Nội dung của giáo trình bao gồm các bài học như: các dụng cụ cần thiết để bấm đầu cáp mạng LAN; các bước thực hiện bấm cáp UTP; địa chỉ IP; các lệnh mạng căn bản; sử dụng phần mềm giả lập VMWARE 12; chia sẻ tài nguyên trong mạng; sử dụng phần mềm giả lập Packet Tracert. Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình Tài liệu hướng dẫn Thực hành mạng máy tính để nắm chắc kiến thức.
Trang 1THỰC HÀNH MẠNG MÁY TÍNH
Tài liê ̣u lưu hành nô ̣i bô ̣ - dành cho sinh viên
Khoa Điện
Bô ̣ môn Công Nghệ Thông Tin
Biên soạn: Hoàng Bá Đại Nghĩa
Trang 2MỤC LỤC
BÀI THỰC HÀNH SỐ 1 3
1.1 Các dụng cụ cần thiết để bấm đầu cáp mạng LAN 3
1.2 Các loại dây cáp 4
1.3 Cách bấm cáp 4
1.3.1 Các loại cáp 4
1.3.2 Các bước thực hiện bấm cáp UTP 5
BÀI THỰC HÀNH SỐ 2 6
ĐỊA CHỈ IP 6
2.1 Tổng quan về địa chỉ ip 6
2.2 Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan 6
2.3 Giới thiệu các lớp địa chỉ 8
2.3.1 Lớp A 8
2.3.2 Lớp B 9
2.3.3 Lớp C 9
2.3.4 Bảng tổng kết 10
BÀI THỰC HÀNH SỐ 3 11
CÁC LỆNH MẠNG CĂN BẢN 11
3.1 Lệnh “ipconfig” 11
3.2 Lệnh “Ping” 11
3.3 Lệnh “arp” 12
3.4 Lệnh nslookup 13
3.5 Lệnh Tracert 13
3.6 Lệnh “net…” 14
BÀI THỰC HÀNH SỐ 4 15
SỬ DỤNG PHẦN MỀM GIẢ LẬP VMWARE 12 15
4.1 Cài máy ảo trên Vmware 12 15
4.2 Mô hình mạng 21
4.3 Thiết lập trạng thái card mạng trên máy ảo 22
BÀI THỰC HÀNH SỐ 5 25
CHIA SẺ TÀI NGUYÊN TRONG MẠNG 25
5.1 Cấu hình thông tin địa chỉ IP cho máy tính 25
5.1.1 Cài đặt địa chỉ IP 25
Trang 35.3.1 Mục đích: 29
5.3.2 Tạo ổ ảo 30
5.3.3 Sử dụng 30
5.4 Cài đặt máy in dùng chung trên mạng lan 31
5.4.1 Mục đích 31
5.4.2 Các bước cài đặt máy in dùng chung 32
5.4.3 Kết nối với máy in dùng chung 33
BÀI THỰC HÀNH SỐ 6 35
SỬ DỤNG PHẦN MỀM GIẢ LẬP PACKET TRACERT 35
6.1 Hướng dẫn sử dụng packet tracer 35
6.2 Hướ ng dẫn sử du ̣ng các di ̣ch vu ̣ do server cung cấp 41
6.3 Hướ ng dẫn cài đă ̣t di ̣ch vu ̣ dns cho server 42
6.4 Hướng dẫn sử du ̣ng mô ̣t số lê ̣nh cơ bản 43
6.5 Hướng dẫn thiết kế mạng wireless đơn giản trong packet tracer 45
Trang 4BÀI THỰC HÀNH SỐ 1 BẤM CÁP LÕI XOẮN
1.1 Các dụng cụ cần thiết để bấm đầu cáp mạng LAN
Dao hoặc dụng cụ tuốt dây: loại này hiện nay bán phổ biến ở Việt Nam Loại dụng
cụ tuốt dây còn đi kèm theo loại "nhấn cáp", rất hữu ích khi làm lỗ cắm cáp mạng trên
tường Nếu không mua loại này, các bạn vẫn có thể dùng dao để tuốt cáp và dùng vít để
nhấn cáp
Các loại Rack gắn tường
Máy test cáp (đồng hồ test): Nguyên lý hoạt động rất đơn giản, máy sẽ đánh số thứ
tự cáp từ 1 đến 8 Mỗi lần sẽ bắn tín hiệu trên 1 pin Đầu nhận (recieve) sẽ sáng đèn ở
số thứ tự tương ứng
Kìm mạng: loại này dùng để bấm các thanh đồng nhỏ nằm ở trên đầu jack RJ45
(xem hình) Sau khi đẩy dây cáp vào đầu jack, ta dùng kềm đặt đầu jack vào và bấm
chặt để các thanh đồng đi xuống, "cắn" vào lớp nhựa bao bọc lõi đồng của cáp Các
thanh đồng này sẽ là "cầu nối" data từ dây cáp vào các Pin trong rack (Rack là thiết bị
female, chính là port của card mạng, Hub, Switch )
Trang 51.2 Các loại dây cáp
Cáp thẳng (Standard Cable 10baseT): loại này là loại thông dụng nhất trong LAN
