1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn ngữ văn lớp 9

276 95 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 276
Dung lượng 15,73 MB

Nội dung

Đây vừa là sự kế thừa tính tích hợp đã có trong CT và SGK hiện hành, tuy nhiên, trong mô hình THM, tính tích hợp thể hiện cao hơn, cụ thể, các đơn vị nội dung của từng phân môn Đọc hiểu,

Trang 1

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN

MÔN

9

NGỮ VĂN

LỚP

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO C

O H G N U R T C

Trang 3

MỞ ĐẦU

Mô hình trường học mới (THM) thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành Nội dung các bài học theo mô hình THM được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, đồng thời phù hợp với việc thực hiện các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh (HS)

Tiến trình bài học trong mô hình THM được thiết kế thành các hoạt động học theo tiến trình sư phạm của các phương pháp dạy học tích cực như: dạy học giải quyết vấn đề, dạy học tìm tòi nghiên cứu, phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học đặc thù

bộ môn… Tuy có những điểm khác nhau nhưng tiến trình sư phạm của các phương pháp dạy học tích cực đều tuân theo con đường nhận thức chung là : từ vấn đề cần giải quyết – HS phải học kiến thức mới,

kĩ năng mới để giải quyết vấn đề – vận dụng, mở rộng kiến thức, kĩ năng mới vào thực tiễn Vì vậy, mỗi bài học trong mô hình THM đều được thiết kế theo 5 hoạt động: Khởi động, Hình thành kiến thức, Luyện tập, Vận dụng, Tìm tòi mở rộng Giáo viên (GV) cần hiểu đúng bản chất của từng hoạt động trong mỗi bài học, trong đó hoạt động cốt lõi là “Hình thành kiến thức” và “Luyện tập” để đảm bảo cho tất cả

HS phải học được kiến thức mới, luyện được kĩ năng mới theo mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành Cụ thể như sau : Hoạt động khởi động nhằm tạo tâm thế học tập cho HS, giúp HS

ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới GV sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản

thân HS có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong sách Hướng dẫn học

Trang 4

Ngữ văn 9; làm bộc lộ “cái HS đã biết”, giúp HS bộc lộ quan niệm của

mình về vấn đề sắp học để nhận ra “cái chưa biết và muốn biết” Vì vậy, các câu hỏi/ nhiệm vụ trong Hoạt động khởi động là những câu hỏi/ vấn đề mở, không cần và không thể có câu trả lời hoàn chỉnh Kết thúc hoạt động này, GV không chốt về nội dung kiến thức mà chỉ giúp

HS phát biểu được vấn đề để HS chuyển sang các hoạt động tiếp theo nhằm bổ sung những kiến thức, kĩ năng mới, qua đó tiếp tục hoàn thiện câu trả lời hoặc giải quyết được vấn đề

Hoạt động hình thành kiến thức nhằm giúp HS chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng mới thông qua việc nghiên cứu tài liệu ; tiến hành thí nghiệm, thực hành ; hoạt động trải nghiệm sáng tạo Kết thúc hoạt động này, trên cơ sở kết quả hoạt động học của HS thể hiện ở các sản phẩm học tập mà học sinh/ nhóm học sinh hoàn thành, GV cần chốt kiến thức mới để HS ghi nhớ và vận dụng

Hoạt động luyện tập nhằm giúp HS củng cố, hoàn thiện kiến thức,

kĩ năng vừa lĩnh hội được thông qua yêu cầu áp dụng trực tiếp kiến thức vào giải quyết các câu hỏi/ bài tập/ tình huống/ vấn đề trong học tập Kết thúc hoạt động này, nếu cần, GV có thể lựa chọn những vấn

đề cơ bản về phương pháp, cách thức giải quyết các câu hỏi/ bài tập/

tình huống/ vấn đề để HS ghi nhớ và vận dụng, trước hết là vận dụng

để hoàn chỉnh câu trả lời/ giải quyết vấn đề đặt ra trong Hoạt động khởi động

Hoạt động vận dụng nhằm giúp HS vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học để phát hiện và giải quyết các tình huống/ vấn

đề trong cuộc sống ở gia đình, địa phương GV cần gợi ý HS về những hoạt động, sự vật, hiện tượng cần quan sát trong cuộc sống hằng ngày, mô tả yêu cầu về sản phẩm mà HS cần hoàn thành để

HS quan tâm thực hiện

Hoạt động tìm tòi mở rộng nhằm tạo cho HS thói quen không bao giờ dừng lại với những gì đã học và hiểu rằng ngoài những kiến thức được học trong nhà trường còn rất nhiều điều có thể và cần phải tiếp tục học, ham mê học tập suốt đời GV cần giúp HS tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau

Trang 5

Hoạt động vận dụng và Hoạt động tìm tòi mở rộng không cần tổ chức ở trên lớp và không đòi hỏi tất cả HS phải thực hiện như nhau

GV cần quan tâm, động viên để có thể thu hút nhiều HS tham gia một cách tự nguyện; khuyến khích những HS có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp

Mỗi hoạt động học của HS trong tiến trình trên phải được tổ chức một cách linh hoạt giữa hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm nhỏ và toàn lớp Không nên bố trí HS ngồi theo các nhóm cố định mà phải chia nhóm theo yêu cầu của hoạt động học Nghĩa là các nhóm học tập nói chung đều được hình thành một cách linh hoạt theo từng nội dung học tập Nếu là hoạt động cá nhân, cặp đôi và toàn lớp thì không cần và không nên bố trí HS ngồi thành nhóm, nhất là trong điều kiện lớp học không cho phép Các hình thức làm việc trong nhóm được thay đổi

thường xuyên căn cứ vào yêu cầu của sách Hướng dẫn học Ngữ văn

9 và việc thiết kế hoạt động của GV Nhìn chung, quy trình tổ chức mỗi

hoạt động học như sau : – Làm việc cá nhân : Trước khi tham gia phối hợp với bạn, cá nhân phải tự lĩnh hội kiến thức, chuẩn bị ý kiến tham gia thảo luận Tần suất của các hoạt động cá nhân rất lớn và chiếm ưu thế hơn so với các hoạt động khác

– Làm việc theo cặp hoặc theo nhóm : Sau khi học cá nhân, HS cần được hướng dẫn thảo luận với bạn về nội dung học tập Tuỳ điều kiện cụ thể của lớp học và nội dung học tập, GV quyết định giao cho

HS thảo luận theo cặp hoặc theo nhóm để hoàn thành sản phẩm học tập được giao Để hoạt động nhóm đạt hiệu quả, mỗi nhóm chỉ nên

có 4 HS

– Làm việc cả lớp : Trong mỗi hoạt động học, sau khi HS làm việc

cá nhân, cặp đôi, nhóm, GV tổ chức làm việc chung cả lớp để HS được trình bày, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập ; nhận xét, đánh giá về sản phẩm học tập của HS ; định hướng hoạt động học tiếp theo ; chốt kiến thức, kĩ năng mới để HS chính thức ghi nhận và vận dụng

Việc lựa chọn hình thức hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm hay toàn lớp phụ thuộc vào yêu cầu của các loại hình hoạt động và luyện

tập Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9 chỉ là một gợi ý cho việc tổ chức

các hình thức hợp tác này, GV không nên luôn tuân theo một cách máy móc thiết kế có sẵn của sách Tuỳ vào tình hình thực tế, GV có thể điều chỉnh một cách linh hoạt, tạo hứng thú cho HS trên nguyên tắc đảm bảo mục tiêu bài học

Trang 6

Khi tổ chức hoạt động học của HS, GV cần chú ý giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm một cách cụ thể và rõ ràng ; đứng ở vị trí thuận lợi để dễ dàng quan sát các nhóm HS làm việc và có thể hỗ trợ kịp thời cho từng HS và cả nhóm ; hướng dẫn HS ghi tóm tắt kết quả hoạt động cá nhân và kết quả thảo luận nhóm vào vở ; không được đọc cho

HS ghi bài, không yêu cầu HS chép lại toàn bộ nội dung bài học trong

sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9 Khi giúp đỡ HS, cần gợi mở để HS

tự lực hoàn thành nhiệm vụ ; khuyến khích để HS hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong việc giải quyết nhiệm vụ học tập ; kết hợp nhận xét, đánh giá bằng lời nói ; trong mỗi giờ học cần tranh thủ ghi nhận xét, đánh giá và có thể cho điểm vào vở học của một số HS và luân phiên để mỗi

HS được ghi từ 2 – 4 lần trong mỗi học kì thay cho việc kiểm tra miệng,

15 phút, 45 phút trước đây

Trang 7

PHẦN THỨ NHẤT

DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI

Trang 8

1 Về cấu trúc và nội dung tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn 9

Một trong những đặc điểm nổi bật của môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông là

vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật Nội dung dạy học của môn Ngữ văn đảm

bảo chính xác, khách quan và hệ thống, phản ánh những thành tựu mới, những tiến bộ

của khoa học xã hội và nhân văn, thể hiện được những giá trị nhân văn mà các thế hệ đi

trước đã xác lập Mặt khác, thông qua việc tiếp cận với tiếng Việt và những hình tượng

nghệ thuật trong tác phẩm văn học, HS được phát triển khả năng tưởng tượng, làm giàu

cảm xúc thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh nhằm hoàn thiện nhân cách của mình

Tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn 9 được biên soạn dựa trên nội dung chương trình và

sách giáo khoa Ngữ văn 9 hiện hành, đồng thời có sự điều chỉnh, sắp xếp và tổ chức theo

hướng hình thành và phát triển các năng lực của HS, đổi mới phương pháp dạy học và

đánh giá kết quả học tập để tăng cường tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học,

nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu và đặc trưng của môn học

1.1 Những điểm kế thừa, tiếp nối sách giáo khoa Ngữ văn 9 hiện hành

Tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn 9 về cơ bản vẫn đảm bảo nội dung chương trình đã

được thể hiện qua hệ thống các bài học của sách giáo khoa Ngữ văn 9 Cụ thể:

– Tài liệu đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông

(được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2006), đảm bảo mục tiêu trong mỗi bài học

Những bài học chính thức theo chương trình (CT) và sách giáo khoa (SGK) vẫn được xác

định theo các yêu cầu về nội dung cơ bản và trọng tâm kiến thức, kĩ năng Bên cạnh đó,

theo yêu cầu giảm tải được quy định tại các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của các cấp quản

lý, các bài hướng dẫn tự học, đọc thêm, được sắp xếp hợp lí trong tiến trình tổ chức hoạt

động, tuỳ theo độ khó về nội dung yêu cầu của mỗi bài học

– Cấu trúc các bài học trong tài liệu nhìn chung dựa trên trình tự sắp xếp các bài học

theo từng tuần học trong sách giáo khoa hiện hành Tuy nhiên, do một số nội dung học tập

được điều chỉnh theo tinh thần giảm tải như đã nói ở trên, nên một số bài học có sự thay

đổi, sắp xếp lại so với SGK Ngữ văn 9 hiện hành

– Tài liệu vẫn đảm bảo tích hợp các phân môn Đọc hiểu, Tiếng Việt và Tập làm văn;

nội dung của cả 3 phân môn đều được triển khai trong một bài học Sự tích hợp này dựa

trên 2 trục năng lực cơ bản là đọc hiểu (tiếp nhận văn bản) và tập làm văn (tạo lập văn

bản) Đây vừa là sự kế thừa tính tích hợp đã có trong CT và SGK hiện hành, tuy nhiên,

trong mô hình THM, tính tích hợp thể hiện cao hơn, cụ thể, các đơn vị nội dung của từng

phân môn Đọc hiểu, Tiếng Việt và Tập làm văn không tách rời thành các bài học riêng như

SGK hiện hành mà được gắn kết trong từng hoạt động của bài học, tránh sự trùng lặp

trong một số nội dung dạy học, tạo điều kiện cho HS huy động tốt nhất các ngữ liệu để tiếp

nhận kiến thức và rèn luyện kĩ năng

Trang 9

1.2 Những điểm mới của tài liệu được biên soạn theo mô hình trường học mới

Tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn 9 tiếp tục được biên soạn theo tinh thần đổi mới,

nhằm đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của mô hình THM, đó là: tạo điều kiện để HS được chủ động học theo tốc độ của riêng mình, được tự quản lí, tự đánh giá quá trình học của

cá nhân; GV tổ chức quá trình học tập của HS trên cơ sở trải nghiệm và kiến tạo, hướng tới dạy học phân hoá, cá thể hoá; nội dung và kế hoạch học tập được thực hiện linh hoạt;

HS là chủ thể hoạt động trong môi trường học tập dân chủ và thân thiện; việc học tập của

HS có sự hỗ trợ tích cực từ phía phụ huynh và cộng đồng Những điểm mới của tài liệu được thể hiện cụ thể như sau:

– Tài liệu thiết kế nội dung dạy học theo đơn vị bài học, mỗi bài học tích hợp nội dung của 3 phân môn (được sắp xếp trong một tuần học của chương trình hiện hành), được tổ chức theo 5 hoạt động: Khởi động – Hình thành kiến thức – Luyện tập – Vận dụng – Tìm tòi mở rộng, với thời lượng 5 tiết Mạch nội dung bài học được cấu trúc dựa trên trục thể loại và kiểu văn bản, các kiến thức tiếng Việt và tập làm văn được dạy tích hợp với đọc hiểu Cách sắp xếp này vừa thể hiện bước phát triển trong quan điểm dạy học tích hợp như đã nói ở trên, vừa hiện thực hoá lí thuyết kiến tạo theo quy luật của quá trình nhận thức và tiếp nhận tri thức đối với cá nhân người học, hỗ trợ việc tổ chức hoạt động học được lô gic và hiệu quả

