Công tác An toàn lao động – vệ sinh lao động (ATLĐ-VSLĐ), phòng chống cháy nổ là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của Đảng, Nhà nước, của các ngành các cấp, của người lao động kể cả người sử dụng lao động, mang tính Luật pháp, tính khoa học, tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc, gắn liền với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trang 1TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG - CHÍNH QUYỀN VÀ CÔNG ĐOÀN TRONG CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG - PHÒNG CHỐNG CHÁY
NỔ TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
KS Lê Đức Gia
Phó trưởng Khoa Đào tạo nghề, trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt: Công tác An toàn lao động – vệ sinh lao động (ATLĐ-VSLĐ), phòng chống cháy nổ
là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của Đảng, Nhà nước, của các ngành các cấp, của người lao động kể cả người sử dụng lao động, mang tính Luật pháp, tính khoa học, tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc, gắn liền với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Người lao động kể cả người sử dụng lao động có nghĩa vụ và quyền lợi không ngừng học tập nâng cao trình độ hiểu biết về các chế độ chính sách của Nhà nước trong công tác bảo hộ lao động, các quy phạm an toàn, tác hại nghề nghiệp để có biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp An toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ tại nơi làm việc lành mạnh có giá trị nhân văn sâu sắc vì cuộc sống Đó là nhu cầu bức thiết không thiếu được trong cuộc sống lao động sản xuất Việc tuyên truyền, giáo dục ý thức đầy đủ sẽ góp phần hình thành lối sống công nghiệp và nhân cách giai cấp công nhân lao động
Từ khóa: An toàn, vệ sinh, cháy nổ
1 Sự quan tâm của Đảng và nhà Nước về
an toàn vệ sinh lao động phòng chống
cháy nổ trong sản xuất
Bảo đảm ATLĐ-VSLĐ, chăm lo cải thiện
điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao
động (TNLĐ), bệnh nghề nghề nghiệp, bảo vệ
sức khỏe người lao động là chính sách kinh tế
- xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta, là một
nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước Với
phương châm “An toàn để sản xuất, sản xuất
phải an toàn”, công tác an toàn vệ sinh lao
động luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm
Hệ thống quan điểm, chính sách, pháp
luật về công tác ATVSLĐ - PCCN đã được
Đảng, Nhà nước thể chế hóa thành các văn
bản quy phạm pháp luật từ hiến pháp, luật,
nghị định, thông tư Từ những căn cứ pháp lý
trên các bộ, ban, ngành đã cụ thể hóa chính
sách về ATLĐ-VSLĐ thành những quy định,
chế độ, chính sách, tiêu chuẩn và được hướng
dẫn cho mọi ngành, mọi tổ chức và cá nhân
thực hiện Đây là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được trong các dự án, thiết kế, điều hành và triển khai sản xuất Các hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước tiếp tục bổ sung, hoàn thiện phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: "Chăm lo bảo hộ lao động; cải thiện điều kiện làm việc, hạn chế tai nạn lao động, tăng cường thanh tra, kiểm tra,
xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật lao động, đưa việc thi hành pháp luật lao động vào nền nếp, xây dựng quan hệ lao động ổn định, hài hòa, tiến bộ" Công tác ATLĐ-VSLĐ - phòng chống cháy nổ cũng đã được các bộ, ngành,
ủy ban nhân dân các cấp quan tâm chỉ đạo và các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và người lao động triển khai thực hiện, vì vậy, đã hạn chế đáng kể các tai nạn lao động, sự cố trong sản xuất, góp phần ổn định xã hội và phát triển kinh tế đất nước
Tuy nhiên, tình hình TNLĐ, bệnh nghề nghiệp và cháy nổ còn nhiều diễn biến phức
Trang 2tạp Theo báo cáo từ Cục an toàn lao động,
trong năm 2012 số vụ TNLĐ và số nạn nhân
được thống kê cụ thể như sau: Cả nước đã
xảy ra 6.777 vụ TNLĐ, làm 6967 người bị
nạn, trong đó 606 người chết và 1.470 người
bị thương nặng Tổng thiệt hại về vật chất là
93,6 tỷ đồng và mất trên 85.000 ngày công
lao động So với năm 2011, năm 2012 số vụ
TNLĐ có xu hướng tăng đáng kể (số vụ tai
nạn nặng tăng 14,9%, số người bị nạn tăng
13,2% và số người chết tăng 5,6%) Có 10
địa phương để xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết
người, dẫn đầu là TPHCM, Quảng Ninh, Hà
Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh,
Trong đó, ngành nghề để xảy ra nhiều vụ tai
nạn nghiêm trọng nhất vẫn là lao động trong
ngành khai thác mỏ, xây dựng, thợ gia công
kim loại, thợ cơ khí Cũng theo thống kê,
nguyên nhân hàng đầu để xảy ra những vụ tai
nạn đó là do người sử dụng lao động không
huấn luyện về an toàn lao động cho người lao
động và người lao động vi phạm các quy
trình, biện pháp về ATLĐ
- Bên cạnh đó, tình hình cháy nổ cũng
có nhiều diễn biến phức tạp, trong năm qua,
cả nước đã xảy ra 1.906 vụ cháy, làm chết
73 người, bị thương 136 người, thiệt hại về
tài sản ước tính 1.114 tỷ đồng và 29 vụ nổ
làm chết 11 người, bị thương 50 người, gây
thiệt hại 307 tỷ đồng Như vậy, so với năm
2011, số vụ cháy tăng 5,1% , số người bị
thương do cháy giảm 25,27%, thiệt hại về tài
sản giảm 13,24%
- Ngày 8 tháng 12 năm 2012, tại Hà Nội,
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ
chức Hội nghị tổng kết 18 năm thi hành pháp
luật về ATVSLĐ và định hướng triển khai
đến năm 2020 Tại hội nghị, Thứ trưởng Bùi
Hồng Lĩnh cho biết: trong 18 năm qua (từ
1995 - 2012) chính phủ đã ban hành nhiều
văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện các chế độ về bảo hộ lao động, ATVSLĐ, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi…Theo báo cáo, TNLĐ có xu thế tăng nhanh: từ 840 trường hợp năm 1995 lên 3.405 trường hợp vào năm 2000 và lên tới 6.337 trường hợp vào năm 2007 Tử vong do tai lao động cũng tăng từ 264 trường hợp năm 1995 lên 406 trường hợp năm 2000 và lên tới 62 trường hợp năm 2007 Giai đoạn
2004 - 2007, số vụ tai nạn tăng trung bình hằng năm khoảng 7,5% Giai đoạn 2007 -
2011, số vụ TNLĐ tương đối ổn định Riêng năm 2011đã xảy ra 5.896 vụ tai nạn lao động làm 6.154 người nạn, trong đó có 574 người chết Bình quân giai đoạn 1992 - 2000, mỗi năm xảy ra 3.000 vụ tai nạn lao động, làm chết 350 người, giai đoạn 2001- 2012, bình quân hàng năm xảy ra 6.000 vụ TNLĐ, làm hơn 6.000 người bị nạn, trong đó có khoảng
500 vụ tai nạn chết người, làm gần 600 người chết Tai nạn lao động nghiêm trọng tập trung nhiều trong lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng sản và sử dụng hóa chất Bệnh nghề nghiệp cũng có xu hướng tăng gia tăng cả về số người mắc bệnh và loại bệnh Tổng người mắc bệnh đã qua giám định tính đến cuối năm 2011 là 27.246 trường hợp, trong đó bệnh bụi phổi silic là 20.220 ca (chiếm 75,1%), điếc là 4.202 ca (chiếm 15%)
2 Thực trạng dẫn đến tai nạn gia tăng là
do các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Các cấp ủy Đảng ở Cơ sở, Ban ngành chưa thấy hết tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ trong sản xuất, kinh doanh để lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên
- Hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực ATVSLĐ còn hạn chế
Trang 3- Việc tuyên truyền, phổ biến chính
sách, pháp luật về lĩnh vực ATVSLĐ chưa
kịp thời, phần lớn người lao động chưa được
huấn luyện về cách phòng chống tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, nhất là người lao
động làm nghề vận hành máy móc, thiết bị,
điện, hóa chất, vật liệu nổ, dẫn đến gây tai
nạn lao động, nhiễm độc hóa chất
- Đội ngũ làm công tác quản lý nhà
nước về ATVSLĐ từ sở, ban, ngành còn
thiếu về số lượng và chuyên môn còn hạn
chế, bất cập Công tác thanh tra, giám sát
vẫn chưa hiệu quả
- Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ sử
dụng lao động chưa qua đào tạo, chạy theo
lợi nhuận quá mức, không quan tâm đến
quyền lợi của người lao động Nhận thức của
người sử dụng lao động về ATVSLĐ chưa
đầy đủ, còn quá đơn giản; không tổ chức
huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động,
không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ
phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao
động; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
chưa hợp lý; không có nội quy, quy trình làm
việc an toàn cho máy móc thiết bị (H1)
H1 Người lao động làm việc trên cao
không thắt dây an toàn
- Ý thức chấp hành pháp luật về
ATVSLĐ - PCCN của người lao động còn
thấp, không tuân thủ các biện pháp bảo đảm
an toàn lao động, nội quy, quy trình làm việc
an toàn… không sử dụng các phương tiện
bảo vệ cá nhân, không dự các khóa huấn
luyện về ATVSLĐ do người sử dụng lao động tổ chức Người lao động chỉ mong có việc làm, có thu nhập mà không quan tâm nhiều đến việc tuân thủ các quy định pháp luật, nội quy, quy trình làm việc an toàn
- Việc xử lý các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng và chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe làm cho doanh nghiệp và người sử dụng lao động coi thường pháp luật Các vụ tai nạn lao động chết người hầu hết đều xử
lý hành chính nội bộ, số vụ truy cứu trách nhiệm hình sự đều mang tính án điểm nên không có tác dụng giáo dục, phòng ngừa việc tái diễn và thiếu các giải pháp hữu hiệu
để giảm tai nạn lao động
- Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn lạc hậu, thiếu an toàn, nhiều vị trí lao động không an toàn, rất ít công nhân sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
- Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, chưa thực sự chú trọng đến công tác thanh tra, kiểm tra cũng như chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để các doanh nghiệp, người
sử dụng lao động, người lao động chấp hành những quy định của pháp luật về công tác an toàn, vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp, phòng chống cháy nổ
3 Một số giải pháp hạn chế tai nạn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy
nổ tại nơi làm việc
- Công tác ATLĐ-VSLĐ, phòng chống cháy nổ nơi làm việc là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là của người chủ sử dụng lao động và người lao động
- Từ năm 1998 đến nay vào trung tuần tháng 3 hàng năm Bộ Lao động Thương binh
và Xã hội tổ chức Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ – PCCN Chương trình này đã
Trang 4nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Chính
phủ, được các bộ, ngành, các tổ chức chính
trị - xã hội, các địa phương và doanh nghiệp
trong cả nước tích cực hưởng ứng, phản ánh
được sự quan tâm của các cấp chính quyền,
đoàn thể, xã hội trong công tác quản lý và
tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người lao
động có nhận thức đầy đủ hơn và tự giác
chấp hành các quy định pháp luật về
ATVSLĐ - PCCN trong hoạt động sản xuất
kinh doanh Các hoạt động hưởng ứng Tuần
lễ hằng năm được triển khai phong phú, hiệu
quả, hướng về cơ sở Bên cạnh đó, hoạt động
thông tin tuyên truyền được triển khai rộng
khắp trên cả nước Các cơ quan báo, đài phát
thanh và truyền hình trung ương và địa
phương đã liên tục phát sóng, đưa tin, bài,
phóng sự, tiểu phẩm về các hoạt động liên
quan đến tuần lễ Một số bộ, ngành cũng có
nhiều hoạt động tuyên truyền có hiệu quả
- Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ - PCCN
lần thứ 15 được tổ chức vào ngày 17 tháng 3
năm 2013 tại tỉnh Bắc Giang, tiếp tục thực
hiện phương châm chỉ đạo tổ chức Tuần lễ
quốc gia: "Hướng về doanh nghiệp, cơ sở với
hoạt động thiết thực, hiệu quả, tránh phô
trương, hình thức", hướng tới xây dựng văn
hóa an toàn lao động, phòng ngừa hiệu quả tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và xã hội
- Các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh đẩy mạnh công tác tuyên truyền dưới mọi hình thức nhằm nêu cao nhận thức của toàn xã hội về ATVSLĐ - PCCN Thực hiện nghiêm chỉnh quy định của nhà nước về ATVSLĐ – PCCN, các chế độ bảo hộ lao động, các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy phạm kỹ thuật liên quan đến máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động Tăng cường công tác tự kiểm tra tại các doanh nghiệp và có biện pháp kịp thời để chấn chỉnh những thiếu sót Trên cơ sở đó thúc đẩy các hoạt động để đảm bảo điều kiện lao động an toàn, bảo vệ sức khỏe người lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Phát động phong trào thi đua cam kết bảo đảm ATVSLĐ - PCCN tại doanh nghiệp và tổ chức cho phân xưởng,
tổ, đội sản xuất đăng ký đơn vị ATVSLĐ, không để xảy ra tai nạn, sự cố sản xuất đồng thời khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể có thành tích về thực hiện công tác
ATLĐ-VSLĐ
H2 Bộ trưởng (BLĐ -TB&XH ) Phạm Thị Hải Chuyền phát biểu tại lễ phát động
- Công đoàn cơ sở có trách nhiệm vận
động người lao động chấp hành nghiêm chỉnh
các quy định, nội quy về ATLĐ-VSLĐ, xây
dựng phong trào đảm bảo ATLĐ-VSLĐ trong
doanh nghiệp, đơn vị; xây dựng và duy trì hoạt động của mạng lưới an toàn và vệ sinh viên
Trang 5- Thực hiện Nghị định số 06/CP ngày
20 - 01- 1995 của Chính Phủ quy định chi
tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về an
toàn lao động, vệ sinh lao động và sự chỉ đạo
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đưa nội
dung ATLĐ-VSLĐ vào chương trình giảng
dạy trong các trường đại học, các trường kỹ
thuật, nghiệp vụ, quản lý và dạy nghề
- Trong những năm qua Trường Đại
học Xây dựng Miền Trung thực hiện
nghiêm chỉnh nghị định của Chính phủ và
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng đề
cương 30 tiết ATLĐ-VSLĐ vào học chính
khóa cho các ngành kỹ thuật xây dựng dân
dụng và công nghiệp, xây dựng cầu đường,
kiến trúc, kinh tế xây dựng, kỹ thuật hạ tầng
đô thị, ngành cấp thoát nước và dạy nghề
Nhà trường ý thức rằng phần lớn các vụ
TNLĐ có nguyên nhân từ chính con người,
việc tăng cường nhận thức về ATVSLĐ cần
được thực hiện ở phạm vi đào tạo tập trung
chính khóa, bồi dưỡng kiến thức ATVSLĐ cho các lớp xác định bậc thợ Chương trình này rất bổ ích đối với đội ngũ kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật để nâng cao kiến thức
về ATVSLĐ, chính những con người này sau khi ra trường sẽ trở thành cán bộ quản
lý hoặc an toàn viên, tuyên truyền viên góp phần giảm thiểu về các trường hợp mất an toàn lao động trong quá trình sản xuất
- Phát biểu tại lễ Mít tinh phát động Tuần lễ Quốc gia an toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ lần thứ 15 năm 2013 tại Bắc Giang, ngài Sziraczki Gyorgy, Giám đốc ILO tại Hà Nội đã đưa ra thông điệp
“An toàn lao động đồng nghĩa với phát triển việc làm bền vững” Còn ngài Jonh Nielsen, Đại sứ Đan Mạch, khẳng định: “Phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là đầu
tư hiệu quả nhất cho sự nghiệp phát triển bền vững của doanh nghiệp trong tương lai”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
[2] Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính Phủ Quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động
[3] Các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác an toàn và vệ sinh lao động 2001 Nxb Xây dựng [4] Tập hợp tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trong xây dựng 2007
[5] Bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002)