1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tính bản sắc trong quy hoạch đô thị ý tưởng về đô thị sinh thái

4 69 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Tính bản sắc trong quy hoạch đô thị dựa vào điều kiện tự nhiên; Quan điểm và ý tưởng về phát triển đô thị sinh thái nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Trang 1

TÍNH BẢN SẮC TRONG QUY HOẠCH ĐÔ THỊ;

Ý TƯỞNG VỀ ĐÔ THỊ SINH THÁI

ThS Kts Nguyễn Hữu Ninh

Phó trưởng Khoa Kiến trúc, trường Đại học Xây dựng Miền Trung

Tóm tắt: Tính bản sắc trong quy hoạch đô thị dựa vào điều kiện tự nhiên; Quan điểm và ý

tưởng về phát triển đô thị sinh thái nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững

Từ khóa: bản sắc quy hoạch đô thị, đô thị sinh thái

1 Yếu tố tự nhiên và địa hình trong sự

hình thành bản sắc đô thị:

1.1 Tạo lập cảnh quan đô thị dựa vào điều

kiện tự nhiên, địa hình :

Trong thời gian vừa qua tuy chưa

nhiều nhưng nhìn chung các đô thị Việt

Nam, đặc biệt là các đô thị duyên hải Miền

Trung đã và đang có những bước phát triển,

song dễ nhận thấy còn nhạt nhòa về bản sắc

Tạo lập bản sắc đô thị là một yêu cầu đặt ra

trước đòi hỏi của quá trình đô thị hoá và toàn

cầu hoá Khai thác những những lợi thế mà

thiên nhiên ban tặng nhằm tạo lập bản sắc đô

thị là một trong những yếu tố hết sức quan

trọng, góp phần phát triển đô thị bền vững

cũng như tạo đặc trưng đô thị độc đáo phục

vụ du lịch – dịch vụ

Với đặc điểm quan trọng là các thành

phố được thiên nhiên ưu đãi có đầy đủ các

yếu tố như đồi núi, biển, sông nằm trong

lòng đô thị Việc khai thác các tiềm năng

này để tạo lập cảnh quan là tất yếu trên cơ sở

gìn giữ và phải được sự gắn kết hữu cơ với

quy hoạch đô thị

1.2 Núi, đồi trong quy hoạch đô thị:

Núi, đồi trong đô thị là điểm đặc biệt

quan trọng trong tạo điểm nhấn cũng như

thiết kế cảnh quan, càng đặc sắc hơn nếu vị

trí đó nằm ở cửa ngõ vào thành phố, tiếp

giáp với các trục giao thông đối ngoại, từ lâu

thường đã là biểu tượng của thành phố Bản

thân cảnh quan tự nhiên của núi, đồi là điểm cảm thụ thẩm mỹ Khai thác những miền đất dốc của núi đồi để xây dựng các công trình kiến trúc mang tính biểu trưng vừa tận dụng đất đai khan hiếm của đô thị vừa tạo nên những lớp không gian với các công trình kiến trúc, tạo nên hình ảnh của đô thị những nét đặc thù mà không phải đô thị nào cũng

có Bên cạnh đó hướng phát triển đô thị cần phải tính đến việc dựa vào núi làm tâm bố cục để có được tầm nhìn cảm thụ sâu rộng cho toàn thành phố (xem Hình 1)

a Núi nhạn b Tháp bà PoNaGar

c Cảnh quan đặc trưng từ đồi núi, Tp Đà Lạt

Hình 1 Núi, đồi trong tạo lập cảnh quan, bản

sắc đô thị

1.3 Yếu tố sông nước:

Dòng sông trong đô thị cũng là yếu tố quan trọng trong việc tổ chức không gian cũng như tạo lập cảnh quan hai bên bờ sông Các con sông chảy qua lòng thành phố là tài

Trang 2

sản lớn của đô thị trong việc nghiên cứu tổ

chức không gian và tạo lập cảnh quan Ðặc

trưng của kiến trúc cảnh quan đô thị sẽ là

hình ảnh của sông nước Việc khai thác dòng

sông và không gian hai bên bờ sẽ mang lại

những nét độc đáo cho hình ảnh đô thị Ở

những làng quê, hình ảnh con đò, bến nước

đã đi vào những nét khái quát mang "tinh

thần của nơi chốn", còn ở các đô thị, dòng

sông và không gian hai bên bờ nước là không

gian mở quý báu với những sinh hoạt công

cộng phong phú và hấp dẫn (xem Hình 2)

a Sông Đà Rằng

b Sông Hàn, tp Đà Nẵng

c Sông Sein, Paris-Pháp

Hình 2 Cảnh quan bên sông

1.4 Lợi thế về bờ biển:

Các đô thị duyên hải còn có lợi thế

với bãi biển dài tự nhiên với bờ cát còn

tương đối hoang sơ Thành phố nằm cạnh

biển thì khoảng không gian đặc thù nhất của

đô thị là dải không gian sát bờ cát, vì thế nó

cần được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất trong tổ chức phân khu chức năng cũng như trong cảm thụ về không gian Nét đặc biệt của thành phố là bên cạnh bờ biển là sự tồn tại của bãi cát trắng, hệ thống rừng phòng hộ Việc cố gắng giữ lại rừng phòng hộ tạo vành đai xanh ven biển kết hợp với đưa ra giải pháp quy hoạch hợp lý gắn kết giữa rừng và biển hình thành nên các không gian du lịch-dịch vụ Đồng thời ý tưởng về một thành phố

có hướng tiếp cận gián tiếp với bờ biển thông qua hệ thống cây xanh mang lại nhiều

ưu điểm về vi khí hậu cũng như giảm thiểu thiệt hại trong mùa mưa bão Điều quan trọng nhất của giải pháp này là đem lại nét đặc trưng riêng và độc đáo cho một đô thị ven biển (xem Hình 3)

a Biển Nha Trang

b Biển Tuy Hòa

c Thành phố Goldcoast ven biển (Úc) Hình 3 Không gian đặc trưng ven biển

Trang 3

2 Quan điểm phát triển môi trường sinh

thái bền vững trong quy hoạch thành phố:

2.1.Ý tưởng đô thị sinh thái:

Ý tưởng về một đô thị sinh thái

(ĐTST) ban đầu đã xuất hiện từ cuối thế kỷ

XIX dưới tên gọi Thành phố vườn

(Garden-City) Đây là một phương án quy hoạch đô

thị nhằm giải quyết các vấn đề môi trường

của đô thị ở thời điểm khởi đầu quá trình hiện

đại hóa Ý tưởng này ngay lập tức trở thành

một phong trào lan rộng trong cộng đồng

châu Âu và các nước công nghiệp trên thế

giới và lúc bấy giờ được xem như một công

cụ hữu hiệu để giải quyết các vấn đề môi

trường đô thị đang là hậu quả của quá trình

công nghiệp hóa (CNH) Đối với các nước

công nghiệp, đây là bước tất yếu trong quá

trình phát triển nhằm đạt đến một đô thị phát

triển bền vững Nhìn lại lịch sử phát triển, đô

thị hóa (ĐTH) ở quy mô lớn thực tế là hậu

quả của quá trình CNH, phát sinh từ nhu cầu

tập trung lực lượng sản xuất để phục vụ sản

xuất công nghiệp và tạo thành các khu dân cư

đông đúc ĐTH diễn ra làm phát sinh nhiều

các vấn đề về môi trường tự nhiên và xã hội

và kết cục là đòi hỏi các phương án hiện đại

để giải quyết các vấn đề đó khi nhu cầu và

điều kiện cho phép Cuối cùng thì việc quy

hoạch sinh thái đô thị là khâu tiếp theo tất yếu

của quá trình hiện đại hóa (HĐH) đô thị

Trong thời gian gần đây khái niệm “đô

thị sinh thái” được nhắc đến nhiều ở Việt

Nam Khái niệm này xuất hiện trên thế giới

vào cuối thập kỷ 80, đầu 90 của thế kỷ XX ở

các nước phát triển, đề cập đến chất lượng

môi trường của đô thị với các tiêu chí rất cụ

thể nhằm nâng cao điều kiện và chất lượng

sống cho các cư dân (Cư dân ở đây muốn nói

đến tất cả các loài trong tự nhiên trong phạm

vi cư trú, đô thị) Khơi nguồn cho trào lưu

này là Hội thảo quốc tế của Liên hợp quốc về

“Thành phố và sự phát triển bền vững” diễn

ra ở Rio de Janeiro, Braxin năm 1992 Sau đó

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế thế giới chính thức ban hành một chương trình có tên

là “Thành phố sinh thái” được đánh dấu bằng Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc năm

1996

Theo định nghĩa của Tổ chức Sinh thái

đô thị của Ôxtrâylia thì “Một thành phố sinh thái là thành phố đảm bảo sự cân bằng với thiên nhiên” hay cụ thể hơn là sự định cư cho phép các cư dân sinh sống trong điều kiện chất lượng cuộc sống nhưng chỉ sử dụng tối thiểu các nguồn tài nguyên thiên nhiên Theo quan điểm của các nhà thiết kế xây dựng về thành phố sinh thái bền vững thì đó là các đô thị mật độ thấp, dàn trải, được chuyển đổi thành mạng lưới các khu dân cư đô thị mật độ cao hoặc trung bình có quy mô giới hạn được phân cách bởi các không gian xanh Hầu hết mọi người sinh sống và làm việc trong phạm

vi đi bộ và đi xe đạp

Trong quy hoạch phát triển các đô thị, việc quản lý đô thị hóa một cách hiệu quả là cần thiết nếu không nó có thể phá vỡ các khu vực nội địa phụ thuộc Thành phố không được phép phát triển vượt quá giới hạn ranh giới và dân cư của nó Độ ổn định vững chắc của thành phố nên duy trì và tiếp cận với những tiện ích trung tâm một cách chặt chẽ Thành phố với vành đai xanh giới thiệu một hình dáng và cấu trúc tự nhiên cho sự phát triển đô thị, giới thiệu một mối quan hệ cân bằng và tự nhiên giữa Thành phố và miền quê

Để giải quyết các vấn đề môi trường

đô thị trong bối cảnh phát triển kinh tế thì quy hoạch đô thị sinh thái là một giải pháp phù hợp Đây là giải pháp quy hoạch có tính định hướng, áp dụng vào thực tế những kiến thức mới nhất và kinh nghiệm trải qua của

Trang 4

các nước phát triển nhằm hướng thẳng tới

một đô thị hiện đại mà không vấp phải

những vấn đề của quá trình CNH và ĐTH

bùng phát trên diện rộng

Các tiêu chí quy hoạch ĐTST có thể

được khái quát trên các phương diện như: kiến

trúc công trình, sự đa dạng sinh học, giao

thông, công nghiệp và kinh tế đô thị Để đạt

được các tiêu chí trên, cần có những nghiên

cứu sâu sắc về điều kiện tự nhiên và xã hội của

khu vực hay vùng quy hoạch để đưa ra các giải

pháp và quyết định phù hợp Trong quá trình

vận hành, để duy trì và đạt được mục tiêu sinh

thái, cần có những biện pháp phối hợp liên

ngành như tăng cường khả năng tiếp cận thông

tin, nâng cao nhận thức cộng đồng, áp dụng

công nghệ sạch, sử dụng các vật liệu xây dựng

sinh học giảm tiêu thụ năng lượng, sử dụng các

nguồn năng lượng có thể tái tạo được (mặt trời,

gió), tránh lãng phí và tái sinh phế thải

2.2 Phát triển đô thị bền vững:

Đô thị Việt Nam nói chung và đô thị

duyên hải nói riêng luôn gắn với nền văn

hóa từng vùng Do quy hoạch tài nguyên

môi trường chưa có, còn quy hoạch xây

dựng đô thị thì chắp vá, tự phát là chủ yếu

nên có hiện tượng mật độ dân cư dày đặc ở

trung tâm Không được kiểm soát từ đầu, đô

thị trong quá trình phát triển rất dễ bị ảnh

hưởng bởi các hiện tượng ngày càng tăng và

vượt qua tầm kiểm soát như: ô nhiễm sông

rạch, suy thoái hệ sinh thái dòng sông và ven

bờ, khai thác cát quá mức làm sông đổi dòng

hay tạo dòng chảy rối, sạt lở bờ nghiêm

trọng, bồi lắng thành cồn; xây dựng cảng sông không khoa học; chất lượng nước thay đổi theo hướng xấu đi; làm nhà thuyền, nuôi trồng, lấn chiếm dòng chảy

Hiện nay rất dễ cảm nhận được là nhiệt

độ nội đô cao hơn vùng ngoại ô và chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn hơn trước Đó là hệ quả của quá trình bê tông hóa, quá trình bức xạ, phản xạ nhiệt ngày một cao hơn, ô nhiễm không khí nghiêm trọng hơn, hiện tượng đảo nhiệt trên bầu khí quyển thấp của thành phố ngày một tăng, mưa đô thị ngày một nhiều hơn Các điểm ngập nước ngày càng nhiều, thời gian ngập lâu hơn Đó là chưa nói đến khi hiện tượng hiệu ứng nhà kính tăng, nước biển dâng 20-50cm trong vòng 15-20 năm nữa Biện pháp phát triển bền vững là cố gắng xây dựng các thành phố thành đô thị sinh thái ở những nơi có điều kiện và đô thị thân thiện sinh thái đối với đô thị cũ khó cải tạo

Kết luận: Bản sắc đô thị là yếu tố

quan trọng tạo nên một hình ảnh đô thị đặc trưng Điều kiện địa hình tự nhiên thuận lợi

là tiền đề cho việc định hướng tổ chức không gian Các nghiên cứu về thiết kế đô thị gắn liền với khai thác cảnh quan là cần thiết để gìn giữ, tôn tạo thiên nhiên theo hướng vừa tạo được bản sắc đô thị, vừa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua du lịch - dịch vụ Đô thị hài hòa với môi trường hướng đến phát triển sinh thái luôn là yếu tố bền vững trong quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ hiện nay

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thế Bá 2009 Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội [2] Bộ Xây Dựng 2008 Báo cáo tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng Duyên hải Nam Trung

bộ, Hà Nội

[3] Nguyễn Mạnh Thu – Những yếu tố tạo lập bản sắc đô thị, Tc Kiến trúc Việt Nam, 06/2009 [4] Lưu Đức Hải 2006 Định hướng chiến lược phát triển đô thị và đô thị hóa bền vững tại Việt Nam, Diễn đàn phát triển bền vững đô thị

Ngày đăng: 17/06/2020, 01:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w