– Nội dung bài học được triển khai theo các hoạt động học tập, giúp HS rèn luyện khả năng tự học, tăng cường chia sẻ, hợp tác trong quá trình học thông qua việc thực hiện hệ thống các bài tập hoặc nhiệm vụ học tập, với các hình thức tổ chức đa dạng (hoạt động

cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm, hoạt động chung cả lớp, hoạt động với cộng đồng,…) Nội dung đọc hiểu, tiếng Việt, tập làm văn được kết nối trong từng hoạt động, vừa đảm bảo sự phối hợp của các kiến thức cơ bản, vừa tăng cường hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức vào quá trình giao tiếp và cảm thụ văn học của HS, từng bước nâng cao khả năng tự học và sự chủ động của HS trong học tập, đồng thời tăng cường các hoạt động trải nghiệm, hoạt động thực hành, vận dụng các kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn

– Các bài học được tổ chức theo định hướng phát triển năng lực cho HS Định hướng này được thể hiện trong tất cả các khâu của quá trình dạy học, thông qua hệ thống mục tiêu bài học, triển khai nội dung và phương pháp đánh giá cũng như việc quan sát và góp ý giờ học của giáo viên Với quan niệm năng lực là sự vận dụng tổng hợp những kiến thức,

kĩ năng và thái độ, động cơ,… của người học vào việc giải quyết những tình huống đặt

ra trong học tập và trong thực tiễn, năng lực phải được thể hiện qua những chỉ số hành

vi (những gì HS thể hiện qua nói, viết, làm, tạo ra), trong mỗi bài học, việc xác định mục tiêu cho cả 3 nội dung đọc hiểu, tiếng Việt, tập làm văn được thể hiện bằng những động

từ hành động, cho biết mức độ thực hiện các yêu cầu của từng nội dung, bám sát các yêu cầu và đặc trưng của từng phân môn, từng thể loại văn bản Mặt khác, mục tiêu của các bài học trong nhóm chủ đề cũng được kiểm soát, tạo ra sự kết nối và phát triển Như vậy, theo hệ thống mục tiêu của bài học, HS vừa thực hiện những hoạt động theo các mức độ

và biểu hiện năng lực, vừa có sự kết nối để từng bước hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên môn của môn học

Trang 10

– Coi trọng kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực Thay vì đánh giá kiến thức

và kĩ năng như trong dạy học hiện nay, quan điểm đánh giá theo mô hình THM là xem xét

quá trình hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất của HS trong từng giai đoạn

Các năng lực và phẩm chất cần hình thành, phát triển cho HS qua mỗi bài học đã được

xác định trong mục tiêu và triển khai trong toàn bộ nội dung bài học; đánh giá năng lực

nhằm xác định mức độ hoàn thành của các mục tiêu đó Để đánh giá năng lực, cần sử

dụng các phương pháp đánh giá có hiệu quả như phỏng vấn, quan sát, tiểu luận, bài tập

tình huống, kiểm tra, khi tiến hành đánh giá không chỉ căn cứ vào kết quả mà cần chú

ý đến quá trình đi đến kết quả; do vậy đánh giá quá trình cần được coi trọng, đó là quan

điểm đánh giá dựa trên toàn bộ quá trình học tập của người học Trong đánh giá quá trình,

GV quan tâm đến sự tiến bộ của từng HS trong học tập bằng các phương pháp và hình

thức đánh giá đa dạng như đã nói ở trên Đặc biệt cần phối hợp giữa đánh giá của GV và

tự đánh giá của HS, tạo nhiều cơ hội để HS đánh giá chính mình và phản hồi kết quả của

mình để đạt tới các giá trị như tự tin, độc lập, có khả năng phê phán và thái độ tiếp nhận

phê phán, Điểm mới trong đánh giá theo mô hình THM chính là tạo điều kiện tốt hơn để

HS tự đánh giá (cá nhân tự đánh giá, đánh giá nhóm, đánh giá lẫn nhau) và đưa các thành

viên trong gia đình vào quá trình đánh giá, để cùng với GV có sự điều chỉnh cụ thể trong

quá trình học tập của mỗi HS

– Tên của từng bài học trong tài liệu nhìn chung được lấy tên của bài đọc hiểu (do bài

đọc hiểu thường là nội dung học tập chính của mỗi bài) Một số khái niệm ngôn ngữ học

được giảm tải theo hướng không đi sâu vào tìm hiểu lí thuyết mà tăng cường luyện tập;

mục Ghi nhớ trong SGK hiện hành được giản lược hoặc chuyển thành bài tập rèn luyện,

củng cố Một số kiến thức trùng lặp với cấp Tiểu học hoặc ít tính thiết thực cũng được giản

lược Tăng cường nội dung thực hành cho chương trình địa phương

Theo yêu cầu chung, chương trình Ngữ văn THCS theo mô hình THM giảm thời lượng

năm học từ tối thiểu 35 tuần xuống còn 33 tuần (dành 2 tuần còn lại cho các trường chủ

động thực hiện những nội dung theo điều kiện của từng trường)

2 Về tiến trình tổ chức hoạt động trong giờ học Ngữ văn

Tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn 9 được biên soạn theo tinh thần coi HS là chủ thể

trong việc tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng và năng lực; GV là người tổ chức, hướng

dẫn các hoạt động học của HS Các bài học được biên soạn theo các hoạt động, thể hiện

rõ phương pháp và hình thức tổ chức dạy học dựa trên quan điểm dạy học kiến tạo Mỗi

bài học được tổ chức theo 5 hoạt động cơ bản: Khởi động – Hình thành kiến thức – Luyện

tập – Vận dụng – Tìm tòi mở rộng Mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức mỗi hoạt động

trong chương trình Ngữ văn lớp 9 được mô tả như sau:

2.1 Hoạt động khởi động

Hoạt động khởi động được tổ chức khi bắt đầu một bài học Mục đích của hoạt động

này nhằm giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến

thức và kĩ năng mới, dựa trên quan điểm rằng: việc tiếp thu kiến thức mới bao giờ cũng

dựa trên những kinh nghiệm đã có trước đó của người học Đồng thời, hoạt động này

Trang 11

cũng giúp GV tìm hiểu xem HS có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống

có liên quan đến nội dung của bài học Bên cạnh đó, hoạt động này còn nhằm tạo ra hứng thú và một tâm thế tích cực để HS bước vào bài học mới

Để tổ chức hoạt động này, có thể sử dụng một số nội dung và hình thức sau:

– Câu hỏi, bài tập: Có thể nêu một tình huống, nhiệm vụ học tập; cung cấp thông tin

có liên quan đến bài học, kết nối với bài học trước hoặc nhắc lại kiến thức đã học ở cấp/lớp dưới, nhằm huy động những kinh nghiệm thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học

để tạo sự hứng thú và suy nghĩ tích cực cho người học

– Thi đọc, kể chuyện, hát…: Có thể yêu cầu HS đọc diễn cảm, ngâm thơ, kể chuyện hoặc hát về chủ đề liên quan đến bài học Hoạt động này trong một số trường hợp được thiết kế thành các cuộc thi, nhằm tạo ra không khí sôi nổi, hứng thú trước khi tiến hành học bài mới

– Trò chơi: Một số trò chơi trong hoạt động khởi động giúp tạo ra hứng thú trước khi vào bài học mới Các trò chơi này cũng có nội dung gắn với mỗi bài học

2.2 Hoạt động hình thành kiến thức

Mục đích của hoạt động này nhằm giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua hệ thống các bài tập/ nhiệm vụ Nội dung tri thức ở hoạt động này thuộc các phân môn Đọc hiểu, Tiếng Việt và Tập làm văn Với mỗi phân môn, HS sẽ được thu nhận những kiến thức của bài học để kết nối những gì đã biết với những gì chưa biết, điều chỉnh những quan niệm chưa chính xác, bổ sung những hiểu biết chưa đầy đủ, giải thích, chứng minh các tri thức khoa học,… Từng nội dung kiến thức của mỗi phân môn sẽ được tiến hành theo định hướng sau:

a) Đọc hiểu văn bản

Đọc là hoạt động quan trọng và là bước đi đầu tiên khi tiếp xúc với tác phẩm, cũng là khâu đầu tiên của quá trình đọc hiểu tác phẩm Phương tiện biểu đạt của tác phẩm là ngôn ngữ, do vậy đọc văn bản chính là quá trình làm sống động thế giới ngôn từ của tác phẩm

Có hai hình thức đọc tác phẩm là đọc thầm và đọc thành tiếng Đọc thầm là hình thức đọc bằng mắt, đọc cho cá nhân người tiếp nhận, quá trình tiếp nhận diễn ra ở bên trong người đọc; còn đọc thành tiếng là một cách đọc để thưởng thức, để chia sẻ những cảm nhận về văn bản trong một nhóm người đọc, biến câu chữ thành âm thanh, giai điệu

Hoạt động đọc được tiến hành đồng thời với hoạt động tìm hiểu văn bản GV cần thiết kế những nhiệm vụ học tập cụ thể, hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản bằng việc sử dụng một số câu hỏi mang tính liên kết; thiết kế các bài tập trắc nghiệm kết hợp tự luận; các hoạt động kích thích khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản,… Đối với

HS cấp THCS, khi hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản GV cần chú ý đến cách đọc văn bản theo đặc điểm thể loại và phương thức biểu đạt Chẳng hạn, với những tác phẩm truyện dân gian, cần chú ý khai thác những đặc điểm thuộc về phương thức tồn tại của văn bản (tính truyền miệng, tính tập thể) và phương thức biểu đạt tự sự theo từng thể loại văn bản (truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn,…); với văn học trung đại, chú ý khai thác

Trang 12

một số đặc điểm của mỗi thể loại như nghệ thuật đối, tương phản, thủ pháp tả cảnh ngụ

tình, cách sử dụng “nhãn tự” và “câu thần” trong thơ; cách xây dựng cốt truyện và nhân

vật, ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự (truyện, truyện thơ,…) Chú ý cách lựa chọn khai thác

những nội dung phù hợp trong từng văn bản văn học và các văn bản nhật dụng sao cho

phù hợp với đối tượng HS

b) Tích hợp kiến thức tiếng Việt

Việc hình thành kiến thức tiếng Việt cần tích hợp với nhiệm vụ tìm hiểu văn bản Các

bài tập/ nhiệm vụ yêu cầu HS tìm hiểu kiến thức tiếng Việt theo hướng khai thác yếu tố

ngôn ngữ gắn với việc đọc hiểu văn bản trước đó Một số khái niệm lí thuyết ngôn ngữ

được giản lược, chuyển hoá thành kĩ năng, giúp HS dễ tiếp nhận và thực hành hơn

c) Tích hợp kiến thức tập làm văn

Kiến thức tập làm văn giúp HS chuyển hoá quá trình tiếp nhận văn bản sang quá trình

tạo lập văn bản, biết cách thể hiện tốt nhất những gì mình đã được tiếp nhận Các kiến

thức tập làm văn cũng cần được tích hợp với đọc hiểu và tiếng Việt Cũng như phần kiến

thức tiếng Việt, nhiều nội dung lí thuyết tập làm văn được chuyển hoá thành kĩ năng, được

chuyển tải tới HS dưới dạng các nhiệm vụ, bài tập để HS chủ động hình thành kiến thức

cho mỗi cá nhân

2.3 Hoạt động luyện tập

Mục đích của hoạt động này là hình thành và rèn luyện các kĩ năng trên cơ sở các

kiến thức vừa tiếp nhận được Các bài tập/ nhiệm vụ trong hoạt động này tập trung đến

việc thực hành tiếp nối để củng cố, khắc sâu kiến thức, hình thành phương pháp học tập

Do vậy cần chú ý đến sản phẩm học tập của HS và mức độ phân hoá người học, đó là

các kiến thức, kĩ năng đã được chính xác hoá, được kết nối, mở rộng qua các câu trả lời

cho các câu hỏi, bài tập định hướng giải quyết vấn đề nhận thức và thực tiễn Các bài tập/

nhiệm vụ trong phần thực hành cũng theo trình tự: Đọc hiểu văn bản, Tiếng Việt và Tập

làm văn Quá trình HS thực hành để giải quyết các nhiệm vụ học tập cũng là quá trình HS

kiến tạo tri thức đối với cá nhân

2.4 Hoạt động vận dụng

Mục đích của hoạt động này là giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải

quyết các vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế “Thực tế” ở đây có thể được hiểu là thực tế

trong nhà trường, trong sách vở, trong gia đình và trong cuộc sống của HS Hoạt động này

sẽ khuyến khích HS nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra cái mới theo sự hiểu biết của mình; tìm

phương pháp giải quyết vấn đề và đưa ra những cách giải quyết vấn đề khác nhau; góp

phần hình thành năng lực học tập với gia đình và cộng đồng Sản phẩm học tập là các

câu trả lời, phiếu học tập, bài viết, bản trình chiếu… phản ánh kết quả vận dụng kiến thức,

kĩ năng đã lĩnh hội vào tình huống mới Nội dung và hình thức bài tập/ nhiệm vụ của hoạt

động này trong tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn 9 là:

– Vận dụng kiến thức đọc hiểu để giải thích, phân tích một hiện tượng văn học, văn

hoá khác tương ứng Ví dụ: giải thích câu tục ngữ có liên quan đến nội dung văn bản, phân

Trang 13

tích bài ca dao tương tự, nêu ý kiến về một hiện tượng văn hoá, vận dụng phương pháp đọc văn bản để tìm hiểu một văn bản tương đương,…

– Vận dụng kiến thức, kĩ năng tiếng Việt để giải quyết một số vấn đề, như: giải nghĩa, tìm từ loại, xác định cấu tạo từ, phong cách ngôn ngữ,… trong các hiện tượng ngôn ngữ của cuộc sống

– Tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm văn để nói, viết, trình bày, tạo lập các văn bản với phương thức biểu đạt tương ứng với nội dung bài học

2.5 Hoạt động tìm tòi mở rộng

Mục đích của hoạt động này giúp HS tiếp tục mở rộng kiến thức, kĩ năng Hoạt động

này dựa trên lập luận cho rằng, quá trình nhận thức của HS là không ngừng, do vậy cần

có sự định hướng để đáp ứng nhu cầu tiếp tục học tập, rèn luyện sau mỗi bài học cụ thể Tăng cường ý thức tìm hiểu, ứng dụng kiến thức vào thực tế; hiểu giá trị của việc học, học tập suốt đời Sản phẩm học tập là các tư liệu được sưu tầm, bản báo cáo, sản phẩm nghiên cứu khoa học… Nội dung và hình thức bài tập/ nhiệm vụ của hoạt động này là:– Đọc thêm các đoạn trích, văn bản có liên quan

– Trao đổi với người thân về nội dung bài học, như: kể cho người thân nghe về câu chuyện vừa học, hỏi về ý nghĩa của câu chuyện, trao đổi về một vấn đề thực tiễn,…– Tìm đọc trên sách báo, mạng in-tơ-nét… một số nội dung theo yêu cầu

Mô hình 5 hoạt động nêu trên thể hiện rõ quy trình tổ chức dạy học theo quan điểm kiến tạo, coi HS là chủ thể của quá trình nhận thức Để tổ chức tốt các hoạt động học cho

HS trong bài học, GV cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau:

– Nghiên cứu kĩ mục tiêu, xây dựng kịch bản cho từng bài học, dự kiến các tình huống

có thể diễn ra trong giờ học và cách giải quyết

– Hướng dẫn HS cách đọc và tự học theo nội dung tài liệu, đặc biệt chú ý những bài học đầu tiên để hình thành thói quen cho HS

– Trong từng hoạt động, cần vận dụng tốt các hình thức tổ chức (học cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp; học trong lớp, học ở thư viện, gia đình, cộng đồng) phù hợp với tình huống, nhiệm vụ học tập, đối tượng HS và các điều kiện thực tiễn khác

– Ghi lại những tình huống phát sinh trên lớp và cách giải quyết của bản thân hoặc của đồng nghiệp (mô tả tình huống, khó khăn, kinh nghiệm khi giải quyết), suy nghĩ thêm

về các vấn đề liên quan

– Trao đổi, nhận xét cụ thể và trực tiếp về kết quả hoạt động của từng nhóm và cá nhân HS trong từng hoạt động GV cần tạo điều kiện sao cho mỗi HS đều được trả lời và lắng nghe sự trả lời của từng HS, đưa ra những nhận xét mang tính khuyến khích, tạo động lực và thái độ cởi mở của HS trong giờ học

Có thể thấy, để thực hiện tốt mục tiêu, khi tổ chức các hoạt động dạy học, GV cần chú ý đến những thành tố cơ bản của mô hình để đảm bảo các nguyên tắc cơ bản, đồng

Trang 14

thời cần có sự chủ động, linh hoạt trong từng giờ dạy, theo những điều kiện cụ thể của

địa phương, nhà trường và đối tượng người học, đảm bảo những phương pháp học tập

bộ môn và đặc thù môn học GV có thể chủ động điều chỉnh tài liệu khi thấy cần thiết,

chú ý tận dụng được kinh nghiệm, vốn sống của HS để điều chỉnh các hoạt động, nhất

là Hoạt động khởi động Có thể điều chỉnh một số câu hỏi/ lệnh hỏi; một số ngữ liệu (văn

bản, tranh/ ảnh minh hoạ, thiết bị dạy học ); một số hoạt động trong tài liệu (nếu thấy cần

thiết) để dễ thực hiện, giúp HS hình thành ý thức thường xuyên liên hệ kiến thức được học

với thực tế đời sống của các em Đồng thời, mỗi GV cũng cần có cơ hội làm việc nhóm

để chia sẻ sáng kiến và kinh nghiệm, tự bồi dưỡng chuyên môn thông qua trải nghiệm,

tăng cường giao lưu, học tập, trao đổi giữa các trường, các địa phương với nhau về kinh

nghiệm và cách hướng dẫn HS tự học thông qua sử dụng tài liệu hướng dẫn học tập hoặc

về các nội dung giáo dục liên quan đến địa phương; tích cực chia sẻ thông tin trên “trường

học kết nối” đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thiết lập trong thời gian qua

Trang 15

PHẦN THỨ HAI

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THEO BÀI HỌC

Trang 16

Bài 1

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Kiến thức, kĩ năng, thái độ học sinh cần đạt được

– Kiến thức: Hiểu được nội dung, ý nghĩa, giá trị nghệ thuật của văn bản Phong cách

Hồ Chí Minh; hiểu hai phương châm hội thoại: phương châm về lượng, phương châm về

chất; biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

– Kĩ năng: Chỉ ra và phân tích được một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong văn bản

Qua đó, thấy được những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh để thêm kính yêu Bác;

biết vận dụng phù hợp những phương châm hội thoại (về lượng, về chất) trong giao tiếp;

biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong khi tạo lập văn bản thuyết minh

– Thái độ: Yêu quý, kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôn trọng sự giản dị; có ý thức

vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất để đạt được hiệu quả giao tiếp;

có ý thức sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong khi tạo lập văn bản thuyết minh

2 Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh

– Năng lực tiếp nhận văn bản (thông qua đọc hiểu và trao đổi về văn bản Phong cách

Hồ Chí Minh).

– Năng lực tạo lập văn bản (thông qua thực hành nhận diện một số biện pháp nghệ

thuật có trong văn bản thuyết minh và tập viết những đoạn văn thuyết minh có sử dụng

một số biện pháp nghệ thuật)

– Năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực giao tiếp (thông qua thực hành về phương

châm hội thoại; trình bày ý kiến, tham gia hoạt động nhóm, )

– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (thông qua thực hành đọc hiểu giá trị của văn bản)

II TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1 Hướng dẫn chung

Phong cách Hồ Chí Minh là một văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập phát triển và

giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Qua đọc hiểu văn bản, hướng dẫn HS thấy được cốt lõi

của phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hoá với sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống

văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại Đây là một nét rất mới, rất hiện đại trong

phong cách Hồ Chí Minh

Trong khi dạy học, GV nên gợi ý HS đọc hiểu theo một trình tự để thực hiện yêu cầu

cần đạt: cảm nhận và trình bày được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh, đó là sự kết

Trang 17

hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị Những câu hỏi dạy học đọc hiểu tập trung vào một số yêu cầu: lí giải được những chi tiết tiêu biểu để hiểu về con người Hồ Chí Minh (vốn tri thức văn hoá sâu rộng, lối sống thanh cao, giản dị); bày tỏ quan điểm của bản thân về lối sống thanh cao, giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nhận diện và hiểu được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản (kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, nghị luận; dẫn chứng tiêu biểu, nghệ thuật đối lập) Một số bài tập vận dụng và mở rộng có thể hướng HS tới những yêu cầu vượt ra ngoài phạm vi văn bản, hoặc ứng dụng những điều đã đọc từ văn bản vào thực tế: rút ra bài học nhận thức cho bản thân về lối sống thanh cao, giản dị; mở rộng hiểu biết để bồi đắp tình cảm cao đẹp dành cho Bác Hồ.

Nội dung dạy học Tiếng Việt trong bài học này là phương châm hội thoại (về lượng

và chất) Đây là vấn đề hoàn toàn mới với HS, vì vậy khi thiết kế các hoạt động học, GV cần dẫn dắt từng bước để giúp HS đạt đến mục tiêu: hiểu các phương châm hội thoại, hiểu yêu cầu vận dụng phương châm hội thoại trong giao tiếp Tiến trình phù hợp là từ tìm hiểu ngữ liệu, trao đổi những vấn đề có liên quan tới kiến thức mới (các phương châm hội thoại) và nhận xét, kết luận để rút ra kiến thức cần lưu ý, thực hành một số bài tập để củng

cố về hai phương châm hội thoại này Những bài tập nâng cao, mở rộng hướng đến việc nhận diện hoặc vận dụng các phương châm hội thoại trong thực tiễn để góp phần nâng cao kĩ năng giao tiếp cho HS

Ở nội dung dạy học Tập làm văn, GV nên chú ý tới mục tiêu nâng cao kĩ năng tạo lập văn bản thuyết minh cho HS Vì văn bản thuyết minh đã được học ở lớp 8, nên trong bài học này cần nhấn mạnh vào việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật (so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, kể chuyện…) để tăng tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh Khi luyện tập, GV có thể linh hoạt tích hợp với nội dung dạy đọc hiểu trong bài

2 Hướng dẫn cụ thể cho mỗi hoạt động

– Nội dung hoạt động: HS giải thích được nghĩa của từ “phong cách” theo mức độ hiểu

của các em “Phong cách” là lối sống của một người (hoặc một lớp người) với những biểu hiện cụ thể được lặp lại trong sinh hoạt hằng ngày, trong làm việc, trong ứng xử,… tạo nên những đặc điểm riêng, nổi bật, cho thấy quan điểm, tư tưởng của người (lớp người) đó

HS có thể chia sẻ một số suy nghĩ/ấn tượng của bản thân về phong cách của Bác Hồ: gần gũi, giản dị trong đời sống; khoa học trong làm việc; sâu sắc, thâm thuý trong văn chương

Trang 18

– Phương pháp tổ chức dạy học: HS chia sẻ theo hình thức cặp đôi hoặc nhóm GV yêu

cầu một số HS đại diện cho cặp/nhóm phát biểu ý kiến trước lớp Vấn đề cần đạt được sau

hoạt động này là HS hiểu được nghĩa của từ “phong cách”, có những hiểu biết sơ bộ về phong

cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh Sau đó GV dẫn dắt tới bài đọc và nêu mục tiêu của bài đọc

này Phương án trong sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một cần hiểu là một ví dụ minh

hoạ, GV có thể điều chỉnh, bổ sung, thay thế, hoặc đơn giản hoá… để phù hợp với thực tiễn

dạy học

– Phương tiện dạy học: Có thể sử dụng một số tranh ảnh, phim tư liệu… thể hiện

phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh

– Sản phẩm học tập của HS: Những câu trả lời của HS thể hiện suy nghĩ về nghĩa của

từ “phong cách”, về phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh

B Hoạt động hình thành kiến thức

1 Tìm hiểu văn bản

– Ý tưởng thiết kế hoạt động: 5 câu hỏi được xây dựng với mục đích giúp HS phát

triển năng lực đọc hiểu theo các mức độ: hiểu nội dung văn bản (lí do mà Chủ tịch Hồ Chí

Minh có được vốn tri thức văn hoá nhân loại vô cùng sâu rộng; vai trò tích cực, chủ động

của Người khi tiếp nhận ảnh hưởng của các nền văn hoá đó) – câu (a); lối sống rất bình

dị, rất phương Đông của Chủ tịch Hồ Chí Minh – câu (b); liên hệ so sánh ngoài văn bản (lí

giải được nét nổi bật trong lối sống của Người đó là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao,

một quan niệm thẩm mĩ mang ý nghĩa triết lí sâu sắc – câu (c); hiểu giá trị nghệ thuật của

văn bản (câu d, e) Giải quyết những câu hỏi này nhằm hướng HS thực hiện mục tiêu đặt

ra khi đọc hiểu văn bản Phong cách Hồ Chí Minh

– Nội dung hoạt động: HS giải quyết 5 câu hỏi dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV để

hiểu được vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống

văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị Qua những dẫn

chứng cụ thể, xác thực với những bình luận sâu sắc, tác giả đã thể hiện sự ngưỡng mộ

và quý trọng đặc biệt đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh Văn bản khá hấp dẫn bởi có sự kết

hợp hài hoà giữa tự sự và bình luận; chọn lọc những chi tiết tiêu biểu; sử dụng yếu tố biểu

cảm (khi liên hệ đến những bậc tiền bối như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm); sử dụng

nghệ thuật đối lập

Với từng câu hỏi, HS cần bám sát văn bản để tìm được các câu trả lời phù hợp Ví dụ,

phần đầu văn bản cho ta thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh có được vốn tri thức văn hoá nhân

loại vô cùng sâu rộng là do trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan vất vả Bác

đã đi rất nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ phương Đông tới phương Tây, có

hiểu biết sâu rộng về văn hoá các nước châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ Bản thân

Bác lại thông thạo nhiều ngoại ngữ, làm qua nhiều nghề, luôn có tinh thần tìm hiểu, học

Trang 19

hỏi… Điều đáng khâm phục là Bác đã tiếp thu những ảnh hưởng từ các nền văn hoá đó trên nền tảng văn hoá dân tộc một cách chủ động, có chọn lọc, có phê phán Điều đó đã tạo nên “một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại” ở Người.

Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện

Hồ Chí Minh sống giản dị nhưng hết sức thanh cao, bởi đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong nghèo khó, cũng không phải là cách tự thần thánh hoá bản thân, làm cho bản thân khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thể hiện một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị tự nhiên, thuần khiết và chân thực Lối sống giản dị mà thanh cao của Hồ Chí Minh gợi cho tác giả nhớ đến lối sống của các bậc hiền triết trong lịch sử dân tộc như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, sự khơi gợi này gián tiếp khẳng định tính kết nối của tinh hoa văn hoá truyền thống được tỏa sáng bởi những con người vĩ đại

Văn bản có sự kết hợp hiệu quả giữa tự sự và bình luận một cách tự nhiên: “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh”; “Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích”… Cách bình luận nhấn mạnh những ấn tượng sâu sắc, sự ngưỡng mộ đặc biệt của tác giả đối với Bác Hồ, đồng thời truyền cảm hứng đến người đọc, khiến người đọc càng thêm kính yêu Bác Bên cạnh đó, tác giả cũng đã chọn lọc những chi tiết tiêu biểu có sức gợi tả gợi cảm khi nói về đức tính giản dị mà thanh cao của Bác (nhà sàn, đôi dép lốp, bộ quần áo bà ba nâu, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài…) Nghệ thuật đối lập cũng được sử dụng rất hiệu quả, vừa thể hiện chính xác vừa tạo điểm nhấn trong phong cách của Bác Hồ: vĩ đại mà giản dị, am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà vẫn rất Việt Nam

– Phương pháp tổ chức dạy học: Trước hết, GV cần hướng dẫn HS đọc văn bản: lưu ý tới

những câu văn giàu sức thuyết phục, nhấn mạnh những từ ngữ mang sắc thái biểu cảm để

thể hiện được thái độ, tư tưởng của tác giả (Ví dụ: Nhưng điều kì lạ là… rất hiện đại; Quả như một câu chuyện thần thoại… trong cổ tích; Bất giác ta nghĩ đến hạ tắm ao”…; lưu ý những chú thích có trong sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một để thuận lợi trong việc tìm hiểu nội

dung Ngoài những chú thích trong văn bản, nếu HS còn gặp những từ khó, chưa rõ nghĩa,

Trang 20

GV cần có hướng hỗ trợ (mời HS đã biết giải thích cho bạn; yêu cầu chính HS chưa hiểu bài

trình bày lại cách hiểu của mình, các bạn khác cùng GV bổ sung, làm rõ…)

Với 5 câu hỏi, GV cần linh hoạt trong cách thức tổ chức các hoạt động cho HS

Chẳng hạn với câu (a), (b), (c), GV có thể tổ chức cho HS học cặp đôi hoặc nhóm Sau

khi GV chốt những vấn đề về giá trị nội dung sẽ chuyển sang làm việc cá nhân giải quyết

các câu hỏi (d), (e) giúp HS có được những hiểu biết về giá trị nghệ thuật của văn bản

GV cần lựa chọn những điểm nhấn (ví dụ: Bác nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng,

chiếc nhà sàn, bộ quần áo bà ba nâu, đôi dép lốp ) để bình luận hoặc mời một số HS

khá, giỏi bình luận, nhằm tạo ấn tượng sâu đậm, bồi đắp ở các em niềm kính yêu đối với

Bác, giúp các em nhận ra đức tính giản dị, thanh cao được thể hiện đa dạng, trọn vẹn

trong Bác

– Phương tiện dạy học: GV linh hoạt để phù hợp với nội dung hoạt động dạy học và

điều kiện thực tiễn (sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập, tài liệu tham

khảo liên quan, )

– Sản phẩm học tập của HS: Câu trả lời của HS dưới dạng viết/nói.

2 Tìm hiểu về các phương châm hội thoại

– Ý tưởng thiết kế hoạt động: Ở lớp 8, HS đã được học một số nội dung của ngữ dụng học

như hành động nói, vai giao tiếp, lượt lời trong hội thoại Tuy nhiên, phương châm hội thoại

là vấn đề hoàn toàn mới với các em Vì vậy sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một đưa ra

những ví dụ là các câu chuyện với những đoạn hội thoại ngắn, trên cơ sở tìm hiểu nội dung

các câu chuyện liên quan đến kiến thức đã học (mục đích của hành động nói, lượt lời), HS

được dẫn dắt tới kiến thức mới là những quy tắc cần tuân thủ trong giao tiếp: phương châm

về lượng, phương châm về chất

– Nội dung hoạt động: HS thực hiện các bài tập trong phần (a), xác định được mục đích

mà nhà triết học muốn hỏi người nông dân là tên địa điểm của vùng nông thôn mà họ đang

ở đó Tuy nhiên, thông tin trong câu trả lời của người nông dân không đáp ứng được mong

muốn của nhà triết học Vì câu trả lời lại đề cập đến vị trí mà nhà triết học đang ngồi (trong xe

ô tô), thông tin này không cần thiết với nhà triết học

Vấn đề cần rút ra sau khi phân tích ví dụ: Trong giao tiếp chỉ nên nói đủ thông tin cần

thiết mà người nghe quan tâm (tuân thủ phương châm về lượng).

HS thực hiện bài tập trong phần (b) xác định được câu chuyện phê phán tính nói

khoác/bốc đồng Nếu không vì đùa vui, trong giao tiếp phải nói đúng sự thật để đảm bảo

những thông tin đưa ra là chính xác, có căn cứ giúp người nghe nhận thức đúng vấn đề

– Phương pháp tổ chức dạy học: GV có thể hướng dẫn HS làm việc theo nhóm với các

bài tập trong mục (a) và (b) HS đọc hoặc kể lại những câu chuyện trên, chú ý nhấn mạnh

những lượt lời quan trọng có tính định hướng cho các câu trả lời Sau khi các nhóm đã có

kết quả, mời một số HS đại diện trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét GV chốt

lại những kiến thức cần nắm vững về hai phương châm hội thoại:

Trang 21

+ Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu không thừa.

+ Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực

– Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập, giấy

A0 ghi kết quả các bài tập…

– Sản phẩm học tập của HS: câu trả lời, kết quả làm các bài tập, những kiến thức cơ

bản được ghi chép lại

3 Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh

– Ý tưởng thiết kế hoạt động: Nội dung này được thực hiện với 4 bài tập Bài tập (a)

nhằm giúp HS nhớ lại khái niệm văn bản thuyết minh, đặc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh, những phương pháp thuyết minh thường được sử dụng Đây là những kiến thức HS đã học ở lớp 8 Việc huy động những kiến thức này là cần thiết để các em tiếp tục học nâng cao về văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật Bài tập (b) và (c) đưa ra những ngữ liệu cụ thể, yêu cầu HS đọc ngữ liệu, trả lời các câu hỏi liên quan đến kiến thức cũ và dẫn dắt tới kiến thức mới Bài tập (d) chốt lại những kiến thức mới cần hình thành

– Nội dung hoạt động: HS thực hiện các bài tập dưới sự hướng dẫn của GV Bài tập (a) ôn

lại khái niệm văn bản thuyết minh: kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng, sự vật… trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích Đặc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh: cung cấp tri thức chính xác, khách quan, phổ thông hữu ích cho con người; ngôn ngữ đảm bảo tính khoa học, rõ ràng,

cô đọng; diễn đạt chặt chẽ, sinh động Một số phương pháp thuyết minh thường được sử dụng: nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh đối chiếu, phân tích, phân loại…

Với bài tập (b), HS cần đọc kĩ văn bản Hạ Long – Đá và Nước để xác định được: Văn bản

này thuyết minh về sự kì lạ của đá, nước Hạ Long Văn bản cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng, đó là vẻ kì diệu nhưng đầy bí ẩn của đá, nước Hạ Long Đặc điểm này không dễ thuyết minh bằng cách đo đếm, liệt kê mà chủ yếu tác động vào cảm nhận của mỗi người Những phương pháp thuyết minh chủ yếu được sử dụng trong văn bản là nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê Để văn bản thuyết minh được sinh động, tác giả đã vận dụng những biện pháp nghệ thuật như: liên tưởng, tưởng tượng (nước tạo nên sự di chuyển theo mọi cách: để mặc con thuyền tự bập bềnh lên xuống, có thể thả sức phóng nhanh hàng giờ, có thể như người bộ hành tuỳ hứng lúc đi, lúc dừng ), nhân hoá, so sánh (đá già đi, trẻ lại, trang nghiêm, nhí nhảnh, tinh nghịch; như một bậc tiên ông không còn có tuổi, cuộc tụ họp của thế giới người bằng đá sống động…) Những biện pháp nghệ thuật này đã khắc họa nổi bật sự kì diệu của đá và nước Hạ Long, làm cho thiên nhiên được miêu tả trở nên vô cùng sống động,

có tình cảm, cảm xúc như con người, tạo sự hấp dẫn với người đọc

Trang 22

Bài tập (c) nói về tập tính của chim cú dưới dạng một ngộ nhận/hiểu lầm của nhân vật

“tôi” thời thơ ấu, sau khi đi học có được những kiến thức và sự hiểu biết, nhân vật “tôi” đã

hiểu được bản chất của sự việc và biết tại sao chim cú thường tới bãi tha ma Biện pháp

nghệ thuật ở đây là tự thuật, lấy sự hiểu lầm thuở nhỏ để dẫn dắt vấn đề Sử dụng biện

pháp nghệ thuật này tạo cảm giác thú vị, có tác dụng lôi cuốn người đọc hướng tới nội

dung thuyết minh

Từ những kết quả đã làm ở các bài tập trước, HS tổng kết lại và hoàn thành yêu cầu

của bài tập (d):

(1) Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, người ta vận dụng thêm

một số biện pháp nghệ thuật như: liên tưởng, so sánh, nhân hoá, tự thuật,…

(2) Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp, góp phần làm nổi bật đặc

điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc

– Phương pháp tổ chức dạy học: Bài tập (a), GV có thể hướng dẫn HS học theo hình

thức cá nhân hoặc cặp đôi Bài tập này cần làm nhanh vì chỉ cần huy động kiến thức đã

học Bài tập (b) và (c) có thể học theo hình thức cặp đôi hoặc nhóm Những câu hỏi trong

sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một nên vận dụng linh hoạt với từng đối tượng HS

(có thể đưa thêm những câu hỏi phụ gợi ý rõ hơn, hoặc đưa thêm những yêu cầu nâng

cao – tập trung vào tác dụng của các biện pháp nghệ thuật – để HS thảo luận) Với bài tập

(d), nếu khả năng khái quát vấn đề của HS còn hạn chế, GV có thể đưa thêm những gợi

ý các cụm từ cần điền, hoặc nhấn mạnh những cụm từ này ở các câu trả lời trong bài tập

(b), (c) để định hướng trả lời cho HS

Sau khi HS hoàn thành các bài tập, GV nên tổ chức hoạt động chung cả lớp để nhấn

mạnh kiến thức cần lưu ý về tên gọi và tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được

sử dụng trong văn bản thuyết minh ở bài học này

– Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập, tranh/

ảnh, bảng phụ ghi kết quả thảo luận nhóm…

– Sản phẩm học tập của HS: Kết quả trả lời hoặc ghi chép của HS khi thực hiện nhiệm

vụ học tập

1 Luyện tập đọc hiểu văn bản

– Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để HS được rèn luyện thêm các kĩ năng đọc và viết,

sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một đưa ra hai câu hỏi Câu hỏi (a) rèn kĩ năng đọc

hiểu văn bản, yêu cầu HS xác định được giá trị cốt lõi và cao đẹp nhất trong phong cách

Hồ Chí Minh Thực chất yêu cầu này hướng HS tới việc so sánh nội dung vấn đề đặt ra

trong văn bản và trải nghiệm của người đọc Câu hỏi (b) yêu cầu HS viết đoạn văn phản

hồi về một vấn đề đặt ra trong văn bản

Trang 23

– Nội dung hoạt động: HS giải quyết các câu hỏi (a), (b) trong sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một dưới sự trợ giúp của GV Ở câu (a) HS cần chỉ ra được giá trị cốt lõi và

cao đẹp nhất của phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hoá với sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, một nét rất mới, tạo nên sự vĩ đại và khác biệt của Hồ Chí Minh Ở câu (b), HS viết đoạn văn thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của mình về vẻ đẹp thanh cao mà giản dị của Bác được gợi ra từ văn bản

