Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chứcThương mại Thế giới WTO chịu nhiều tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Vùng tam giác phát triển 3 nước CLV được mở rộn
Trang 1BÁO CÁO TỔNG HỢP
RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐẮK NÔNG
ĐẾN NĂM 2020
(Dự thảo lần 2)
Gia Nghĩa, tháng 06 năm 2011
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT 11
RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI 11
TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẾN NĂM 2010 11
I- VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 11
1- Vị trí địa lý 11
2- Đặc điểm tự nhiên 11
3 Tài nguyên thiên nhiên 14
II ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC 17
1 Dân số 17
2 Nguồn nhân lực 17
III YẾU TỐ BÊN NGOÀI 18
1 Bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực 18
2 Sự tác động của luồng vốn đầu tư nước ngoài và khả năng cạnh tranh sản phẩm đến quy hoạch phát triển của tỉnh 19
3 Tác động của chiến lược, quy hoạch cả nước, vùng đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh 21
4 Một số yếu tố khác 23
PHẦN THỨ HAI 25
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẾN NĂM 2010 25
I THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2010 25
1 Khái quát về tình hình phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Đăk Nông trước năm 2004 (trước khi lập tỉnh) 25
2 Thực trạng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Nông đến năm 2010 25
3 Thực trạng phát triển ngành, lĩnh vực và so sánh với Quy hoạch phê duyệt năm 2006 32
3.1 Nông nghiệp 32
3.2 Nuôi trồng thủy sản 37
3.3 Thực trang phát triển lâm nghiệp 37
Trang 3II PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ TIỂU THỦ CÔNG
NGHIỆP 38
1- Ngành công nghiệp 38
2 Tiểu thủ công nghiệp 41
3 Tình hình phát triển khu, cụm công nghiệp 41
III- HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ, DU LỊCH 42
IV HIỆN TRẠNG CÁC NGÀNH KẾT CẤU HẠ TẦNG 44
1 Giao thông 44
2 Cấp điện 45
3 Hạ tầng thuỷ lợi và cấp, thoát nước đô thị 45
4 Hạ tầng bưu chính viễn thông 46
V HIỆN TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI VÀ QUỐC PHÒNG AN NINH .46
1 Dân số, lao động-việc làm 46
2 Giáo dục đào tạo: 49
3 Khoa học công nghệ: 49
4 Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân: 50
5 Văn hoá, thể dục thể thao, thông tin truyền thông và phát thanh -truyền hình: 50
6 Thực hiện các chính sách xã hội, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo: 51
7 Thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo: 52
8 Quản lý tài nguyên và môi trường: 52
9 Quốc phòng an ninh 53
VI ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI TỈNH ĐĂK NÔNG: 53
VII- NHỮNG LỢI THẾ VÀ HẠN CHẾ, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 58
7.1 Những lợi thế và cơ hội cho phát triển của tỉnh: 58
7 2 Những hạn chế và thách thức trong quá trình phát triển của tỉnh: .60
PHẦN THỨ BA 62
ĐIỀU CHỈNH ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẾN NĂM 2020 62
I QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 62
Trang 41 Quan điểm 62
2 Mục tiêu phát triển chủ yếu 63
II- LUẬN CHỨNG PHƯƠNG ÁN TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CẤU KINH TẾ TỈNH ĐẮK NÔNG 65
1- Điều chỉnh các phương án tăng trưởng 66
2 Các phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế 68
3 Bốn lĩnh vực trọng điểm và ba khâu đột phá 71
III QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG, LÂM NGHIỆP 72
1 Phương hướng chung 72
2 Định hướng phát triển ngành nông nghiệp 73
3 Phát triển thủy sản 82
4 Một số giải pháp phát triển nông nghiệp 83
5 Phát triển lâm nghiệp 84
IV ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP-TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP 86
1 Phương hướng và mục tiêu chung 86
2 Phương hướng phát triển các ngành công nghiệp 87
3 Phân bố các khu, cụm công nghiệp 92
4 Các giải pháp phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 92
V ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ, DU LỊCH 95
1 Thương mại 95
2 Các ngành dịch vụ 97
3 Phát triển du lịch 98
VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI 101
VII QUỐC PHÒNG, AN NINH VÀ TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI 102
VIII PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC XÃ HỘI 103
1 Dân số, lao động - việc làm và xóa đói giảm nghèo 103
2 Phát triển giáo dục-đào tạo 105
3 Phát triển ngành y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân 107
4 Văn hóa, thông tin tuyên truyền, thể dục thể thao 109
IX- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO KHÔNG GIAN LÃNH THỔ 111
Trang 51 Định hướng sử dụng đất đến năm 2020 111
2 Định hướng quy hoạch địa giới hành chính đến năm 2020 112
3 Quy hoạch mạng lưới đô thị tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 113
4 Phát triển các tiểu vùng lãnh thổ 116
5 Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng 119
X MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2015 123
XI- GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH 127
1 Huy động vốn đầu tư 127
2 Giải pháp về quy hoạch 130
3 Đổi mới, sắp xếp và phát triển các thành phần kinh tế 130
4 Chính sách khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường 131
5 Chính sách phát triển nguồn nhân lực 132
6 Tăng cường hợp tác với các tỉnh và mở rộng thị trường 133
7 Tổ chức và lộ trình thực hiện 135
XII TRIỂN VỌNG ĐẠT ĐƯỢC CỦA NỀN KINH TẾ TỈNH ĐĂK NÔNG ĐẾN NĂM 2020: 136
XIII- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 138
1 Kết luận 138
2 Kiến nghị 138
Trang 6MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1 : Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2010 27
Bảng 2: Đóng góp vào GDP của các ngành 28
Bảng 3: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006-2010 28
Bảng 4: Thu nhập bình quân đầu người tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2006-2010 .29
Bảng 5: Cơ cấu vốn đầu tư 30
Bảng 6 : Thu ngân sách 31
Bảng 7: Chi ngân sách 31
Bảng 8 : Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 32
Bảng 9 : Hiện trạng sản xuất ngành thủy sản 37
Bảng 10 : Giá trị sản xuất, cơ cấu ngành lâm nghiệp đến năm 2010 38
Bảng 11 : Giá trị sản xuất khu vực công nghiệp 39
Bảng 12 : Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 40
Bảng 13 : Một số chỉ tiêu xuất khẩu chủ yếu giai đoạn 2006 – 2010 43
Bảng 14 :Tình hình nhập khẩu giai đoạn 2006-2010 43
Bảng 15: Thực trạng phát triển dân số tỉnh Đắk Nông 47
Bảng 16 : Cơ cấu lao động xã hội phân theo ngành 47
Bảng 17: So sánh một số chỉ tiêu chủ yếu của Đắk Nông với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên (số liệu 2009) 54
Bảng 18 : So sánh một số chỉ tiêu của tỉnh Đăk Nông với Vùng Tây Nguyên và cả nước (số liệu năm 2009) 55
Bảng 19: Các phương án tăng trưởng GDP của Đắk Nông 67
Bảng 20 :Các phương án cơ cấu kinh tế và tăng trưởng các ngành 68
Bảng 21: Dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phi nông nghiệp và khu vực sản xuất và dịch vụ (Phương án 2) 69
Bảng 22: Điều chỉnh một số chỉ tiêu tổng hợp phát triển KT-XH 70
Bảng 23 : Dự báo giá trị sản xuất nông nghiệp 74
Bảng 24 : Dự kiến DT,SL cây lương thực chủ yếu đến năm 2020 76
Bảng 25 : Điều chỉnh Quy hoạch cây CNDN chủ yếu đến 2020 80
Trang 7Bảng 26: Điều chỉnh quy mô đàn gia súc so với QH năm 2006 82
Bảng 27 : Chỉ tiêu chủ yếu ngành thủy sản 83
Bảng 28 : Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2011-2015 123
Bảng 29 : Dự báo nhu cầu vốn đầu tư 128
Bảng 30: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư 128
Bảng 31: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt được đến năm 2020 137
Trang 8MỞ ĐẦU
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm
2020 (Quy hoạch 2006) được lập trong các năm 2004, 2005 và được Thủtướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 161/2006/QĐ-TTg ngày 10tháng 07 năm 2006 Trong giai đoạn 2006- 2010 tỉnh Đăk Nông đã thực hiệnthắng lợi nhiều mục tiêu đề ra trong quy hoạch, cũng như kế hoạch phát triểnkinh tế xã hội của Tỉnh từ giai đoạn lập quy hoạch đến nay Tuy nhiên, tìnhhình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, Vùng Tây Nguyên, Vùng Tamgiác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV) cũng như của tỉnh đã cónhững thay đổi lớn Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO) chịu nhiều tác động của quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế, Vùng tam giác phát triển 3 nước CLV được mở rộng, mạng lướikết cấu hạ tầng quy mô lớn được đầu tư xây dựng, nâng cấp, đặc biệt là tuyếntrục 14, các dự án trọng điểm đang được triển khai xây dựng…Do vậy, việc
rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh ĐắkNông đến năm 2020 là cần thiết và phù hợp với những mục tiêu trước mắt vàlâu dài của tỉnh
Mục đích của Đề án là rà soát, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể pháttriển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 phù hợp với tình hình vàyêu cầu mới, là cơ sở cho việc triển khai quy hoạch phát triển ngành và lĩnhvực, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh, đồngthời kiến nghị các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư phát triển và đề xuất cácgiải pháp thực hiện quy hoạch trong 10 năm tới, trước hết là cho kế hoạch 5năm 2011 - 2015 giúp các nhà đầu tư và nhân dân trong và ngoài tỉnh hiểu rõ