bởi vì đa số PC đều nối vào Switch (ví dụ mấy tiệm net) Dùng để nối các thiết bị khác
Layer với nhau (ví dụ PC với Switch, PC với Hub, hoặc Switch với Router ) Không
thể nối giữa 2 thiết bị cùng layer với nhau được (ví dụ không thể nối Switch - Switch
hay PC - Router)
Cáp chéo (Cross-Over Cable): loại này dùng để nối các thiết bị cùng loại, cùng
layer với nhau Ví dụ: PC - PC, Router - Router, Switch - Switch, PC -Router
Cáp console: loại này rất hiếm khi dùng, chỉ dành cho các loại router hay Switch
của các hãng lớn như Cisco Sau lưng Router Cisco có một port gọi là Console, khi cấm
dây nối Router với PC, người ngồi trên PC có thể thiết lập cấu hình Router thông qua
Hyper Communication (trong Accessories) Ngày nay đa số các kỹ sư mạng dùng Telnet
để config router Chỉ dùng dây console trong lần đầu tiên thôi
Trang 6Cáp vòng: 1 đầu bấm từ 1 đến 8 đầu còn lại bấm từ 8 đến 1
1.3.2 Các bước thực hiện bấm cáp UTP
Xác định khoảng cách thực cần thiết cho đoạn cáp, sau đó cộng thêm 20-25 cm
Bóc vỏ một đầu cáp từ 2.5-4 cm tính từ đầu sợi cáp
Sắp xếp các đôi cáp theo chuẩn T568-A hoặc T568-B và sửa các sợi cáp cho thẳng
Trắng Xanh Lá Xanh dương Trắng xanh dương Xanh Lá
Trắng nâu Nâu
Trang 7Là một con số có kích thước 32 bit Khi trình bày, người ta chia con số 32 bit này
thành bốn phần, mỗi phần có kích thước 8 bit, gọi là octet hoặc byte Có các cách trình
bày sau:
- Ký pháp thập phân có dấu chấm (dotted-decimal notation) Ví dụ: 172.16.30.56
- Ký pháp nhị phân Ví dụ: 10101100 00010000 00011110 00111000
- Ký pháp thập lục phân Ví dụ: AC 10 1E 38
Không gian địa chỉ IP (gồm 232 địa chỉ) được chia thành nhiều lớp (class) để dễ
quản lý Đó là các lớp: A, B, C, D và E; trong đó các lớp A, B và C được triển khai để
đặt cho các host trên mạng Internet; lớp D dùng cho các nhóm multicast; còn lớp E phục
vụ cho mục đích nghiên cứu Địa chỉ IP còn được gọi là địa chỉ logical, trong khi địa chỉ
MAC còn gọi là địa chỉ vật lý (hay địa chỉ physical)
2.2 Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan
Network_id: là giá trị để xác định đường mạng Trong số 32 bit dùng địa chỉ IP,
sẽ có một số bit đầu tiên dùng để xác định network_id Giá trị của các bit này được dùng
để xác định đường mạng
Host_id: là giá trị để xác định host trong đường mạng Trong số 32 bit dùng làm
địa chỉ IP, sẽ có một số bit cuối cùng dùng để xác định host_id Host_id chính là giá trị
của các bit này
Địa chỉ host: là địa chỉ IP, có thể dùng để đặt cho các interface của các host Hai
host nằm thuộc cùng một mạng sẽ có network_id giống nhau và host_id khác nhau
Mạng (network): một nhóm nhiều host kết nối trực tiếp với nhau Giữa hai host bất kỳ
Trang 8không bị phân cách bởi một thiết bị layer 3 Giữa mạng này với mạng khác phải kết nối
với nhau bằng thiết bị layer 3
Địa chỉ mạng (network address): là địa chỉ IP dùng để đặt cho các mạng Địa chỉ
này không thể dùng để đặt cho một interface Phần host_id của địa chỉ chỉ chứa các bit
0 Ví dụ 172.29.0.0 là một địa chỉ mạng