– Phương pháp tổ chức dạy học: GV có thể hướng dẫn HS theo hình thức cặp đôi để

giải quyết câu hỏi (a), cần chú ý tới cụm từ định hướng “giá trị cốt lõi và cao đẹp nhất” để tránh hiểu lệch sang khía cạnh: nếp sống thanh cao, giản dị Vẻ đẹp của nếp sống thanh cao, giản dị cũng tỏa sáng ở các bậc hiền triết xưa, nhưng trong phong cách của Bác còn tỏa sáng vẻ đẹp của sự hài hoà giữa văn hoá dân tộc và văn hoá nhân loại, nó tạo nên sắc diện mới trong phong cách của Người Với câu hỏi (b), GV nên kết hợp hình thức học cá nhân (khi viết) và hình thức cặp đôi (khi sửa bài)

Sau khi giải quyết xong các yêu cầu của mỗi câu hỏi, một số HS trình bày kết quả trước lớp Có thể chọn một số đoạn văn và yêu cầu các cá nhân/ nhóm đọc, nhận xét, góp ý hoàn thiện cho những đoạn văn đó GV nhận xét, đánh giá chung kết quả làm việc của mỗi nhóm

– Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập

(nếu có)

– Sản phẩm học tập của HS: các câu trả lời, những ghi chép cần thiết liên quan đến

việc viết hoặc sửa đoạn văn

2 Luyện tập về phương châm hội thoại

– Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để HS nhận biết được các phương châm hội thoại không

được tuân thủ, lí giải về những biểu hiện của sự không tuân thủ đó; có ý thức tuân thủ các phương châm hội thoại trong giao tiếp và biết thực hiện những phương châm hội thoại này trong một số tình huống cụ thể

– Nội dung hoạt động: HS làm các bài tập (a), (b), (c) dưới sự hướng dẫn của GV Ở

bài tập (a), hai truyện vui đều có sự vi phạm phương châm về lượng HS căn cứ vào kiến thức đã học và tự lí giải Bài tập (b), nghĩa của các thành ngữ đều chỉ cách nói không tuân thủ phương châm về chất (nói không đúng sự thực, không có căn cứ, thiếu lí lẽ, khoác lác,…) HS cần giải thích được nghĩa của các thành ngữ này Bài tập (c) cung cấp một số tình huống thực tiễn để HS ý thức được việc tuân thủ phương châm về chất trong khi mình buộc phải nói những điều chưa chắc chắn có đúng không Đó là lí do người nói phải dùng

những cách diễn đạt như: Như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không nhầm, tôi nghe nói, hình như là để giúp người nghe biết mức độ chính xác của những thông tin này có tính

chất chủ quan/tương đối

Trang 24

– Phương pháp tổ chức dạy học: HS giải quyết các nhiệm vụ theo hình thức cặp đôi

hoặc nhóm Sau khi có kết quả, một số HS trình bày trước lớp, GV tổ chức hoạt động

chung cả lớp để nhận xét và chốt lại kết quả đúng của từng bài

– Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập (nếu

có)…

– Sản phẩm học tập của HS: Hoàn thành các bài tập, phiếu học tập (nếu có), những

ghi chép về kết quả thực hiện của cá nhân hoặc nhóm

3 Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

– Ý tưởng thiết kế hoạt động: Những bài tập này rèn cho HS kĩ năng nhận diện những

biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh, chỉ ra được tác dụng của

các biện pháp đó; luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh

– Nội dung hoạt động: HS giải quyết các bài tập (a), (b), (c) dưới sự hướng dẫn của

GV HS cần xác định được đoạn văn có tính chất thuyết minh, thể hiện ở những nội dung

giới thiệu về Phủ Tây Hồ (địa điểm, tên gọi, lịch sử hình thành,…), nhằm giới thiệu cho

người đọc những hiểu biết cơ bản về Phủ Tây Hồ Tác giả sử dụng biện pháp tự sự kể lại

một giai thoại nửa thực, nửa hư vừa để lí giải về nguyên nhân người dân lập đền thờ Mẫu

Liễu Hạnh, vừa tạo tính hấp dẫn cho đoạn văn Bài tập (b) HS cần lập được dàn ý chi tiết

cho một đề bài tự chọn Định hướng được biện pháp nghệ thuật sẽ sử dụng trong bài văn

thuyết minh đó Sau khi đã xây dựng được dàn ý, HS trao đổi kết quả với bạn để cùng

nhận xét, tập trung trao đổi về một số biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng (bài tập c)

– Phương pháp tổ chức dạy học: Bài tập (a) GV có thể hướng dẫn HS kết hợp hình

thức học cá nhân và cặp đôi Sau khi cá nhân giải quyết được các yêu cầu sẽ chia sẻ quan

điểm với bạn bên cạnh và thống nhất phương án trả lời Với bài tập (b), HS giải quyết theo

hình thức cá nhân, chọn một đối tượng thuyết minh để xây dựng dàn ý cho bài viết HS

cần lựa chọn được một số biện pháp nghệ thuật (kể chuyện, liên tưởng, so sánh, ẩn dụ…)

trong khi triển khai dàn ý chi tiết Không nên chọn nhiều biện pháp mà nên tập trung vào

1 – 2 biện pháp GV có thể trao đổi thêm với HS để xem xét việc sử dụng các biện pháp

đó có phù hợp không Với bài tập (c), HS trao đổi theo cặp, chú ý nhận xét về nội dung

thuyết minh và một số biện pháp nghệ thuật đã sử dụng

– Phương tiện dạy học: GV linh hoạt lựa chọn phương tiện (phiếu học tập, giấy A0 ghi

kết quả thảo luận, )

– Sản phẩm học tập của HS: Hoàn thành các bài tập, phiếu học tập, những ghi chép

về kết quả thực hiện của cá nhân hoặc nhóm

D Hoạt động vận dụng

– Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để HS có thể vận dụng được những kiến thức, kĩ năng

đã học vào giải quyết một số bài tập có sự kết nối với thực tiễn

Trang 25

– Nội dung hoạt động: HS có thể chọn một trong các bài tập để làm hoặc làm tất cả

các bài tập dưới sự hướng dẫn của GV

– Phương pháp tổ chức dạy học: Với bài tập (1), GV hướng dẫn HS suy nghĩ về những bài học có thể rút ra sau khi học văn bản Phong cách Hồ Chí Minh, không chỉ dừng lại ở

bài học về đức tính giản dị mà còn là những bài học khác về tiếp thu có chọn lọc văn hoá nước ngoài, thái độ ứng xử với những nét đẹp của văn hoá dân tộc Với bài tập (2), nếu

có điều kiện HS ghi âm lại những đoạn hội thoại, nếu không các em có thể chép lại vào

vở, chỉ rõ sự vi phạm phương châm hội thoại xuất hiện trong câu chuyện hoặc đoạn hội thoại mà em đã sưu tầm Với bài tập (3), HS có thể sử dụng dàn ý chi tiết đã thực hiện ở Hoạt động luyện tập để tiếp tục triển khai

– Phương tiện dạy học: sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, các tài liệu tham

khảo liên quan…

– Sản phẩm học tập của HS: Những bài viết, ghi chép, đoạn băng ghi âm (nếu có)

E Hoạt động tìm tòi mở rộng

– Ý tưởng thiết kế hoạt động: Bài tập (1) giúp HS mở rộng hiểu biết về đức tính giản

dị của Bác Hồ qua một số câu chuyện mà các em sưu tầm, đồng thời phát triển ở HS kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói Bài tập (2) nhằm khuyến khích học sinh tự tìm đọc mở rộng, khắc sâu hiểu biết của bản thân về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh

– Nội dung hoạt động: HS thực hiện các yêu cầu của bài tập (1), (2) dưới sự hướng

dẫn của GV

– Phương pháp tổ chức dạy học: Khi thực hiện Bài tập (1), GV lưu ý HS việc kể lại có

thể thực hiện ở nhà (với người thân) hoặc ở lớp (với bạn bè) Có thể tìm hiểu trên mạng

in-tơ-nét, trên sách báo (Ví dụ một số cuốn sách: Gặp Bác, Nguyễn Huy Tưởng – Nguyễn Huy Thắng; NXB Kim Đồng, 2011; Kể chuyện Bác Hồ, Nguyễn Phúc Ngọc Lâm – Nguyễn Hoài Thanh, NXB Văn học, 2012; Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch,

Trần Dân Tiên, NXB Chính trị Quốc gia, 2015,…) Với bài tập (2), HS có thể lựa chọn đoạn văn/văn bản giới thiệu về các di tích, danh lam thắng cảnh, khu du lịch, đặc sản địa phương… Nhưng cần lưu ý đó là những văn bản có sử dụng hiệu quả một số biện pháp nghệ thuật Nên trao đổi với bạn về đoạn trích/văn bản mình tìm được, tập trung vào việc tìm hiểu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng

– Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, tài liệu tham khảo

có liên quan…

– Sản phẩm học tập của HS: bài viết của cá nhân HS theo yêu cầu của nhiệm vụ.

Trang 26

3 Hoạt động đánh giá

Với bài học này, có thể đánh giá những năng lực sau của HS:

– Năng lực tiếp nhận văn bản: Trả lời các câu hỏi khi đọc hiểu văn bản Phong cách Hồ

Chí Minh; khi đọc hiểu một số đoạn ngữ liệu được sử dụng để hình thành kiến thức về các

phương châm hội thoại (phương châm về lượng và phương châm về chất), sử dụng biện

pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh…

– Năng lực tạo lập văn bản: Tạo lập đoạn văn thuyết minh có sử dụng một số biện

pháp nghệ thuật

– Năng lực sử dụng tiếng Việt: Sử dụng phù hợp các phương châm hội thoại (phương

châm về lượng và phương châm về chất) trong giao tiếp

– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ: Nhận ra được những vẻ đẹp thể hiện qua giá trị nội dung,

nghệ thuật của các đoạn văn/ văn bản được đọc, được học

Bài 2

ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Kiến thức, kĩ năng, thái độ học sinh cần đạt được

– Kiến thức: Hiểu được nội dung, ý nghĩa, giá trị nghệ thuật của văn bản Đấu tranh cho

một thế giới hoà bình; hiểu ba phương châm hội thoại: phương châm quan hệ, phương

châm cách thức, phương châm lịch sự; biết cách sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản

thuyết minh

– Kĩ năng: Chỉ ra và phân tích được một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong văn bản

Đấu tranh cho một thế giới hoà bình, qua đó thấy được nguy cơ chiến tranh hạt nhân,

cuộc chạy đua vũ trang đang đe doạ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ của con người là

ngăn chặn nguy cơ đó; nhận xét được về nghệ thuật nghị luận của tác giả: chứng cứ cụ

thể, xác thực, cách so sánh giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ; biết vận dụng phù

hợp ba phương châm hội thoại trong giao tiếp (phương châm quan hệ, phương châm

cách thức, phương châm lịch sự); biết sử dụng yếu tố miêu tả trong khi tạo lập văn bản

thuyết minh

Trang 27

– Thái độ: Yêu chuộng hoà bình, phản đối chiến tranh phi nghĩa; có ý thức vận dụng

phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự để đạt được hiệu quả giao tiếp; có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả trong khi tạo lập văn bản thuyết minh

2 Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh

– Năng lực tiếp nhận văn bản (thông qua đọc hiểu và trao đổi về văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình).

– Năng lực tạo lập văn bản (thông qua thực hành nhận diện các yếu tố miêu tả có trong văn bản thuyết minh và tập viết những đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả).– Năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực giao tiếp (thông qua thực hành về phương châm hội thoại; trình bày ý kiến, tham gia hoạt động nhóm, )

– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (thông qua thực hành đọc hiểu giá trị của văn bản)

II TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1 Hướng dẫn chung

Đấu tranh cho một thế giới hoà bình là một văn bản nhật dụng thuộc chủ đề bảo vệ

hoà bình, chống chiến tranh Đây là chủ đề luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu của nhân loại vì nó liên quan đến cuộc sống và sinh mệnh của hàng trăm triệu người Trong thế kỉ XX, nhân loại đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới vô cùng khốc liệt và rất nhiều cuộc chiến tranh khác Sang thế kỉ XXI, nguy cơ chiến tranh vẫn luôn tiềm ẩn Hiện nay, xung đột và chiến tranh vẫn đang diễn ra ở một số nước như Sirya, Pakistan, Afghanistan…, chủ nghĩa khủng bố hoành hành ở nhiều nơi, lan rộng về quy mô, phức tạp

và ngày càng khó kiểm soát (như Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS) Và đặc biệt, vũ khí hạt nhân phát triển mạnh đã trở thành hiểm hoạ khủng khiếp nhất đe doạ loài người

và tất cả sự sống trên trái đất Thế giới đã có những nỗ lực nhằm ngăn chặn việc sử dụng

vũ khí hạt nhân và hoạt động thử nghiệm vũ khí hạt nhân Ngày 7 tháng 7 năm 2017, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua hiệp ước toàn cầu cấm vũ khí hạt nhân Việc làm này một lần nữa khẳng định quyết tâm cao của cộng đồng quốc tế “vì một thế giới không hạt nhân” Nhận thức đúng về nguy cơ chiến tranh và tham gia vào cuộc đấu tranh cho hoà bình là yêu cầu đặt ra cho mỗi công dân, trong đó có các em HS – những công dân tương lai của đất nước

Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình trích từ bài phát biểu của nhà văn Mác-két

trong cuộc họp của nguyên thủ các nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thuỵ Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a Văn bản đã nêu ra một cách rõ ràng và thuyết phục về mối hiểm hoạ hạt nhân đối với nhân loại, chỉ rõ sự tốn kém vô cùng phi lí của cuộc chạy đua vũ trang đi ngược lại lợi ích và sự phát triển của thế giới, từ đó thức tỉnh và kêu gọi mọi người phải hành động để ngăn chặn nguy cơ chiến tranh, đấu tranh cho một thế giới hoà bình

Trang 28

Mục đích của việc học các văn bản nhật dụng là để HS tiếp xúc, hiểu được những vấn

đề có tính cập nhật trong đời sống xã hội, nhà trường, gia đình, từ đó có nhận thức và thái

độ đúng trước các vấn đề đó Vì thế khi dạy học văn bản này, GV cần cập nhật những sự

kiện thời sự có liên quan, đồng thời chú ý hình thành ở HS thói quen quan tâm đến các

vấn đề của đời sống xã hội trong nước và quốc tế Về thể loại, văn bản thuộc loại nghị

luận, khi hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản, GV nên tổ chức khai thác các luận điểm chính,

tìm hiểu nội dung của từng phần để nhận ra hệ thống luận cứ và các phép lập luận, từ đó

thấy được đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của tác giả

Ở nội dung dạy học Tiếng Việt, HS tiếp tục học về ba phương châm hội thoại khác:

phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự Khi thiết kế các

hoạt động dạy học, GV nên dẫn dắt từng bước để giúp HS đạt đến mục tiêu: hiểu các

phương châm hội thoại, hiểu yêu cầu vận dụng phương châm hội thoại trong giao tiếp

Tiến trình phù hợp vẫn là tìm hiểu ngữ liệu, trao đổi những vấn đề có liên quan tới kiến

thức mới (các phương châm hội thoại) và nhận xét, kết luận để rút ra kiến thức cần lưu

ý, thực hành một số bài tập để củng cố về ba phương châm hội thoại này Những bài tập

nâng cao, mở rộng hướng đến việc nhận diện hoặc gợi ý cách vận dụng các phương

châm hội thoại vào thực tiễn; hệ thống lại năm phương châm hội thoại đã học

Ở nội dung dạy học Tập làm văn, GV tiếp tục chú ý tới mục tiêu nâng cao kĩ năng tạo

lập văn bản thuyết minh cho HS Trong bài học này cần nhấn mạnh vào việc sử dụng các

yếu tố miêu tả để tăng tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh Khi luyện tập, GV có thể linh

hoạt tích hợp với nội dung dạy đọc hiểu trong bài

2 Hướng dẫn cụ thể cho mỗi hoạt động

– Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để HS bộc lộ được những hiểu biết liên quan đến vấn

đề đặt ra trong bài đọc – xung đột và chiến tranh trên thế giới, từ đó hình thành thói quen

quan tâm đến những vấn đề có ý nghĩa thời sự, mở rộng vốn sống của các em

– Nội dung hoạt động: HS chia sẻ những hiểu biết tuỳ theo khả năng của mình Ví dụ

như chiến sự đang diễn ra ác liệt ở Sirya, Pakistan, xung đột khủng bố diễn ra ngay trong

lòng châu Âu: Anh, Pháp, Bỉ… Các em nói lên mong muốn dành cho người dân ở nước

đó, hay người dân trên toàn thế giới…

– Phương pháp tổ chức dạy học: GV nên hướng dẫn, tổ chức cho HS trao đổi theo

nhóm Cũng có thể giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị ở nhà, sau đó một hoặc hai HS đại

diện nhóm phát biểu trước lớp Sau hoạt động này, HS biết được hằng ngày nhiều trẻ em

và những người dân vô tội vẫn đang phải hứng chịu hậu quả đau lòng từ chiến tranh, từ

các cuộc xung đột… Nghĩa là vấn đề mà nhà văn Mác-két nêu ra trong văn bản vẫn còn

nguyên vẹn ý nghĩa thời sự

Trang 29

– Phương tiện dạy học: GV có thể sử dụng một số tài liệu, tranh ảnh, đoạn phim… nói về

xung đột và chiến tranh trên thế giới, khát vọng hoà bình của con người

– Sản phẩm học tập của HS: Những chia sẻ của HS về câu hỏi

B Hoạt động hình thành kiến thức

1 Tìm hiểu văn bản

– Ý tưởng thiết kế hoạt động: 6 câu hỏi đọc hiểu văn bản được xây dựng với mục đích giúp

HS khai thác văn bản dựa trên đặc trưng thể loại văn nghị luận Bắt đầu bằng việc xác định bố cục và nội dung chính của từng phần (câu a) Tiếp theo là tìm hiểu cách lập luận và sử dụng dẫn chứng để thể hiện nội dung cụ thể trong văn bản (câu b, c, d) Từ đó khái quát vấn đề mà tác giả đặt ra (câu e) và nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả (câu g)

– Nội dung hoạt động: HS giải quyết 6 câu hỏi dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV để

hiểu được: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện

để phát triển, để loại trừ nạn đói, nạn thất học và giảm nguy cơ mắc bệnh cho hàng trăm triệu người Đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại Văn bản có sức thuyết phục bởi lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể, giàu sức thuyết phục

Với từng câu hỏi, HS cần bám sát văn bản để tìm được câu trả lời phù hợp Về bố cục, văn bản có thể chia thành 4 phần

Phần 1: Các kho vũ khí hạt nhân đem đến nguy cơ huỷ diệt trái đất, đe doạ nghiêm trọng vận mệnh thế giới

Phần 2: Cuộc chạy đua vũ trang đã làm mất đi nhiều cơ hội cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho hàng tỉ người dân nghèo khổ trên thế giới

Phần 3: Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn đi ngược lại quy luật tự nhiên, phản lại sự tiến hoá

Phần 4: Mọi người cần phải ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hoà bình

Khi nói về nguy cơ của chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người và sự sống trên trái đất, tác giả đã sử dụng cách lập luận chứng minh với phương pháp dùng số liệu kết hợp với so sánh, đối chiếu Mở đầu là một câu hỏi tu từ nhằm khẳng định vị trí mà con người đang tồn tại chứa đựng biết bao hiểm hoạ khó lường, sau đó là mốc thời gian cụ thể và những con số biết nói (hơn 50 nghìn đầu đạn hạt nhân, một thùng 4 tấn thuốc nổ, ngành công nghiệp ra đời cách đây 41 năm) Cách vào đề trực tiếp, cách lập luận chứng minh để làm rõ nguy cơ của chiến tranh hạt nhân, cách diễn đạt tăng tiến trong nhiều câu đã tạo ấn

Trang 30

tượng mạnh cho người đọc, khiến họ ý thức một cách sâu sắc tính chất hệ trọng của vấn

đề được nêu lên trong văn bản

Thủ pháp so sánh, đối chiếu tiếp tục được sử dụng hiệu quả để nhấn mạnh tính chất

phi lí, mức độ tốn kém của cuộc chạy đua vũ trang Chính những cuộc chạy đua vũ trang

này đã cướp đi rất nhiều cơ hội cải thiện cuộc sống trên các mặt y tế, giáo dục, cung cấp

lương thực cho hàng tỉ người nghèo khổ trên thế giới

Chi phí cho cuộc chạy đua

vũ trang Những việc có thể làm với chi phí đó

Hơn 100 tỉ đô la được bỏ ra để phục vụ cho

việc sản xuất 100 máy bay ném bom chiến

lược B.1B của Mĩ và gần 7000 tên lửa vượt

đại châu

Thực hiện một chương trình cứu trợ giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất trên thế giới

Giá của 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí

hạt nhân kiểu Ni-mit mà Hoa Kì dự định

đóng

Thực hiện một chương trình phòng bệnh trong 14 năm, bảo vệ cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét, cứu hơn 14 triệu trẻ em châu Phi

Giá của 149 tên lửa MX Giúp cho khoảng 575 triệu người thiếu

dinh dưỡngGiá của hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí

hạt nhân

Giúp thực hiện xoá nạn mù chữ trên toàn thế giới

Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại lí trí của con người mà còn phản lại

sự tiến hoá của tự nhiên Để làm rõ vấn đề này tác giả đã đưa ra những chứng cứ khoa

học về nguồn gốc và quá trình tiến hoá của sự sống trên trái đất Đó là một quá trình hết

sức lâu dài của tự nhiên được tính bằng thời gian hàng triệu năm: “Từ khi mới nhen nhúm

sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu

năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi… Cũng đã phải trải qua bốn kỉ địa

chất, con người mới hát được hay hơn chim…” Dựa trên những chứng cứ đáng tin cậy và

đủ sức thuyết phục với mọi đối tượng, một suy luận chắc chắn được tác giả đưa ra: Nếu

chiến tranh hạt nhân xảy ra, nó sẽ đẩy lùi sự tiến hoá trở về điểm xuất phát ban đầu, tiêu

huỷ mọi thành quả của quá trình tiến hoá sự sống trong tự nhiên

Sau khi chỉ ra một cách rõ ràng về hiểm hoạ hạt nhân đang đe doạ loài người và sự

sống trên trái đất, tác giả không dẫn người đọc tới sự lo âu mang tính bi quan về vận

mệnh của nhân loại mà hướng tới một thái độ tích cực là đấu tranh ngăn chặn chiến tranh

hạt nhân, vì một thế giới hoà bình Đây cũng là một trong những nhiệm vụ cấp bách của

toàn nhân loại Cấp bách là vậy, cộng đồng thế giới cũng đã chung tay tìm cách giải quyết

nhưng biết đâu, điều không mong muốn vẫn có thể xảy ra… Vì vậy, lời đề nghị của tác

giả ở phần cuối của văn bản cho thấy một cách giải quyết vấn đề rất trọn vẹn, tính đến cả

tình huống xấu nhất, để lịch sử có được chứng cứ mà lên án những thế lực hiếu chiến đẩy

Trang 31

nhân loại vào thảm hoạ diệt vong (cần lập ra một nhà băng lưu giữ trí nhớ tồn tại được cả sau thảm hoạ hạt nhân để nhân loại các thời đại sau biết đến cuộc sống của chúng ta đã từng tồn tại trên trái đất ).

Bên cạnh thông điệp có ý nghĩa lớn lao, văn bản cũng thể hiện những giá trị nghệ thuật: cách lập luận chặt chẽ thể hiện ở luận điểm (nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người) và hệ thống luận cứ toàn diện (như đã đề cập ở trên); những dẫn chứng phong phú, xác thực với các con số cụ thể (hơn 50 nghìn đầu đạn hạt nhân được bố trí khắp hành tinh, trung bình mỗi người trên trái đất đang ngồi trên một thùng chứa 4 tấn thuốc nổ…); cách thể hiện trực tiếp thái độ của tác giả có tác dụng tích cực trong việc truyền cảm

xúc tới bạn đọc (Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó cuộc sống hoà bình, công bằng; Tôi rất khiêm tốn nhưng cũng rất kiên quyết đề nghị…)

Với câu hỏi và bài tập, GV cần linh hoạt trong cách thức tổ chức các hoạt động cho

HS Chẳng hạn với câu (a), (b), (c), (d), GV có thể tổ chức cho HS học cặp đôi hoặc nhóm Sau khi HS trình bày, GV chốt những nội dung cốt lõi, HS sẽ chuyển sang làm việc cá nhân giải quyết các câu hỏi (e), (g) để khắc sâu những hiểu biết của mình về thông điệp chính

và giá trị nghệ thuật của văn bản GV cần lựa chọn những điểm nhấn (ví dụ: câu hỏi tu

từ mở đầu văn bản, những thông tin trong câu hỏi (c), hay lời đề nghị ở cuối văn bản, )

để bình luận/hoặc mời một số HS có năng lực bình luận, nhằm tạo ấn tượng sâu đậm đối với HS, giúp các em nhận ra nguy cơ của chiến tranh hạt nhân, sự tốn kém đến phi lí của cuộc chạy đua vũ trang, và lời đề nghị vừa cao cả vừa đau xót của một nhà văn luôn khắc khoải trước hệ luỵ của chiến tranh với thân phận con người…

– Phương tiện dạy học: GV sử dụng linh hoạt để phù hợp với nội dung hoạt động dạy học và điều kiện thực tiễn (sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập, tài liệu

tham khảo liên quan, )

– Sản phẩm học tập của HS: Câu trả lời của HS dưới dạng viết/nói.

2 Các phương châm hội thoại (tiếp theo)

– Ý tưởng thiết kế hoạt động: Ở bài học trước HS được biết đến hai phương châm hội

thoại (về lượng, về chất) Bài học này giới thiệu tiếp về ba phương châm hội thoại: quan

hệ, cách thức, lịch sự Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một đưa ra những thành ngữ,

tục ngữ, ca dao nói về lời ăn tiếng nói, về cách ứng xử của con người trong giao tiếp có

Trang 32

liên quan đến các phương châm hội thoại này như một sự dẫn dắt Sau đó HS có thể

tổng kết được những bài học, kinh nghiệm cần rút ra, cũng là những kiến thức mới về các

phương châm hội thoại được học

– Nội dung hoạt động: HS thực hiện các bài tập dưới sự hướng dẫn của GV Với bài

tập (a), HS cần hiểu thành ngữ “ông nói gà, bà nói vịt” dùng chỉ một tình huống hội thoại

mà người nói và người nghe không hiểu ý nhau nên các lượt lời giữa họ không khớp với

nhau Nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy mục đích giao tiếp sẽ không

đạt được Vấn đề cần rút ra là: Trong giao tiếp cần nói đúng vào đề tài, tránh nói lạc đề

(phương châm quan hệ).

