Hướngdẫnvề chẩn đoánvàđiềutrịbệnh trĩ
I- Bối cảnh lâm sàng:
Trĩ là một bệnh lý thường gặp, gây khó chịu và đôi khi nguy hiểm. Ước lượng
4,4% người trưởng thành ở Mỹ bị bệnh này. Tỉ lệ dân Luân Đôn bị trĩ là trên 30% ở
các khoa khám vàđiềutrị bịnh tổng quát.
Trĩ là hậu quả của sự sụt và sa xuống của từ 1 đến 3 búi xơ mạch (fibrovascular
cushions) của ống hậu môn. Tiêu bón, rặn nhiều, chế độ ăn ít chất xơ, vàvà những tình
trạng tăng áp lực trong ổ bụng, như có thai chẳng hạn, góp phần hình thành trĩ.
Sau đây là tổng kết của nhiều chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực, đăng tải trên
BMJ một tạp chí y khoa hàng đầu ở nước Anh, mục đích góp phần mô tả những
phương pháp chẩn đoánvàđiềutrị tốt nhất bịnh lý thường gặp ở cộng đồng này.
II- Các điểm quan trọng nhất
+ Trĩ có thể quan sát thấy qua soi hậu môn ở vị trí trái - ngoài, phải - trước và
phải - sau trong ống hậu môn.
+ Trĩ ngoại ở phía dưới của đường lược (dentate line), có thể rất đau.
+ Triệu chứng thường gặp nhất ở bệnhtrĩ là chảy máu hậu môn không đau, mặc
dù bệnh nhân có thể than phiền thêm về ngứa hậu môn, sưng, sa búi trĩ, tiết dịch hoặc
són phân. Khi đau hậu môn nhiều là đã có thuyên tắc hay nghẹt búi trĩ.
+ Bệnh nhân trên 40 tuổi có trĩ hoặc chảy máu hậu môn cần được làm thêm các
xét nghiệm để loại trừ ung thư đại trực tràng.
+ Bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày là điểm mấu chốt trong điềutrị
bệnh trĩ. Điều này có thể làm giảm nhẹ chảy máu cùng với tất cả các triệu chứng khác
và nên được thực hiện ở giai đoạn sớm của bệnh.
+ Các loại kem thoa tại chỗ có thể làm giảm đau tạm thời, tuy nhiên nên tránh
dùng kéo dài.
+ Các loại thuốc trợ tĩnh mạch (venotonics) như flavonoids thường được dùng
để điềutrịtrĩ ở Châu Âu và Viễn Đông nhưng hiệu quả của chúng chưa rõ ràng. .
+ Thắt bằng dây thun là một phương pháp điềutrịtrĩ hiệu quả. Có thể thắt đến 3
nút trong một lần thăm khám.
+Tiêm thuốc tê tại chỗ vào búi trĩ đã thắt hình như không làm dễ chịu hơn. Sau
khi thắt trĩ có thể chảy máu kéo dài.
+ Chống chỉ định thắt trĩ ở những bệnh nhân đang dùng thuốc kháng đông.
+ Không được chỉ định chích xơ cho những búi trĩ lớn, sa hoặc những búi trĩ có
phần ở ngoài lớn (large external component).
+ Đánh giá chung, phương pháp điềutrị này không hiệu quả hơn so với tăng
việc sử dụng chất xơ .
+ Cắt trĩ hở và kín (open and closed hemorrhoidectomy) hiệu quả với những búi
trĩ lớn, có triệu chứng, cắt trĩ kín giúp vết thương mau lành hơn so với phương pháp
hở.
+ Bôi thuốc tại chỗ không đạt hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật.
+ Thắt động mạch trĩ qua hướngdẫn của siêu âm Doppler (Doppler-guided
hemorrhoidal artery ligation) tương đối ít đau và có đến 60% bệnh nhân hài lòng với
phương pháp điềutrị này trong thời gian ngắn hạn
+ Cắt trĩ bằng kẹp (stapled hemorrhoidopexy) ít đau và ít làm bệnh nhân mất
sức hơn phương pháp cắt trĩ qui ước mặc dầu cắt trĩ bằng kẹp có thể đi kèm với tỉ lệ tái
phát trĩ cao hơn.
III- Kết Luận
+ Chảy máu từ trực tràng và không đau là biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất
của trĩ.
+ Tăng chất xơ trong khẩu phần là biện pháp bảo tồn đầu tiên để điềutrịbệnh
trĩ. Để điềutrị các dạng trĩ phức tạp hơn, những kỹ thuật được chọn dùng gồm có: thắt
trĩ bằng dây thun, cắt trĩ bằng phương pháp qui ước; thắt động mạch trĩ dưới sự hướng
dẫn của siêu âm Doppler và cắt trĩ bằng stapler (stapled hemorroidopexy).
Cắt trĩ theo phương pháp Longo
Cắt trĩ theo phương pháp Longo được ra đời từ năm 1993, tác giả là Antonio
Longo một phẫu thuật viên người Ý. Cắt trĩ theo phương pháp Longo sử dụng máy cắt
đồng thời khâu nối. Phẫu thuật dựa trên nguyên lý kéo búi trĩ trở lại vị trí bình thường,
cắt và khâu phần mạch máu cung cấp làm búi trĩ co nhỏ lại. Vết cắt và khâu nằm trên
vùng ít cảm giác của ống hậu môn giúp cho bệnh nhân giảm đau đáng kể sau phẫu
thuật, phục hồi nhanh, đại tiện sau mổ.
Cắt trĩ bằng phương pháp Longo
Trước và sau khi phẫu thuật
Ưu điểm của phương pháp Longo
- Ít đau: Với những phương pháp điềutrị trước đây, bệnh nhân rất đau, phải
dùng thuốc giảm đau đường tiêm. Bệnh nhân sẽ phải chịu đựng sự đau đớn khoảng 4-5
tuần, đi lại khó khăn. Phải vệ sinh mỗi ngày 2 lần tránh nhiễm trùng vết mổ. Tuy nhiên
cắt trĩ theo phương pháp Longo, bệnh nhân chỉ cần sử dụng thuốc giảm đau đường
uống, chỉ cảm thấy sự khó chịu nhẹ ở vùng hậu môn. Khoảng 85% bệnh nhân có thể đi
lại bình thường, tự phục vụ bản thân trong ngày.
- Thời gian xuất viện nhanh: sau phẫu thuật bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt
bình thường sớm nhất. Phương pháp cắt trĩ Longo có tỷ lệ chảy máu sau mổ khoảng
1% cần theo dõi. Bởi vậy sau mổ khoảng 6h là thời gian theo dõi vấn đề chảy máu,
10h - 24h để theo dõi vấn đề gây mê, thoát mê, thoát tê thì bệnh nhân có thể ra viện
được. Vậy thời gian nằm viện trung bình của phẫu thuật trĩ theo phương pháp Longo là
10h - 24h sau mổ.
- Tỉ lệ tái phát sau mổ là rất ít: là vấn đề bệnh nhân đặc biệt quan tâm. Tỷ lệ tái
phát sau mổ là rất ít vì cắt trĩ theo phương pháp Longo đã cắt nguồn cung cấp máu đến
các búi trĩ đồng thời sửa chữa cấu trúc ống hậu môn trở về gần như bình thường. Do
đó việc tái phát ít gặp
. Hướng dẫn về chẩn đoán và điều trị bệnh trĩ
I- Bối cảnh lâm sàng:
Trĩ là một bệnh lý thường gặp, gây khó chịu và đôi khi nguy hiểm thường gặp nhất
của trĩ.
+ Tăng chất xơ trong khẩu phần là biện pháp bảo tồn đầu tiên để điều trị bệnh
trĩ. Để điều trị các dạng trĩ phức tạp hơn, những