1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN: Trò chơi trong dạy học

12 2,7K 25
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 137 KB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BÀN TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ NGỌC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI : MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ NGƯỜI THỰ

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BÀN TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ NGỌC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI : MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ

NGƯỜI THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ LỘC

CHỨC VỤ : PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Tháng 9 năm 2010

Trang 2

I TÊN ĐỀ TÀI : MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ

II ĐẶT VẤN ĐỀ :

Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực , chủ động sáng tạo của học sinh Vì vậy người giáo viên phải gây hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất Thông qua trò chơi các em sẽ lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng , củng cố , khắc sâu kiến thức một cách vững chắc , tạo cho các em niềm say mê hứng thú trong học tập

Trò chơi là thuật ngữ có hai nghĩa khác nhau tương đối xa

 Là một kiểu loại phổ biến của trò chơi Nó chính là chơi có luật , có tính cạnh tranh hoặc có tính thách thức với người tham gia phải biết quy tắc , mục đích , kết quả và yêu cầu

 Những công việc được tổ chức và tiến hành dưới hình thức chơi Chẳng hạn : giao tiếp bằng chơi , rèn luyện thân thể dưới hình thức chơi bóng đá , chơi chuyền bóng

Nói chung trò chơi trong dạy học tiểu học không những mang nội dung giá trị

xã hội mà nó mang tính chuyển tải một lượng kiến thức của một nội dung bằng các hoạt động giữa Trò - Trò mà người giáo viên đóng vai trò chỉ đạo hướng dẫn Bên cạnh đó còn phải hướng các hoạt động cơ bản như nhận thức , giao tiếp sinh hoạt

Qua thực tế trong việc tổ chức các trò chơi trong dạy học ở tiểu học người giáo viên chủ quan trong quá trình soạn thảo trò chơi Từ đó học sinh khi thực hành trò chơi học tập còn thụ động Cụ thể :

- Một số em chưa làm bài tập thực hành hoặc làm sơ sài

- Các em không tự suy nghĩ hầu hết các em tham gia chưa chủ động và toàn diện vào các quá trình giải quyết vấn đề

- Một số em chưa biết xử lý tình huống chưa biết đánh giá ý kiến của bạn , có em chưa đánh giá được hành vi ,động cơ của bản thân

- Các em đóng vai chưa thực sự nhập vai diễn

- Các em yếu , trung bình tham gia trò chơi còn lúng túng

- Một số em chưa tự lập kế hoạch hoạt động cho bản thân , nhóm , lớp

III CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN

1/ Cơ sở tâm lý học :

Ở lứa tuổi tiểu học cơ thể trẻ đang trong thời kì phát triển , vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể làm lâu một cử động đơn điệu hoặc quá mạnh

Học sinh tiểu học nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi chúng không tập trung cao độ Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thú trong học tập và phải thường xuyên được luyện tập Chúng rất dễ xúc động và

Trang 3

thích tiếp xúc với một sự vật , hiện tượng nào đó nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh

Trẻ hiếu động , ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới song các em chóng cháng Do vậy trong dạy học giáo viên phải dùng nhiều hình thức dạy học , đưa học sinh đi tham quan , đi thực tế , tăng cường thực hành , tổ chức các trò chơi xen kẽ để củng cố khắc sâu kiến thức

2/ Cơ sở lý luận :

Trò chơi là tập hợp các yếu tố chơi có hệ thống và có tổ chức Vì thế luật chơi chính là phương tiện tổ chức tập hợp đó Như vậy trò chơi chính là sự chơi có luật , Những hành vi chơi tùy thích không gọi là trò chơi

Qua phương pháp dạy truyền thống : GV nói - HS nghe , GV hỏi- HS trả lời

Từ đó học sinh ít phát triển trí tuệ , việc thực hành gần như không biết Với phương pháp dạy như trên , HS không có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề , xử lý các tình huống bằng những việc làm cụ thể nhằm rút ra kiến thức Một số em chưa nắm được quyền trẻ em là gì ? Chưa thể hiện tình yêu của mình đối với bạn bè , người khác , chưa có trách nhiệm hành động của mình

Để giải quyết được những vấn đề này tôi đã cố gắng tìm ra những nguyên nhân sau :

- Trong những nguyên nhân tạo ra chất lượng học tập của học sinh hầu hết

GV thường :

* Chưa xác định mục đích hay chủ định của trò chơi là nhiệm vụ học tập của học sinh khi tham gia trò chơi Mục đích này chi phối tất cả yếu tố trò chơi , khi trò chơi kết thúc mức độ đạt đích chơi được phản ảnh ở kết quả thực hiện mà HS thu được Kết quả chơi là kết quả giải quyết nhiệm vụ học tập Trẻ học được những gì cụ thể thì chính cái đó phải thể hiện trong kết quả chơi

* Các hoạt động , hành động chơi là những hoạt động thực sự mà người tham gia chơi tiến hành để thực hiện vào nhiệm vụ , vai trò của mình Trong chơi chúng phản ánh nội dung trò chơi vì hoạt động nào cũng thâu tóm trong

nó chủ thể , đối tượng , phương tiện , công cụ , động cơ, mục đích , các hành động , thao tác và có môi trường nhất định

* Trong trò chơi phân vai , đóng kịch là hoạt động giao tiếp , các hành động ứng xử , tổ chức , quản lý

* Trong trò chơi các hoạt động nhận thức , thực hành , vận động thể chất chiếm ưu thế , hoạt động càng đa dạng thì nội dung chơi càng phong phú

- Đối với học sinh :

* Học sinh ít chịu suy nghĩ tìm tòi để tự chiếm lĩnh kiến thức

* Một số HS còn rụt rè , chưa mạnh dạn

* Hầu hết học sinh tham gia chưa chủ động và toàn diện các quá trình giải quyết vấn đề như đóng vai , trả lời câu hỏi

Trang 4

- Từ việc phân tích những nguyên nhân trên người GV cần thấy rõ trong quá trình dạy học , khi tổ chức một trò chơi thao tác sư phạm luôn phù hợp và cộng hưởng với thao tác tự học của HS

Có thể khái quát theo sơ đồ :

Dưới tác động của trò chơi chúng diễn ra như một động thái hướng vào mục đích dạy học và nhiệm vụ học Trong trò chơi phân vai , đóng vai các quá trình và tình huống những hoạt động và hành vi của các vai là thực tế của trò chơi Xác định các vai chơi là nguyên tắc không bình đẳng , có vai , vai phụ nhưng những người tham gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng là như nhau

IV CƠ SỞ THỰC TIỄN:

Ta lấy ví dụ :

Trong khối 4 trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc có 90 HS , em nào chịu suy nghĩ trước câu hỏi của GV Điều đó rõ ràng Gv không biết nếu em đó không được mời lên phát biểu ý kiến Cón ta mời một em phát biểu ý kiến , thì ta biết được em đó suy nghĩ hay không suy nghĩ Còn lại 89 em khác thì sao ?

Ví dụ : Bài hiếu thảo với ông bà cha mẹ

Ta tổ chức theo hình thức cá nhân , nhóm , lớp

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

HĐ 1 : Hoạt động cả lớp

- Yêu cầu Hs đọc truyện : “ Hiếu thảo

với ông bà cha mẹ”

- Mời HS lên đóng vai

HĐ 2 : Hoạt động nhóm

H : Em có nhận xét gì về việc làm của

Học sinh đọc

- Hs tham gia đóng vai

- Hs thảo luận nhóm 5 - Đại diện nhóm trả lời

HS trả lời - Lớp nhận xét

Hướng dẫn HS tự nguyên cứu

Tổ chức thảo luận lớp

Kết luận đánh giá

Tổ chức thảo luận nhóm

Tự nguyên cứu cá nhân

Hợp tác với bạn trong nhóm

Hợp tác với bạn trong lớp

Tự đánh giá điều chỉnh

Trang 5

bạn Hưng

H :Qua câu chuyện trên em có nhận

xét gì về việc làm của bạn Hưng

HĐ 3 : Hoạt động cá nhân

- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ

HĐ 4 : Làm việc cá nhân

Bài 1 : SGK

- Yêu cầu học sinh tìm cách ứng xử

- Các tình huống a, b, c, d, đ

HĐ 5 : Củng cố :

- Dặn dò - Nhận xét tiết học

3 Hs đọc ghi nhớ

Mỗi HS ứng xử một tình huống -Lớp nhận xét

Qua việc tổ chức học tập như trên , học sinh thảo luận nhóm cử thư kí và báo cáo kết quả sẽ xảy ra một số hạn chế Một số em yếu hầu như không thảo luận và ít mạnh dạn lên phát biểu Như vậy chỉ có một số ít làm việc còn các

HS yếu thì sao ? Các em có suy nghĩ gì không ? Từ đó giáo viên biết được hoạt động học tập như vậy sẽ không đạt hiệu quả cao

Từ những thực trạng nêu trên tôi đã tìm ra cách giải quyết

V / NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1/ Tác dụng của trò chơi :

Hoạt động vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính quá trình hoạt động của bản thân trò chơi chứ phải nằm ở kết quả chơi

Trò chơi là hoạt động phổ biến của hoạt động vui chơi là chơi theo luật , luật của trò chơi chính là những quy tắc định rõ mục đích , kết quả và yêu cầu của hành động trò chơi , luật của trò chơi có thể tường minh có thể không

Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với kiến thức kỹ năng có được trong hoạt động học tập , gần với nội dung bài học giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi thông qua chơi

HS được vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học vào các tình huống của trò chơi và do đó HS được luyện tập thực hành củng cố

Chơi là nhu cầu cần thiết đối với HS Tiểu học , có thể nói nó quan trọng như ăn , ngủ, học tập trong đời sống các em Được chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ như niềm vui khi thắng và buồn khi thất bại Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ , bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt được nhiệm

vụ của mình Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn , phấn đấu hết sức để mang lại thắng lợi cho tổ , nhóm của mình Đây chính là đặc tính thi đua của các trò chơi Vì vậy khi đã tham gia trò chơi HS thường vận dụng hết khả năng , tập trung sự chú ý , trí thông minh và sự sáng tạo của mình

Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của HS , giúp HS tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực Giúp HS rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích lũy qua hoạt động chơi

Trang 6

Trò chơi học tập rèn luyện kĩ năng , kĩ xảo thúc đẩy hoạt động trí tuệ Nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn

2/ Tổ chức trò chơi :

Để góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học khi tổ chức trò chơi phải đảm bảo nguyên tắc sau :

a/ Thiết kế trò chơi :

* Tổ chức trò chơi học tập chúng ta phải dựa vào nội dung bài học , Điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể đưa các trò chơi cho phù hợp Có kế hoạch chuẩn bị chu đáo , tỉ mỉ ,đảm bảo yêu cầu sau :

+ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục

+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố khắc sâu bài học

+ Hình thức tổ chức phải đa dạng ,phong phú

+ Phù hợp với tâm lí học sinh tiểu học

+ Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo , gây được hứng thú đối với học sinh

* Cấu trúc của trò chơi học tập

- Tên trò chơi

- Mục đích : Nêu rõ mục đích nhằm ôn luyện củng cố kiến thức

- Đồ dùng , đồ chơi

- Nêu luật chơi

- Số người tham gia chơi

- Nêu cách chơi

b/ Cách tổ chức trò chơi :

- Thời gian : Trong bao lâu

- Nêu tên trò chơi , hướng dẫn cách chơi , nêu rõ quy định chơi

- Chơi thử , nhấn mạnh luật chơi

- Chơi thật

- Nhận xét kết quả chơi , thái độ của người tham dự , nêu những sai sót cần tránh

- Thưởng - phạt : Phân minh , đúng luật chơi Phạt những HS phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản , vui như: nhảy lò cò, hát một bài , múa một bài , nháy cóc , chào người thắng cuộc

3 Một số trò chơi tiêu biểu thường được sử dụng trong dạy học ở tiểu học

a/ Trò chơi ghép từ :

Trò chơi này có thể áp dụng phổ biến trong phân môn Khoa - Sử - Địa nhằm củng cố khắc sâu kiến thức phần ghi nhớ của mỗi bài học

Giáo trình minh họa : Bài : Vai trò của chất đạm và chất béo - Khoa học 4

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1/ Bài cũ :

H1: Kể tên các thức ăn, đồ uống em HS trả lời

Trang 7

thường dùng vào các buổi : sáng , trưa

, tối ?

H2 : Kể tên thức ăn , đồ uống có

nguồn gốc động vật và thức ăn có

nguồn gốc thực vật ?

2/ Bài mới :

HĐ 1: Giới thiệu bài

HĐ 2 ; Làm bài tập 2 SGK

* Trò chơi : Ai nhanh ai đúng

Các em hãy chọn các thẻ từ thích hợp

điền vào chỗ trống ( Mỗi HS 1 thẻ )

đội nào gắn nhanh , đúng đội đó thắng

Lớp nhận xét

Chia lớp thành 3 đội chơi Học sinh nhận thẻ từ màu xanh , đỏ

NỘI DUNG BẢNG PHỤ

Hãy đính những thẻ từ dưới đây vào chỗ chấm cho phù hợp :

Chất đạm giúp xây dựng và tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể lớn lên thay thế những trong hoạt động sống của con người

Chất béo rất giàu và giúp cơ thể

GV nhận xét tuyên dương nhóm thực

hiện tốt

HĐ 3: Hoạt động nhóm đôi

Yêu cầu Hs quan sát tranh

( trang12,13 SGK)

Các loại chất đạm , chất béo chất đạm

nào có trong động vật , chất béo nào

có trong thực vật

+ Liên hệ thực tế :

Hãy kể tên một số chất đạm mà em

thường dùng hằng ngày

Hãy kể tên một số chất béo mà em

thường dùng hằng ngày

HĐ 4 : Hoạt động nối tiếp - Dặn dò

Nhận xét tiết học

HS thi gắn - Chữa bài

Thảo luận nhóm đôi

HS kể Lớp nhận xét

b/ Trò chơi thêm nhụy cho hoa :

Trò chơi này có thể áp dụng phổ biến trong phân môn Toán nhằm củng

cố khắc sâu kiến thức trong các tiết luyện tập ,luyện tập chung

Bước 1 : Tổ chức hướng dẫn :

đổi mới cơ thể

năng lượng

tế bào già bị hủy hoại hấp thụ các vi -ta - min

A,D,E,K ,K

Trang 8

GV chia lớp thành 2,3,4 đội Mỗi đội từ 4 đến 5 em GV đính sẵn những bông hoa cắt bằng giấy ô trống giữa các bông hoa chưa có kết quả )

Bước 2 : Cách chơi HS các đội lên điền kết quả vào nhụy những bông hoa

Đội nào nhiều , nhanh ,đúng đội đó thắng

Ví dụ : Tiết luyện tập chung ( SGK / 90 ) Toán 4

Thừa số 27  28 152 134  Thừa số 28 27  134  152

Tích  621 621  20368 20368

Số bị chia 66178 66178  16250 16250 

Số chia 203  326 125  125 Thương  326 203  130 130

c/ Trò chơi câu cá :

Trò chơi này có thể áp dụng phổ biến trong phân môn Toán nhằm củng

cố khắc sâu kiến thức trong các tiết bài mới , luyện tập ,luyện tập chung

Bước 1 : Tổ chức hướng dẫn :

Cắt vỏ lon nước giải khát thành những hình chú cá trên thân mỗi chú cá GV cắt những phép tính mà các đội cần thực hiện GV chuẩn bị từ 2 cần câu có đính nam châm

Bước 2 : Cách chơi :HS các đội lên lần lượt câu từng chú cá ở hồ ( Cái hộp

giấy )đặt trước mặt các đội Đội nào câu được nhiều cá đội đó thắng ( Câu được con nào học sinh phải trả lời được kết quả phép tính mới được câu tiếp )

Ví dụ : Tiết Phân số ( SGK / ) Toán 4

Phân số Tử số Mẫu số

6 11

Phân số Tử số Mẫu số

8 10

Phân số Tử số Mẫu số

5 12

Phân số Tử số Mẫu số

Trang 9

Phân số Tử số Mẫu số

d/ Trò chơi : Ai khéo tay

Trò chơi này có thể áp dụng phổ biến trong phân môn Toán áp dụng cho các bài hình học và môn Khoa học thực hành vẽ sơ đồ

Bước 1 : Tổ chức hướng dẫn :

GV vẽ hoặc pho to một số hình vẽ theo yêu cầu của đề

Bước 2 : Cách chơi :HS các đội lên vẽ và tô màu ( đúng theo yêu cầu ) Ai

vẽ nhanh , đúng tô màu đẹp sẽ được phong là người khéo tay nhất

đ/ Trò chơi thi về đích :

Áp dụng cho phân môn lịch sử ( Phần ôn tập cho từng giai đoạn lịch sử ) Cách chơi : Mỗi đội cử đại diện thi tiếp sức Mỗi HS ghi một số , đội nào ghi đến số cuối cùng trước , đội đó thắng ( Yêu cầu phải đúng )

Ví dụ :

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Chiến Thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất lại đất nước Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai Nhà Trần được thành lập năm Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên

e/ Trò chơi đố bạn :

Áp dụng phổ biến trong phân môn Khoa - Sử - Địa nhằm củng cố kiến thức , các khả năng quan sát , thí nghiệm nhất là các tiết ôn tập

Cách chơi : Chia lớp thành 3 - 4 nhóm Từng nhóm đưa ra câu đố ( Thuộc lĩnh vực GV chỉ định ) Các nhóm lần lượt trả lời Khi đến lượt nếu quá một phút sẽ mất lượt Mỗi câu đúng được 1 điểm Tổng kết điểm , nhóm nào trả lời nhiều hơn thì nhóm đó thắng

Ví dụ : Bài Ôn tập : Vật chất và năng lượng

Câu đố : Hãy chứng minh rằng :

- Nước không có hình dạng nhất định

- Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật tới mắt

- Không khí có thể nén lại , giãn ra

f Trò chơi thi tìm các từ theo chủ điểm :

Áp dụng trong phân môn luyện từ và câu nhằm mục đích mở rộng vốn từ theo chủ điểm

Cách chơi : Chuẩn bị giấy bút cho người tham gia chơi , hoặc chuẩn bị phấn ,

bảng để thi tìm từ theo nhóm

Trang 10

- Nêu chủ điểm và tìm các từ có chứa tiếng theo yêu cầu của GV Trong khoảng thời gian quy định , mỗi người hoặc nhóm phải tìm thật nhiều từ và ghi vào giấy hoặc ghi trên bảng Hết thời gian mọi người cùng nhau đánh giá kết quả tìm từ Nhóm nào tìm nhiều số từ đúng yêu cầu sẽ thắng cuộc

Ví dụ :

- Bài : Mở rộng vốn từ :Trung thực - Tự trọng (Tuần 6 )

Tìm các từ có chứa tiếng “ trung” , “tự”

* Từ : trung thực , trung thành , trung thu , trung hậu , trung dũng , trung kiên , trung tâm , trung nghĩa , trung bình , trung tính , trung lập ,

Từ : tự trọng , tự tin , tự ti , tự kiêu, tự hào , tự ái , , tự lập ,

Ví dụ : Bài : Mở rộng vốn từ : Dũng cảm ( Tuần 26 )

Tìm các từ cùng nghĩa , hoặc từ trái nghĩa với từ “ dũng cảm”

* Từ cùng nghĩa : Quả cảm , can đảm , gan dạ , gan góc, gan lì , bạo gan , táo bạo, anh hùng , anh dũng , can trường , dũng mãnh , anh dũng,

* Từ trái nghĩa : nhát , nhát gan , nhút nhát , hèn nhát , bạc nhược , nhu nhược , hèn hạ , hèn mạt , hoảng sợ , sợ sệt,

VI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU :

* Sau thời gian lựa chọn và thử nghiệm vận dụng một số trò chơi trong học tập ở đều khắp các môn học Không những học sinh nắm được kiến thức bài học mà còn nhớ lâu những kiến thức của bài học đó Các em được rèn khả năng nhanh nhẹn , khéo léo và tạo cho các em mạnh dạn tự tin hơn

Năm học 2008 - 2009 tôi sử dụng các trò chơi học tập và đã thu được kết quả khá khả quan như sau :

Thời gian Tổng số học

sinh

Học sinh nắm kiến thức vững chắc

Tỉ lệ

Năm 07-08 - Ít sử

dụng trò chơi học tập

90 45 50%

Năm 08-09 - Ít sử

dụng trò chơi học tập

90 80 88.8%

VII KẾT LUẬN :

Áp dụng trò chơi trong dạy học là làm thay đổi hình thức dạy học theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT ban hành nhằm tạo ra không khí vui tươi , hồn nhiên , sinh động trong giờ học kích thích được trí tượng tượng , tò mò , ham hiểu biết Học sinh hứng thú khi tự mình tìm ra kiến thức Giúp các em

tự tin hơn , có được cơ hội khẳng định mình

Với những bài học có yêu cầu “ học thuộc” ở cuối tiết nên tổ chức “Trò chơi

đố bạn” để học sinh học thuộc và nhớ lâu

1/Bài học kinh nghiệm

a/ Biện pháp chính :

+ Điều quan trọng đặt lên hàng đầu là giáo viên biết căn cứ vào đối

Ngày đăng: 08/10/2013, 21:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w