lộ trình và bước đi phát triển của tỉnh để chủ động tham gia vào các hoạtđộng, các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh
tế, xã hội tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn mới hiện nay
Báo cáo Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnhphải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Các nội dung của Báo cáo rà soát, điều chỉnh quy hoạch phù hợp vớicác quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quy hoạch(Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 về lập, phê duyệt
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 sửa đổi một số điều của Nghịđịnh 92/CP);
- Phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước, quy hoạchphát triển vùng Tây Nguyên và quy hoạch tam giác phát triển ba nướcCapuchia-Lao-Việt Nam;
- Các phương án phát triển đưa ra có cơ sở khoa học và thực tiễn, có
Trang 9tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Các căn cứ chủ yếu để rà soát, điều chỉnh quy hoạch tỉnh Đắk Nôngbao gồm:
1 Các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quy hoạch:
- Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ
về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 1 năm 2008 của Chính phủsửa đổi một số điều của Nghị định 92/CP;
- Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch vàĐầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 92/NĐ-CP và Nghị định 04/NĐ-CP;
- Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ Kế hoạch
và đầu tư về ban hành định mức chi phí lập, thẩm định quy hoạch và điềuchỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực, quyhoạch sản phẩm chủ lực;
2 Các Nghị quyết, văn bản của Đảng, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến vùng Tây Nguyên
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 ;
-Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
- Nghị quyết số 10/NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xãhội, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Tây Nguyên
- Quyết đinh 161/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phêduyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Nông đến năm2020
- Định hướng Chiến lược phát triển bền vững tỉnh Đắk Nông đến năm
2020 - Văn kiện Nghị sự 21, UBND tỉnh Đắk Nông – tháng 5 năm 20103
3 Các quy hoạch, đề án phát triển ngành và lĩnh vực của cả nước
- Quyết định 1978/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2008 về việc phêduyệt dự án quy hoạch tổng thể cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông
Trang 10thôn tỉnh Đăk Nông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- Quyết định 32/QĐ-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2010 về phê duyệtQuy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàntỉnh Đăk Nông đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
- Quyết định số 248/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2009 về việc phêduyệt dự án quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Đăk Nông đếnnăm 2020
- Quyết định 1978/QĐ- UBND ngày 31 tháng 12 năm 2008 phê duyệtQuy hoạch tổng thể cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh ĐăkNông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- Quyết định 177/QĐ-UBND ngày 29 tháng 01 năm 2010 về việc phêduyệt dự án Quy hoạch phát triển mạng lưới bưu chính, viến thông tỉnh ĐăkNông đến năm 2020
6 Số liệu thống kê, điều tra, khảo sát của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh, các số liệu, báo cáo của các Sở, ngành trong tỉnh
Nội dung Báo cáo tổng hợp quy hoạch này được cấu trúc với ba phầnchính sau đây:
Phần thứ nhất: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các yếu tố nội lực và
ngoại lực tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ĐắkNông
Phần thứ hai: Rà soát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk
Nông đến năm 2010
Phần thứ ba: Điều chỉnh định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020
Trang 11PHẦN THỨ NHẤT
RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI
Vị trí địa lý như trên tạo điều kiện cho Đắk Nông có thể mở rộng giaolưu với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Duyên hải miềnTrung, tăng cường liên kết giữa Đắk Nông với các tỉnh thuộc Đông bắcCampuchia về mở rộng thị trường , phát triển hợp tác liên vùng và quốc tế
2- Đặc điểm tự nhiên
2.1 Địa hình
Trang 12Địa hình của tỉnh Đắk Nông đa dạng và phong phú, có sự xen kẽ giữacác địa hình thung lũng, cao nguyên và núi cao Địa hình có hướng cao dần
từ Đông sang Tây
Địa hình thung lũng là vùng đất thấp phân bố dọc sông Krông Nô,Sêrêpôk, thuộc khu vực các huyện Cư Jút, Krông Nô Điạ hình tương đốibằng phẳng, có độ dốc từ 0-30, thích hợp với phát triển cây lương thực, câycông nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm
Địa hình cao nguyên chủ yếu ở Đắk Nông, Đắk Mil, Đắk Song, độ caotrung bình trên 800 m, độ dốc trên 150 Đây là khu vực có đất bazan là chủyếu, rất thích hợp với phát triển cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp và chănnuôi đại gia súc
Địa hình núi phân bố trên địa bàn huyện Đắk R'Lấp Đây là khu vựcđịa hình chia cắt mạnh và có độ dốc lớn Đất bazan chiếm phần lớn diện tích,thích hợp với phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều,tiêu
2.2 Khí hậu
Khí hậu tỉnh Đắk Nông vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệtđới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng Khí hậu có 2mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng
10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4năm sau, lượng mưa không đáng kể
Nhiệt độ trung bình năm 22-230 C, nhiệt độ cao nhất 350C, tháng nóngnhất là tháng 4 Nhiệt độ thấp nhất 140C, tháng lạnh nhất vào tháng 12 Cónhững năm nhiệt độ bất thường nắng nóng, dễ gây cháy rừng, khô hạn thiếunước ảnh hướng tới sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân Tổng số giờnắng trong năm trung bình 2000-2300 giờ Tổng tích ôn cao 8.0000 rất phùhợp với phát triển các cây trồng nhiệt đới lâu năm
Lượng mưa trung bình năm từ 2200-2400 mm, lượng mưa cao nhất3000mm Tháng mưa nhiều nhất vào tháng 8, 9; mưa ít nhất vào tháng 1, 2
Độ ẩm không khí trung bình 84% Độ bốc hơi mùa khô 14,6-15,7 mm/ngày,mùa mưa 1,5-1,7 mm/ngày
Hướng gió thịnh hành mùa mưa là Tây Nam, hướng gió thịnh hànhmùa khô là Đông Bắc, tốc độ gió bình quân 2,4 -5,4 m/s, hầu như không cóbão nên không gây ảnh hưởng đối với các cây trồng dễ gãy, đổ như cà phê,cao su, tiêu v.v
2.3 Thủy văn và tiềm năng thủy điện
Trang 13a) Thuỷ văn Đắk Nông có mạng lưới sông suối phân bố tương đối đều
khắp Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn nước phục vụ sản xuấtnông nghiệp, xây dựng các công trình thủy điện phục vụ các ngành kinh tế vànhu cầu dân sinh Các sông chính chảy qua địa phận tỉnh gồm:
Sông Sêrêpok do hai nhánh sông Krông Nô và Krông Na hợp lưu với
nhau tại thác Buôn Dray (huyện Krông Na) Đoạn chảy qua tỉnh nằm trên địaphận huyện Cư Jút Đoạn này lòng sông tương đối dốc, chảy từ cao độ 400 m
ở hợp lưu xuống cao độ 150 m ở biên giới Cămphuchia Khi chảy qua địa bàntỉnh Đắk Nông, do kiến tạo địa chất phức tạp, lòng sông trở nên hẹp và dốcnên tạo ra các thác nước lớn hùng vĩ, vừa có cảnh quan thiên nhiên đẹp, vừa
có tiềm năng thủy điện mang lại giá trị kinh tế Đó là thác Trinh Nữ, DrayH'Linh, Gia Long, ĐraySap Các thác này đang được đưa vào khai thác phục
vụ du lịch và phát triển thuỷ điện Các suối Đắk Gang, Đắk Nir, Dray H'Linh,
Ea Tuor v.v đổ ra sông Sêsêpôk Một số suối chảy ở khu vực phía Đông vàphía Bắc huyện Đắk Mil như suối Đắk Ken, Đắk Lâu, Đắk Sor cũng đều làbắt nguồn của sông Sêrêpok
Sông Krông Nô Bắt nguồn từ dãy núi cao trên 2000 m phía Đông Nam
tỉnh Đắk Lắc, chảy qua huyện Krông Nô Sông Krông Nô có ý nghĩa rất quantrọng đối với sản xuất và đời sống dân cư trong tỉnh Còn nhiều suối lớn nhỏkhác phân bố khá đều khắp trên địa bàn huyện Krông Nô, Cư Jút như suốiĐắk Mâm, Đắk Rô, Đắk Rí, Đắk Nang
Hệ thống suối đầu nguồn sông Đồng Nai Sông Đồng Nai dòng chảy
chính không chảy qua địa phận Đắk Nông nhưng có nhiều sông suối thượngnguồn Đáng kể nhất là:
Suối Đắk Rung bắt nguồn từ khu vực Thuận Hạnh, chảy qua địa bànĐắk Nông với chiều dài 90 km Suối có nước chảy quanh năm, tạo điều kiệnthuận lợi cho xây dựng các hồ, đập nhỏ phục vụ sản xuất và sinh hoạt dân cư
Suối Đắk Nông có lưu lượng trung bình 12,44m3/s, lưu lượng lớn nhất87,8 m3/s và nhỏ nhất 0,5 m3/s Môduyn dòng chảy lớn nhất 338 m3/skm2,trung bình 47,9 m3/skm2, nhỏ nhất 1,9 m3/skm2
Suối Đắk Bukso là ranh giới giữa huyện Đắk Song và Đắk R'Lấp , cónước quanh năm có khả năng xây dựng nhiều đập dâng
Suối ĐắkR'Lấp có diện tích lưu vực 55,2 km2, là hệ thống suối đầunguồn của thủy điện Thác Mơ
Suối Đắk R'Tih gồm các suối nhỏ chảy về sông Đồng Nai, đầu nguồncủa thủy điện Trị An
Ngoài ra còn có các suối bắt nguồn từ phía Tây Nam huyện Đắk Mil
đổ ra sông Đồng Nai
Trang 14Trên địa bàn tỉnh còn có nhiều hồ, đập vừa có tác dụng giữ nước vừa làtiềm năng để phát triển du lịch như Hồ Tây, hồ Trúc, hồ Ea T'Linh, hồ ĐắkRông v.v.