Mạng con (subnet network): là mạng có được khi một địa chỉ mạng (thuộc lớp A,
B, C) được phân chia nhỏ hơn (để tận dụng số địa chỉ mạng được cấp phát) Địa chỉ
mạng con được xác định dựa vào địa chỉ IP và mặt nạ mạng con (subnet mask) đi kèm
(sẽ đề cập rõ hơn ở phần sau)
Địa chỉ broadcast: là địa chỉ IP được dùng để đại diện cho tất cả các host trong
mạng Phần host_id chỉ chứa các bit 1 Địa chỉ này cũng không thể dùng để đặt cho một
host được Ví dụ 172.29.255.255 là một địa chỉ broadcast
Các phép toán làm việc trên bit:
Ví dụ sau minh hoạ phép AND giữa địa chỉ 172.29.14.10 và mask 255.255.0.0
172.29.14.10 = 10101100000111010000111000001010 AND
255.255.0.0 = 11111111111111110000000000000000
172.29.0.0 = 10101100000111010000000000000000
Trang 9Mặt nạ mặc định của lớp A: sử dụng cho các địa chỉ lớp A khi không chia mạng
Dành một byte cho phần network_id và ba byte cho phần host_id
Network_id Host_id Host_id Host_id
Để nhận diện ra lớp A, bit đầu tiên của byte đầu tiên phải là bit 0 Dưới dạng nhị
phân, byte này có dạng 0xxxxxxx Vì vậy, những địa chỉ IP có byte đầu tiên nằm trong
khoảng từ 0 (00000000) đến 127 (01111111) sẽ thuộc lớp A Ví dụ địa chỉ 50.14.32.8
là một địa chỉ lớp A (50 < 127)
Byte đầu tiên này cũng chính là network_id, trừ đi bit đầu tiên làm ID nhận dạng
lớp A, còn lại bảy bit để đánh thứ tự các mạng, ta được 128 (27) mạng lớp A khác nhau
Bỏ đi hai trường hợp đặc biệt là 0 và 127 Kết quả là lớp A chỉ còn 126 (27-2) địa chỉ
mạng, 1.0.0.0 đến 126.0.0.0
Phần host_id chiếm 24 bit, tức có thể đặt địa chỉ cho 16.777.216 (224) host khác
nhau trong mỗi mạng Bỏ đi một địa chỉ mạng (phần host_id chứa toàn các bit 0) và
một địa chỉ broadcast (phần host_id chứa toàn các bit 1) như vậy có tất cả 16.777.214
Trang 10(224-2) host khác nhau trong mỗi mạng lớp A Ví dụ, đối với mạng 10.0.0.0 thì những
giá trị host hợp lệ là 10.0.0.1 đến 10.255.255.254
2.3.2 Lớp B
Dành hai byte cho mỗi phần network_id và host_id
Network_id Network_id Host_id Host_id Dấu hiệu để nhận dạng địa chỉ lớp B là byte đầu tiên luôn bắt đầu bằng hai bit 10
Dưới dạng nhị phân, octet có dạng 10xxxxxx Vì vậy những địa chỉ nằm trong
khoảng từ 128 (10000000) đến 191(10111111) sẽ thuộc về lớp B Ví dụ 172.29.10.1
là một địa chỉ lớp B (128 < 172 < 191)
Phần network_id chiếm 16 bit bỏ đi 2 bit làm ID cho lớp, còn lại 14 bit cho phép
ta đánh thứ tự 16.384 (214) mạng khác nhau (128.0.0.0 đến 191.255.0.0)
Phần host_id dài 16 bit hay có 65536 (216) giá trị khác nhau Trừ 2 trường hợp
đặc biệt còn lại 65534 host trong một mạng lớp B Ví dụ, đối với mạng 172.29.0.0 thì
các địa chỉ host hợp lệ là từ 172.29.0.1 đến 172.29.255.254
2.3.3 Lớp C
Dành ba byte cho phần network_id và một byte cho phần host_id
Network_id Network_id Network_id Host_id Byte đầu tiên luôn bắt đầu bằng ba bit 110 và dạng nhị phân của octet
này là 110xxxxx Như vậy những địa chỉ nằm trong khoảng từ 192 (11000000) đến
223 (11011111) sẽ thuộc về lớp C Ví dụ một địa chỉ lớp C là 203.162.41.235 (192 <
203 < 223)
