041_Xây dựng công cụ biên soạn bài giảng tuân theo chuẩn SCORM

2 954 8
041_Xây dựng công cụ biên soạn bài giảng tuân theo chuẩn SCORM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

- 22 - XÂY DỰNG CÔNG CỤ BIÊN SOẠN BÀI GIẢNG TUÂN THEO CHUẨN SCORM Nguyễn Thị Ngọc Điệp-MSV: 0121853 Nguyễn Thị Bình Giang-MSV: 0122262 Email: vot82t1@yahoo.com giangntb@yahoo.com Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Việt Hà 1. Giới thiệu e-Learning là chữ viết tắt của Electronic Learning - học tập điện tử. Đó là một hình thức học tập được phân phối và quản lí thông qua các phương tiện điện tử, các ứng dụng công nghệ. Một xu hướng phát triển e- Learning hiện nay đang được chú trọng là xây dựng các nội dung học tập có thể tái sử dụng được, bền vững với sự phát triển của công nghệ , khả chuyển giữa các hệ thống khác nhau và tăng hiệu quả kinh tế. Do đó, các chuẩn và các đặc tả ra đời phục vụ cho việc xây dựng các nội dung học tập như vậy. SCORM là một chuẩn được đưa ra bởi ADL (Advanced Distribute Learning) -một tổ chức của Bộ quốc phòng Mỹ. Chuẩn này đang được chú ý nhiều nhất và có khá nhiều sản phẩm tuân theo chuẩn SCORM. Trên cơ sở nghiên cứu về chuẩn SCORM, chúng tôi sẽ xây dựng một bộ công cụ biên soạn bài giảng tuân theo chuẩn này. Với bộ công cụ này, người dùng chính là người giáo viên, có thể tạo, cập nhật và đóng gói một khóa học dễ dàng, thân thiện mà họ không cần biết các chi tiết kĩ thuật phức tạp bên trong. Gói nội dung có thể tái sử dụng được trên bất kì hệ e-Learning nào tương thích với SCORM. 2. Chuẩn SCORM và đóng gói nội dung SCORM là chữ viết tắt của Sharable Content Reference Model – Mô hình tham chiếu nội dung có thể chia sẻ được. SCORM được coi là sự kết tinh trí tuệ của cả cộng đồng e-Learning trong nhiều năm qua. Nó là một mô hình tham khảo của nhiều chuẩn kĩ thuật, nhiều đặc tả và các hướng dẫn có liên quan, được đưa ra bởi các tổ chức khác nhau, dùng để đáp ứng các yêu cầu ở mức cao của nội dung học tập. Tư t ưởng chung của SCORM là tạo ra các đối tượng học có thể chia sẻ và tái sử dụng. Về cơ bản, chuẩn SCORM bao gồm 3 thành phần: Mô hình tích hợp nội dung-CAM, Môi trường chạy SCORM-RTE, Sắp xếp và điều hướng-SN. Mô hình tích hợp nội dung xác định cách thức đóng gói nội dung sao cho nó có thể sử dụng được trong nhiều hệ LMS (hệ quản trị học) khác nhau. Mô hình tích hợp nội dung được chia thành 3 phần: Mô hình nội dung, Meta-data và Đóng gói nội dung. Mô hình nội dung định nghĩa một mô hình hợp lí cho việc phân chia nội dung học thành các đơn vị có kích thước tùy ý, phục vụ cho mục đích tái sử dụng. Các đơn vị này được gọi là các Asset và SCO. Meta-data cung cấp một quy tắc đặt tên chung để mô tả các tài nguyên học. Mô tả các tài nguyên bằng meta-data sẽ giúp cho việc tìm kiếm chúng một cách hệ thống và dễ dàng. Đóng gói nội dung có cốt lõi là một file imsmanifest.xml. File imsmanifest.xml gồm có 4 phần chính: Meta-data: Ghi các thông tin cụ thể về gói nội dung. Organizations: Mô tả cấu trúc nội dung chính của gói. Nó gần như một bảng mục lục. Nó tham chiếu tới các tài nguyên và các file manifest con khác. Resourses: Bao gồm các mô tả tham chiếu tới các file khác được đóng cùng trong gói hoặc các file khác ở ngoài (ví dụ các địa chỉ web). - 23 - Sub-manifest: Mô tả toàn bộ các gói được gộp vào bên trong gói chính. Mỗi sub- manifest cũng có cấu trúc gồm: meta-data, organization, resourses, sub-manifest. Mỗi sub-manifest có thể chứa các sub-manifest khác. Đặc tả này cho phép gộp nhiều khóa học, các thành phần cao cấp khác từ các bài học đơn lẻ, các chủ đề, và các đối tượng học tập mức thấp. Đồng thời nó cũng cung cấp kĩ thuật gộp file manifest và các file vật lí khác thành một gói vật lí. Các định dạng file được khuyến cáo để ghép các file riêng rẽ là ZIP, JAR, CAB. 3. Xây dựng công cụ biên soạn bài giảng tuân theo chuẩn SCORM Chúng tôi đề xuất xây dựng một công cụ biên soạn bài giảng tuân theo chuẩn SCORM. Công cụ được xây dựng dựa trên nền Web, sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP. Bộ công cụ sẽ đảm bảo được những chức năng sau: Hỗ trợ việc tạo cấu trúc bài giảng theo ý muốn: Khi tạo mới một bài giảng, người dùng có thể tự xây dựng cấu trúc bài giảng, hoặc xây dựng dự a trên các template có sẵn. Trên cơ sở các template này, người dùng có thể chỉnh sửa lại cho phù hợp. Hỗ trợ việc cập nhật, chỉnh sửa các gói nội dung. Với các gói nội dung tuân theo chuẩn SCORM, công cụ sẽ phân tích file đặc tả cấu trúc imsmanifest.xml, từ đó có thể hiển thị lại cấu trúc của gói nội dung. Sau khi hiển thị, công cụ cho phép người dùng có thể chỉnh sửa cấu trúc, cập nhật các tài nguyên của gói nộ i dung. Hỗ trợ việc đóng gói và lưu trữ bài giảng: Sau khi đã xây dựng được cấu trúc cho gói nội dung, thông tin về đặc tả cấu trúc này sẽ được lưu trữ trên file imsmanifest.xml, ngoài ra công cụ còn sinh ra các file hỗ trợ .xsd chứa thông tin về XML Schema, các file này định dạng cấu trúc của file imsmanifest. Sau đó, dựa vào đặc tả trong file imsmanifest, công cụ sẽ tham chiếu đến các file tài nguyên để đưa vào gói nội dung. Cuối cùng, nội dung sẽ được đ óng gói dưới dạng một gói zip. Gói nội dung có thể được lưu trữ tại một cơ sở dữ liệu tập trung trên server, hoặc có thể lưu trữ tại các máy cá nhân của người dùng. 4. Thực nghiệm Công cụ đã xây dựng được các gói nội dung bao gồm các thành phần cơ bản như sau: -File đặc tả cấu trúc gói nội dung có tên là imsmanifest.xml. -Các file XML Schema (.xsd). -Các file tài nguyên mà gói nội dung tham chiếu tới. Chúng tôi đã sử dụng Reload Editor - một phần mềm mã nguồn mở - để test tính tuân theo chuẩn của gói nội dung được tạo ra. Kết quả cho thấy, gói nội dung có thể được hiển thị lại bằng Reload. Điều này đã chứ ng tỏ rằng, gói nội dungcông cụ tạo ra có thể tái sử dụng trên bất kì hệ LMS nào tuân theo chuẩn SCORM. 5. Kết luận Trên đây chúng tôi đã đưa ra mô hình một bộ công cụ biên soạn bài giảng tuân theo chuẩn SCORM, hiện nay vẫn đang trong quá trình xây dựng và phát triển. Bước đầu, công cụ mới đảm bảo được các chức năng tạo, cập nhật, đóng gói nội dung, trong tương lai, công cụ sẽ được bổ sung thêm nhiều chức năng mới như hỗ trợ thêm các template, tích hợp các ứng dụng hỗ trợ việc tạ o bài giảng trực tiếp, tạo ra các nội dung hỗ trợ việc sắp xếp và điều hướng,… Tài liệu tham khảo [1] Carnegie Mellon University (2003). “Best Practices Guide for Content Developers”. 1 st -ed. [2] www.adlnet.org, SCORM Specification . 3. Xây dựng công cụ biên soạn bài giảng tuân theo chuẩn SCORM Chúng tôi đề xuất xây dựng một công cụ biên soạn bài giảng tuân theo chuẩn SCORM. Công cụ. phẩm tuân theo chuẩn SCORM. Trên cơ sở nghiên cứu về chuẩn SCORM, chúng tôi sẽ xây dựng một bộ công cụ biên soạn bài giảng tuân theo chuẩn này. Với bộ công

Ngày đăng: 06/10/2013, 19:20

Hình ảnh liên quan

Mô hình tích hợp nội dung xác định cách thức đóng gói nội dung sao cho nó có thể  sử  dụng được trong nhiều hệ LMS (hệ quản trị  học) khác nhau - 041_Xây dựng công cụ biên soạn bài giảng tuân theo chuẩn SCORM

h.

ình tích hợp nội dung xác định cách thức đóng gói nội dung sao cho nó có thể sử dụng được trong nhiều hệ LMS (hệ quản trị học) khác nhau Xem tại trang 1 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan