1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chương 3 ĐÔI NÉT VỀ TÍN NGƯỠNG

18 388 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 30,96 KB

Nội dung

Chương 3 ĐÔI NÉT VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO VÀ PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA CƯ DÂN MÃ CHÂU Người Việt đến vùng đất mới đã giao lưu và tiếp thu những yếu tố văn hoá của người Chăm. Đồng thời trong quá trình giao lưu buôn bán, người Việt cũng đã tiếp thu một số yếu tố văn hoá của người Hoa để từ đó tạo nên một bản sắc văn hoá riêng, đặc sắc, góp phần hình thành nên diện mạo của xứ Quảng - Quảng Nam. 3.1. Sự thờ cúng. 3.1.1. Thờ Tiền Hiền khai canh. Hơi khác với những làng Việt ở miền Bắc, đình làng ở Mã Châu (và miền Trung nói chung) dùng để thờ Tiền hiền, Hậu hiền - những người có công đến khai canh, khai cư thành lập làng. Theo hồi cố của các cụ già trong làng thì trước đây ở bốn thôn (Đông - Thành - Tây - Thượng) mỗi nơi có một ngôi đình thờ Tiền hiền riêng và ngôi đình (Tiền hiền Tứ Mã) thì ở trong khuôn viên của HTX ươm dệt Nam Phước hiện nay. Trong chiến tranh tất cả các ngôi đình đã bị tàn phá và các đồ vật trong đình cũng đã bị thất lạc hết. Ngôi đình Tiền hiền Tứ Mã hiện nay được làm mới vào năm 2001. Đình được xây theo kiểu nhà ngang, các cột và trên nóc đình có trang trí rồng, phượng. Phía ngoài, trước cửa đình qua một khoản sân có một bức bình phong, một góp sân có bàn thờ thổ địa và phía ngoài cùng là cổng tam quan. Cách bài trí ở trong đình: có năm bàn thờ, ở giữa thờ Tiền hiền Mã Châu; bàn thờ hai bên tả hữu thờ Hậu hiền và tổ nghề dệt; hai bàn thờ ở ngoài cùng, một bên thờ những người đỗ đạt thời phong kiến và một bên thờ những anh hùng, liệt sỹ - con em của làng Mã Châu có công với nước; Phía trên bàn thờ, ở gian giữa treo bức hoành phi đề bốn chữ "Tuấn mã hoa lưu" (Hoa Lưu : là tên một con ngựa trong số tám con ngựa tốt của Chu Mục vương). Hàng năm đến ngày mùng 10/3 Âm lịch dân làng tổ chức cúng tế. Trước ngày đó dân làng họp lại và bầu ra ban trị sự lo việc chung (đó là những cụ già cao tuổi, giàu kinh nghiệm) và một ban tế (một số cụ già cao tuổi nhất hoặc có kinh nghiệm nhất và thầy cúng). Sáng ngày 10/3 lễ tế được tiến hành, người ta bầy biện toàn bộ các lễ vật lên bàn gồm: Hương đăng, hoa quả, giấy tiền, vàng mã, heo gà . Ban tế mặc khăn đóng áo dài, chủ tế mặc áo đỏ, hai người bồi tế mặc áo xanh. Trước khi tế người ta kiểm tra lại lễ vật lần cuối, sau đó các thành viên trong ban tế đứng vào vị trí để làm lễ. Quá trình hành lễ tiến hành theo mệnh lệnh của người nội xướng (người đọc các quá trình làm lễ). Lễ tế được tiến hành theo trình tự: - Đánh ba hồi trống, ba hồi chiêng và cử nhạc lễ. - Chủ tế tiến lên dâng hương. - Chủ tế và bồi bái lạy bốn lạy. - Chủ tế dâng rượu. - Đọc văn tế. - Chủ tế dâng rượu lần hai, sau đó lui ra để dân làng vào lễ. - Tại lễ, ban lễ lạy bốn lạy và nổi chiêng trống kết thúc quá trình tế lễ. - Đốt vàng