1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tài liệu giáo trình hướng dẫn flash 8

35 80 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Nhấn vào biểu tượng Free Transform Tool trên thanh công cụ rồi nhấn vào lớp Layer “chu_nhat” hoặc khoanh vùng chọn cả hình chữ nhật vừa vẽ để lựa chọn cả hình chữ nhật.. Nhấn vào biểu t

Trang 1

CHỦ ĐỀ 1 TẠO ẢNH ĐỘNG VỚI MACROMEDIA FLASH Mục tiêu:

- Học viên có thể cài đặt phần mềm Macromedia Flash 8.0 trênmáy tính

- Học viên có thể vẽ những hình cơ bản, tô màu cho các hình vẽ,căn chỉnh, sắp xếp các hình vẽ trên Macromedia Flash 8.0

- Học viên có thể xây dựng các đoạn mô phỏng đơn giản phục

vụ cho việc xây dựng tư liệu dạy học

Bài 1 Cài đặt và khởi động

Bước 1: Mở ổ đĩa CD và chạy file cài đặt Setup.exe trong thư mục

Macromedia Flash 8.

Bước 2: Nhấn Next rồi

chọn “I accept the items

in the licensce agreement”

và nhấn Next cho đến khi

chương trình cài đặt thành

công Nhấn Finish để

hoàn tất quá trình cài đặt

Bước 3: Sau khi cài đặt

phần mềm Macromedia

Flash, bạn có thể khởi động chương trình bằng các cách nhấn đúp

vào biểu tượng Flash ở màn hình nền (Desktop) hay vào

menu Start  Programs  Macromedia  Macromedia Flash.

Trang 2

Bài 2 Vẽ các hình tứ giác đặc biệt

Bước 1: Đặt kích thước cho đoạn mô phỏng

Vào menu Modify  Document, định chiều rộng đoạn mô phỏng

(width) là 550 pixels và chiều cao (height) là 400 pixels, màu nền

(background color) là màu trắng Nhấn OK để cập nhật.

Bước 2: Vẽ hình chữ nhật

1 Nhấn đúp vào chữ “Layer 1” ở bên trái

trục thời gian (Timeline), đặt lại tên lớp

“Layer1” là “chu_nhat”

2 Tại thanh công cụ (Tools) bên trái trang soạn thảo, nhấn vào biểu

tượng Stroke color , nhấn chọn màu đen Nhấn tiếp vào biểu

tượng Fill Color rồi nhấn chọn không tô màu nền

3 Nhấn vào biểu tượng Rectangle Tool trên thanh công cụ Vào

menu Windows  Properties  Properties (phím tắt là Ctrl + F3)

để xuất hiện bảng Properties phía dưới trang soạn thảo Định độ dàycủa nét (Stroke height) là 3, kiểu nét liền (Solid)

4 Dùng chuột vẽ một hình chữ nhật trên trang soạn thảo

Bước 3: Điều chỉnh kích thước và vị trí hình vẽ

1 Nhấn vào biểu tượng Free Transform Tool

trên thanh công cụ rồi nhấn vào lớp (Layer)

“chu_nhat” (hoặc khoanh vùng chọn cả hình

chữ nhật vừa vẽ) để lựa chọn cả hình chữ nhật Kéo các chấm đenxung quanh hình chữ nhật để điều chỉnh kích thước

Trang 3

2 Nhấn vào biểu tượng Selection Tool trên

thanh công cụ, đường viền hình chữ nhật chuyển

thành lốm đốm trắng (nếu không có lốm đốm

trắng thì bạn lại khoang vùng chọn cả hình chữ

nhật) Di chuyển con trỏ tới cạnh của hình chữ nhật, khi con trỏ xuấthiện thêm mũi tên bốn chiều ở phía dưới, kéo hình chữ nhật tới vịtrí ở giữa của nửa bên trái trang soạn thảo

Bước 4: Vẽ hình vuông

1 Nhấn vào biểu tượng Insert Layer

ở phía dưới tên lớp “chu_nhat” để

thêm một lớp mới, đặt tên lớp mới này

là “hinh_vuong”

2 Nhấn vào biểu tượng Rectangle Tool trên thanh công cụ rồi

giữ Shift và vẽ một hình vuông trên trang soạn thảo.

3 Tương tự như Bước 3, bạn điều chỉnh kích thước (bạn chỉ kéo các

chấm đen ở góc đồng thời giữ Shift để khi thay đổi kích thước thì đảm bảo vẫn là hình vuông), sau đó nhấn vào biểu tượng Selection Tool và di chuyển hình vuông đến vị trí ở giữa của nửa bên dướitrang soạn thảo

3 Nhấn vào biểu tượng Free

Transform Tool trên thanh công

cụ, di chuyển con trỏ tới cạnh trên

Trang 4

của hình chữ nhật (chú ý không trùng vào các điểm nút) Khi contrỏ chuyển thành mũi tên hai chiều thì bạn kéo cạnh của hình chữnhật lệch đi để được hình bình hành.

4 Nhấn vào biểu tượng Selection Tool , di chuyển hình bìnhhành đến vị trí ở giữa của nửa bên trên trang soạn thảo

Bước 5: Vẽ hình thoi

1 Tạo lớp mới đặt tên là “hinh_thoi” rồi sao chép hình vuông từ lớp

“hinh_vuong” sang lớp “hinh_thoi” như bước 5

2 Nhấn vào biểu tượng Free Transform Tool

trên thanh công cụ, di chuyển con trỏ sát

chấm đen góc trên bên phải của hình vuông,

khi con trỏ chuyển thành mũi tên vòng cung

thì bạn giữ Shift và xoay hình vuông một góc

45o

3 Nhấn vào khoảng trắng rồi lại nhấn vào lớp

“hinh_thoi” để lựa chọn hình vuông vừa xoay,

kéo hạt đen phía trên ở giữa xuống dưới để

được hình thoi

4 Nhấn Selection Tool , di chuyển hình

thoi đến vị trí ở giữa của nửa bên phải trang

menu Window  Transform (phím tắt là

Ctrl + T) để xuất hiện bảng Transform bên phía phải của trang soạn thảo Tại bảng này, bạn sẽ nhập giá trị vào các ô chiều ngang, chiều dọc, góc quay (Rotate), góc méo (Skew) rồi nhấn Enter để thực hiện.

Trang 5

- Để vẽ các đa giác đều, bạn nhấn và

giữ chuột một lúc vào biểu tượng

Rectangle Tool , chọn PolyStar Tool

Tại bảng Properties, nhấn chọn

Option, chọn kiểu đa giác (polygon),

nhập số cạnh đa giác, nhấn OK và tiến

hành vẽ đa giác trên trang soạn thảo.

xuất bản kết quả thành file chạy độc lập có

tên “tugiac.swf” trên màn hình nền (nơi mà

bạn đã lưu file “tugiac.fla”) Bạn sẽ dùng file này để đưa vào bàigiảng của mình hoặc chia sẻ trên Internet

Trang 6

Bài 3 Tạo hiệu ứng mũi tên nhấp nháy trên bản đồ

Bước 1: Tạo một file Flash mới, kích thước mặc định là 550x400 Bước 2: Chèn bản đồ vào trang soạn thảo

1 Nhấn đúp vào chữ “Layer 1” ở bên trái

trục thời gian (Timeline), đặt lại tên lớp

“Layer1” là “ban_do”

2 Vào menu File  Import  Import to stage (phím tắt là Ctrl + R), chọn file bản đồ cần đưa vào trang soạn thảo và nhấn Open.

Gợi ý căn chỉnh bản đồ cân đối trên trang soạn thảo:

- Vào menu Window  Align (phím tắt là Ctrl + K) để hiện bảng

Align rồi lần lượt nhấn chọn các biểu tượng To Stage, biểu tượng Align horizontal center và biểu tượng Align vertical center

để căn bản đồ vào chính giữa trang soạn thảo.

