Tiểu luận Dự báo và Cung cấp bổ sung (CPFR) là một trong những giải pháp quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng (SCM) nhằm hạn chế Hiệu ứng Roi Da – gây ra việc sản xuấtcung ứng không đúng với nhu cầu thực tế.
Trang 1MỤC LỤC 1
CHƯƠNG I: CPFR – BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN HIỆU ỨNG ROI DA 1
1 Hiệu ứng Roi da (Bullwhip Effect) 2
2 Khái niệm CPFR 3
3 Mô hình CPFR 5
4 Ưu và nhược điểm CPFR 7
CHƯƠNG II: CPFR THÀNH CÔNG CỦA MỘT SỐ CÔNG TY 9
1 SuperDrug và Johnson & Johnson 9
2 Hewlett-Packard và các đối tác phân phối Cấp 1 10
CHƯƠNG III: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CPFR CHO CÁC CÔNG TY VỪA VÀ NHỎ (SMEs) 14
1 QUINRO và MABE – Khi SMEs ứng dụng CPFR 14
1 Cơ hội 16
2 Thách thức 16
TỔNG KẾT 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
1
Trang 2CHƯƠNG 1
1 Hiệu ứng Roi Da (Bullwhip Effect)
Hình 1: Mô tả Hiệu ứng Roi Da Hiệu ứng “Cái Roi Da” hay Bullwhip Effect được phát hiện năm 1961 bởi tiến sĩ Ray Forrester Biểu hiện cụ thể của hiệu ứng này là thông tin về nhu cầu của thị trường cho một sản phầm/hàng hóa nào đó bị bóp méo, khuếch đại lên dẫn đến sự dư thừa tồn kho, gây ảnh hưởng tới các chính sách giá, đồng thời tạo ra những phản ánh sai lệch, không chính xác trong nhu cầu thị trường Hiệu ứng “Cái Roi Da” xuất hiện trong quá trình đưa ra dự đoán về nhu cầu của các kênh phân phối trong chuỗi cung ứng
Có 4 nguyên nhân chính gây ra Hiệu ứng Roi Da
Cập nhật dự báo nhu cầu: Mọi công ty trong chuỗi cung ứng thường dự báo
sản lượng sản phẩm để lập kế hoạch sản xuất, lập kế hoạch năng lực, kiểm soát hàng tồn kho và lập kế hoạch yêu cầu nguyên vật liệu dựa trên lịch sử đơn đặt hàng của khách hàng trực tiếp Từng thành viên trong chuỗi cung ứng đều dự đoán mô hình nhu cầu một cách riêng biệt dựa trên những gì họ quan sát Các yếu tố hành vi như nhận thức và sự nghi ngờ của các thành viên cũng đóng một vai trò quan trọng trong số lượng đặt hàng Chính sự đánh giá riêng lẻ cũng như tính chủ quan trong việc đánh giá là nguyên nhân gây ra Hiệu ứng Roi Da
Dồn đơn hàng: Khi một công ty trong chuỗi cung ứng nhận được một đơn
hàng, các nhà cung cấp cho công ty này không tiến hành cung ứng ngay tại thời điểm đặt hàng vì thời gian gấp và chi phí xử lý đơn hàng cao Các đơn hàng, vì vậy, có thể được gom lại để chờ đợt sản xuất lớn hoặc cung ứng trước nếu còn tồn kho Vì thế các công ty thường lựa chọn đặt hàng theo chu kỳ (tuần hoặc tháng, năm…), từ đó tạo nên hệ thống tích trữ nguyên liệu đều đặn và an toàn dựa theo chu kỳ đặt hàng Tuy vậy có thể có chu kỳ nào đó đơn hàng tăng cao bất thường, hoặc giảm đột ngột, khiến cho việc sản xuất đều đặn gặp vấn đề, và nhà cung cấp phải chịu việc thiếu hoặc thừa hàng, dẫn đến Hiệu ứng Roi Da
Biến động về giá cả: các thành viên trong chuỗi cung ứng đều có các chương
trình khuyến mãi đặc biệt cho đối tác/khách hàng của mình như giảm giá trực tiếp, giảm giá theo số lượng đặt hàng Tất cả các chương trình khuyến mãi này dẫn đến biến động giá cả của sản phẩm Kết quả là khách hàng mua với số lượng không phản ánh nhu cầu trước mắt của họ (thường là mua số lượng lớn hơn thông thường và dự trữ) Khi giá của sản phẩm thấp (bởi các chương trình khuyến mại), khách hàng mua với số lượng lớn hơn mức cần thiết Khi giá của sản phẩm trở lại bình thường, khách hàng sẽ ngừng mua cho đến khi họ hết hàng tồn kho Kết quả là, mô hình mua của khách hàng không phản ánh mô hình tiêu thụ của nó và sự thay đổi của số lượng mua lớn hơn nhiều so với biến động của tỷ lệ tiêu thụ Điều đó khiến cho nhà sản xuất/nhà cung cấp dự báo sai
Trang 3lệch về nhu cầu và thời điểm hết hàng của đối tác/khách hàng của mình, và tất yếu là hậu quả của Hiệu ứng Roi Da xuất hiện
Trò chơi tạo sự hạn chế và thiếu hụt: Khi nhu cầu sản phẩm vượt quá cung, nhà
sản xuất thường phân phối một cách có điều tiết sản phẩm của mình cho khách hàng (bằng cách phân chia phần trăm sản phẩm tùy theo mức độ quan trọng của đơn hàng hoặc độ thân thiết/độ lớn của đối tác hoặc chia theo nguồn tiền ứng trước của từng khách hàng…) Biết được việc nhà cung cấp có thể hạn chế lượng sản phẩm, đối tác/khách hàng sẽ phóng đại nhu cầu thực sự của họ khi đặt hàng Sau đó, khi nhu cầu đã được đáp ứng đủ, các đơn đặt hàng dư sẽ được hủy tất nhiên điều này cũng làm sai lệch hoàn toàn thông tin về thị trường, khiến nhà sản xuất sản phẩm bị động và hứng chịu hậu quả của Hiệu ứng Roi Da
Tác động và ảnh hưởng của Hiệu ứng Roi Da lên chuỗi cung ứng
Hiệu ứng Roi Da gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng và doanh nghiệp Những thay đổi nhỏ về nhu cầu sản phẩm của khách hàng có thể gây ra những thay đổi lớn trong các khâu của chuỗi cung ứng Tác động này thể hiện trên phạm vi lớn hơn gây ra là tình trạng “bơm vào buồng phổi” chu kỳ kinh doanh Hiệu ứng Roi Da ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp khi nhu cầu đột nhiên tăng nhanh Do mỗi công ty trong chuỗi cung ứng lại có một cái nhìn khác nhau
về toàn cảnh nhu cầu thị trường, điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả phối hợp trong chuỗi cung ứng Trong tình huống này, nhà sản xuất sẽ gia tăng sản xuất để thỏa mãn nhu cầu Tại điểm này, hoặc là nhu cầu thay đổi, hoặc là sản phẩm sản xuất ra lớn hơn nhiều so với mức nhu cầu cần đáp ứng thực sự Nhà sản xuất cũng như phân phối không nhận ra điều này nên tiếp tục sản xuất và tồn trữ sản phẩm Kết quả đó là lượng sản phẩm dư thừa quá lớn, lượng tồn kho quá nhiều, chi phí vận tải và lao động tăng Điều này cũng dẫn đến trường hợp nhà sản xuất ngưng hoạt động máy móc, cắt giảm nhân viên, nhà phân phối gặp khó khăn trong quản lý hàng tồn kho và giá trị sản phẩm trên thị trường bị giảm
Cách khắc phục và đối phó với Hiệu ứng Roi Da
Theo lý thuyết, Hiệu ứng Roi Da sẽ không xảy ra khi doanh nghiệp đặt chính xác
số lượng đơn hàng đáp ứng đủ nhu cầu của từng thời kì Để đạt được điều đó, cần phải
có sự thông suốt và chính xác của các luồng thông tin về cung và cầu từng công ty trong chuỗi cung ứng Đây là cơ sở để hình thành giải pháp Hoạch định, dự báo và bổ sung theo mô hình cộng tác - CPFR
2 Khái niệm hợp tác Hoạch định, Dự báo và Cung cấp bổ sung – CPFR (Collaborative Planning, Forecasting and Replenishment)
CPFR - Hợp tác Hoạch định, Dự báo và Cung cấp bổ sung - là một sáng kiến