Mạng lưới sông suối, hồ ao dày đặc đó rất thuận tiện cho việc xâydựng các công trình thủy lợi, thuỷ điện nhỏ, cung cấp nước cho các ngànhkinh tế và sinh hoạt dân cư
Chế độ lũ: Chịu sự chi phối mạnh của sông Krông Nô Tại Đức Xuyên
lũ lớn thường xảy ra vào tháng 9, 10 Hàng năm dòng sông này thường gâyngập lũ ở một số vùng thuộc các xã phía nam huyện Krông Nô Lũ trên sôngSêrêpok là tổ hợp lũ của 2 sông Krông Nô và Krông Na, lũ xuất hiện vào
tháng 9 và 10
b) Tiềm năng thủy điện Sông suối trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có tiềm
năng thủy điện dồi dào Hệ thống sông Sêrêpôk có trữ năng kinh tế đượcđánh giá khoảng 2,6 tỉ KWh Hệ thống suối đầu nguồn của các sông ĐồngNai, Krông Nô, Sêrêpôk có thể xây dựng nhiều công trình thủy điện lớn vớitổng công suất khoảng 1500 MW như thuỷ điện DrayH'Linh II đang đượcxây dựng, thuỷ điện Đức Xuyên 92 MW, thủy điện TuaSrah 85 MW, thuỷđiện Đắk Tih 140 MW, TĐ Đắk NTao, TĐ Đắk Sô v.v đã được thoả thuận,đang từng bước kêu gọi đầu tư xây dựng
Ngoài ra, mạng lưới suối nhỏ trên khắp địa bàn tỉnh có nhiều tiềm năngphát triển thủy điện nhỏ phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho các buôn làngvùng cao khó khăn trong việc xây dựng điện lưới
3 Tài nguyên thiên nhiên
3.1 Rà soát tài nguyên đất
Theo báo cáo số liệu kiểm kê đất năm 2010 của Sở Tài nguyên và Môitrường tỉnh Đắk Nông, tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh có 651.561 ha.Trong đó:
- Đất nông, lâm nghiệp Có diện tích là 592.997 ha, chiếm 91,01%
tổng diện tích tự nhiên Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 296.860,57ha,trong đó đất trồng cây lâu năm là 19.997ha chiếm 30,7 % tổng diện tích Đấttrồng cây hàng năm chủ yếu là đất trồng lúa, ngô và cây công nghiệp ngắnngày, ngoài ra diện tích đất nương rẫy còn khá lớn
Đất lâm nghiệp tổng diện tích là 294.475 ha, trong đó diện tích rừngsản xuất diện tích 227.718ha, diện tích rừng phòng hộ 37.499ha, diện tíchrừng đặc dụng 29.257 ha
- Đất phi nông nghiệp Diện tích 42.208 ha, chiếm 6,48% tổng diện
tích tự nhiên Trong đó đất ở diện tích 4.546,27ha, đất chuyên dùng22.224,68ha
Trang 15- Đất chưa sử dụng Diện tích còn 16.356 ha, chiếm 2,2% diện tích tự
nhiên Trong đó diện tích đất bằng chưa sử dụng 1.832,99 ha, diện tích đấtđồi núi chưa sử dụng 14.523,98ha
3.2- Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh là 294.476 ha, độ che phủ đạt 45%.Rừng tự nhiên được phân bố đều khắp các huyện, tập trung chủ yếu ở vùngnúi cao, có tác dụng phòng hộ đầu nguồn, chống xói mòn, bảo vệ môi sinh
Chia theo mục đích sử dụng: đất có rừng sản xuất (kể cả rừng tự nhiên
và rừng trồng) có 227.718 ha, chiếm 77,3% diện tích đất lâm nghiệp, phân bố
ở hầu hết các huyện trong tỉnh; đất có rừng phòng hộ 37.500 ha, chiếm12,7%, chủ yếu tập trung ở các huyện ĐắkR'Lấp, Đắk GLong, Đắk Mil, ĐắkSong; đất có rừng đặc dụng 29.258 ha, tập trung chủ yếu ở Đắk GLong,Krông Nô, đây là khu rừng được sử dụng vào mục đích bảo tồn sinh thái,khai thác du lịch Rừng trồng chủ yếu tập trung ở vùng các vùng gò đồi vànúi thấp, khu vực gần dân cư
Rừng tự nhiên ở Đắk Nông có nhiều hệ động vật và thực vật phongphú và đa dạng Rừng phát triển tốt, những khu rừng nguyên sinh có nhiềuloại gỗ quí và cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học.Trong rừng còn nhiều động vật quí hiếm như voi, gấu, hổ v.v được ghi trongsách đỏ của nước ta và sách đỏ thế giới; có nhiều loại dược liệu quí là nguồnnguyên liệu dồi dào để chế thuốc chữa bệnh trong y học dân tộc Đặc biệt,khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, Tà Đùng có những khu rừng nguyên sinhvới nhiều cảnh quan, thác nước đẹp tạo nên quần thể du lịch hấp dẫn
3.3 Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt do nguồn nước mưa cung cấp, tương đối dồi dào,
thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt dân cư trên địa bàn toàn tỉnh Tuy nhiên
do chịu ảnh hưởng của khí hậu cao nguyên, lại nằm ở phía Tây, cuối dãyTrường Sơn nên vào mùa khô mưa ít, nắng nóng kéo dài làm khô hạn, nhiềulúc thiếu nước gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp và sinhhoạt của dân cư
Nguồn nước ngầm, phân bố ở hầu khắp cao nguyên bazan và các địa
bàn trong tỉnh, có trữ lượng lớn ở độ sâu 40-90m Đây là nguồn cung cấpnước bổ sung cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô, được sử dụng phổ biếncho sinh hoạt, làm kinh tế vườn, kinh tế trang trại Tuy nhiên trên một số địabàn núi cao thuộc các huyện Đắk R'Lấp, Đắk GLong nguồn nước ngầm hạnchế Nước ngầm được khai thác chủ yếu thông qua các giếng khoan, giếngđào, nhưng do nguồn nước nằm ở tầng sâu nên muốn khai thác cần có đầu tưlớn và phải có nguồn năng lượng
3.4 Tài nguyên khoáng sản
Trang 16Theo điều tra đến năm 2010, đã phát hiện trên địa bàn tỉnh Đăk Nông
có 178 mỏ và điểm mỏ khoáng sản với 16 loại khoáng sản chủ yếu: bauxit,wolfram, antimoal, bazan bọt; bazan cột, bazan khối, cát xây dựng, đá bazan,
đá granit, sét gạch ngói, than bùn, opal, thiếc sa khoáng, kaolin, nước khoángthiên nhiên, saphir
Bô xít Phân bố ở thị xã Gia Nghĩa, các huyện Đắk GLong, Đắk R'Lấp,
Đắk Song nhưng tập trung chủ yếu ở thị xã Gia Nghĩa và huyện Đắk GLong.Trữ lượng dự đoán 5,4 tỉ tấn, trữ lượng thăm dò 2,6 tỉ tấn, hàm lượng Al2O3
từ 35-40% Trên bề mặt của mỏ quặng có lớp đất bazan tốt, hiện có rừnghoặc cây công nghiệp dài ngày Khó khăn cho việc khai thác hiện nay là chưa
có đường giao thông, thiếu năng lượng, nguồn nước để rửa quặng và vốn đầu
tư
Khoáng sản quí hiếm Khu vực xã Trường Xuân huyện Đắk Song là
nơi có nguồn tài nguyên đặc biệt quí hiếm là vàng, đá quí ngọc bích, saphiatrắng Ngoài ra còn có Wolfram, thiếc, antimoal trên địa bàn thị xã GiaNghĩa, huyện Đắk GLong, Cư Jút
Ngoài ra còn có các tài nguyên khá phong phú là nguyên liệu cho sảnxuất vật liệu xây dựng như đất sét phân bố rải rác trên địa bàn một số huyện,
có thể khai thác công nghiệp, sản xuất gạch, ngói phục vụ nhu cầu xây dựngcác công trình kinh tế-xã hội cũng như xây dựng dân dụng cho khu vực dân
cư trên địa bàn tỉnh Sét cao lanh làm gốm sứ cao cấp phân bố tập trung ở
huyện Đắk Glong, thị xã Gia Nghĩa; puzơlan làm nguyên liệu cho xi măng,gạch ceramic; đá bazan bọt làm nguyên liệu sản xuất gạch ốp lát cách âm,cách nhiệt, sợi chịu nhiệt v.v
Nguồn nước khoáng có ở Đắk Mil được khoan thăm dò tháng 6/1983
sâu 180 m khả năng khai thác rất lớn, khoảng 570 m3/ngày đêm và khí C02đồng hành khoảng 9,62 tấn/ngàyđêm Hiện tại chỉ mới khai thác khí C02
3.5- Tài nguyên phát triển du lịch
Trên địa bàn tỉnh có nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp như các khurừng nguyên sinh, các thác nước và các hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo.Các thác nước đẹp, hùng vĩ, còn nguyên sơ nằm giữa rừng già như thác Trinh
Nữ, thác Dray H'Linh, Dray Sáp, thác Dray Nur, thác Diệu Thanh, thác Gấu,thác Chuông, thác Diệu Thanh, thác Ngầm (trong lòng núi), thác Liêng Nung,Đắk Glung, thác Ba tầng, thác Gia Long v.v Những khu du lịch sinh thái và
dã ngoại trong vùng nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung (25.000ha), Tà Đùng (28.000 ha) và thảo nguyên nhỏ trảng Ba Cây rộng trên 3 km2phục vụ du lịch thể thao, cưỡi ngựa, sắn bắn, cắm trại
Trang 17Các buôn làng đồng bào dân tộc ít người với những nét sinh hoạt vănhóa truyền thống độc đáo như hội cồng chiêng, uống rượu cần, lễ hội đâmtrâu là những tiềm năng cho phát triển du lịch văn hóa, nhân văn Đặc biệt làdân tộc M'Nông có truyền thống văn hóa độc đáo, giàu bản sắc dân tộc, cócác sử thi, các lễ hội Đây là yếu tố có thể khai thác phát triển du lịch
Những tiềm năng du lịch trên cho phép đẩy mạnh phát triển du lịch vớicác loại hình đa dạng như: du lịch sinh thái tham quan thác nước, suối, hồ,đập, vườn, rừng; du lịch vui chơi giải trí: leo núi, sắn bắn, đua ngựa; du lịchvăn hóa: tham gia các lễ hội của các đồng bào dân tộc, lễ hội cồng chiêng, lễhội đâm trâu, v.v
Những tiềm năng trên là điều kiện để hình thành các cụm du lịch, tour
du lịch của tỉnh nếu được gắn kết với các tuyến du lịch phía Nam của tỉnhĐắk Lắc, Bình Thuận, Lâm Đồng, Tp Hồ Chí Minh sẽ tạo nên hành trình dulịch hấp dẫn đối với du khách
II ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
1 Dân số
Năm 2010, dân số trung bình toàn tỉnh là 510.570 người, trong đó dân
số đô thị chiếm 14,95%, dân số nông thôn 85,05% Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên
là 4,55% Mật độ dân số trung bình 78,39 người/km2 Dân cư phân bố khôngđều trên địa bàn các huyện, nơi đông dân cư chủ yếu tập trung ở các trungtâm xã, thị trấn huyện lỵ, ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ Có những vùngdân cư thưa thớt như một số xã của huyện Đắk GLong, Đắk R'Lấp
Đắk Nông là tỉnh có cộng đồng dân cư gồm 29 dân tộc cùng sinh sống
Cơ cấu dân tộc đa dạng, chủ yếu là dân tộc Kinh, M'Nông, Tày, Thái, Ê Đê,
Nùng v.v Dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ 65,5%, M'Nông chiếm 9,7%, các dân tộckhác chiếm tỉ lệ nhỏ
Trang 18Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 26,64% trong đó số lượng lao động
kỹ thuật qua đào tạo khoảng 17,05% (vượt mục tiêu QH 2006 đề ra đến năm
2010 là 20%) Phần lớn lực lượng lao động là lao động chân tay trong cácngành nông, lâm nghiệp Tuy nhiên, do cơ cấu sản xuất chủ yếu là nông, lâmnghiệp nên đội ngũ cán bộ kỹ thuật của các nông, lâm trường và một số nôngdân đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trồng và thâm canh cây công nghiệpngắn và dài ngày như đậu đỗ, mía, bông, cà phê, cao su, điều, tiêu v.v do vậynếu tiếp tục được đào tạo thêm về các quy trình sản xuất công nghệ cao thìnguồn lao động kỹ thuật nông nghiệp sẽ là một động lực cho phát triển mộtnền nông nghiệp chất lượng cao
Ưu điểm của nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông là rất dồi dào, cần cù, tíchluỹ được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp Tuy nhiên,trình độ nhận thức của một bộ phận lớn lao động còn thấp, thói quen canh tác
và sản xuất truyền thống rất khó thay đổi đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, gâykhó khăn cho việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất Phần lớn số laođộng sống bằng nghề nông, lâm nghiệp, được đào tạo chuyên môn kỹ thuậtcòn ít, nên một thách thức lớn đặt ra cho phát triển nguồn nhân lực là phải tạo
ra số lượng việc làm trong các ngành phi nông nghiệp đủ lớn, có sức hấp dẫn
để rút bớt lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp để hình thành một đội ngũcông nhân nông nghiêp kỹ thuật cao, lao động dịch vụ nông nghiệp, và laođộng trong một số ngành sản xuất phi nông nghiệp, …
III YẾU TỐ BÊN NGOÀI
1 Bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực
- Tác động của xu thế hội nhập quốc tế, khu vực
Trong giai đoạn tới, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thếchủ đạo của thế giới Nguy cơ chiến tranh thế giới khó có khả năng xảy ranhưng các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột về sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ,tranh giành tài nguyên, khủng bố có thể sẽ gia tăng
Đồng thời các các quốc gia phải đối phó và tích cực phối hợp hànhđộng cùng nhau giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khíhậu (tăng nhiệt độ, nước biển dâng, thiên tai, khan hiếm tài nguyên ), đóinghèo, ô nhiễm môi trường, khan hiếm nước, các đại dịch và các thảm họathiên nhiên khác
Toàn cầu hóa tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ; tự do hóa kinh tế
và tài chính tiếp tục gia tăng, nhiều hình thức liên kết kinh tế mới xuất hiện.Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế, điều chỉnh các thể chế điều tiết kinh tế
- tài chính toàn cầu diễn ra mạnh mẽ cùng với sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảohộ sẽ mở ra những cơ hội và thách thức mới cho sự phát triển của mỗi quốc
Trang 19gia
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động vàđang hình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn Tuy vậy, vẫntiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định như: tranh chấp ảnh hưởng và quyềnlực, lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên
Tổ chức ASEAN đang ở thời điểm lịch sử chuyển sang giai đoạn quantrọng, hướng tới hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 Cộng đồng sẽdựa trên 3 trụ cột: Cộng đồng An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồngVăn-xã hội Hiệp hội trở thành một tổ chức liên kết Chính phủ chặt chẽ, gắn
bú, năng động, hướng tới người dân Nguyên tắc chung được đưa ra theo một
trật tự lựa chọn: công nghệ cao phải là hàng đầu, tiếp đến là sử dụng nhiều lao động, tạo cơ sở tiếp cận đến các khu vực thị trường của Trung
Quốc Việt Nam sẽ là một thành viên chủ động và tích cực phát huy vai tròchủ đạo trong việc thực hiện Sáng kiến Liên kết ASEAN hỗ trợ các thànhviên mới, các chương trình phát triển Tiểu vùng Mekong mở rộng, Hành langĐông – Tây, khu vực Tam giác phát triển 3 nước CLV nhằm thu hẹpkhoảng cách phát triển và hỗ trợ liên kết kinh tế khu vực
Đắk Nông tiếp giáp trực tiếp về biên giới đất liền với Campuchia Việcnâng cao sự hợp tác và hiểu biết giữa hai quốc gia, hai địa phương nhất làhoàn thành giải quyết vấn đề cắm mốc biên giới, sẽ tạo điều kiện cho pháttriển giao thương kinh tế giữa các tỉnh trong vùng với các địa phươngCampuchia, đặc biệt trong vấn đề về hợp tác kinh tế, xuất nhập khẩu, hợp tácphát triển du lịch, kinh tế cửa khẩu
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực vừa hợp tác, vừa cạnh tranhđan xen phức tạp sẽ đưa đến cho Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Nông nóiriêng nhiều cơ hội thuận lợi, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức khókhăn mới, đòi hỏi mỗi địa phương nỗ lực vươn lên, nắm bắt thời cơ, hội nhập
và phát triển để theo kịp trào lưu chung và không bị tụt hậu
2 Sự tác động của luồng vốn đầu tư nước ngoài và khả năng cạnh tranh sản phẩm đến quy hoạch phát triển của tỉnh
- Dự báo khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài Sau khi Việt Nam
gia nhập WTO lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng rất nhanh, tuynhiên giai đoạn khủng hoảng kinh tế vừa qua, lượng vốn FDI đã giảm đáng
kể Sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bước vào giai đoạn phụchồi và lấy lại đà tăng trưởng Nguồn vốn FDI và ODA sẽ tăng dần trở lại
Xu thế nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ có sự chuyển dịchđáng kể một phần vốn đầu tư từ vùng Đông Nam Bộ sang các địa bàn khác,còn nhiều dư địa để phát triển Đăk Nông có vị trí khá thuận lợi, tiếp giáp vớivùng kinh tế trọng điểm phía Nam với hạ tầng giao thông đang được đầu tư
Trang 20nâng cấp, các khu, cụm công nghiệp đang được xây dựng, thủ tục hành chínhđược cải thiện nhiều, dư địa để phát triển công nghiệp còn nhiều Do vậy cóthể dự báo trong giai đoạn tới lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Đăk Nông sẽtăng lên đáng kể
Mặt khác, Việt Nam ở vào trình độ nước đang phát triển có thu nhậptrung bình với GDP bình quân đầu người/năm đã đạt khoảng 1.230 USD năm
2010 và phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản sẽ trở thành một nước côngnghiệp Theo thông lệ viện trợ quốc tế, vốn ODA cung cấp cho các nước cóthu nhập trung bình thường có các điều kiện cung cấp kém ưu đãi hơn Dovậy, dự kiến thời kỳ tới, việc cung cấp ODA sẽ có những thay đổi rất cơ bản
về cơ cấu nguồn vốn này cũng như các điều kiện tài chính Từ kinh nghiệmquốc tế, có thể dự báo rằng nguồn ODA của Việt Nam trong thời kỳ tới sẽvẫn được duy trì, thậm chí có khả năng khối lượng nguồn vốn này còn có thểtăng lên Tuy nhiên, về cơ cấu vốn chắc sẽ thay đổi theo chiều hướng ODAviện trợ không hoàn lại sẽ giảm, ODA vốn vay sẽ tăng lên theo hướng giảmdần tính ưu đãi (lãi suất cho vay có thể cao hơn, thời gian ân hạn và thời giantrả nợ sẽ ngắn hơn) so với các điều kiện tài chính ưu đãi của ODA mà ViệtNam được hưởng trong thời kỳ vừa qua
Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đăk Nông nói riêng, dự kiến trong thờigian tới vẫn có khả năng được tiếp nhận các nguồn ODA trong các lĩnh vựcxóa đói giảm nghèo, đối phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường cũngnhư đầu tư cho mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội
Trang 213 Một số sản phẩm, ngành hàng nông, lâm nghiệp có lợi thế phát triển trên địa bàn Tây Nguyên và tỉnh Đắk Nông
Đắk Nông nằm trong vùng Tây Nguyên, một vùng có nhiều sản phẩmnông lâm nghiệp hàng hoá có lợi thế tham gia cạnh tranh thị trường Các sảnphẩm đó là:
(1) Sản xuất ngô Ngô là mặt hàng đang có thị trường lớn, nhất là thị
trường trong nước Phát triển cây ngô vừa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùngtrong nước và có thể xuất khẩu, vừa là hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng ởnhững vùng đất có điều kiện, nhằm tăng giá trị trên một ha đất canh tác.Vùng Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng có tiềm năng mởrộng diện tích gieo trồng ngô, đặc biệt là ngô lai cho năng suất cao
(2) Sản phẩm cà phê Cà phê là cây trồng thế mạnh của vùng Tây
Nguyên, có nhiều vùng có qui mô diện tích lớn và sản xuất tập trung Xuhướng chung trong phát triển cây này thời gian tới là giảm diện tích cà phêvối hiện có, phát triển thêm cà phê chè và trồng trên các vùng có đủ nướctưới và điều kiện thâm canh, đồng thời thay đổi công nghệ chế biến từ chếbiến khô sang chế biến ướt để nâng cao chất lượng sản phẩm
(3) Sản phẩm điều Hiện nay nhu cầu hạt điều trên thị trường thế giới
còn rất lớn Sản phẩm điều của Việt Nam đã xuất sang 21 nước, chiếm vị tríthứ 4 trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của cả nước Vùng Tây Nguyên,trong đó có tỉnh Đắk Nông có tiềm năng mở rộng diện tích trồng điều trên cơ
sở trồng theo phương thức nông - lâm kết hợp
(4) Sản phẩm cao su: Cây cao su được phát triển ở vùng Tây Nguyên
từ lâu và có qui mô diện tích lớn Hiện nay Tây Nguyên chiếm 70% diện tíchcao su cả nước Xu hướng phát triển cây này trong vùng là thâm canh trêndiện tích hiện có, mở rộng diện tích trên các vùng đất thích hợp, đi vào thâmcanh, cải tạo giống, đầu tư các dây chuyền, thiết bị chế biến phù hợp TỉnhĐắk Nông còn nhiều tiềm năng đất trống chưa sử dụng có thể khai thác để
mở rộng diện tích trồng cao su
(5) Sản phẩm bông sợi Cây bông được đánh giá là mặt hàng cạnh
tranh có điều kiện Hiện nay Việt Nam còn đang phải nhập khẩu bông để làmnguyên liệu cho ngành dệt Vùng Tây Nguyên có thể quy hoạch diện tíchtrồng bông lên khoảng 40 ngàn ha nhằm khai thác có hiệu quả hơn quỹ đất vàđáp ứng một phần nguyên liệu cho công nghiệp dệt
(6) Sản phẩm nguyên liệu giấy Nhu cầu nguyên liệu bột giấy trong
nước và cho xuất khẩu sang các thị trường các nước trong khu vực là rất lớn.
