3.1 TỔNG QUAN VỀ RỦI ROTrang 1 3.1.1 Khái niệm về rủi roTrang 1 3.1.2 Phân loại rủi roTrang 13.2 QUẢN TRỊ RỦI ROTrang 2 3.2.1 Khái niệm quản trị rủi roTrang 2 3.2.2 Nhận dạng các loại rủi roTrang 2 3.2.2.1 Rủi ro tỷ giá (hay còn gọi là rủi ro ngoại hối)Trang 2 3.2.2.2 Rủi ro tín dụngTrang 5 3.2.2.3 Rủi ro lãi suấtTrang 5 3.2.3 Giải pháp phòng ngừa rủi ro – Các công cụTrang 6 3.2.3.1 Hợp đồng quyền chọn (Options)Trang 6 3.2.3.2 Hợp đồng kỳ hạn và giao sauTrang 10 3.2.3.3 Hợp đồng hoán đổi (Swap)Trang 133.3 TÀI TRỢ RỦI ROTrang 13 3.3.1 Tài trợ sau tổn thấtTrang 13 3.3.1.1 Tiền mặt và đầu tư ngắn hạnTrang 13 3.3.1.2 NợTrang 13 3.3.1.3 Vốn cổ phầnTrang 14 3.3.2 Tài trợ trước tổn thấtTrang 143.4. KẾT LUẬNTrang 18
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ---o0o--- TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH Đề tài: QUẢN TRỊ RỦI RO Cần Thơ - 2012 MỤC LỤC --------------------- 3.1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO Trang 1 3.1.1 Khái niệm về rủi ro .Trang 1 3.1.2 Phân loại rủi ro Trang 1 . . . 3.2 QUẢN TRỊ RỦI RO .Trang 2 3.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro .Trang 2 3.2.2 Nhận dạng các loại rủi ro Trang 2 3.2.2.1 Rủi ro tỷ giá (hay còn gọi là rủi ro ngoại hối) .Trang 2 3.2.2.2 Rủi ro tín dụng .Trang 5 3.2.2.3 Rủi ro lãi suất .Trang 5 3.2.3 Giải pháp phòng ngừa rủi ro – Các công cụ .Trang 6 3.2.3.1 Hợp đồng quyền chọn (Options) Trang 6 3.2.3.2 Hợp đồng kỳ hạn và giao sau .Trang 10 3.2.3.3 Hợp đồng hoán đổi (Swap) Trang 13 3.3 TÀI TRỢ RỦI RO Trang 13 3.3.1 Tài trợ sau tổn thất Trang 13 3.3.1.1 Tiền mặt và đầu tư ngắn hạn Trang 13 3.3.1.2 Nợ .Trang 13 3.3.1.3 Vốn cổ phần .Trang 14 3.3.2 Tài trợ trước tổn thất .Trang 14 3.4. KẾT LUẬN Trang 18 NỘI DUNG Chuyên đề 3 QUẢN TRỊ RỦI RO 3.1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO 3.1.1 Khái niệm về rủi ro Rủi ro là sự không chắc chắn, không ổn định, là sự biến động của những cái sẽ xảy ra trong tương lai ngoài ý muốn của con người và hiểu theo nghĩa xấu có khả năng gây thiệt hại cho con người. 3.1.2 Phân loại rủi ro - Rủi ro hệ thống: Rủi ro hệ thống là một dạng rủi ro thuộc về bản chất gắn liền với mỗi ngành nghề kinh doanh nhất định, ngành nghề nào cũng có rủi ro kinh doanh thuộc về bản chất, hầu hết rủi ro kinh doanh là không thể phòng ngừa do “ không thể mua đi bán lại được”. - Rủi ro phi hệ thống: Rủi ro xảy ra đối với một công ty hay một ngành kinh doanh nào đó, nó độc lập với các yếu tố như tình hình kinh tế, chính trị hay những yếu tố mang tính chất hệ thống và ảnh hưởng đến toàn bộ chứng khoán trên thị trường. - Rủi ro tài chính: Rủi ro tài chính vừa hàm ý các trạng thái rủi ro kiệt giá tài chính và còn nói lên những rủi ro do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính, sử dụng nguồn vốn vay trong kinh doanh. - Rủi ro kiệt giá tài chính: Độ nhạy cảm từ các nhân tố giá cả thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa và chứng khoán tác động đến thu nhập của doanh nghiệp được gọi là rủi ro kiệt giá tài chính [4, trang 6]. Trong rủi ro kiệt giá tài chính bao gồm 03 loại: + Rủi ro tỷ giá + Rủi ro tín dụng + Rủi ro lãi suất Trang 1 Trong nội dung chuyên đề này, nhóm chỉ phân tích rủi ro kiệt giá tài chính. 3.2 QUẢN TRỊ RỦI RO 3.