mã. Trong văn tế Tiền hiền Mã Châu có đoạn: "Nhân tùng bắc địa, trạch thử nam thiên, quy dân lập xã, thất thổ khai điền, dũ nhân dân chi lạc lợi, thuỳ đức hạnh di diên niên: Tư nhân kỵ nhật, kính dõng (dũng) hương yên, thượng kỳ gián giám ." . (Tạm dịch: Người từ đất Bắc, đến ở phía Nam, quy dân lập xã, vỡ đất làm rộng, làm lợi cho nhân dân, để đức hạnh muôn đời: Ngày kỵ hôm nay, kính dâng nén hương, mong ở trên chứng giám .). Sau khi tế mọi người cùng ra Đình ngồi ăn uống. Thứ tự ở đình, gian giữa dành cho ban tế và các cụ già, còn hai bên là dân đinh trong làng. Vì là lễ lớn cho cả làng nên phụ nữ cũng phải ra đình làm cỗ, nhưng họ chỉ được ở nhà sau để chuẩn bị cỗ bàn. Lễ tế Tiền hiền Mã Châu là một dịp để tưởng nhớ công ơn của những người đi trước, thể hiện đạo nghĩa "uống nước nhớ nguồn" của những người dân ở đây và cũng là dịp để mọi người trong làng gặp gỡ, thăm hỏi nhau và củng cố thêm sự cố kết trong cộng đồng. 3.1.2. Thờ tổ tiên trong các dòng họ. Làng Mã Châu có hơn 20 dòng họ với 16 nhà thờ họ. Tuy nhiên trong chiến tranh những nhà thờ họ cũ đã bị phá huỷ, những nhà thờ họ hiện nay mới được xây dựng lại từ năm 1992. Các nhà thờ họ hiện nay có kiến trúc giống nhau, nhà xây theo kiểu ba gian hai mái, lợp ngói, có trang trí rồng phượng, lân . ở các cột nhà và trên mái nhà. Phía ngoài sân là bức bình phong là một cây hương ở góc sân để thờ thổ địa. Bên trong nhà thờ họ thường có ba gian thờ: gian giữa thờ ông tổ dòng họ; hai gian bên thờ cúng các chi tộc và những người đỗ đạt hoặc anh hùng liệt sĩ - người của dòng họ. Phía trên, gian giữa thường treo một bức hoành phi và hai bên bàn thờ treo (nay là viết) các câu đối. Trên bàn thờ chính giữa có đặt phú ý (gia phả) của dòng họ. Tuy nhiên ở Mã Châu chỉ còn dòng họ Trịnh và họ Phạm còn giữ được bản gia phả từ trước năm 1945. Trong đó chỉ có gia phả của họ Trịnh còn ghi chép đầy đủ và có ghi năm lập gia phả là vào niên hiệu Bảo Đại thứ 6. Ở đây việc xây dựng nhà thờ họ không câu nệ, không nhất thiết người đứng ra xây dựng nhà thờ họ phải là người con trưởng mà người ở trong họ nếu ai cú iu kin thỡ ng ra xõy dng (tt nhiờn phi thụng qua vic hp h v c c h nht trớ) v nh th h phi c xõy dng ch thun li cho vic hp h. Nh th h nhỡn chung c xõy dng ỏp ng yu t tõm linh. L ni con chỏu t hp v tng nh t tiờn thụng qua cụng vic gi chp, t l trong h, t õy tinh thn c kt ca dũng h c cng c v nõng cao. ng thi c dõn õy vn mang trong mỡnh tõm lý hoi c ca nhng ngi dõn i "khai hoang lp nghip" trc kia v nh th h l mt trong nhng minh chng rừ nột nht cho iu ú. Hin nay vic xõy dng nh th ca h cũn ỏp ng mt nhu cu khỏc - hi tiờu cc - ú l "thi ua" vi cỏc dũng h khỏc trong lng. Vic th cỳng nh th ca cỏc h trong lng tng i ging vi vic th cỳng ỡnh Tin hin Mó Chõu. Cú l lỳc u, ỡnh Tin hin mang ý ngha l nh th h chung ca c lng, l ni th nhng t h, nhng ngi u tiờn cú cụng khai c lp lng Mó Chõu. Bi khi mi vo õy, do nhiu lý do nờn nhng ngi u tiờn n khai canh, khai c khụng cú iu kin ghi chộp li tờn h nờn nhng th h sau khụng nh rừ h tờn ca nhng ngi t h 1 . Vỡ vy nhng ngi dõn lng lp nờn nh th h chung ny v nú cng ỏp ng nguyn vng, tõm lý ung nc nh ngun ca nhng ngi dõn õy. Nhng qua thi gian, cựng s phỏt trin ca lng, ỡnh Tin hin tr li vi ỳng ngha ca nú l trung tõm ca lng, l ni hi hp, sinh hot v th hin mi cng cm chung ca c dõn lng Mó Chõu. 3.1.3. Th Thnh Hong. Tc th thn Thnh Hong Bc B, khi vo õy c tớch hp vi nhng yu t Chm v th Thnh Hong l Cao Cỏc - Nam Hi i vng (th 1 Khi tôi đi tìm hiểu về các dòng họ ở làng Mã Châu thì thấy rằng những dòng họ lâu đời nhất ở làng hiện nay ở đây đợc 17 đời, nhng luôn luôn không rõ họ tên của khoảng bốn đến năm thế hệ đầu tiên của các dòng họ. cá ông, cá voi). Đây là một tín ngưỡng phổ biến của cư dân đi biển ở vùng ven biển miền Trung. Người Việt khi tới "vùng đất mới" đã tiếp thu nghề đi biển của người Chăm. Khi đi biển, họ thường xuyên phải đối mặt với sóng gió mà không có cách gì để chống chọi lại với hiểm nguy vì vậy lòng tin vào các thế lực siêu nhiên càng mạnh, nhiều lăng Ông, lăng Bà được dựng lên để cầu mong sự bình yên. Cá voi được xem là một vị thần cứu mạng của cư dân, do vậy có tục thờ cá Ông ở vùng ven biển. Hàng năm cư dân đều tổ chức cúng bái, tạ ơn thánh thần và tưởng nhớ những người đã bỏ mình trên biển. Các Các - Nam Hải đại vương được thờ ở miếu Thành hoàng, trong chiến tranh miếu này bị tàn phá, hiện nay chỉ xác định được miếu nằm trong khuôn viên trường cấp II Sào Nam. Trước đây tế ở miếu vào 10/3 Âm lịch, khi miéu mất, việc tế lễ cũng không còn. Nếu như thần Thành Hoàng là vị thần quan trọng nhất ở các làng Bắc Bộ thì ở Mã Châu và mở rộng ra vùng Duy Xuyên - Quảng Nam nói chung việc thờ Tiền Hiền khai canh chiếm vị trí chủ đạo, nó chi phối rất mạnh mẽ đến đời sống tâm lý của cư dân nơi đây. Tín ngưỡng Thành Hoàng ở Mã Châu vẫn được lưu giữ nhưng đã lui xuống hàng thứ yếu, đồng thời lại hoà nhập vào với yếu tố tín ngưỡng Chăm. Nó thể hiện ở việc thờ Thành hoàng Cao Các ở miếu thờ của làng Mã Châu. 3.1.4. Miếu thờ. Miếu thờ ở Bắc Bộ có chức năng chính là nơi thờ thổ địa, là nơi thờ cúng của từng xóm [38.34]. Nhưng ở Mã Châu và vùng Duy Xuyên nói chung, miếu thờ Ngũ đức hay Ngũ hành tiên nương, một tín ngưỡng phổ biến ở vùng này. Ngũ hành tiên nương gồm: - Kim đức thánh phi tôn thần. - Mộc đức thánh phi tôn thần. - Thuỷ đức thánh phi tôn thần. - Hoả đức thánh phi tôn thần. - Thổ đức thánh phi tôn thần. Tuy nhiên khi giải thích về việc thờ ở miếu thì người làng Mã Châu nói rằng trước kia ở vùng này thiên tai, nạn hoả hoành hành nên người ta phải thờ cúng những hiện tượng gây tai hoạ và gọi chung là thờ Nhương bà. Ở Mã Châu có chín miếu của chín xóm là tứ Bình, tứ Phú và Hợp Thành. trước kia còn có miếu Nhỏ nhưng nay đã bị phá huỷ và chỉ còn lại nền gạch ở phía đầu làng. Miếu ở đây kiến trúc khá giống nhau và rất đơn giản, được xây dựng ở khu đất nhỏ hình chữ nhật ở đầu hoặc ở cuối xóm. Trong miếu có một bát hương ở chính giữa thờ Nhương bà và hai bát hương ở hai bên, thấp hơn để thờ chư thần. Phía ngoài là bức bình phong, bên cạnh là cây hương thờ thổ thần. Lễ thức ở các miếu tương đối giống nhau, thường cúng vào mồng 5 đến mồng 7 tháng Giêng âm lịch. Lễ vật do cả thôn cùng đóng góp. Xóm cắt hai nhà trong thôn (gọi là ông Trùm) có trách nhiệm lo lễ vật, chuẩn bị lễ cúng và ngày Rằm, mùng một phải ra miếu thắp hương. Lễ vật gồm năm mâm, một mâm để ở giữa miếu cúng Nhương bà, hai mâm ở hai bên tả hữu để cúng chư thần, một mâm cúng thổ địa và một mâm đặt trước tấm bình phong mời "bằng hữu" - thần ở những vùng xung quanh. Người cúng là người già nhất xóm và được mọi người trọng vọng. Khi cúng mặc áo the, khăn xếp. Quá trình cúng tế nhìn chung cũng giống như lễ tế ở đình làng và mức độ to nhỏ tuỳ thuộc vào khả năng kinh tế của từng xóm. Nội dung của văn tế thường như sau: "Kim ngân, hương đăng, thanh chước thứ phẩm chi nghi cẩn cáo vu . Thượng giới bạch hổ kim tinh thần nữ tôn thần, sắc phong nhân huyền dực bảo trung ngưng tôn thần. Tập bộ hạ thần đẳng chủng đồng lai thụ hưởng. Viết cung di tôn thần. Ngũ sắc hề thượng bạch, ngũ hành hề thuộc kim . Miếu tiền thiết tế, thượng kỳ lai hưởng như lai hâm. Vô nhứt tiêu phong nạn hoả, tai quái chi trưng bất tác hựu nhất ấp dân khương dật phụ" (Văn tế ở miếu Bình Hoà). (Tạm dịch: Kim ngân, hương đăng, thanh trước vật phẩm đã bầy. Kính báo . Thượng giới bạch hổ kim tinh thần nữ tôn thần. Sắc phong nhân huyền dực bảo trung ngưng tôn thần. Cùng chư thần bộ hạ cùng đến thụ hưởng. Kính viết: Tôn thần. Trong ngũ sắc là màu trắng, trong ngũ hành thuộc kim . Trước miếu tế lễ, ở trên tới hưởng, không gây tiêu phong nạn hoả, không tác oai tác quái để dân trong ấp được bình yên.) Sau khi lễ tạ, mọi người kéo đến nhà ông Trùm ăn uống, tổng kết công việc trong năm và cắt cử công việc cho năm tới. Trong việc tế ở miếu này, người phụ nữ chỉ chuẩn bị đồ tế lễ ở nhà còn ra miếu là đàn ông ở xóm. Việc tế lễ ở miếu của mỗi xóm có vai trò rất quan trọng trong đời sống của cư dân ở đây. Nó tạo nên một sự “cộng cảm”, “cộng mệnh”, củng cố tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của mọi người trong thôn xóm, tạo điều kiện cho mọi người gặp gỡ và vui chơi để từ đó họ có thể hiểu nhau hơn. 3.1.5. Thờ Phật. Chùa Ba Phong (Hoa Phong tự - tiếng miền Trung đọc Hoa thành Ba) nằm ở phía Tây Nam của làng, phía gần bờ sông. Chùa do nhân dân Mã Châu xây dựng đã nhiều lần bị hư hỏng phải tu sửa, thậm chí phải làm lại hoàn toàn. Chùa cũ không rõ được dựng từ bao giờ, năm 1930 bị đổ và được nhân dân xây dựng lại bằng nhà tranh tre. Năm 1945 bị đổ, đến năm 1960 chùa được khởi công xây dựng bằng gạch, lợp ngói. Trong kháng chiến chống Mỹ lại bị sập. Năm 1989 chùa được làm lại như hiện nay, do người dân làm nghề dệt ở Mã Châu quyên góp mà xây dựng lên. Trong chùa, gian ngoài chính giữa thờ tượng Phật Thích Ca, phía hữu (từ ngoài vào) thờ Bồ Tát Địa Tạng, phía tả thờ Quan Âm Nam Hải. Gian trong thờ Tiền Hiền Mã Châu (do trước đây khi đình cũ sập, người ta đưa bài vị Tiền Hiền vào chùa thờ, đến khi dựng đình mới, người ta vẫn để chân nhang ở chùa), Bồ Đề Đạt Ma và là nơi để hậu của các phật tử. Mỗi tháng vào ngày rằm, mùng một nhà chùa làm lễ, các Phật tử, đạo hữu đến lễ chùa. Bình thường vào buổi tối, phật tử và các cụ già thường đi tụng kinh niệm phật. Người dân ở đây đi chùa vì nhiều lý do nhưng chủ yếu là đi chùa để cầu an, cầu phúc . Ngày Phật Đản (lễ Vu Lan Bồn ngày 15/7 Âm lịch) là ngày lễ lớn nhất của chùa. Chùa làm lễ rất lớn để cúng các vong hồn không siêu thoát được. Ngày này Phật tử các nơi về làm lễ rất đông. Khác với chùa chiền ở miền Bắc được bố chí theo kiểu thờ cúng "tiền Phật, hậu Thánh" với một hệ thống các ban thờ khá "phức tạp" như Ban thờ Mẫu, Ban thờ Đức Ông ở trong chùa. Chùa Ba Phong và chùa ở vùng Duy Xuyên - Quảng Nam, nhìn chung là chỉ thờ Phật (các chân nhang của Tiền Hiền Tứ Mã cũng mới được đưa vào chùa thờ), không có Ban thờ Mẫu và ban thờ Đức Ông. Chùa chiền ở đây khá "thuần nhất" chứ không có sự thờ cúng "phức tạp" như ở miền Bắc. 3.1.6. Thờ Thổ địa. Thần Thổ địa là một vị thần quan trọng trong đời sống tâm linh của cư dân làng Mã Châu. Việc thờ thần có ở khắp mọi nơi tuy rằng về mặt kiến trúc thì nơi thờ thần rất đơn giản, chỉ là một cây hương đặt ở góc sân đình, chùa, nhà thờ họ, góc vườn của gia đình, cũng có khi là bát hương ở cổng ngõ mỗi nhà, thậm trí người ta còn cắm hương vào gốc cây hay/và cắm thẳng hương xuống đất . Việc thắp hương cho thần ngõ (thần Thổ địa) vào ngày Rằm, mùng một vào lúc đầu tối, sau khi thắp hương cho tổ tiên ở bàn thờ trong nhà. Thờ Thổ công là một tín ngưỡng chung, phổ biến của người Việt với quan niệm "đất có Thổ công, sông có Hà Bá". Thổ công là vị thần trông coi nhà, định phúc hoạ và coi giữ không cho ma quỷ đến quấy nhiễu gia đình tín chủ [30.78]. Ở vùng này tín ngưỡng thờ Thổ công, thổ địa phát triển mạnh hơn. Nó liên quan đến việc trước đây người Việt coi vùng này là vùng "ma thiêng nước độc". 3.1.7. Thờ Thần Nông. Liên quan đến tục thờ Thần Nông có hai Lễ chính là lễ Cơm mới và lễ Hạ đồng. - Lễ Cơm mới: hàng năm vào tháng 10, sau khi thu hoạch mùa vụ, những người làm nông nghiệp trong làng cùng đóng góp để làm lễ cúng Thần Nông ở bàn Mục Đồng. Trên mâm lễ, người ta lấy những hạt lúa đầu mùa làm cơm cúng thần cùng với gà hoặc thủ lợn, hương đèn, trầu rượu, hoa quả . mục đích để cảm tạ Thần Nông đã phù hộ cho mùa màng tươi tốt và cầu mong vụ sau được "mưa thuận gió hoà" để mùa màng được "phong đăng hoà cốc". Bàn Mục Đồng nằm ở phía ngoài đồng, gần chùa Ba Phong, được xây dựng đơn giản trên một mô đất cao hơn mặt ruộng khoảng 2m. Trong chiến tranh, bàn Mục Đồng đã bị tàn phá nhưng đã được xây dựng lại ngay sau đó. - Lễ Hạ đồng: cúng vào tháng riêng theo từng cánh đồng. Lễ vật gồm hương đăng, hoa quả, xôi gà . xếp thành ba mâm phân chia theo thứ tự trên dưới, được đặt ở ven cánh đồng. Lễ chung cho cả cánh đồng thì do một người đứng ra làm chủ lễ, sau đó các gia đình đi làm lễ ở ruộng của mình, mục đích cũng là cầu cho mùa màng tươi tốt. 3.2. Phong tục tập quán. 3.2.1. Hội làng. Hội làng diễn ra vào ngày 10/3 Âm lịch. Trước đây, khi chưa bị chiến tranh tàn phá thì đình Tiền hiền Mã Châu và miếu Thành Hoàng nằm ở trên một khu đất (mà nay là khuôn viên trường cấp II Sào Nam và HTX ươm dệt thị trấn Nam Phước). Sau khi tế lễ ở đình, miếu người dân Mã Châu tổ chức những trò chơi như: hát bội, hát bài chòi, hò khoan đối đáp, thi bơi thuyền trên sông Bà Rén . Sau khi đình Tiền và miếu Thành Hoàng bị phá thì hội làng cũng mất đi. Hiện nay đình Tiền Hiền Tứ Mã đã được xây dựng lại, nhưng mới khôi phục lại được phần tế lễ còn phần hội thì do nhiều nguyên nhân (mà nguyên nhân chủ yếu là người dân làng Mã Châu hiện nay quá bận bịu với nghề dệt) nên chưa khôi phục lại được. Thiết nghĩ hội làng là một hình thức sinh hoạt văn hoá rất bổ ích, mong rằng chính quyền các cấp cùng bà con thôn Châu Hiệp - làng Mã Châu (càng sớm càng tốt) có kế hoạch khôi phục lại nét đẹp văn hoá này, nhất là hiện nay, khi Mã Châu vừa làm lễ ra mắt làng nghề truyền thống và trở thành một điểm trong "Tua" du lịch của huyện Duy Xuyên và mở rộng ra là Quảng Nam. 3.2.2. Tết Nguyên Đán. [...]... Họ lý giải nếu đem bón phân cho cây thì khi con người ăn phải sẽ bị bệnh tật Điều này liên quan tới tín ngưỡng, của những người Việt trước đây khi mới vào vùng đất này khai hoang lập làng - Bữa cơm tất niên: ngày 30 tết người ta thường đi thăm mộ tổ tiên và mời tổ tiên về ăn tết với gia đình Sau đó họ về dọn dẹp nhà cửa và làm cơm tất niên Người ta làm hai mâm cơm cúng: một mâm đặt ở trên bàn thờ tổ... nhà trai được đặt lên trên bàn thờ nhà gái Sau đó cô dâu chú rể, dưới sự hướng dẫn của người chủ hôn, tới lễ gia tiên và cha mẹ đôi bên Lễ xong, đôi bên cha mẹ, họ hàng lần lượt tới tặng quà cưới và chúc đôi trẻ hạnh phúc Sau khi xong tiệc ở nhà gái, nhà trai xin đón dâu về Tại nhà trai, cô dâu chú rể cũng phải làm những lễ thức như đã tiến hành ở bên nhà gái Trường hợp lấy vợ, lấy chồng ở ngoài làng... đôi trẻ tự do đi lại tìm hiểu nhau - Lễ đính hôn (Ăn hỏi): nhà trai và nhà gái chọn ngày lành tháng tốt để nhà trai đến nhà gái ăn hỏi Lễ vật phải có sáu quả, bên trong đựng hoa quả, bánh trái, trầu cau, thuốc - Lễ thỉnh kỳ: hai nhà bàn bạc chi tiết về ngày cưới đã được thoả thuận từ trước và tiến hành chuẩn bị lễ cưới - Lễ cưới (lễ Thành hôn): thường được tổ chức ở nhà gái trước, sau đó đưa dâu về. .. dựng nêu để chống quỷ dữ Cây nêu là một cây tre, còn để phần lá trên ngọn, được trồng ở trước nhà, trên ngọn tre có tấm phên đan bốn thanh dọc, năm thanh ngang biểu thị cho lá bùa để xua đuổi quỷ dữ Tín ngưỡng về "ma lai, ma hời" ở Mã Châu được thể hiện rất rõ qua cách "đi đồng" của cư dân nơi đây Trước đây (chưa lâu lắm), khi muốn "giải quyết" người ta thường đi ra đồng Xong việc, người ta cắm một cái... tuyến đường sông với "tua" du lịch Hội An - Trà Kiệu - Mỹ Sơn, trong đó Mã Châu được xây dựng thành làng nghề truyền thống, một nơi dừng chân cho khách du lịch tham quan (và việc ra mắt làng nghề ngày 30 .3. 20 03 vừa qua là bước khởi đầu) Trong tương lai ngành du lịch, dịch vụ phát triển ở đây sẽ tạo ra ở đây một nguồn lợi không nhỏ Thuận lợi nhiều nhưng khó khăn, thậm chí là thách thức cũng không ít Khó... thương xót, sợ không đủ sáng suốt để lo liệu nhiều công việc trong cùng một lúc nên phải nhờ cậy hàng xóm láng giềng Trước giờ khâm niệm, người ta tắm rửa, thay quần áo và đặt vào miệng người chết 3 hạt gạo, 3 đồng tiền kẽm Sau đó người ta buộc hai ngón chân cái của người chết lại với nhau và đặt thi hài vào trong quan tài Linh cữu người chết được đặt ở giữa nhà, đầu quay vào trong, chân hướng ra cửa... xanh), bánh in (làm từ gạo nếp được xay thành bột và nhào với đường cám, đem in vào khuôn sau đó cho vào lò hay cho lên bếp sấy khô) 3. 2.2 Hôn lễ Hôn nhân là một trong những việc quan trọng nhất của đời người (Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà) Đó không phải chỉ là chuyện riêng tư của đôi lứa, mà còn là chuyện của hai bên cha mẹ, họ hàng nữa Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống là nguyên tắc không thể thiếu Người... tiết lễ đầu tiên của năm, bắt đầu từ lúc giao thừa, tức là lúc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới Nhưng thực ra lễ tết đã bắt đầu từ trước đó nhiều ngày với những lễ: - Lễ cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp - Lễ dựng nêu: Người ta quan niệm những ngày cuối năm, ông Công, ông Táo đi vắng ma quỷ thường đến quấy nhiễu và vì nơi đây xưa kia là vùng đất của ma lai, ma hời, là nơi "rừng thiêng, nước... án làm chỗ để thờ và để mọi người đến viếng dâng hương Bên cạnh bàn thờ cheo một khổ giấy màu đỏ ghi tên, tuổi, quê quán của người chết, gọi là Triệu Thông thường người ta để quan tài trong nhà 2 đến 3 ngày, sau đó đem chôn Tuy nhiên có trường hợp gặp ngày hung thì người ta để quan tài trong nhà có khi đến 5 - 6 ngày, cũng có khi người ta đào hai huyệt khi chôn người chết, người ta đặt linh cữu vào... Những gia đình khá giả thường thuê ông Tổng Ông Tổng là người chỉ huy, điều khiển và sắp xếp mọi việc trong gia đình người chết, từ việc khâm liệm đến việc điều khiển, chỉ huy đám tang đưa người chết về nời an nghỉ cuối cùng Ông Tổng thay mặt gia đình tiếp đón những người đến viếng, giúp gia đình kể lể sự xót thương của thân quyến trong gia đình đó với người đã khuất mà tự họ không thể bày tỏ được . Chương 3 ĐÔI NÉT VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO VÀ PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA CƯ DÂN MÃ CHÂU Người. dân nơi đây. Tín ngưỡng Thành Hoàng ở Mã Châu vẫn được lưu giữ nhưng đã lui xuống hàng thứ yếu, đồng thời lại hoà nhập vào với yếu tố tín ngưỡng Chăm.

Ngày đăng: 07/10/2013, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w