1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nền kinh tế tiền mặt ở Việt Nam.doc

37 1,3K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 213,5 KB

Nội dung

Nền kinh tế tiền mặt ở Việt Nam

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Sau hơn hai mươi năm đổi mới nền kinh tế nước ta đã có những bước

chuyển đổi đáng kể , đang dần chuyển từ cơ chế bao cấp quản lí tập trung sang nền kinh to thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Cùng với nhịp độ phát triển của nền kinh tế là sự lớn mạnh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các cấu trúc tài chính – ngân hang Với sự gia tăng chóng mặt trong các hoạt động thương mại và tiêu dùng ,nhu cầu thanh toán của các tác nhân trong nền kinh tế cũng tăng lên Tuy nhiên ,Việt Nam đang thể hiện sự tụt hậu của mình trong lĩnh vực này so với các quốc gia khác trên thế giới Trong khi thanh toán điện tử đã trở nên phổ biến ở các quốc gia phát triển thì ở Việt Nam các hoạt động thanh toán vẫn chủ yếu bằng tiền mặt Tiền mặt được sử dụng không chỉ là nội tệ mà còn bằng cả ngoại tệ Đây chính là hiện tượng mà các chuyên gia kinh tế gọi là nền kinh tế tiền mặt.

Việc sử dụng quá nhiều tiền mặt trong các hoạt động giao dịch và dịch vụ khác hiện nay đã gây ra những tác động tiêu cực không chỉ lên sự phát triển của nền kinh tế mà còn có những ảnh hưởng đến các mặt khác của đời sống xã hội Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên nên nhóm chúng em đã chọn viết đề tài “Nền kinh tế tiền mặt ở Việt Nam”

Trong bài tiểu luận này chúng em sẽ đi vào làm rõ các vấn đề sau đây: Chương I :thực trạng nền kinh tế tiền mặt ở Việt Nam

Chương II :nguyên nhân dẫn đến nền kinh tế tiền mặt ở Việt Nam Chương III :ảnh hưởng của nền kinh tế tiền mặt đến các vấn đề kinh tế xã hội

Chương IV :giải pháp và triển vọng giải quyết các vấn đề này

Với kiến thức còn nhiều hạn chế của mình ,chúng em chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình viết bài Chính vì thế chúng em mong nhận được sự góp ý của thầy giáo để chúng em có thể hiểu thêm ,có cách nhìn đúng đắn vấn đề nêu trên

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

Chương I :Thực trạng nền kinh tế tiền mặt ở Việt Nam1.Thực trạng nền kinh tế tiền mặt ở Việt Nam

Từ trước đến nay Việt Nam được đánh giá là nền kinh tế tiền mặt ,có tỉ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán từ 17% trở lên Theo số liệu thống kê trong năm 1997 tỉ lệ này ở Việt Nam là 32,2% ,trong giai đoạn

2000-2004 lượng tiền mặt trong thanh toán giao dịch hang ngày chiếm tỉ lệ từ 20-23% tổng phương tiện thanh toán trên toàn quốc ,tỉ lệ này được giảm xuống còn 18,13% vào năm 2005 ,và còn 17,21% vào năm 2006 Tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán từ mức 18% cuối năm 2007 xuống 14% như hiện nay.

Số người sử dụng dịch vụ ngân hang chủ yếu là các doanh nghiệp lớn ,lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ,nhân viên công sở có thu nhập cao và ổn định Đại đa số dân cư ,công chức ,viên chức thuộc khu vực chính phủ ,lao động thuộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa tiếp cận với các phương tiện dịch vụ thanh toán

Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp và chiếm đại đa số trong các giao dịch thanh toán của khu vực dân cư Đánh giá này thể hiện qua khảo sát thực trạng thanh toán năm

2003 ,kết quả cho thấy :tại 750 doanh nghiệp Việt Nam ở cả ba miền Bắc ,Trung ,Nam thì các doanh nghiệp tư nhân có trên 500 công nhân có khoảng 63% số giao dịch của họ được tiến hành qua hệ thống ngân hang ;những doanh nghiệp có ít hơn 25 công nhân thì tỉ lệ này là 47% ;với các doanh

Trang 3

nghiệp nhà nước mới chỉ hơn 80% giao dịch được thực hiện qua ngân hàng ;hầu hết các doanh nghiệp cả nhà nước lẫn tư nhân đều trả lương bằng tiền mặt Tại các hộ kinh doanh thì 86,2% số hộ kinh doanh vẫn chi trả hang hóa bằng tiền mặt ;75% số hộ kinh doanh chi trả dịch vụ bằng tiền mặt ;72% số hộ kinh doanh tư nhân nộp thuế bằng tiền mặt.

