Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 31 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
31
Dung lượng
38,5 KB
Nội dung
PHẦNIIIMỘTSỐKIẾNNGHỊVÀGIẢIPHÁPNHẰM DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ Ở KHÁCH SẠN DỊCH VỤ VÀ DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT KHÂM THIÊN I. CÁC MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY Trong thời gian qua nhìn chung Khách Sạn Dịch Vụ và Du Lịch Đường Sắt Khâm Thiên đã đạt được những kết quả kinh doanh rất khả quan. Dựa trên mộtsố cơ sở ban đầu như vậy, Công ty đã đề ra chiến lược phát triển trong thời gian tới. + Duy trì và phát huy các kết quả hoạt động kinh doanh đã đạt được trong thời gian qua. Có được một kết quả như trên chứng tỏ ngay từ đầu Công ty đã vạch ra cho mình chiến lược kinh doanh hợp lý và thực hiện chiến lược ấy một cách có hiệu quả. Do vậy, trong thời gian tới Công ty vẫn duy trì và phát huy chiến lược kinh doanh đã đề ra. + Đẩy mạnh việc nghiên cứu thị trường để tiếp cận và nắm vững thông tin cần thiết về nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường. Qua thị trường, người tiêu dùng sẽ chỉ rõ những ưu nhược điểm của sản phẩm dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp để doanh nghiệp có phương hướng cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ngày một tốt hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể duy trì và mở rộng thị trường của mình. Trên cơ sở đó, xây dựng các chương trình kinh doanh phù hợp với điều kiệnvà khả năng của Công ty. Thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn, nhiều hơn. Công ty sẽ quyết định đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu thị trường, đặc biệt là thị trường du lịch Trung Quốc bởi mấy năm qua ban lãnh đạo công ty thấy rằng đây là thị trường lâu dài và có tiềm năng lớn đồng thời là thị trường đem lại doanh thu lớn cho ngành du lịch của Công ty. + Giảm chi phí không cần thiết để giảm giá thành dịch vụ cung ứng nhằm tăng khả năng cạnh tranh hơn nữa về giá bán với các đối thủ cùng ngành. + Nâng cao uy tín, vị thế của Công ty trên thị trường dịch vụ Hà Nội nói riêng và thị trường Việt Nam nói chung. Đây là chiến lược để giúp Công ty tăng thêm tính cạnh tranh và sự nhận biết của khách hàng về sản phẩm dịch vụ của Công ty. Có thể xem đây là một chiến lược lâu dài và cần thiết. + Không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân viên. Đây là chiến lược mà bất kỳ một Công ty nào cũng có trong quá trình kinh doanh của mình. Bởi vì nó quyết định hiệu quả trong việc sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. + Tăng cường việc quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ nói chung, sản phẩm du lịch nói riêng nhằm góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra. + Thực hiện tốt nhiệm vụ đón tiếp và phục vụ khách du lịch tại các đối tác ở các tỉnh mà Công ty đã ký hợp đồng với khách. + Áp dụng các chế độ đãi ngộ với khách hàng như trong lĩnh vực kinh doanh du lịch nếu đi theo đoàn đông thì sẽ được giảm giá vé, đồng thời áp dụng các phương thức thanh toán đa dạng và linh hoạt nhằm khai thác triệt để nhu cầu đa dạng của khách hàng. + Một chiến lược mới mà Công ty dự định sẽ áp dụng trong năm tới là: Xâm nhập Internet để tìm hiểu, nghiên cứu thị trường du lịch Quốc tế và đây được coi như là cách giới thiệu sản phẩm dịch vụ của mình một cách nhanh chóng và có hiệu quả nhất. + Phấn đấu thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, đồng thời kiếnnghị với Nhà nước và cấp trên cần quan tâm đến Công ty hơn nữa thông qua việc đưa ra các chính sách ưu đãi hợp lý cho Công ty. Trên đây là mộtsố chiến lược chung của Công ty để thực hiện trong những năm tới nhằm đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của mình phát triển lên một trạng thái mới cao hơn về chất và lượng. Cụ thể công ty đã đưa ra kế hoạch thực hiện chiến lược mở rộng thị trường giai đoạn 2001 - 2005 như sau: Dịch vụ kinh doanh khách sạn và nhà trọ của Công ty đạt 100% công suất phòng vào những tháng cao điểm (từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 12), trong năm 2001-2002 những tháng không phải mùa du lịch thì Công ty chỉ đạt 40% công suất phòng. Hiện tại chỉ thu hút khách nội địa và khách Trung Quốc, tương lai sẽ mở rộng thị trường sang các nước Châu Âu như Anh, Pháp, Đức . nhằm tăng lượng khách quốc tế thêm 10%, chiếm 40% trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp. Phấn đấu đến năm 2004 tăng thêm 25 phòng ngủ và công suất phòng đạt từ 90 - 95%/năm nhằm đạt doanh số trên 600-800 triệu VNĐ/năm. Dịch vụ khu căn hộ và văn phòng làm việc cho người nước ngoài thuê hiện tại chỉ đạt khoảng 60% công suất. Phấn đấu từ 2003 - 2005 sẽ đạt 100% công suất phòng và giảm giá thuê xuống 20% và cung cấp thêm các dịch vụ hỗ trợ như điện, nước, nấu ăn, bể bơi nhằm đạt doanh thu 400 - 500 triệu đồng/năm. Dịch vụ vận tải khách và tour du lịch mới chỉ dừng ở việc đưa khách đi du lịch tới các địa điểm trong nước vàmộtsố tỉnh của Trung Quốc và khu vực ASEAN. Sắp tới sẽ mở rộng thị trường đưa khách trong nước đi du lịch Châu Âu nhằm đạt doanh số khoảng 2 tỷ VNĐ/năm trong lĩnh vực du lịch của Công ty. Thị phần trong nước hiện tại là 16/61 tỉnh thành, tương lai sẽ mở rộng thêm ra 4 - 6 tỉnh. Tất cả vì mục tiêu đưa doanh số đạt 3- 3,5 tỷ VNĐ. Tuy nhiên mỗi chiến lược mà công ty đề ra đều phải nhằm 3 mục tiêu cơ bản đó là khả năng sinh lợi nhuận, thế lực và an toàn trong kinh doanh. Trước hết, ta nhận thấy một điều rằng lợi nhuận luôn là mục tiêu cuối cùng và cơ bản nhất đối với bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh nào. Nhưng nếu chỉ quan tâm đến vấn đề lợi nhuận thì chưa đủ vì thế lực và an toàn mới là mục tiêu nhằm giúp doanh nghiệp có thể duy trì và mở rộng thị trường của mình. II. MỘT SỐKIẾNNGHỊVÀGIẢIPHÁP 1.Các giảipháp Với thời gian thực tập gần 16 tuần và với kinh nghiệm thực tế còn chưa nhiều thì chưa đủ để có thể nhận định hoàn toàn chính xác về thực trạng hoạt động của Công ty trong thời gian qua. Tuy vậy, từ thực tiễn nghiên cứu, phân tích tình hình thực tế về quá trình tổ chức hoạt động marketing nhằm duy trì và mở rộng thị trường ở Công ty kết hợp với những lý luận đã được nghiên cứu ở nhà trường em xin mạnh dạn đưa ra những nhận định chủ quan của mình nhằm bổ xung vào hệ thống tổ chức hoạt động marketing nhằm duy trì và mở rộng thị trường ở Công ty. Nếu có phần nào chưa đúng, chưa hợp lý thì em cũng mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dãn cùng với sự thông cảm, chỉ bảo của quý Công ty và những ý kiến đóng góp của bạn đọc. Do Công ty đã tồn tại và phát triển trên thị trường hơn 10 năm nên Công ty đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Tuy trong những năm qua, Công ty đã phải chịu ảnh hưởng không nhỏ của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và sự xuất hiện ngày một đông của những doanh nghiệp cùng ngành và những điều kiện về thiên tai hạn hán lũ lụt đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, nhưng bằng ý thức tự lực tự cường của toàn thể cán bộ công nhân viên và kinh nghiệm vốn có, Công ty đã nhanh chóng vượt qua và ngày càng vững vàng hơn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sau đây là mộtsốgiải pháp: 1.1. Hoạch định chiến lược thị trường nhằm định hướng cho cạnh tranh và phát triển của Công ty Chiến lược thị trường giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xác định đúng đắn phương thức phát triển sản xuất kinh doanh của bất cứ một doanh nghiệp nào. Hoạch định chiến lược thị trường được coi là một tiền đề cho công tác kế hoạch hoá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp cần thiết phải hoạch định chiến lược thị trường sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Thực chất của việc hoạch định một chiến lược thị trường là một quá trình được tiến hành theo nội dung sau: - Tổ chức hợp lý việc thu thập thông tin và nhu cầu của các loại thị trường. - Phân tích và xử lý các thông tin đó. - Xác định nhu cầu của thị trường về sản phẩm dịch vụ, giá cả, phương thức thanh toán . trên các đoại thị trường đó. - Nghiên cứu, phân tích, tìm ra thị trường nào có triển vọng đối với sản phẩm của Công ty (ở các loại hình kinh doanh) để từ đó đưa ra các chiến lược, lựa chọ đoạn thị trường mục tiêu phù hợp nhằm thâm nhập thị trường và khai thác chúng một cách tốt nhất. - Đáp ứng các yêu cầu của thị trường đối với sản phẩm dịch vụ của Công ty về mẫu mã, quy cách chủng loại, chất lượng dịch vụ, phương thức thanh toán . để từ đó kiến thiết mạng lưới tiêu thụ sản phẩm một cách phù hợp nhất sao cho có lợi nhất Qua thực tế ta thấy rằng khả năng mở rộng thị trường của Công ty là hoàn toàn có thể làm được. Hiện nay thị phần trong nước của Công ty tương đối lớn nhưng cần phải mở rộng hơn nữa. Trong cơ chế thị trường doanh nghiệp không chỉ tồn tại mà còn phải phát triển thì mới hy vọng đứng vững trong nền kinh tế thị trường đầy biến động đó. Qua việc phân tích tình hình thực tế, chiến lược thị trường của Công ty trong những năm tới là: Vẫn giữ vững, duy trì khách hàng cũ - khách hàng truyền thống của mình. Mở rộng hơn nữa những quan hệ với bạn hàng mới bằng cách giữ vững uy tín và nâng cao chất lượng dịch vụ mà Công ty cung ứng. 1.2. Vận dụng các chính sách bộ phận của Marketing một cách phù hợp nhất để nâng cao hiệu quả kinh doanh Đối với các Công ty, marketing là công cụ quan trọng nhất giúp họ hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của mình. Marketing được coi như là điều kiện cần thiết để từng doanh nghiệp lựa chọn các hướng phát triển sản xuất triệt để tận dụng thời cơ kinh doanh, thích nghi với thị trường có đối sách linh hoạt và hiệu quả trong cạnh tranh. Nó còn là nghệ thuật để chinh phục khách hàng nâng cao uy tín cho công ty trên thị trường mang lại những thành công nhờ những thắng lợi trong cạnh tranh. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty nó phụ thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể của môi trường bên ngoài và năng lực nội tại của mỗi công ty, điều đó thể hiện sự linh hoạt nhạy bén sáng tạo của ban lãnh đạo trong Công ty trong việc sử dụng những yếu tố thành phần của marketing, theo kịp sự biến đổi phức tạp của thị trường. Qua việc nghiên cứu quá trình áp dụng các chính sách marketing vào hoạt động kinh doanh ở Khách Sạn Dịch Vụ và Du Lịch Đường Sắt Khâm Thiên, em xin đề xuất mộtsốgiảipháp hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty như sau: 1.2.1. Tăng cường quản lý chính sách sản phẩm Trong một vài năm gần đây mọi nỗ lực của Công ty trong việc hoàn thiện chính sách sản phẩm đã mang lại nhiều kết quả khả quan, nhưng nếu được chú ý tập trung, đầu tư, nghiên cứu phát triển và hoàn thiện hơn nữa thì chắc chắn sẽ thu được những kết quả khả quan hơn. Có thể nói chính sách sản phẩm là nền tảng, là cốt lõi của chiến lược chung marketing, nó tạo nên khả năng cạnh tranh của Công ty. Chỉ khi thực hiện tốt chính sách sản phẩm thì các chính sách giá cả, phân phối, giao tiếp và khuyếch trương mới có điều kiện triển khai một cách có hiệu quả. Các mặt hàng của Công ty phần lớn đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng do uy tín và chất lượng của sản phẩm ổn định. Dù vậy việc nâng cao uy tín và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của các mặt hàng là điều rất cần thiết. Hiện nay du lịch lữ hành và kinh doanh khách sạn - nhà trọ là hai lĩnh vực phát triển nhất của Công ty do vậy Công ty đã tập trung phần lớn nguồn lực vào hai lĩnh vực này. Tuy nhiên, Công ty cần phải rút ra mộtsố kinh nghiệm sau: Thứ nhất, cần nghiên cứu hồ sơ của khách kỹ hơn nữa, không chỉ là nhu cầu của khách mà còn về bản thân sức khoẻ, lứa tuổi của khách hàng. Ví dụ: cùng một chương trình có nhiều đoàn khách cho rằng thời gian ở lại đó là quá ngắn, chưa đủ để thưởng thức vẻ đẹp ấy, trong khi đó mộtsố khách lại cho rằng chỉ cần 1 - 2 tiếng đồng hồ là đủ. Thứ hai, do khách du lịch có nhu cầu lớn về thông tin nên để thoả mãn nhu cầu của khách tốt hơn, Công ty cần quan tâm đến hai khía cạnh: Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ. Cụ thể: * Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch + Nâng cao trình độ của cán bộ Công ty, đặc biệt là các hướng dẫn viên. Công ty có thể tuyển nhân viên mới theo phương châm ưu tiên những người biết ngoại ngữ mà Công ty đang thiếu đó là những người biết tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Trung… + Nâng cao chất lượng sản phẩm: Nhu cầu của con người thường xuyên thay đổi, do đó vấn đề chất lượng sản phẩm cần phải được quan tâm, thường xuyên và không ngừng được nâng cao, nhằm phát huy thế mạnh của Công ty về chất lượng sản phẩm, giữ vững niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm dịch vụ của Công ty. Để thực hiện được điều đó, Công ty cần phải thường xuyên quan tâm tới việc nâng cao chất lượng chương trình và chất lượng dịch vụ trong chương trình. Nâng cao chất lượng chương trình: - Trong một tour du lịch cần thiết kế sao cho về cuối chương trình khách du lịch cần có ấn tượng bất ngờ và thú vị hơn. Ví dụ: tổ chức giao lưu văn hoá văn nghệ giữa khách du lịch với nhân dân địa phương tại điểm du lịch, tổ chức các buổi tiệc mừng cho các thành viên trong đoàn: lễ sinh nhật, kỷ niệm lễ cưới…, cuối chương trình nên có tặng phẩm cho khách. - Xây dựng các chương trình du lịch hợp lý: có nghĩa là sắp xếp xen kẽ những ngày đi tham quan với những ngày nghỉ ngơi thư giãn. - Hạn chế tối đa việc lặp lại các tuyến đường trong một tour, nếu có thể nên sử dụng các phương tiện giao thông khác nhau để tránh sự nhàm chán. Nâng cao chất lượng dịch vụ trong từng chương trình: - Có sự lựa chọn giữa các cơ sở cung cấp, tìm ra các cơ sở có chất lượng phục vụ tốt. - Cần phối hợp nhịp nhàng và kiểm tra chặt chẽ các dịch vụ cơ sở. + Đa dạng hóa sản phẩm: Thực tế ở Công ty hiện nay không có nhiều các chương trình du lịch với quy mô lớn, do vậy để giữ vững và tăng cường nguồn khách, đòi hỏi Công ty phải đa dạng hoá sản phẩm: - Cụ thể Công ty nên xây dựng các tour theo loại hình: du lịch sông nước, du lịch đến các bản làng, du lịch xanh, du lịch văn hoá… - Về xây dựng các chương trình du lịch mới: Khách còn phàn nàn về thiếu điểm tham quan du lịch. Căn cứ vào nhu cầu của khách Công ty nên tiến hành nghiên cứu và xây dựng thêm những chương trình du lịch, tạo nên khả năng lựa chọn để nối tour cho khách. Những chương trình phụ cần quan tâm bao gồm: các chương trình du lịch về các vùng nông thôn, du lịch vượt miền trên biển của Việt Nam, về những vùng có những nghề phụ truyền thống; nghiên cứu, bổ xung thêm dịch vụ như đi tham quan thành phố bằng xích lô… 1.2.2. Xây dựng chính sách giá cả linh hoạt phù hợp với những biến động của thị trường Giá cả là một trong những tiêu chuẩn lựa chọn quan trọng của khách hàng, là nhân tố ảnh hưởng lớn đến khối lượng bán, tác động mạnh đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Để thu hút khách, tăng lợi nhuận thì chính sách giá được xem như là công cụ kích thích tiêu dùng và kéo dài thời vụ của sản phẩm. Giá của một chương trình chủ yếu dựa vào chi phí và yêu cầu lợi nhuận thu được từ hoạt động đó. Trên thực tế, trong quá trình xác định giá thì mục tiêu lợi nhuận thường được đưa lên hàng đầu. Công ty cần thực hiện một hệ thống tính giá thống nhất cho các dịch vụ cùng loại, ngoài ra cũng cần xây dựng một hệ thống các dịch vụ có giá tuỳ chọn đa dạng hơn. Hiện nay mức giá cho du khách Việt Nam và du khách nước ngoài còn chưa rõ ràng, do vậy Công ty cần tính riêng giá cho du khách Việt Nam và nước ngoài. Việc nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng sẽ đưa ra những mức giá hợp lý hơn cho các loại hình dịch vụ. Đây sẽ là một điểm để thu hút khách du lịch cũng như là một công cụ cạnh tranh có hiệu quả. Mục tiêu hiện nay của Công ty là thu hút thêm được nhiều khách để mở rộng thị trường và nâng cao uy tín, do vậy việc định ra một mức giá cạnh tranh hợp lý là rất quan trọng. Với đặc điểm riêng của mình, Công ty nên áp dụng chính sách phân biệt theo từng đối tượng khách. Công ty cần áp dụng rộng rãi chính sách giá phân biệt theo khu vực thị trường, theo mùa vụ theo đơn đặt hàng theo doanh số của các đại diện của Công ty ở các địa bàn mà Công ty đặt đại diện. + Thường xuyên tham khảo giá của đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu giá của họ, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu để điều chỉnh giá của mình cho hợp lý. + Lấy ý kiến của khách hàng về giá cả của các loại hình dịch vụ cụ thể. Ngoài ra cũng nên tìm cách hạ thấp chi phí, cụ thể: - Phải có quan hệ tốt với các cơ sở cung ứng đầu vào để được hưởng một mức giá ưu tiên. - Cần tạo ra sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các bộ phận, các khâu trong quá trình cung ứng dịch vụ để rút ngắn thời gian thực hiện và từ đó giảm được chi phí. - Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn mà có thể hạ thấp tỉ lệ lợi nhuận, giảm chi phí, từ đó giảm giá để thu hút thêm khách hàng. Với mỗi chương trình du lịch, nhất là chương trình du lịch nội địa nhiều ngày và chương trình du lịch nước ngoài, Công ty cần xây dựng những mức giá toàn phầnvà giá tuỳ chọn với mộtsố hàng hoá dịch vụ nhất định, ngoài ra là các mức giá khác nhau theo số lượng khách tham gia. Bên cạnh đó cũng cần áp dụng mộtsố hình thức khuyến mại cho các chương trình du lịch của mình bằng cách liên lết với mộtsố hãng khác để tiến hành quảng cáo cho họ và khuyến mại cho Công ty. Các hãng này có thể là các [...]... thiếu sót trong công tác hoạt động quản lý kinh doanh 2 Một sốkiếnnghị với các cấp quản lý và với Nhà nước 2.1 Một sốkiếnnghị với các cấp quản lý Công ty nhận định rằng trong những năm tới lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam nói chung trong đó có khách Trung Quốc đi theo tour sẽ tiếp tục tăng cao Tổng cục du lịch Việt Nam cần có những biện pháp cụ thể khả thi để thực hiện chủ trương phấn đấu... quản lý trên, các hoạt động marketing được phân định một cách rõ ràng và không chồng chéo lên nhau Hơn nữa, việc chia thị trường thành từng khu vực giúp Công ty tổ chức và giám sát thị trường một cách chặt chẽ và hiệu quả, nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm và tăng sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường Tuy nhiên để mô hình này đi vào hoạt động một cách có hiệu quả, Công ty cần phải chú ý đến vấn... giúp cho Công ty vào một ngày nào đó không xa sẽ có số lượng khách đi du lịch vùng Châu Á tăng lên đáng kể Với những nước mà hiện nay Công ty chưa thể ký hợp đồng du lịch nhận và gửi khách thì việc đầu tiên phải làm là tổ chức, nghiên cứu thị trường các nước này một cách thật sự nghiêm túc và chính xác Để đạt được mục tiêu trên thì phải tìm ra một hãng lữ hành tin cậy có tiềm năng và quan tâm đến thị... mại quốc tế Giải quyết được vấn đề này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Công ty, nó mở ra một định hướng mới cho sự phát triển bền vững trong điều kiện hiện nay 2.2 .Một sốkiếnnghị với Nhà nước Trong những năm qua, hệ thống đường lối chính sách của Nhà nước đã tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dịch vụ nói chung và cho Khách Sạn Dịch Vụ và Du Lịch... hàng và đồng thời từ phía Công ty cũng không mất thời gian tư vấn để giảm chi phí tới mức thấp nhất Mặt khác nó còn tạo sự tin tường và thoả mái từ phía khách hàng đối với Công ty Chính sách quảng cáo khuyếch trương nhiều khi thực hiện khá tốn kém và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm Do vậy Công ty nên dựa vào các nhà cung ứng đầu vào mà xây dựng một chiến lược quảng cáo khuyếch chương cho phù hợp Căn cứ vào... hiện nay là một điều tối cần thiết vì điều quan trong mà người tiêu dùng muốn quan tâm đầu tiên là chi phí đối với nó Để có thể sử dụng một chính sách gia như một công cụ cạnh tranh hữu hiệu, mở rộng thị trường tăng doanh số, đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra Công ty cần sử dụng chính sách giá linh hoạt và mềm dẻo đồng thời cập nhật thông tin nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh một các thường... nhiên, vẫn còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt, do vậy trong bài viết này em xin nêu ra một số kiên nghị về chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với ngành dịch vụ và du lịch nói chung và đối với Công ty nói riêng để Nhà nước xem xét, hỗ trợ và định hướng cho Công ty trong hoạt động kinh doanh của mình Thứ nhất là đề nghị bỏ chế độ thu về sử dụng vốn Nhà nước, vì thu sử dụng vốn hiện nay lãi suất rất... hoặc vào trước mùa du lịch - Giá ưu đãi cho khách mua tour trong một thời gian nhất định - Tổ chức các chuyến đi cho các hãng du lịch đối tác với giá hạ 1.3 Những giảiphápnhằm mở rộng thị trường của Công ty Ngày nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh diễn ra gay gắt Khách hàng có quá nhiều cơ hội để lựa chọ nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ, hàng hoá để thoả mãn nhu cầu của mình một cách... vụ hàng hoá có được một khách hàng trong điều kiện cạnh tranh như vậy là rất khó ngược lại để mất đi một khách hàng lại là điều rất dễ Như vậy vấn đề đắt ra ở đây là làm thế nào để thu hút được lượng khách hàng mới mà vẫn giữ nguyên được những khách hàng truyền thống của Công ty 1.3.1 Giảiphápnhằm thu hút thêm khách du lịch * Du lịch nội địa Để thu hút lượng khách nội địa, biện pháp đầu tiên cần phải... lượng khách quốc tế đáng kể cho Công ty 1.3.2 Giảipháp mở rộng quan hệ Quan hệ của Công ty với các hãng nhận khách tin cậy và các nhà cung cấp đảm bảo là yếu tố quyết định đến sự thành công của chương trình du lịch khi nó được thực hiện và cũng chính là uy tín của Công ty * Với thị trường trong nước Hiện nay, số lượng dịch vụ của Công ty tương đối phong phú và đa dạng Trong đó có các chương trình đi . PHẦN III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ Ở KHÁCH SẠN DỊCH VỤ VÀ DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT KHÂM. lực và an toàn mới là mục tiêu nhằm giúp doanh nghiệp có thể duy trì và mở rộng thị trường của mình. II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 1.Các giải pháp