Từ thực tế đó Đảng và Nhà nước đã ban hành Quy chế dân chủ QCDC cơ sở 1998, Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn 2007, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện các quyền
Trang 1NGUYỄN VĂN VƯƠNG
THỰC HIỆN PHÁP LỆNH DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
KHU VỰC TÂY NGUYÊN HIỆN NAY
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Mã số: 92 29 008
HÀ NỘI - 2020
Trang 2Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Đỗ Thị Thạch
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2020
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN), bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế trong các lĩnh vực đời sống xã hội
là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước Theo đó, các quyền dân chủ của nhân dân phải được thể chế hóa bằng pháp luật và hiện thực hóa trong thực tế, nhất là ở cấp cơ sở Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và việc triển khai hệ thống pháp
luật của Nhà nước, các quyền dân chủ của nhân dân “dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra” đã được triển khai thực hiện trong thực tế, góp phần phát
huy dân chủ, khơi dậy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN
Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, việc thực hành dân chủ còn mang tính hình thức, quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm, hiện tượng quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền, tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền
hà cho người dân vẫn chưa được khắc phục, một số quyền dân chủ của nhân dân chưa được cụ thể hoá và thể chế hoá thành luật pháp, chậm đi vào cuộc sống Từ thực tế đó Đảng và Nhà nước đã ban hành Quy chế dân chủ (QCDC) cơ sở (1998), Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (2007), nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện các quyền dân chủ của nhân dân ở địa bàn cơ sở, tạo động lực phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước, nhất là ở khu vực nông thôn
Thực hiện mục tiêu đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong đó, Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) là một bước đột phá rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội Quan điểm cốt lõi của Đảng và Nhà nước trong xây dựng NTM là phải tạo nên phong trào quần chúng rộng lớn,
Trang 4phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, sự tham gia tích cực, chủ động của mỗi người dân, mỗi cộng đồng dân cư, huy động mọi nguồn lực trong nhân dân, dựa vào dân để xây dựng NTM Do vậy, triển khai thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng NTM, thực
hiện các quyền “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” vừa là mục tiêu
vừa là động lực, là giải pháp quan trọng quyết định sự thành công trong xây dựng NTM
Tây Nguyên là một trong những khu vực đặc biệt quan trọng đối với
sự phát triển đất nước Được sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc Tây Nguyên, trong những năm đổi mới Tây Nguyên đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh Việc triển khai thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng NTM khu vực Tây Nguyên đạt nhiều kết quả tích cực, đã cụ thể hóa, triển
khai thực hiện các quyền dân chủ “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra” trong xây dựng NTM; đã huy động nguồn lực, sức mạnh, vai trò chủ
thể của nhân dân tham gia triển khai thực hiện các tiêu chí trong xây dựng NTM; kịp thời đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện quan liêu, mất dân chủ, dân chủ hình thức, các biểu hiện tiêu cực tham ô, tham nhũng, vi phạm quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân trong xây dựng NTM
Bên cạnh đó, việc thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng NTM vẫn còn bộc lộ một số hạn chế: Các quyền dân chủ
“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong xây dựng NTM chưa được
triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả thấp; vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng NTM chưa được phát huy; một bộ phận cán bộ, công chức quan liêu, mất dân chủ, lạm dụng chức quyền tham ô, tham nhũng; các vấn
đề tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong xây dựng NTM có chiều hướng gia tăng; một số địa phương đã xuất hiện những điểm nóng chính trị, gây bức xúc trong nhân dân, làm giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước
Trang 5Do vậy, thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng NTM góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh ở khu vực Tây Nguyên Xuất phát từ thực
trạng nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng nông thôn mới khu vực Tây Nguyên hiện nay” để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
- Làm rõ một số vấn đề lý luận và các yếu tố tác động đến thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng NTM khu vực Tây Nguyên hiện nay
- Phân tích thực trạng triển khai thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng NTM khu vực Tây Nguyên và vấn đề đặt ra hiện nay
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp tăng cường hiệu quả triển khai thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng NTM khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2020 -2025
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng
Luận án tập trung nghiên cứu việc thực hiện pháp lệnh dân chủ ở
xã, phường, thị trấn trong xây dựng NTM khu vực Tây Nguyên hiện nay Để tránh trùng lặp cụm từ “thực hiện” trong quá trình triển khai các
Trang 6nội dung luận án, nghiên cứu sinh sử dụng cụm từ: “thực hiện pháp lệnh
dân chủ” thay cho cụm từ “thực hiện Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn”
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu thực hiện pháp lệnh dân chủ trong
xây dựng NTM khu vực Tây Nguyên theo những nội dung sau:
Thứ nhất, về thực hiện pháp lệnh dân chủ bao gồm: (i) Những nội
dung công khai để nhân dân biết (được quy định tại Chương II của Pháp lệnh dân chủ); (ii) Những nội dung, nhân dân bàn, quyết định (được quy định ở Chương III của Pháp lệnh dân chủ); (iii) Nhân dân tham gia giám sát (được quy định tại chương V của Pháp lệnh dân chủ)
Thứ hai, về xây dựng NTM bao gồm: Nhóm tiêu chí quy hoạch; nhóm
tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội (giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa); nhóm tiêu chí văn hóa, xã hội, môi trường (giáo dục, văn hóa, môi trường); nhóm tiêu chí hệ thống chính trị (hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh, an ninh trật tự xã hội)
- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực tiễn thực hiện
pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM ở 3 tỉnh có tính đại diện cho khu vực Tây Nguyên Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Nông, chỉ nghiên cứu ở cấp xã
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực hiện pháp lệnh dân chủ trong
xây dựng NTM khu vực Tây Nguyên từ năm 2010 đến nay, từ khi Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010, phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn
2010 - 2020
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
- Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Việt Nam về thực hiện pháp lệnh dân chủ và xây NTM
Trang 7- Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, chú trọng các phương pháp cụ thể: Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, mô tả, điều tra xã hội học (với 600 mẫu phiếu, trong đó
300 phiếu dành cho cán bộ, công chức, 300 phiếu dành cho người dân)
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Xây dựng khung lý thuyết của luận án, góp phần làm rõ các khái niệm công cụ gồm: Khái niệm dân chủ, dân chủ cơ sở; quan niệm nông thôn, nông thôn mới; quan niệm về thực hiện pháp lệnh dân chủ; thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM Đặc biệt khung lý thuyết nghiên cứu đã phân tích làm rõ chủ thể, nội dung, hình thức và vai trò thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng nông thôn mới; chỉ rõ các yếu tố tác động đến thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng nông thôn mới khu vực Tây Nguyên
- Luận án phân tích, đánh giá, làm rõ những thành tựu đạt được, những hạn chế việc thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM khu vực Tây Nguyên hiện nay, từ đó chỉ ra 4 vấn đề bất cập, cần xây dựng giải pháp để giải quyết
- Luận án xây dựng 4 nhóm giải pháp giải quyết 4 bất cập đặt ra nhằm nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng
NTM khu vực Tây Nguyên hiện nay
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Kết quả của luận án góp phần cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn giúp các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã - hội, các cơ quan và tổ chức có liên quan ở khu vực Tây Nguyên trong xây dựng chính sách, giải pháp thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM hiện nay
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân, tổ chức quan tâm nghiên cứu, tuyên truyền, giảng dạy các nội dung liên quan đến chủ đề của luận án
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 9 tiết
Trang 8Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước
Luận án tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến chủ đề luận án (với 31 tài liệu) theo 4 tuyến vấn đề sau:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về dân chủ cơ sở, thực hiện pháp
lệnh dân chủ cơ sở
Thứ hai, các công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn, xây
dựng nông thôn mới
Thứ ba, các công trình nghiên cứu về dân chủ cơ sở, thực hiện pháp
lệnh dân chủ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới
Thứ tư, các công trình nghiên cứu về dân chủ cơ sở, thực hiện pháp
lệnh dân chủ trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên
1.1.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Các công trình nghiên cứu nước ngoài luận án đã tổng quan (với 17 tài liệu) theo 3 tuyến vấn đề sau:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về dân chủ cơ sở
Thứ hai, các công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn, xây
dựng nông thôn mới
Thứ ba, các công trình nghiên cứu về thực hiện dân chủ cơ sở trong
xây dựng nông thôn mới
1.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ NHỮNG NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.2.1 Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
Qua việc hệ thống các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận
án, tác giả có một số đánh giá, nhận xét như sau:
Trang 9Thứ nhất, về cơ sở lý luận, thực tiễn thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM
Về khái niệm dân chủ, dân chủ ở cơ sở, thực hiện pháp lệnh dân chủ,
quan niệm nông thôn, xây dựng NTM đã được nhiều tác giả phân tích, bàn luận với những cách tiếp cận khác nhau, khá phong phú
Về nội dung, hình thức, vai trò thực hiện pháp lệnh dân chủ trong
xây dựng NTM cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh
Thứ hai, về thực trạng thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM
Vấn đề thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM ở nước ta nói chung và khu vực Tây Nguyên hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu
đã đánh giá thực trạng thực hiện QCDC cơ sở, Pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau
Đến nay, chưa có công nào ở nước ngoài đề cập đến nội dung Pháp lệnh dân chủ Tuy nhiên, dưới góc độ dân chủ trong xây dựng NTM, một số tác giả nước ngoài cũng đã nghiên cứu, phân tích bàn về thực trạng thực
hiện dân chủ trong xây dựng NTM
Thứ ba, về quan điểm, giải pháp thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM
Về quan điểm nâng cao hiệu quả pháp lệnh dân trong xây dựng NTM, nhiều tác giả đã phân tích nêu lên một số quan điểm khá đầy đủ; một số tác giả thông qua những công trình nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo, bài viết còn đề cấp đến việc nâng cao hiệu quả thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM bằng nhiều giải pháp Bên cạnh
đó, một số tác giả nước ngoài thông qua các công trình nghiên cứu về dân chủ của mình đã phân tích, luận bàn một số giải pháp phát huy dân chủ trong trong xây dựng NTM
Như vậy, qua việc tìm hiểu, nghiên cứu các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án, tác giả rút ra một số nhận xét như sau:
Một là, vấn đề thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM khu
vực Tây Nguyên mặc dù chưa có công trình nghiên cứu mang tính chuyên
Trang 10sâu, nhưng đã có nhiều tác giả bàn về dân chủ, dân chủ ở cơ sở, thực hiện Pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM
Hai là, có nhiều công trình nghiên cứu về thực hiện Quy chế dân chủ,
pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM có những nội dung liên quan đến
đề tài luận án, nhưng vấn đề “Thực hiện Pháp lệnh dân chủ trong xây dựng
NTM khu vực Tây Nguyên”, chưa được nghiên cứu một cách có chiều sâu,
mang tính chuyên sâu trong những công trình như sách chuyên khảo, đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ
Ba là, các công trình khoa học có liên quan chưa chỉ ra các yếu tố đặc
thù của khu vực Tây Nguyên, có tác động đến thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM ở cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực, cũng như chưa xác định rõ vấn đề đặt ra khi triển khai thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM khu vực Tây Nguyên là những rào cản và thách thức gì để
từ đó xây dựng quan điểm và giải pháp cho phù hợp
Với những kết quả trên, có thể khẳng định đề tài: “Thực hiện pháp
lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng nông thôn mới khu vực Tây Nguyên hiện nay” là hoàn toàn mới không trùng lặp với bất cứ công
trình khoa học nào đã công bố
1.2.2 Những nội dung luận án tiếp tục nghiên cứu
Thứ nhất, luận án tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM khu vực Tây Nguyên
Thứ hai, luận án phân tích, đánh giá làm sáng tỏ những thành tựu đạt
được, những hạn chế, chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu và những hạn chế của việc thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM Phân tích làm rõ những vấn đề đặt ra từ thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM khu vực Tây Nguyên hiện nay
Thứ ba, xây dựng quan điểm và giải pháp tăng cường hiệu quả
thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM khu vực Tây Nguyên hiện nay
Tiểu kết chương 1
Trang 11Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LỆNH DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
2.1 DÂN CHỦ CƠ SỞ, THỰC HIỆN PHÁP LỆNH DÂN CHỦ VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2.1.1 Khái niệm về dân chủ ở cơ sở
Trên cơ sở quan niệm của các tác giả về dân chủ, dân chủ XHCN,
luận án đã khái quát dân chủ ở cơ sở như sau: Dân chủ ở cơ sở là việc thực
hiện quyền làm chủ, quyền tự quyết của nhân dân ở địa bàn cơ sở theo phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra đối với các nội dung