- Nhấn vào biểu tượng Free Transform Tool , giữ phím Shift đồng thời kéo hạt đen góc trên bên phải để điều chỉnh kích thước bản đồ vừa phủ kín trang soạn thảo.

Trang 7

3 Nhấn vào hình tròn trắng phía dưới

biểu tượng cái khóa của lớp “ban_do” để

khóa lớp bản đồ, tránh lựa chọn nhầm

trong các thao tác sau

Bước 3: Vẽ mũi tên

1 Nhấn vào biểu tượng Insert Layer ở

phía dưới tên lớp “ban_do”để thêm một

lớp mới và đặt tên lớp này là “mui_ten”

2 Trên thanh công cụ, nhấn vào biểu tượng Stroke color

chọn màu đen, nhấn vào biểu tượng Fill color và chọn màu

đỏ Nhấn vào biểu tượng Pen Tool , nhấn Ctrl + F3 để hiện bảng Properties rồi đặt độ dày nét là 3.

3 Tiến hành vẽ mũi tên bằng cách nhấn lần lượt vào

các điểm trên trang soạn thảo

Gợi ý chỉnh sửa mũi tên cho vừa ý:

- Nhấn vào biểu tượng Subselection Tool , nhấn vào

nét mũi tên vừa vẽ rồi kéo các nút ô vuông trên mũi tên

để chỉnh sửa hình dạng đẹp và chính xác hơn.

- Nếu thao tác sai, bạn có thể nhấn Ctrl + Z để thực

hiện lại Nếu cần quan sát kỹ chi tiết nào bạn nhấn Ctrl

+ phím “+” để phóng to hình (nhấn Ctrl + phím “-”

để thu nhỏ).

- Để được mũi tên cong, bạn nhấn vào biểu tượng

Selection Tool , di chuyển con trỏ tới giữa cạnh mũi

tên cần làm cong, khi xuất hiện thêm cung tròn phía

dưới con trỏ, bạn kéo cạnh mũi tên đó cong đi.

Bước 4: Tạo hiệu ứng nhấp nháy cho mũi tên

Trang 8

1 Nhấn vào biểu tượng Selection Tool trên thanh công cụ,

khoanh vùng chọn là cả mũi tên vừa vẽ, nhấn phím F8, đặt tên Name là “quan_ta”, chọn Type là Movie clip rồi nhấn OK.

2 Vào menu Edit  Edit in

Place (hoặc click đúp vào hình,

hoặc click phải chuột và chọn

Edit in Place), nhấn vào Frame

thứ 5 của lớp “Layer 1” rồi nhấn

phím F6, nhấn tiếp vào Frame

thứ 9 rồi lại nhấn phím F6.

Frame 5 và Frame 9 sẽ là các

Keyframe (là những Frame mà

tại đó có thể thay đổi đối tượng khác đi so với các Frame trước đó)

3 Nhấn trở lại Frame 5 của lớp

“Layer 1”, nhấn ra bên ngoài

mũi tên, rồi nhấn vào phần bên

trong của mũi tên, nhấn Delete

để xóa màu đỏ của mũi tên

4 Vào menu Edit  Edit

Document (hoặc click đúp ra

ngoài mũi tên), kéo mũi tên đến

vị trí hợp lý rồi nhấn tổ hợp

phím Ctrl + Enter để xem kết quả mà bạn đã làm.

Bước 5: Tạo nhiều mũi tên nhấp nháy

Trang 9

Sao chép (Copy, Paste) đối tượng mũi

tên, rồi xoay, đặt ở các vị trí thích hợp

để được nhiều mũi tên quân ta nhấp

nháy cùng lúc

Bước 6: Tạo mũi tên quân địch

Nhấn phải chuột vào một mũi tên đã

được sao chép ra, chọn Duplicate

Symbol, đặt tên là “quan_dich” Thay đổi màu của mũi tên bằng cách vào menu Edit  Edit in Place, nhấn vào Frame 1, nhấn vào biểu tượng Fill color, chọn màu đen Làm tương tự với Frame 9.

Chú ý: Nếu bạn không chọn Duplicate Symbol thì khi sửa một mũitên (ví dụ đổi màu), tất cả các mũi tên khác cũng sẽ thay đổi theo

Bước 7: Lưu phim

Lưu file soạn thảo trên với tên “bando.fla” rồi nhấn Ctrl + Enter để

xuất bản đoạn mô phỏng thành file chạy độc lập “bando.swf”

Bài 4 Mô phỏng tầu cập bến

Bước 1: Chèn cảnh bến tàu và chiếc tàu vào trang soạn thảo

1 Nhấn đúp vào chữ “Layer 1” ở bên trái trục thời gian (Timeline),đặt lại tên lớp “Layer1” là “ben”

2 Vào menu File  Import  Import to stage (hoặc Ctrl+R), chọn bức ảnh cảnh bến tầu cần đưa vào trang soạn thảo và nhấn Open.

3 Căn chỉnh vị trí của ảnh bến tầu phủ kín trang soạn thảo rồi chọnkhóa lớp “ben” lại, tránh lựa chọn nhầm trong các thao tác sau

4 Tương tự, bạn tạo thêm một lớp mới tên là “tau” rồi đưa bức ảnhcon tàu vào trang soạn thảo Thay đổi kích thước chiếc tàu cho phùhợp và di chuyển nó tới vị trí đầu tiên của đường chuyển động

Trang 10

Bước 2: Tạo chuyển động cập bến cho con tàu

1 Nhấn vào Frame 90 trên trục thời gian (Timeline) của lớp “ben”

(Số Frame càng lớn thì thời gian chuyển động càng lâu) và nhấn

phím F5 để chèn thêm Frame.

2 Nhấn vào Frame 90 trên trục thời gian của lớp “tau” rồi nhấn phím F6 để chèn một KeyFrame Sau đó, di chuyển chiếc tàu thủy

và đặt vào vị trí cuối cùng của đường chuyển động (giữ Shift để di

chuyển theo phương ngang)

3 Nhấn phải chuột vào một Frame 45

(hay Frame bất kỳ giữa hai Frame đầu

và cuối) của lớp “tau” và chọn Create

Motion Tween Nhấn tổ hợp phím Ctrl

+ Enter để xem kết quả bạn vừa làm.

Lưu ý: - Để chiếc tầu thủy chuyển

động chậm dần khi cập bến, bạn nhấn

vào Frame 45 của lớp “tau” Nhấn

Ctrl + F3 để hiện cửa sổ Properties rồi

tại mục Ease, bạn nhập 100.

- Để tăng tốc độ, bạn sẽ xóa bớt các Frame trên trục thời gian bằng cách chọn một Frame bất kỳ giữa hai Frame đầu và cuối rồi nhấn Shift + F5 Tương tự, để giảm tốc độ, bạn chọn vào một Frame bất

Trang 11

kỳ ở giữa rồi nhấn phím F5 để tạo thêm các Frame Các thao tác thêm xóa frame phải thực hiện trên cả 2 lớp “ben” và “tau”.

- Mặc định Flash sẽ chạy 12 hình (Frame) trong 1 giây, tức là 90 frame sẽ là 7.5 giây Bạn có thể thay đổi số hình trên giây bằng cách vào menu Modify  Document tại mục Frame rate.

Bước 3: Tạo nút điều khiển cho đoạn mô phỏng

Đoạn mô phỏng trên sẽ chạy đi chạy lại liên tục Bạn có thể tạo

thêm nút Play để khi nhấn vào thì đoạn mô phỏng mới thực hiện,

đồng thời sau khi tàu cập bến, đoạn mô phỏng không thực hiện lại:

1 Tại Frame 1 của lớp “tau”, nhấn F9 để

hiện cửa sổ Actions - Frame và nhập vào đó

câu lệnh: stop( ); Làm tương tự với

Frame 90, để đoạn mô phỏng đầu tiên sẽ

dừng ở Frame 1 và sau khi thực hiện xong

sẽ dừng lại ở Frame 90

2 Tạo thêm một lớp mới và đặt tên là “nut”

Vào menu Window  Common Libraries 

Buttons lúc này bảng Library - Button.fla

hiện ra Chọn một nút phù hợp và kéo vào

trang soạn thảo

3 Nhấn chuột vào nút vừa tạo, nhấn phím F9 đển hiện cửa sổ Actions – Button và nhập vào đó lệnh điều khiển:

On (release) { play();

}

Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter để xem kết quả.

Bước 4: Lưu hoạt cảnh

Lưu file soạn thảo trên với tên “tau.fla” rồi nhấn Ctrl + Enter để

xuất bản đoạn mô phỏng thành file chạy độc lập “tau.swf”

Bài 5 Mô phỏng viên bi lăn từ máng nghiêng xuống

Bước 1: Vẽ máng lăn

Trang 12

1 Nhấn đúp vào chữ “Layer 1” ở bên trái trục thời gian (Timeline),đặt lại tên lớp là “mang”.

2 Nhấn vào biểu tượng Line Tool trên thanh công cụ, vẽ haiđoạn thẳng làm máng lăn cho viên bi

3 Khóa lớp “mang” để tránh lựa chọn

nhầm trong các thao tác về sau

Bước 2: Vẽ viên bi

1 Nhấn vào biểu tượng Insert Layer phía dưới tên lớp “mang”

để tạo thêm một lớp mới, đặt tên là “bi”

2 Nhấn vào biểu tượng Stroke color trên thanh công cụ, nhấnchọn không vẽ đường viền Nhấn tiếp vào biểu tượng Fill Color rồi chọn kiểu tô Gradient

3 Nhấn vào biểu tượng Oval Tool , giữ Shift và vẽ

một hình tròn trên trang soạn thảo để được viên bi

4 Nhấn vào biểu tượng Gradient Transform Tool ,

nhấn vào hình cầu vừa vẽ, kéo các nút tròn trắng để

thay đổi mầu sáng, mầu tối trên hình cầu

Bước 3: Tạo chuyển động lăn cho viên bi

1 Nhấn phím F8, nhấn chọn Graphic và nhấn OK để chuyển hình

vẽ thành đối tượng ảnh

Trang 13

2 Nhấn vào Frame 60 của các lớp “mang” rồi nhấn phím F5 để chèn thêm Frame Tại Frame 30 và Frame 60 của lớp “bi”, nhấn phím F6 để chuyển các Frame 30 và Frame 60 thành KeyFrame.

3 Nhấn vào biểu tượng Selection Tool , nhấn vào Frame 1 rồi di

chuyển viên bi đến đỉnh của máng nghiêng Tương tự, nhấn vào

Frame 30, di chuyển viên bi đến cuối máng ngiêng Cuối cùng, nhấn vào Frame 60 và di chuyển viên bi đến cuối máng ngang.

4 Nhấn phải chuột lần lượt vào các Frame 15 và Frame 45 của lớp

“bi” rồi chọn Creat Motion Tween.

5 Nhấn vào Frame 15 của lớp “bi” Tại

cửa sổ Properties ở phía dưới trang

soạn thảo: phần Ease, bạn nhập -100 để

chuyển động trên máng nghiêng là

chuyển động nhanh dần (nếu không thấy bảng Properties, bạn hãy nhấn tổ hợp phím Ctrl + F3).

6 Nhấn Ctrl + Enter và bạn đã có đoạn hoạt hình hoàn chỉnh.

Trang 14

Bước 4: Tạo nút điều khiến cho đoạn mô phỏng và lưu phim

1 Tại các Frame 1 và Frame 60 của lớp “bi”, bạn nhấn F9 và nhập

lệnh “Stop();” vào cửa sổ Action Frame.

2 Tạo thêm một lớp mới và đặt tên là “nut” Vào menu Window  Common Libraries  Buttons lúc này bảng Library - Button.fla

hiện ra Chọn một nút phù hợp và kéo vào trang soạn thảo Nhấn

vào nút vừa tạo, nhấn F9 để hiện cửa sổ Actions – Button và nhập

vào đó lệnh điều khiển:

On (release) { play();

}

3 Lưu file soạn thảo trên với tên “bi.fla” rồi nhấn Ctrl + Enter để

xuất bản đoạn mô phỏng thành file chạy độc lập “bi.swf”

Bài 6 Mô phỏng con ong đang bay

Bước 1: Chèn ảnh phong cảnh và con ong vào trang soạn thảo

1 Nhấn đúp vào chữ “Layer 1” ở bên trái trục thời gian (Timeline),đặt lại tên lớp “Layer1” là “hoa”

2 Vào menu File  Import  Import to stage (hoặc Ctrl +R),

chọn file ảnh phong cảnh vườn hoa cần đưa vào trang soạn thảo và

Trang 15

Bước 2: Tạo chuyển động theo quỹ đạo cho con ong

1 Chọn con ong, nhấn F8, đặt tên Name là “ong”, chọn Type là Movie clip rồi nhấn OK.

2 Nhấn vào Frame 60 của lớp “hoa”, nhấn F5 Nhấn vào Frame

60 của lớp “ong”, nhấn F6 Nhấn phải chuột vào Frame 30 của lớp

“ong”và chọn Create Motion Tween.

2 Nhấn nút Add Motion Guide để tạo ra một lớp chứa quỹ đạo.

Đặt tên lớp này tên là “quy_dao” Chọn lớp “quy_dao” rồi nhấn tiếp

vào biểu tượng Pen Tool và vẽ đường quỹ đạo chuyển động

Trang 16

3 Nhấn vào Frame 60 trên lớp “ong”, nhấn

vào biểu tượng Selection Tool và di

chuyển con ong tới vị trí cuối của quỹ đạo

vừa vẽ sao cho tâm của hình con ong (có hình

vòng tròn nhỏ) nằm trên quỹ đạo

4 Nhấn vào Frame 1 của lớp “ong”, nhấn vào biểu tượng Free Transfrom Tool , xoay hình con ong theo hướng đường dẫn

Làm tương tự đối với Frame 60.

Trang 17

Frame 1 Frame 60

6 Nhấn vào Frame 30 của lớp “ong” và

đánh dấu chọn ở ô Orient to path trong

bảng Properties ở phía dưới trang soạn

thảo (nếu không thấy bảng Properties,

bạn hãy nhấn Ctrl + F3)

Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter để xem kết quả.

Bước 3: Lưu hoạt cảnh

Lưu file soạn thảo trên với tên “ong.fla” rồi nhấn Ctrl + Enter để

xuất bản đoạn mô phỏng thành file chạy độc lập “ong.swf”

Bài 7 Tạo hiệu ứng biến đổi giữa các hình

Với các đối tượng hình vẽ (Shape), Flash có hỗ trợ tạo hiệu ứngchuyển đổi từ hình này sang hình khác Ví dụ để tạo hiệu ứng biếnđổi hình tròn thành hình vuông rồi chuyển thành chữ “A” rồichuyển thành dòng chữ “XIN CHÀO”, bạn thực hiện như sau:

Bước 1: Vẽ hình tròn

1 Trên thanh công cụ, nhấn vào biểu tượng Oval Tool , nhấn tiếp

vào biểu tượng Stroke color và chọn màu đỏ, nhấn vào biểu

tượng Fill color và chọn màu vàng

2 Nhấn Ctrl + F3 để hiện bảng Properties rồi đặt độ dày nét là 3 rồi giữ Shift và vẽ một hình tròn trên trang soạn thảo.

Ngày đăng: 11/06/2020, 16:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w