1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

hoat dong to chuyen mon

6 406 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 44,5 KB

Nội dung

Xác định các thao tác hoạt động và kỹ năng nghiệp vụ của Tổ Trưởng CM từ thực tế sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường THCS. Nội dung phát biểu của tôi có ba vấn đề mà TT, TP tổ toán của trường (13 thành viên ) đã thực hiện trong thực tế hoạt động tổ trong thời gian khoảng ba năm gần đây, cụ thể như sau: + Xây dựng và điều chỉnh kế hoạch năm học ( KHNH ) của tổ. + Tổ chức thực hiện KHNH. + Những khó khăn trong hoạt động tổ CM hiện nay. I/ XÂY DỰNG KHNH TỔ CM- LẬP SỔ QUẢN LÍ TỔ: 1/ Xây dựng KHNH Tổ CM Cơ sở để xây dựng KHNH là: + Kết quả năm học vừa qua thông qua báo cáo tổng kết năm học. + Năng lực GV trong tổ thông qua điều tra cơ bản. + Trình độ học sinh thông qua kết quả KSCL đầu năm. + CSVC của trường, của cá nhân GV nhất là công cụ phục vụ cho việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. + Các chỉ tiêu của tổ được giao trong KHNH chung của nhà trường. + Chuẩn các danh hiệu thi đua mà tổ đăng kí tham gia. Điều chỉnh KH: Thời điểm và nội dung điều chỉnh KHNH thường gặp là: + Xử lí các số liệu sau thi học kì I, từ đó đề ra biện pháp bổ sung ở đầu HK II. ( Môn Toán chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào đề thi HK ) + Cuối tháng 3 phải hoàn thành các chỉ tiêu ( sơ kết ở cuối tháng 3, điều chỉnh bổ sung biện pháp hoàn thành chỉ tiêu, thời gian còn lại của năm học tập trung cho việc giảng dạy, ôn tâp) Việc điều chỉnh chủ yếu thường là đề ra các biện pháp tích cực hơn giúp cho KHNH được thực hiện tốt hơn. 2/ Lập sổ quản lí tổ: Sổ QLCM được lập theo mẫu thống nhất do PGD&ĐT huyện quy định nội dung quản lí gồm: + KHNH. + KH tháng. + Bảng tổng hợp các mặt hoạt động của tổ viên. + Lịch kiểm tra hồ sơ. + Lịch dự giờ. + Thống kê chất lượng bộ môn, chất lượng chủ nhiệm, điểm thi HK . + Biên bản họp tổ. + Báo cáo tháng, HK, cả năm. + Các hồ sơ hội giảng,thao giảng, chuyên đề, thanh tra,… + Bảng tổng hợp nhiệm vụ cụ thể của tất cả thành viên trong tổ (lập sau ngày 15/9) II/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN: Công việc cụ thể: 1/ Phân công quản lí: + TổTrưởng: chịu trách nhiệm chung về các hoạt động, lập KH, phân công tổ viên thực hiện, cùng với TP kiểm tra hồ sơ, lập báo cáo tháng ,HK cho BGH, kiểm tra việc thực hiện chỉ tiêu, có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho GV, đề nghị khen thưởng, kỉ luật đối với các thành viện trong tổ. +Tổ Phó: cùng với TT tham gia tổ chức hoạt động của tổ, ghi chép biên bản họp tổ, thay mặt tổ trưởng điều động công việc khi TT vắng mặt, chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động phong trào trong tổ. 2/ Xây dựng kế hoạch trọng tâm hàng tháng trong KHNH của tổ, trong đó có phân công công việc cụ thể cho từng thành viên, thời gian hoàn thành, biện pháp thực hiện (giao chỉ tiêu cá nhân + biểu mẩu phù hợp để GV chủ động trong công việc được giao, sau khi hoàn thành công việc GV nộp lại cho TT đúng thời gian đã quy định ) công việc nầy thực hiện đầu năm trong phiên họp triển khai KHNH của tổ. TT,TP dựa vào KH để kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ. 3/ Thông tin và báo cáo: + Thông tin Do đặc trưng công việc của TT, TP là vừa giảng dạy, vừa tham gia quản lí, vừa phải tham gia thực hiện chỉ tiêu nhưng lại không có mặt thường xuyên ở trường như nhân viên hành chính nên tổ có quy ước về thông tin, báo cáo thông suốt trong tổ bằng nhiều hình thức: thông báo trên bảng, điện thoại, e-mail, mục đích là làm sao cho hoạt động chuyên môn diễn ra bình thường, việc nhận báo cáo từ tổ viên đến TT, TP và ngược lại phải chính xác và kịp thời. Ngoài sự chỉ đạo trực tiếp của BGH nhà trường, TT, TP còn nắm bắt thông tin chỉ đạo chuyên môn từ SGD, PGD qua mạng internet hằng ngày để không bị động trong công việc. Tổ chức tốt thông tin làm tăng rất nhiều khã năng hoàn thành công việc, tăng hiệu quả quản lí của TT, TP. + Báo cáo Tất cả các loại hình hoạt động chuyên môn đều có biểu mẫu thống nhất trên giấy A4 (phiếu dự giờ, hồ sơ thao giảng, hồ sơ chuyên đề, biên bản họp tổ, các biểu mẩu thống kê chất lượng, thống kê điểm thi, ….)được phân phối đến GV từ đầu năm tùy theo nhiệm vụ của từng người, hằng năm có rà soát và hoàn chỉnh các biểu mẫu, GV chủ động hoàn thành công việc được giao căn cứ vào các biểu mẫu đã nhận mà không cần sự có mặt của TT, TP điều nầy giúp cho các hoạt động chuyên môn được đồng bộ, giúp cho tổ viên nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự giác hoàn thành nhiệm vụ, công việc còn lại là sự kiểm tra của TT, TP trong thời điểm thích hợp. 4/ Về họp tổ chuyên môn: + Chuẩn bị : Thực hiện thông báo về nội dung họp tổ bằng văn bản đến GV trước một ngày diễn ra phiên họp để GV có tư thế chuẩn bị tham gia thảo luận. + Vào họp : Ngoài các nội dung như tổng kết hoạt động, đánh giá chất lượng hoạt động, phổ biến KH mới giữa hai kì họp, phân công và thảo luận biện pháp thực hiện được ghi vào biên bản họp tổ (thời gian khoảng 30 phút do đã chủ động trong TB chuyên môn trước khi họp nên việc phát biểu ý kiến thảo luận diển ra nhanh chóng không sa vào công việc hành chính) thời gian còn lại được tập trung vào thảo luận nội dung thực hiện công tác chuyên môn do TT, TP chủ động định hướng nội dung, bảo đảm về thời gian, thiết thực và không gây quá tải cho GV. VD: + Thảo luận về cách đánh giá tiết dạy có ứng dụng CNTT (đầu năm ). + Thảo luận về dự thảo nội dung chuyên đề : Sử dụng phần mềm sketchpact trong soạn giảng tiết hình học. + Thảo luận về quy trình thực hiện SKKN (đầu năm) + Thảo luận về sự kết hợp giữa ứng dụng CNTT và các phương pháp giảng dạy truyền thống. Khả năng thành công của một phiên họp tổ có chất lượng hiện vẩn còn là mục tiêu phấn đấu, điều nầy phụ thuộc rất nhiều vào việc tự học, tự bồi dưỡng của tất cả thành viên trong tổ vì đây là nền tảng để nâng cao chất lượng thảo luận các vấn đề chuyên môn. 5/ Về tổ chức hội giảng, thao giảng: + Chuẩn bị: Lên lịch dự giờ hằng tháng, GV đi dự xem lịch và có chuẩn bị thật sự về nội dung bài dạy để tham gia đánh giá tiết dạy. + Đánh giá tiết dạy: Tiến hành ngay sau tiết dạy kết thúc theo biểu mẩu mà GV nhận từ đầu năm học, trong quá trình dự giờ GV dự có chuẩn bị về nội dung góp ý nên việc đánh giá tiết dạy không bị động về thời gian, hạn chế việc dùng thời gian họp tổ để đánh giá tiết dạy bình thường (chỉ có tiết thao giảng hoặc các vấn đề về chuyên môn khi dự giờ không thống nhất được mới được góp ý ở phiên họp tổ). 6/ Về xây dựng điển hình tiên tiến (thi đua hai tốt) Xây dựng điển hình tiến tiến là hoạt động mà thông qua đó xác định hiệu quả của việc bồi dưỡng nghiệp chuyên môn của TT, TP cho các thành viên trong tổ đạt kết quả hay còn hạn chế. Thực tế cho thấy TT, TP đã là những người đầu tiên, nòng cốt, tự học, tự bồi dưỡng, đã đi đầu trong thi tay nghề và đã có thành tích nhất định, có bề dầy kinh nghiệm tạo niềm tin cho GV trong xử lí các vấn đề về chuyên môn góp phần hiệu quả trong việc nhân rộng các điển hình tiên tiến ( đây lại là một đặc trưng của TT, TP tổ chuyên môn ) Thông qua hoạt động dự giờ và các hoạt động chuyên môn khác TT, TP đã bồi dưỡng cho số GV có năng lực thật sự tham gia thi tay nghề góp phần nhân rộng điển hình tiên tiến. .Kết quả xây dựng điển hình tiên tiến còn tạo cơ sở khoa học giúp cho TT, TP đánh giá, xếp loại GV trong tổ thực hiện nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong việc đề nghị khen thưởng , kỉ luật và tham gia thi đua hai tốt. 7/ Về tự học, tự bồi dưỡng Trong thời gian qua GV trong tổ đã đầu tư khá nhiều về cả phương tiện, thời gian và trí lực trong tự học, tự bồi dưỡng về CNTT Bài học kinh nghiệm là TT, TP cần phát huy vai trò của các thành viên trẻ có kỉ năng về tin học và TT, TP là người đi đầu trong việc tự học, tự bồi dưỡng. III. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN HIỆN NAY: Thực tiển hoạt động của tổ CM so với quy định của điều lệ nhà trường còn một số mặt mà tổ không chủ động được như: + Nhiều nội dung về bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho GV rất mới (ứng dụng CNTT vào giảng dạy hoặc nhiều vấn đề buộc phải đi vào thực chất (viết và thực hiện SKKN) khiến một số ít GV ngán ngại chờ đợi + Chất lượng tự học, tự bồi dưỡng của các thành viên trong tổ không đồng đều làm cho việc nhân điển hình tiên tiến chưa rộng khắp (không nhân rộng được việc dạy bằng GA ĐT do nhiều nguyên nhân). + Nhiều nội dung giáo dục mới được đưa vào chương trình chỉ sau một lần tập huấn đơn giản trong thời gian ngắn gây lúng túng cho GV khi triển khai vào thực tế trường học. Trên đây là một số vấn đề có tính thực tiển được rút ra sau một thời gian tham gia quản lí tổ chuyên môn. Kính mong được sự góp ý của quý vị. . chuyên môn ở trường THCS. Nội dung phát biểu của tôi có ba vấn đề mà TT, TP tổ to n của trường (13 thành viên ) đã thực hiện trong thực tế hoạt động tổ trong. số liệu sau thi học kì I, từ đó đề ra biện pháp bổ sung ở đầu HK II. ( Môn To n chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào đề thi HK ) + Cuối tháng 3 phải hoàn

Ngày đăng: 06/10/2013, 21:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w