đa ngành được thiết kế nhằm cải thiện mối quan hệ nhà cung cấp/nhà sản xuất/nhà bán
lẻ thông qua các quy trình lập kế hoạch đồng quản lý và chia sẻ thông tin Nó là một phương pháp nằm trong chuỗi cung ứng tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả thông qua
sự hợp tác trực tiếp giữa tất cả các đối tác thương mại với sự tập trung tối đa vào người tiêu dùng
Trước đây, các chiến lược kiểm soát hàng tồn kho như Quản lý tồn kho bởi Nhà cung cấp Vendor Managed Inventory (VMI) hoặc Chương trình Bổ sung Liên tục -Continous Replishment Program (CRP) cũng đã tập trung vào hợp tác nhằm tăng hiệu quả Tuy nhiên, những chiến lược này chỉ giải quyết một khía cạnh của chuỗi cung ứng, bỏ qua những yếu tố quan trọng khác như lập kế hoạch và dự báo sản xuất Trọng
3
Trang 4tâm của CPFR rộng hơn và mục tiêu cũng lớn hơn CPFR sử dụng các hệ đo lường thông thường, ngôn ngữ tiêu chuẩn và doanh nghiệp ký các thỏa thuận chung để nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng nhằm mang lại lợi ích cho tất cả các thành viên tham gia
Cơ sở của CPFR là tất cả các thành phần của chuỗi cung ứng cùng tham gia phát triển một dự báo đồng thời Mỗi thành phần tham gia trong một qui trình CPFR (ví dụ cung ứng, sản xuất, phân phối hoặc bán lẻ) có thể xem và sửa đổi dữ liệu dự báo để tối ưu hóa các quá trình dọc từ đầu đến cuối chuỗi cung ứng Đặc biệt, CPFR đặt dấu chấm hết cho các dự đoán trong dự báo CPFR có nghĩa là các nhà sản xuất và nhà bán lẻ chia sẻ kế hoạch của họ với các kiến thức được chi tiết hóa đến lượng tiêu thụ và tồn kho của mỗi đơn vị
Mô hình CPFR không hẳn là một tiêu chuẩn kỹ thuật, nó được coi là một kỹ xảo kinh doanh, kết hợp một cách thông minh các đối tác thương mại với nhau nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng Lợi ích của CPFR cho tới thời điểm này được chứng minh trong việc tăng mức độ sẵn có của các món hàng trong các cửa hàng bán lẻ, giảm lượng tồn kho, giảm chi phí vận chuyển và logistics nói chung
Dựa trên các thỏa thuận được lựa chọn giữa các đối tác thương mại, các thông tin sau đây có thể được trao đổi:
Kế hoạch kinh doanh
Chương trình khuyến mãi
Thông tin giới thiệu sản phẩm mới
Dữ liệu kiểm kê
Dữ liệu điểm bán hàng (POS) và dự báo
Kế hoạch sản xuất và năng lực
Thông tin về chuỗi cung ứng thời gian thực (ví dụ: CRP) CPFR
Dựa trên định hướng của các đối tác và chiều sâu của sự hợp tác, có hai loại hình hợp tác, cụ thể là, hợp tác chiến lược và hợp tác hoạt động Lợi ích của việc hợp tác thường chỉ được tối đa hóa khi nhà bán lẻ quyết định loại hình kết hợp mà họ muốn thực hiện
Dù là hình thức nào thì cơ sở của CPFR vẫn là hợp tác "win - win", vốn vượt trội hơn
là "win - lost" của phương pháp truyền thống Để đạt được như vậy cần phải để ý tới các nguyên tắc sau:
Tập trung vào người tiêu dùng và định hướng tới thành công của chuỗi giá trị
Lập kế hoạch dựa trên dự báo nhu cầu chung xuyên suốt toàn chuỗi giá trị
Cam kết chia sẻ rủi ro thông qua dự báo chung
Sự khác biệt giữa phương pháp chuỗi cung ứng hiện tại và CPFR:
Phân loại Chuỗi cung ứng thông thường Chuỗi cung ứng có CPFR
Mức độ
liên kết
Kế hoạch riêng lẻ của Nhà bán
lẻ, Nhà sản xuất và Nhà cung cấp
Chia sẻ chung kế hoạch theo tam giác: Nhà bán lẻ - Nhà sản xuất – Nhà cung cấp
Cơ sở đặt
hàng
Đặt hàng dựa trên lịch sử (Số lượng hàng, dữ liệu trực tiếp hoặc hệ thống hỗ trợ bán hàng)
Đặt hàng dựa trên dự báo sử dụng dữ liệu trực tiếp hoặc hệ thống hỗ trợ bán hàng và các hoạt động marketing
Khả năng
phản ứng
Sản xuất
và cung
ứng
Tập trung vào thực thi Tập trung vào kế hoạch
Khả năng Phụ thuộc quan điểm của kho Phụ thuộc quan điểm của kho vận,
Trang 5kiểm soát vận bán hàng, tiếp thị, cung ứng và
hoạch định
Mục tiêu Cắt giảm chi phí Tăng trưởng doanh thu cùng đối tác
Trọng tâm
quản lý Quản lý tồn kho Quản lý theo vai trò
Phương
thức hoạt
động
Tối ưu hóa bổ sung kho Tối ưu hóa quảng cáo, giới thiệu sản
phẩm, mức độ dự trữ và nhu cầu bổ sung
Cơ sở sản
xuất dựa
vào
Dự báo đơn lẻ từ Nhà cung cấp, Nhà sản xuất và Nhà bán lẻ
Dự báo kinh doanh thống nhất được chia sẻ thông qua hợp tác
3 Mô hình CPFR
Mô hình CPFR cung cấp một bộ khung chung cho các khía cạnh cộng tác gồm:
Thiết lập chiến lược và quy hoạch các nguyên tắc cơ bản cho quan hệ hợp tác
Quản lý cung cấp dựa theo nhu cầu tiêu dùng, quản lý các yêu cầu đặt hàng và giao hàng trong kế hoạch chung
Thực hiện đơn đặt hàng, giao hàng, nhận hàng và bổ sung vào hệ thống bán lẻ, ghi lại các giao dịch bán hàng và thanh toán
Đánh giá việc kiểm soát các hoạt động lập kế hoạch và thực hiện cho các điều kiện ngoại lệ Tổng hợp kết quả và tính toán các chỉ số hiệu suất chính Chia sẻ thông tin chi tiết và điều chỉnh kế hoạch để kết quả được cải thiện liên tục
Hầu hết các công ty đều tham gia vào tất cả các hoạt động kể trên vào bất kỳ thời điểm nào Các vấn đề trong quá trình thực hiện có thể ảnh hưởng đến chiến lược và phân tích lại những vấn đề đó nhằm điều chỉnh dự báo một cách kịp thời
Hình 2: Mô hình CPFR 2.0 (GS1 US - 2014)
5
Trang 6CPFR bao gồm 3 nhiệm vụ chính là Collaborative Planning, Forecasting và Replenishment, trong đó mỗi thành phần ứng với các hoạt động sau:
Hợp tác Hoạch định (Collaborative Planing): Đây là hoạt động thương lượng,
thỏa thuận ban đầu để tiến tới xác định trách nhiệm của mỗi công ty (mỗi bên tham gia) sẽ tham gia hợp tác với nhau trong mô hình CPFR Trong hoạt động đầu tiên này, các bên tham gia sẽ xây dựng kế hoạch liên kết làm việc với nhau như thế nào để đáp ứng đủ lượng cung – cầu
Hợp tác Dự báo (Collaborative Forecasting): Đây là hoạt động thực hiện dự
báo doanh thu cho tất cả các công ty tham gia hợp tác Sau đó, xác định sự khác biệt hay trường hợp ngoại lệ giữa các công ty và giải quyết các trường hợp ngoại lệ để tạo ra dự báo doanh số bán hàng chung
Hợp tác Cung cấp bổ sung (Collaborative Replenishment): Thực hiện dự báo
các đơn hàng cho tất cả các công ty tham gia hợp tác Xác định trường hợp ngoại lệ giữa các công ty Giải quyết các trường hợp ngoại lệ nhằm đưa ra kế hoạch sản xuất và phân phối hiệu quả Thực hiện đơn hàng nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng
Quy trình hoạt động của CPFR được Tổ chức VICS (đã sáp nhập với GS1 US năm 2012) mô tả gồm 9 bước sau:
• Bước 1: Phát triển thỏa thuận hợp tác
