộng, trừ trong phạm vi 7 (Trang 8)
điền vào. Hầu hết các &#34;Bảng cộng, trừ&#34; và &#34;Bảng nhân, chia&#34; đều được trình bày tương tự. - Giới thiệu thiết kế bài soạn XMC-GDTTSKBC
i ền vào. Hầu hết các &#34;Bảng cộng, trừ&#34; và &#34;Bảng nhân, chia&#34; đều được trình bày tương tự (Trang 8)
Viết các phép tính thích hợp với hình vẽ dưới đây (theo mẫu): - Giới thiệu thiết kế bài soạn XMC-GDTTSKBC
i ết các phép tính thích hợp với hình vẽ dưới đây (theo mẫu): (Trang 9)
Bảng nhân, chia 6 - Giới thiệu thiết kế bài soạn XMC-GDTTSKBC
Bảng nh ân, chia 6 (Trang 11)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w