Vì vậy việc hình thành vùng rừng nguyên liệu giấy đặt ra rất cấp bách trong
10 năm tới Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng có nhiều tiềmnăng xây dựng vùng nguyên liệu giấy
Trang 22(7) Sản phẩm chăn nuôi Tây Nguyên có nhiều tiềm năng và thế mạnh
để phát triển chăn nuôi, chủ yếu là nuôi bò (cả bò sữa và bò thịt) gắn với pháttriển công nghiệp chế biến, nuôi trâu lấy thịt cung cấp cho các vùng đô thịlớn Tỉnh Đắk Nông gần vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó cóthành phố Hồ Chí Minh, với lợi thế của mình có thể phát triển chăn nuôi, đặcbiệt là nuôi trâu, bò để cung cấp thịt hơi, sữa cho các địa bàn trên
Ngoài các sản phẩm trên, các sản phẩm của cây công nghiệp ngắn ngàykhác như lạc, đậu tương có thị trường lớn; Đắk Nông có lợi thế phát triểncác cây này để cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến
3 Tác động của chiến lược, quy hoạch cả nước, vùng đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
3.1 Chiến lược phát triển kinh tế đất nước
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước giai đoạn 2011-2020
Mục tiêu tổng quát phát triển đất nước là đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá và phát triển nhanh, bền vững theo định hướng xã hội chủnghĩa; phấn đấu đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp có trình
độ phát triển trung bình; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương; đờisống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủquyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Namtrên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao; tạo tiền đề vững chắc để pháttriển cao hơn trong giai đoạn sau
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước đến năm 2020,
dự kiến tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân giaiđoạn 2011-2020 khoảng 7-8%/năm Đến năm 2020 GDP bình quân đầungười đạt 3.000 - 3.200 USD, cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả; tỷ trọng nôngnghiệp dưới 15% trong GDP, tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 30%, tỷ
lệ lao động qua đào tạo chiếm trên 70% tổng lao động xã hội
Đến năm 2020, hầu hết dân cư thành thị và 85% dân cư ở nông thônđược sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanhmới áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lýchất thải; trên 80% các cơ sở sản xuất, kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn vềmôi trường; hầu hết các đô thị loại 4 trở lên và tất cả các khu công nghiệp,khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 95% chất thải rắn thôngthường, 85% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêuchuẩn môi trường
Bối cảnh trong nước như trên là môi trường và điều kiện thuận lợi chophát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ngoài ra, cũng cần chuẩn bị các điều kiện
và có các biện pháp để hạn chế các thách thức trong phát triển như: thu hútđầu tư không chọn lọc; giải phóng mặt bằng gây ảnh hưởng đến đời sống
Trang 23nhân dân; tác động xấu đến môi trường sinh thái; các tệ nạn xã hội và các loạitội phạm mới
3.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên dựbáo, khả năng tăng trưởng kinh tế của vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011 - 2015đạt 7,5-8% và 2016-2020 đạt khoảng 8-9% GDP bình quân đầu người năm
2015 đạt 24-25 triệu đồng và năm 2020 khoảng 46-48 triệu đồng Cơ cấukinh tế vùng đến năm 2015 với tỷ trọng công nghiệp - xây dựng 29,2%, nông,lâm, ngư nghiệp 43,6 %, dịch vụ 27,2 %; năm 2020 cơ cấu kinh tế tương ứng
là 35,0; 34,7 và 30,3 Tỷ lệ đô thị hóa trong vùng đạt khoảng 31,5% năm
2015 và khoảng 36% năm 2020; Tỷ lệ lao động qua đào tạo của vùng TâyNguyên đến 2015 đạt 40-45%; năm 2020 đạt khoảng 55-60% và hàng nămgiải quyết việc làm cho khoảng 14-15 vạn người Tỷ lệ che phủ đạt từ 57 %trở lên vào những năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân2,5-3%/năm.Định hướng phát triển các ngành sẽ tập trung vào: phát triển cácmặt hàng có lợi thế như cà phê, cao su, tiêu, điều, bột giấy, gỗ v.v Phát triểncông nghiệp chế biến, thuỷ điện, khai thác và chế biến khoáng sản Đẩy mạnhphát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái tại, nghỉ dưỡng Xây dựng và nângcấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông: hoàn thành xây dựng đường Hồ ChíMinh theo kế hoạch, nâng cấp các quốc lộ 14, 19, 20, 24, 25, 27 và 28 Đầu
tư cải tạo 4 sân bay hiện có; chuẩn bị triển khai xây dựng hệ thống đường sắtvào Đắk Nông và Bảo Lộc Xây dựng một số trung tâm thương mại ở các đôthị tỉnh và huyện trọng điểm; xây dựng các cửa khẩu, chợ biên giới, Khu kinh
tế cửa khẩu nhằm tăng cường hoạt động thương mại, dịch vụ và trao đổi hànghóa với Lào và Campuchia
Những định hướng, mục tiêu của vùng là cơ sở để xem xét trong xâydựng quy hoạch tỉnh gắn với phát triển của vùng, tham gia hợp tác liên tỉnh
3.3 Định hướng Khu vực Tam giác phát triển ba nước Campuchia, Lào - Việt Nam
Kể từ năm 2006 đến nay khu vực Tam giác phát triển 3 nước đã cónhững thay đổi bổ sung tỉnh Bình Phước (Việt Nam), tỉnh Kratie(Campuchia) và tỉnh Champasak (Lào) vào TGPT Campuchia - Lào - ViệtNam (Tại Hội nghị Ủy ban Điều phối chung ba nước về TGPT tại Đăk Lăkngày 21-22 tháng 12 năm 2009)
Trang 24Kết cấu hạ tầng được đầu tư đáng kể từ năm 2006- 2010: Trong giaiđoạn vừa qua mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn TGPT đều được banước quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, đặc biệt là các quốc lộ phần lớn đãđược nâng cấp, trải nhựa Đây là một trong các thành tựu quan trọng nhất, nổibật nhất trong thực hiện quy hoạch TGPT CLV, thể hiện sự hợp tác đặc biệtgiữa ba nước
Với sự quan tâm đầu tư của mỗi nước trong Tam giác phát triển, cácchương trình tài trợ, cho vay từ các nước thứ ba (Nhật Bản, Trung Quốc ) hệthống các tuyến đường giao thông liên kết giữa các địa phương trong khu vựcTGPT ba nước, thông với cảng biển Việt Nam và các nước trong khu vựcbước đầu được hình thành, làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội trongkhu vực Tam giác ba nước
Tỉnh Đắk Nông sẽ chịu những tác động của các chính sách áp dụng chokhu vực đã được ba nước thông qua như Biên bản ghi nhớ về “Các cơ chếchính sách ưu đãi đặc biệt cho khu vực Tam giác phát triển” đã được Thủtướng ba nước thông qua tại Hội nghị Cấp cao Campuchia - Lào - Việt Namtại Viên Chăn (tháng 11/2008), cần tiếp tục nghiên cứu, thực hiện một sốchính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy sự phát triển hơn nữa trong khu vực:
+ Chính sách ưu đãi đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài của từng quốcgia trong Tam giác phát triển
+ Chính sách ưu đãi thương mại.
+ Chính sách đẩy mạnh phát triển thị trường
+ Tăng cường hợp tác giữa các địa phương đặc biệt là giữa các tỉnhtrong khu vực
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng đã được xác định là khâu đột phá trongphát triển khu vực
Trang 254 Một số yếu tố khác
Ngoài các yếu tố trên, có một số yếu tố có tác động đến quy hoạch củatỉnh trong thời kỳ tới như vấn đề bảo vệ môi trường và một số yếu tố chính trịđặt ra quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh phải chú ý tới kinh tế – xã hội,môi trường, an ninh quốc phòng
Xét dưới góc độ phát triển kinh tế,phải chú ý tới yếu tố môi trường,nhất là không làm tăng thêm những chi phí cho việc giải quyết vấn đề môitrường trong tương lai và thực hiện được sự phát triển bền vững
Về chính trị, xã hội, những tình huống phức tạp tiềm ẩn có thể diễn ra
và tác động đến phát triển trong thời gian tới Các thế lực bên ngoài tiếp tụcthực hiện âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền đểchống phá ta, kích động người dân vượt biên trái phép Hệ thống chính trị cơ
sở đòi hỏi củng cố và kiện toàn theo tinh thần Chỉ thị 15/1998/CT-TTg củaThủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế -
xã hội, củng cố quốc phòng an ninh ở các xã biên giới
Trang 26PHẦN THỨ HAI THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH ĐẮK NÔNG
ĐẾN NĂM 2010
I THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2010
1 Khái quát về tình hình phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Đăk Nông trước năm 2004 (trước khi lập tỉnh)
Trước năm 2004, lãnh thổ Đăk Nông ngày nay bao gồm 6 huyện củatỉnh Đăk Lăk cũ Trên lãnh thổ này, thực hiện theo Nghị quyết Đại hội XIIIcủa Đảng bộ tỉnh Đăk Lăk (cũ), kinh tế xã hội được phát triển trong thế tươngquan với các lãnh thổ khác Tính riêng thời kỳ 1996-2000, nhịp độ tăngtrưởng kinh tế tính theo GDP đạt bình quân 16,2%/năm, trong đó nông, lâmnghiệp tăng 17,9%, công nghiệp-xây dựng tăng 10,75%, khu vực dịch vụtăng 6,7% Năm 2000 tổng GDP toàn tỉnh (giá so sánh 1994) đạt 1.327 tỉđồng, tăng gấp 2,15 lần so năm 1995 GDP bình quân đầu người năm 2000đạt 3,46 triệu đồng (giá hiện hành), tăng gấp 1,18 lần so năm 1995 Năm
2003 so với năm 2002, kinh tế tăng trưởng 12,4%; cơ cấu kinh tế theo GDP
có sự chuyển dịch song chậm với tỷ trong cao của nông, lâm nghiệp (71,8%),công nghiệp xây dựng 9,1%, dịch vụ 19%
Từ năm 2004 (năm lập tỉnh) đến nay Tỉnh đã có những bước phát triểntương đối tốt so với toàn vùng Tây Nguyên Năm 2003 Đắk Nông có diệntích chiếm 12,0%, dân số chiếm 8,4%, GDP chiếm 8,0% Tỉ trọng GDP nông,lâm, ngư nghiệp chiếm 9,7%, công nghiệp-xây dựng chiếm 4,1%, dịch vụchiếm 5,3% Năm 2010, GDP tỉnh ước chiếm 9,7% so với toàn vùng TâyNguyên, trong đó nông, lâm, ngư nghiệp chiểm 11,8%, công nghiệp - xâydựng chiếm 11,6%, dịch vụ tăng lên chiếm 10,5% Giá trị xuất khẩu tăng từ9,2% (năm 2003) lên 15,5% (năm 2009) so với toàn vùng Tây Nguyên Sảnlượng cà phê chiếm tỉ trọng đáng kể 16,3% trong sản lượng cà phê của vùng,
đã góp phần quan trọng trong phát triển ngành nông nghiệp Tây Nguyên
2 Thực trạng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Nông đến năm 2010
1.1 Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2010
1.1.1 Giai đoạn 2001-2005
Trước năm 2003, tỉnh Đăk Nông gồm 6 huyện của tỉnh Đăk Lăk cũ.Trên lãnh thổ này, thực hiện theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng bộ tỉnhĐăk Lăk (cũ), kinh tế – xã hội được phát triển trong thế tương quan với cáclãnh thổ khác Tính riêng thời kỳ 1996-2000, nhịp độ tăng trưởng kinh tế tínhtheo GDP đạt bình quân 16,2%/năm GDP bình quân đầu người năm 2000
Trang 27đạt 3,46 triệu đồng Trên lãnh thổ có nhiều công trình thủy điện được nghiêncứu và khởi công một số công trình song kết cấu hạ tầng còn kém Đô thị GiaNghĩa lúc này chỉ là một thị trấn Tỷ lệ hộ nghèo còn đến 14,8% Tốc độ tăngtrưởng kinh tế (theo GDP) tỉnh Đắk Nông đạt bình quân 9%/năm giai đoạn2001-2005, đạt mục tiêu về tốc độ tăng trưởng kinh tế theo Quyết định 168.Năm 2005, GDP đạt 2.426 tỷ đồng, bình quân đầu người là 5,86 triệuđồng/năm (khoảng 371 USD), bằng 58% so với bình quân chung của cảnước.
1.1.2 Giai đoạn 2006-2010.
Trước những diễn biến phức tạp trên thị trường tài chính, tiền tệ sẽ tiếptục gây ra những tác động đột biến và phản ứng dây chuyền bất lợi đối vớinền kinh tế với quy mô nhỏ như Đắk Nông Giá xăng dầu, giá một số nguyênliệu đầu vào, giá lương thực, tỷ giá, lãi suất,v.v các vấn đề mang tính toàncầu như dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, khan hiếm các nguồn nguyên vậtliệu, khoảng cách giầu nghèo sẽ tác động mạnh và đa chiều đến với nhữngđột biến thất thường sẽ tiếp tục gây xáo trộn trên thị trường và trong xã hội;làm khó khăn cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của
cả nước, trong đó có Đắk Nông
Trong bối cảnh không thuận lợi đó, nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hànhnhạy bén, kịp thời, tập trung và quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND và UBNDtỉnh; sự nỗ lực và chủ động khắc phục khó khăn, sự sáng tạo của các cấp,ngành, địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và của toàn dân nên tỉnh ta
đã ngăn chặn được suy giảm kinh tế, nền kinh tế đang trên đà phục hồi vàluôn duy trì ở mức cao Tốc độ tăng trưởng đạt khá cao so với các tỉnh trongkhu vực Tây Nguyên và cả nước; bình quân 5 năm 2006-2010, tốc độ tăngtrưởng GDP đạt 15,19% Tuy không đạt mục tiêu quy hoạch, nhưng tốc độtăng bình quân cao hơn nhiều so với kế hoạch 5 năm trước (giai đoạn 2001-
2005 đạt 9,3%),
So với mục tiêu tăng trưởng giai đoạn 2006-2010 đề ra trong Quyhoạch 2006 chỉ có khu vực dịch vụ có tốc độ tăng cao hơn, các ngành nôngthủy sản và công nghiệp-xây dựng không đạt dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh
tế chung không đạt mục tiêu quy hoạch
Trang 28Bảng : Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2010
n v : T ngĐơn vị: Tỷ đồng ị: Tỷ đồng ỷ đồng đồng
Tốc độ tăng trưởng(%/
năm) 2001-
2005
2010
2006-QH 2006 I
Phân theo khu
vực
Tổng GDP, giá 94 1327, 1 2070, 3 3647,5 4.198 9,3 15,2 15,6
1 Nông lâm ngư 1134,1 1480,6 2012,8 2129 5,5 7,5 5,67
2 Công nghiệp -xâydựng 58 249,6 985 1305 33,9 39,2 45,2
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đăk Nông đến năm 2010
Trong thời kỳ 2001-2010 đóng góp của khu vực công nghiệp - xây dựng
và dịch vụ vào tăng trưởng GDP tăng cao từ 25,8% giai đoạn 2001-2005 lên49,60% giai đoạn 2006-2010 (tăng 23,8 điểm %), trong khi đó khu vực nông,lâm thủy sản giảm đáng kể từ 46,6% xuống còn 30,5% trong giai đoạn 2006-
2010 (giảm 16,1 điểm %) Khu vực dịch vụ giảm từ 27,6% giai đoạn
2001-2005 xuống còn 19,9% giai đoạn 2006-2010 (giảm 7,7 điểm %)
Trang 29Bảng : óng góp v o GDP c a các ng nh Đóng góp vào GDP của các ngành ào GDP của các ngành ủa các ngành ào GDP của các ngành
Chỉ tiêu
GDP tăng thêm (tỷ đồng)
Đóng góp của các ngành (%) 2001-2005 2006-2010 2001-2005 2006-2010 Tổng GDP, giá SS 94 743,2 2127,7 100,0 100,0
2005 xuống còn 53,75% năm 2010, tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựngtăng từ 17,88% năm 2005 lên 25,04% năm 2010, tỷ trọng ngành dịch vụkhông có nhiều biến động đạt xấp xỉ ở mức 21-22% Như vậy, đến năm 2010
tỷ trọng ngành dịch vụ đã đạt xấp xỉ mục tiêu đề ra, tỷ trọng ngành nông,lâm, thủy sản tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn chậm hơn rất nhiều so với dựkiến, tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng thấp hơn nhiều so với mục tiêu
đề cập trong Quy hoạch 2006 (1)
Bảng : Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006-2010
Đơn vị: %
Nông lâm thủy sản
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông đến năm 2010
- Thu nhập bình quân đầu người:
1 Mục tiêu trong Quy hoạch năm 2006 đề ra là đến năm 2010 là tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản đạt 28,9%, ngành công nghiệp – xây dựng đạt 48,6%, dịch vụ đạt 22,5% năm
Trang 30Thu nhập bình quân đầu người tính theo đô la Mỹ giá thực tế tăng từ
384 USD năm 2000 lên 400 USD năm 2005 và lên 778,8USD năm 2010 (caohơn so với mục tiêu đề ra trong quy hoạch 2006 đề ra đến năm 2010 là 14,32triệu đồng tương đương 741,9USD) Tuy nhiên mức thu nhập bình quân cònphụ thuộc nhiều vào biến động của giá cả nông sản xuất khẩu trên thị trườngthế giới đặc biệt là đối với hai mặt hàng chủ lực là cà phê, cao su
Bảng : Thu nhập bình quân đầu người tỉnh Đăk Nông giai o nđ ạn2006-2010
Năm
Tổng GDP (tỷ đồng-giá HH)
Dân số (1.000 người)
Thu nhập bình quân (USD/người)
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh từ 2005 đến 2010
- Đầu tư toàn xã hội và cơ cấu vốn đầu tư giai đoạn 2001-2010
Tổng vốn đầu tư trên địa bàn tăng nhanh từ 3.895,6 tỷ đồng giai đoạn2001-2005 lên 18.179 tỷ đồng giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng bình quân47,8%/năm giai đoạn 2001-2005 và 33,15%/năm giai đoạn 2006-2010 Tỷ lệvốn đầu tư so với GDP tăng nhanh từ 54,6% giai đoạn 2001-2005 lên 80,3%giai đoạn 2006-2010, dẫn đến ICOR2 giảm từ 5,87 giai đoạn 2001-2005xuống còn 4,76 giai đoạn 2006-2010 So với dự kiến vốn đầu tư giai đoạn2006-2010 (trong quy hoạch 2006) tổng vốn đầu tư toàn xã hội thấp hơnkhoảng 7.500 tỷ đồng
2 Tính theo hệ số ICOR đo bằng tỷ lệ đầu tư trên GDP so với tốc độ tăng GDP.
Trang 31Bảng : Cơ cấu vốn đầu tư
Chỉ tiêu
Giai đoạn
2001 – 2005 (tỷ đồng- giá HH)
Cơ cấu (%)
Giai đoạn
2006 – 2010 (tỷ đồng- giá HH)
Cơ cấu (%)
Nguồn: Niên giám thống kê, Kế hoạch phát triển KT-XH 2011-2015.
Trong 5 năm 2006-2010, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suygiảm kinh tế toàn cầu, nhưng chúng ta vẫn huy động một khối lượng khá lớncác nguồn vốn đầu tư phục vụ cho phát triển kinh tế Tổng vốn đầu tư pháttriển được huy động vào nền kinh tế trong 5 năm 2006-2010 ước đạt 18.179
tỷ đồng, tuy thấp hơn so với chỉ tiêu kế hoạch nhưng tốc độ tăng trưởng bìnhquân hàng năm khá cao, trên 34,71% Do huy động được các nguồn vốn đầu
tư toàn xã hội đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.Ngoài việc tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển, đã đầu tư xây dựngđược nhiều công trình kết cấu hạ tầng quan trọng như đầu tư các dự án pháttriển giao thông; thủy lợi, xây dựng cấp nước và thoát nước đô thị, hệ thốngcấp điện…và nhiều công trình hạ tầng xã hội quan trọng khác trên địa bàntoàn tỉnh
Tuy nhiên, cơ cấu vốn huy động cho đầu tư phát triển vẫn dựa chủ yếuvào ngân sách nhà nước chiếm đến 58,71%, nguồn vốn huy động từ doanhnghiệp tư nhân và dân cư chiếm 35,33% là mức khá nhưng chưa thực sự pháthuy hết khả năng của thành phần vốn này Các loại vốn khác như tín dụngđầu tư Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, nước ngoài tuy có tăng nhiều sovới giai đoạn 2001-2005 nhưng chiếm tỷ trọng khá nhỏ khoảng 1- 2%, đónggóp không lớn vào tổng vốn đầu tư cho phát triển toàn xã hội toàn tỉnh
- Thu chi ngân sách giai đoạn 2006-2010.
Trang 32Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 31,8% /nămgiai đoạn 2006-2010 Tổng thu ngân sách 5 năm đạt trên 15.246 tỷ đồng, tăngbình quân 31,8%/năm, vượt mục tiêu quy hoạch (22%), đáp ứng được 25,2%tổng chi ngân sách của tỉnh; tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt 8% (bìnhquân chung cả nước là 20-21% GDP)
Nguồn thu từ trợ cấp Trung ương chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thungân sách Đắk Nông Nguồn thu trên địa bàn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng thungân sách của tỉnh, năm 2005 chỉ chiếm tỷ trọng 14,06% và đến năm 2009 tỷ
lệ này chỉ khoảng 17% Phần lớn nguồn thu trên địa bàn là thu từ kinh tế cáthể, tiểu chủ, nguồn thu ngân sách của tỉnh từ khu vực FDI chỉ chiếm tỷ trọngnhỏ Nhìn chung nguồn thu ngân sách trên địa bàn còn thấp, chưa đáp ứngđược nhu cầu phát triển mới
2.485,8 8
3.009,5
6 3.659,89 2.854,33I.Thu địa bàn 176,11 241,61 348,58 467,67 624,8 800,45
1.Thu nội địa 176,11 241,15 347,75 465,49 623,41 734,08 a.Thu từ KTTW 8,12 11,89 22,55 26,98 - -
b.Thu từ KTĐP 167,99 229,25 325,20 438,5 623,41 734,08 2.Thuế XN khẩu 0,46 0,83 3,58 1,38 0,588 II.Trợ cấp từ TƯ 1.071,34 941,72 1.699,1 1.942,97 2.134,99 1.141,082III.Thu khác 5,09 26,61 438,19 598,91 900,09 912,8
Nguồn: Niên giám thống kê Đắk Nông năm 2010
Tổng chi ngân sách 5 năm 2006-2010 đạt trên 11.208 tỷ đồng, tăngbình quân 25,2%/năm Tỉnh đã thực hiện tốt công tác phân cấp trong quản lýthu chi ngân sách nhà nước và quan tâm thực hiện cải cách hành chính, ứngdụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực hải quan, thuế đạt kết quả tích cực.Tuy vậy, do kinh tế của tỉnh mới phát triển bước đầu, xuất phát điểm rất thấp,công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển, nông nghiệp là ngành chính nênkhoảng cách giữa tổng thu ngân sách trên địa bàn và tổng chi ngân sách cònlớn, nguồn chi chủ yếu dựa vào ngân sách Trung ương
Trang 33% so tổng chi 45,63 53,53 33,17 31,46 52,99 56,6 III.Chi khác 16,42 38,3 904,8 1.360,3 1,00 1,00Hoạt động ngân hàng có nhiều tiến bộ Nguồn vốn huy động năm sauluôn cao hơn năm trước, tăng bình quân hàng năm khoảng 36,2%/năm Dư nợtín dụng tăng bình quân khoảng 47,5%/năm Chất lượng tín dụng được đảmbảo, tỷ lệ nợ xấu luôn duy trì ở mức dưới 3%/năm Các ngân hàng đã tậptrung ưu tiên vốn cho vay để đầu tư các công trình trọng điểm, các dự án thuỷđiện, đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và cho vay thực hiện mục tiêuxoá đói giảm nghèo có hiệu quả Đã tổ chức thực hiện tốt gói kích cầu củaChính phủ, có tác động tích cực trong việc chống suy giảm kinh tế, duy trìđược tăng trưởng kinh tế
3 Thực trạng phát triển ngành, lĩnh vực và so sánh với Quy hoạch phê duyệt năm 2006
3.1 Nông nghiệp
3.1.1 Thực trạng và biến động đất sản xuất nông nghiệp.
Theo kiểm kê đất đai năm 2010, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là297.135ha tăng 9.186ha đạt 145% so với quy hoạch Diện tích đất sản xuấtnông nghiệp biến động cụ thể như sau:
- Diện tích đất trồng cây hàng năm đạt 97.138ha đạt 152% so quy hoạch.Trong đó đất trồng lúa nước là 8.301ha bằng 92% so với quy hoạch Đấttrồng cỏ chăn nuôi giảm không đáng kể nhưng chỉ bằng 25% so quy hoạch đề
ra Diện tích trồng cây hàng năm khác tăng nhanh đạt 88.381ha đạt 166% sovới quy hoạch
- Diện tích đất trồng cây lâu năm đạt 199.997ha đạt 142% so với quyhoạch Diện tích đất trồng cây lâu năm tăng lên đáng kể chủ yếu là diện tíchđất khai thác chuyển đổi từ đất chưa sử dụng và đất lâm nghiệp sang đấttrồng cây công nghiệp lâu năm
Bảng : Hiện trang diện tích đất sản xuất nông nghiệp
Trang 342 Đất trồng cây lâu năm 199.997 141.000 142
Như vậy, hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đã vượt so vớikhả năng tối đa sử dụng Diện tích đất nông nghiệp tiếp tục tăng lên sẽ ảnhhưởng đến cơ cấu diện tích đất lâm nghiệp cần đảm bảo Do vậy, trong giaiđoạn tới cần có hướng điều chỉnh, quản lý tốt diện tích đất nông nghiệp đểđảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, cân bằng vớilợi ích môi trường
3.1.2 Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp.
Giai đoạn 2001-2005: Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân7,66%/năm, trong đó giá trị sản xuất trồng trọt tăng 7,58%/năm, chăn nuôităng 13,47%/năm và dịch vụ trong nông nghiệp giảm 4,48%/năm (giá so sánh1994) Tỷ trọng trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ (giá hiện hành) năm 2001:88,22- 6,30- 5,48 (%), 2005: 93,34 - 5,25 - 1,41 (%)và bình quân 5 năm v(2001-2005) tỷ trọng tương ứng là: 90,48-6,65-2,87 (%)
Giai đoạn 2006-2010: Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, thiên tại,
dịch bệnh, ngành nông nghiệp đã có bước phát triển với tốc độ tăng trưởng
khá cao và giữ được vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội.Giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm nghiệp đạt ở mức cao, bình quân 5 nămtăng 7,5%, vượt kế hoạch đề ra 6,5% Giá trị tăng thêm tăng 7,53%, vượt kếhoạch đề ra (kế hoạch 6,2%)
a Trồng trọt:
- Ngành trồng trọt đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá, gắnvới thị trường và là ngành chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng giá trị sản xuấtnông nghiệp, năm 2010 chiếm 68,6% Trong những năm qua, mặc dù giá cảcác loại sản phẩm nông nghiệp có sự biến động lớn nhưng diện tích, sảnlượng các loại cây trồng liên tục tăng với tốc độ khá Tổng diện tích gieotrồng năm 2010 đạt trên 255 ngàn ha, tăng trên 9% so với năm 2005; sảnlượng lương thực năm 2010 ước đạt 317 ngàn tấn, tăng gấp 1,3 lần so vớinăm 2005 Diện tích cây công nghiệp tăng đáng kể, cây cao su tăng từ 8,4ngàn ha lên 20,9 ngàn ha, sản lượng đạt 6,2 ngàn tấn, cà phê 78 ngàn ha, sảnlượng đạt 140 ngàn tấn, tiêu 7,1 ngàn ha, sản lượng 12,6 ngàn tấn
Bước đầu đã hình thành sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, xuấthiện nhiều mô hình đem lại hiệu quả, được các doanh nghiệp và các hộ nôngdân tích cực đầu tư phát triển, thông qua Chương trình chuyển đổi cơ cấu câytrồng vật nuôi được triển khai rộng rãi ở các huyện thị, đã mạnh dạn ứngdụng tiến bộ kỹ thuật, giống mới, chuyển dịch mùa vụ, biện pháp canh tácmới, đầu tư thâm canh chiều sâu, quản lý nguồn nước, dịch bệnh Đã xácđịnh được những mô hình sản xuất mới, có giá trị thu nhập cao như sản xuấtchanh dây (giống Đài Nông I), khoai lang Nhật Bản, khoai tây Atlantic, hoacúc Đà Lạt, hoa Li Ly, sầu riêng ở Đăk Mil, cam quýt bưởi, măng cụt ở thị
Trang 35xã, Đăk Glong, mô hình chanh không hạt, ớt ngọt ở Tuy Đức, sản xuất rau antoàn trong nhà kính, nhà lưới, chế độ tưới nước tiết kiệm đã mang lại giá trịsản xuất cao, lợi nhuận khá
Cùng với sự mở rộng diện tích đất sản xuất, trình độ sản xuất nôngnghiệp đã được nâng lên, nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ sảnxuất mới được áp dụng, góp phần quan trọng nâng cao năng suất, chất lượngsản phẩm Năng suất lúa bình quân tăng từ 39,7 tạ/ha năm 2005 lên 52,5 tạ/hanăm 2010, ngô tăng từ 55,7 tạ/ha lên 61,97 tạ/ha góp phần đưa sản lượnglương thực bình quân đầu người năm 2010 đạt 550 kg/người/năm
- Cây lương thực:
Đắk Nông không phải là vùng có thế mạnh về sản xuất lương thực,nhưng diện tích trồng cây lương thực vẫn tăng từ 124 nghìn ha năm 2000 lênkhoảng 240 nghìn ha năm 2010 So với năm 2000, tổng diện tích gieo trồngtăng bình quân 7,5%/năm; trong đó, cây hàng năm tăng 13,6%/năm, cây
lương thực tăng 18%/năm
Cây lúa Là cây lương thực chính của tỉnh, năm 2010, diện tích gieo
trồng lúa cả năm đạt 11,7 nghìn ha, sản lượng 62,5 nghìn tấn Năng suất lúađạt bình quân đạt 53,5 tạ/ha Do sử dụng các giống lúa mới và do áp dụng kỹthuật thâm canh tiến bộ nên năng suất và sản lượng lúa liên tục tăng qua cácnăm
Cây ngô Là cây màu lương thực chính của tỉnh Năm 2005 diện tích
ngô có 26137 ha, đến năm 2010 tăng lên gần 40 nghìn ha với sản lượng đạt
247 nghìn tấn, năng suất đạt 62 tạ/ha Giống ngô lai đã được phát triển vànhân rộng trên địa bàn các huyện nên đã làm tăng đáng kể sản lượng ngô toàntỉnh, góp phần đẩy mạnh phát triển chăn nuôi và bổ sung một phần lươngthực cho đời sống dân cư
Cây lấy bột Chủ yếu là cây sắn, được trồng làm nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến tinh bột sắn đang được phát triển mạnh ở Đắk Nông Tuyvậy, diện tích trồng sắn mấy năm gần đây giảm dần, năm 2008 có đến 22,1nghìn ha, năm 2010 giảm xuống còn 14,65 nghìn ha Vùng sắn trồng tậptrung chủ yếu ở các huyện Đắk GLong, Đắk Song, Đắk R'Lấp, tạo vùngnguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh
có một số diện tích khoai lang khoảng 6,6 nghìn ha trồng rải rác ở các huyệnchủ yếu làm thức ăn gia súc cho chăn nuôi và hỗ trợ một phần lương thực.Gần đây một số xã đưa vào trồng giống khoai lang Nhật có thể xuất khẩuđem lại hiệu quả kinh tế cao
- Cây thực phẩm: Gồm rau đậu các loại, diện tích hiện có là 8.925 ha,
tập trung chủ yếu ở Cư Jút (2.898 ha), Krông Nô (1.738 ha), Đắk Mil (1560ha) và Đắk Song(1.678 ha) Sản phẩm chủ yếu đưa đi thành phố Buôn Ma
Trang 36Thuột và đáp ứng tiêu dùng của dân cư trên các địa bàn
- Cây công nghiệp ngắn ngày: Đang được đẩy mạnh phát triển trên
cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng, diện tích năm 2010 khoảng 25 nghìn ha.Cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu là đậu tương, lạc, bông vải, mía
Đậu tương Là cây công nghiệp ngắn ngày thế mạnh của tỉnh Diện
tích năm 2010 đạt 15,44 nghìn ha, tăng 3 lần so năm 2000, sản lượng đạt trên
31 nghìn tấn.Vùng trồng đậu tương tập trung chủ yếu ở huyện Cư Jút, ĐắkMil và Krông Nô
Lạc Năm 2010 có 7.808 ha, sản lượng đạt 17.141 tấn Vùng trồng lạc
tập trung chủ yếu ở các huyện Cư Jút, Đắk Mil, Krông Nô, Đắk Song Sảnphẩm lạc chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư địa phương và mộtphần xuất khẩu
Bông vải Giảm liên tục qua các năm, năm 2000 diện tích 4.463 ha, sản
lượng đạt 5.670 tấn, năm 2005 diện tích 2.660 ha và năm 2010 chỉ còn gần1.181 ha, với sản lượng bông đạt khoảng 1.934 tấn Nguyên nhân chủ yếu là
do năng suất, giá bán bông thấp, người dân chuyển đổi sang trồng các câycông nghiệp khác hiệu quả hơn Vùng bông được trồng tập trung ở các huyện
Cư Jút, Đắk Mil
Cây mía Năm 2010 diện tích trồng mía khoảng 405 ha, sản lượng đạt
28.081 tấn Diện tích mía không ổn định qua các năm, phụ thuộc vào nhucầu nguyên liệu cho Công ty mía đường Đắk Nông
- Cây công nghiệp dài ngày:
Cà phê Diện tích cà phê năm 2010 có khoảng 76 nghìn ha, trong đó
diện tích cho thu hoạch là 71,8 nghìn ha, sản lượng đạt khoảng 138,5 nghìntấn Do giá bán cà phê, nông sản vẫn tăng so với năm trước nên thu nhập củangười dân được cải thiện đáng kể Diện tích cà phê được trồng chủ yếu ở ĐắkMil, Đắk Song và Đắk Rlấp, Tuy Đức Các huyện còn lại chỉ có quy môkhoảng 4-5 nghìn ha Tuy nhiên, diện tích cà phê tăng cao trong những nămqua làm xấu đi của môi trường sinh thái do diện tích rừng bị thu hẹp Mặtkhác không tính đến các yếu tố về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nướctưới; các yếu tố đầu vào và đầu ra (giống, phân, nước, trình độ thâm canh, giá
cả cà phê luôn biến động trên thị trường thế giới ), năng suất ở một số vùngthấp nên hiệu quả chưa cao
Trang 37Cao su Diện tích cây cao su tăng nhanh, nếu như năm 2000 chỉ có
trên 3,2 nghìn ha, đến năm 2010 diện tích cao su tăng lên 23 nghìn ha, vớisản lượng mủ tươi đạt trên 5,4 nghìn tấn Diện tích cao su có xu hướng tăng,được trồng tập trung chủ yếu ở huyện Đắk R'Lấp, Tuy Đức, Đắk Mil, ĐắkSong và Krông Nô Tuy nhiên chất lượng vườn cây cao su không đồng đều,sức sinh trưởng ở một số vườn kém do đầu tư chưa đúng mức nên hiệu quảchưa cao
Tiêu Là một cây có thế mạnh trên địa bàn tỉnh, đem lại giá trị xuất
khẩu lớn đứng thứ hai sau cà phê Năm 2010 diện tích tiêu có 7,1 nghìn ha,với sản lượng đạt khoảng 12 nghìn tấn Tiêu có thể phát triển ở hầu hết cáchuyện trong tỉnh, nhưng tập trung nhiều nhất ở huyện Đắk R'Lấp khoảng 3,2nghìn và Đăk song gần 1 nghìn ha, các huyện còn lại khoảng 200-300 ha
Điều Là cây trồng đã được phát triển từ lâu ở một số địa bàn của tỉnh
và diện tích điều tăng rất nhanh Năm 2000 diện tích điều có 2,5 nghìn ha,đến năm 2010 đã đạt diện tích khoảng 21,8 nghìn ha, trong đó diện tích thuhoạch điều khoảng 16 nghìn ha, với sản lượng đạt gần 17 nghìn tấn Diện tíchđiều ghép được trồng đại trà ở các huyện Krông Nô, Cư Jút, Đắk R'Lấp, ĐắkGLong Các vườn trồng điều lâu năm, già cỗi, giống cũ nên năng suất thấp,bình quân toàn tỉnh chỉ đạt 0,56 tấn/ha nên hiệu quả không cao, đang đượcthay thế dần bằng cây điều ghép
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn phát triển một số cây công nghiệp dàingày khác như chè, năm 2010 khoảng 83 ha, dừa 8-9 ha v.v chiếm diện tíchkhông đáng kể, sản phẩm chủ yếu chế biến xuất khẩu, còn lại phục vụ tiêudùng của dân cư địa phương
- Cây ăn quả: Diện tích toàn tỉnh có 3,8 nghìn ha, tăng trên 3 lần so
năm 2000, trong đó chủ yếu là chuối 597 ha, sầu riêng 505 ha, nhãn 123 ha,vải, chôm chôm 233 ha, mít 460 ha Ngoài ra, cây ăn quả còn có cam, quýt,bưởi và nhiều cây truyền thống khác Cây ăn quả phát triển chưa tương xứngvới tiềm năng của tỉnh
b Chăn nuôi:
Ngành chăn nuôi những năm qua tăng cả số đầu con và giá trị sản xuất.Đàn trâu, bò, dê, lợn tăng nhanh và đàn gia cầm tăng chậm Từ 2001-2010:Quy mô đàn trâu tăng bình quân 9,54%/năm, đàn bò tăng 24,03%, đàn lợntăng 6,75% và đàn gia cầm tăng 1,49%/năm, sản lượng thịt hơi xuất chuồng
và thịt gia cầm giết bán tăng 9,71%/năm Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi từ2000-2005 tăng bình quân 13,47%/năm và năm thời kỳ 2006-2010 tăng 4,6%(giá so sánh 1994) Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm 6,9%(2010)
Trang 38Mặc dù, chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển, nhưng tốc độchậm, chủ yếu là chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ lẻ Việc thu hút đầu tư vàolĩnh vực chăn nuôi còn rất hạn chế so với các ngành nông nghiệp khác, một
số cơ sở chăn nuôi chỉ đầu tư ở mức rất cầm chừng như trại lợn Green feed…một số dự án đầu tư vào lĩnh vực nông lâm kết hợp, tuy có hợp phần về chănnuôi nhưng không triển khai, các nhà đầu tư đều quay sang đầu tư về lĩnh vựctrồng rừng và trồng cây công nghiệp lâu năm là chủ yếu Nguyên nhân là dodịch bệnh thường xuyên diễn ra, giá cả ở mức thấp Công tác thú y tuy đãđược chú trọng song còn nhiều hạn chế nên dịch bệnh còn xảy ra
Thực trạng phát triển chăn nuôi một số gia súc và gia cầm chủ yếu nhưsau: Năm 2010, toàn tỉnh có 7,6 nghìn con trâu, 23 nghìn con bò và khoảng
133 nghìn con lợn Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 13 nghìn tấn,
tăng gấp 1,8 lần so với năm 2000
Nhìn chung ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển còn chậm, chiếm tỉtrọng chưa đáng kể trong sản xuất nông nghiệp (6,9%), chưa tương xứng vớitiềm năng chăn nuôi của tỉnh Số lượng trang trại đã phát triển nhanh giaiđoạn vừa qua nhưng phương thức chăn nuôi chưa tiến bộ, năng suất chưacao
3.2 Nuôi trồng thủy sản
Đắk Nông là tỉnh miền núi nên ngành thủy sản không phát triển mạnh.Tuy nhiên mấy năm gần đây, trên cơ sở tận dụng mặt nước sông suối, cáccông trình thủy lợi hồ, đập, nghề nuôi cá ao, hồ đã được chú trọng phát triển,góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp
Năm 2010, giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 20,4 tỷ đồng, tăng bìnhquân 1,44%/năm thời kỳ 2006 – 2010 Diện tích nuôi trồng và sản lượng thủysản hàng năm không ổn định Toàn tỉnh có 5 trang trại nuôi trồng thủy sản,còn chủ yếu nuôi thả phân tán, nhỏ lẻ Từ năm 2000 đến 2010 diện tích nuôitrồng tăng bình quân 7,1%/năm, sản lượng nuôi trồng và đánh bắt tự nhiêntăng 8%/năm Năm 2010 diện tích nuôi trồng đạt khoảng 925 ha với sảnlượng khoảng 2,6 nghìn tấn
Bảng : Hiện trạng sản xuất ngành thủy sản
Trang 39Nuôi cá nước ngọt đang là ngành nuôi trồng mới phát triển có triểnvọng, một số hộ tổ chức sản xuất theo mô hình V A C đem lại hiệu quả khácao
3.3 Thực trang phát triển lâm nghiệp
Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp của tỉnh năm 2010 đạt 50,2 tỷ đồng(giá so sánh 1994) bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 1,3%/năm Cơ cấu nội
bộ ngành có hướng chuyển dịch tích cực giảm giá trị thu được từ khai thác gỗ
và lâm sản từ 55% (năm 2005) xuống còn 43% (năm 2010), tăng dần tỷ trọnggiá trị trồng, nuôi rừng từ 32% (2005) lên 33,5% (2010) và giá trị dịch vụ lâmnghiệp từ 12.63% (2005) lên 23,53% (2010)
Bảng : Giá trị sản xuất, cơ cấu ngành lâm nghiệp đến năm 2010
n v : Tri u ngĐơn vị: Tỷ đồng ị: Tỷ đồng ệu đồng đồng
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đăk Nông năm 2005-2010
Ngành lâm nghiệp tiếp tục chú trọng vào bảo vệ và trồng rừng, từngbước chuyển hướng từ lâm nghiệp do nhà nước quản lý là chính sang pháttriển lâm nghiệp với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; hàng nămquản lý 31,2 ngàn ha rừng phòng hộ Trong 5 năm trồng mới 12 ngàn harừng, chủ yếu là rừng nguyên liệu, bước đầu đã đáp ứng một phần nguyênliệu cho các nhà máy chế biến gỗ trên địa bàn Tuy vậy, tình trạng đốt phárừng, khai thác lâm sản trái phép còn diễn biến phức tạp, việc ngăn chặn chưa
có hiệu quả, mỗi năm có hàng trăm ha rừng bị phá và bị cháy Công tác giaođất khoán rừng phòng hộ đến nay vẫn còn rất chậm Thu nhập từ rừng (ngoàikhai thác gỗ) còn khó khăn, khó đảm bảo được thu nhập của người nhậnkhoán, nhất là đồng bào dân tộc tại chỗ nhận đất khoán rừng
Trang 40II PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP 1- Ngành công nghiệp
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp Đắk Nông năm 2010 đạt 1.712.404
tỷ đồng, tăng 3,7 lần so với năm 2005 Tốc độ tăng giá trị sản xuất côngnghiệp bình quân giai đoạn 2006– 2010 là 30,3%/năm, cao hơn nhiều so vớibình quân 17,6%/năm giai đoạn 2001-2005 Trong đó ngành công nghiệp chếbiến có tốc độ tăng trưởng cao đạt 30,4%/năm
So với quy hoạch năm 2006 tốc độ tăng trưởng ngành công nghiêp đãvượt mục tiêu đề ra (quy hoạch là 26%/năm) Cơ cấu các ngành trong khuvực công nghiệp có sự thay đổi theo hướng tăng trưởng đột biến, đặc biệt làbước phát triển nhanh nhanh của công nghiệp chế biến và xây dựng Ngànhcông nghiệp chế biến đã bước đầu khai thác được các lợi thế về nguồn nguyênliệu sản xuất trong tỉnh để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm phục vụ thịtrường trong tỉnh và xuất khẩu
Bảng : Giá trị sản xuất khu vực công nghiệp
Tăng BQ (%/ năm) Giá so sánh 1994
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông 2005 đến 2010
Sự phát triển công nghiệp tỉnh Đắk Nông thời gian qua tập trung chủyếu vào phát triển công nghiệp chế biến do dựa trên nguồn nguyên liệu tạichỗ dồi dào của địa phương Năm 2010, công nghiệp chế biến chiếm 91,7%