• Bước 2: Xây dựng kế hoạch kinh doanh chung
• Bước 3: Phát triển dự báo bán hàng
• Bước 4: Xác định các trường hợp cá biệt trong dự báo bán hàng
• Bước 5: Hợp tác đối với các trường hợp ngoại lệ
• Bước 6: Xây dựng dự báo đặt hàng
• Bước 7: Xác định ngoại lệ trong dự báo đặt hàng
• Bước 8: Hợp tác đối với các ngoại lệ
• Bước 9: Đặt hàng
Chi tiết:
Hoạch định Bước 1: Phát triển
thỏa thuận hợp tác Bước 2: Xây dựng
kế hoạch kinh doanh chung
* Xác định các vùng hợp tác
* Mô tả các mục tiêu và khuôn khổ cộng tác
* Xác định trách nhiệm
* Kế hoạch kinh doanh
* Thông tin tổ chức
* Thông tin về vai trò, chiến lược, chiến thuật từng thành viên
Dự báo Bước 3: Phát triển
dự báo bán hàng Bước 4: Xác định các trường hợp cá biệt trong dự báo bán hàng
Bước 5: Hợp tác đối với các trường hợp ngoại lệ
* Tạo dựng và chia
sẻ dự báo doanh thu
* Xác định và giải quyết các ngoại lệ nhằm thống nhất
dự báo doanh thu
* Sự kiện
* Kế hoạch quảng bá, tiếp thị
* Thông tin sản phẩm mới
* Dự báo cá nhân
* Dự báo có điều kiện
Bước 6: Xây dựng
dự báo đặt hàng Bước 7: Xác định
* Tạo dựng và chia
sẻ dự báo đơn đặt hàng
* Thời gian cần thiết để sản xuất
* Dữ liệu hậu cần
Trang 7ngoại lệ trong dự báo đặt hàng
Bước 8: Hợp tác đối với các ngoại lệ
* Xác định và giải quyết các ngoại lệ nhằm thống nhất
dự báo đơn hàng
* Hàng tồn kho
* Hàng giao vận
* Mục đích của hàng tồn kho
Bổ sung Bước 9: Đặt hàng * Cam kết và tiến
hành đặt hàng từ
dự báo đơn đặt hàng đã thống nhất
* Dữ liệu đặt hàng
4 Ưu và nhược điểm của CPFR
a Ưu điểm
Cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng: Giảm tình trạng hết
hàng và rút ngắn chu kỳ đặt hàng khiến chuỗi cung ứng phản ứng nhanh hơn và đáng tin cậy hơn, do đó cải thiện lượng sản phẩm có thể cung cấp và tăng sự hài lòng của người tiêu dùng CPFR giúp đưa đúng sản phẩm vào đúng nơi và đúng thời điểm
Dự báo chính xác hơn với việc chia sẻ dự báo thống nhất: Việc chia sẻ một dự
báo thống nhất dọc theo chuỗi cung ứng cho phép người tham gia hưởng lợi từ
sự phối hợp và khả năng tập trung của các đối tác Tùy thuộc vào vị trí của họ trong chuỗi cung ứng và các hoạt động trong chuỗi cung ứng, các đối tác có thể
có những quan điểm khác nhau về thị trường và thông tin, cũng như dữ liệu người tiêu dùng, kinh nghiệm và dữ liệu nghiên cứu khác nhau Kết hợp kiến thức này là nền tảng tăng độ chính xác của dự báo
Cải thiện mối quan hệ giữa các đối tác thương mại: Mối quan hệ sẽ cải thiện
khi sự cộng tác diễn ra Các đối tác thương mại sẽ hiểu rõ hơn về doanh nghiệp của mình bằng cách thường xuyên trao đổi thông tin và thiết lập các kênh giao tiếp trực tiếp
Tăng doanh thu: Hợp tác về lập kế hoạch và dự báo làm giảm tình trạng hết
hàng, mất doanh thu và tăng lượng sản phẩm có thể cung cấp, tức là đặt đúng sản phẩm vào đúng nơi và đúng thời điểm Điều này làm tăng doanh số bán hàng cho đối tác, đồng nghĩa với việc tăng doanh thu cho tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng
Giảm tồn kho: Một lý do để dự trữ hàng là nhằm bù đắp cho việc dự báo không
chính xác Tăng độ chính xác của dự báo tạo điều kiện giảm lượng hàng dự trữ, giảm mức tồn kho và tăng lượng hàng có thể cung cấp cho khách hàng
Giảm chi phí: Bằng cách căn chỉnh lịch sản xuất với dự báo thống nhất, chi phí
sẽ giảm xuống thông qua giảm thời gian chuẩn bị, tránh sản xuất lặp Giảm hàng tồn kho còn giảm chi phí vốn và chi phí quản lý
Nâng cao năng lực sản xuất: Dự báo chính xác hơn khiến năng lực sản xuất
hiệu quả hơn vì kế hoạch sản xuất có mục tiêu rõ ràng hơn
Ưu điểm lớn nhất của CPFR chính là ngăn chặn Hiệu ứng Roi Da thông qua chia sẻ thông tin giữa các đối tác với nhau, cụ thể là:
Khung sáng kiến phối hợp trong chuỗi cung ứng Nguyên
nhân Hiệu
ứng Roi Da
Chia sẻ thông tin Kênh liên kết Hiệu quả hoạt động
Cập nhật
dự báo nhu * Hiểu động lực họchệ thống * Quản lý tồn kho bởinhà cung cấp (VMI) * Giảm thời gian cầnthiết để sản xuất
7
Trang 8cầu * Sử dụng dữ liệu
điểm bán hàng (POS)
* Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)
* Internet
• Đặt hàng hỗ trợ bởi máy tính (CAO)
* Giảm giá cho việc chia sẻ thông tin
* Tư vấn khách hàng
* Kiểm soát hàng tồn kho theo bậc thang
Dồn đơn
hàng * Trao đổi dữ liệuđiện tử (EDI)
* Đặt hàng qua Internet
* Giảm giá theo trọng lượng vận tải
* Hẹn giao hàng
* Hợp nhất
* Thuê ngoài Logistics
* Giảm chi phí đặt hàng cố định bằng EDI hoặc thương mại điện tử
* Đặt hàng hỗ trợ bởi máy tính (CAO)
Biến động
giá cả
* Chương trình bổ sung liên tục (CRP)
* Chi phí thấp thường xuyên không đổi (EDLC)
* Giá thấp thường xuyên không đổi (EDLP)
* Kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC)
Trò chơi
“hạn chế
và thiếu
hụt”
* Chia sẻ dữ liệu bán hàng, dung lượng và tồn kho
* Phân bổ dựa trên doanh thu trong quá khứ
Những con số chứng minh hiệu quả của CPFR (ARM Research):
Lợi ích của nhà bán lẻ Cải tiến điển hình
Tỉ lệ sử dụng kho tốt hơn 2% - 8%
Lợi ích của nhà sản xuất Cải tiến điển hình
Chu kỳ đặt hàng nhanh hơn 12% - 30%
Dịch vụ với khách hàng tốt hơn 5% -10%
b Nhược điểm:
Dự báo sai do hệ thống ghi nhận hành vi của một đơn vị trên thị trường nhưng nhập dữ liệu phân tích và gán cho cả thị trường dẫn đến sai sót toàn hệ thống
Chi phí hình thành CPFR ban đầu là cao do yêu cầu đồng bộ hóa về quy trình quản lý, sản xuất, hoạch định, dự báo và chia sẻ
Phụ thuộc năng lực của đối tác
Trang 9CHƯƠNG II: CPFR THÀNH CÔNG CỦA MỘT SỐ CÔNG TY
1 Superdrug và Johnson & Johnson
Giới thiệu công ty:
Superdrug có hơn 700 cửa hàng trên khắp Vương quốc Anh, cung cấp cho khách hàng của mình trung bình hơn 6.000 dòng sản phẩm với hơn 900 cửa hàng
Johnson & Johnson là một nhà sản xuất dược phẩm, thiết bị y tế và hàng tiêu dùng toàn cầu của Mỹ được thành lập vào năm 1886
Mô hình chuỗi cung ứng của Superdrug và Johnson & Johnson:
Hình 3: Mô hình chuỗi cung ứng của Superdrug và Johnson & Johnson
Thách thức
Hàng tồn kho: Trước thời điểm hợp tác, lượng hàng tồn kho của Superdrug với các sản phẩm (trong đó có cả của J&J) là tương đối cao và khiến ban lãnh đạo của công ty này không hài lòng
Quan hệ với đối tác: Superdrug muốn tranh thủ sự hợp tác để phát triển mối quan hệ với các đối tác của mình, đặc biệt với một hãng lớn như Johnson & Johnson
Mục tiêu
Cắt hàng tồn kho để phù hợp hơn với doanh số bán hàng
Cải thiện độ chính xác của dự báo
