Ngành công nghiệp hoá dầu non trẻ của việt nam trong tiến trình hội nhập
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CÔNG NGHIỆP HOÁ DẦU NON TRẺ CỦAVIỆT NAM
TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đào NgọcTiến
Sinh viên : Tạ Băng ThanhLớp : Anh 2 Khoá 38 A
HÀ NỘI - 2003
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp này, trước hết, emxin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Giảng viên, Thạc sĩ Đào NgọcTiến của Khoa Kinh tế Ngoại thương, người đã rất tận tình hướng dẫnvà đóng góp nhiều ý kiến đáng quý cho em trong suốt thời gian qua Emcũng xin bày tỏ lòng biết ơn của mình tới tất cả các thầy cô giáo trườngĐại Học Ngoại Thương đã trang bị cho em rất nhiều kiến thức quý báutrong hơn 4 năm em học tập và trưởng thành dưới mái trường thânthương này Cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của công ty hoá dầu LG VINAChemical Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâmchăm sóc và tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp em có thể chuyên tâmnghiên cứu và hoàn thành khoá luận.
Trang 3DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Trong bài viết đã sử dụng những từ viết tắt sau:
DANH MỤC CÁC TÊN KHOA HỌC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KHÁC
ASEANAssociation of Southeast AsianNations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
tariff Scheme
Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệulực chung
Trang 4CP-GroupCharoen Pokhand GroupTập đoàn Charoen Pokhand
Uỷ ban phát triển Bờ biển Đông
Lan
Công ty TNHH Cổ phần hoá dầu quốcgia
NPC_1 (_2&_3)
National Petrochemical Complex 1,2, 3
Khu liên hợp hoá dầu quốc gia 1, 2, 3ODAOfficial Development AssistanceHỗ trợ phát triển chính thức
PETRONASPetroliam Nasional Berhad
SINOPECChina Petro-Chemical CorporationDoanh nghiệp dầu- hoá chất TrungQuốc
TPCThai Plastic and Chemical PublicCo Ltd.
Công ty TNHH Cổ phần nhựa và hoáchất Thái
Hiệp hội ngành Hoá dầu Thái Lan
VINATEXVietnam Textile and Garment
Trang 5WTOWorld Trade OrganisationTổ chức thương mại thế giới
Trang 6MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦUI MỞ ĐẦU ĐẦUU
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP HOÁ DẦU CỦA VIỆT NAM 1
I Tổng quan về Ngành công nghiệp Hoá dầu 1
1 Giới thiệu chung về Ngành công nghiệp Hoá dầu 1
2 Các sản phẩm chính của Ngành hoá dầu và tầm quan trọng của chúng 2
2.1Polyethylene _ PE 2
2.2Polypropylene _ PP 3
2.3Polystyrene _ PS 3
2.4Polyvinyl Chloride _ PVC 4
2.5Acrylonitrile Butadiene Styrene/ Styrene Acrylonitrile _ ABS/SAN 5
2.6Styrene Butadiene Latex _ SB Latex 5
2.7Dioctyl Phthalate _ DOP 6
2.8Terephthalic Acid _ TPA 6
II Vai trò của ngành công nghiệp Hoá dầu : 7
1 Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác 8
2 Tiết kiệm ngoại tệ 10
3 Tăng hàm lượng giá trị nội địa của sản phẩm 10
4 Tạo thêm công ăn việc làm 11
5 Tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên 11
III Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu Việt Nam 12
Trang 72.3Chi phí sản xuất cao 22
2.4Môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn 24
3 Cung và cầu nội địa trên thực tế 25
3.1Cầu trong nước 25
3.2Cung trong nước 26
3.3Nhập khẩu 28
CHƯƠNG II: KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH HOÁ DẦU Ở MỘT SỐ NƯỚC 30
TRONG KHU VỰC CHÂU Á 30
I Kinh nghiệm của Thái Lan 31
1 Sự hình thành Ngành công nghiệp Hoá dầu Thái Lan 31
2 Ngành Hoá dầu Thái Lan những năm đầu thập niên 90 35
2.1Sản xuất 35
2.2Đặc điểm về kinh tế và công nghệ của ngành Hoá dầu giai đoạn đầu thập niên 90 36
2.3Các hình thức sở hữu trong ngành hoá dầu Thái Lan 37
2.4Các hiệp hội trong ngành Hoá dầu 39
3 Thái Lan tái cơ cấu ngành Hoá dầu trước thách thức hội nhập 39
3.1Lý do thực hiện tái cơ cấu 39
3.2Tự do hoá hoạt động nhập khẩu 40
3.3Định giá sản phẩm 43
3.4Chính sách gia nhập ngành Hoá dầu 44
3.5Các doanh nghiệp Nhà nước với chính sách mới về Olefin 45
3.6Tổng kết về việc thực thi chính sách mới và sự xuất hiện của mô hình công nghiệp hoá mới trong ngành Hoá dầu 45
4 Ngành Hoá dầu Thái Lan đương đầu với khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á
47II Kinh nghiệm của Trung Quốc 52
1 Ngành Hoá dầu Trung Quốc trước khi gia nhập WTO 52
1.1Tình hình cung- cầu 53
Trang 81.2Tính chất của thị trường hoá dầu Trung Quốc 54
1.3Các hình thức sở hữu 54
2 Ảnh hưởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO tới ngành Hoá dầu 58
2.1Những cam kết Trung Quốc phải thực hiện khi gia nhập WTO 58
2.2Thách thức đối với ngành Hoá dầu khi gia nhập WTO 58
3 Các biện pháp bảo hộ ngành Hoá dầu của Trung Quốc 64
1 Hàn Quốc- nước đi sau nhưng về trước 67
2 Ngành Hoá dầu Hàn Quốc thực hiện tái cơ cấu 71
2.1Tăng cường đầu tư cho các trang thiết bị 71
2.2Tái cơ cấu các tập đoàn hoá dầu 71
IV Bài học về các công cụ bảo hộ cho các quốc gia có ngành Hoá dầu non trẻ 74
7 Thuế chống bán phá giá và thuế trừng phạt 77
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN 78
KẾT HỢP VỚI BẢO HỘ NGÀNH CÔNG NGHIỆP HOÁ DẦU CỦA VIỆT NAM 78
TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP 78
I Định hướng phát triển của ngành công nghiệp Hoá dầu Việt Nam 78
II Dự đoán tình hình cung cầu của một số sản phẩm hoá dầu trong tương lai 82
1 Cung cầu về bột nhựa tổng hợp 82
Trang 92 Cung cầu về sợi tổng hợp 833 Cung cầu về cao su tổng hợp 85III.
Kiến nghị 85 1 Nhanh chóng xác định mô hình phát triển phù hợp cho ngành Hoá dầu 852 Cần phải tạo điều kiện để các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) phát huy nộilực 873 Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trong phát triển ngành Hoá dầu 894 Cải thiện môi trường đầu tư 915 Bảo hộ tích cực sản xuất trong nước 946 Hoạch định các chính sách công nghệ, R&D và đào tạo có lợi cho ngành Hoádầu 95
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC
Trang 10DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1: Sản lượng khai thác dầu 14
Biểu 1: Sản lượng dầu và khí của Việt Nam từ năm 1989 đến năm 2001 16
Bảng 2: Sản lượng khí, etan từ các bể dầu khí (dự kiến khai thác từ 2005 đến 2025) 16
Bảng 3: Chỉ số chất dẻo bình quân đầu người 18
Bảng 4: Cầu về sản phẩm “hạ nguồn” của khu vực ASEAN 25
Bảng 5: Nhu cầu nhựa PVC qua các năm 25
Bảng 6: Tình hình cung cấp PVC của các doanh nghiệp 26
Bảng 7: Tình hình nhập khẩu xơ và sợi Polyester năm 1998~2000 28
Bảng 8: Tình hình nhập khẩu phân Ure và chất dẻo 28
Bảng 9: Cung và cầu về sản phẩm hoá dầu của Trung Quốc năm 2000 53
Bảng 10: Phân phối sản xuất đối với các sản phẩm hoá dầu chính ở Trung Quốc năm 2000 56
Bảng 10.1: Phân phối sản xuất đối với nhựa tổng hợp và cao su tổng hợp 56
Bảng 10.2: Phân phối sản xuất đối với nguyên liệu sợi tổng hợp 56
Bảng 10.3: Phân phối sản xuất đối với sợi tổng hợp 56
Bảng 11: Thuế suất nhập khẩu sản phẩm hoá dầu ở Trung Quốc áp dụng đối với Hoa Kỳ trước và sau khi gia nhập WTO 63
Bảng 12: Mức thuế chống bán phá giá do Bộ Thương mại Trung Quốc đưa ra vào ngày 12/05/2003 65
Bảng 13: Tình hình sản xuất và nhu cầu về ethylene của Hàn Quốc 68
Bảng 14: Tình hình sản xuất Polyolefin của Hàn Quốc 69
Bảng 15: Xu hướng phát triển của ngành hoá dầu Hàn Quốc 69
Bảng 16: Đầu tư cho các trang thiết bị trong ngành Hoá dầu Hàn Quốc 70
Bảng 17: Các trường hợp tái cơ cấu điển hình trong ngành Hoá dầu Hàn Quốc 71
Bảng 18: Dự kiến sản xuất và tiêu thụ PVC giai đoạn 2002~2010 82
Bảng 19: Dự báo sản xuất và tiêu thụ sợi Polyester giai đoạn 2005~2010 83
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
Tự chủ về nguyên liệu để nâng cao hàm lượng giá trị nội địa hoá của sảnphẩm, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài và từng bước thực hiện chiến lượcthay thế nhập khẩu có hiệu quả, tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên lànhững mục tiêu mà nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đanghướng tới Chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến việc xây dựng các ngành công nghiệpquen thuộc như sản xuất xi măng, sắt thép những sẽ ít người nghĩ đến ngành côngnghiệp cơ bản “quen” mà “lạ” đối với mỗi người Việt Nam chúng ta Đó là ngànhcông nghiệp Hoá dầu Nói rằng “lạ” là vì khái niệm “ngành công nghiệp Hoá dầu”rất ít khi xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng hay trong các kế hoạchphát triển kinh tế quốc gia Tuy nhiên, trên thực tế, ngành công nghiệp Hoá dầuđang âm thầm cống hiến để đem lại cho mọi người một cuộc sống tiện nghi hơn,hiện đại hơn Các sản phẩm của ngành Hoá dầu đang dần “bao phủ” cuộc sốnghàng ngày của chúng ta Thật vậy, nếu ngành Hoá dầu biến mất thì chúng ta sẽkhông còn thấy sự tồn tại của vô số các vật dụng quen thuộc hàng ngày làm từnhựa tổng hợp, cao su tổng hợp và sợi tổng hợp nữa vì đây đều là những sản phẩmcủa ngành Hoá dầu Vì thế, xây dựng ngành Hoá dầu là một mục tiêu rất quantrọng để phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới chứ không chỉ riêngViệt Nam.
Xây dựng một ngành công nghiệp cơ bản chưa bao giờ là dễ dàng nhưng xâydựng một ngành công nghiệp cơ bản trong điều kiện thời điểm hội nhập kinh tếkhu vực và quốc tế đang đến gần lại càng khó khăn gấp bội Có rất nhiều việc cầnphải làm trong một thời gian rất ngắn như huy động vốn, xây dựng, phát triển điđôi với bảo hộ sản xuất trong nước trước khi thực sự mở toang cửa và hoà mìnhvào dòng chảy mãnh liệt của nền kinh tế thế giới.
Khoá luận này sẽ đưa ra câu trả lời cho các vấn đề sau: Ngành công nghiệpHoá dầu thực chất là gì? Liệu Việt Nam có khả năng xây dựng thành công ngànhcông nghiệp Hoá dầu hay không? Những khó khăn nào đang cản bước của Việt
Trang 12Nam? Các quốc gia đi trước đã làm thế nào để có được những thành công nhưngày hôm nay? Từ bài học của các quốc gia đó, Việt Nam có thể và nên làm gì đểtiếp tục xây dựng, phát triển và bảo vệ ngành Hoá dầu còn đang non trẻ của mìnhtrong tiến trình hội nhập?
Khoá luận được chia làm 3 phần:
Chương I: Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu của Việt Nam
Chương I sẽ đem đến một cái nhìn tổng quan về ngành Hoá dầu, về tầm quantrọng của nó đối với nền kinh tế Việt Nam nói riêng và đối với Xã hội Việt Namnói chung, về thực trạng của ngành Hoá dầu Việt Nam bao gồm những thuận lợi,khó khăn trong quá trình phát triển và tình hình cung cầu trong nước.
Chương II: Kinh nghiệm phát triển ngành Hoá dầu ở một số nước trong khuvực Châu Á
Chương II là những kinh nghiệm phát triển ngành Hoá dầu của 3 quốc giaChâu Á bao gồm Thái Lan, Trung Quốc và Hàn Quốc Thái Lan là một quốc giacũng thuộc khối ASEAN như Việt Nam nhưng phải hoàn tất lộ trình hội nhậpAFTA sớm hơn Việt Nam Trung Quốc gần đây đã đạt được mục tiêu mà ViệtNam hiện vẫn đang cố gắng vươn tới, đó là gia nhập WTO Hàn Quốc nổi lên nhưmột quốc gia công nghiệp mới rất thành công Do đó, kinh nghiệm của các quốcgia này sẽ đem lại những bài học rất bổ ích cho Việt Nam, đặc biệt là bài học vềbảo hộ sản xuất trong nước đối với ngành Hoá dầu.
Chương III: Một số kiến nghị trong việc xây dựng, phát triển kết hợp với bảohộ ngành công nghiệp Hoá dầu trong tiến trình hội nhập
Chương III bao gồm những nét cơ bản trong định hướng phát triển ngành Hoádầu của Việt Nam đến năm 2020 và những kiến nghị của cá nhân tác giả về xâydựng, phát triển và bảo hộ ngành Hoá dầu còn non trẻ trong tiến trình hội nhập.
Bài viết này sẽ tập trung vào những nội dung mang tính kinh tế chứ không đisâu phân tích đặc trưng kỹ thuật của ngành Hoá dầu Ngoài ra, do phạm vi các sảnphẩm của ngành Hoá dầu rất rộng, số liệu thống kê chưa đầy đủ nên khoá luận sẽchỉ tập trung vào những sản phẩm cơ bản có ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam như
Trang 13PVC, sợi tổng hợp Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình viếtbài bao gồm phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp logic theo trình tựthời gian, phương pháp thống kê…
Do đây là một đề tài mới và do những số liệu thống kê của Việt Nam về thịtrường hoá dầu trong nước còn lẻ tẻ, thiếu tính tổng quát nên bài viết không thểtránh khỏi sai sót Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thànhcủa thầy cô, bạn bè và những người quan tâm đến đề tài này để có thể hoàn thiệnvà tiếp tục đi sâu nghiên cứu hơn nữa.
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2003
Trang 14CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP HOÁ DẦU CỦA VIỆT NAM
I Tổng quan về Ngành công nghiệp Hoá dầu
1.Giới thiệu chung về Ngành công nghiệp Hoá dầu
Ngành Hoá dầu là một ngành công nghiệp nặng đóng vai trò quan trọng trongquá trình phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới Sự ra đời của ngành hoá dầuđem lại hàng loạt đột phá mới trong công nghệ vật liệu và góp phần vào sự pháttriển ngày càng hoàn thiện hơn của xã hội loài người Trong quá trình công nghiệphoá, giai đoạn hai và ba của việc mở rộng công nghiệp hoá thường bao gồm nộidung xây dựng các ngành công nghiệp nặng- trong đó có công nghiệp hoá chất- màchúng ta còn có thể gọi theo cách khác là các ngành công nghiệp cơ bản Đó chínhlà do yêu cầu tăng hàm lượng giá trị nội địa trong sản xuất thông qua việc liên kếtcác nguồn lực trong nước với nhau Ngành Hoá dầu cung cấp nguồn nguyên liệuthô vô cùng dồi dào cho nhiều ngành công nghiệp khác như ngành nhựa, ngànhmay mặc … Vì vậy, ngành Hoá dầu góp phần thoả mãn những nhu cầu thiết yếunhất của con người là ăn, mặc và ở Hoa Kỳ và các quốc gia Châu Âu đã phát triểnngành công nghiệp Hoá dầu từ rất sớm , từ những năm 30 của thế kỷ 20 Nhật Bảnbắt đầu chậm hơn Hoa Kỳ 20 năm và sớm hơn Hàn Quốc 10 năm.
Nguyên liệu đầu vào cho ngành hoá dầu là các sản phẩm của ngành dầu khí,cụ thể là sản phẩm của các nhà máy lọc dầu và các nhà máy chế biến, xử lý khíthiên nhiên bao gồm khí hoá lỏng (LPG), khí tự nhiên, naphtha, sản phẩm chưngcất ở thể lỏng, sản phẩm chưng cất được từ những quá trình cracking đặc biệt vàcác hợp chất thơm Các sản phẩm này được xử lý theo các quy trình công nghệ hoádầu để tạo ra các hợp chất đơn phân tử hay còn gọi là các monomer như ethylene,propylen Đến lượt mình, các monomer này sẽ được tổng hợp với nhau hoặc đượctrùng hợp để tạo thành bột nhựa (plastic pellet), hạt nhựa nguyên sinh (plasticresin) hoặc hợp chất nhựa (plastic compound) Các sản phẩm này lại chính là đầuvào không thể thiếu của nhiều ngành công nghiệp khác.
Xét một cách tổng quát, chúng ta có thể chia ngành Hoá dầu cũng như các sản
Trang 15phẩm hoá dầu thành 3 nhánh cơ bản:
Thứ nhất là các nhà máy “thượng nguồn” với đầu ra là các sản phẩm “thượngnguồn” ví dụ như các Olefin (ethylene, propylene, C4 hỗn hợp… ) và các chấtthơm (benzen, toluene, xylene hỗn hợp…).
Thứ hai là các nhà máy “trung gian” với đầu ra là các sản phẩm “trung gian”như Vinylchloride monomer (VCM), Styrene, Pure Terephthalic Acid (PTA),Phthalic Anhydride (PA), Ethylene Glycol (EG)…
Thứ ba là các nhà máy “hạ nguồn” với đầu ra là các sản phẩm “hạ nguồn” baogồm hàng loạt các nguyên liệu thô cho ngành may mặc cũng như ngành nhựa nhưPolyvinylchloride (PVC), Polyethylene (PE), Polypropylene (PP), Acrylonitrile-Butadiene Styrene (ABS) và Polyester.
2.Các sản phẩm chính của Ngành hoá dầu và tầm quan trọng của chúngPolyethylene _ PE 1
a.Khái niệm:
Polyethylene- (C2H4)n- là một hợp chất cao phân tử tồn tại dưới dạng nhựanhiệt dẻo (tức là ở nhiệt độ cao dễ hoá dẻo và dễ uốn, còn khi ở nhiệt độ thấp thìhoá rắn) thu được từ quá trình trùng hợp khí ethylene (C2H4).
Phân loại: Phổ biến hiện nay trên thị trường có 3 loại PE là LDPE (PE mật độthấp), HDPE (PE mật độ cao) và LLDPE (PE mật độ thấp mạch thẳng).
b.Ứng dụng:
Polyethylene trở nên phổ biến từ Thế chiến thứ hai Ban đầu nó được sử dụngđể bọc các đường cáp ngầm dưới nước Sau đó, PE là vật liệu cách điện cơ bảnphục vụ cho nhiều mục đích quân sự quan trọng như cáp rađa Cũng trong thờigian này, PE trở thành một vật liệu được quảng bá rộng rãi đến người tiêu dùng.Càng ngày PE càng trở nên phổ biến hơn đối với cả người tiêu dùng lẫn các ngànhcông nghiệp Nó đã đạt được một kỳ tích mà chưa loại nhựa nào có thể với tớitrước đó, đó là trở thành loại nhựa đầu tiên đạt doanh số 1 tỷ Bảng Anh một năm ở
1www.plasticsindustry.org/industry/defs.htm
Trang 16Hoa Kỳ1 Ngày nay, nó vẫn là loại nhựa có doanh số bán cao nhất tại Hoa Kỳ nóiriêng và trên toàn thế giới nói chung Các ứng dụng hiện tại của PE gồm có : màngbao bì, túi đựng rác, quần áo, hoa quả và túi đựng các hàng hoá khác, đồ dùng giađình, đồ chơi, bao bì, ống nước, thùng đựng dầu và sơn, lớp bao phủ, dây thừng,pallet, vỏ máy tính, mũ bảo hiểm, vỏ băng cassette, vỏ bình ắc quy, cánh quạt, giầydép, ống kim tiêm, chỉ, đèn xe máy và nhiều ứng dụng khác nữa.
Polypropylene _ PP 1
a.Khái niệm:
Polypropylene- (C3H6)n- cũng thuộc họ Olefin như Polyethylene nên cũnggiống như PE, PP là một hợp chất cao phân tử tồn tại dưới dạng nhựa dẻo nóng thuđược từ quá trình trùng hợp Propylene (CH3CHCH2).
Tuy nhiên, PP có những đặc tính khác so với PE PP có mật độ phân tử thấp,cứng và nóng chảy ở nhiệt độ 150 đến 200oF, chịu được các loại hoá chất và có cácđặc tính về điện
Phân loại: Cơ bản có thể chia PP làm 3 loại là Isotactic PP, Syndiotactic PPvà Atactic PP.
PP được mua bán rộng rãi trên thị trường bao gồm 90-97% isotactic PP vàphần còn lại là atactic PP.
b.Ứng dụng:
PP là một sản phẩm chủ chốt của ngành Hoá dầu Nó là một trong những loạinhựa dẻo nóng có doanh số bán cao nhất Nhờ khả năng chịu nhiệt nên PP có thểđược sử dụng làm bao bì đựng các vật dụng nóng, làm đĩa đựng thức ăn chịunhiệt Bên cạnh đó, nó còn có các ứng dụng quan trọng khác như làm đồ gia dụng,đường ống nước, phương tiện vận tải và các loại thảm trong và ngoài nhà (như ởcác bể bơi hay các sân golf mini) với nhiều màu sắc khác nhau.
Polystyrene _ PS 2
a.Khái niệm:
1www.plasticsindustry.org/industry/defs.htm2www.plasticsindustry.org/industry/defs.htm
Trang 17Polystyrene là một loại nhựa dẻo nóng thu được từ phản ứng trùng hợpstyrene (CH2CHC6H5) Phản ứng trùng hợp sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu diễn ra ởnhiệt độ cao với sự có mặt của chất khơi mào phản ứng là Benzoyl peroxide[(C6H5CO2)O2].
b.Ứng dụng:
PS được phát minh ra vào năm 1845 nhưng phải 80 năm sau, tức là khi đượcĐức và Hoa Kỳ sản xuất hàng loạt thì PS mới được nhiều người quan tâm tới Vàphải đến sau Thế chiến thứ hai, khi mà PS không chỉ được sử dụng để làm cao sutổng hợp phục vụ mục đích quân sự thì nó mới trở thành một loại nhựa quan trọng.Ngày nay, PS là một trong những loại nhựa dẻo nóng đựoc sử dụng nhiều nhất.Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các sản phẩm được làm từ PS trong cuộc sốnghàng ngày Nó có thể là chiếc cốc vại để uống bia, có thể là những chiếc đĩa sửdụng một lần, là những chiếc khay muôn hình muôn vẻ, là túi đựng hàng hoá.Không những vậy, PS còn được sử dụng làm các bộ phận trong ô tô, đồ chơi, đồgia dụng, tấm dán tường, vỏ Tivi hay vỏ đài, đồ nội thất, phao cứu hộ, vali vànhiều ứng dụng khác nữa.
b.Ứng dụng:
PVC được người Đức phát minh vào thập niên đầu tiên của thế kỷ 20 nhưng
1 K.SAEKI, K.FANATSU & K.TANABE: Discrimination of Poly(vinyl chloride) Samples with Different “Discrimination of Poly(vinyl chloride) Samples with Different
Plasticizers and Prediction of Plasticizer Contents in Poly(vinyl chloride) Using Near-infrared Spectroscopy and Neural-network Analysis”_ The Japan Scosiety for Analytical Chemistry_ 02/2003.
Trang 18phải đến cuối thập niên 20 nó mới có những ứng dụng hữu ích tại Hoa Kỳ Khi Thếchiến thứ hai bắt đầu, người ta thấy rằng cần phải hoá dẻo PVC để có thể chế biếnnó một cách dễ dàng Tại thời điểm đó, vì thiếu hụt cao su thiên nhiên nên cáccông ty đã chuyển hướng nghiên cứu và phát triển PVC và họ thấy rằng PVC làloại nhựa có rất nhiều ưu điểm PVC có rất nhiều ứng dụng quen thuộc đối vớingười tiêu dùng như làm tấm lót sàn, tấm ốp trần, tấm ốp tường, vách ngăn, cửa sổ,cửa ra vào, màng,tấm phủ, ống nước và phụ tùng nối ống, lớp ván bên ngoài giàngiáo, quần áo và phụ kiện, vải giả da, ủng, găng tay, dây cáp điện…
Acrylonitrile Butadiene Styrene/ Styrene Acrylonitrile _ ABS/SAN
a.Khái niệm:
Acrylonitrile Butadiene Styrene là một loại nhựa dẻo nóng tạo ra từ 3monomer khác nhau là acrylonitrile(CH2CHCN), butadiene(CH2CHCHCH2) với tỉlệ thay đổi và styrene (C6H5CHCH2) với tỉ lệ hơn 50% nên nó có tất cả nhứng đặctính nổi trội nhất của các monomer nói trên 1
Styrene Acrylonitrile là sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp styrene vàacrylonitrile 2
Trong cùng một quá trình sản xuất, tuỳ vào tỷ lệ lựa chọn mà ta thu đượcABS hay SAN.
b.Ứng dụng:
ABS được đưa ra thị trường năm 1948 nhờ những hoạt động nghiên cứu vàphát triển cao su nhân tạo trong thời kỳ chiến tranh Nó có khả năng chịu va chạmvà khả năng cơ học cao nên được sử dụng làm các sản phẩm công nghiệp hoặc cácđồ tiêu dùng cứng như: đồ gia dụng, bộ phận ô tô, ống nước, máy móc và linh kiệnđiện thoại…
SAN được sử dụng làm các vật dụng trong bếp, bộ phận bên trong tủ lạnh, vậtđựng thức ăn…
1 www.plasticsindustry.org/industry/defs.htm
2www.faqs.org/faqs/sci/chem-faq/part6/section-1.html
Trang 19Styrene Butadiene Latex _ SB Latex
DOP có khả năng chịu nhiệt cao vì điểm sôi của nó lên tới 386oC, đồng thờinó chỉ bị đông cứng ở nhiệt độ rất thấp là -55oF.
b.Ứng dụng:
Như đã nói ở trên, DOP là một chất hoá dẻo, tức là khi được kết hợp với cácloại nhựa khác, nó sẽ làm cho chúng trở nên mềm và dẻo hơn, do đó dễ dàng chếbiến và sử dụng hơn Ở Châu Âu hiện nay, DOP chiếm đến 30% thị phần thịtrường các chất hoá dẻo vì nó có rất nhiều tính năng ưu việt Khi DOP được kếthợp với PVC, nó tạo ra một loại PVC mềm sử dụng rộng rãi trong nhiều ngànhquan trọng có thể kể đến ở đây như: ngành y tế với các thiết bị y tế sử dụng mộtlần vừa có độ an toàn cao, vừa tiết kiệm chi phí một cách đáng kể; ngành xây dựngvới các loại sơn ngoại thất, tấm lót sàn, dây cáp, ống nước mềm…; ngành may mặcvà da giầy với các loại vải giả da, giầy dép; ngành sản xuất bao bì…
Terephthalic Acid _ TPA 2
a.Khái niệm:
1LGChem_ LG Plasticizers“Discrimination of Poly(vinyl chloride) Samples with Different ”_ LG Chem_ 2002
2 www.plasticsindustry.org/industry/defs.htm
Trang 20Terephthalic Acid là một loại bột nhựa có màu trắng tinh thu được từ quátrình oxy hoá, lọc, tách và sấy khô Para Xylene_ một sản phẩm của nhà máy lọcdầu.
Phân loại: Dựa trên quá trình tổng hợp TPA mà ta có thể chia làm 2 loại làPure Terephthalic Acid, gọi tắt là PTA và Qualified Terephthalic Acid, gọi tắt làQTA
b.Ứng dụng:
TPA được sử dụng làm nguyên liệu chính cho việc sản xuất sợi polyester,chai đựng PET, phim, sơn và nhựa kỹ thuật Vì nó có khả năng chịu nhiệt, chịumài mòn và cách điện tốt nên nhiều công nghệ sản xuất mới đã được phát triển đểmở rộng ứng dụng của TPA như làm đồ điện tử, máy móc, vật liệu xây dựng, vậtliệu công nghiệp.
a.Khái niệm:
Khi chưa qua xử lý, epoxy là các hợp chất thuộc nhóm nhựa phản ứng nhiệtchứa một hoặc nhiều nhóm epoxide hoạt động Các nhóm epoxide này có tác dụngnhư những điểm liên kết trong quá trình xử lý epoxy Loại epoxy không biến đổiphổ biến nhất được tạo ra từ epichlorohydrin và bisphenol A Ngoài ra còn có cácloại epoxy khác như nhựa phenoxy, nhựa novolac, nhựa cycloaliphatic 1
b.Ứng dụng:
Trong ngành nhựa, epoxy được sử dụng theo một số cách khác nhau Nó cóthể được kết hợp với sợi thủy tinh để tạo ra các composite chịu lực hoặc các loạinhựa được gia cố có khả năng chịu lực, chịu nhiệt và có các đặc tính điện hoá.Công dụng chính của nhựa gia cố thuỷ tinh-epoxy là được chế tạo thành các bộphận của máy bay, ống nước, thùng đựng dầu, chất cố định và khuôn đúc Epoxycòn được sử dụng làm chất kết dính, vỏ bảo vệ của đồ gia dụng, của thiết bị côngnghiệp và sàn phòng tập thể dục, làm chất vá lỗ hổng
1I Boustead_ Ecoprofiles of plastics and related intermediates“Discrimination of Poly(vinyl chloride) Samples with Different ”_ NXB AMPE, Bỉ_ 1999
Trang 21II Vai trò của ngành công nghiệp Hoá dầu :
Không phải ngẫu nhiên khi nhiều quốc gia phát triển cũng như nhiều nướcNIC đều có một ngành Hoá dầu phát triển mạnh Nhật Bản và Hàn Quốc là nhữngquốc gia khan hiếm tài nguyên thiên nhiên nhưng cũng sẵn sàng nhập khẩu dầu thôđể xây dựng ngành Hoá dầu Trung Quốc trong nỗ lực trở thành cường quốc kinhtế thế giới cũng ý thức được tầm quan trọng của ngành Hoá dầu và không ngừngđầu tư phát triển ngành này Và nhiều quốc gia ASEAN cũng cho rằng côngnghiệp Hoá dầu là một mảnh đất màu mỡ cần được đầu tư và khai thác Đối vớiViệt Nam, để thấy được tác động của ngành Hoá dầu tới tình hình Kinh tế-Xã hội,chúng ta hãy cùng xem xét 5 vai trò quan trọng nhất của ngành công nghiệp này.
3.Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác
Các sản phẩm hoá dầu đóng vai trò là nhân tố đầu vào cho nhiều ngành kinhtế khác và vì vậy, xây dựng thành công ngành Hoá dầu sẽ có ảnh hưởng tích cựctới các bộ phận của nền kinh tế một cách trực tiếp hay gián tiếp.
Ngành nhựa là ngành phụ thuộc nhiều nhất vào các sản phẩm hoá dầu Nhưđã trình bày ở phần I, phần lớn nguyên liệu cho ngành nhựa như PP, PE, PVC…đều là sản phẩm của ngành Hoá dầu Vì thế, có thể nói không có ngành Hoá dầu thìngành nhựa không thể tồn tại Hiện nay, ở Việt Nam hầu hết nguyên liệu củangành nhựa đều phải nhập khẩu Hiện trạng này dẫn đến sự phụ thuộc của thịtrường nguyên liệu trong nước vào những biến động của thị trường quốc tế, làmtăng rủi ro trong sản xuất kinh doanh và hậu quả là làm giảm tính cạnh tranh củasản phẩm Nếu chúng ta đảm bảo được phần nào về đầu vào cho ngành nhựa thì thịtrường sẽ ổn định hơn, các doanh nghiệp sản xuất có thể yên tâm phát triển theochiều sâu, tức là đầu tư nâng cao chất lượng, mẫu mã để tạo được thế cạnh tranhtrong cuộc chiến với các sản phẩm nhập ngoại.
Ngành dệt may cũng là một khách hàng lớn của ngành Hoá dầu Trước đây,khi các sản phẩm dệt may chỉ được làm từ vải sợi bông thiên nhiên thì khó có thểtìm thấy bóng dáng các sản phẩm hoá dầu trong ngành này Nhưng cùng với cuộc
Trang 22cách mạng khoa học công nghệ, hàng loạt chất liệu mới đã được nghiên cứu vàphát triển Chỉ sau một thời gian ngắn, vải sợi nhân tạo đã lên ngôi và góp phầnlàm cho chất lượng cũng như mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc của các sản phẩm dệtmay đa dạng hơn, ưu việt hơn Một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của ViệtNam hiện nay là ngành dệt may nhưng chủ yếu chỉ là dưới hình thức gia công,phần lớn nguyên liệu vẫn do các doanh nghiệp đặt hàng đảm trách Như đã nêu ởphần I, một sản phẩm quan trọng của ngành Hoá dầu là polyester Đến lượt mình,polyester lại là đầu vào không thể thiếu của ngành dệt may Hàng năm, chúng taphải nhập khẩu hơn 150 ngàn tấn xơ và sợi polyester để đảm bảo cho hoạt độngcủa ngành dệt may.1 Vì vậy, nhu cầu bức thiết hiện nay của các doanh nghiệp dệtmay trong nước là phải xây dựng và phát triển được các cơ sở, nhà máy sản xuấtpolyester để nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu Có như vậy, ngành dệt may mớicó thể tự đứng trên đôi chân của mình chứ không chỉ là người làm thuê cho cácdoanh nghiệp nước ngoài.
Dân số tăng lên tức là nhu cầu về giầy dép cũng ngày một cao và nếu chỉ sử dụngnguyên liệu thiên nhiên như vải sợi bông hay các loại da động vật thì không thểthoả mãn được người tiêu dùng Ngành Hoá dầu với các sản phẩm phục vụ sảnxuất vải giả da là một giải pháp tối ưu hiện nay Thêm vào đó, bộ phận đế giầy, cácphụ kiện đi kèm, các loại keo dán đều ít nhiều có liên quan đến ngành Hoá dầu Đólà lý do vì sao ngành da giầy Việt Nam cần có sự hậu thuẫn của ngành Hoá dầu.Ở nhiều quốc gia trên thế giới, sản phẩm hoá dầu đã và đang tác động đến ngànhxây dựng vì nó làm tăng chất lượng các công trình Vật liệu xây dựng hoá họcđứng hàng thứ tư của vật liệu xây dựng sau thép, gỗ và xi măng Cốp-pha bằngnhựa tổng hợp bền, kinh tế và an toàn hơn nhiều so với cốp-pha gỗ mà Việt Namvẫn quen sử dụng Các phụ gia làm tăng khả năng thích ứng của sơn đối với nhiềuđiều kiện môi trường khác nhau Các loại cửa ra vào và cửa sổ bằng ống nhựa vàprofile có mẫu mã đa dạng và phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Các chấtphụ gia làm gỗ công nghiệp bền và đẹp hơn Ván lót sàn và tấm ốp trần bằng nhựa
1 Petrovietnam v Vinatex_ à Vinatex_ “Discrimination of Poly(vinyl chloride) Samples with Different ự án Polyester- Nghiên cứu tiền khả thi”_ 2001D
Trang 23tổng hợp cũng không còn xa lạ với người tiêu dùng Xây dựng ngành Hoá dầu sẽmở ra một tương lai mới cho ngành xây dựng.
Ngành Hoá dầu cũng có tác động tới sự phát triển của ngành chế tạo phương tiệnvận tải Phương tiện vận tải hiện nay an toàn hơn là nhờ có hệ thống dây cáp điệnan toàn sản xuất từ PVC và DOP Lượng lốp xe chế tạo bằng cao su nhân tạo đangngày một tăng Và còn nhiều bộ phận của một chiếc xe cũng được làm từ các sảnphẩm khác của ngành Hoá dầu như LDPE, HDPE, PP…
Ngành nông nghiệp vừa chịu ảnh hưởng trực tiếp vừa chịu ảnh hưởng gián tiếpcủa ngành Hoá dầu Vì sản xuất hoá dầu từ khí ga tự nhiên luôn đi kèm với việcsản xuất phân urê nên nó gây tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp Mặtkhác, ngành Hoá dầu tạo điều kiện cho ngành nhựa nông nghiệp phát triển với cácsản phẩm chủ đạo là màng gieo hạt, màng thực phẩm, màng đa chức năng, màngkhông nhỏ giọt, màng che nắng, màng bao vết thương, lưới và dụng cụ cho đánhbắt cá, máy móc dụng cụ trong nông nghiệp … nên có thể nói ngành Hoá dầu tácđộng gián tiếp tới quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn.
Tóm lại, xây dựng ngành công nghiệp Hoá dầu sẽ là động lực thúc đẩy nhiềungành kinh tế quan trọng phát triển theo đúng đường lối công nghiệp hoá, hiện đạihoá mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
4.Tiết kiệm ngoại tệ
Xây dựng ngành Hoá dầu đồng nghĩa với việc giảm bớt nhập khẩu nguyênliệu của ngành da giầy, ngành nhựa, ngành dệt may, ngành xây dựng … Số ngànhcó liên quan cho thấy rằng hàng năm, chúng ta đang phải tiêu tốn một lượng ngoạitệ không nhỏ cho mục đích nhập khẩu Ví dụ, theo niên giám thống kê kinh tế củaViệt Nam năm 2002 thì trong năm 2001, ngành nhựa đã phải tiêu tốn 495,6 triệuUSD cho nhập khẩu chất dẻo Cũng trong năm này, ngành dệt may phải nhập khẩu210,7 nghìn tấn xơ và sợi tổng hợp, ngành nông nghiệp nhập khẩu 1605,3 nghìntấn phân Urê Thay thế nhập khẩu cho phép tiết kiệm một phần lượng ngoại tệ đó
Trang 245.Tăng hàm lượng giá trị nội địa của sản phẩm
Khi tham gia vào thương mại quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế khu vựcnói riêng, hàm lượng giá trị nội địa sẽ ảnh hưởng tới thuế suất của hàng hoá Đểđược hưởng mức thuế suất thấp, đem lại tính cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩuthì giá trị nội địa của sản phẩm phải có hàm lượng càng cao càng tốt, hay nói cáchkhác là sản phẩm xuất khẩu càng sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước càng tốt.Chẳng hạn theo quy định về xuất xứ của CEPT thì hàng hoá muốn được hưởngthuế suất ưu đãi của CEPT phải “được sản xuất sao cho tổng giá trị nguyên vậtliệu, linh kiện và sản vật đã sử dụng không có xuất xứ từ các quốc gia ASEANhoặc có xuất xứ không xác định được không vượt quá 60% giá FOB của sản phẩmcuối cùng” Nếu theo quy định này thì hiện nay, những sản phẩm sản xuất từPolyester của Việt Nam khó có thể đáp ứng yêu cầu này vì sợi Polyester hầu hếtđều được nhập khẩu và máy móc thiết bị của các cơ sở may mặc hầu hết đều là dobên giao gia công cung cấp Ngành Hoá dầu sẽ góp phần làm tăng lượng xơ và sợiPolyester sản xuất trong nước và còn có thể cung cấp nguyên liệu chế tạo các phụkiện đi kèm của hàng may mặc, từ đó tăng hàm lượng giá trị nội địa của sản phẩm.
6.Tạo thêm công ăn việc làm
Có thể nói đây là một tác động gián tiếp của ngành Hoá dầu đối với tình hìnhKinh tế- Xã hội bởi các khu liên hợp hoá dầu thực tế không tạo thêm nhiều công ănviệc làm vì nó sử dụng nhiều công nghệ tự động hoá và nó đòi hỏi một đội ngũ laođộng có tiêu chuẩn khá cao, sử dụng ít lao động phổ thông Tuy nhiên, với vai tròlà nhân tố kích thích sự phát triển của các ngành kinh tế khác, mà hầu hết lại lànhững ngành có nhu cầu sử dụng lao động cao nên ngành Hoá dầu cũng hứa hẹnnhững triển vọng mới cho thị trường lao động.
7.Tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên
Mỗi năm, diện tích đất rừng của nước ta một thu hẹp lại vì nhu cầu lấy gỗ xâynhà, làm đồ nội thất Các mỏ kim loại đang ngày một cạn kiệt vì các sản phẩm kimloại khó có khả năng tái chế nhiều lần Động vật hoang dã bị săn bắt nhiều hơn do
Trang 25nhu cầu lấy da Sản lượng sợi bông tự nhiên không đủ đáp ứng nhu cầu về mặc.Yêu cầu đặt ra là phải phát triển được những loại nguyên vật liệu có khả năng táichế nhiều lần và góp phần tận dụng tối đa những tài nguyên đã khai thác Giảipháp nằm ở ngành Hoá dầu Ngành Hoá dầu cũng xuất phát từ việc khai thácnguồn tài nguyên thiên nhiên là dầu thô, khí đồng hành, muối và khí tự nhiên Tuynhiên, tính ưu việt của các sản phẩm hoá dầu nằm trong khả năng tái sử dụng củachúng Từ 27 vỏ chai nước làm từ PVC có thể tạo ra một chiếc áo len 1 Các sảnphẩm nhựa trong có thể tái chế thành đế giầy, đế dép và dép Ngoài ra, các sảnphẩm khác có tác dụng như những chất phụ gia làm tăng chất lượng của gỗ côngnghiệp nên giảm được lượng gỗ bị khai thác, làm tăng tính năng của kim loại nênlàm giảm lượng kim loại cần sử dụng theo phương pháp trước đây Nhìn chung,ngành Hoá dầu đem lại khả năng tận dụng tối đa và có hiệu quả cao, tránh lãng phícác nguồn tài nguyên thiên nhiên.
III Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu Việt Nam
Ngày nay, người dân Việt Nam đã quá quen với việc sử dụng các sản phẩmtiêu dùng bằng nhựa như mái hiên di động, âu đựng thức ăn, giá để giầy dép, vậtliệu ốp trần, lót sàn Chúng ta cũng đã quá quen với các sản phẩm thời trang màtrên nhãn mác có ghi 60% hay 70% polyester Người nông dân Việt Nam cũngthường xuyên sử dụng các loại màng bảo vệ cây giống, con giống hay ống tưới tiêubằng nhựa tổng hợp Nhưng dường như khái niệm về ngành công nghiệp Hoá dầuvẫn còn quá xa lạ, không gợi lên một sự liên hệ nào với những sản phẩm đang baoquanh đời sống hàng ngày của chúng ta Đây là một thực tế dễ hiểu bởi chỉ mới vàinăm trở lại đây, ngành Hoá dầu Việt Nam mới chập chững những bước đi đầu tiên.Những gì chúng ta hiện có chỉ là một vài nhà máy liên doanh sản xuất một số sảnphẩm “hạ nguồn” như PVC và DOP Các nhà máy “thượng nguồn” và “trung gian”vẫn chỉ là những bản kế hoạch còn nằm trên bàn giấy của những nhà hoạch địnhchính sách phát triển.
1“Discrimination of Poly(vinyl chloride) Samples with Different Chemicals at the heart of life”_ ATOFINA’s Public Affairs_ Tháng 2 năm 2002
Trang 26Chúng ta hãy cùng xem xét những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trongphát triển ngành công nghiệp Hoá dầu trước khi phân tích thực trạng cung, cầu cácsản phẩm hoá dầu.
8.Thuận lợi:
1.1Tình hình Kinh tế- Chính trị- Xã hội ổn định1
Sự ổn định về Kinh tế- Chính trị- Xã hội là một đặc điểm của môi trường đầutư Việt Nam được các nhà đầu tư đánh giá rất cao khi cân nhắc và ra quyết định cóđầu tư vào thị trường Việt Nam hay không.
Việt Nam là một trong số ít các nước trên thế giới có tốc độ tăng trưởng kinhtế cao và ổn định trong một thời gian dài Từ năm 1991 đến năm 1997, tốc độ tăngtrưởng GDP của Việt Nam đạt bình quân 8,4%/năm Từ năm 1998 đến năm 2002,tốc độ tăng trưởng GDP bình quân vẫn đạt mức 6%, chỉ đứng thứ hai sau TrungQuốc, bất chấp sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực ĐôngÁ Trong 10 năm 1990-2000, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp đôi; tỉ lệ tiếtkiệm tăng từ 8,5% GDP lên 27% GDP; đầu tư trước chỉ chiếm 16% GDP đã tănglên 27,8% Năm 2001 so với năm 1990, đầu tư đã tăng gấp 3, đạt 30% GDP (đã cóđiều chỉnh về giá tiền tệ) Đầu tư nước ngoài chiếm một phần tư tổng đầu tư củatoàn xã hội.
Sau một thời gian dài chịu tình trạng siêu lạm phát, tình hình kinh tế vĩ mô đãổn định hơn trong nhiều năm Tỉ lệ lạm phát giảm nhanh từ 776% năm 1986 xuốngcòn một con số từ đầu thập niên 90 và từ đó đến nay vẫn được duy trì dưới 6%.Thâm hụt ngân sách luôn nhỏ hơn 5% GDP.
Doanh thu xuất khẩu tăng nhanh với tốc độ bình quân trên 25%/năm, nhanhhơn rất nhiều so với các quốc gia đang phát triển khác Mức độ mở cửa thương mạikhá cao: doanh thu xuất nhập khẩu đạt 120% GDP Số doanh nghiệp kinh doanhxuất khẩu tăng từ 3.500 vào năm 1990 lên 20.000 vào năm 2002 Sản phẩm côngnghiệp xuất khẩu tăng đáng kể, hiện nay chiếm tới 70% tổng doanh thu xuất nhập
1Tổng hợp từ B i phà Vinatex_ ỏng vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Võ Hồng Phúc được thực hiện bởi Christopher W.Runckel, một cựu quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
Trang 27Cơ cấu kinh tế thay đổi rõ rệt Trong thời gian từ 1991 đến 2002, sản xuấtcông nghiệp tăng mạnh nhất, từ 24% lên 39%, sản xuất nông nghiệp giảm nhanh từ40% xuống còn 23% trong khi lĩnh vực dịch vụ ít thay đổi Công nghiệp sản xuấttăng bình quân 10%/năm từ năm 1998 đến năm 2002, sản lượng cả ngành côngnghiệp tăng 14% trong cùng kỳ Xuất hiện nhiều ngành công nghiệp và nhiều sảnphẩm mới.
Bên cạnh những tiến bộ đáng ghi nhận về kinh tế, Việt Nam còn có thể tự hàovề sự ổn định chính trị và xã hội Trên báo chí cũng như trong nhiều chương trìnhthời sự trong nước và quốc tế thời gian gần đây liên tục có những thông tinh vềkhủng bố, bắt cóc ở Indonesia, Phillippines và ngay cả ở Mỹ- quốc gia đã cónhững khoản đầu tư khổng lồ cho lĩnh vực quân sự, rồi những thông tin về chiếnsự ở Iraq, Palestin, Israel, Ấn Độ Những nhà đầu tư đã phải nhiều lần thót tim lolắng cho đồng vốn kinh doanh của mình và họ bắt đầu tìm kiếm những địa điểm antoàn hơn để đầu tư Trong khi tình hình chính trị xã hội của nhiều quốc gia khác cónhững diễn biến phức tạp thì Việt Nam đã được đánh giá là quốc gia an toàn nhấtthế giới, đặc biệt với sự kiện Hà Nội hân hạnh nhận danh hiệu thành phố vì hoàbình Một bài báo của Úc đã coi Việt Nam là “một thiên đường cho những con tàugặp bão” Còn ông SK.Nair chủ tịch tập đoàn kinh doanh Singapore đặt tại thànhphố Hồ Chí Minh thì phát biểu: “Tôi xin mạo muội nói rằng khả năng bạn “được”ám sát ở New York, London hay Paris cao hơn rất nhiều so với ở thành phố HồChí Minh.” Qua đó, chúng ta thấy được rằng các nhà đầu tư luôn coi Việt Nam làmột điểm đến an toàn cho bản thân, gia đình và một phần là cho vốn đầu tư củamình Sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội là một lực hút quan trọng đối với hoạtđộng đầu tư nói chung Riêng với ngành Hoá dầu, một ngành chắc chắn cần phảikêu gọi đầu tư nước ngoài vì vốn đầu tư ban đầu lên tới hàng tỉ Đôla thì yêu cầu vềan toàn và ổn định lại càng được coi trọng Vấn đề của Việt Nam hiện nay là làmthế nào để quảng bá lợi thế này một cách rộng rãi và hiệu quả hơn đến các nhà đầutư tiềm năng.
Trang 281.2Tài nguyên thiên nhiên sẵn có
Năm 1986, Vietsovpetro bắt đầu khai thác những giọt dầu đầu tiên tại mỏBạch Hổ Mỏ Bạch Hổ tiếp tục giữ vị trí là mỏ dầu duy nhất của Việt Nam cho đếnnăm 1994, khi mỏ Đại Hùng và mỏ Rồng được đưa vào khai thác Hiện nay, sảnlượng dầu thô bình quân khai thác được tại 6 mỏ dầu trong cả nước là 349.000thùng một ngày
Bảng 1: Sản lượng khai thác dầu
Tên mỏ Lưu vực Đơn vị khai thác Sản lượng bình quân(đv: thùng/ngày)
Nguồn: www.petrovietnam.vn
Riêng với mỏ Bunga Kekwa, tỉ lệ phân chia tổng sản lượng là 50% dành chophía Việt Nam Với việc phát hiện thêm mỏ Sư Tử Vàng- Sư Tử Đen – một mỏdầu lớn thuộc khối 15-1 của lưu vực sông Cửu Long, sản lượng dầu bình quân củacả nước ước đạt 450.000 thùng một ngày năm 2004.
Bên cạnh dầu thô, Việt Nam còn có tiềm năng lớn về khí tự nhiên Ngànhkhai thác khí tự nhiên của Việt Nam vẫn còn trong thời kỳ đầu của giai đoạn pháttriển Ngoại trừ lượng khí thu được phục vụ cho nhu cầu địa phương từ mỏ TiềnHải C ở lưu vực sông Hồng thì nguồn cung cấp chính về khí thiên nhiên để thoảmãn nhu cầu quốc gia hiện nay là lượng khí đồng hành khai thác từ mỏ Bạch Hổvà Rạng Đông ở lưu vực sông Cửu Long đi qua một đường ống dẫn khí dài 107km, rộng 16 feet để vào đất liền Vào thời điểm hiện tại, sản lượng khí đồng hànhbình quân là 165 triệu feet khối một ngày và có thể mở rộng lên tới 200 triệu feetkhối một ngày Vì cầu về năng lượng vẫn tiếp tục gia tăng, khí sẽ đóng một vai tròngày càng quan trọng Trong tương lai không xa, mỏ Nam Côn Sơn và Mã Lai-Thổ
Trang 29Chu sẽ là hai trung tâm chính cung cấp khí Hệ thống dẫn khí Nam Côn Sơn vớinăng suất thiết kế là 250 tỉ feet khối một năm đã bắt đầu vận chuyển khí từ mỏ LanTây- Lan Đỏ ở khối 06-1 vào đất liền từ cuối năm 2002 và nó còn có thể liên kếtvới các mỏ khí khác như Rồng Đôi- Rồng Đôi Tây và Hải Thạch- Mộc Tinh Hệthống ống dẫn khí Tây Nam bao gồm hai đường ống dẫn khí từ khối PM3-CAA vàkhối Unocal với năng suất 220 tỉ feet khối một năm theo kế hoạch sẽ lần lượt đượchoàn tất vào năm 2005 và 2007 Lượng khí này dự tính sẽ được cung cấp cho hàngloạt nhà máy điện và hoá dầu ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long Sản lượng khíkhông đồng hành theo kế hoạch là 250 triệu feet khối một ngày năm 2003, 500triệu feet khối một ngày năm 2005 và hơn 1000 triệu feet khối một ngày từ năm2010.
Biểu 1: Sản lượng dầu và khí của Việt Nam từ năm 1989 đến năm 2001
Trang 31Nguồn: PVEP, Tổng công ty dầu khí Việt Nam, 4-2002
Với sản lượng lớn và không ngừng tăng lên như trên, chúng ta có thể tự tinnhận định rằng Việt Nam hoàn toàn có khả năng tự chủ về nguyên liệu đầu vào đểphát triển ngành Hoá dầu từ “hạ nguồn” đến “thượng nguồn”.
Chi phí lao động thấp là một lợi thế mà Việt Nam vẫn đang tiếp tục khai thácvà nhấn mạnh trên các diễn đàn kêu gọi đầu tư bởi nhân tố này góp phần khôngnhỏ trong tổng chi phí sản xuất Gần đây, theo nhận định của nhiều nhà kinh tếtrong và ngoài nước, Việt Nam đang dần mất đi lợi thế này vì nền kinh tế ViệtNam có tốc độ phát triển nhanh, thu nhập bình quân đầu người đã tăng gấp đôi lên400 Đôla/ một người một năm so với năm 1990
Riêng đối với ngành Hoá dầu thì lợi thế này sẽ vẫn phần nào duy trì được chỗđứng của mình trong mắt các nhà đầu tư Ngành Hoá dầu như đã từng đề cập làmột ngành đòi hỏi cao về chất lượng của người lao động Vì thế, lao động phổthông chỉ chiếm một phần nhỏ trong đội ngũ lao động mà chủ yếu sẽ là lao động tríóc So với nhiều quốc gia trong khu vực, mức lương hiện nay mà các doanh nghiệpNhà nước và doanh nghiệp nước ngoài trả cho người lao động chất lượng cao củaViệt Nam vẫn thấp hơn nhiều Mức lương bình quân của một kỹ sư Việt Nam chỉbằng 60 đến 70% của Thái Lan hay Trung Quốc, bằng 18% của Singapore và bằng3-5% của Nhật Bản Một nhà quản lý cấp thấp người Việt Nam chỉ nhận đượckhoảng 500 Đôla một tháng Một nhà quản lý cấp cao người Việt cũng rất bằnglòng với mức lương 2000 Đôla một tháng Con số này ở các nước tương ứng là1000 và 5000 Đôla là tối thiểu Đó là chúng ta còn chưa đề cập đến mức lương củacác kỹ sư và giám đốc của doanh nghiệp Nhà nước 1 Tình hình này sẽ vẫn tồn tạitrong thời gian tới đây bởi mức sống chung của người Việt Nam vẫn thấp hơn sovới các nước ASEAN nói riêng và so với các nước trong khu vực Châu Á nóichung.
1Báo cáo chi tiết về nội dung của cuộc hội nghị “Discrimination of Poly(vinyl chloride) Samples with Different Đầu tư v Thà Vinatex_ ương mại Việt Nam 2002”
Trang 321.4Thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng
Xét trên góc độ dân số, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng đứngthứ 12 trên toàn thế giới với hơn 81 triệu dân Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cũngcó nghĩa là đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, kéo theo sức muangày một tăng mạnh Nhiều nhà đầu tư nước ngoài thuộc nhiều lĩnh vực sản xuấtkinh doanh khác nhau đã nhận thấy sức hút này và tỏ ra quan tâm nhiều hơn đếncác cơ hội đầu tư vào Việt Nam
Đối với ngành Hoá dầu nói riêng, thị trường Việt Nam lại càng trở nên hấpdẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư vì Việt Nam không chỉ là thị trường đông dânmà còn là thị trường hoá dầu có tốc độ phát triển không ngừng tăng lên trong quákhứ và cả trong thời gian dài sắp tới Chỉ với một sản phẩm hoá dầu là ethylene,bình quân lượng ethylene sử dụng trên một đầu người của toàn thế giới là 13 kg,tại Tây Âu là 78,3 kg, Hoa Kỳ với 76,8 kg, Nhật Bản với 47,5 kg, Đài Loan với118 kg, Hàn Quốc với 71,6 kg và Thái Lan là 16,6 kg.1 Việt Nam hiện nay có mứcsử dụng các sản phẩm hoá dầu còn rất khiêm tốn, bình quân mỗi người dân chỉdùng có 11,57 kg chất dẻo (bao gồm tất cả các sản phẩm hoá dầu, trong đó cóethylene) Một quốc gia càng phát triển thì nhu cầu về ăn, mặc, ở ngày càng caonên lượng chất dẻo bình quân đầu người sẽ càng tăng lên Chỉ trong vòng 4 năm1995-1999, chỉ số chất dẻo bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng lên 249%và sẽ còn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới vì so với các nước khác, chỉ số nàycủa Việt Nam vẫn rất thấp.
B ng 3: Ch s ch t d o bình quân ảng 3: Chỉ số chất dẻo bình quân đầu ngườiỉ số chất dẻo bình quân đầu người ố chất dẻo bình quân đầu ngườiất dẻo bình quân đầu người ẻo bình quân đầu ngườiđầu ngườiu ngườii
Trang 33Nhật Bản 85 110
Nguồn: Niên giám Nhựa năm 2000
Với một thị trường đầy tiềm năng, một nguồn tài nguyên dồi dào, một môitrường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định, một nguồn lao động dồi dào có chi phíthấp, có vẻ như ngành công nghiệp Hoá dầu của Việt Nam đã sẵn sàng cất cánh.Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều trở ngại làm trì hoãn quá trình xây dựng ngành Hoádầu.
9.Khó khăn
1.5Cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ
Sau hai cuộc chiến tranh, đất nước Việt Nam phải gánh chịu nhiều tổn thấtnặng nề về nhân lực và vật lực Thêm vào đó là chính sách cấm vận mà Hoa Kỳ ápđặt đối với Việt Nam khiến cơ sở hạ tầng trong nước không có điều kiện để pháttriển Những năm gần đây, tuy Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều trong việc nâng caochất lượng và số lượng của cơ sở hạ tầng nhưng theo đánh giá chung trong cácdiễn đàn đầu tư thì sự phát triển đó vẫn chưa đồng bộ
Về đường bộ Việt Nam hiện có 105.000 km đường bộ nhưng phần lớn là
đường hẹp và chất lượng còn kém Vốn đầu tư chủ yếu là vốn ODA nên có sự táchbiệt giữa chủ sỡ hữu vốn và người sử dụng vốn dẫn đến tiến độ thực hiện dự ánchậm, chất lượng chưa cao Mặt khác, mức độ tập trung đầu tư xây dựng khôngđồng đều, hầu hết dồn cho việc phát triển các thành phố lớn Tuy được đầu tưnhiều hơn nhưng do việc đầu tư thiếu sự liên kết giữa các đơn vị có liên quan: giảitoả dân cư chậm, làm đường và làm hệ thống thoát nước hay dây cáp ngầm đôi khilà những khâu tách biệt dẫn đến tình trạng người làm, người phá, chất lượng đườngphố xuống cấp nhanh.
Về đường sắt Đường sắt Việt Nam tuy có nhiều tiến bộ rõ rệt nhưng nếu xét
trong mối tương quan với các nước trong khu vực thì còn lạc hậu Đường ray củađường sắt Việt Nam nhỏ hơn đường ray tiêu chuẩn quốc tế hiện nay gây hạn chế
Trang 34cho việc phát triển các tuyến đường vận chuyển liên vận Ví dụ như khi đến biêngiới Trung Quốc, do khác kích cỡ đường ray nên hàng hoá sẽ phải chuyển tải từtàu Việt Nam sang tàu Trung Quốc để tiếp tục lộ trình.
Về đường hàng không Việt Nam hiện mới chỉ có 3 sân bay quốc tế và một số
sân bay nội địa nhỏ Số lượng chuyến bay cả trong nước và quốc tế không những ítmà chất lượng phục vụ lại kém gây bất bình cho khách, trì hoãn trong lưu thông.Nếu kinh tế Việt Nam phát triển hơn, lưu lượng hành khách và hàng hoá sẽ tănglên Liệu ngành hàng không có đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng đó haykhông?
Về đường biển Đường biển là con đường lưu thông quan trọng nhất của
thương mại quốc tế Việt Nam có đường bờ biển trải dọc theo chiều dài đất nướcvới 8 cảng biển chính Đáng tiếc là những hạn chế sau đã làm ngành hàng hải củaViệt Nam thiếu tính cạnh tranh:
- Đội tàu của Việt Nam còn ít, trọng tải tàu nhỏ, quan hệ với các đối tác còn ítnên chỉ có hàng trong lộ trình đi hoặc về, tàu thường xuyên chạy không tải.- Việt Nam có ít cảng nước sâu nên không đón được những tàu có trọng tải lớn.- Phương tiện máy móc phục vụ việc xếp dỡ còn thiếu, lạc hậu.
- Hệ thống kho bãi chứa hàng diện tích nhỏ, chất lượng kém, giá tương đối cao.
Về đường ống Vận chuyển đường ống của Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn
phát triển ban đầu Các dịch vụ viễn thông như điện thoại, internet phát triểnnhanh, chất lượng có cải thiện nhưng chưa thể theo kịp Thái Lan, Singapore hayTrung Quốc Trong khi ở các quốc gia khác, hệ thống cáp quang với những ưu việtcủa nó đã trở nên quá quen thuộc với đời sống của người dân thì ở Việt Nam,chúng ta mới đang ở giai đoạn cố gắng giúp người dân tiếp cận với những tiện íchnày Điện thoại di động trở thành phương tiện truyền thông ngày càng phổ biếnnhưng chất lượng thì còn là vấn đề đáng phải quan tâm khi mà hiện tượng mấtsóng thường xuyên diễn ra, các dịch vụ kèm theo như truy cập internet, nhắn tinbằng hộp thư thoại… rất ít người sử dụng do cước phí quá cao so với thu nhập cánhân.
Trang 35Cơ sở hạ tầng là bộ mặt của quốc gia Với cơ sở hạ tầng như hiện nay, ViệtNam còn nhiều việc cần phải làm để thu hút đầu tư nước ngoài hơn nữa.
Việt Nam đặt hy vọng vào quá trình chuyển giao công nghệ của các doanhnghiệp liên doanh nhưng thực tế không như mong đợi Các doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài nhìn chung không sở hữu các công nghệ tiên tiến nhất vì hainguyên nhân chính sau đây:
Thứ nhất, khi đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài đôi khi phảimiễn cưỡng liên doanh với một doanh nghiệp Việt Nam nên mối quan hệ giữa haibên mang tính khiên cưỡng, nghi kị lẫn nhau, bên Việt Nam thường tỏ ra thiếu hợptác trong việc khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp nên kết quả là bênnước ngoài không đưa sang Việt Nam công nghệ tiến tiến nhất của họ như mộtcách giữ bí mật.
Thứ hai, với định hướng phát triển kinh tế thay thế nhập khẩu, nhiều doanhnghiệp nước ngoài cho rằng mình bị hạn chế khi muốn hướng tới xuất khẩu nênmục tiêu của họ là nhằm vào thị trường trong nước Nếu việc vươn tới thị trường
Trang 36nước ngoài đòi hỏi công nghệ phải tiên tiến để nâng cao năng lực cạnh tranh thì thịtrường trong nước lại thiếu tính cạnh tranh nên không nhất thiết công nghệ phảicao Ngành Hoá dầu là ngành đòi hỏi công nghệ sản xuất hiện đại nên trình độkhoa học kỹ thuật trong nước nếu không cải thiện sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đếntâm lý đầu tư.
Trước đây, nhiều nhà đầu tư đã dự đoán rằng Việt Nam sẽ là điểm đầu tư cóchi phí thấp Niềm tin đó hiện đang bị xói mòn dần vì những lý do sau:
Thứ nhất, các vấn đề liên quan đến việc xin cấp giấy phép sử dụng đất và việcsử dụng đất đang làm tăng chi phí của nhà đầu tư:
- Để có được mảnh đất phù hợp yêu cầu sản xuất, kinh doanh, các nhà đầu tưphải qua nhiều thủ tục phức tạp, hao phí thời gian và tiền của Có quá nhiềucơ quan và quan chức cả trung ương và địa phương liên quan đến quá trìnhnày Kết quả được phê duyệt không chắc chắn nên rủi ro và chi phí thườngcao hơn dự kiến.
- Các doanh nghiệp nước ngoài phải trả tiền thuê đất cao hơn nhiều so với cácdoanh nghiệp Việt Nam Hơn nữa, giá cả lại được định đoạt theo từng trườnghợp cụ thể nên các nhà đầu tư luôn lo sợ đối thủ cạnh tranh thuê được đất vớigiá rẻ hơn Nhìn chung, do Việt Nam chưa có cơ chế định giá theo thị trườngnên các nhà đầu tư không cảm thấy họ được đối xử công bằng
- Một khi được cấp phép sử dụng đất, việc sử dụng trên thực tế còn bị hạn chế,thiếu tính linh hoạt Sự phê duyệt về mặt bằng là điều kiện cần thiết đượcduyệt dự án đầu tư khiến nhà đầu tư bị ràng buộc vào địa điểm đã chọn Điềunày làm giảm khả năng đàm phán của nhà đầu tư và do đó làm tăng chi phí,gây bất cập vì để chuyển địa điểm hoặc mở rộng địa bàn thì nhà đầu tư phảibắt đầu lại từ đầu Mặt khác, họ không được dùng đất đai làm tài sản thế chấpcho bên thứ ba khi chưa dược phép nên khó kêu gọi thêm vốn khi cần thiết.Thứ hai, cơ chế hai giá cũng khiến chi phí sản xuất tăng Tại Việt Nam, ngườinước ngoài phải trả nhiều hơn cho việc sử dụng điện, nước, các dịch vụ bưu chính,
Trang 37hàng không hay khi thuê đất Theo các doanh nghiệp nước ngoài, chính phủ ViệtNam đánh giá họ không phải ở mối quan hệ có lợi cho cả hai bên do họ đem lại màở túi tiền của họ.
Thứ ba, như đã nêu ở trên, do cơ sở hạ tầng chưa phát triển đồng bộ nên chiphí mà nhà đầu tư phải bỏ ra cho sản xuất, phân phối, giao dịch cao hơn so vớinhiều nước trong khu vực Chi phí vận chuyển một container 20’ từ Singapore vềcảng Hải Phòng là 250USD, bằng 2/3 chi phí vận chuyển từ thành phố Hồ ChíMinh về Hải Phòng1 Chi phí vận chuyển nội địa cao hơn chi phí vận chuyển quốctế là một tín hiệu đáng báo động Ngành Hoá dầu lại liên quan nhiều đến vận tảibằng đường biển và thường phải sử dụng tàu trọng tải lớn nên chi phí xếp dỡ cũngkhá cao Các loại hình vận tải khác liên quan đến việc vận chuyển sản phẩm đi tiêuthụ trong nước nên chi phí phân phối sản phẩm cũng sẽ không nhỏ Chi phí giaodịch hiện vẫn cao do chất lượng và giá cả của dịch vụ viễn thông
Thứ tư, thuế thu nhập cá nhân ở nước ta cao hơn tiêu chuẩn của các nướctrong khu vực và của quốc tế Với mức thuế suất luỹ tiến, một chuyên gia hay laođộng tay nghề cao người Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài thườngthuộc nhóm phải chịu thuế suất cao nhất Một người lao động Việt Nam có thunhập 10.000 USD một năm sẽ phải chịu mức thuế suất 40% Không quốc gia nàothành công trong việc thu hút FDI có cơ chế tính thuế cao như vậy Ở các nướcASEAN khác, mức thuế suất thu nhập cá nhân cao nhất chỉ hơn 30% Hơn nữa, cánhân phải chịu mức thuế suất đó có thu nhập cao hơn cá nhân Việt Nam nhiều Vídụ như ở Singapore, thuế suất tối đa là 28% với những người có thu nhập trên280.000USD một năm Ở Việt Nam, thuế thu nhập cao do doanh nghiệp nướcngoài gánh chịu Để người lao động có được 2000USD một tháng để “mang vềnhà” thì công ty phải chi gần 3400USD một tháng hay 40.800 USD một năm Vìvậy, nhà đầu tư sẽ nghĩ đến phương án thuê lao động nước ngoài để giảm chi phívề thuế hoặc họ sẽ tìm cách trốn thuế.
Cuối cùng là việc định giá lương và các chi phí khác theo Đôla nhưng tỉ giá
1 “Discrimination of Poly(vinyl chloride) Samples with Different ước, phí quá cao, h ng ViCàng Việt Nam kém sức cạnh tranh”_ Báo Người lao động số 2835 ra ng y thà Vinatex_ ứ 5,28/10/2003
Trang 38để quy đổi mức lương này về đồng Việt Nam lại thay đổi Có doanh nghiệp sửdụng tỉ giá hiện hành, có doanh nghiệp sử dụng tỉ giá khi ban hành qui định này(tức là tỉ giá năm 1999) Tỉ giá cũ thấp hơn làm lương người lao động bị ảnhhưởng gây giảm năng suất lao động.
Nói chung, tổng chi phí ở Việt Nam vẫn cao hơn nhiều nước trong khu vực vàtrên thế giới Ngành Hoá dầu là ngành hoạt động với quy mô sản xuất rất lớn nênchi phí sản xuất cao sẽ là một trở ngại lớn đối với đầu tư.
Đây là hậu quả của các nhân tố gây ảnh hưởng tiêu cực đã phân tích ở trên.Thêm vào đó là các chính sách, văn bản pháp luật còn nhiều thiếu sót như thiếutính khuyến khích, hay thay đổi bất ngờ làm ảnh hưởng đến các chiến lược dài hạnđã hoạch định của doanh nghiệp, chưa có luật chống bán phá giá Ngành Hoá dầulà ngành có vốn đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn ít nhất là 8 năm (theo kinh nghiệmcủa Thái Lan và Hàn Quốc) nếu hoạt động có hiệu quả và trong thời gian này, cầnphải có những ưu đãi và biện pháp bảo hộ nhất định thì ngành hoá dầu mới có cơhội phát triển Việt Nam đang nỗ lực hội nhập và muốn nhanh chóng dỡ bỏ các ràocản thương mại nhưng nếu sai lầm đưa sản phẩm hoá dầu vào danh sách hàng hoácắt giảm nhanh thì chắc chắn các doanh nghiệp hiện đang tồn tại sẽ trở tay khôngkịp còn các nhà đầu tư mới sẽ không dám mạo hiểm để đầu tư, họ thà tiếp tục pháttriển ở các nước lân cận có ngành Hoá dầu phát triển lâu năm hơn như Nhật Bản,Hàn Quốc, Singapore hay Thái Lan rồi sau đó xuất khẩu sang Việt Nam để đượcan toàn Các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần phải cân nhắc thật kỹ khi vừahoạch định phát triển ngành Hoá dầu, vừa tham gia hội nhập.
Tệ quan liêu từ trước đến nay luôn là vấn nạn quốc gia, gây ra các phản ứngtiêu cực từ phía nhà đầu tư Dù đã cố gắng cải thiện, phát huy cơ chế một cửanhưng trên thực tế, sự rắc rối về thủ tục chưa mấy thuyên giảm Có những dự ánđược phê duyệt với tốc độ “kỷ lục” Lại có những dự án bị trì hoãn vì những lý dokhông rõ ràng.
Tâm lý do dự đầu tư còn vì chi phí nhập khẩu cao và các vấn đề tại cửa khẩu.
Trang 39Không chỉ vậy, Việt Nam hiện còn thiếu những ngành công nghiệp bổ trợ nên nhàđầu tư phải nhập khẩu linh kiện và các chi tiết máy Thuế quan chưa có khung xácđịnh rõ ràng Hàng hoá có thể chịu thuế suất 0% hay 40-50% thuỳ thuộc vào mô tảcủa nhân viên hải quan.
Trên đây là những khó khăn, thuận lợi đối với kế hoạch phát triển ngành Hoádầu của Việt Nam Về lâu dài, chắc chắn cần phải khắc phục được những khó khănnày Vậy hiện nay, tình hình sản xuất, tiêu thụ và nhu cầu của ngành Hoá dầu rasao?
10 Cung và cầu nội địa trên thực tế
Ngành Hoá dầu là một ngành công nghiệp còn rất non trẻ, chưa có được sựphát triển một cách có hệ thống Giải pháp hiện nay của Petrovietnam là nhập khẩumonomer để sản xuất các polymer cần thiết Các số liệu thống kê về cung và cầucủa ngành còn lẻ tẻ, chủ yếu dựa trên cơ sở xem xét đầu vào của các ngành khác cóliên quan và đầu ra của một số nhà máy hoá dầu đang vận hành.
Kinh tế ngày càng phát triển, cầu về các sản phẩm “hạ nguồn” sử dụng trongngành nhựa không ngừng tăng lên qua các năm Xét về số tuyệt đối, cầu của ViệtNam về các sản phẩm hoá dầu vẫn thấp hơn nhiều so với các nước khác (chỉ caohơn Singapore vì dân số Việt Nam cao hơn Singapore nhiều lần) nhưng xét vềtương đối, tốc độ tăng trưởng bình quân về cầu của Việt Nam thuộc diện cao nhấttrong khu vực ASEAN:
Bảng 4: Cầu về sản phẩm “hạ nguồn” của khu vực ASEAN
Trang 40Thailand 1,93 2,12 2,26 2,42 2,57 8,2%
* dự kiến
Nguồn: Niên giám nhựa 2000-2002
PVC là sản phẩm có tốc độ tăng trưởng bình quân của cầu rất cao, đạt15-20%/năm
B ng 5: Nhu c u nh a PVC Vi t Nam qua các n mảng 5: Nhu cầu nhựa PVC Việt Nam qua các năm ầu nhựa PVC Việt Nam qua các năm ựa PVC Việt Nam qua các năm ệt Nam qua các năm ăm