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro Là xác định mức độ rủi ro mà một công ty mong muốn, nhận diện mức độ rủi ro hiện nay của công ty đang gánh chịu và sử dụng các công cụ phái sinh hoặc các công cụ tài chính khác để điều chỉnh mức độ rủi ro thực sự mong muốn. 3.2.2 Nhận dạng các loại rủi ro 3.2.2.1 Rủi ro tỷ giá (hay còn gọi là rủi ro ngoại hối) Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Rủi ro tỷ giá xảy ra khi việc thanh toán được ấn định bằng một loại ngoại tệ nào đó, mà tỷ giá biến động sẽ gây tổn thất cho một trong hai phía tham gia thanh toán. Tỷ giá biến động chịu tác động của hai phương diện: - Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài: tình hình kinh tế, thị trường tài chính quốc tế và chính sách can thiệp của các nước, các chính sách này không nằm trong tầm khống chế can thiệp của một quồc gia. - Sự tương tác nhiều chiều của chính sách kinh tế tài chính tiền tệ của mỗi nước. Hình thức biểu hiện tổng hợp về sự tương tác của hai phương diện chính là sự tương tác từ quan hệ cung cầu trên ngoại hối trên thị trường. Một số yếu tố tác động lên tỷ giá: - Trạng thái cán cân thanh toán quốc tế. - Sức mua của các đơn vị tiền tệ và tốc độ lạm phát ở các nước hữu quan. - Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước, giữa thị trường tiền tệ nội địa và thị trường tiền tệ quốc tế. - Một số vấn đề khác: chính trị, thiên tai, chiến tranh, tâm lý,… Trang 2 Nhìn chung, bất cứ hoạt động nào mà dòng tiền thu (inflows) phát sinh bằng một loại đồng tiền trong khi dòng tiền chi (outflows) phát sinh một loại đồng tiền khác đều chứa đựng nguy cơ rủi ro khi tỷ giá thay đổi, thể hiện ở chỗ khi tỷ giá thay đổi làm cho dòng tiền thay đổi theo. Trong bài báo cáo này, chúng tôi chỉ tập trung phân tích rủi ro tỷ giá phát sinh trong các hoạt động chủ yếu của công ty là hoạt động đầu tư hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu. * Rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư: Rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư thường phát sinh đối với công ty đa quốc gia hoặc đối với các nhà đầu tư tài chính có danh mục đầu tư đa dạng hoá trên bình diện quốc tế. Có thể nói đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp điều chịu ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá. - Nhận dạng rủi ro tỷ giá trong đầu tư trực tiếp. Ví dụ: Unilever và P & G là những công ty đa quốc gia đã có mặt ở Việt Nam rất sớm. Khi đầu tư vào Việt Nam, Unilever phải bỏ vốn ra bằng ngoại tệ (USD) để thiết lập nhà máy, nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất. Phần lớn sản phẩm sản xuất đều là sản phẩm tiêu dùng trên thị trường Việt Nam và doanh thu bằng tiền VND. Nếu như đại bộ phận chi phí của Unilever phát sinh bằng ngoại tệ (trừ tiền lương cho công nhân và bộ phận quản lý người Việt Nam), trong khi doanh thu đại bộ phận bằng VND (ngoại trừ doanh thu xuất khẩu sang nước thứ ba) thì Unilever phải đối mặt thường xuyên với rủi ro tỷ giá. Nếu USD lên giá so với VND thì chi phí sản xuất gia tăng tương đối so với doanh thu. Ví dụ như năm 2011 tỷ giá USD/VND = 20.800, hàng năm chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu trực của Unilever là 1 triệu USD, tương đương 20,8 tỷ VND. Năm 2012 tỷ giá là USD/VND = 20.900 tương đương chi phí nhập khẩu nguyên liệu là 20.9 tỷ VND như vậy chi phí nhập khẩu tăng lên 100 triệu. - Nhận dạng rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư gián tiếp. Ví dụ: Một người có trong tay 1.000 USD thay vì gởi ngân hàng thì thực hiện mua cổ phiếu của Ngân hàng với giá 18.500đ/01 cổ phiếu, lúc này tỷ giá USD/VND là 20.900. Như vậy với 1.000USD người này mua được gần 1.130 cổ phiếu. Giả sử 01 năm sau người này muốn bán cổ phiếu để đầu tư vào bất động sản. Lúc này giá cổ Trang 3 phiếu tăng lên 19.000VND/01 cổ phiếu trong khi tỷ giá USD tăng USD/VND = 22.000, lúc này số tiền bán 1.130 cổ phiếu thu được 21.470.000VND mua USD thì số USD mua được 975.9USD, như vậy số USD thu lại bây giờ thấp hơn số tiền USD có trước đó. Ngoài ra, việc các doanh nghiệp vay vốn bằng ngoại tệ cũng bị ảnh hưởng bởi rủi ro tỷ giá. Ví dụ: Công ty cà phê Trung Nguyên vay vốn tài trợ xuất khẩu của Ngân hàng xuất - nhập khẩu với số tiền 3 triệu USD để thu mua và chế biến cà phê xuất khẩu. Do lãi suất USD trên thị trường giảm nên Ngân hàng xuất - nhập khẩu đồng ý cho công ty vay với lãi suất 3%/năm trong thời hạn 6 tháng. Ở thời điểm vay vốn, tỷ giá USD/VND = 20.800. Sáu tháng sau khi nợ đáo hạn, tỷ giá USD/VND là bao nhiêu công ty chưa biết, do đó công ty đối mặt với rủi ro tỷ giá đối với hợp đồng vay vốn này. * Rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu: Có thể nói rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu là loại rủi ro tỷ giá thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với các công ty có hoạt động xuất nhập khẩu mạnh. Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với đồng nội tệ làm thay đổi tỷ giá kỳ vọng của các khoản phải thu hoặc phải trả bằng ngoại tệ trong tương lai. Điều này khiến cho hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng đáng kể và nghiêm trọng hơn có thể làm thay đổi kết quả kinh doanh. - Nhận dạng rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất khẩu. Ví dụ: Tháng 10/2011 công ty cà phê Trung Nguyên ký hợp đồng xuất khẩu 50.000 tấn cà phê với số tiền 710.000USD, thời điểm thương lượng hợp đồng tỷ giá là USD/VND = 20.500 trong khi tỷ giá tại thời điển thanh toán chưa biết vì chưa đến hạn. Sự không chắc chắn của tỷ giá USD/VND vào thời điểm thanh toán khiến cho hợp đồng xuất khẩu càphê của công ty Trung Nguyên chứa đựng rủi ro tỷ giá. Nếu đến hạn thanh toán, USD tiếp tục lên giá so với VND thì bên cạnh lợi nhuận do hoạt động xuất khẩu đem lại, công ty còn kiếm thêm được khoản lợi nhuận tăng thêm do USD lên giá so với VND. Ngược lại, nếu đến hạn thanh toán, USD xuống giá so với VND thì doanh thu kỳ vọng bằng VND của hợp đồng xuất khẩu bị giảm đi. Trang 4 - Nhận dạng rủi ro tỷ giá trong hoạt động nhập khẩu. Ví dụ: Giả sử tháng 10/2011 công ty may Việt Thắng ký kết hợp đồng nhập khẩu trị giá 200.000USD, hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán 06 tháng sau kể từ ngày ký hợp đồng tỷ giá USD/VND = 20.800 trong khi tỷ giá tai thời điểm thanh toán chưa biết. Sự không chắc chắn của tỷ giá USD/VND vào thời điểm thanh toán khiến cho hợp đồng nhập khẩu của công ty Việt Thắng chứa đựng rủi ro tỷ giá. Nếu đến hạn thanh toán, USD xuống giá so với VND thì bên cạnh lợi nhuận do hoạt động nhập khẩu đem lại, công ty còn kiếm thêm được khoản lợi nhuận tăng thêm do USD xuống giá so với VND. Ngược lại, nếu đến hạn thanh toán, USD lên giá so với VND thì chi phí nhập khẩu kỳ vọng bằng VND của hợp đồng nhập khẩu trên tăng lên. 3.2.2.2 Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận Hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn dưới hình thái tiền tệ hoặc hàng hoá từ chủ sở hữu sang người sử dụng trong một thời hạn nhất định với một chi phí nhất định. Sau thời hạn sử dụng đó, vốn phải được hoàn trả lại cho chủ sở hữu. Ở thời điểm chuyển nhượng quyền sử dụng vốn, chủ sở hữu không biết chắc người sử dụng vốn có hoàn trả được vốn vay hay không. Chính sự không chắc chắn này là rủi ro tín dụng. Trong hoạt động của công ty rủi ro tín dụng phát sinh khi công ty bán chịu hàng hóa và khách hàng mua chịu thất bại trong việc trả nợ. Trong hoạt động của ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng mất khả năng trả nợ một khoản vay nào đó. 3.2.2.3 Rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất là loại rủi ro do sự biến động của lãi suất gây ra. Loại rủi ro này phát sinh trong quan hệ tín dụng của các tổ chức tín dụng theo đó tổ chức tín dụng có những khoản đi vay hoặc cho vay theo lãi suất thả nổi. Trang 5 Nếu ngân hàng đi vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị trường tăng khiến chi phí trả lãi của ngân hàng tăng theo. Ngược lại, nếu ngân hàng cho vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị trường xuống thấp khiến thu nhập lãi cho vay của ngân hàng giảm theo. Rủi ro lãi suất phát sinh khi ngân hàng không khớp được giữa lãi suất thu được từ tài sản sinh lãi và lãi suất chi ra cho nguồn vốn phải trả lãi. Rủi ro lãi suất đặc biệt quan trọng khi ngân hàng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, hoặc đầu tư tài chính khá lớn, thời gian khá dài và theo lãi suất thị trường. Tương tự, dù không thường xuyên bằng ngân hàng, hoạt động của các doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng cũng có thể có rủi ro lãi suất nếu doanh nghiệp không khớp được giữa lãi suất thu về và chi ra từ hoạt động tài chính. Ngoài ra, hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp cũng tìm ẩn rủi ro lãi suất rất lớn. Rủi ro lãi suất trong hoạt động đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào các tài sản tài chính có thu nhập cố định như tín phiếu và trái phiếu các loại, thể hiện ở chỗ giá cả của các tài sản này thay đổi khi lãi suất thay đổi. 3.2.3 Giải pháp phòng ngừa rủi ro – Các công cụ Để đối phó với rủi ro, người ta đã tạo ra các công cụ quản trị rủi ro, hay được gọi là các sản phẩm tài chính phái sinh. Sản phẩm phái sinh là một sản phẩm tài chính mà kết quả của nó được tạo ra từ kết quả của một sản phẩm khác (tài sản cơ sở). Các sản phẩm phái sinh phổ biến nhất bao gồm: + Hợp đồng quyền chọn (Options) + Hợp đồng kỳ hạn (Forwards) - Hợp đồng giao sau (Futures) + Hợp đồng hoán đổi (Swap) Trang 6 3.2.3.1 Hợp đồng quyền chọn (Options) Là thoả thuận giữa 2 bên, người mua và người bán, trong đó cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua hoặc bán một số lượng tài sản nhất định (cổ phiếu, ngoại tệ) với một mức giá và thời hạn đã được xác định. Một hợp đồng quyền chọn để mua một tài sản gọi là quyền chọn mua. Một hợp đồng quyền chọn để bán một tài sản gọi là quyền chọn bán. Mức giá cố định mà người mua hợp đồng quyền chọn có thể mua hoặc bán tài sản gọi là giá thực hiện. Quyền mua hoặc bán tài sản ở mức giá cố định chỉ tồn tại cho đến một ngày đáo hạn cụ thể. Người mua quyền chọn phải trả cho người bán quyền chọn một khoản tiền gọi là phí quyền chọn. Như vậy, hợp đồng quyền chọn cho phép người mua nó có quyền lựa chọn: + Tiến hành giao dịch theo giá đã thoả thuận cố định từ trước nếu người đó thấy có lợi cho mình. + Hoặc là, mặc nhiên để cho hợp đồng tự động hết hạn mà không tiến hành bất cứ một giao dịch nào, nếu anh ta thấy rằng làm như thế sẽ ít tốn kém hơn. Ngược lại, người bán hợp đồng quyền chọn không có bất cứ sự lựa chọn nào khác ngoài việc sẵn sàng tiến hành giao dịch khi người mua muốn. Có 2 kiểu hợp đồng quyền chọn: + Giao dịch quyền chọn kiểu Châu Âu chỉ cho phép giao dịch tại thời điểm hợp đồng đáo hạn. + Giao dịch quyền chọn kiểu Mỹ cho phép thực hiện giao dịch vào những ngày làm việc hợp pháp trong thời gian hiệu lực của hợp đồng. Trang 7 . được gọi là rủi ro kiệt giá tài chính [4, trang 6]. Trong rủi ro kiệt giá tài chính bao gồm 03 loại: + Rủi ro tỷ giá + Rủi ro tín dụng + Rủi ro lãi suất. Trong nội dung chuyên đề này, nhóm chỉ phân tích rủi ro kiệt giá tài chính. 3.2 QUẢN TRỊ RỦI RO 3.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro Là xác định mức độ rủi ro