Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
39,55 KB
Nội dung
LÝLUẬNCHUNGVỀHIỆUQUẢKINHDOANHKHÁCHSẠN VÀ HIỆUQUẢKINHDOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG TRONG KHÁCH SẠN. 1. Kháchsạn và kinhdoanhkhách sạn. Khái niệm, nội dung và các loại hình hoạt động. 1.1. Khái niệm chungvềkháchsạn Để đưa ra một định nghĩa vềkháchsạn được đầy đủ, trước hết chúng ta cần tìm hiểu lịch sử ra đời và phát triển của kháchsạn để từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về khái niệm này. Thuật ngữ Kháchsạn trong tiếng Việt hay thường gọi là Hotel có nguồn gốc từ tiếng Pháp, dùng để chỉ nơi phục vụ ngủ qua đêm cho khách và nó được du nhập vào nước ta vào những năm đầu của thế kỷ XX. Trong thông tư số 01/2002/TT – TCDL ngày 27/4/2001 của Tổng cục Du lịch về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 39/2000/NĐ - CP của chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch đã nghi rõ: “ Kháchsạn (Hotel) là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có qui mô từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch ”. Cùng với sự phát triển của kinh tế và đời sống con người ngày càng cao thì hoạt động du lịch trong đó có hoạt động kinhdoanhkháchsạn cũng không ngừng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, các khái niệm vềkháchsạn cũng ngày càng được hoàn thiện và phản ánh mức độ phát triển của nó. Trong cuốn sách “Giải thích thuật ngữ du lịch và khách sạn” của khoa Du lịch – Kháchsạn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã bổ sung một định nghĩa có tầm khái quát cao và có thể sử dụng trong học thuật và nhận biết vềkháchsạn ở Việt Nam: “ Kháchsạn là cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú (với đầy đủ tiện nghi), dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác cho khách lưu trú lại qua đêm và thường được xây dựng tại các điểm du lịch”. Quốc hội đã thông qua Luật Du lịch Việt Nam vào giữa năm 2005 và tại Khoản 12 - Điều 4 của luật này nêu định nghĩa cơ sở lưu trú du lịch như sau: “Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó kháchsạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu” (Luật Du lịch, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, trang 21). Trên đây là những khái niệm vềkháchsạn ở Việt Nam, vậy theo các nước trên thế giới họ định nghĩa vềkháchsạn như thế nào: Ở Vương quốc Bỉ định nghĩa: kháchsạn phải có ít nhất từ 10 đến 15 buồng ngủ với các tiện nghi tối thiểu như phòng vệ sinh, máy điện thoại… Ở Nam Tư cũ đã định nghĩa: kháchsạn là một toà nhà độc lập có ít nhất 15 buồng ngủ để cho thuê. Còn ở Cộng Hoà Pháp định nghĩa: kháchsạn là một cơ sở lưu trú được xếp hạng, có các buồng và căn hộ với các trang thiết bị tiện nghi nhằm thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi của khách trong một khoảng thời gian dài (có thể hàng tuần hoặc hàng tháng nhưng không lấy đó làm nơi cư trú thường xuyên), có thể có nhà hàng. Kháchsạn có thể hoạt động quanh năm hoặc theo mùa. Theo nhóm tác giả nghiên cứu của Mỹ trong cuốn sách “Welcome to Hospitality” xuất bản năm 1995 thì: “Khách sạn là nơi mà bất kỳ ai cũng có thể trả tiền để thuê buồng ngủ qua đêm ở đó. Mỗi buồng ngủ cho thuê bên trong phải có ít nhất hai phòng nhỏ (phòng ngủ và phòng tắm). Mỗi buồng khách đều phải có giường, điện thoại và vô tuyến. Ngoài dịch vụ buồng ngủ có thể có thêm các dịch vụ khác như: dịch vụ vận chuyển hành lý, trung tâm thương mại (với thiết bị photocopy), nhà hàng, quầy bar và một số dịch vụ giải trí. Kháchsạn có thể được xây dựng ở gần hoặc bên trong các khu thương mại, khu du lịch nghỉ dưỡng hoặc các sân bay”. 1.2. Các loại hình khách sạn. Kháchsạn là một loại hình cơ sở lưu trú chính yếu nhất, nó chiếm tỷ trọng cao nhất về số lượng trong hệ thống các cơ sở kinhdoanh lưu trú của ngành Du lịch. Để có thể khai thác kinhdoanhkháchsạn một cách có hiệu quả, các nhà kinhdoanhkháchsạn cần phải hiểu rõ những hình thức tồn tại của loại hình cơ sở kinhdoanh này. Trên thực tế, kháchsạn được tồn tại dưới nhiều hình thái rất khác nhau, với những tên gọi khác nhau. Điều đó tuỳ thuộc vào tiêu chí và giác độ quan sát của người nghiên cứu, tìm hiểu. Có thể khái quát các loại hình kháchsạn theo một số tiêu chí cụ thể như: - Theo vị trí địa lý. Theo tiêu chí này các kháchsạn được phân chia thành 5 loại: kháchsạn thành phố (City Centre Hotel), kháchsạn nghỉ dưỡng (Resort Hotel), kháchsạn ven đô (Suburban Hotel), kháchsạn ven đường (Highway Hotel), kháchsạnsân bay (Airport Hotel) - Theo mức cung cấp dịch vụ. Theo tiêu thức này, kháchsạn được phân chia thành 4 loại: kháchsạn sang trọng (Luxury Hotel), kháchsạn với dịch vụ đầy đủ (Fullservice Hotel), kháchsạn cung cấp số lượng hạn chế dịch vụ (Limited- service Hotel), kháchsạn thứ hạng thấp (Economy Hotel) - Theo mức giá bán sản phẩm lưu trú. Phân loại theo tiêu thức này chỉ được áp dụng cho từng quốc gia vì nó tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của hoạt động kinhdoanhkháchsạn ở mỗi nước: theo tiêu thức này gồm 5 loại: kháchsạn có mức giá cao nhất (Luxury Hotel), kháchsạn có mức giá cao (Up- scale Hotel), kháchsạn có mức giá trung bình (Mid- price Hotel), kháchsạn có mức giá bình dân (Economy Hotel). - Theo quy mô của kháchsạn . Dựa vào số lượng các buồng ngủ theo thiết kế của các kháchsạn mà người ta phân chia kháchsạn ra thành các loại sau: kháchsạn quy mô lớn, kháchsạn quy mô trung bình, kháchsạn quy mô nhỏ. - Theo hình thức sở hữu: gồm có : kháchsạn tư nhân, kháchsạn nhà nước, kháchsạn liên doanh. 1.3. Khái niệm kinhdoanhkhách sạn. Trong nghiên cứu bản chất của kinhdoanhkhách sạn, việc hiểu rõ nội dung của khái niệm “ kinhdoanhkháchsạn “ là cần thiết và quan trọng. Hiểu rõ nội dung của kinhdoanhkháchsạn một mặt sẽ tạo cơ sở để tổ chức kinhdoanhkháchsạn đúng hướng, mặt khác, kết hợp yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật với con người hợp lý nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Muốn hiểu rõ nội dung của khái niệm “kinh doanhkhách sạn”, cần phải bắt đầu từ quá trình hình thành và phát triển của kinhdoanhkhách sạn. Đầu tiên, kinhdoanhkháchsạn chỉ là hoạt động kinhdoanh dịch vụ nhằm đảm bảo chỗ ngủ qua đêm cho khách có trả tiền. Sau đó, cùng với những đòi hỏi thoả mãn nhiều nhu cầu hơn và ở mức cao hơn của khách du lịch và mong muốn của chủ khách sạn, dần dần kháchsạn tổ chức thêm những hoạt động kinhdoanh ăn uống. Kinhdoanhkháchsạn theo nghĩa rộng là hoạt động cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi và ăn uống cho khách. Còn theo nghĩa hẹp, kinhdoanhkháchsạn chỉ đảm bảo việc phục vụ nhu cầu ngủ, nghỉ cho khách. Ngày nay, nội dung của kinhdoanhkháchsạn ngày càng được mở rộng và phong phú và đa dạng về thể loại. Vì vậy, người ta vẫn thừa nhận cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp của khái niệm “kinh doanhkhách sạn”. Tuy nhiên, ngày nay khái niệm kinhdoanhkháchsạn theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp đều bao gồm cả hoạt động kinhdoanh các dịch vụ bổ sung. Trên phương diện chung nhất, có thể đưa ra khái niệm vềkinhdoanhkháchsạn như sau: “Kinh doanhkháchsạn là hoạt động kinhdoanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi”. Trong Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 không đưa ra khái niệm chungvềkinhdoanhkháchsạn nhưng đã dành riêng 6 điều (từ điều 61 đến điều 66) để quy định vềkinhdoanh dịch vụ lưu