Phần network_id dùng ba byte hay 24 bit, trừ đi 3 bit làm ID của lớp, còn lại 21
bit hay 2.097.152 (221) địa chỉ mạng (từ 192.0.0.0 đến 223.255.255.0)
Phần host_id dài một byte cho 256 (28) giá trị khác nhau Trừ đi hai trường hợp
đặc biệt ta còn 254 host khác nhau trong một mạng lớp C Ví dụ, đối với mạng
203.162.41.0, các địa chỉ host hợp lệ là từ 203.162.41.1 đến 203.162.41.254
Trang 12BÀI THỰC HÀNH SỐ 3 CÁC LỆNH MẠNG CĂN BẢN
3.1 Lệnh “ipconfig”
Lệnh “ipconfig” căn bản kiểm tra thông tin về địa chỉ IP, MAC, Subnets Mask,
Default Gateway của các card mạng trên máy tính
Lệnh “ipconfig /all” dạng mở rộng kiểm tra thông tin về địa chỉ IP, MAC, Subnets
Mask, Default Gateway, DNS, DHCP của các card mạng trên máy tính
Lệnh “ipconfig /all”
3.2 Lệnh “Ping”
Lệnh “Ping” Lệnh “Ping” với mục đích kiểm tra kết nối Mạng trong LAN hoặc
kiểm tra kết nối mạng ra ngoài Internet, hoặc kiểm tra kết nối từ máy tính đến một
website bất kỳ mà ta muốn
Trang 133.3 Lệnh “arp”
Hiển thi ̣ và thay đổi bảng chuyển địa chỉ IP - địa chỉ MAC sử dụng bởi giao thức
ARP
Lệnh arp – a: Hiển thị giá trị hiện tại trong bảng ARP (chuyển địa chỉ IP - địa chỉ
MAC) của giao thức ARP trong máy tính, Nếu có địa chỉ inet_addr thì chỉ có máy có
địa chỉ tương ứng được thể hiện
Trang 143.4 Lệnh nslookup
Cho phép xem thông tin IP từ tên miền hoặc ngược lại, xem toàn bộ IP của một
tên miền, tìm DNS của các ISP (nhà cung cấp dịch vụ), xem thông tin các server Mail
của một ISP
Xem thông tin IP từ domain (tên miền)
3.5 Lệnh Tracert
Người quản trị sử dụng lệnh này để dò tìm đường đi đến một hệ thống khác, mục
đích xác định được lỗi xảy ra khi không thực hiện được kết nối
Trang 153.6 Lệnh “net…”
Lệnh net view kiêm tra các máy tính trong cùng một mạng
Lệnh net share Xem thông tin các Folder đang Share trên máy, thư mục share có
ký hiệu “$” phía sau có nghĩa đang được Share ẩn
Trang 16BÀI THỰC HÀNH SỐ 4
SỬ DỤNG PHẦN MỀM GIẢ LẬP VMWARE 12 4.1 Cài máy ảo trên Vmware 12
Sau khi cài đặt VMware 12, bạn cần cài hệ điều hành ảo mới có thể sử dụng được
Chạy chương trình lên, vào File –> New Vitual Machine (hoặc nhấn Ctrl + N)
Cửa sổ New Vitual Machine Wizard hiện lên, chọn Custom (Advanced) –> Next
Choose the Virtual Machine Hardware Compatibility để mặc định –> Next
Guest Operating System Installation: Ở bước này bạn cần chọn phương thức cài
đặt hệ điều hành, có thể là từ ổ CD/DVD (Installer disc) hay file ISO để trên máy tính
(Installer disc image file) Các máy tính mới hiện nay hầu như không trang bị ổ CD/DVD
nữa và thường thì chúng ta sẽ chọn cài từ file ISO Có thể chọn ngay ở đây hoặc chọn
cách cài sau (I will install the operating system later)
Chọn Installer disc image file (iso) -> Next
Trang 17Name the Vitual Machine: Đặt tên và vị trí lưu máy ảo Để cho dễ quản lý, mình
tạo thư mục VM trên ổ đĩa và bỏ tất cả máy ảo vào đây
Processor Configuration: Chọn số Processor sẽ cấp cho máy ảo Để mặc định là 1
luôn
Trang 18Memory for the Virtual Machine: Chọn bộ nhớ Ram được cấp cho máy ảo Cái
này nên cân nhắc để phù hợp với Ram của máy thực và Ram cần thiết để đáp ứng nhu
cầu của máy ảo
Network Type: Chọn kiểu card mạng, để cho đơn giản nhất khi mới làm quen,
bạn nên chọn chế độ Bridged, ngoài ra còn có các chế độ khác, ý nghĩa như sau:
Use bridged networking: Ở chế độ này thì card mạng trên máy ảo sẽ được gắn
vào VMnet0 và VMnet0 này liên kết trực tiếp với card mạng vật lý Khi đó máy ảo sẽ
kết nối internet thông qua lớp card mạng vật lý và có chung lớp mạng với card mạng vật
lý
Use network address translation (NAT): Ở chế độ này thì card mạng của máy
ảo kết nối với VMnet8, VNnet8 cho phép máy ảo đi internet thông qua cơ chế NAT
Lúc này lớp mạng bên trong máy ảo khác hoàn toàn với lớp mạng của card vật lý bên
ngoài IP của card mạng sẽ được cấp bởi DHCP VMnet8 cấp, trong trường hợp bạn
muốn thiết lập IP tĩnh cho card mạng máy ảo bạn phải đảm bảo chung lớp mạng với
VNnet8 thì máy ảo mới có thể đi internet
Use host-only networking: Ở cơ chế này máy ảo được kết nối với VMnet có tính
năng Host-only VNnet Host-only kết nối ra một card mạng ảo tương ứng ngoài máy
thật
Trang 19Select I/O Controller Types: Để mặc định –> Next
Select a Disk Type: Nếu không phải đang lab liên quan đến ổ cứng, bạn nên để chế
độ mặc định là SCSI
Select a Disk: Lựa chọn ổ cứng, bạn có thể tạo mới (Create a new virtual disk)
hoặc add 1 ổ cứng có sẵn khác vào (Use an existing virtual disk)
Trang 20Specify Disk Capacity: Lựa chọn dung lượng sẽ cấp cho ổ cứng máy ảo Nếu không
chọn Allocate all disk space now thì việc bạn cấp bao nhiêu không ảnh hưởng ngay đến
ổ cứng thật, nghĩa là dung lượng thực tế lưu trữ trên ổ cứng thật sẽ lớn dần theo mức độ
sử dụng Vì vậy cứ để dung lượng đủ lớn cho thoải mái
Ngoài ra bạn có thể lựa chọn ổ cứng ổ sẽ lưu thành 1 file (Store virtual disk as a
single file) hay tách ra làm nhiều file (Split virtual disk into multiple files)
Specify Disk File: Đặt tên và vị trí lưu ổ cứng, để mặc định thì ổ cứng sẽ được lưu
luôn trong thư mục máy ảo
Trang 21Hệ điều hành đang được cài đặt
Lab triển khai hệ thống mạng Lan trên Vmware 12
Trang 23Chọn Custom: Specific virtual network – VMnet1 (Host-only) - OK
Làm tương tự với các máy còn lại
Thiết lập mạng LAN
Thiết lập IP cho các máy
Đặt ip cho máy window XP
Phải chuột My Netwok Place trên desktop – properties – phải chuột Local area
Connection – Properties - Chọn Internet Protocal (TCP/IP) – nhấn Properties Chọn Use
the follwing IP address
IP address: nhập địa chỉ IP của máy
Subnet mask: số bit thuộc trường mạng
Trang 24Đặt địa chỉ IP cho máy Server 2008
Phải chuột Icon Netwok trên desktop – properties – nhấn Manage network
Connections - Phải chuột Local area Connection – Properties - Chọn Internet Protocal
Version 4(TCP/Ipv4) – nhấn Properties Chọn Use the follwing IP address Nhập địa chỉ
IP nhấn OK
Tương tự đặt IP cho các máy còn lại
Kiểm tra các máy trong mạng
Sử dụng lệnh ipconfig để kiểm tra ip của máy
Ví dụ kiểm tra trên máy window 7
Trang 25Ping kiểm tra đến máy window server 2008 có ip 192.168.10.100
Kiểm tra các máy trong mạng