Chương II - Phản ứng hóc học

14 1.8K 7
Chương II - Phản ứng hóc học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương II: PHẢN ỨNG HÓA HỌC I. Sự biến đổi chất 1. Hiện tượng vật lý - Là sự biến đổi về hình dạng hay hoặc tráng thái mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu ( chất không thay đổi) - Ví dụ: + Nghiền đường kích thành bột mịn ( sự biến đổi về hình dạng ) + Đun nước, nước lỏng chuyển thành hơi nước. Làm lạnh , hơi nước lại ngưng tụ thành nước lỏng … 2. Hiện tượng hóa học - Là sự biến đổi chất này thành chất khác - Ví dụ: + Đốt cháy tờ giấy, giấy biến thành tro và có khí bay lên + Rượu ( vị thơm, cay) lên men thành giấm ( mùi giấm, vị chua ) 3. Bài tập áp dụng Bài tập 1: Trong các hiện tượng sau, hãy cho biết đâu là hiện tượng hóa học, hiện tượng vật lý ? Các hiện tượng Kết luận 1/ Lưu hùynh cháy tạo thành khí sunfurơ SO 2 Hóa học 2/ Nước đá tan thành nước lỏng Vật lý 3/ Sắt để lâu ngoài không khí bị gỉ thành một chất màu đỏ Hóa học 4/ Thủy tinh nóng chảy Vật lý 5/ Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi Vật lý 6/ Khi đốt cồn, cồn cháy biến đổi thành khí cacbonic và hơi nước Hóa học 7/ Dây tóc trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi có dòng điện chạy qua Vật lý 8/ Nhựa đường được nung nóng chảy lỏng Vật lý 9/ Dây sắt được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh Vật lý 10/ Hòa tan axit axetic vào nước được dung dịch axit axetic loãng, dùng làm dấm ăn Vật lý 11/ Vành xe đạp bằng sắt bị phủ một lớp gỉ màu nâu đỏ Hóa học 12/ Để rượu nhạt lâu ngày ngoài không khí, rượu nhạt lên men và chuyển thành giấm chua Hóa học 13/ Khi mở nắp chai nước giải khát loại có ga thấy bọt sủi lên Vật Lý 14/ Hòa vôi sống vào nước được vôi tôi ( nước vôi trong ) Hóa học Bài tập 2: Việc làm nào sau đây là sự biến đổi vật lý, sự biến đổi hóa học 1 Cho một ít đường cát trắng vào ống nghiệm đựng nước, khấy cho đường tan hết ta được dung dịch nước đường. Đun sôi nước đường trên ngọn lửa, nước bay hơi hết, tiếp tục đun ta được chất rắn màu đen và có khí thoát ra. Hiện tượng vật lý - Đường tan vào nước  dung dịch nước đường - Đun sôi nước đường  nước bay hơi Hiện tượng hóa học - Đường màu trắng biến thành chất màu đen II. Phản ứng hóa học 1. Định nghĩa - Là quá trình biến đổi chất này ( chất tham gia, chất phản ứng) thành chất khác ( sản phẩm, chất tạo thành ) - Ví dụ: Lưu huỳnh + Sắt  Sắt (II) sunfua Chất tham gia Chất tạo thành 2. Diễn biến của phản ứng hóa học - Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử của chất này biến đổi thành phân tử của chất khác 3. Điều kiện xảy ra các phản ứng - Các chất phản ứng được tiếp xúc với nhau (bề mặt tiếp xúc càng lớn thì phản ứng xãy ra càng dễ) - Phần lớn trong các trường hợp cần đun nóng ( Đung nóng để khơi mào phản ứng hoặc kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn) - Có những phản ứng cần có mặt của chất xúc tác (chất xúc tác có tác dụng kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và chất xúc tác đó vẫn giữ nguyên không bị biến đổi sau khi phản ứng kết thúc ) 4. Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra - Dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất hiện, có tính chất khác với chất phản ứng + Sau phản ứng có chất kết tủa (chất không tan) + Có chất khí thoát ra (sủi bọt) + Có sự thay đổi màu sắc + Có sự tỏa nhiệt hoặc phát sáng 5. Tốc độ của phản ứng hóa học - Phản ứng hóa học của các chất khác nhau thì xảy ra với tốc độ khác nhau - Ví dụ: + Sự gỉ sắt trong không khí ẩm là phản ứng hóa học của sắt, ôxi và hơi nước xảy ra rất chậm + Đổ dung dịch axit clohiđric (HCl) vào kèm (Zn) và quan sát thì thấy có bọt khí thoát ra xảy ra rất nhanh ( tức thời) - Những yếu tố ảnh hướng đến tốc độ của phản ứng + Nhiệt độ: Tốc độ của phản ứng hóa học tăng khi tăng nhiệt độ và ngược lại 2 + Kích thước hạt: Kích thước của các hạt chất rắn càng nhỏ  Diện tích tiếp xúc càng lớn  tốc độ phản ứng hóa học càng tăng và ngước lại + Độ đậm đặc của dung dịch các chất tham gia: Dung dịch các chất phản ứng càng đậm đặc, tốc độ phản ứng càng tăng và ngược lại 6. Bài tập áp dụng Bài tập 1: Ghi lại phương trình chữ của phản ứng hóa học trong các hiện tưởng sau, hãy chỉ ra chất tham gia và sản phẩm a/ Đốt lưu huỳnh ngoài không khí, lưu huỳnh hóa hợp với khí ôxi tạo thành khí sunfurơ SO 2 có mùi hắc - Lưu huỳnh + khí ôxi  khí sunfurơ b/ Ở nhiệt độ cao, nước bị thủy phân sinh ra khí Hiđrô và ôxi - Nước  khí hiđrô + khí ôxi c/ Khi nung, đá vô CaCO 3 bị thủy phân sinh ra vôi sống CaO và khí cacbonic CO 2 - Đá vôi  vôi sống + khí cacbonic d/ Vôi tôi Ca(OH) 2 tác dụng với khí CO 2 tạo ra CaCO 3 và H 2 O - Vôi tôi + khí cacbonic  đá vôi + nước Bài tập 2: Kim loại nhôm tác dụng với axit clohiđric sinh ra khí hiđrô. Hãy chọn phương án A hoặc B trong mỗi trường hợp sau để thu được thể tích khí hiđrô nhanh nhất. Giải thích vì sao ? a) A : 1g nhôm tác dụng với axit clohiđric lạnh B : 1g nhôm tác dụng với axit clohiđric nóng b) A : 1g nhôm tác dụng với axit clohiđric lạnh B : 1g bột nhôm tác dụng với axit clohiđric lạnh c) A : 1g nhôm tác dụng với axit clohiđric đặc B : 1g nhôm tác dụng với axit clohiđric loãng d) A : 2g nhôm tác dụng với axit clohiđric loãng B : 1g nhôm tác dụng với axit clohiđric loãng e) A : 2g nhôm tác dụng với axit clohiđric nóng B : 1g nhôm tác dụng với axit clohiđric lạnh Bài tập 3: a/ Hãy giải thích vì sao khi đưa than vào lò đốt, người ta phải đập nhỏ than - Để tăng diện tích tiếp xúc giữa than và ôxi giúp phản ứng giữa than và ôxi xảy ra tốt hơn b/ Hãy giải thích vì sao người ta có thể phòng chóng các đồ dùng bằng sắt bị gỉ bằng cách bôi dầu mỡ lên trên bề mặt của các vật dụng ấy. - Bôi dầu mỡ  ngăn cản sự tiếp xúc của sắt với ôxi và hơi nước  không cho sắt tác dụng với ôxi và nước c/ Hãy giải thích tại sao khi để ngọn lửa gần cồn là cồn đã bắt cháy - Cồn là chất dễ bay hơi, các phân tử cồn trong hơi cồn được ngọn lửa nung nóng nên dễ bắt cháy III. Định luật bảo toàn khối lượng 3 1. Định luật bảo toàn khối lượng - Định luật: “ trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng” - Giải thích: Trong một phản ứng hóa học, số nguyên tử của các nguyên tố đựơc bảo toàn, nên khối lượng được bảo toàn - Áp dụng: Giả sử có phản ứng giữa A và B tạo ra C và D, thì công thức về khối lượng được viết : DCBA mmmm +=+ Trong một phản ứng có n chất, nếu biết khối lượng của (n-1) chât thì tính được khối lượng của chất còn lại 2. Bài tập áp dụng: Bài tập 1:Nêu ý nghĩa của định luật bảo toàn khối lượng - Trong một phản ứng có n chất, nếu biết khối lượng của (n-1) chât thì tính được khối lượng của chất còn lại Bài tập 2: a/ Ta có: Lưu huỳnh + khí ôxi  Khí sunfurơ Biết khối lượng lưu huỳnh là 48g, khối lượng khí sunfurơ là 96g. Tính khối lượng ôxi đã tham gia phản ứng Khối lượng ôxi = 96 – 48 = 48 (g) b/ Khi phân hủy 2,17g thủy phân ôxit, người ta thu được 0,16g ôxi. Tính khối lượng thủy ngân thu được ( ngoài ôxi và thủy ngân thì không có chất nào khác được tạo thành ) Khối lượng thủy ngân = 2,17 – 0,16 = 2,01 (g) Bài tập 3: Khi nung nóng malachit ( quặng đồng), chất này bị phân hủy thành đồng (II) ôxit, hơi nước và khí cacbonic a/ Nếu khối lượng malachit là 2,22g thu được 1,6g đồng (II) oxit và 0,18g nước thì khối lượng khí cacbonic phải thu được bao nhiêu b/ Nếu thu được 8g đồng (II) ôxit, 0,9g nước và 2,2g khí cacbonic thì khối lượng malachit mang nung là bao nhiêu ? a) Khối lượng cacbonic = 2,22 – 1,6 – 0,18 = 0, 44g b) Khối lượng malachit = 8 + 0,9 + 2,2 = 11,1g Bài tập 4: a/ Khi nung nóng canxi cacbonat CaCO 3 thì khối lượng sau phản ứng như thế nào ? Giải thích - Khối lượng giảm vì khí CO 2 đã bay đi b/ Khi nung nóng một miếng đồng thì khối lượng sau phản ứng như thế nào ? Giải thích - Khối lượng tăngvì nó kết hợp với ôxi thành đồng ôxit c/ Một lưỡi dao để ngoài trời, sau một thời gian sẽ bị gỉ. Hãy cho biết khối lượng của lưỡi dao bị gỉ có bằng khối lượng của lưỡi dao trước khi gỉ không ? - Khối lượng của lưỡi dao bị gỉ có khối lượng lớn hơn khối lượng của lưỡi dao trước khi gỉ vì sắt đã kết hợp ôxi của không khí thành sắt ôxit IV. Phương trình hóa học 1. Phương trình hóa học 4 - Dùng để biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học - Ví dụ: Khí hiđrô + Khí Ôxi  Nước H 2 + O 2 --> H 2 O (Sơ đồ của phản ứng) 2H 2 + O 2  2H 2 O (Số nguyên tử của mỗi nguyên tố bằng nhau) 2. Các bước lập phương trình hóa học - Bước 1: Viết sơ đồ chung của phản ứng, gồm CTHH của các chất phản ứng và sản phẩm - Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố - Bước 3: Viết phương trình hóa học Ví dụ: Lập phương trình hóa học biểu diễn phản ứng phân hủy Kali Clorat thành Kali Clorua và khí ôxi - Bước 1: KClO 3 ---> KCl + O 2 - Bước 2: Để cân bằng số nguyên tử Oxi, ta đặt hệ số 2 trước KClO3 và hệ số 3 trước O2 2KClO 3 ---> KCl + 3O 2 Để cân bằng số nguyên tử K và Cl cần thêm hệ số 2 trước KCl 2KClO 3 ---> 2KCl + 3O 2 - Bước 3: Viết thành PTHH, thay ( ---> ) thành ( ) 2KClO 3  2KCl + 3O 2 * Lưu ý: - Không được thay đổi chỉ số trong những công thức hóa học đã viết đúng Ví dụ: Không viết 6O mà phải viết là 3O 2 vì ôxi ở dạng phân tử O 2 - Nếu trong công thức hóa học có nhóm nguyên tử ( Ví dụ: (OH), (SO 2 ), … ) thì coi cả nhóm như một đơn vị để cân bằng 3. Ý nghĩa - PTHH cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng CÂN BẰNG PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐẠI SỐ Các bước thực hiện Bước 1: Gán cho mỗi chất một hệ số Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố Bước 3: Viết phương trình hóa học Ví dụ 1: Cân bằng phương trình phản ứng: P 2 O 5 + H 2 O  H 3 PO 4 Đưa các hệ số x, y, z vào phương trình ta có: - Căn cứ vào số nguyên tử P ta có: 2x = z (1) - Căn cứ vào số nguyên tử O ta có: 5x + y = z (2) 5 - Căn cứ vào số nguyên tử H ta có: 2y = 3z (3) Thay (1) vào (3) ta có: 2y = 3z = 6x => y = 2 6x = 3x Nếu x = 1 thì y = 3 và z = 2x = 2.1 = 2 => Phương trình ở dạng cân bằng như sau: P 2 O 5 + 3H 2 O  2H 3 PO 4 Ví dụ 2: Cân bằng phương trình phản ứng : Al + HNO 3 (loãng)  Al(NO 3 ) 3 + NO + H 2 O - Đặt hệ số bằng các ẩn số a, b, c, d trước các chất tham gia và chất tạo thành (Nếu 2 chất mà trùng nhau thì dùng 1 ẩn) Ta có. a Al + b HNO 3  a Al(NO 3 ) 3 + c NO + b/2 H 2 O. - Lập phương trình toán học với từng loại nguyên tố có sự thay đổi về số nguyên tử ở 2 vế. Ta nhận thấy chỉ có N và O là có sự thay đổi. N: b = 3a + c (I) O: 3b = 9a + c + b/2 (II) - Giải phương trình toán học để tìm hệ số Thay (I) vào (II) ta được. 3(3a + c) = 9a + c + b/2 2c = b/2 ----> b = 4c ---> b = 4 và c = 1. Thay vào (I) ---> a = 1. - Thay hệ số vừa tìm được vào phương trình và hoàn thành phương trình. Al + 4 HNO 3  Al(NO 3 ) 3 + NO + 2 H 2 O - Kiểm tra lại phương trình vừa hoàn thành. Ví dụ 3: aFeS 2 + bO 2 → cFe 2 O 3 + dSO 2 Ta có: Fe : a = 2c S : 2a = d O : 2b = 3c + 2d Chọn c = 1 thì a = 2, d = 4, b = 11/2 Nhân hai vế với 2 ta được phương trình: 4FeS 2 + 11O 2 → 2Fe 2 O 3 + 8SO 2 Ví dụ 4: KMnO 4 + HCl → MnCl 2 + Cl 2 + KCl + H 2 O aKMnO 4 + bHCl → cMnCl 2 + dCl 2 + eKCl + fH 2 O K : a = e Mn : a = c O : 4a = f H : b = 2f Cl : b = 2c + 2d + e Chọn e = 1 → ta có: a = 1, c = 1, f = 4, b = 8, d = 2 KMnO 4 + 8HCl → MnCl 2 + 2Cl 2 + KCl + 4H 2 O Nhưng lúc bấy giờ số nguyên tử Cl chưa bằng nhau nên ta thêm 2 vào trước công thức KCl 2KMnO 4 + 16HCl → 2MnCl 2 + 5Cl 2 + 2KCl + 8H 2 O 4. Bài tập áp dụng Bài tập 1: Cân bằng các phương trình sau 6 1. aAl + bH 2 SO 4 → cAl 2 (SO 4 ) 3 + dSO 2 + eH 2 O 2Al + 6H 2 SO 4 → Al 2 (SO 4 ) 3 + 3SO 2 + 6H 2 O 2. aFe 3 O 4 + bHNO 3 → cFe(NO 3 ) 3 + dNO + eH 2 O Fe 3 O 4 + 14HNO 3 → 3Fe(NO 3 ) 3 + 5NO + 7H 2 O 3. aFeS 2 + bH 2 SO 4(đ, nóng) → cFe 2 (SO 4 ) 3 + dSO 2 + eH 2 O 2FeS 2 + 14H 2 SO 4(đ, nóng) → Fe 2 (SO 4 ) 3 + 15SO 2 + 14H 2 O 4. aFeO + bH 2 SO 4(đ, nóng) → cFe 2 (SO 4 ) 3 + dSO 2 + eH 2 O 2FeO + 4H 2 SO 4(đ, nóng) → Fe 2 (SO 4 ) 3 + SO 2 + 4H 2 O 5. aFe x O y + bHCl → cFeCl y + dH 2 O Fe x O y + 2yHCl → xFeCl 2y/x + yH 2 O 6. aMg + bHNO 3(rất loãng) → cMg(NO 3 ) 2 + dNH 4 NO 3 + eH 2 O 4Mg + 10HNO 3(rất loãng) → 4Mg(NO 3 ) 2 + NH 4 NO 3 + 3H 2 O Bài tập 2: Lập PTHH biểu diễn các phản ứng hóa học sau: a/ Hiđrô + Ôxi  Nước 2H 2 + O 2  2H 2 O b/ Kali + Clo  Kali Clorua 2K + Cl 2  2KCl c/ Sắt + Ôxi  Sắt (III) ôxit 4Fe + 3O 2  2Fe 2 O 3 d/ Hiđrô + đồng (III) ôxit  đồng + nước H 2 + CuO  Cu + H 2 O e/ Rượu etylic (C 2 H 5 OH) cháy là do nó tác dụng với ôxi trong không khí tạo thành khí cacbonic và hơi nước C 2 H 5 OH + 3O 2  2CO 2 + 3H 2 O f/ Khí metan (CH 4 ) cháy, tác dụng với ôxi tạo thành khí cacbonic và hơi nước CH 4 + O 2  CO 2 + H 2 O LUYỆN TẬP 1 PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BẢO THẮNG KIỂM TRA Môn: Hoá học 8 7 TRƯỜNG THCS SỐ 3 THÁI NIÊN Thời gian: 45 phút Họ và tên: ……………………………… . Lớp: ……………… PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN - 3 điểm Câu 1. Hãy tìm những từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: Trong phản ứng hoá học, chỉ có . thay đổi làm cho . chất này biến đổi thành phân tử chất khác. Số . của mỗi nguyên tố giữ nguyên và khối lượng của các nguyên tử khôi đổi, vì vậy tổng . các chất được bảo toàn. Khoanh tròn vào các chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng: Câu 2. Cho các hiện tượng sau: 1. Dây sắt được cắt nhỏ thành từng đoạn và tán thành đinh. 2. Củi được đem đốt thành than và thải khí cacbonic. 3. Hoà tan axit sunfuric đặc vào nước thành axit sunfuric loãng. 4. Hoà tan vôi sống (Canxi oxit) vào nước được vôi tôi (Canxi hiđroxit). 5. Đun nước lỏng ở 100 o C, nước bị bay hơi cạn hết. Trong số các hiện tượng trên, hiện tượng hoá học là: A. Hiện tượng 2 và 4. B. Hiện tượng 1 và 5. C. Hiện tượng 2 và 3. D. Hiện tượng 1 và 4. Câu 3. Cho phản ứng hoá học sau: 2KOH + H 2 SO 4 → K 2 SO 4 + 2H 2 O. Công thức về khối lượng của phản ứng hoá học trên là: A. 2 4 K SO m + KOH m = 2 H O m + 2 4 H SO m B. 2 H O m + KOH m = 2 4 H SO m + 2 4 K SO m C. KOH m + 2 4 H SO m = 2 4 K SO m + 2 H O m D. Tất cả đáp án trên đều đúng. Câu 4. Cho sơ đồ phản ứng sau: Al + Fe 2 O 3 --- → Al 2 O 3 + Fe Các hệ số đặt trước Al, Fe 2 O 3 , Al 2 O 3 và Fe lần lượt là: A. 2, 2, 1 và 1. B. 2, 1, 2 và 1. C. 1, 1, 2 và 2. D. 2, 1, 1 và 2. Câu 5. Hoà tan 5,6 gam kim loại Fe vào dung dịch axit clohiđric HCl, phản ứng xảy ra như sau: Fe + 2HCl → FeCl 2 + H 2 Sau phản ứng thu được 12,7 gam muối sắt (II) clorua FeCl 2 và 0,2 gam khí hiđro H 2 . Số gam axit clohiđric đã tham gia phản ứng là: A. 7,1g. B. 7,2g. C. 7,3g. D. 7,4g PHẦN II. TỰ LUẬN - 7 điểm Câu 6. Hãy lập phương trình hoá học cho các sơ đồ phản ứng sau: a. Fe 3 O 4 + H 2 ---- → Fe + H 2 O. b. NaOH + Fe 2 (SO 4 ) 3 ---- → Fe(OH) 3 + Na 2 SO 4 . Trong mỗi phản ứng, hãy cho biết tỉ lệ của 2 cặp chất, tuỳ chọn. Câu 7. Người ta dùng 0,5 gam khí hiđro H 2 để khử đồng oxit CuO. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 16 gam kim loại đồng và 4,5 gam nước. a. Lập phương trình hoá học của phản ứng. b. Viết công thức về khối lượng của phản ứng. c. Tính khối lượng đồng oxit đã tham gia phản ứng. Câu 8. Hoà tan hoàn toàn 2,8 gam một kim loại sắt vào dung dịch axit clohiđric dư, phản ứng theo sơ đồ sau: Sắt + axit clohiđric --- → Sắt (II) clorua + Khí hiđro. Thu lấy toàn bộ lượng khí hiđro thoát ra. Dung dịch sau phản ứng nặng hơn dung dịch ban đầu 2,7 gam. Tính khối lượng khí hiđro thu được. LUYỆN TẬP 2 TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU Thứ .Ngày .Tháng Năm 200 HỌ VÀ TÊN : .LỚP : KIỂM TRA : 1 tiết Môn : Hóa 8 8 Tuần : 25 tiết chương trình I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM : (5đ) Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất rồi khoanh tròn 1/ Đốt cháy 1,5 gam kim loại Mg trong không khí thu được 2,5 hợp chất MgO khối lượng oxi đã phản ứng lại là A/ 1g B/ 1,2g C/ 1,5g D/ 1,1g 2/ Chọn câu trả lời đúng định luật bảo toàn khối lượng : A/ Trong phản ứng hóa học các nguyên tử không bị phân chia B/ Khối lượng các sản phẩm phản ứng bằng khối lượng các chất tham gia C/ Vật chất không bị phân hủy 3/ Hiđrô tác dụng với oxi tạo thành nước , phương trình hóa học nào sau đây được viết đúng : A/ 2H + O  H 2 O B/ H 2 + O 2  2H 2 O C/ 2H 2 + 2O 2  2H 2 O D/ 2H 2 + O 2  2H 2 O 4/ Trong các ví dụ sau, ví dụ nào nói đến sự biến đổi hóa học ? A/ Sự thăng hoa của nước đá khô B/ Sự rỉ sét C/ Sự ngưng tụ hơi nước D/ Nung nóng tinh thể iốt 5/ Trong các câu sau câu nào phản ánh bản chất của định luật bảo toàn khối lượng ? Trong phản ứng hóa học nguyên tử được bảo toàn, không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi .  Tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng  Số phân tử các sản phẩm bằng số phân tử các chất phản ứng . Hãy chọn câu trả lời đúng nhất ? A/  B/  và  C/  và  6/ Trong số các hiện tượng sau, đâu là hiện tượng hóa học ? A/ Nước đá tan thành nước lỏng B/ Cồn để trong lọ hở nút bị bay hơi C/ Than cháy trong oxi tạo ra cacbon đioxit D/ Thủy tinh nóng chảy được thổi thành chai, lọ 7/ Khi quan sát một hiện tượng, dựa vào đâu em có thể dự đoán được nó là hiện tượng hóa học, trong đó có phản ứng hóa học xảy ra ? A/ Nhiệt độ phản ứng B/ Tốc độ phản ứng C/ Chất mới sinh ra D/ Tất cả đều sai 8/ Hệ số cân bằng trong phản ứng : K + O 2 → 0 t K 2 O là : A/ 4 : 1 : 2 B/ 2 : 1 : 1 C/ 1 : 1 : 1 D/ Tất cả đều sai II/ PHẦN TUẬN LUẬN : (5đ) BÀI 1 : Bột nhôm cháy theo phản ứng : Nhôm + Khí oxi → 0 t Nhôm oxit a/ Viết phương trình phản ứng ? Viết công thức khối lượng theo định luật bảo toàn . b/ Cho biết khối lượng nhôm đã phản ứng là 54 gam , khối lượng nhôm ôxit được sinh ra là 102 gam . Tính khối lượng oxi tham gia phản ứng ? BÀI 2 : Lập phương trình óa học của các phản ứng theo sơ đồ sau và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phương trình ? a/ AgNO 3 + FeCl 3 ------> AgCl + Fe(NO 3 ) 3 b/ FeO + Co ------> Fe + CO 2 c/ K 2 O + H 2 O -------> KOH d/ P 2 O 5 + H 2 O -------> H 3 PO 4 9 ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN LUYỆN TẬP 3 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – CHƯƠNG II – HÓA 8 A. TRẮC NGHIỆM: (3đ) Câu 1: Vành xe đạp bằng sắt bị phủ 1 lớp gỉ là chất màu nâu đỏ: a. Hiện tượng vật lý b. Hiện tượng hoá học c. Cả a, b đúng d. Cả a, b sai Câu 2: Hoà tan vôi sống (CaO) vào nước được vôi tôi Canxihyđroxyt Ca (OH) 2 a. Hiện tượng hoà tan b. Hiện tượng hoá học c. Hiện tượng vật lý d. Cả a, b, c sai Câu 3: Dấu hiệu nhận biết phản ứng hoá học Xảy ra: a. Màu sắc b. Trạng thái c. Toả nhiệt và phát sáng d. Cả a, b, c đúng Câu 4: Phản ứng hoá học xảy ra khi: a. Các chất tham gia tiếp xúc nhau b. Có trường hợp đun nóng c. Có trường hợp cần chất xúc tác d. Cả a, b, c đúng Câu 5: Khẳng định sau gồm 2 ý: “ Trong PƯHH Chỉ phân tử thay đổi còn các nguyên tử giữ nguyên, Nên khối lượng các chất được bảo toàn” a. Ý 1 đúng, ý 2 sai b. Ý 1 sai, ý 2 đúng c. Cả 2 ý đúng, ý 1 giải thích ý 2 d. Cả 2 ý đúng, ý 1 không giải thích ý 2 Câu 6: Trong 1 PƯHH các chất phản ứng & sản phẩm phải chứa cùng: a. Số nguyên tử trong mỗi chất b. Số nguyên tố tạo ra chất c. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố d. Số phân tử của mỗi chất Câu7: Để lập PTHH ta phải cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố (và nhóm nguyên tử nếu có) a. Đúng b. Sai c. Trong dấu ngoặc đơn thiếu d. Cả a, b, c đều sai Câu 8: Cho PƯHH: 2HCl + CaCO 3 → CaCl 2 +H 2 O + CO 2 a. Đúng b. Sai c. Thiếu d. Thừa Câu 9: Cho PTPƯ: aAl +bHCl→ cAlCl 3 + dH 2 Các hệ số a, b, c, d nhận các giá trị lần lượt là: a. 2, 6, 2, 3 c. 2, 6, 3, 3 b. 2, 6, 3, 2 d. 6, 2, 2, 3 Câu 10: Đốt cháy 1,5g kim loại Mg trong không khí thu được 2,5g hợp chất MgO. Khối lượng khí oxi đã phản ứng là: a. 1g b. 1,2g c. 1,5g d. 1,1g Câu 11: Cho kim loại Na tác dụng với nước tạo ra NaOH và H 2 . Phương trình nào sau đây thích hợp: a. Na + H 2 O → NaOH + H 2 b. 2Na + 2H 2 O → 2NaOH +2H c. Na + H 2 O → NaOH + H d. 2Na + 2H 2 O → 2NaOH + H 2 Câu 12: Khái niệm nào sau đây khác loại: a. Hiện tượng vật lý b. Hiện tượng hoá học c. Hoá trị d. Hiện tượng bay hơi Câu 13: Hãy chọn phương trình hoá học viết đúng: a. P 2 O 5 + H 2 O → H 3 PO 4 b. P 2 O 5 + H 2 O → 2H 3 PO 4 c. P 2 O 5 + 3H 2 O →2H 3 PO 4 d. Cả a, b, c đúng Câu 14: Chọn PTHH sau có tỉ lệ số nguyên tử, phân tử đúng: 2: 6: 2: 3 a. Fe + O 2 → Fe 3 O 2 b. 2Fe(OH) 3 → Fe 2 O 3 +3H 2 O c. 2Al + 6HCl → AlCl 3 +3H 2 d. 2H 2 +O 2 → 2H 2 O Câu 15: Hãy chọn PTHH đúng a. Al + H 2 SO 4 → Al 2 (SO4) 3 +H 2 b. .Al +3 H 2 SO 4 → Al 2 (SO4) 3 +H 2 c Al +3 H 2 SO 4 → Al 2 (SO4) 3 +3H 2 d. 2Al + 3H 2 SO 4 → Al 2 (SO4) 3 +3H 2 B. TỰ LUẬN: (7 đ) 1. Lý thuyết: ( 3 đ) a. Định nghĩa PƯHH ? Viết 1 PTHH minh họa (1,5đ) b. Phát biểu định luật “Bảo toàn khối lượng” minh hoạ bằng công thức (1,5đ) 2. Bài tập: Hoàn thành sơ đồ phản ứng và ghi tỉ lệ số nguyên tử, phân tử trong các trường hợp sau: a. Al + CuCl 2 ---> AlCl 3 + Cu b. K + H 2 O ---> KOH + H 2 c. BaCl 2 + H 2 SO 4 ---> BaSO 4 + HCl d. Na 2 CO 3 + HCl ---> NaCl + H 2 O + CO 2 10 . -- -- - -& gt; AgCl + Fe(NO 3 ) 3 b/ FeO + Co -- -- - -& gt; Fe + CO 2 c/ K 2 O + H 2 O -- -- - -- & gt; KOH d/ P 2 O 5 + H 2 O -- -- - -- & gt; H 3 PO 4 9 ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO. 9a + c + b/2 (II) - Giải phương trình toán học để tìm hệ số Thay (I) vào (II) ta được. 3(3a + c) = 9a + c + b/2 2c = b/2 -- -- & gt; b = 4c -- -& gt; b = 4 và

Ngày đăng: 06/10/2013, 21:13

Hình ảnh liên quan

- Là sự biến đổi về hình dạng hay hoặc tráng thái mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu (chất không thay đổi) - Chương II - Phản ứng hóc học

s.

ự biến đổi về hình dạng hay hoặc tráng thái mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu (chất không thay đổi) Xem tại trang 1 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan