Mặc khác, vai trò của tu sĩ PGNT hiện nay trong điều kiện phát triển của đồng sống xã hội đối với người Khmer vẫn còn nhiều vấn đề cần phải bàn luận liên quan đến vấn đề thực hiện tốt Ng
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
Trang 2HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định
Tác giả
Lý Hùng
Trang 4Trang
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN
1.1 Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 7
1.3 Một số thuật ngữ được sử dụng trong luận án 32
Chương 2: KHÁI QUÁT PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER VÙNG
2.1 Khái quát về điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị, xã hội vùng Tây Nam Bộ 40 2.2 Đặc điểm tôn giáo, tín ngưỡng vùng Tây Nam Bộ 46 2.3 Khái quát về Phật giáo Nam tông Khmer ở Tây Nam Bộ 69
Chương 3: VAI TRÒ CỦA TU SĨ PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG
ĐỜI SỐNG XÃ HỘI NGƯỜI KHMER TÂY NAM BỘ: THỰC
3.1 Vai trò của tu sĩ Phật giáo Nam tông đối với đời sống xã hội người Khmer 88
Chương 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA
TU SĨ PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI
Trang 5BTSGHPGVN : Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam GHPGVN : Giáo hội Phật giáo Việt Nam
HĐKSSYN : Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước
PGNTK : Phật giáo Nam tông Khmer
PGNT : Phật giáo Nam tông
PGVN : Phật giáo Việt Nam
UBND : Ủy ban nhân dân
UBMTTQVN : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tây Nam Bộ gồm 13 tỉnh, thành với diện tích tự nhiên gần 40.000 km2,
có đường biên giới giáp Campuchia trên 340 km, có dân số khoảng 17,7 triệu người; trong đó, có khoảng 1,3 triệu người Khmer sinh sống tập trung ở thành phố Cần Thơ và các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long Đây là vùng có tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế và là vùng có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, đối ngoại và an ninh quốc phòng
Đồng bào Khmer sống xen kẽ với đồng bào Kinh, Hoa trong các ấp, phum, sóc Đa số người Khmer đều là tín đồ và cuộc sống của họ hết sức gắn
bó với các ngôi chùa Họ xem Phật giáo Nam tông (PGNT) là một tôn giáo chính thống trong đời sống tinh thần Bộ máy tự quản truyền thống ở các phum, sóc người Khmer là những người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer do dân làng bầu ra, ngoài ra còn có Ban Quản trị chùa và các vị tu sĩ Phật giáo Nam tông Khmer cũng nằm trong bộ máy tự quản của cộng đồng Riêng đối với Phật giáo Nam tông Khmer (PGNTK) thì trong việc thực hành tôn giáo, tu sĩ là người “thay mặt Tam bảo” chăm lo phần tinh thần cho các tín đồ; trong hoạt động Phật sự, xã hội là người điều hành nền hành chính đạo; trong hoạt động truyền đạo thì họ là trụ cột để phát triển tín đồ Hơn nữa,
họ là người đại diện cho từng chùa, từng phum sóc nên thường xuyên có mối quan hệ với cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương Với vai trò quan trọng như vậy, tu sĩ PGNTK luôn có vai trò ảnh hưởng trực tiếp đối với đời sống xã hội trong cộng đồng người Khmer
Thực hiện Chỉ thị số 68-CT/TW của Ban Bí thư, Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/01/2018, hầu hết các tỉnh, thành trong vùng ban hành nghị quyết
Trang 7chuyên đề về công tác dân tộc, chương trình hành động, kế hoạch thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đối với dân tộc Khmer Qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, tạo được sự nhất trí, ủng hộ của quần chúng nhân dân trong việc thực hiện các chính sách dân tộc, nâng cao đời sống cho đồng bào góp phần tích cực vào việc xây dựng khối đại đoàn kết giữa đồng bào theo các tôn giáo khác nhau và giữa đồng bào có và không có tôn giáo, phát huy được nguồn lực của đồng bào có tôn giáo trong phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo an ninh chính trị ở địa phương, cũng như trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước
Đặc biệt là trong công tác vận động quần chúng nói chung và công tác vận động tu sĩ PGNTK nói riêng được các cấp ủy Đảng quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện cho các vị phối hợp với các ngành chức năng ở địa phương tham gia vận động quần chúng là Phật tử tích cực lao động sản xuất, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, đồng hành cùng dân tộc; có ý thức phòng ngừa và đấu tranh với những hoạt động lợi dụng dân tộc, tôn giáo gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương
Tuy nhiên xã hội ngày càng biến động và yêu cầu cần xây dựng một xã hội tốt đẹp, trong đó sự đóng góp của cộng đồng Khmer ở Tây Nam bộ (TNB)
là hết sức quan trọng Trong xã hội biến động thì xã hội người Khmer cũng biến động hết sức gay gắt và khắc nghiệt Đã một bộ phận người Khmer bỏ tôn giáo của mình, bỏ tôn giáo truyền thống, bỏ phong tục tập quán để đi theo tôn giáo khác Ngoài ra còn bỏ phum, sóc để đi nơi khác hoặc đi nước ngoài định cư dẫn đến bản sắc Khmer không còn thuần túy
Bên cạnh đó một số ít tu sĩ PGNTK chưa nhận thức đầy đủ về hiến pháp và pháp luật Việt Nam, có thái độ thiếu hợp tác với chính quyền đi ngược lại với những gì tốt đẹp của tôn giáo và lợi ích dân tộc Nhận thức
Trang 8về vai trò của tu sĩ PGNTK của một bộ phận cán bộ trong hệ thống chính trị chưa đầy đủ và thống nhất; còn xem nhẹ công tác vận động họ trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương Một số cấp ủy Đảng, chính quyền còn lúng túng trong việc chỉ đạo giải quyết những vấn
đề có liên quan đến PGNTK; chưa thực sự quan tâm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc thuộc về cơ chế, chính sách liên quan đến PGNTK, trong
đó, có công tác xây dựng lực lượng cốt cán trong PGNTK chưa được quan tâm đúng mức và phát huy hiệu quả chưa cao
Mặc khác, vai trò của tu sĩ PGNT hiện nay trong điều kiện phát triển của đồng sống xã hội đối với người Khmer vẫn còn nhiều vấn đề cần phải bàn luận liên quan đến vấn đề thực hiện tốt Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ, về việc tổ chức thực hiện giảng dạy ngôn ngữ Khmer, Pali, giáo lý tại các điểm chùa của một số tỉnh, thành chưa được quan tâm đúng mức; việc giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc chưa được phát huy một mạnh mẽ Đặc biệt là vấn đề một số ít tu sĩ trẻ tham gia các hội, nhóm đi ngược lại lợi ích quốc gia dân tộc; một số chùa còn có biểu hiện mâu thuẫn giữa Trụ trì chùa với Ban Quản trị; gây mất đoàn kết, chia rẽ trong nội
bộ cộng đồng người Khmer, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị, trật tự
xã hội
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Vai trò của tu sĩ Phật giáo
Nam tông trong đời sống xã hội của người Khmer ở Tây Nam Bộ hiện nay”
để làm luận án tiến sĩ Chuyên ngành Tôn giáo học
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 92.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu tổng quát luận án có nhiệm vụ nghiên cứu các nội dung cụ thể như sau:
- Đặc điểm tình hình vùng TNB và PGNTK
- Vai trò của tu sĩ PGNT trong đời sống xã hội của người Khmer ở TNB
- Thực trạng và vấn đề đặt ra đối với tu sĩ PGNT trong đời sống xã hội của người Khmer ở TNB
- Đề ra các giải pháp để tiếp tục phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả hoạt động của tu sĩ PGNT trong đời sống xã hội người Khmer ở TNB
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: “Vai trò của tu sĩ Phật giáo Nam tông
trong đời sống xã hội của người Khmer ở Tây Nam Bộ hiện nay”
Lý thuyết cấu trúc - chức năng của tôn giáo; lý thuyết vùng văn hóa; lý thuyết thực thể tôn giáo…
Trang 104.2 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện luận án này, chúng tôi vận dụng các phương pháp luận nghiên cứu tôn giáo học mác xít, lý thuyết cấu trúc, chức năng của tôn giáo, lý thuyết thực thể tôn giáo, lý thuyết vùng văn hóa, lý thuyết hành động xã
hội Đồng thời, luận án còn sử dụng các phương pháp cụ thể như phương
pháp lịch sử - logic, phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh, quan sát, điền dã, phỏng vấn, khảo sát, tham gia phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành như: phương pháp tôn giáo học, sử học, xã hội học tôn giáo
4.3 Cách tiếp cận
Cách tiếp cận dân tộc học và tôn giáo học: Dùng lý thuyết thực thể tôn giáo (niềm tin, thực hành, cộng đồng) để xem xét mối tương tác giữa tu sĩ
PGNT trong cộng đồng người Khmer
Cách tiếp cận sử học: Được áp dụng nghiên cứu về lịch sử quá trình hình thành cộng đồng người Khmer và PGNTK ở TNB
Cách tiếp cận triết học: Được áp dụng nghiên cứu về vai trò của tôn giáo như một thành tố của thuộc kiến trúc thượng tầng tác động đến các thành
tố khác của kiến trúc thượng tầng và hạ tầng cơ sở như: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
5 Đóng góp mới của luận án
Luận án nghiên cứu một cách hệ thống “Vai trò của tu sĩ PGNT trong
đời sống xã hội người Khmer ở Tây Nam Bộ hiện nay” Qua đó, đề xuất
những giải pháp nhằm phát huy những giá trị tích cực về vai trò của tu sĩ PGNT trong đời sống xã hội người Khmer ở TNB hiện nay; hạn chế những mặt tiêu cực còn tồn tại trong đời sống xã hội Đồng thời, khuyến nghị Đảng và Nhà nước về việc thực hiện chính sách tôn giáo, dân tộc nói chung; chính sách đối với PGNTK và dân tộc Khmer nói riêng
Trang 116 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần bổ sung cho lý thuyết tôn giáo học đương đại về vai trò của tu sĩ nói chung, PGNTK nói riêng Luận án góp phần cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn, bổ sung, hoàn thiện thể chế, chính sách về dân tộc, tôn giáo nói chung, dân tộc Khmer và PGNTK nói riêng trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả luận án cung cấp những luận cứ khoa học để bổ sung và hoàn thiện chính sách đặc thù đối với PGNTK nói chung, tu sĩ PGNTK nói riêng Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập chuyên ngành tôn giáo học và các lĩnh vực khác có liên quan
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, nội dung chính của luận án được kết cấu gồm 4 chương, 10 tiết:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài Chương 2: Khái quát Phật giáo Nam tông Khmer vùng Tây Nam Bộ Chương 3: Vai trò của tu sĩ Phật giáo Nam tông trong đời sống xã hội
người Khmer Tây Nam Bộ: thực trạng và một số vấn đề đặt ra
Chương 4: Giải pháp và kiến nghị phát huy vai trò của tu sĩ Phật giáo
Nam tông đối với cộng đồng người Khmer Tây Nam Bộ trong thời gian tới
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1.1 Nhóm công trình liên quan đến vấn đề dân tộc Khmer
Trước năm 1975, vấn đề dân tộc Khmer Nam Bộ - Việt Nam được nhiều học giả người nước ngoài nghiên cứu, tuy nhiên các công trình của họ chủ yếu đề cập đến từng khía cạnh riêng biệt về lịch sử, mỹ thuật, kiến trúc chùa, nghi lễ tôn giáo, sinh hoạt dân gian, thơ ca dân gian Thời điểm này,
đáng chú ý là công trình“Người Việt gốc Miên” của Lê Hương [62] xuất bản (1969) tại Sài Gòn và bản ghi chép “Chân lạp phong thổ ký” của Châu Đạt
Quan do Lê Hương dịch (1973), có thể xem là những công trình đầu tiên trình bày tổng quan khá đầy đủ về người Khmer Nam Bộ - Việt Nam, cụ thể là về nguồn gốc, dân số, sinh hoạt, xã hội, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, kinh tế, địa danh, lịch sử, … Bên cạnh đó, tác giả cũng có đề cập đến vấn đề Phật giáo trong cộng đồng người Khmer Tuy nhiên tác giả chỉ nghiên cứu trong phạm vi ở tỉnh Vĩnh Bình (tỉnh Trà Vinh hiện nay) qua các mối quan hệ xã hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng; đây là
tư liệu quí để chúng tôi làm cơ sở nghiên cứu luận án
Sau năm 1975, các công trình nghiên cứu liên quan đến người Khmer Nam Bộ liên tục được chú trọng và đạt nhiều kết quả đáng quan tâm; trong đó
phải kể đến nhà nghiên cứu Phan An, với các công trình tiêu biểu như: “Vài
khía cạnh dân tộc học về người Khmer ở Việt Nam và Camphuchia” (1980);
“Một số vấn đề kinh tế - xã hội của vùng nông thôn Khmer Đồng bằng sông
Cửu Long - Vấn đề dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long” (1984); “Dân tộc Khmer trong các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam)”(1984);
Trang 13“Nghiên cứu người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long” (1985) [1]… Qua
các bài viết, tác giả đã khái quát đầy đủ các khía cạnh về đời sống xã hội của người Khmer ở Nam Bộ trong những thập niên 80 của thế kỷ XX; đây là cơ
sở để chúng tôi so sánh sự chuyển biến trong đời sống xã hội của người Khmer trước và sau thời kỳ đổi mới
Năm 1981, công trình sách “Quá trình phát triển dân cư và dân tộc ở
Đồng bằng sông Cửu Long từ Thế kỷ thứ XV đến thế kỷ thứ XIX” của tác giả
Mạc Đường [45] đã khái quát được quá trình hình thành các tộc người Việt, Khmer, Hoa và Chăm; đồng thời, làm rõ đặc điểm của các cộng đồng tộc người này ở đồng bằng sông Cửu Long nhằm làm cơ sở nghiên cứu những đặc trưng riêng của từng tộc người ở vùng đất Nam Bộ
Công trình “Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ” do Huỳnh Lứa [68]
chủ biên đã được Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản vào năm 1987; đến năm 2017, công trình này có chỉnh sửa, bổ sung và tái bản; công trình bằng tiếng Việt, dày 355 trang; các tác giả đã trình bày tiến trình nhân dân ta khai khẩn và mở mang vùng đất Nam Bộ từ nữa thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XX, trước hết là để phục vụ việc tìm hiểu sâu và kỷ hơn về hiện trạng, động thái, tiềm năng của vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam
Bộ Công trình này đã giúp chúng ta nắm được quá trình hình thành và phát triển của các dân cư sinh sống ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
Công trình “Vấn đề Dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long” [99] Nxb
Khoa học xã hội, 1991, Hà Nội do Viện Khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam chủ biên; công trình dày 324 trang, gồm 7 bài nghiên cứu bằng tiếng Việt do các tác giả: (1) Mạc Đường:
Vấn đề dân cư và dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long, Người Hoa ở đồng bằng sông Cửu Long; (2) Đinh Văn Liên: Đặc điểm môi sinh và dân số ở vùng người Khmer đồng bằng sông Cửu Long, (3) Phan An: Một số vấn đề
Trang 14kinh tế - xã hội của vùng nông thôn Khmer đồng bằng sông Cửu Long, (4)
Phan Thị Yến Tuyết: Một số đặc điểm về văn hóa vật chất của người Khmer
và người Chăm ở đồng bằng sông Cửu Long, Truyền thống đấu tranh cách
mạng của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long; (5) Phan Văn Dốp và
Nguyễn Việt Cường: Người Chăm ở đồng bằng sông Cửu Long Công trình
đã phát họa bức tranh tổng thể các dân tộc chủ yếu đang có mặt ở đồng bằng sông Cửu Long; đồng thời, đề cập đến khía cạnh của các vấn đề khoa học xã hội qua nhiều đợt điều tra nối tiếp nhau tại các vùng dân tộc Khmer từ cuối năm 1977 đến 1986 sẽ giúp ích cho chúng tôi nghiên cứu về tình hình trong vùng đồng bào dân tộc trước thời kỳ đổi mới; đồng thời ứng dụng cho việc vạch định chính sách và giải pháp phù hợp trong thời kỳ đổi mới
Nguyễn Khắc Cảnh (2000) “Các loại hình phum, sóc của người Khmer
đồng bằng sông Cửu Long” [33], tác giả dựa trên những quan sát về các loại
hình phum, sóc của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long đã đưa ra những nhận định về cấu trúc, tính chất, mối quan hệ xã hội của người Khmer
Nam Bộ Song song đó, với hai bài viết “Quá trình hình thành tộc người của
người Khmer từ thế kỷ VI đến thế kỷ XIII” và “Sự hình thành cộng đồng người Khmer vùng ĐBSCL” trong “Văn hoá Nam Bộ trong không gian văn hoá Đông Nam Á” (2000), tác giả Nguyễn Khắc Cảnh đã làm rõ quá trình
hình thành cộng đồng tộc người của người Khmer nhằm “đánh giá đúng
những mối quan hệ mang tính tộc người, giữa bộ phận người Khmer ở Nam
Bộ - Việt Nam và người Khmer ở Campuchia” Với những nghiên cứu này
giúp chúng tôi nhận diện mối quan hệ xã hội, các đặc trưng về văn hoá tộc người của người Khmer Nam Bộ
Đề tài khoa học: Truyền thống đấu tranh cách mạng của đồng bào
Khmer Nam bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (1939-1975)
[96], do cơ quan đặc trách công tác dân tộc ở Nam bộ thực hiện năm
Trang 152000-2001 đã trình bày khá đầy đủ chi tiết các cuộc đấu tranh chống lại những bất công của đồng bào dân tộc Khmer; cũng như sự đoàn kết đấu tranh giữa các dân tộc công cư trong vùng nhằm chống lại giặc xâm lượt để bảo vệ quê hương, bảo vệ Tổ quốc từ khi có Đảng đến kết thúc cuộc kháng chiến chống
Mỹ, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
Năm 2002, tác giả Nguyễn Mạnh Cường viết về Vài nét về người Khmer
Nam bộ [37] Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Công trình giới thiệu về người
Khmer Nam bộ như một cộng đồng dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam với nhiều cách tiếp cận: nhân học, dân tộc học, khảo cổ học, lịch sử, văn hóa và tôn giáo của người Khmer trong bối cảnh của Nam bộ Thành công nhất của công trình là những tư liệu, ghi chép của tác giả về “văn hóa người Khmer Nam bộ”, tác giả giành nhiều trang viết về phong tục, tập quán, lễ hội, tâm lý lối
sống đến các chùa, tranh tượng, nhạc cụ; ngoài ra, tác giả cũng phản ánh “vấn đề
Phật giáo Khmer” mà giới nghiên cứu Phật giáo Việt Nam rất quan tâm Song
song đó, tác giả còn có công trình “Tôn giáo - Tín ngưỡng của các cư dân
vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Nxb Phương Đông, 2004, Hà Nội; với 488
trang, 07 chương đã trình bày bức tranh tổng thể những nét cơ bản về các tộc người ở đồng bằng sông Cửu Long; cũng như về tôn giáo, tín ngưỡng của từng tộc người cụ thể Tác giả Nguyễn Mạnh Cường và Nguyễn Minh Ngọc đã dành hai chương (II, III) để nói những vấn đề liên quan đến người Khmer, chương IV nói về người Chăm ở Châu Đốc, chương V, nói về người Hoa ở miền TNB và Chương V, nói về người Việt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long Nhìn chung, qua nội dung công trình các tác giả đánh giá được sự thay đổi và sự lớn mạnh không ngừng của vùng đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình đổi mới và hội nhập của Việt Nam trên trường quốc tế Người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đang hàng ngày, hàng giờ giàu mạnh hơn trước đây Các dân tộc anh em cùng chung lưng đấu cật, đoàn kết với nhau
Trang 16trong niềm tin vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trên các mặt kinh tế, văn hóa- xã hội, chính trị, ngoại giao và an ninh quốc phòng nhằm chống lại các thế lực thù địch trên mọi mặt trận, nhất là mặt trận tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng Nội dung công trình đã góp phần tìm hiểu bản sắc văn hóa tộc người, tìm hiểu sâu hơn về quá trình tâm linh- hay đức tin- cái cốt lõi cho
sự bảo tồn và phát triển văn hóa của các tộc người: Kinh, Khmer, Hoa, Chăm Đây là tài liệu góp phần rất lớn cho các nhà quản lý nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo trong vùng TNB; hiểu hơn về đồng bào dân tộc và hiểu hơn về các tôn giáo tránh xảy ra các xung đột sắc tộc và xung đột tôn giáo như một số nước trong khu vực Đông Nam Á
Năm 2005, tác giả Đinh Lê Thư chủ biên sách “ Vấn đề giáo dục vùng
đồng bào Khmer đồng bằng sông Cửu Long” [89], công trình dày 384, gồm 5
chương; trong đó chương 3 giới thiệu về “Giáo dục song ngữ và tình hình song
ngữ Việt - Khmer ở đồng bằng song Cửu Long” và Chương 5 viết về “Vai trò nhà chùa trong hoạt động văn hóa - giáo dục ở vùng dân tộc Khmer Nam Bộ”
tác giả giới thiệu các chức năng của chùa và tập trung đánh giá vai trò dạy học chữ Khmer và chữ Pali cho con em trong cộng đồng Khmer tại các điểm chùa Khmer ở Nam Bộ
Năm 2006, Ủy ban Dân tộc thực hiện dự án “Điều tra cơ bản tình hình
phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ năm 2006” [97] do Cơ quan Thường trực khu vực đồng bằng
sông Cửu Long thực hiện - Phạm Văn Thới (chủ nhiệm) Nội dung kỷ yếu bằng tiếng Việt, dày 221 trang; nội dung của dự án được triển khai thực hiện
gồm 4 chuyên đề: (1) Tác dụng, hiệu quả của Chương trình 135; (2) Thực
trạng và những vấn đề đặt ra đối với các xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn II ở vùng dân tộc Khmer Nam Bộ; (3) Các giải pháp để phát huy hiệu quả giai đoạn I và thực hiện tốt giai đoạn II Chương trình 135 ở vùng dân tộc
Trang 17Khmer Nam Bộ; (4) Đề xuất chính sách và giải pháp mạng tính bức phá cho các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc Khmer Nam Bộ
Ngoài ra, trong kỷ yếu có nhiều bài báo cáo tham luận của các cơ quan làm công tác dân tộc ở Nam Bộ đã khái quát được tình hình phát kinh tế xã hội vùng đồng bào Khmer của từng địa phương tại thời điểm năm 2006; qua
đó, đặt ra những vấn đề khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Nam Bộ cần giải quyết; đồng thời, đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn chủ trương, chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc Khmer
Năm 2007, Luận án Chuyên ngành Lịch sử “Quá trình thực hiện chính
sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước trong cộng đồng người Khmer tại đồng bằng sông Cửu Long 1992-2002”, Học viện Khoa học Xã hội
vùng Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh, bằng tiếng Việt, dày 216 trang Tác giả Nguyễn Hoàng Sơn [86] đã khái quát được đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội truyền thống của cộng đồng người Khmer đồng bằng sông Cửu Long; qua
đó tác giả phân tích được tính chất đặc thù về thực trạng, đặc điểm, nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của người Khmer đồng bằng sông Cửu Long; hệ thống hóa các kết quả đã đạt được, rút ra thành tựu, kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra; đồng thời kiến nghị các giải pháp thực hiện nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc Khmer
Đặc biệt, năm 2009, tác giả Phan An có sách “Dân tộc Khmer Nam
Bộ” [2] Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, công trình dày 188 trang của
giúp chúng tôi hiểu thêm về lịch sử, thực trạng đời sống kinh tế xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng cư dân Khmer tại đồng bằng sông Cửu Long; bên cạnh đó, tài liệu còn giới thiệu về điều kiện địa lý, dân cư và đặc biệt là những sinh hoạt văn hóa giàu bản sắc của cư dân Khmer và các dân
Trang 18tộc trong đại gia đình dân tộc đang sinh sống cộng cư Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những dự báo về sự phát triển đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đồng bào Khmer trong tương lai nhằm giúp cho các bộ, ban, ngành, các đơn vị làm công tác dân tộc từ địa phương đến trung ương có những ứng dụng để đưa ra các giải pháp phù hợp với đặc điểm, tình hình trong cộng đồng dân tộc Khmer vùng TNB
Năm 2012, trong sách “Văn hóa Khmer Nam bộ - Nét đẹp trong bản sắc
văn hóa Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Phương Hạnh [54], công trình dày
328 trang, tác giả đã khái quát được một số nét về người Khmer Nam Bộ; đồng thời giới thiệu được nét văn hóa đặc trưng của người Khmer Nam bộ gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần; đồng thời, đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy nét đẹp, những mặt tích cực, những tiềm năng, thế mạnh của dân tộc Khmer trong sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới của đất nước Ngoài ra, các tác giả còn sư tầm những hình ảnh, tư liệu làm nổi bật hơn nét đặc sắc, những thành tự đã đạt được của đồng bào Khmer trong thời gian qua, nhất là về mặt văn hóa; từ đó khẳng định sự quan tâm, chăm sóc và tạo điều kiện của Đảng và Nhà nước đối với
sự phát triển mọi mặt của đồng bào Khmer Nam Bộ
Năm 2015, Luận án chuyên ngành Nhân học “Quan hệ tộc người của
người Khmer ở hai bên biên giới Việt Nam - Campuchia (khu vực Tây Nam Bộ)” Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội, công trình dày 145 trang [82] Tác
giả Nguyễn Thuận Quý đã phân tích mối quan hệ của người Khmer ở khu vực biên giới TNB qua các mối quan hệ trong lĩnh vực của đời sống xã hội Đồng thời, phân tích ý thức và hành động của người Khmer đối với quốc gia - Tổ quốc Việt Nam Tuy nhiên, với đặc trưng đa tộc người, đa tôn giáo thì vùng đất TNB vẫn còn nhiều nguy cơ mất ổn định do nhiều nguyên nhân khác nhau mang tính chủ quan và khách quan Đồng thời, tác giả cũng đã đưa ra một số
Trang 19kiến nghị đề xuất những giải pháp nhằm góp phần cho công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc được hiểu quả hơn
1.1.2 Nhóm công trình liên quan đến Phật giáo Nam tông Khmer
Đề tài khoa học cấp bộ (1999-2000), “Vai trò của chùa Khmer đối với
đời sống văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ“ của Ủy ban Dân tộc và
Miền núi cơ quan đặc trách công tác dân tộc ở Nam Bộ do Sơn Phước Hoan (chủ nhiệm) [95]; công trình bằng tiếng Việt, tuy dày chỉ 64 trang nhưng nhóm tác giả đã trình bày khái quát được thực trạng về đời sống xã hội trong cộng đồng người Khmer đến năm 2000; khái quát đặc điểm về Phật giáo, trong đó phân tích khá sâu về vai trò của PGNT đối với đời sống tinh thần của cộng đồng Khmer Nam Bộ Song song đó, nhóm tác giả tập trung phân tích vai trò của chùa đối với đời sống văn hóa của người Khmer; công trình có đề
ra một số kiến nghị nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và tiếp tục phát huy vai trò của chùa đối với đời sống văn hóa của người Khmer Nam Bộ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Năm 2000, tác giả Trần Hồng Liên xuất bản tác phẩm Đạo Phật trong
cộng đồng người Việt ở Nam bộ - Việt Nam (Từ thế kỷ XVII đến 1975), Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội [65] Tác phẩm trình bày tìm hiểu tiến trình phát triển của lịch sử Phật giáo tại vùng đất mới, vai trò của đạo Phật trong đời sống văn hóa - xã hội của người Việt, làm rõ được tính địa phương và tính dân tộc của Phật giáo Nam bộ, những đóng góp của PGNT và Bắc tông trong Phật giáo Việt Nam Bên cạnh đó có so sánh một số nét cơ bản của PGNT trong người Việt và người Khmer, mối quan hệ qua lại giữa văn hóa Phật giáo của ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa ở Nam bộ Song song đó, tác giả còn đi sâu nghiên cứu đối với các hình thức thực hành tôn giáo của các tôn giáo này
Năm 2004, Kỷ yếu hội thảo “Xây dựng đời sống văn hoá vùng dân tộc
Khmer Nam Bộ” [109] do Vụ Văn hoá dân tộc tổ chức tại Hà Nội, tập hợp
Trang 20các bài viết xoay quanh thực trạng xây dựng đời sống văn hoá cho vùng dân tộc Khmer trong giai đoạn hiện nay và các giải pháp mới Trong đó có một số
bài viết liên quan đến đề tài là “Để hiểu sâu thêm về Pháp (Dharma), một
trong “Tam pháp báo” của Phật giáo Theravada của người Khmer Nam Bộ”
của Ngô Văn Doanh “Đạo Phật Tiểu thừa Khmer Nam Bộ ở vùng nông thôn
đồng bằng sông Cửu Long:Chức năng xã hội truyền thống và động thái xã hội” của Nguyễn Xuân Nghĩa, “Ảnh hưởng của Phật giáo Theravada trong tang ma người Khmer Nam Bộ” của Nguyễn Mạnh Cường Đây là nguồn tư
liệu quan trọng để chúng tôi nghiên cứu về vai trò của tu sĩ PGNTK trong đời sống xã hội Tuy nhiên, hạn chế của các bài viết là thiếu tính thực tiễn trong khi nghiên cứu do các nhà nghiên cứu còn chưa có điều kiện xâm nhập thực tế
ở các vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer
Năm 2008, tác giả Nguyễn Mạnh Cường đã xuất bản công trình:
Phật giáo Khmer Nam bộ (Những vấn đề nhìn lại), Nxb Tôn giáo, Hà Nội
[36] Công trình bằng tiếng việt, dày 310 trang, đây là chuyên đề nghiên cứu sâu về đồng bào dân tộc Khmer, mô tả đời sống tinh thần của người Khmer Nam Bộ gắn liền với PGNT, những định hướng và những đề xuất các chủ trương, chính sách phù hợp với tâm tư, nguyện vọng với người Khmer Trong công trình này, tác giả đã nêu lịch sử hình thành và phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long, quá trình hình thành người Khmer
ở Nam bộ, sự hình thành người Khmer khu vực Đông Nam Á, người Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, mối quan hệ giữa người Môn với người Khmer
Công trình khoa học của Nguyễn Tiến Dũng (2014) "Phật giáo Nam
tông với đời sống tinh thần của người Khmer Nam bộ trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay" [40] Qua nghiên cứu cho thấy, tác giả đã phân tích và đánh giá
khá toàn diện những mặt tồn tại của PGNT trong đời sống xã hội của người
Trang 21Khmer Nam bộ Tuy nhiên, tác giả chủ yếu làm rõ các vấn đề tích cực mà chưa nêu lên được những yếu tố tiêu cực liên quan Chẳng hạn như công nghệ thông tin phát triển tràn làn, các nhà sư Khmer có nhiều điều kiện hơn trong việc cập nhật kiến thức và nâng cao sự hiểu biết, nhưng nếu không có sự cảnh giác và quản lý chặt chẽ sẽ dễ dẫn đến nhiều vấn đề phức tạp
Kỷ yếu hội thảo khoa học với đề tài nhánh: “Chính sách đối với tổ
chức, hội đoàn, chức sắc, nhà tu hành, cơ sở thờ tự của Phật giáo Nam tông Khmer vùng Tây Nam Bộ” (10/2014), do PGS.TS Hoàng Minh Đô (chủ
nhiệm) [43], Kỷ yếu dày 389 trang và bằng tiếng Việt tập hợp được 17 bài viết của các nhà nghiên cứu, nhà quản lý về công tác dân tộc, tôn giáo đầu ngành Đây là tài liệu có các bải viết nghiên cứu sâu về vùng đất, cư dân, về các thể chế chính trị trong lịch sử; về tình hình tôn giáo trong cộng đồng người Khmer Ngoài ra, các tác giả cũng đặt ra những vấn đề cấp bách cần giải quyết và đưa ra những giải pháp góp phần để bổ sung, hoàn thiện các chính sách đối với tổ chức, hội đoàn, chức sắc, nhà tu hành, cơ sở thờ tự của PGNTK và đồng bào Khmer vùng TNB đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến PGNTK - qua quá trình du nhập và phát triển nơi đây, Phật giáo đến với người Khmer, những triết lý Phật giáo và kinh kệ mà người Khmer đã thực hành trong hành đạo, PGNT qua quá trình lịch sử thời kỳ Pháp thuộc, thời kỳ Mỹ Ngụy Song song đó, tác giả có đề cập đến vai trò của Sư sãi đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của người Khmer, vai trò của Phật giáo trong quản lý cộng đồng phum sóc, vai trò của chùa trong đời sống người Khmer, một số nghi thức tụng niệm kinh kệ trong PGNTK Đồng thời, nêu lên hiện trạng PGNTK và đưa ra những giải pháp cho sự phát triển bền vững của vùng đồng bằng sông Cửu Long
Trang Thiếu Hùng, “Ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông đối với tư
tưởng và đạo đức người Khmer tỉnh Trà Vinh” Tác giả luận án nhận định:
Trang 22“Số lượng thanh thiếu niên Khmer xuất gia (đi tu) ngày càng ít đi không phải
là vấn đề đáng lo ngại, người không xuất gia cũng là người có đạo đức tốt nếu được giáo dục đầy đủ và sống trong môi trường tốt” Nhận định trên đặt ra hai vấn đề đáng quan tâm Trước hết, “số lượng thanh thiếu niên Khmer xuất gia ngày càng ít đi” có phần đúng với thực tế, nhưng cũng cần khảo sát lại cho thỏa đáng Bởi lẽ, thời gian tu học của sư sãi Khmer không bắt buộc Họ có thể tu học vài ngày, vài tháng, vài năm rồi hoàn tục
Do đó, lấy sự hiện diện của số sư sãi Khmer trong chùa ở một thời điểm nào đó để đánh giá hiện trạng tu học tăng hay giảm sẽ không tránh khỏi phiến diện Còn về nhận định “người không xuất gia cũng là người có đạo đức tốt nếu được giáo dục đầy đủ và sống trong môi trường tốt” cũng có phần đúng Thực tế cho thấy, trước sự tiến bộ xã hội hiện nay, đại bộ phận thanh thiếu niên, bất luận là tộc người nào đều hướng đến cuộc sống hiện đại Với
hệ thống giáo dục các cấp được mở rộng, việc học tập ở các trường lớp đối với thanh thiếu niên là điều dễ thấy, và đó là điều kiện để họ trau dồi đạo đức
và hoàn thiện nhân cách sống tốt hơn Bài viết đã phản ánh đầy đủ các mặt tồn tại của PGNTK trong cộng đồng người Khmer đồng bằng sông Cửu Long nói chung và người Khmer ở Trà Vinh nói riêng, đặc biệt là việc tu học, hành đạo của tu sĩ PGNTK cũng như thanh thiếu niên dân tộc Khmer
Bài viết của tác giả Trần Hồng Liên “Sự chuyển đổi tôn giáo trong
người Khmer ở Trà Vinh hiện nay” [66] trình bày khái quát sự chuyển đổi tôn
giáo trong người Khmer ở Trà Vinh Đồng thời, nêu lên một số nguyên nhân
từ những biến đổi trong sinh hoạt của tu sĩ PGNTK đưa đến tình trạng cải đạo
và đưa ra dự báo xu hướng truyền đạo vào cộng đồng người Khmer thời gian tới Tác giả đã đưa ra một số suy nghĩ về hiện tượng cải đạo của người Khmer: Do sự tiếp và giao lưu văn hóa từ bên ngoài đã làm cho phong tục tập quán của người Khmer dần bị thay đổi, ngôi chùa ngày càng ít thanh niên
Trang 23Khmer vào tu, một số vị sư cả đánh mất sự ảnh hưởng của mình đối với tín đồ; Về phía các điểm nhóm Tin Lành chưa được cấp phép hoạt động, họ cần
có ngay một số lượng người theo đạo để có điều kiện được cấp phép nên tìm mọi cách để lôi kéo người Khmer vào đạo; vẫn còn những bất cập trong việc thực hiện chính sách nhà nước, đặc biệt là Chương trình 134, 135; Việc tu sĩ Khmer ngày càng ít đi, trình độ Phật học và thế học có phần hạn chế là cơ hội
để các tôn giáo khác tạo sự ảnh hưởng đối với người Khmer
Bài viết của Nguyễn Nghị Thanh “Vài nét về biến động của Phật giáo
Nam tông Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long” [87] gồm 3 phần: Đôi nét về
người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long; Những biến động trong lịch sử và hiện tại của PGNTK ở đồng bằng sông Cửu Long; Một số nhận định và ý kiến
để giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của PGNTK ở nước ta
Tác giả đưa ra một vài nhận xét như sau: Địa bàn sinh sống của người Khmer ở nước ta khá phức tạp nên việc tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi, dựng vợ gả chồng với người Khmer Campuchia là không tránh khỏi, đây là điều kiện thuận lợi để các tổ chức phản động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở nước ta Trình độ nhận thức của người Khmer đồng bằng sông Cửu Long còn hạn chế nên khó khăn trong việc tiếp nhận, nắm bắt đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Các cấp ủy Đảng và Nhà nước cần quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để cho đồng bào Khmer yên tâm sinh hoạt tôn giáo; hỗ trợ và giúp đỡ các chùa tổ chức các lớp dạy và học chữ Khmer, chữ Pali; quan tâm đến việc tu học của thanh thiếu niên Khmer; bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Khmer
Bên cạnh đó, còn có các công trình sách của các tác giả như: Thạch Voi
(1988), Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam bộ, NXB Tổng hợp Hậu
Giang [108], trình bày về truyền thống văn hóa, các lễ, hội văn hóa, tín
Trang 24ngưỡng, quá trình hình thành dân tộc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long
Trường Lưu (1993), Văn hóa người Khmer đồng bằng sông Cửu Long, NXB
Văn hóa dân tộc, trình bày khái quát về tín ngưỡng- tôn giáo, phong tục, tập quán, lễ, hội, văn hóa, nghệ thuật âm nhạc và biểu diễn, nghệ thuật tạo hình
của người Khmer ở TNB Đoàn Thanh Nô (2002), Người Khmer ở Kiên
Giang, NXB Văn hóa dân tộc, khảo tả về tên tộc người, dân số, phong tục, tập
quán, tín ngưỡng, tôn giáo, cư trú, sản xuất, họ người Khmer; văn hóa truyền thống phi vật thể và vật thể; một số di tích lịch sử - văn hóa người Khmer tỉnh
Kiên Giang Huỳnh Thanh Quang (2011), Giá trị văn hóa Khmer vùng Đồng
bằng sông Cửu long, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật Tác giả trình bày khá
đặc sắc về những giá trị văn hóa, thực trạng và những vấn đề đặt ra trong phát huy giá trị văn hóa, phương hướng và giải pháp nhằm phát huy giá trị văn hóa Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay…Tuy đây là những công trình nghiên cứu sâu về văn hóa nhưng chúng tôi có thể vận dụng làm tài liệu tham khảo các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, kiến trúc, lễ, hội truyền thống của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long để đưa ra các đặc điểm của dân tộc Khmer nói chung, đặc điểm của PGNTK nói riêng
Ngoài ra, chúng tôi cũng nghiên cứu các công trình, bài viết đăng tải
trên các tạp chí như: Phật giáo trong đời sống của người Khmer Nam bộ của Phan An, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 5-2003; Phật giáo tiểu thừa
Khmer ở vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long: chức năng xã hội truyền thống và động thái của xã hội của Nguyễn Xuân Nghĩa, Tạp chí
Nghiên cứu Tôn giáo số 5-2003 Phật giáo Nam tông Khmer trong bối
cảnh thống nhất và hội nhập của Phật giáo Việt Nam của Dương Nhơn,
Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 5-2008; Giáo dục truyền thống của người
Khmer (nghiên cứu ở xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh),
Trang 25Tạp chí Dân tộc học, số 4/2002; Đời sống đồng bào Khmer trên địa bàn
tỉnh Cà Mau của Danh Xương, Tạp chí Dân vận, số 6/2002; Nghiên cứu về người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Phan An - Tạp
chí Dân tộc học, số 3 - 1985; Một số vấn đề về văn hóa tâm linh của người
Khmer hiện nay dưới góc độ tâm lý học của Hoàng Minh Đoàn, Tạp chí
Dân tộc học, số 4/2006; Đời sống văn hóa cơ sở ở Phum, Sóc Khmer của Trần Văn Ánh, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 6/2008; Phật giáo Nam tông
Khmer tỉnh Kiên Giang và những vấn đề đáng quan tâm của Nguyễn Đức
Dũng và Danh Lắm, tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á số 4/2013; Văn
hóa Phật giáo của người Khmer Nam bộ của Cao Xuân Phổ, Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á số 2/2004
Những công trình nêu trên nghiên cứu khá sâu ở một số khía cạnh về PGNT trong quá trình hội nhập và phát triển, và đi sâu vào tìm hiểu về người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long cũng như đời sống văn hóa, giáo dục truyền thống của người Khmer Nam Bộ Dưới những góc độ khác nhau các công trình trên đã đề cập nhiều khía cạnh liên quan đến văn hóa Khmer, vai trò ảnh hưởng của Phật giáo Khmer Nam bộ đối với đời sống của Nhân dân đồng bằng sông Cửu Long Qua đó, đã khái quát được bức tranh khá toàn diện về đặc điểm tự nhiên, lịch sử hình thành vùng đất và nơi cư trú, sinh hoạt các dân tộc ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, giúp chúng tôi có nhiều tài liệu
để tham khảo Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào đi vào nghiên cứu về vai trò của tu sĩ PGNT trong đời sống xã hội của người Khmer ở vùng TNB
Nhìn chung, dưới những góc độ khác nhau, các công trình nghiên cứu của các tác giả đã khái quát được bức tranh khá toàn diện về đặc điểm tự nhiên, lịch sử hình thành vùng đất; nơi cư trú, sinh hoạt của các dân tộc ở vùng đồng bằng sông Cửu Long; các tác giả đã cập đến nhiều khía cạnh liên
Trang 26quan đến đồng bào Khmer và vai trò ảnh hưởng của PGNTK đối với đời sống
xã hội của người Khmer ở Nam Bộ Đây là những công trình góp phần tác động và có tầm ảnh hưởng rộng đối với công chúng; là những công trình rất
bổ ích, giúp chúng tôi được tiếp cận tìm hiểu, nghiên cứu, tổng hợp và chắc lọc các kết quả đã nghiên cứu để kế thừa hoàn thiện đề tài luận án
1.1.3 Những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu
Đề tài luận án “Vai trò của tu sĩ Phật giáo Nam tông trong đời sống xã
hội của người Khmer ở Tây Nam Bộ hiện nay” là bước nghiên cứu phát triển
tiếp theo của đề tài luận văn thạc sĩ “Vai trò của sư sãi Phật giáo Nam tông
trong đời sống xã hội của người Khmer ở thành phố Cần Thơ hiện nay” tại
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Tuy nhiên, ở cấp độ cao học, luận văn chủ yếu dừng lại ở việc khảo tả vấn đề trong phạm vi hẹp của một địa phương mà chưa đi sâu luận giải vấn đề mang tính lý luận Mặt khác, vai trò của tu sĩ PGNT trong đời sống xã hội của người Khmer ở TNB hiện nay chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và mang tính chuyên đề nên có rất nhiều
vấn đề còn bỏ ngõ cần phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ Để thực hiện được đề tài này chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu các nội dung sau:
Một, vận dụng những phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, tôn giáo
Hai, tiếp tục tìm hiểu vai trò của tu sĩ PGNTK trong đời sống xã hội của
người Khmer ở TNB; đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm giúp các vị tu sĩ PGNTK tiếp tục phát huy vai trò của mình trong bối cảnh hội nhập quốc tế
như hiện nay
Mặt khác, để thực hiện đề tài luận án “Vai trò của tu sĩ Phật giáo Nam
tông trong đời sống xã hội của người Khmer ở Tây Nam Bộ hiện nay”, chúng
tôi tập trung nghiên cứu có hệ thống để trả lời các câu hỏi sau:
Một, đặc điểm và tình hình PGNTK ở TNB hiện nay như thế nào?
Trang 27Hai, vai trò của tu sĩ PGNTK đối với đời sống xã hội trong cộng đồng
người Khmer ở TNB hiện nay ra làm sao?
Ba, những vấn đề cần giải quyết trong hoạt động của tu sĩ PGNTK hiện nay? Bốn, giải pháp nào để tu sĩ PGNTK tiếp tục phát huy vai trò của mình
đối với cộng đồng người Khmer trong bối cảnh như hiện nay?
1.1.4 Giả thuyết nghiên cứu
Một, tu sĩ PGNTK thực sự có vai trò đối với cộng đồng người
Khmer không?
Hai, phải chăng, hoạt động của tu sĩ PGNTK đang có những những vấn
đề bất cập cần giải quyết?
Ba, cần phải có chính sách đặc thù gì đối với tu sĩ PGNTK để các tu sĩ có
điều kiện phát huy vai trò của mình trong cộng đồng người Khmer?
1.2 MỘT SỐ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1.2.1 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Nghiên cứu liên ngành là vận
dụng, sử dụng tri thức của nhiều môn khoa học để làm rõ các vấn đề đặt ra
thông qua các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu đề tài: “Vai trò của tu sĩ
Phật giáo Nam tông trong đời sống xã hội của người Khmer ở Tây Nam Bộ
hiện nay”
- Phương pháp hệ thống - cấu trúc: Hệ thống - cấu trúc là nhằm tiếp
cận hệ thống đi từ chỉnh thể đến các thành tố hợp thành Qua đó, phân tích cấu trúc tôn giáo của PGNTK qua đặc điểm tôn giáo, xu hướng phát triển theo quy luật trong một chỉnh thể thống nhất nhàm làm rõ thực trạng hoạt động, xu hướng hoạt của tu sĩ PGNTK
- Phương pháp phân tích tài liệu: Phân tích tài liệu là sử dụng những
thông tin trong tài liệu để rút ra những thông tin cần thiết đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài; phương pháp này thu thập thông tin gián tiếp, không
Trang 28tiếp xúc với đối tượng khảo sát, chủ yếu được thực hiện trong thư viện, thư phòng Bên cạnh đó, với sự bùng nổ của khoa học công nghệ giúp nguồn thông tin thêm đa dạng, phong phú sẽ là điều kiện thuận lợi cho chúng tôi dễ dàng thu thập và xử lý thông tin
1.2.2 Cơ sở lý thuyết
Tôn giáo là một thể văn hóa thống nhất nhiều tầng diện và là hiện tượng văn hóa - xã hội khá phức tạp; có quan hệ chặt chẽ đến sự vận động biến đổi của văn hóa tinh thần nên chuyên ngành Tôn giáo học hiện nay sử dụng rất nhiều lý thuyết trong quá trình nghiên cứu Tuy nhiên trong luận án này, chúng tôi chủ yếu sử dụng một số lý thuyết để vận dụng phân tích các vấn đề tương ứng, phù hợp với đề tài như sau:
Chúng tôi vận dụng phương pháp luận, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, tôn giáo để phân tích và lý giải những vấn đề đặt ra trong đề tài luận án nhằm làm rõ hơn vai trò của PGNTK nói chung, tu sĩ PGNTK nói riêng trong đời sống xã hội ở vùng TNB
- Sử học tôn giáo: Sử học tôn giáo có mối quan hệ mật thiết với sử học,
khảo cổ học; nó nghiên cứu tôn giáo thông qua mô tả lịch sử, khảo sát ngôn ngữ, thực tiễn khảo cổ Sử học tôn giáo là xuất phát từ lịch sử phát triển mà tôn giáo đã trải qua để nhận thức về bản chất tôn giáo; nhiệm vụ của nó là nghiên cứu sự thật lịch sử của các loại tôn giáo, vạch ra con đường phát triển lịch sử của nó Chúng tôi sử dụng lý thuyết này để chiếu rọi những sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá trình tồn tại và phát riển của PGNTK trên vùng đất Nam Bộ - Việt Nam
- Xã hội học tôn giáo: Xã hội học tôn giáo cho rằng tôn giáo chính là
nhân tố kết cấu của xã hội loài người có nội dung hết sức hiện thực Xã hội học tôn giáo khi lý giải tôn giáo thường sử dụng chức năng (thuyết chức năng), nhấn mạnh chức năng, tác dụng của tôn giáo trong đoàn thể xã hội Sử
Trang 29dụng lý thuyết này, chúng tôi chủ yếu quan tâm đến chức năng xã hội của PGNTK nói chung, tu sĩ PGNTK nói riêng đối với cộng đồng người Khmer ở
Nam Bộ - Việt Nam
1.2.3 Khung lý thuyết nghiên cứu
1.2.3.1 Lý thuyết thực thể tôn giáo
Nghiên cứu bài viết “Tiếp cận hệ thống về thực thể tôn giáo: Một cách
nhìn khác về tôn giáo”, Nghiên cứu tôn giáo, số 3 (129) phát hành năm 2014
của tác giả Nguyễn Quốc Tuấn, chúng tôi nhận thấy: Khái niệm thực thể tôn giáo đã được giới nghiên cứu ở Phương Tây đề cập đến từ khá lâu, nhưng nó mới được sử dụng trong những thập niên gần đây Năm 1992, khái niệm
“thực thể tôn giáo”, xuất hiện trong cuốn sách cùng tên của Jean Deelumeau và trở thành đề tài tranh luận sôi nổi trong giới học thuật pháp
và Châu Âu (Đức, Bỉ Năm 2002, Régis Débray công bố bài: Thực thể tôn giáo: các định nghĩa và vấn đề làm rõ hơn thuật ngữ thực thể tôn giáo và chỉ ra ba đặc tính của nó: (1) Là thực thể nhận biết và thừa nhận của tất cả mọi người; (2) Là thực thể không bị xét đoán về bản chất, trạng thái luân lý
và đạo đức cũng như nhận thức lý luận khi thừa nhận; (3) là thực thế mang tính toàn thể
Tại Việt Nam, qua bài viết “Một số lý thuyết nghiên cứu tôn giáo
đương đại” Nghiên cứu tôn giáo, số 02 (170), 2018 của tác giả Nguyễn Phú
Lợi cho rằng: Trước đây cách tiếp cận của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề tôn giáo chủ yếu dưới góc độ là hình thái ý thức xã hội, thậm chí còn đồng nhất tôn giáo với ý thức hệ Một ví dụ điển hình là trong tập bài giảng về tín ngưỡng, tôn giáo dành cho lớp cao cấp lý luận chính trị của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1997, viết: “Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng
về bản chất, tôn giáo chỉ là hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội” Sau khi có sự đổi mới về công tác tôn giáo (đánh dấu bằng sự ra đời
Trang 30Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị); vấn đề tôn giáo được nhận thức lại rằng: tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức xã hội mà còn là một thực thể xã hội đúng theo tinh thần của chủ nghĩa Mác-Lênin.Việc nghiên cứu tôn giáo với tư cách là một thực thể xã hội của giới nghiên cứu ở Việt Nam qua hai giai đoạn gắn với hai mô hình lý thuyết “tứ tố” (bốn yếu tố) và lý thuyết “ ngũ tính” (năm tính chất) Cụ thể như sau:
Mô hình lý thuyết “tứ tố”: Đặng Nghiêm Vạn là người đầu tiên coi tôn
giáo là một “thực thể” khách quan của xã hội trong cuốn Bước đầu tìm hiểu đạo Cao Đài, xuất bản năm 1995 Theo ông, quan điểm này đã được K Marx khẳng định qua luận điểm nổi tiếng: “Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo” và được các nhà tôn giáo học quyền uy như M Weber, É.Durkhiem thừa nhận Theo tác giả, sở dĩ coi tôn giáo là một thực thể xã hội, bởi vì nó
“mang tính cộng đồng, tính xã hội”. Hơn nữa, ông còn cho rằng: “Trong tôn giáo có vấn đề ý thức hệ, nhưng cũng không hẳn chỉ là ý thức hệ, mà còn gắn với văn hóa với lối sống của nhà tôn giáo học dân tộc, từng khu vực” Tán thành quan điểm của nhà tôn giáo học người Pháp Y.Lambert, và người tôn giáo học ngưới Nga, G.V.Plekhanov, tác giả Đặng Nghiêm Vạn cho rằng một
tôn giáo gồm có bốn yếu tố cấu thành: “có một niềm tin, một nội dung, những
nghi thức, những quy chế về tổ chức, những kiêng cử của nó” Ông viết:
“một tôn giáo nào cũng bao gồm một hệ thống niềm tin, được hình thành
do những tình cảm thông qua những hành vi tôn giáo biểu hiện rất khác nhau,…được quy định bởi một nội dung mang tính siêu thực (hay siêu nghiệm), nhằm tập hợp những thành viên thành một cộng đồng có tính xã hội” Theo tác giả, một cộng đồng tôn giáo bao giờ cũng có hai bộ phận:
những người quản lý điều hành theo thiết chế được định ra (tổ chức quản lý hay gọi là tổ chức giáo hội) và những tín đồ thường Thuyết “tứ tố” (tức bốn yếu tố: niềm tin, nội dung hay giáo lý, giáo luật; nghi lễ hay thực hành
Trang 31đức tin và cộng đồng) trên đã được tác giả phân tích khá sâu sắc trong cuốn sách Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2003
Quan điểm trên được hầu hết giới nghiên cứu trong nước thừa nhận và đã được dựa vào giảng dạy từ nhiều năm nay Tập Đề cương bài giảng về tín ngưỡng và tôn giáo (cùng cho các lớp bồi dưỡng kiến thức lý luận về tín ngưỡng
và tôn giáo (dùng cho các lớp bồi dưỡng kiến thức lý luận về tín ngưỡng và tôn
giáo) của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1997, viết: “Tôn giáo
là hình thái ý thức xã hội, đồng thời cũng là một thực thể xã hội” Cuốn những
đặc điểm cơ bản của một số tôn giáo lớn ở Việt Nam viết: “Tôn giáo vừa là một
hình thái ý thức xã hội, vừa là một hình thể xã hội Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, tôn giáo luôn phản ánh tồn tại xã hội” Tập bài giảng dành cho hệ
đào tạo lý luận chính trị của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh từ năm
2001 đến nay đều viết “Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, về bản chất, tôn giáo không chỉ là hình thái ý thức xã hội mà còn là một thực thể xã hội”
Nhìn chung, cách tiếp cận lý thuyết “thực thể tôn giáo” để nghiên cứu
đã khắc phục được cách nhìn nhận phiến điện về tôn giáo trên phương diện là một “hình thái ý thức xã hội” Mặc dù cách tiếp cận tôn giáo theo thuyết thực thể với bốn yếu tố (niềm tin; giáo lý, giáo luật; nghi lễ và tổ chức) này được giới khoa học Việt Nam và luật pháp Việt Nam thừa nhận phổ biến Tuy nhiên, nó chưa được làm rõ về mặt lý thuyết Nói cách khác tiếp cận tôn giáo theo thuyết “bốn yếu tố”, trên thực tế mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra các cấu trúc trong cấu thành của một tôn giáo, nghĩa là cái nội tại bản thân tôn giáo chứ chưa thấy được tôn giáo là một tiểu hệ thống bên cạnh các tiểu hệ thống khác của tổng thể xã hội
Mô hình thuyết “ngũ tính”: Trước đây, tôn giáo được nhìn nhận tôn
giáo không chỉ là một hình thái ý thức xã hội nhưng nghiên cứu tôn giáo ở
Trang 32Việt Nam đã có quan điểm đổi mới với việc nhìn nhận tôn giáo là một thực thể xã hội đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhận thức xã hội, về vấn
đề tôn giáo đã được nâng cao Thậm chí ngày nay không chỉ người ta nhìn nhận tôn giáo với tư cách là “một thực thể khách quan của xã hội” Mà còn là
“một một nguồn lực trí tuệ”, “một nguồn lực xã hội”, “một nguồn vốn xã hội”
có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội Rõ ràng, với cách nhìn nhận như vậy thì việc tiếp cận tôn giáo theo thuyết “tứ tố” sẽ không thỏa mãn được yêu cầu, đòi hỏi của tôn giáo trong xã hội hiện đại Vì thế, một số nhà tôn giáo học đặt lại vấn đề cần có cách tiếp cận thực thể tôn giáo một cách thực tế hơn và rộng lớn hơn Người nêu lên vấn đề này là tác giả Nguyễn Quốc Tuấn, khi ông cho rằng, việc nhìn nhận tôn giáo là một thực thể khách quan của xã hội đã được các nhà khoa học Việt Nam như Đặng Nghiêm Vạn,
Nguyễn Duy Hinh đề cập tới, nhưng chưa làm rõ nội hàm của nó
Từ cách đặt vấn đề đó, qua các bài viết: Tiếp cận hệ thống về thực thể tôn giáo và triển khai lý thuyết thực thể tôn giáo đăng trên tạp chí nghiên cứu Tôn giáo số tháng 3 và tháng 10 năm 2014, dựa vào các công trình nghiên cứu
lý luận của các học giả Phương Tây, Nguyễn Quốc Tuấn đã làm rõ nội hàm lý thuyết thực thể tôn giáo Theo đó một thực thể tôn giáo được xem là một tiểu
hệ thống trong tổng thể xã hội, bao gồm năm đặc tính (ngũ tính), để phân biệt
nó với thực thể xã hội khác theo hai chiều thời gian và không gian, một thuộc
về lịch sử và bốn thuộc về thiết chế xã hội
Theo đó, thực hiện tôn giáo vừa là một thực thể lịch sử (hay tính lịch sử), đồng thời là một thực thể xã hội với bốn đặc tính: tính tập thể, tính vật thể hay tính tài liệu, tính biểu tượng, và tính trải nghiệm và nhạy cảm Năm đặc tính đó đều song tồn không thể chia tách hay phân biệt theo thứ tự thời gian lẫn vị trí không gian cao thấp như một thực thể xã hội Chúng tạo thành một
hệ thống trong tổng thể xã hội Theo tác giả một xã hội có thể chia làm năm
Trang 33tiểu hệ thống cơ bản: (1) kinh tế, (2) văn hóa, (con người sáng tạo), (3) nhà nước - thể chế chính trị, (4) tôn giáo (tâm linh), (5) hệ sinh thái và môi trường Năm tiểu hệ thống này không tồn tại riêng rẽ mà chúng có sự liên hệ, tương tác và xung đột, biểu lộ bằng sự cân bằng hoặc mất cân bằng tùy thời điểm và không gian lịch sử Năm tiểu hệ thống này đến lượt nó lại là một hệ thống của các hệ thống dưới cho đến các hệ thống vi mô, có nghĩa, chỉnh thể
xã hội là một cấu trúc tổng thể mà mỗi hệ thống nhỏ hơn là một thực thể xã hội của tổng thể
Như vậy, thực thể tôn giáo là một khái niệm dùng để chỉ toàn bộ thực thể tôn giáo tồn tại trong lịch sử đồng thời là một thiết chế và kết cấu của đời sống xã hội, chịu tác động từ các mối quan hệ và tương tác với các thiết chế
xã hội khác Thực thể xã hội là một tiểu hệ thống có vai trò trong hệ thống xã hội tổng thể, có một cấu trúc riêng so với các tiểu hệ thống khác, nhưng có quan hệ tương tác (cả chiều thuận lẫn chiều nghịch) đối với các tiểu hệ thống khác: tôn giáo và chính trị, tôn giáo và kinh tế, tôn giáo và giáo dục, tôn giáo
và sức khỏe…Khi xác định tôn giáo như một thực thể xã hội gồm “ngũ tính” (5 tính chất): tính lịch sử, tính tập thể, tính vật chất, tính biểu tượng, tính trải nghiệm và nhạy cảm, có nghĩa là một thực thể tôn giáo, nhìn theo hệ thống luận là một tiểu hệ thống của tổng thể xã hội Ở cấp độ tiểu hệ thống, có thể coi thực thể tôn giáo được phân tích như một tổng thể xã hội, nhưng tự thân,
nó cũng là một cấu trúc được vận hành trên bốn nguyên tắc tương tác với các tiểu hệ thống khác như một quan hệ chỉnh thể, trên cơ sở tổ chức của chính nó
và của cả hệ thống xã hội, trong mối quan hệ nhân quả và đan chéo, phức tạp, làm nên phức hợp tôn giáo - văn hóa - chính trị của tổng thể xã hội.
Như vậy, lý thuyết thực thể tôn giáo đã và đang được áp dụng nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay bao gồm hai mô hình: mô hình thuyết “tứ tố” và mô hình thuyết “ngũ tính” Đây không phải là hai mô hình tách biệt nhau, mà là
Trang 34sự tiếp nối trong nghiên cứu nhằm làm rõ hơn tôn giáo với tư cách là một thực thể xã hội Nghiên cứu thực thể tôn giáo theo thuyết “tứ tố” sẽ có điều kiện đi sâu làm rõ các yếu tố tạo thành cái tôn giáo nói chung hay của một tôn giáo cụ thể nói riêng Trong khi, nghiên cứu thực thể tôn giáo cụ thể nói riêng Trong khi, nghiên cứu thực thể tôn giáo theo thuyết “ngũ tính” sẽ có điều kiện đi sâu làm rõ các yếu tố tạo thành tôn giáo với tư cách là tiểu hệ thống trong các mối quan hệ với các thực thể xã hội khác (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, môi trường), của tổng thể xã hội Hai mô hình lý thuyết này đã và đang được nghiên cứu để bổ trợ cho nhau góp phần nghiên cứu sâu hơn về tôn giáo nói chung và phát huy giá trị tích cực của tôn giáo nói riêng cho sự nghiệp phát triển đất nước
1.2.3.2 Lý thuyết thế tục hóa
Nghiên cứu bài viết của tác giả Nguyễn Phú Lợi “Một số lý thuyết
nghiên cứu tôn giáo đương đại” trên tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 02
(170), 2018, trang 3-20, chúng tôi nhận thấy rằng: Thế tục hóa là thuật ngữ do giới nghiên cứu tôn giáo Phương Tây sử dụng nhằm chỉ một xu hướng về con người, về thế giới trần gian, thế giới hiện tại của con người Thế tục hóa xuất hiện cùng với phong trào Cải cách tôn giáo, đặc biệt từ trào lưu thế kỷ Ánh sáng với các nhà tư tưởng khẳng định sự thắng thế của khoa học đối với thần học
Những nhà tư tưởng lớn của thế kỷ 19,20, như: Auguste Comte, Herbert Spencer, Karl Marx, Émile Durkheim, Max Weber, và Sigmund Freud, tất cả đều tin rằng với sự phát triển của xã hội công nghiệp, tôn giáo sẽ mất dần tầm quan trọng và sẽ không còn có ý nghĩa đối với xã hội hiện đại Lý thuyết thế tục hóa về sự suy tàn của tôn
giáo tập trung vào hai luận điểm chính: Một là, sự hình thành một thế giới quan duy lý dẫn đến sự xói mòn niềm tin tôn giáo Hai là, sự
chuyên biệt hóa chức năng xã hội trong xã hội công nghiệp dẫn đến sự
Trang 35suy yếu chức năng của các tổ chức tôn giáo đối với đời sống xã hội và
hệ lụy của nó là sự suy yếu của chính tôn giáo [60]
Tuy nhiên, theo quan điểm của các nhà lý luận của thuyết thế tục hóa đương đại, thế tục là sự chuyển giao quyền lực từ tổ chức tôn giáo cho tổ chức thế tục, bao gồm hai khía cạnh: chủ quan và khách quan Khía cạnh chủ quan liên quan đến tư tưởng tôn giáo, cảm giác và hình ảnh thu được từ sự hiểu biết
về sự vật trên thế giới khiến cho tôn giáo không còn tồn tại như một lực lượng độc lập, hoặc chỉ giới hạn ở sự thờ phụng cái siêu việt trừu tượng Điều đó dẫn đến tình trạng con người thực hiện các nghĩa vụ, giải quyết và tổ chức cuộc sống hàng ngày không cần đến thần thánh Nói đúng hơn là con người
đã dành lại vị trí trung tâm thay vì Chúa để có thể quyết định vận mệnh của mình Về khách quan, thế tục hóa là quá trình bộ máy tôn giáo, các tổ chức và nghi lễ tôn giáo đi váo cuộc sống công cộng như trong giáo dục, lập pháp, hành chính và chính phủ Nó làm giảm bớt vai tròcủa giới luật và nghi thức tôn giáo trong hoạt động hằng ngày của cá nhân và nhóm xã hội Như vậy theo quan điểm thế tục mới, trong khi nhận thấy sự gia tăng ổn định của thế tục hóa, nó vẫn nhấn mạnh đến sự tác động của tôn giáo đến xã hội hiện đại ở những mức độ đậm nhạt khác nhau
Tại Việt Nam, lý thuyết thế tục hóa đã được giới nghiên cứu áp dụng từ lâu trong nghiên cứu tôn giáo và đã đạt được những thành tựu nhất định Theo Nguyễn Thị Minh Ngọc, lý thuyết thế tục hóa đương đại có ba mô hình chủ đạo Mô hình thứ nhất cho rằng, trong xã hội hiện đại, các giá trị tôn giáo không nhất thiết làm cho tôn giáo suy giảm trong xã hội, mà nó vẫn có vai trò nhất định trong xã hội hiện đại Mô hình thứ ba: thế tục hóa là sự tự giới hạn
mở đường cho sự hồi sinh hoặc đổi mới tôn giáo mà là cho người có đức tin gắn ý tưởng và thực hành tôn giáo của họ với thế giới trần tục nhằm khẳng định tầm quan trọng của sự linh thiêng
Trang 36Nhìn chung, lý thuyết thế tục hóa đương đại xem xét tôn giáo ở hai góc độ: thứ nhất, sự suy giảm quyền lực tôn giáo trong đời sống cá nhân, thể hiện
ở sự suy giảm niềm tin tôn giáo giáo cá nhân, giảm sút sự tham gia hoạt động tôn giáo cá nhân diễn ra khá phổ biến trên thế giới Thứ hai, tôn giáo hòa nhập vào đời sống xã hội Thế tục hóa diễn ra hai phương diện: về thể chế là sự tách tôn giáo khỏi chính trị (nhà nước), khỏi các lĩnh vực công, và trong thực hành niềm tin tôn giáo là sự giảm bớt tính thiêng, nhập thế sâu hơn vào đời sống xã hội Thế tục hóa còn diễn ra trên ba cấp độ: cá nhân, tổ chức và xã hội Ở cấp độ cá nhân, là sự giảm sút thực hành tôn giáo và niềm tin truyền thống, được thể hiện ở những mức độ khác nhau của các chiều kích tôn giáo khác nhau Ở cấp độ tổ chức, thể hiện sự tác động của các định chế và ứng xử
xã hội vào tôn giáo Ở cấp độ xã hội, là quá trình tách nhà nước (chính trị), giáo dục, luật pháp, kể cả đạo đức khỏi giáo hội, nhà thờ tôn giáo, tôn giáo Tóm lại, lý thuyết thế tục hóa đương đại đưa ra một “mô hình mới”, theo đó, tôn giáo không còn chiếm ưu thế trong xã hội hiện đại, song nó cũng không bị mất đi hoàn toàn Thế tục hóa không phải là quá trình đơn hướng mà
là một quá trình đa hướng và phức tạp, trong khi xuất hiện một số hiện tượng chứng tỏ sự suy giảm của tôn giáo, cũng xuất hiện các hiện tượng ngược lại, điển hình là sự xuất hiện và bùng phát của các hiện tượng tôn giáo mới Những biến đổi và sự đa dạng của tôn giáo trong quá trình thế tục hóa, một mặt thể hiện sự suy giảm sự ảnh hưởng của tôn giáo trong đời sống xã hội, mặt khác chứng tỏ tôn giáo đang tự điều chỉnh để thích nghi với xã hội hiện đại Thế tục không làm cho tôn giáo mất đi, nhưng diện mạo của nó có nhiều thay đổi, xuất hiện định hướng giá trị đa dạng, cục diện tôn giáo thống trị bị thay đổi bởi trạng thái đa dạng háo, tạo cơ hội cho các tôn giáo, nhất là tôn giáo nhóm nhỏ bình đẳng trước nhà nước (pháp luật) các tổ chức tôn giáo ứng
xử với nhau trên tinh thần khoan dung và tự do cạnh tranh, tôn giáo không chỉ
Trang 37mất đi sự độc quyền cung cấp các gái trị mà còn phải cạnh tranh với các tổ chức phi tôn giáo trong xã hội hiện đại
1.3 MỘT SỐ THUẬT NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
- Thuật ngữ “Vùng”: Vùng là thuật ngữ địa lý được sử dụng theo nhiều
cách khác nhau tùy theo từng ngành khác nhau Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án, khái niệm Vùng hoặc Vùng TNB) được hiểu: là diện tích trung bình của một vùng đất hoặc theo cách hiểu thông thường, một vùng là một bộ phận giới hạn của không gian trái đất
- Khái niệm “Tôn giáo”: Thuật ngữ “Tôn giáo” có rất nhiều định nghĩa,
Từ Điển Tôn Giáo của tác giả Marguerite-Marie Thiollier, do Lê Diên dịch từ
nguyên bản tiếng Pháp, đã đưa ra định nghĩa về tôn giáo như sau: Tôn giáo bao hàm, một mặt, một sự tìm kiếm sự thật về nguồn gốc của thế giới và cứu cánh của nó, về nguồn gốc con người và những quan hệ của nó với thần thánh, mặt khác, một tập hợp những tín ngưỡng, một nhu cầu thương yêu và xúc cảm, một quan hệ hài hòa giữa vũ trụ vi mô và vũ trụ vĩ mô; nó
là sự thể hiện của cái thiêng và sự tổ chức những nghi thức cá nhân và xã hội theo định chế
Tại Việt Nam, thuật ngữ “tôn giáo” được định nghĩa rất ngắn gọn trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo như sau: “Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức” [75, tr.08]
- Khái niệm “Phật giáo”: Phật giáo là một “tôn giáo” được thiết lập nên
bởi đức Phật Thích Ca, vì phúc lợi của chúng sanh, vì hạnh phúc của chúng sanh
và vì sự tiến bộ của thế giới con người nhằm hướng dẫn và phát triển con người bằng cách làm cho thân tâm trong sạch (thông qua con đường đạo đức); làm cho thân tâm bình lặng (thông qua con đường thiền tập), và làm khai sáng tâm linh con người (thông qua con đường trí tuệ) Phật giáo là một tôn giáo chủ trương
Trang 38sự thực hành của chính bản thân mỗi người Chỉ có mình mới thực hành mình, giải quyết vấn đề tâm linh và những đau khổ của mình và chính mình giải thoát cho mình Và sau đó, giúp đỡ người khác đi theo con đường đạo vì lòng
từ bi và để tu dưỡng thêm lòng từ bi đối với họ
- Khái niệm “hệ phái Nam tông” và “hệ phái Bắc tông”: Tên gọi Nam
tông, Bắc tông đã cho thấy sự khác biệt rõ nét của hai tông phái Phật giáo lớn nhất tại Việt Nam Tuy nhiên, dù có sự khác biệt về cách thức tu tập, giáo lý, nhưng Nam tông và Bắc tông vẫn có sự tương đồng cơ bản Điều này cho thấy, Phật giáo cho dù có phân chia về hình thức, nhưng vẫn chung một tôn chỉ, đó là sự giác ngộ tuyệt đối để thoát khỏi sự luân hồi, thoát khỏi vòng sinh
tử Những điểm tương đồng của hai hệ phái có thể tóm tắt như sau:
Một là, cả Nam tông và Bắc tông đều nhìn nhận Đức Phật là bậc đạo
sư, là người thầy đầu tiên của Phật giáo Đức Phật là người khai ngộ trí tuệ cho con người, chỉ ra cho con người con đường giác ngộ, từ bỏ được sân si để
đi đến giải thoát; là một nhà tư tưởng chứ không phải là một vị thần có nhiều quyền năng
Hai là, cả hai tông phái đều phủ nhận về đấng tối cao sáng tạo và ngự
trị thế giới Điều này khác với nhiều tôn giáo hữu thần khác Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, Phật giáo là một hệ tư tưởng triết học chứ không phải là một tôn giáo, hoặc đó là tôn giáo vô thần
Ba là, Nam tông hay Bắc tông đều chấp nhận và hành trì giáo lý Tứ
thánh đế, Bát chánh đạo, Duyên khởi, Thập nhị nhân duyên…; đều chấp nhận Tam pháp Ấn: khổ, không, Vô ngã; đều chấp nhận con đường tu tập: Giới, Định, Tuệ
Sự tương đồng giữa Bắc tông và Nam tông là nền móng căn bản của của giáo lý nhà Phật, là cơ sở tất yếu để hai hệ phái tồn tại và phát triển Nhưng theo sự phát triển của mình, hai hệ phái với sự khác biệt mà phần lớn
về bề nổi, đã bộc lộ rõ những ưu điểm cũng như hạn chế của mình
Trang 39- Khái niệm “Đời sống xã hội”: Khi bàn đến về thuật ngữ “đời sống xã
hội”, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà cách tiếp cận đưa ra những luận giải thích khác nhau về thuật ngữ này Tuy nhiên, thuật ngữ “Đời sống xã hội” cũng đã có rất nhiều tài liệu đã đề cập đến; cụ thể theo tác giả Lương Văn Úc có quan niệm rằng:
Đời sống xã hội được hiểu là tổng thể các hiện tượng phát sinh do sự tác động lẫn nhau của các chủ thể xã hội và cộng đồng tồn tại trong những không gian nhất định, là tổng thể hoạt động của xã hội nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người Thông qua các hoạt động của các
bộ phận cấu trúc xã hội, mỗi cá nhân bằng nổ lực của mình tạo dựng cuộc sống riêng cho mình Cuộc sống của cá nhân trước hết phụ thuộc vào chính bản thân họ như: sức khỏe, trí thông minh, nhân cách, sự cần cù, bền bỉ trong học tập và lao động, các đặc tính tâm lý cá nhân Tiếp đó phụ thuộc vào môi trường và hoàn cảnh xã hội như: gia đình, xóm làng, nhà trường, các tổ chức xã hội, chế độ chính sách và pháp luật của Nhà nước, sự phát triển kinh tế xã hội và các điều kiện sống
và làm việc [85, tr.192]
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi hiểu: Đời sống xã hội là tổng thể các hiện tượng phát sinh do sự tác động lẫn nhau của các chủ thể xã hội và cộng đồng tồn tại trong những không gian và thời gian nhất định, là tổng thể hoạt động của xã hội nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người Theo cách hiểu này, đời sống xã hội là một phạm trù rất rộng lớn, nhưng trong phạm vi luận
án, chúng tôi tiếp cận đời sống xã hội trên 03 phương diện cơ bản đó là: đời sống kinh tế - xã hội, đời sống chính trị và đời sống văn hóa - xã hội, cụ thể như sau:
Đời sống kinh tế - xã hội: bao gồm tổng thể các điều kiện về kinh tế -
xã hội, hệ thống các chính sách kinh tế, chính sách xã hội cũng như quá trình
Trang 40triển khai thực hiện, áp dụng chúng trong thực tế xã hội Nền kinh tế - xã hội phát triển năng động, bền vững sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho các tầng lớp nhân dân Ngược lại, khi nền kinh tế
- xã hội phát triển chậm, thiếu bền vững sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống cho đối tượng này
Đời sống chính trị: là toàn bộ các yếu tố tạo nên đời sống chính trị của
đất nước nói chung, của mỗi địa phương nói riêng ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, gồm đời sống chính trị, hệ thống các chuẩn mực chính trị, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, của các cấp ủy Đảng ở địa phương và quá trình tổ chức thực hiện chúng; các quan hệ chính trị và ý thức chính trị; hoạt động của hệ thống chính trị; cùng với đó nền dân chủ xã hội và bầu không khí chính trị - xã hội
Đời sống văn hóa - xã hội: là môi trường gắn liền với một phạm vi
không gian - xã hội nhất định, nơi các cá nhân và cộng đồng xã hội tổ chức các hoạt động sống, lao động, sinh hoạt, cùng nhau tạo dựng, thừa nhận và chia sẻ các giá trị văn hóa, ngôn ngữ, lối sống, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng
- Khái niệm“tu sĩ”: Nghiên cứu Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam chúng tôi không thấy đề cập đến thuật ngữ “tu sĩ” mà chỉ đề cập đến “nhà tu
hành” Do đó, khi nghiên cứu tài liệu Bách khoa toàn thư mở có định nghĩa:
“Tu sĩ hay nhà tu hành, thầy tu là người tu dưỡng tôn giáo khổ hạnh, sống
một mình hoặc với một nhóm các thầy tu khác trong tu viện Thầy tu có thể là người cống hiến cuộc đời mình để phụng sự chúng sinh hoặc là một người tu hành khổ hạnh tránh xa trần thế để sống cuộc sống cầu nguyện và chiêm nghiệm cuộc đời” Tuy nhiên, chúng tôi nhận định rằng định nghĩa trên chỉ
mang tính tương đối và chưa hoàn toàn phù hợp với từng tôn giáo cụ thể Bởi
vì không phải tôn giáo nào cũng “khổ hạnh” và không phải tu sĩ nào cũng