Cải thiện mối quan hệ với đối tác thương mại
Ứng dụng CPFR tại công ty:
Phạm vi hợp tác: Hoạch định (Planning), Dự báo (Forecasting) và Cung cấp bổ sung
(Replenishment)
Thực hiện:
Superdrug đã chọn J&J không chỉ vì khả năng tương thích của hệ thống, con người và chiến lược, mà quan trọng nhất là do văn hóa tương tự của hai công ty Trước khi đưa ra đề nghị hợp tác, Superdrug đã phát triển một bản thiết kế khá
rõ ràng về vai trò và trách nhiệm của các đối tác thương mại (chia sẻ những thông tin gì, vai trò như thế nào trong cung ứng hàng hóa, dự báo như cầu…) nhằm đảm bảo rằng chiến lược và cấu trúc của họ phù hợp với quy trình CPFR Superdrug cũng đã phát triển một kế hoạch chi tiết để nắm bắt cả lợi ích và chi phí của việc triển khai CPFR (phần chia sẻ chi phí, chia sẻ lợi ích…) Superdrug đưa ra đề nghị vào tháng 4 năm 2000 và đến tháng 5 năm 2000 kế hoạch kinh doanh chung đã được thống nhất và ký kết giữa hai công ty
Superdrug nhấn mạnh vào các vấn đề chung trong tương lai và giải quyết chúng với đối tác thương mại (giải quyết vấn đề tồn kho và xử lý sai khác trong dự báo, xử lý thông tin được chia sẻ từ đối tác theo hướng thống nhất…)
9
Trang 10 CPFR cũng đã cấp quyền truy cập cho Superdrug một loạt các dữ liệu của J&J
mà trước đó họ không có, chẳng hạn như dự báo doanh số bán hàng và đơn đặt hàng của nhà cung cấp
Việc liên lạc của Superdrug với nhà cung cấp được cải thiện thông qua những cuộc gọi hội nghị hàng tuần, kết quả là hồ sơ kinh doanh của J&J với Superdrug được nâng cao, và ngược lại, hồ sơ kinh doanh của Superdrug với J&J cũng đạt được vị trí tốt
Kết quả:
Hàng tồn kho giảm trung bình 13% tại trung tâm phân phối của Superdrug với các dòng sản phẩm được cộng tác từ J&J
Tính khả dụng của kho tăng 1,6%
Độ chính xác dự báo của Superdrug tăng 21%
Chỉ số hàng tồn kho của J&J với dòng sản phẩm nằm trong thỏa thuận CPFR tại Superdrug giảm 23%, trong khi đó những dòng sản phẩm không nằm trong thỏa thuận CPFR lại tăng lên 11,8%
2 Hewlett-Packard và các đối tác phân phối cấp 1
Giới thiệu công ty:
Hewlett-Packard (viết tắt HP) là tập đoàn công nghệ thông tin lớn nhất thế giới HP thành lập năm 1939 tại Palo Alto, California, Hoa Kỳ HP hiện có trụ sở tại Cupertino, California, Hoa Kỳ Năm 2006, tổng doanh thu của HP đạt 9.4 tỷ đô la, vượt đối thủ IBM với 9.1 tỉ, chính thức vươn lên vị trí số một (đến nay là Google đứng số một) trong các công ty công nghệ thông tin
Mô hình chuỗi cung ứng của HP:
Hình 4: Mô hình chuỗi cung ứng của HP
Thách thức:
Năm 2003, các sản phẩm máy văn phòng của Hewlett-Packard (máy in phun và máy in laser) có đặc trưng là vòng đời sản phẩm ngắn Sản phẩm tồn kho khi bị lỗi thời được trả lại cho HP là rất nhiều
Mục tiêu:
Xây dựng một quy trình hiệu quả và an toàn để hợp tác theo thời gian thực về bán hàng, kiểm kê, quảng bá và sản xuất theo kế hoạch giữa HP và các nhà phân phối chính của HP
Giảm hàng tồn kho trong kênh tổng thể trong khi vẫn đảm bảo mức dự trữ đầy
đủ và phân phối hàng để hỗ trợ doanh số bán hàng cơ bản và quảng cáo tại các nhà phân phối riêng lẻ, đồng thời giảm thiểu các sản phẩm kết thúc vòng đời bị hoàn trả về
Đối tác thực hiện: