1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại

35 149 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 51,13 KB

Nội dung

Rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại: I. Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Trước khi đi vào tìm hiểu về rủi ro trong hoạt động tín dụngcác ngân hàng thương mại, chúng ta cần có một cái nhìn tổng quan về ngân hàng thương mại và về hoạt động kinh doanh chủ yếu và thu lợi nhuận lớn nhất của ngân hàng_ hoạt động tín dụng. 1.Ngân hàng thương mại. 1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại. Ngân hàng ra đời từ thế kỉ 15 và ban đầu hoạt động kinh doanh ngân hàng có nguồn gốc từ hoạt động kinh doanh của những người chủ kim hoàn. Thời xưa, khi vàng còn được sử dụng phổ biến làm tiền tệ, những thương nhân giàu có thường gửi vàng vào các kho vốn rất an toàn của những người chủ kim hoàn nhờ giữ hộ. Khi nhận vàng, những người chủ kim hoàn đó sẽ cấp cho người gửi vàng một tờ giấy biên nhận để khi có nhu cầu, những thương nhân này sẽ dùng chúng để lấy vàng ra. Khi giữ vàng, những người chủ kim hoàn này nhận thấy rằng không phải tất cả người gửi vàng đều lấy vàng ra cùng một lúc, điều đó có nghĩa là số vàng rút ra luôn nhỏ hơn số vàng trong kho. Do vậy, họ đã nghĩ ra cách dùng số vàng dôi ra đó đem cho vay tạm thời để thu thêm một khoản lãi. Từ chỗ thu lệ phí giữ hộ, những người chủ kim hoàn đã quyết định trả tiền cho những người gửi vàng để khuyến khích họ. Như vậy, những người chủ kim hoàn này đã thực hiện chức năng trung gian tín dụng khi thu hút những khoản vốn nhàn rỗi để đem cho những nơi thiếu vốn vay. Dần dần, do hoạt động kinh doanh không chỉ bó gọn trong một vùng, một quốc gia đã xuất hiện nhu cầu chuyển đổi giữa các loại tiền để thanh toán, cùng với nó là hoạt động đổi tiền và thanh toán hộ. . Do vậy, từ Bank nghĩa là “ngân hàng” có nguồn gốc từ từ Banco trong tiếng Latinh có nghĩa là “ bàn đổi tiền” có thể xuất phát từ nguyên nhân đó. Cứ như vậy, cho đến khi trong xã hội xuất hiện các tổ chức chuyên thực hiện các hoạt động ngân hàng với 3 nghiệp vụ cơ sở là : nghiệp vụ huy động vốn, cho vay, nghiệp vụ thanh toán hộ thì lúc đó ngân hàng thực sự ra đời. Có thể thấy rằng ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng trong nền kinh tế, là người cho vay chủ yếu đối với các cá nhân, hộ gia đình, với các tổ chức kinh tế và với chính phủ. Không chỉ cung cấp vốn và nhận tiền gửi, ngân hàng còn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ rất đa dạng khác như bảo lãnh, tư vấn, thanh toán … Có nhiều định nghĩa khác nhau về ngân hàng phụ thuộc vào luật pháp mỗi nước. Theo luật pháp nước Mĩ : Bất kì tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gửi cho phép khách hàng rút tiền theo yêu cầu (như bằng cách viết sec hay rút tiền điện tử) và cho vay đối với các tổ chức kinh doanh hay cho vay thương mại sẽ được xem là một ngân hàng. Theo luật các tổ chức tín dụng của nước CHXHCN Việt Nam thì ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng như các hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Như vậy, ta thấy rằng người ta thường định nghĩa các ngân hàng theo chức năng và nhiệm vụ của nó. Đối với mỗi quốc gia, tuỳ vào quy định của luật pháp mà chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng là khác nhau. Tuy nhiên, có thể định nghĩa một cách tổng quan nhất là: Ngân hàng là một loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất_ đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán_ và thực hịên nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Tính đa dạng và phát triển của hệ thống ngân hàng phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Tại sao chúng ta có thể khẳng định như vậy? Vì ngân hàng thương mại dù ở bất kì quốc gia nào cũng là nhóm trung gian tài chính lớn nhất. Tổng tài sản có của ngân hàng thương mại có khối lượng lớn nhất trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng thương mại còn có vai trò quan trọng trong quá trình cung ứng tiền tệ ra lưu thông do các tài khoản tiền gửi không kì hạn (đặc biệt là tài khoản sec) của chúng là bộ phận quan trọng trong tổng lượng tiền. Theo điều 20, luật các tổ chức tín dụng thì: “ ngân hàng thương mạicác doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật các tổ chức tín dụngcác quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán “ Chúng ta có thể dựa vào nhiều tiêu thức khác nhau để phân chia các loại hình ngân hàng thương mại. *Nếu phân chia theo hình thức sở hữu ta có 4 loại hình ngân hàng là: +ngân hàng sở hữu tư nhân. +Ngân hàng cổ phần (ngân hàng sở hữu của các cổ đông). +ngân hàng sở hữu nhà nước. +ngân hàng liên doanh. *Nếu phân chia theo tính chất hoạt động ta có các loại hình ngân hàng sau: +Ngân hàng chuyên doanh và đa năng. +Ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ. Xu hướng phát triển của các ngân hàng hiện nay là theo hướng đa năng và kết hợp cả bán buôn và bán lẻ. Ta thấy rằng ngân hàng nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Không chỉ bó hẹp trong hoạt động nhận tiền gửi và cho vay, mà dưới sức ép của cạnh tranh và để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, các ngân hàng ngày càng mở rộng các hình thức dịch vụ của mình và khẳng định vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong nền kinh tế. 1.2 Vai trò của các ngân hàng thương mại. Khi nói đến các ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng người ta thường nói đến ba chức năng quan trọng sau: 1.2.1 Chức năng là trung gian tài chính. Có thể nói khi thực hiện chức năng này, các ngân hàng đóng vai trò là cầu nối giữa người cần vốn và người thiếu vốn, với hoạt động chủ yếu là biến tiết kiệm thành đầu tư thể hiện trong sơ đồ sau: Người cần vốn ở đây là các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập nên cần được bổ sung vốn. Người có vốn là những cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu (hay thừa vốn tạm thời) do vậy họ có tiền tiết kiệm. Như vậy, ngân hàng thương mại với vai trò là trung gian tài chính đã thu hút những khoản vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để hình thành nên quỹ cho vay rồi lại tiếp tục đem cho vay với nền kinh tế. Với chức năng này, ngân hàng thương mại đã đem lại lợi ích cho tất cả các bên trong mối quan hệ Cho vay Gửi tiền Người cần vốn NHTM Người có vốn Đầu Uỷ thác đầu tư này bao gồm: người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. • Đối với người gửi tiền, họ thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của mình thông qua các khoản lãi mà ngân hàng trả cho khoản tiền gửi đó. Hơn thế nữa, ngân hàng còn cung cấp cho họ các phương tiện thanh toán và một sự đảm bảo an toàn cho khoản tiền gửi đó. • Đối với người đi vay, họ sẽ thoả mãn được nhu cầu vốn để kinh doanh, chi tiêu, thanh toán mà không phải chi phí nhiều về sức lực và thời gian cho việc tìm kiếm nơi cung ứng vốn tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp. • Đối với ngân hàng thương mại, mặc dù phải trả lãi cho người gửi tiền, nhưng trên thực tế lãi suất huy động luôn nhỏ hơn lãi suất cho vay, do vậy họ đã thu được khoản lợi nhuận là số tiền chênh lệch hay từ hoa hồng phí. Đây chính là điều kiện, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng. • Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đâỷ tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất. Việc các ngân hàng thương mại biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động đã kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Việc ngân hàng thương mại đứng ra làm trung gian tài chính đã hạn chế được các chi phí và rủi ro từ hình thức tín dụng trực tiếp và do việc thông tin không cân xứng gây ra. Đây được coi là chức năng quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại vì nó phản ánh bản chất của các ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng đồng thời là cơ sở để ngân hàng thực hiện các chức năng khác. 1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán. Ngân hàng thương mại làm chức năng trung gian thanh toán khi nó thực hiện việc thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền gửi trong tài khoản của khách hàng để thanh toán hộ tiền hàng hoá và dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản của khách hàng những khoản thu nhập của họ như tiền bán hàng hóa hay những khoản thu khác. Như vậy có nghĩa là ngân hàng đóng vai trò là thủ quỹ của các cá nhân và các doanh nghiệp hay nói rộng ra ngân hàng là thủ quỹ của nền kinh tế. Để việc thanh toán được nhanh chóng và thuận tiện cũng như để tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ…Tuỳ theo yêu cầu mà mà khách hàng có thể lựa chọn phương thức thanh toán cho phù hợp. Ngân hàng thực hiện chức năng này trên cơ sở thực hiện chức năng trung gian tài chính. Bởi vì thông qua nhận tiền gửi, ngân hàng đã mở cho khách hàng một tài khoản để theo dõi các khoản thu, chi và từ đó, khách hàng đặt ngân hàng vào vị trí trung gian để thanh toán hộ cho mình. Việc thanh toán qua ngân hàng có ý nghĩa rất lớn, nó tạo điều kiện cho ngân hàng thu thêm phí dịch vụ, tăng thêm lợi nhuận, tăng nguồn vốn của ngân hàng thể hiện trên số dư có trong tài khoản tiền gửi của khách hàng tạo điều kiện tăng cho vay, đầu tư và phát triển các sản phẩm mới. Có thể nói đây là nguồn vốn rẻ vì ngân hàng chỉ phải trả lãi rất ít cho khoản tiền gửi này (lãi suất rất thấp, hầu như bằng không). Với khách hàng, nó hạn chế rủi ro và giảm bớt chi phí trong việc thanh toán trực tiếp giữa các khách hàng ở quá xa nhau. Các chủ thể kinh tế tiết kiệm được thời gian, chi phí và lại đảm bảo được an toàn do không phải mang theo tiền mặt theo người .Thời gian thanh toán được rút ngắn, chi phí giảm (giảm chi phí vận chuyển, chi phí bảo vệ…) và tính an toàn được tăng lên. Nó thúc đẩy lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn từ đó góp phần phát triển kinh tế. Đồng thời việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, đếm nhận, bảo quản tiền… Hiện nay khi mà các thành tựu của công nghệ ngày càng được ứng dụng rộng rãi vào các hoạt động của ngân hàng như là một vũ khí đắc lực để tăng cường khả năng cạnh tranh thì tính hiệu quả của công nghệ thanh toán qua ngân hàng càng được nâng cao, cùng với nó là quy mô sử dụng công nghệ càng được mở rộng. Không chỉ kết nối nhằm thanh toán cho khách hàng trong phạm vi nội bộ một ngân hàng, hiện nay các ngân hàng có thể dễ dàng thanh toán bù trừ nhau qua trung tâm thanh toán bù trừ hoặc qua ngân hàng trung ương. Thay bằng thanh toán bù trừ thủ công như trước là các mạng thanh toán bù trừ liên hàng điện tử như mạng IBPS…thực hiện thanh toán không chỉ giữa các ngân hàng trong cùng hệ thống và cùng địa bàn mà cả những ngân hàng khác hệ thống và vị trí cách xa nhau. Không những vậy, với những tiến bộ của công nghệ thông tin, phạm vi thanh toán còn được mở rộng giữa các quốc gia thông qua mạng SWIFT với các hình thức thanh toán được chuẩn hoá nâng cao tín hiệu quả của thanh toán không dùng tiền mặt. 1.2.3 Chức năng tạo phương tiện thanh toán. Thời kì đầu, mỗi ngân hàng đều tự đảm nhận tất cả mọi việc từ thanh toán, nhận tiền gửi, cho vay đến phát hành tiền. Lúc đó, mỗi ngân hàng phát hành một loại giấy bạc riêng dẫn đến khó khăn trong việc thanh toán và chuyển đổi giữa các ngân hàng. Dần dần, khi có sự phân hoá trong hệ thống ngân hàng, xuất hiện ngân hàng chuyên phát hành và ngân hàng chuyên làm trung gian thanh toán thì các ngân hàng thương mại không còn phát hành giấy bạc ngân hàng nữa, đó là việc của ngân hàng Trung Ương. Nhưng với hai chức năng quan trọng như đã trình bày ở trên là chức năng trung gian thanh toán và trung gian tài chính thì các ngân hàng thương mại có thể có khả năng tạo ra tiền tín dụng (hay còn gọi là tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng. Phương tiện thanh toán ở đây có thể hiểu đơn giản là những gì có thể được dùng để thanh toán tiền hàng hóa hoặc dịch vụ. Ban đầu phương tiện thanh toán được chấp nhận chỉ là tiền hoặc vàng_ phương tiện thanh toán phổ biến nhất. Ngày nay, cùng với sự phát triển của hệ thống tài chính và của các ngân hàng và cùng với các hình thức thanh toán mới, các phương tiện thanh toán cũng trở lên đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Việc tạo tiền tín dụng có thể xảy tại một ngân hàng riêng lẻ thông qua việc nó biến một khoản cho vay thành tiền có thể chi tiêu được dưới tên người vay. Nhưng nói chung, việc tạo tiền tín dụng thường có sự tham gia của cả hệ thống ngân hàng thương mại. Tiền có thể được tạo ra khi các khoản tiền gửi được sinh sôi trên cơ sở các dòng tín dụng từ ngân hàng nay đến ngân hàng khác. Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi. Hệ số này, đến lượt nó lại chịu tác động bởi các yếu tố như: tỉ lệ dự trữ bắt buộc, tỉ lệ dự trữ vượt mức và tỉ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng. Với chức năng này, hệ thống ngân hàng thương mại làm tăng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ững nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Nó cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lưu thông tiền tệ. Một khối lượng tín dụngngân hàng thương mại cho vay làm tăng khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại, từ đó làm tăng lượng tiền cung ứng. Tóm lại, ta có thể thấy các chức năng của ngân hàng thương mại có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong đó chức năng tài chính, tín dụng là chức năng cơ bản nhất, tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng sau. Đồng thời khi ngân hàng thực hiện tốt chức năng trung gian thanh toán và tạo tiền thì sẽ góp phần làm tăng nguồn vốn tín dụng và mở rộng hoạt động tín dụng . 1.3 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại. Ngân hàng là trung gian tài chính quan trọng cung cấp các dịch vụ quan đa dạng và cần thiết cho các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Mục tiêu của ngân hàng là cung cấp các dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả và đem lại lợi nhuận tối đa cho ngân hàng. Dịch vụ ngân hàng đa dạng hay không phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh và số vốn của ngân hàng đó. Ngày nay, trong xu thế phát triển chung, các ngân hàng đang hướng tới dịch vụ đa dạng và chất lượng cao. Với ba vai trò quan trọng như đã trình bày ở trên, nghiệp vụ của các ngân hàng thương mại cũng được chia thành ba loại chủ yếu tuỳ theo những đặc điểm và mục đích riêng. 1.3.1. Nghiệp vụ huy động vốn (hay nhận tiền gửi). Đối với bất kì một doanh nghiệp nào, vốn cũng là một yếu tố quan trọng không thể thiếu được. Người ta không thể kinh doanh mà không có vốn để mua sắm trang thiết bị, thuê nhân công hay để đầu tư vào sản xuất Đối với ngân hàng thì đây là yếu tố sống còn vì không như doanh nghiệp, ngân hàng kinh doanh một loại hàng hoá đặc biệt, đó là tiền hay tư bản (vốn). Bên cạnh việc phải luôn phải đảm bảo lượng vốn tối thiểu để có thể hoạt động theo quy định của ngân hàng nhà nước thì giá trị của nguồn vốn trong mỗi ngân hàng sẽ quyết định khả năng được cho vay của các ngân hàng đó. Những ngân hàng có vốn lớn sẽ cho vay được nhiều hơn, thu lợi nhuận cao hơn, bên cạnh đó tính thanh khoản cũng tốt hơn các ngân hàng khác dẫn đến rủi ro cũng thấp hơn . Do vậy các ngân hàng thương mại luôn tìm cách huy động được ngày càng nhiều vốn hơn và thường xuyên chăm lo việc tăng trưởng nguồn vốn kinh doanh của mình. Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức và cá nhân trong xã hội thông qua các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán… và là nguồn vốn chủ yếu để dùng làm nguồn vốn kinh doanh. Huy động vốn có thể coi là nghiệp vụ đầu tiên của các ngân hàng để duy trì sự tồn tại của mình được thể hiện trong những nghiệp vụ sau. • Nhận tiền gửi. • Phát hành giấy tờ có giá. • Vay ngân hàng nhà nước hay các tổ chức tín dụng khác. • Vay trên thị trường chứng khoán bằng cách phát hành chứng khoán … 1.3.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn. Sau khi đã huy động được vốn thì tuỳ theo mục tiêu và chiến lược kinh doanh của từng ngân hàng mà nguồn vốn đó sẽ được sử dụng với mục đích riêng nhằm đảm bảo khả năng sinh lời và an toàn cho ngân hàng. Các hoạt động sử dụng vốn chủ yếu của ngân hàng bao gồm: • Cho vay bao gồm cho vay tiêu dùng, cho vay thương mại, cho vay cá nhân… • Đầu tư vào các dự án, phương án sản xuất kinh doanh hay các công trình xây dựng. • Tài trợ các hoạt động của chính phủ. • Kinh doanh chứng khoán, góp vốn liên doanh. • Cấp tín dụng bao gồm cho vay, bảo lãnh, cho thuê và chiết khấu giấy tờ có giá. 1.3.3 Nghiệp vụ trung gian. • Ngân hàng làm trung gian thanh toán, thực hiện thanh toán cho khách hàng bằng cách phát hành các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt như séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi hay mở các tài khoản phát hành sec hay thẻ tín dụng tuỳ thuộc vào yêu cầu của khách hàng. • Thực hiện tư vấn cho khách hàng về đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán, thực hiện dịch vụ ngân hàng đại lý, nhận kí gửi uỷ thác tài sản quý của khách hàng. Dịch vụ càng đa dạng và có chất lượng cao thì càng thu hút thêm nhiều khách hàng, nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng và khuếch trương hình ảnh về ngân hàng đó. Do vậy xu hướng của một ngân hàng hiện đại là theo hướng đa dạng hoá dịch vụ theo hình thức ngân hàng đa năng. 2. Tín dụng ngân hàng. [...]... tín dụng theo rủi ro Trong mọi lĩnh vực hoạt động của ngân hàng đều tiềm ẩn nhiều rủi ro đặc biệt là trong hoạt động tín dụng Người ta phân loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo từng mức độ nghiêm trọng khác nhau để có các cách xử lý riêng Tín dụng phân loại theo rủi ro gồm hai loại: Tín dụng lành mạnh và tín dụng có vấn đề • Tín dụng lành mạnh là các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao • Tín. .. thức để phân loại rủi ro tại các ngân hàng thương mại nhưng thường thì người ta phân chia rủi ro tín dụng theo các cách sau: • Phân loại theo tài sản có gồm: rủi ro trong quản lí và kinh doanh kho quỹ, rủi ro tín dụng, rủi ro trong kinh doanh chứng khoán, rủi ro trong cho thuê, bảo lãnh… • Phân loại theo nguyên nhân và các yếu tố tác động gồm có: +Rủi ro từ phía khách hàng: khách hàng thua lỗ, sản phẩm... đến rủi ro thanh khoản và rủi ro phá sản làm sụp đổ không chỉ một ngân hàng mà còn ảnh hưởng tới các ngân hàng trong cùng hệ thống và cả nền kinh tế III Rủi ro tín dụng và sự cần thiết phòng ngừa rủi ro tín dụng 1 .Rủi ro tín dụng 1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là một hiện tượng thường gặp ở bất kì một ngân hàng thương mại nào, nó cũng xảy ra trên mọi đối tượng, lĩnh vực, vùng đầu tư:... ánh rủi ro lãi suất • Khe hở lãi suất • Sự thay đổi của lãi suất thị trường 4 Nguyên lý phòng ngừa rủi ro tại các ngân hàng thương mại Như đã trình bày ở trên, hoạt động của các ngân hàng thương mại không thể tránh khỏi rủi ro Chiến lược của các ngân hàng thương mại là không lảng tránh rủi ro mà luôn tìm cách phòng ngừa để giảm thiểu những thiệt hại Với những rủi ro có thể phòng ngừa được như rủi ro. .. chiến lược giữ chân khách hàng bằng các khoản tín dụng mới để họ không có quan hệ với các tổ chức tín dụng khác mặc dù biết các khoản tín dụng này tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao 3 ảnh hưởng, tác động của rủi ro tín dụng tới hoạt động kinh doanh ngân hàng Hoạt động tín dụng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhưng lại chiếm 70-80% lợi nhuận của ngân hàng Do đó những rủi ro trong hoạt động này gây ra... cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định_những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và ra quyết định tín dụng Với những rủi ro mang tính hệ thống không thể phòng ngừa được thì phải có biện pháp phân tán rủi ro để giảm thiểu thiệt hai Việc phòng ngừa và xử lý rủi ro phải được thực hiện một cách triệt để vì rủi ro của ngân hàng mang tính dây truyền, từ rủi ro tín dụng đến rủi ro thanh khoản và rủi ro phá... ngân hàng đó mà còn chịu tác động của các yếu tố khách quan gây ra 5.1.1 Nguyên nhân khách quan Hoạt động của các ngân hàng thương mại bên cạnh việc chịu sự kiểm soát của nhà nước còn chịu sự quản lý của ngân hàng nhà nước Do vậy nên một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho hoạt động tín dụng của các ngân hàngcác chính sách tín dụng, quy chế cho vay áp dụng cho các ngân hàng thương mại còn... Rủi ro hoạt động: rủi ro thông tin, rủi ro nhân sự… + Rủi ro tài chính: chi phí vốn thay đổi, tỷ giá biến động, lạm phát,nợ quá hạn… + Rủi ro thuế: Thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng (VAT) + Rủi ro pháp lý • Phân loại theo có khả năng phòng ngừa trước rủi ro + Rủi ro có thể phòng ngừa được như rủi ro thanh khoản… +Rủi ro không phòng ngừa được như rủi ro thị trường, thiên tai… Hiện nay, các ngân hàng. .. lượng giá trị lớn hơn Tín dụng ngân hàng là hoạt động tài trợ vốn của các ngân hàng thương mại Nói đến tín dụng là người ta đề cập đến cả hai quan hệ bao gồm cho vay và đi vay, nhưng khi đề cập đến tín dụng ngân hàng người ta chỉ hiểu rằng đó là hoạt động mà ngân hàng đóng vai trò là người cho vay Theo điều 49 luật các tổ chức tín dụng thì việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng là những hoạt động... khoản vay và tính hiệu quả của dự án xin vay 2.2 Phân loại tín dụng ngân hàng Có nhiều tiêu thức để phân loại tín dụng ngân hàng, với mỗi tiêu thức khác nhau ta có những hình thức tín dụng mang những đặc điểm riêng Ngày nay, trong cuộc cạnh tranh gây gắt, các ngân hàng đều mở rộng và đa dạng các hình thức tín dụng để thu hút nhiều khách hàng tăng thu nhập cho ngân hàng 2.2.1 Các hình thức tín dụng phân . Rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại: I. Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Trước khi đi. loại rủi ro tại các ngân hàng thương mại nhưng thường thì người ta phân chia rủi ro tín dụng theo các cách sau: • Phân loại theo tài sản có gồm: rủi ro trong

Ngày đăng: 09/10/2013, 04:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w