HS thực hiện bài tập (b) cần chỉ ra được các thành ngữ: dây cà ra dây muống, vòng

vo Tam Quốc, lúng búng như ngậm hột thị dùng để chỉ cách nói không rõ ràng, không dễ

nắm bắt thông tin bởi sự dài dòng, quanh quẩn, ấp úng Và những cách nói này khiến giao

tiếp khó đạt kết quả như mong muốn vì người nghe không thuận lợi trong việc thu thập và

xử lí các thông tin do người nói cung cấp Từ đó, HS rút ra được bài học trong giao tiếp:

Khi giao tiếp cần chú ý nói rõ ràng, ngắn gọn; tránh nói mơ hồ, dài dòng (phương châm

cách thức).

Thực hiện bài tập (c) HS cần chỉ ra được lời khuyên của ông cha ta qua một số câu

như: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”; “Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa

lòng nhau.”; “Vàng thì thử lửa thử than – Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời” Đó

là khi giao tiếp nên có thái độ lịch sự, tế nhị, dùng những lời nói dễ nghe, thể hiện được

thiện chí của người nói Bài học cần rút ra: Khi giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng người khác;

tránh cách nói thiếu lịch sự, coi thường người khác.

– Phương pháp tổ chức dạy học: GV có thể hướng dẫn HS làm việc theo cá nhân kết

hợp cặp đôi (sau khi cá nhân có câu trả lời sẽ chia sẻ với bạn và thống nhất ý kiến) Vì kiến

thức này có thể khái quát rất nhanh từ kinh nghiệm thực tiễn nên với HS khá giỏi, GV có

thể bổ sung thêm yêu cầu: từng cặp tạo hội thoại ngắn (một lời trao, một lời đáp) nhưng

có những biểu hiện vi phạm các phương châm hội thoại trên Sau khi các cặp đã có câu

trả lời, mời một số HS đại diện trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét GV chốt lại

những kiến thức cần nắm vững về ba phương châm hội thoại

– Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập, giấy

A0 ghi kết quả các bài tập…

– Sản phẩm học tập của HS: câu trả lời, kết quả làm các bài tập, những kiến thức cơ

bản được ghi chép lại

3 Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

– Ý tưởng thiết kế hoạt động: Nội dung này được thực hiện với 3 bài tập Bài tập (a),

(b) cung cấp những ngữ liệu cụ thể, HS đọc ngữ liệu vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

để giải quyết một số yêu cầu liên quan đến việc tìm hiểu nội dung đoạn văn (nhan đề, tìm

Trang 33

và chỉ rõ những câu văn có yếu tố miêu tả), dẫn dắt tới kiến thức mới (tác dụng của yếu

tố miêu tả trong văn thuyết minh) Bài tập (c) chốt lại những kiến thức mới cần hình thành

– Nội dung hoạt động: HS giải quyết các bài tập dưới sự hướng dẫn của GV Với bài tập (a), HS cần giải thích được nhan đề: Cây chuối trong đời sống Việt Nam nghĩa là cây

chuối nói chung, không phải là một cây chuối cụ thể và nêu lên ý nghĩa của cây chuối trong đời sống Việt Nam Tiếp theo, HS chỉ ra câu văn có yếu tố miêu tả Ví dụ: Trong câu “Đi khắp Việt Nam, nơi đâu ta cũng gặp những cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, toả ra vòm tán lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng”, có một

số yếu tố miêu tả như: thân mềm vươn lên, trụ cột nhẵn bóng, tán lá xanh mướt,

Những yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho hình ảnh cây chuối trở nên sinh động, lời văn có sức cuốn hút với người đọc, các đặc điểm của cây chuối thêm nổi bật, gây ấn tượng, giúp người đọc có thể tưởng tượng rõ về những cây chuối đầy sức sống

Với bài tập (b), HS cần đọc kĩ đoạn trích nói về cây so đũa, chỉ ra những yếu tố miêu tả

được sử dụng Ví dụ: lá so đũa hình bầu dục, thuôn dài xanh biếc quanh năm; những cánh hoa dài, mịn như nhung, mỏng manh thơm ngát, khum khum bao bọc nhụy hoa; dù kèm với món ăn nào hoa so đũa cũng dậy một mùi thơm thoảng nhẹ và dư vị hơi đăng đắng, ngòn ngọt của hoa cũng tạo nên những ấn tượng khó quên.

Những yếu tố miêu tả này giúp người đọc hình dung được rõ hơn về một số đặc điểm của lá, hoa so đũa, thấy được rõ hơn vẻ đẹp của chúng Bên cạnh những nội dung thông tin được cung cấp mang tính khách quan, chính xác (đặc điểm của văn thuyết minh), những yếu tố miêu tả giúp khơi gợi ở người đọc sự hào hứng, thích thú khi cảm nhận vẻ đẹp của đối tượng từ chính những đặc điểm đã được nói đến

Từ những kết quả đã làm ở hai bài tập (a), (b), HS khái quát lại và hoàn thành yêu cầu của bài tập (c): Văn bản thuyết minh có thể sử dụng yếu tố miêu tả, nhưng không nên

sử dụng nhiều sẽ dễ lệch sang kiểu bài miêu tả Nên chọn một số đặc điểm nổi bật để tả nhằm giúp cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng với người đọc, giúp cho bài văn thuyết minh thêm cụ thể, sống động, hấp dẫn

– Phương pháp tổ chức dạy học: Bài tập (a) và (b) có thể học theo hình thức cặp đôi hoặc nhóm Những câu hỏi trong sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một cần được vận

dụng linh hoạt với từng đối tượng HS (có thể đưa thêm những câu hỏi phụ gợi ý rõ hơn, hoặc đưa thêm những yêu cầu nâng cao – tập trung vào tác dụng của yếu tố so sánh – để

HS thảo luận) Với bài tập (c), HS có thể học theo hình thức cá nhân: tự viết câu trả lời Sau đó một số HS trình bày câu trả lời trước lớp để các bạn và thầy/cô nhận xét

Khi HS hoàn thành mỗi bài tập, GV nên tổ chức hoạt động chung cả lớp để chính xác hoá kết quả bài tập, từ đó nhấn mạnh những kiến thức cần lưu ý về yếu tố miêu tả, tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh

– Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập, tranh/

ảnh, bảng phụ ghi kết quả thảo luận nhóm…

– Sản phẩm học tập của HS: Kết quả trả lời hoặc ghi chép của HS khi thực hiện nhiệm

vụ học tập

Trang 34

C Hoạt động luyện tập

1 Luyện tập đọc hiểu văn bản

– Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để kết hợp rèn luyện kĩ năng nói, sách Hướng dẫn học

Ngữ văn 9, tập một đưa ra hai câu hỏi Câu (a) yêu cầu HS sau khi đọc hiểu văn bản, xác

định một vấn đề tâm đắc và trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề đó Câu (b) yêu cầu

HS khái quát nội dung bài học bằng cách vẽ sơ đồ thể hiện luận điểm và hệ thống luận cứ

của văn bản Qua đó HS vừa thấy rõ hơn tính lô gic chặt chẽ của cách triển khai vấn đề

vừa phát triển tư duy lô gic, khái quát

– Nội dung hoạt động: HS giải quyết các câu hỏi (a), (b) trong sách Hướng dẫn học

Ngữ văn 9, tập một dưới sự trợ giúp của GV Ở câu (a), HS có thể lựa chọn một trong

số các vấn đề: nguy cơ của chiến tranh hạt nhân; cuộc chạy đua vũ trang đã tước đi cơ

hội cải thiện cuộc sống của những người nghèo khổ nhất trên thế giới; nhiệm vụ của loài

người trong cuộc đấu tranh ngăn chặn vũ khí hạt nhân… Câu trả lời cần dựa trên thông tin

của từng vấn đề, làm rõ hơn bằng cách phân tích, bình luận, bày tỏ cảm xúc, thái độ, liên

tưởng tới thực tiễn Câu (b) tham khảo nội dung trả lời về bố cục của văn bản để vẽ sơ đồ

tư duy Trong sơ đồ cần chọn được những từ ngữ có ý nghĩa khái quát để thể hiện vừa

đảm bảo tính chính xác của nội dung câu trả lời, vừa thuận tiện cho việc nắm bắt thông

tin HS cần trình bày được những nội dung đã thể hiện trên sơ đồ đó

– Phương pháp tổ chức dạy học: GV hướng dẫn HS học theo nhóm để giải quyết câu

(a) Có thể định hướng để mỗi nhóm lựa chọn một vấn đề giúp cho việc tìm hiểu văn bản

thấu đáo hơn Vì là yêu cầu phát biểu suy nghĩ nên độ mở của câu trả lời khá rộng Tuy

nhiên, GV có thể đưa ra một số hướng dẫn HS như ở mục nội dung hoạt động đã nêu để

các em xác định được phạm vi Với câu (b), GV nên kết hợp hình thức học cá nhân (khi

vẽ sơ đồ) và hình thức cặp đôi (khi góp ý, nhận xét để hoàn thiện sơ đồ)

Sau khi giải quyết xong mỗi câu hỏi, một số HS trình bày kết quả trước lớp GV có thể

đưa ra một số tiêu chí đánh giá phần trình bày của mỗi nhóm (với câu a) để HS cùng tham

gia đánh giá Có thể chọn một, hai sơ đồ tiêu biểu (với câu b) đề nghị lớp có ý kiến hoàn

thiện, sau đó ghim lại trên góc học tập

– Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập

(nếu có)

– Sản phẩm học tập của HS: các câu trả lời, những ghi chép cần thiết liên quan đến

việc viết hoặc sửa đoạn văn

2 Luyện tập về phương châm hội thoại

– Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để HS nhận biết được các phương châm hội thoại không

được tuân thủ, lí giải về những biểu hiện của sự không tuân thủ đó; có ý thức tuân thủ các

Trang 35

phương châm hội thoại trong giao tiếp và biết cách xử lí trong một số tình huống cụ thể

mà các phương châm hội thoại có thể bị vi phạm

– Nội dung hoạt động: HS làm các bài tập (a), (b), (c) dưới sự hướng dẫn của GV Bài

tập (a), ví dụ 1 có sự vi phạm về phương châm quan hệ (thằng bé nói không đúng vào đề tài – người khách hỏi về bố nhưng lại trả lời về tờ giấy bố để lại) ở đây còn có sự vi phạm

về phương châm cách thức (không rành mạch giữa chuyện mẩu giấy và người cha nên nội dung truyền đạt được tiếp nhận không đúng) Ví dụ 2, phương châm lịch sự bị vi phạm

HS cần chỉ ra những từ ngữ thể hiện thái độ và hành động của cai lệ để thấy rõ điều này Bài tập (b), HS cần giải thích được nghĩa của một số thành ngữ và chỉ ra mối liên quan của

thành ngữ đó với phương châm hội thoại: nói băm nói bổ (nói bốp chát, thô bạo, không tế nhị – vi phạm phương châm lịch sự); nói như đấm vào tai (nói ngang ngược, khó chấp nhận, thể hiện sự vô lí – vi phạm phương châm lịch sự); nửa úp nửa mở (nói không hết thông tin, mập mờ – vi phạm phương châm cách thức); mồm loa mép giải (nói to, nói nhiều, lấn át người khác – vi phạm phương châm lịch sự); đánh trống lảng (nói sang đề tài khác, thể hiện không muốn tiếp tục vấn đề – vi phạm phương châm quan hệ) Bài tập (c), HS cần dựa vào

những phương châm hội thoại đã học để lí giải nguyên nhân người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt sau:

Nhân tiện đây tôi xin được hỏi; tiện đây anh có thể cho tôi biết: thể hiện ý người nói

không vi phạm phương châm quan hệ mặc dù vấn đề này không đúng với nội dung đang trao đổi

Cực chẳng đã tôi phải nói; tôi nói điều này có gì chưa phải chị bỏ qua cho: thể hiện ý

người nói không vi phạm phương châm lịch sự vì đã có lí do

Tôi chỉ có thể nói với anh; tôi không thể nói nhiều hơn: thể hiện ý người nói không vi

phạm phương châm cách thức mặc dù những thông tin được trao đổi có thể chưa đầy đủ

– Phương pháp tổ chức dạy học: HS giải quyết các nhiệm vụ theo hình thức cặp đôi

hoặc nhóm Sau khi có kết quả, một số HS trình bày trước lớp, GV tổ chức hoạt động chung cả lớp để nhận xét và chốt lại kết quả đúng của từng bài

– Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập (nếu

có)…

– Sản phẩm học tập của HS: Hoàn thành các bài tập, phiếu học tập (nếu có), những

ghi chép về kết quả thực hiện của cá nhân hoặc nhóm

3 Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

– Ý tưởng thiết kế hoạt động: Mục đích cuối cùng của những câu hỏi là rèn cho HS

kĩ năng đưa yếu tố miêu tả vào bài văn thuyết minh Mục đích này được thực hiện từ yêu cầu đơn giản (xác định đặc điểm của đối tượng thuyết minh) đến những yêu cầu phức tạp (viết và nhận xét về đoạn văn thuyết minh) và củng cố được cách đưa yếu tố miêu tả vào bài văn thuyết minh sau khi tìm hiểu, phân tích ngữ liệu và tạo lập đoạn văn

Trang 36

– Nội dung hoạt động: HS giải quyết các câu hỏi (a), (b), (c), (d) dưới sự hướng dẫn

của GV Với câu (a), HS cần xác định được đối tượng thuyết minh là cây sen, vì vậy một số

đặc điểm được trình bày ở đây là: chủng loại; môi trường sống; đặc điểm về thân, lá, hoa;

giá trị sử dụng của cây sen Từ những đặc điểm này, HS vận dụng để viết lại một đoạn văn

thuyết minh (câu b) trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả Ví dụ sử dụng yếu tố miêu tả lá: Lá

sen xanh mịn như những hình tròn đủ kích cỡ dập dềnh trên mặt nước…hoặc cánh hoa:

Cánh sen mỏng, mịn khum khum, nhiều lớp Sau đó HS cùng nhau trao đổi về những yếu

tố miêu tả được sử dụng trong đoạn văn, xem xét mức độ phù hợp, tác dụng của các yếu

tố miêu tả: tả sơ lược hay cụ thể, có lựa chọn được hình ảnh tiêu biểu không, có dừng lại

đúng lúc không, có thể hiện được khả năng quan sát kĩ lưỡng, khả năng tưởng tượng của

người viết không?… Từ những trao đổi, nhận xét HS cần rút ra được một số lưu ý để đưa

yếu tố miêu tả vào bài văn thuyết minh: lựa chọn yếu tố miêu tả phù hợp (đặc điểm và số

lượng); tìm những từ ngữ gợi hình ảnh, màu sắc, đường nét (từ láy) để thể hiện đặc điểm

của đối tượng; viết một hai câu văn chứa những từ ngữ, hình ảnh đã tìm…

– Phương pháp tổ chức dạy học: Câu hỏi (a), (b), GV có thể hướng dẫn HS học theo

hình thức cá nhân Sau khi cá nhân viết xong đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả sẽ trao

đổi với bạn để hiểu về tác dụng của những yếu tố miêu tả đó (câu c) Viết đoạn văn là một

nhiệm vụ mà nhiều HS rất ngại thực hiện Vì vậy GV cần có hình thức khuyến khích với

HS yếu kém Ví dụ: có thể sử dụng một số câu nguyên văn trong ngữ liệu, một số câu cần

có sự thay đổi về diễn đạt, cố gắng sử dụng được một yếu tố miêu tả trong đoạn văn Việc

rút ra những lưu ý nhằm mục đích khắc sâu cách đưa yếu tố miêu tả vào bài văn thuyết

minh GV nên cố gắng hệ thống thành các bước để những HS yếu có thể vận dụng được

(căn cứ vào gợi ý ở nội dung hoạt động để thực hiện)

– Phương tiện dạy học: GV linh hoạt lựa chọn phương tiện (phiếu học tập, giấy A0

ghi kết quả thảo luận, )

– Sản phẩm học tập của HS: các câu trả lời, phiếu học tập, những ghi chép về kết quả

thực hiện của cá nhân hoặc nhóm

D Hoạt động vận dụng

– Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để HS có thể vận dụng được những kiến thức, kĩ năng

đã học vào giải quyết một số bài tập có sự kết nối với thực tiễn, hệ thống lại những kiến

thức tiếng Việt cần nắm vững

– Nội dung hoạt động: HS có thể chọn một trong các bài tập để làm hoặc làm tất cả

các bài tập dưới sự hướng dẫn của GV Với bài tập 1, HS cần tìm ít nhất một tài liệu là

bài viết, tranh ảnh… trên báo, đài, tivi, mạng in-tơ-nét nói về tác hại của chiến tranh hoặc

nguy cơ của chiến tranh hạt nhân; giới thiệu với bạn đó là cuộc chiến tranh nào, ở đâu,

Trang 37

hậu quả gây ra như thế nào, cảm xúc/suy nghĩ của bản thân… hoặc nguy cơ của chiến tranh hạt nhân thể hiện như thế nào, nó đe doạ loài người ra sao, cộng đồng đã có những hành động gì để ngăn chặn…

Bài tập (2) giúp HS hệ thống lại kiến thức về các phương châm hội thoại một cách lô gic Bài tập (3) yêu cầu HS tạo lập đoạn văn thuyết minh về con vật nuôi hữu ích, biết sử dụng yếu tố miêu tả phù hợp, hiệu quả

– Phương pháp tổ chức dạy học: GV hướng dẫn HS học theo hình thức cá nhân kết

hợp với cặp đôi (trao đổi sau khi đã có kết quả)

– Phương tiện dạy học: sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, các tài liệu tham

khảo liên quan…

– Sản phẩm học tập của HS: bài viết của HS, ghi chép, đoạn băng ghi âm (nếu có)…

E Hoạt động tìm tòi mở rộng

– Ý tưởng thiết kế hoạt động: Bài tập (1) giúp HS mở rộng hiểu biết về nhà văn

Mác-két, rèn kĩ năng đọc hiểu thu thập thông tin Bài tập (2) giúp HS ý thức được việc vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp

– Nội dung hoạt động: HS thực hiện các yêu cầu của bài tập (1), (2) dưới sự hướng

dẫn của GV

– Phương pháp tổ chức dạy học: GV có thể hướng dẫn HS thực hiện theo hình thức

cá nhân Để thực hiện bài tập (1), HS có thể tìm hiểu thông tin về nhà văn trên mạng in-tơ-nét hoặc sách báo Khuyến khích HS trao đổi với bạn về những thông tin mình thu được Với bài tập (2) nếu có điều kiện HS ghi âm lại những đoạn hội thoại, nếu không các em có thể chép lại đoạn hội thoại hoặc câu chuyện vào vở

– Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, tài liệu tham khảo

có liên quan…

– Sản phẩm học tập của HS: bài viết của HS theo yêu cầu của nhiệm vụ.

3 Hoạt động đánh giá

Với bài học này, có thể đánh giá những năng lực sau của HS:

– Năng lực tiếp nhận văn bản: Trả lời các câu hỏi khi đọc hiểu văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình; đọc hiểu một số đoạn ngữ liệu được sử dụng để hình thành kiến

thức về các phương châm hội thoại (quan hệ, cách thức, lịch sự), sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh…

Trang 38

– Năng lực tạo lập văn bản: Tạo lập đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.

– Năng lực sử dụng tiếng Việt: Sử dụng phù hợp các phương châm hội thoại trong

giao tiếp

– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ: Nhận ra được những vẻ đẹp thể hiện qua giá trị nội dung,

nghệ thuật của các đoạn văn, văn bản được đọc, được học

1 Kiến thức, kĩ năng, thái độ học sinh cần đạt được

– Kiến thức: Hiểu được nội dung ý nghĩa của văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống

còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em; hiểu về quan hệ giữa phương châm hội

thoại với tình huống giao tiếp, những tình huống giao tiếp không tuân thủ phương châm

hội thoại; hiểu về từ xưng hô trong tiếng Việt

– Kĩ năng: Chỉ ra và phân tích được một số chi tiết tiêu biểu trong văn bản Tuyên bố

thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, qua đó hiểu được

một phần về cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo

vệ, chăm sóc trẻ em; thấy được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo

vệ, chăm sóc trẻ em; vận dụng được các phương châm hội thoại, các từ xưng hô phù hợp

với tình huống giao tiếp; viết bài văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật

và yếu tố miêu tả

– Thái độ: Có ý thức về quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em; có ý thức vận

dụng các phương châm hội thoại, từ ngữ xưng hô phù hợp để đạt hiệu quả khi giao tiếp;

có ý thức sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong khi tạo lập văn bản

thuyết minh

Trang 39

2 Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh

– Năng lực tiếp nhận văn bản (thông qua đọc hiểu và trao đổi về văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em).

– Năng lực tạo lập văn bản (thông qua thực hành viết bài văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả)

– Năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực giao tiếp (thông qua thực hành về phương châm hội thoại; trình bày ý kiến, tham gia hoạt động nhóm, )

– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (thông qua thực hành đọc hiểu giá trị của văn bản)

II TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1 Hướng dẫn chung

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em là một

văn bản nhật dụng thuộc chủ đề bảo vệ trẻ em Văn bản trích dẫn không phải là toàn bộ lời

Tuyên bố sau đó còn hai phần “Cam kết”, “Những bước tiếp theo” nhằm khẳng định quyết

tâm và nêu ra một chương trình cụ thể cần thực hiện Hưởng ứng Tuyên bố này, Hội đồng

Bộ trưởng nước CH XHCH Việt Nam đã quyết định Chương trình hành động vì sự sống còn, quyền được phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2000 và đặt thành một

bộ phận của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước Khi hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản, GV cần gợi được một số điểm chính của bối cảnh thế giới cuối thế kỉ XX

để tạo tâm thế cho HS (kinh tế tăng trưởng, khoa học kĩ thuật phát triển, tính cộng đồng các quốc gia được củng cố,…) Đây là những điều kiện thuận lợi để trẻ em có quyền sống và phát triển tốt hơn Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những khó khăn như sự phân hoá giàu nghèo, tình trạng chiến tranh và bạo lực, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị bóc lột và thất học có nguy cơ gia tăng… Vì văn bản khá dài, GV nên tập trung vào việc xác định bố cục, tìm nội dung chính của từng phần, đi sâu khai thác một số khía cạnh và sau đó khái quát nội dung, ý nghĩa của văn bản

Ở nội dung dạy học Tiếng Việt, HS tìm hiểu về quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp, về những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại,

về cách xưng hô trong giao tiếp Khi thiết kế các hoạt động, GV nên dẫn dắt từng bước

để giúp HS đạt đến mục tiêu bài học Tiến trình phù hợp vẫn là tìm hiểu ngữ liệu, trao đổi những vấn đề có liên quan tới kiến thức mới và nhận xét, kết luận để rút ra kiến thức mới, thực hành một số bài tập để củng cố kiến thức, kĩ năng Một số bài tập nâng cao, mở rộng hướng đến việc nhận diện những tình huống giao tiếp trong thực tiễn không tuân thủ các phương châm hội thoại vì lí do khác nhau giúp HS hiểu rằng phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp

Trang 40

2 Hướng dẫn cụ thể cho mỗi hoạt động

– Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để HS bộc lộ được hiểu biết của bản thân về vấn đề

đặt ra trong bài đọc (quyền trẻ em) và liên hệ với thực tiễn để những hiểu biết đó trở nên

phong phú, sâu sắc hơn

– Nội dung hoạt động: HS chia sẻ những hiểu biết tuỳ theo khả năng của mình về

quyền của trẻ em Ví dụ: quyền được học tập, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền

được sống chung với cha mẹ, quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân

phẩm và danh dự… Sau đó, liên hệ với bản thân và các bạn để đưa ra những nhận xét

xem các em đã được hưởng những quyền đó như thế nào (Các em được đi học, được bố

mẹ, người thân nuôi dưỡng chăm sóc ra sao? Đến trường các em có được tôn trọng về

danh dự, nhân phẩm, thân thể hay không? )

– Phương pháp tổ chức dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một gợi ý hoạt

động khởi động với hai yêu cầu GV có thể hướng dẫn tổ chức cho HS thực hiện cá nhân,

sau đó một số HS phát biểu trước lớp Sau hoạt động này, HS biết thêm về quyền của trẻ

em, về việc gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội đã thực thi những quyền đó như thế

nào GV khái quát những câu trả lời của HS sau đó dẫn dắt vào nội dung bài đọc

– Phương tiện dạy học: GV có thể sử dụng một số tài liệu, tranh ảnh,… nói về quyền

của trẻ em, hay cuộc sống hạnh phúc hoặc những bất hạnh của trẻ em trên thế giới

– Sản phẩm học tập của HS: Những chia sẻ của HS về câu hỏi ở Hoạt động khởi động

B Hoạt động hình thành kiến thức

1 Tìm hiểu văn bản

– Ý tưởng thiết kế hoạt động: 5 câu hỏi đọc hiểu được xây dựng với mục đích giúp HS

khai thác nội dung văn bản Bắt đầu bằng việc xác định bố cục và nội dung chính của từng

phần (câu a, b) Tiếp theo là tìm hiểu nội dung cụ thể của mỗi phần đó (câu c, d, e)

– Nội dung hoạt động: HS giải quyết 5 câu hỏi dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV để

hiểu một phần thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới, hiểu vấn đề bảo vệ quyền

lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là vô cùng quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn

cầu; vấn đề này đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế

Với từng câu hỏi, HS cần bám sát văn bản để tìm được câu trả lời phù hợp Các mục

1 và 2 của văn bản khẳng định quyền được sống, được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Các mục còn lại được chia thành 3 phần

Ngày đăng: 16/06/2020, 16:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w