trú du lịch, trong đó kháchsạn là loại hình cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu. 1.4. Đặc điểm kinhdoanhkhách sạn. Hoạt động kinhdoanhkháchsạn là một phần không thể thiếu trong hoạt động du lịch. Hoạt động kinhdoanhkháchsạn vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế dịch vụ vừa mang những đặc điểm riêng của nó bao gồm: • Kinhdoanhkháchsạn là một hoạt động kinh tế dịch vụ cao cấp mang tính tổng hợp nhất. Tập hợp dịch vụ trong kháchsạn được phân chia thành dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung để cung cấp cho khách du lịch và khách địa phương. • Hoạt động kinhdoanhkháchsạn diễn ra liên tục: kháchsạn luôn hoạt động 24/24 giờ, các nhân viên luôn phải thay ca nhau làm việcđảm bảo sự luôn sẵn sàng để cung cấp dịch vụ cho khách không có thời gian tạm ngừng hoạt động để nghỉ như trong các nhà máy, xí nghiệp. • Hoạt động kinhdoanhkháchsạn sử dụng rất nhiều lao động sống. Một ngày làm việc phải chia làm nhiều ca với đầy đủ các bộ phận và nhân viên cho từng ca. Vì vậy tổng số nhân viên kháchsạn sử dụng rất lớn, hầu hết các khâu phục vụ là không thể cơ khí hoá hay tự động hoá được. Vào thời kỳ cao điểm, kháchsạn còn phải sử dụng một lượng lớn lao động không thường xuyên. • Hoạt động kinhdoanhkháchsạn cần một lượng vốn ban đầu là rất lớn và cần một thời gian dài để duy trì: kháchsạn phải đầu tư một lượng tiền rất lớn để thuê mua đất ở những vị trí thuận lợi nhất của một vùng, xây dựng nhà phòng mua sắm trang thiết bị, đồng thời vốn xây dựng cơ bản và sửa chữa, vốn lưu động, các quỹ dự phòng rủi ro, quỹ lương, thưởng …đều rất lớn. • Hoạt động kinhdoanhkháchsạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch. Những nơi nào tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và nhất là những nơi trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá sẽ thu hút khách nhiều hơn và hoạt động kinhdoanhKháchsạn cũng phát triển hơn. • Hoạt động kinhdoanhkháchsạn mang tính chu kỳ: đặc trưng này thể hiện ở sự lặp đi lặp lại của thời kỳ cao điểm hay thấp điểm hơn về lượng khách lưu trú, tiêu dùng dịch vụ trong một kháchsạn tuân theo một chu kỳ thời gian tương đối ổn đinh nào đó. Hoạt động kinhdoanhkháchsạn là một phần trong hoạt động kinhdoanh của ngành du lịch nên nó cũng mang tính thời vụ như tính chất hiện có của ngành du lịch, tức là nó cũng chịu sự chi phối của một số quy luật như: quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế xã hội, quy luật tâm lý con người… • Hoạt động kinhdoanhkháchsạn có lợi nhuận cao và tương đối ổn định, nhưng thường phải đối đầu với nhiều rủi ro không lường trước được. Kháchsạn là nơi đáp ứng tốt nhất và đầy đủ các dịch vụ mang tính “ xa xỉ” hướng theo nhu cầu của du khách, nên lợi nhuận mà kháchsạn thu được là rất cao và tương đối ổn định. Nhưng do việc dự đoán cung – cầu vềkháchsạn rất khó khăn, quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ luôn diễn ra đồng thời, lượng vốn đầu tư cho tài sản cố định là rất lớn… cùng những khó khăn do môi trường kinhdoanh gây ra (cạnh tranh gay gắt, suy thoái kinh tế …) hay những khó khăn do thiên tai, dịch họa: bão lụt, dịch cúm gia cầm …sẽ làm cho hoạt động kinhdoanhkháchsạn luôn phải đối đầu với những khó khăn rất lớn. Từ những đặc điểm của kinhdoanhkháchsạn như đã nêu trên nên trong khi hoạch định và thực thi các chính sách của kháchsạn các nhà quản trị phải nghiên cứu kỹ các đặc điểm chung đó cùng với đặc điểm riêng của kháchsạn mình trở thành những căn cứ, giúp cho việc hoạch định các chính sách về phát triển du lịch nói chung và trong hoạt động kháchsạn nói riêng hợp lý và có tính khả thi cao. 1.5. Các loại hình hoạt động kinhdoanh dịch vụ trong kháchsạn . Tuỳ theo quy mô, thứ hạng của từng kháchsạn mà các dịch vụ được mở ra nhiều hay ít. Nhưng nhìn chung, hoạt động kinhdoanhkháchsạn bao gồm những loại hình kinhdoanh dịch vụ sau: - Kinhdoanh dịch vụ lưu trú: Kinhdoanh dịch vụ lưu trú bao gồm việc kinhdoanh hai dịch vụ chính là dịch vụ lưu trú và dịch vụ bổ sung. Các dịch vụ này không tồn tại ở dạng vật chất và được cung cấp cho các đối tượng khách, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là khách du lịch. Trong quá trình “sản xuất” và bán các dịch vụ, cơ sở kinhdoanh lưu trú không tạo ra sản phẩm mới mà cũng không tạo ra giá trị mới. Hoạt động của các cơ sở lưu trú thông qua việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của kháchsạn và hoạt động phục vụ của các nhân viên đã giúp chuyển dần giá trị từ dạng vật chất sang dạng tiền tệ dưới hình thức “ khấu hao”. Vì vậy kinhdoanh dịch vụ lưu trú không thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, mà thuộc lĩnh vực kinhdoanh dịch vụ. Từ phân tích trên có thể định nghĩa như sau: “Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinhdoanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất, cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho khách trong thời gian lưu lại tạm thời ở điểm du lịch nhằm muc đích có lãi”. - Kinhdoanh dịch vụ ăn uống. Kinhdoanh dịch vụ ăn uống trong du lịch vừa có những điểm giống nhau, vừa có những điểm khác nhau so với hoạt động phục vụ ăn uống cộng đồng. Vì vậy, các nhà quản lýkháchsạn cần hiểu rõ bản chất của hai loại hình hoạt động kinhdoanh này để xác định đúng mục tiêu và đối tượng kinhdoanh của mình. Trên phương diện chung nhất có thể đưa ra định nghĩa vềkinhdoanh ăn uống như sau: “ Kinhdoanh ăn uống trong du lịch bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán và phục vụ nhu cầu tiêu dùng các thức ăn, đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhằm thoả mãn các nhu cầu về ăn uống và giải trí tại các nhà hàng, kháchsạn cho khách nhằm mục đích có lãi”. - Kinhdoanh dịch vụ bổ sung. Ngoài hai hoạt động kinhdoanh dịch vụ cơ bản như đã nêu ở trên, hoạt động kinhdoanh dịch vụ bổ sung trong kháchsạn cũng rất đa dạng, nhất là trong điều kiện nhu cầu tiêu dùng dịch vụ của kháh du lịch ngày càng cao như hiện nay. Kinhdoanh dịch vụ bổ sung cũng phụ thuộc vào quy mô và thứ hạng của từng kháchsạn nhưng nhìn chung nó bao gồm cấc dịch vụ và các nhóm dịch vụ như: + Dịch vụ thẩm mỹ: giặt là, cắt uốn tóc, đánh giầy. + Các dịch vụ kèm theo: đổi tiền, tư vấn, đặt hàng. + Các dịch vụ văn hoá: biểu diễn nghệ thuật, dạ hội, karaoke. + Các dịch vụ y tế: xông hơi, massage. + Các dịch vụ thể thao: bể bơi, sân tennis, đánh gôn. 2. Hiệuquả và hiệu quảkinhdoanhkháchsạn 2.1. Hiệuquả và phân loại hiệu quả. Từ xa xưa, trong quá trình lao động, con người đã có nhiều cố gắng trong mọi hoạt động để đạt được những kết quả ngày càng tốt hơn. Điều đó đã thể hiện rõ quá trình hình thành và lịch sử phát triển của loài người. Có thể nói rằng, ai cũng muốn làm việc đạt hiệuquả cao hơn. Điều đó cho thấy phạm trù hiệuquả đã có từ rất lâu và có thể nói hiệuquả rất quan trọng, là mối quan tâm hàng đầu của mỗi hành động cụ thể, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. 2.1.1. Hiệu quả. Hiểu một cách chung nhất, hiệuquả là phạm trù kinh tế xã hội, là một chỉ tiêu phản ánh trình độ của con người sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia trong các hoạt động để đạt được kết quả với mục đích của mình. Đây là một khái niệm rộng, bao gồm tất cả lĩnh vực đời sống xã hội (từ sản xuất kinhdoanh đến y tế, giáo dục, quốc phòng,…), noa không chỉ đề cập đến hiệuquảkinh tế mà còn đề cập cả vềhiệuquả xã hội. Chúng ta có thể hiểu khái niệm vềhiệuquả dưới các phạm vi và góc độ khác nhau, như hiệuquả nói chung, hiệuquảkinh tế và hiệuquả xã hội; hiệuquả ngắn hạn và hiệuquả dài hạn; hiệuquả bộ phận và hiệuquả tổng thể; hiệuquả tương đối và hiệuquả tuyệt đối… 2.1.2. Phân loại hiệu quả. • Hiệuquảkinh tế, hiệuquả xã hội. - Hiệuquảkinh tế: Hiệuquảkinh tế là một phạm trù kinh tế đặc biệt quan trọng, phản ánh yêu cầu tiết kiệm thời gian, trình độ sử dụng lực lượng sản xuất và mức độ hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền sản xuất xã hội. Hiệuquảkinh tế là chỉ tiêu kinh tế – xã hội tổng hợp được dùng để xem xét, lựa chọn các phương án hoặc các quyết định trong quá trình hoạt động sản xuất kinhdoanh của con người ở mỗi lĩnh vực và thời điểm khác nhau. Hiệuquảkinh tế là một khái niệm biểu thị mối tương quan giữa kết quảsản xuất kinhdoanh và chi phí sản xuất. Nếu gọi kết quảsản xuất là D, chi phí là C và hiệuquả là H thì: H là sự so sánh giữa D và C. Nó có thể là D – C hoặc D/C. - Hiệuquả xã hội: Hiệuquả xã hội phản ánh mức độ ảnh hưởng của các kết quả đạt được đến xã hội và môi trường, là sự tác động tích cực hoặc tiêu cực của các hoạt động của con người, trong đó có hoạt động kinh tế đối với xã hội và môi trường. Hiệuquảkinh tế và hiệuquả xã hội là hai mặt vừa đối lập vừa thống nhất. Chúng có mối quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau. Tuy nhiên, hiệuquả xã hội là đại lượng mang tính trừu tượng, còn hiệuquảkinh tế có thể đo lường được bằng một hệ thống chỉ tiêu cụ thể. Vì vậy, việc xác định, đánh giá hiệuquả xã hội là rất khó khăn. • Hiệuquả ngắn hạn và hiệuquả dài hạn. - Hiệuquả ngắn hạn: Là hiệuquả chỉ xét trong một thời gian ngắn, nghĩa là hao phí và kết quả đạt được tính trong một khoảng thời gian ngắn, có thể là một tháng, một quý, một năm. - Hiệuquả dài hạn: Là hiệuquả xét trong một quá trình (một khoảng thời gian) dài. Hao phí và kết quả đạt được tính trong thời gian dài, có thể là năm năm, mười năm, thậm chí hai mươi năm hoặc lâu hơn. Hiệuquả ngắn hạn và hiệuquả dài hạn có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc lẫn nhau. Về nguyên tắc hiệuquả ngắn hạn phải tuân thủ theo hướng của hiệuquả dài hạn. Song hiệuquả dài hạn lại phụ thuộc vào hiệuquả ngắn hạn. Cũng có những lúc hiệuquả ngắn hạn và hiệuquả dài hạn không phù hợp với nhau nhưng mục tiêu dài hạn cần đạt được phải có ý nghĩa chi phối. • Hiệuquả bộ phận và hiệuquả tổng thể. Trong một ngành hay một doanh nghiệp có nhiều bộ phận hoạt động và kinhdoanh khác nhau, do vậy hiệuquả có thể xét ở phạm vi từng bộ phận, từng lĩnh vực hoặc ở phạm vi tổng thể. - Hiệuquả bộ phận: Là hiệuquả được tính cho từng bộ phận, từng lĩnh vực riêng rẽ của cả hệ thống. - Hiệuquả tổng thể: Là hiệuquả được tính chung cho cả hệ thống. Hiệuquả tổng thể là kết quả tổng hợp của kết quả bộ phận. Sự chi phối của hiệuquả bộ phận đối với hiệuquả tổng thể ở mức độ nào là do tỷ trọng của nó trong tổng thể. Trong [...]... đồng doanh thu Chỉ tiêu này được tính bởi công thức: D H1 = C Trong đó: H1: Hiệu quảkinh tế trong kinh doanhkháchsạn D : Doanh thu thuần tuý trong kinh doanhkháchsạn C : Chi phí thuần tuý trong kinh doanhkháchsạn Nếu H1>1: kinhdoanh có lãi Nếu H1=1: kinhdoanh hoà vốn Nếu H11: Kinhdoanh dịch vụ ăn uống có lãi + Nếu Hău=1: Kinhdoanh dịch vụ ăn uống hoà vốn + Nếu Hău . LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH KHÁCH SẠN VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG TRONG KHÁCH SẠN. 1. Khách sạn và kinh doanh khách sạn. Khái. nói chung, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội; hiệu quả ngắn hạn và hiệu quả dài hạn; hiệu quả bộ phận và hiệu quả tổng thể; hiệu quả tương đối và hiệu quả