có liên quan tới đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của người dân ở
cơ sở bằng những hình thức nhất định, phù hợp với các nguyên tắc và quy định của pháp luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở là xây dựng nền tảng của chế
độ chính trị theo định hướng XHCN, là nội dung quan trọng, thiết yếu của
dân chủ XHCN ở nước ta hiện nay
2.1.2 Quan niệm và nội dung thực hiện pháp lệnh dân chủ
Quan niệm về thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn
Thực hiện phát huy quyền dân chủ của nhân dân ở địa bàn cơ sở là nhân tố quan trọng, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Tuy nhiên, việc thực hiện QCDC ở cơ sở trong những năm qua vẫn còn những hạn chế Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, ngày 20/4/2007, Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội Việt Nam khoá XI đã thông qua Pháp lệnh Thực hiện
dân chủ ở xã, phường, thị trấn
Trên cơ sở kết quả của các công trình nghiên cứu về thực hiện pháp
lệnh dân chủ, luận án quan niệm: Thực hiện pháp lệnh dân chủ là quá trình
triển khai các hoạt động nhằm đưa những nội dung của Pháp lệnh dân chủ vào thực tiễn của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở địa bàn cơ
sở, để phát huy vai trò của hệ thống chính trị, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; thu hút nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội,
Trang 12kiểm tra, giám sát các hoạt động của chính quyền cấp xã; góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ gìn trật tự, kỷ cương trên địa bàn cấp xã
Nội dung Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam khoá XI (2007) đã thông qua
Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn với những nội dung, cụ thể: 1) Những nội dung thực hiện công khai cho dân biết; 2) Những nội dung thực hiện cho nhân dân được bàn và quyết định; 3) Những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết, để cấp có thẩm quyền quyết định; 4) Những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; 5) Những nội dung nhân dân giám sát Tuy nhiên, luận án không nghiên cứu hết 5 nội dung này mà chỉ chọn 3 nội dung nghiên cứu như trong phạm
vi của luận án đã xác định
2.1.3 Quan niệm và nội dung xây dựng nông thôn mới
Quan niệm nông thôn và xây dựng NTM
Tổng hợp từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, có thể quan niệm nông
thôn như sau: Nông thôn là vùng sinh sống của đa số các cư dân Các cư
dân này sẽ tham gia tích cực và các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong một thể chế chính trị nhất định và chịu sự tác động, chi phối của các tổ chức khác
Nông thôn mới được các nhà nghiên cứu tiếp cận nhiều góc độ khác
nhau, có thể quan niệm: NTM là một kiểu tổ chức nông thôn được xây dựng
gắn với những tiêu chí cụ thể, thể hiện sự phát triển, tiến bộ với những đặc trưng như: Hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển; truyền thống bản sắc văn hóa được bảo tồn và phát huy; hệ thống chính trị (HTCT) vững mạnh, an ninh, trật tự xã hội ổn định; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; người dân trở thành chủ thể quản lý mọi hoạt động ở các vùng nông thôn; làng xã nông thôn ngày càng văn minh, sạch đẹp môi trường sinh thái, điều kiện sống được đảm bảo
Xây dựng NTM, Nghị quyết 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008
của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về “Nông nghiệp, nông dân, nông
Trang 13thôn” với trọng tâm là xây dựng NTM xác định mục tiêu xây dựng NTM:
Nông thôn mới là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; HTCT ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường
Về nội dung xây dựng nông thôn mới
Thứ nhất, xây dựng làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại Thứ hai, sản xuất phải phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa Thứ ba,
đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được
nâng cao Thứ tư, môi trường nông thôn trong lành, “bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển” Thứ năm, xã hội nông thôn an ninh tốt, quản
lý dân chủ, HTCT vững mạnh
Từ Nghị quyết 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 4 năm 2009
về Ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020; Quyết định 1980/QĐ-TTg, ngày 17 tháng 10 năm 2016 về Ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016-2020, quy định 5 nhóm với
19 tiêu chí cụ thể Tuy nhiên, luận án không nghiên cứu hết 19 tiêu chí, mà chỉ chọn một số tiêu chí xây dựng NTM để nghiên cứu như trong phạm vi luận án đã xác định
2.2 CHỦ THỂ, NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ VAI TRÒ THỰC HIỆN PHÁP LỆNH DÂN CHỦ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2.2.1 Quan niệm và chủ thể hiện Pháp lệnh dân chủ trong xây dựng nông thôn mới
Quan niệm về thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM
Từ những nội dung của Pháp lệnh dân chủ và nội dung của Chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, có thể hiểu thực hiện Pháp lệnh