Mặc dù hoạt động thanh toán đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được kịp yêu cầu phát triển kinh tế trong tình hình mới ,tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn khá cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới :tỉ lệ này ở các nước có nền kinh tế phát triển cao đều dưới một con số.

Thấy được sự quan trọng của vấn đề trên Ngân hang nhà nước đã giới thiệu “Đề án tổng thể phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn

2006-2010 và tầm nhìn đến 2020 “.Mục tiêu mà đề án nói trên đề ra là lượng

Trang 4

tiền trên tổng phương tiện thanh toán ở Việt Nam sẽ giảm xuống còn 17% vào năm 2010 Đến năm 2020 tỉ lệ này dự kiến giảm còn 10%.

Đi cùng với mục tiêu nói trên trong các hộ gia đình các mục tiêu hỗ trợ khác được xác định trong Đề án là phấn đấu 70% các trung tâm thương mại ,siêu thị ,nhà hang ,khách sạn …có lắp đặt các thiết bị chấp nhận thẻ thanh toán vào cuối năm 2010 ,năm 2020 là 95%

Một mục tiêu khác là tăng cường việc lập và sử dụng tài khoản cá nhân trong dân cư Dự kiến đến năm 2010 Việt Nam sẽ có 20 triệu tài khoản loại này để thực hiện việc trả lương cho cán bộ hưởng lương ngân sách qua tài khoản (70%) và 50% công nhân lao động trong doanh nghiệp tư nhân.Cũng theo Ngân hàng nhà nước dự kiến đến năm 2020 ,90% chi tiêu từ ngân sách và 90% thanh toán dịch vụ công cộng là được thực hiện qua tài khoản

Dựa vào các số liệu ở trên cho thấy nền kinh tế tiền mặt có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của nền kinh tế cũng như các mặt khác của đời sống con người Chúng ta có thể dùng nó như một chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển của nền kinh tế của một quốc gia cũng như trình độ phát triển khoa học công nghệ và đời sống người dân Cũng chính vì vậy cho nên nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài này ,mong muốn góp phần giúp mọi người có thể hiểu được vai trò cũng như một số trở ngại do nền kinh tế tiền mặt gây ra một cách có hệ thống.

Trang 5

CHƯƠNG III: Nguyên nhân dẫn đến “nền kinh tế tiền” mặt ở Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về thị phần thanh toán bằng tiền mặt.Lý giải về tình hình trên các chuyên gia kinh tế đã đưa ra những nguyên nhân chính sau:

1) Sự yếu kém của các ngân hàng trong việc triển khai các hình thức

thanh toán điện tử:

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, hiện nay người dân Việt Nam có khoảng 15 triệu tài khoản ngân hàng trong đó chủ yếu là tài khoản tiết kiệm Điều đó chứng tỏ đại bộ phận người tiêu dùng Việt Nam chưa được tiếp cận với các hình thức thanh toán qua tài khoản ngân hàng Ước tính, hiện nay 90% các khoản chi tiêu cá nhân tại Việt Nam được thanh toán bằng tiền mặt.Điều này thể hiện tiền mặt có một vai trò to lớn như thế nào đối với các tác nhân của nền kinh tế.Chúng ta cũng có thể dễ dàng thấy được sự khan hiếm của các hình thức thanh toán điện tử trong nền kinh tế bằng cách đánh giá tiềm lực thực tế của các ngân hàng trong việc thực hiện các giao dịch này.Với khoảng 85 triệu dân và với tốc độ tăng chi tiêu thực tế hàng tháng của mỗi người dân là khoảng 62%(số liệu của tổng cục thống kê),nhưng cho đến nay chúng ta cũng mới phát hành khoảng 2 triệu thẻ ATM và gần 100 nghìn thẻ quốc tế; trên toàn quốc mới có 1.900 máy ATM được lắp

đặt Điều này chính là một minh chứng rõ nét cho sự yếu kém trong hoạt động của các ngân hàng,đồng thời cũng thể hiện sự chậm trễ trong việc đổi mới các phương thức thanh toán của các ngân hàng ở Việt Nam.Tuy nhiên

Trang 6

chúng ta cũng phải hiểu được rằng ngân hàng cũng đang gặp rất nhiều khó khăn để gia tăng các loại hình thanh toán bằng điện tử:

 Thứ nhất,tuy giao dich điện tử của ngân hàng có nhiều tiện ích nhưng nó cũng bị hạn chế rất nhiều bởi Việt Nam chưa hoàn chỉnh luật thương mại điện tử,dẫn đến các hoạt động của ngân hàng chưa được bảo vệ bởi các hệ thống pháp lý.Chính điều này làm nảy sinh tâm lý e dè của khách hàng khi sử dụng các hoạt đông thanh toán điện tử.Bên cạnh đó việc thiếu một hệ thống pháp ly hoàn chỉnh làm cho các ngân hàng không thể đàu tư thỏa đáng vào thương mại điện tử.

 Ngoài ra các ngân hàng cũng gặp khó khăn không nhỏ trong việc triển khai các hoạt động thanh toán điện tử.Lý do là còn thiếu sự liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ như điện tử,viễn thông đối với ngân hàng.Các hệ thống thanh toán còn rất thiếu đồng bộ và thể hiện nhiều sự yếu kém trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền kinh tế.Một minh chứng rõ nét là việc hệ thống thanh toán cốt lõi là hệ thống thanh toán liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước, mặc dù được cải thiện rất nhiều sau khi hoàn tất giai đoạn I của Dự án hiện đại hệ thống thanh toán, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu gia tăng về hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng Theo thiết kế ban đầu, hệ thống thanh toán liên ngân hàng có khả năng xử lý 4.500 giao dịch/ngày Nhưng từ khi đi vào hoạt động đến này, hệ thống thường xuyên lâm vào tình trạng quá tải với số lượng giao dịch bình quân lên tới 10.000 giao dịch/ngày.Bên cạnh đó các ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển hệ thống khách hàng.Lý do là nhiều cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ như các siêu thị,khách sạn,nhà hàng lớn cũng chưa sẵn sàng hợp tác với ngân hàng về thanh toán thẻ.

Trang 7

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, chúng ta phải thừa nhận một thực tế: việc phát triển các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt rất chậm Mặc dù các ngân hàng mở nhiều dịch vụ, nhưng những dịch vụ này chưa tác động tích cực đến thanh toán không dùng tiền mặt.Cơ sở vật chất kĩ thuật của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam thiếu đồng bộ và vẫn chưa có hệ thống kĩ thuật thống nhất từ hội sở chính đến các chi nhánh Phần mềm và chương trình ứng dụng của các ngân hàng không tương thích nhau.

Sự thiếu đồng bộ về hệ thống kỹ thuật là khó khăn khi các ngân hàng liên kết với nhau để cùng phát triển dịch vụ mới Ví dụ hiện nay có 3 liên minh thẻ nhưng chưa thực hiện kết nối với nhau: liên minh giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và 17 ngân hàng thương mại cổ phần, Công ty Chuyển mạch tài chính quốc gia Banknet, hệ thống VNBC (có 4 ngân hàng tham gia) làm gây nên sự lãng phí đối với nền kinh tế và khó khăn lớn trong sử dụng thẻ của khách hàng. Chất lượng, tiện ích và tính đa dạng về dịch vụ

thanh toán không dùng tiền mặt chưa phong phú Khả năng đáp ứng nhu cầu của nhiều loại đối tượng sử dụng còn hạn chế Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt chưa đạt được tính tiện ích và phạm vi thanh toán để có thể thay thế cho tiền mặt Phương thức giao dịch chủ yếu tiếp xúc trực tiếp và mặt đối mặt Để được nhận một sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, các chủ thể tham gia thường phải đến các điểm giao dịch của ngân hàng Phương thức giao dịch từ xa, dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại như giao dịch qua internet, qua mobile, homebanking chưa phát triển hoặc mới

chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ hẹp.Ngoài ra,chuyên môn của đội ngũ cán bộ

nhân viên của các ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về trình độ.Thái độ phục vụ và đạo đức nghề nghiệp còn gây nhiều bức xúc cho khách hàng.

Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về thẻ cũng như công tác bảo mật thẻ

Trang 8

còn thấp nên dễ bị kẻ gian lợi dụng lấy tiền từ tài khoản và từ thẻ Thời gian qua có nhiều vụ kiện giữa người sử dụng thẻ với các ngân hàng trong việc mất tiền từ tài khoản của các chủ thẻ gây tâm lý lo ngại hoang mang trong dân chúng, dẫn tới nhiều khó khăn trong công tác phát triển thẻ của các ngân hàng.

2)Tâm lý sử dụng tiền mặt của người dân Việt Nam:

Hiện nay thói quen sử dụng tiền mặt vẫn còn rât lớn đối với người tiêu dùng Việt Nam.Theo số liệu của tổng cục thống kê thì tỷ trọng của tiền mặt trong lưu thông vẫn chiếm từ 20%-22% tổng khối lượng tiền tệ lưu chuyển.Một nguyên nhân của việc này là do người dân có thói quen dùng tiền mặt trong chi tiêu hàng ngày.Họ cảm thấy việc dùng tiền mặt vẫn tiện dụng hơn so với thanh toán điện tử.Môt thực tế rõ ràng là thanh toán thẻ khó có thể thay thế một cách hiệu quả trong việc mua bán trao đổi hàng ngày như đi chợ, mua xăng, trả tiền điện, nước… Thực tế cũng đã chứng minh phải cần một thời gian rất dài nữa thì người Việt Nam mới có thể từ bỏ thói quen tiêu tiền mặt.Điều đó xảy ra khi hình thành nên mạng lưới siêu thị và trung tâm mua bán rộng lớn,có mặt tại mọi vùng miền.Bạn thử tưởng tượng khi trên đường đi làm về tiện thể mua một chút đồ ăn và đồ tiêu dùng chỉ trị giá một vài chục nghìn thì liệu có thể thanh toán bằng credit hay debit card được hay không Hơn nữa tại Việt Nam hiện nay chỉ có rất ít các siêu thị và trung tâm mua bán có lắp đặt hệ thống thanh toán thẻ,chính vì thế dù người tiêu dùng có không muốn dùng tiền mặt thì cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Một lý do khác là Việt Nam là một nước đang phát triển,thu nhập bình quân đầu người là 1024 USD,khoảng 17,4 triệu đồng(số liệu của tổng cục thống kê năm 2008) chỉ thuộc hàng trung bình kém trên thế giới.Trong khi đó chi

Trang 9

tiêu bình quân của tại Việt Nam khoảng 735,68 nghìn đồng/người một tháng.Chính vì thu nhập và chi tiêu của người dân Việt Nam còn thấp nên nhu cầu sử dụng thẻ ATM và các hình thức thẻ khác là không cao.

Ngoài ra đa số dân cư Việt Nam sống ở vùng nông thôn nên việc tiếp cận đối với các hình thức thương mại điện tử còn gặp nhiều khó khăn.Nguyên nhân là các ngân hàng không thể mở rộng các chi nhánh ở các vùng nông thôn và miền núi,trên thực tế chỉ có 4 ngân hàng quốc doanh là có số lượng chi nhánh nhiều nhất,tuy nhiên các ngân hàng này lại chậm trễ trong việc triển khai các hoạt động phát triển các hoạt động phát hành thẻ.

3)Thông tin về các hình thức thanh toán điện tử chưa đến được với đông đảo người tiêu dùng:

Để trả lời câu hỏi tai sao các tác nhân trong nền kinh tế Việt Nam lại sử dụng tiền mặt quá nhiều trong chi tiêu và đầu tư chúng ta đi tìm lời giải cho câu hỏi ngược lại:tại sao có quá ít người sử dụng các hình thức thanh toán

Trang 10

điện tử như debit card, credit card ,mặc dù sử dụng chúng mang lại cho người tiêu dụng những thuận tiện to lớn.Qua tìm hiểu của các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng và thanh toán,nguyên nhân chủ yếu là do người dân,các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế chưa hiểu việc thanh toán bằng tiền mặt là gì và nó mang lại những lợi ích nào.Trong tâm lý của họ việc thanh toán sau mỗi thương vụ mau bán theo kiểu “tiền trao cháo múc” mang lại cho họ sự an tâm cao nhất.

Không nói đâu xa, ngay ở khu vực Hà Nội, nơi tập trung nhiều người dân có thu nhập khá và cao ở trong nước mà còn chưa hiểu rõ thế nào là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt và cũng chưa thấy được lợi ích mà nó mang lại Không chỉ người dân, mà nhiều công nhân làm trong các nhà máy cũng không mấy quan tâm đến vấn đề này Điều đáng nói, ngay cả những người có tri thức cũng ít biết đến phương thức thanh toán không dùng tiền mặt Đa số người dân mở tài khoản chi nhằm mục đích gửi và rút tiền còn những tính năng khác của thẻ như thanh toán khi đi mua sắm, du lịch thì ít người biết đến và sử dụng Người dân vẫn chưa tin vào những tiện ích của việc thanh toán bằng thẻ, và họ cho rằng thanh toán bằng tiền mặt theo kiểu "ăn chắc mặc bền" sẽ nhanh và tiện hơn.

Ngay cả doanh nghiệp, đối tượng rất nhạy cảm đối với những thay đổi của xã hội cũng ít biết đến và sử dụng phương thức thanh toán này Ông Lương Văn Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Công ty Cơ khí xây dựng nói, việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán đem lại những tác hại nhất định như không an toàn, mất thời gian đi lại để thanh toán… những không mấy doanh nghiệp nhận thức được vấn đề này Họ thường e ngại về tính an toàn khi sử dụng hình thức thanh toán khác Khi giao dịch, các doanh nghiệp thường yêu cầu

Trang 11

thanh toán bằng tiền mặt theo kiểu “tiền giao, cháo múc” và còn cho biết sẽ giảm giá nếu như đối tác thanh toán bằng tiền mặt.

Ngoài ra,chính vì các ngân hàng không đâỷ mạnh các hoạt động

marketing,quảng cáo và phát triển thương hiệu dẫn đến khách hàng dễ nhầm lẫn các sản phẩm của các ngân hàng với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.Vì vậy mà họ dễ dàng từ bỏ một sản phẩm dịch vụ mang thương hiệu này để đến với một sản phẩm có thương hiệu khác,làm thiệt hại đến lợi nhuận của các ngân hàng.

Bên cạnh đó,chính vì thiếu thông tin về thanh toán điện tử mà người tiêu dùng và các doanh nghiệp còn giữ thái độ e dè trong sủ dụng thẻ vì họ cho rằng sử dụng tiền mặt còn rẻ hơn sử dụng các hình thức thanh toán của ngân hàng.Trên thực tế chúng ta cũng phải thừa nhận rằng các ngân hàng thương mại hiện nay vẫn duy trì chi phí thanh toán ở mức cao đối với các loại hình thanh toán,đặc biệt là thanh toán trong hệ thống liên ngân hàng.Điều này thể hiện ngay cả trong các chi phí thấy được như:phí phát hành thẻ,phí rút

tiền hay những chi phí ẩn như chi phí hao mòn giầy…Các thủ tục hành chính cũng phần nào gây những bất tiện nhất định cho khách hàng,như thủ tục lập tài khoản,tốn rất nhiều thời gian và nhiều thủ tục cho người tiêu dùng.

4)Do hệ thống luật pháp còn nhiều thiếu sót và đặc trưng riêng của nền kinh tế đang phát triển:

Thứ nhất,nền kinh tế nước ta chưa thực sự phát triển: đây là nền kinh tế xuất phát từ đặc điểm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo quy mô nhỏ, lẻ, với loại hình này thì khả năng tiếp nhận phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt là rất khó khăn Ngoài ra, một bộ phận rất lớn của nền kinh tế không chính

Trang 12

thức là kinh tế ngầm liên quan tới hoạt động buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại, tham nhũng , luồng luân chuyển tiền tệ phục vụ các hoạt động này có thể rất lớn Đối với những người tham gia các giao dịch này, cho dù phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt có thuận tiện thì đó vẫn không phải là phương tiện thanh toán được lựa chọn, xuất phát từ nhu cầu che dấu nguồn gốc giao dịch và danh tính của đối tượng tham gia.

Thứ hai,hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa hoàn thiện, mặc dù trong thời gian vừa qua hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán đã cải thiện nhiều, song vẫn được đánh giá là chưa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử và thương mại điện tử Ví dụ như đối với giao dịch điện tử, chưa đủ cơ sở để các ngân hàng tổ chức triển khai các kênh giao dịch điện tử vì chưa tạo được một cơ chế tổng hợp điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử trong ngành ngân hàng, chưa có sự chấp nhận đồng bộ giao dịch điện tử, chứng từ điện tử giữa các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan (như Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan,…) Ngày 19 tháng 11 năm 2005 vừa qua Luật Giao dịch điện tử đã được Quốc hội thông qua, đây là một bước tiến mới mang tính đột phá của Việt Nam trong ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển kinh tế xã hội Nó tạo nên một nền tảng hành lang pháp lý cho các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo điều kiện cho ngân hàng tham gia sâu rộng vào các hoạt động thương mại điện tử, cung cấp các dịch vụ thanh toán cho các chủ thể tham gia kinh doanh trực tuyến trên mạng trong phạm vi toàn xã hội Tuy nhiên, để luật này đi vào cuộc sống là cả một quá trình phấn đấu không chỉ của riêng ngành ngân hàng mà của toàn xã hội Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực thanh toán vẫn còn những điểm cần phải tiếp tục được chỉnh sửa, thay thế để có thể phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu của

Trang 13

người sử dụng Một số văn bản còn thể hiện nhiều bất cập và chưa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường Ngoài ra, với tốc độ phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin và sự ra đời của hàng loạt các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nền tảng pháp lý cần được hoàn chỉnh gấp để bao hàm cả các loại hình tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không phải là ngân hàng, các tổ chức công nghệ thông tin cung ứng những sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho các ngân hàng, các tổ chức làm dịch vụ thanh toán, chẳng hạn như những công ty cung cấp giải pháp công nghệ qua mạng Internet, các công ty kinh doanh dịch vụ thẻ, các tổ chức chuyên làm dịch vụ thanh toán bù

trừ Ngoài ra còn thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành hữu quan, chính quyền địa phương các cấp trong việc tạo ra môi trường kinh tế, xã hội thuận lợi cho việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

Vẫn còn nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến nền kinh tế tiền mặt ở Việt Nam,đánh giá chính xác nguyên nhân sẽ giúp ta tìm ra được giải pháp cho vấn đề này.

Trang 14

CHƯƠNG II:Thiệt hại của nền kinh tế tiền mặt

1)Thiệt hại kép của”nền kinh tế tiền mặt” đối với đời sống kinh tế-xã hội:

Trong suy nghĩ của nhiều người dânViệt Nam, việc tiêu dùng tiền mặt không hề có tác động tiêu cực đến cuộc sống của họ mà trái lại đem đến cho họ sự thuận tiện trong các hoạt động thanh toán.Nhưng trên thực tế, nền kinh tế tiền mặt có rất nhiều tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế cũng như tới các khía cạnh của đời sống xã hội.

- Thiệt hại thứ nhất là chi phí cho việc thanh toán bằng tiền mặt từ khâu in ấn, vận chuyển, tính đếm, bảo quản, thất thoát khá tốn kém Đối với các đồng tiền mệnh giá nhỏ, thì việc in, vận chuyển, tính đếm còn hơn

nhiều.Trên thực tế,năm 2006 khi chính phủ phát hành tiền polyme và tiền xu đã tốn rất nhiều chi phí trong khi mang lại hiệu quả mang lại không cao Tiền polyme đòi hỏi chi phí sản xuất lớn hơn và quy trình in ấn phức tạp hơn so với loại tiền cotton thông thường.Do chi phí giấy, mực, chế bản tiền

polymer của Việt Nam mua từ nhà cung cấp độc quyền của công nghệ in tiền polymer của Nhà máy in tiền quốc gia của Australia (NPA),Hơn hai mươi nước trong đó có Việt Nam phải mua giấy từ hãng độc quyền là

Securency, cộng thêm việc tăng chi phí lao động giờ làm (so cùng một lượng tiền giấy cotton, việc in tiền polymer tốn nhiều công lao động hơn), giá thành làm tiền polymer đắt hơn tiền cotton.Tuy nhiên tiền polyme vẫn chưa đạt tiêu chuẩn, còn nhiều nhược điểm, thiếu sót gây nên tâm lí e ngại cho người dân khi dùng tiền Người dân cảm thấy sử dụng loại tiền mới này chưa quen và gặp nhiều bất tiện Phải một thời gian sau đó tiền polyme và

Trang 15

tiền xu mới dần dần phổ biến hơn trong đời sống hằng ngày.Việc phát hành tiền polyme và tiền xu không cải thiện được nhiều tốc độ lưu thông tiền tệ trong khi đó nền kinh tế Việt Nam vẫn là một nền kinh tế tiền mặt

-Thiệt hại thứ hai có lẽ còn tốn kém hơn nhiều và không thể đo đếm được, đó là rất dễ dung dưỡng cho kinh tế ngầm, cho buôn gian bán lận, trốn thuế, cho tham nhũng tiêu cực phát sinh, phát triển và rất khó kiểm soát Đây cũng là một trong những cản trở cho các cuộc điều tra, phát hiện các hiện tượng trên.Thông qua cuộc khảo sát vào năm 2003, kết quả cho thấy:tại 750 doanh nghiệp Việt Nam ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam thì các doanh nghiệp tư nhân có trên 500 công nhân có khoảng 63% số giao dịch của họ được tiến hành qua hệ thống ngân hàng; những doanh nghiệp có ít hơn 25 công nhân thì tỷ lệ này là 47%; với doanh nghiệp nhà nước mới chỉ hơn 80% giao dịch được thực hiện qua ngân hàng; hầu hết các doanh nghiệp cả nhà nước lẫn tư nhân đều trả lương bằng tiền mặt Tại các hộ kinh doanh thì 86,2% số hộ kinh doanh vẫn chi trả hàng hoá bằng tiền mặt; 75% số hộ kinh doanh chi trả dịch vụ bằng tiền mặt; 72% số hộ kinh doanh tư nhân nộp thuế bằng tiền mặt; Nền kinh tế tiền mặt là một môi trường tốt cho các hoạt động kinh tế ngầm diễn ra và phát triển Bởi lẽ trong nền kinh tế mà hoạt động thanh toán chủ yếu thông qua tiền mặt thì việc quản lý các luồng tiền hay các hoạt động kinh doanh, đầu tư gặp rất nhiều khó khăn Các nhà quản lý không thể nắm hết thông tin về những luồng tiền đi vào đi ra hay những giao dịch diễn ra hằng ngày.Tại Việt Nam tình trạng lừa đảo trong kinh doanh và trốn thuế đang rất phổ biến đặc biệt nạn tham nhũng đã trở thành quốc nạn.Có một số công chức nhà nước lợi dụng chức vụ quyền hạn nhận hối lộ và tiếp tay cho những hoạt động phi pháp Trên thực tế cơ quan điều tra còn gặp nhiều trở ngại để đưa những hiện tượng này ra ánh sáng Lý do là vì thu nhập của các

Trang 16

công chức nhà nước chưa hoàn toàn được minh bạch hoá.Nhiều người trong số họ chưa có tài khoản tiền gửi ở ngân hàng nên những thu nhập thêm ngoài tiền lương không được công khai về con số cũng như nguồn gốc Trong lĩnh vực kinh tế ngầm còn có hoạt động rửa tiền gây thất thoát lớn cho nền kinh tế Vấn đề này sẽ được đề cập kĩ hơn ở phần sau của bài tiểu luận - Thiệt hại thứ ba là khó kiểm soát chính xác thu nhập để thực hiện Luật Thuế thu nhập đối với cá nhân có thu nhập cao Đại đa số dân cư, công chức, viên chức thuộc chính phủ, các lao động của các doanh nghiệp chưa tiếp cận với các phương tiện và dịch vụ thanh toán vì hệ thống thanh toán điện tử chưa thực sự đồng bộ và hoàn thiện, chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán Việc kiểm soát chính xác thu nhập của từng người dân là bất khả thi Vì thế khó có thể định được mức thuế thu nhập cho những người có thu nhập cao Ở Việt Nam, tình trạng những người có thu nhập cao không công khai thu nhập thực tế của mình để trốn thuế đang diễn ra rất phổ biến.

-Thiệt hại thứ tư mà "nền kinh tế tiền mặt" gây ra là chưa bảo đảm cho sự an toàn của đồng tiền mỗi khi thanh toán, vận chuyển, bảo quản , kể cả đối với các cơ quan, doanh nghiệp, người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng Đã có không ít các vụ thụt két, cướp tiền của người đi lĩnh tiền hay nộp tiền vào ngân hàng; tạo thuận lợi cho tình trạng rửa tiền Tất cả các giao dịch từ mua bán những hàng hoá có giá trị nhỏ đến những hàng hoá có giá trị khổng lồ đều thông qua tiền mặt Những giao dịch lớn lên tới hàng trăm triệu đồng hay hàng tỉ đồng thì việc giao dịch như thế liệu có đảm bảo an toàn hay không? Chính từ điều này đã tạo cơ hội cho các phần tử xấu thực hiện những phi vụ cướp tiền, ảnh hưởng không tốt tới trật tự an toàn xã hội và gây tâm lý hoang mang cho người dân.Người giữ nhiều tiền mặt khi đi trên đường phố cũng không an toàn Trong nền kinh tế tiền mặt hoạt động

Trang 17

rửa tiền cũng được dung dưỡng phát triển làm lãng phí nguồn lực kinh tế của xã hội đồng thời làm sai lệch các thống kê của nền kinh tế.

2.Tình trạng rửa tiền trong nền kinh tế tiền mặt.

-Khái niệm rửa tiền:

Rửa tiền là việc biến đổi thu nhập phi pháp thành tài sản mà các cơ quan công quyền không thể truy ra nguồn gốc phi pháp ấy Rửa tiền không phải là một hiện tượng mới Theo nhiều sử gia, thương nhân Trung Quốc đã biết “rửa tiền” hơn ba ngàn năm trước để tránh thuế của triều đình Tuy nhiên, hoạt động này đã bùng nổ với toàn cầu hóa, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và xã hội, đặc biệt ở các nước đang phát triển hoặc chuyển tiếp.Có nhiều hình thức cũng như địa chỉ rửa tiền được giới tội phạm quốc tế chọn lựa Những công ty ma, những sòng bạc, nhà hàng, tiệm kim hoàn, đại lý mua bán xe ô tô, các nhà môi giới tác phẩm nghệ thuật, các hoạt động xuất nhập khẩu đều là những địa chỉ rửa tiền quen thuộc Tuy nhiên, quân cờ được ưu chuộng nhất vẫn là ngân hàng Thuỵ Sĩ, với chất lượng dịch vụ tốt và nguyên tắc tôn trọng bí mật khách hàng nổi tiếng vẫn được xem là điểm đến tốt nhất của các ông trùm, của các tổ chức tội phạm quốc tế, tuy rằng ngay từ thập niên 1980, nhà cầm quyền Thuỵ Sĩ và các ngân hàng đã nhận thức được mối nguy hiểm bị các tổ chức tội phạm quốc tế lợi dụng và do đó đã xây dựng các kênh thông tin và khai các mối liên lạc hợp tác chặt chẽ với các cơ quan phòng chống rửa tiền quốc tế.

-Những người cần rửa tiền:

Có thể xếp những người rửa tiền (ngoài các tổ chức khủng bố, một hiện tượng tương đối mới) làm ba nhóm:

 Những người buôn lậu (ma túy, vũ khí, lao động bất hợp pháp…). Những người tham nhũng

Trang 18

 Những người muốn tránh thuế, nói chung là những người muốn giữ kín thu nhập thật sự (dù là hợp pháp) của mình

Tiền bẩn có thể từ các doanh nghiệp làm ăn công khai, chẳng hạn khi họ chuyển tiền từ nước này sang nước khác để tránh thuế Có hai phương pháp để làm việc này Một là khai gian giá trị những dịch vụ mà bản chất là hợp pháp Hai là khai (như trong hóa đơn) một dịch vụ hoàn toàn không có (kể cả việc lập công ty ma) Trong các nguồn tiền cần rửa thì có lẽ nguồn kinh doanh là phản ánh tính toàn cầu hóa nhiều nhất, mà một trong những biểu hiện là việc khai man giá chuyển giao (transfer price) để tránh thuế của các công ty xuyên quốc gia.

-Thực trạng rửa tiền ở Việt Nam:

Theo nhận định của Thượng tướng Lê Thế Tiệm Uỷ viên TW Đảng, thứ trưởng Bộ Công an: Tội phạm rửa tiền đã xuất hiện ở Việt Nam và tiềm ẩn nhiều phức tạp Bước đầu Cơ quan Công an Việt nam đã điều tra một số vụ việc rửa tiền thông qua việc đầu tư các loại dự án Để ngăn chặn loại tội phạm này, chính phủ Việt Nam đã có nhiều biện pháp tích cực, trong đó đã thành lập Ủy ban quốc gia phòng chống tội phạm về rửa tiền.

Thử làm một phép so sánh giữa nền kinh tế tiền mặt của nước ta với một nền kinh tế không sử dụng tiền mặt như Mỹ để thấy được nguy cơ phát sinh tình trạng rửa tiền ở một nền kinh tế tiền mặt là lớn hơn.

Trong nền kinh tế của Mỹ và các nước công nghiệp phát triển khác, các giao dịch lớn chủ yếu được thực hiện qua hệ thống ngân hàng, các tổ chức và cá nhân không sử dụng tiền mặt để thực hiện các giao dịch lớn Họ đã quen gửi tiền vào ngân hàng và giao dịch thanh toán mọi thứ qua hệ thống này Lâu dần, các chính phủ dựa theo tập quán này để thực hiện các biện pháp giám sát, kiểm soát hữu hiệu về thuế bằng cách quy định bắt buộc mọi giao dịch lớn đều phải thực hiện qua hệ thống ngân hàng Hậu quả là toàn xã hội trở

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w