1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN HIỆP ĐỨC QUẢNG NAM TỪ 1996 ĐẾN 2005

29 576 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 38,75 KB

Nội dung

CHỦ TRƯƠNG SỰ CHỈ ĐẠO XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN HIỆP ĐỨC QUẢNG NAM TỪ 1996 ĐẾN 2005 1.1. Chủ trương của Đảng bộ huyện Hiệp Đức về xoá đói giảm nghèo từ 1996 đến 2005 1.1.1. Điều kiện tự nhiên xã hội thực trạng đói nghèohuyện Hiệp Đức - Về điều kiện tự nhiên Huyện Hiệp Đức nằm trên trục toạ độ địa lý từ15 o 22 ’ 12 ’’ đến 15 o 38 ’ 44 ’’ vĩ độ Bắc, từ 107 o 84’40 ’’ đến 108 0 00’08” kinh độ Đông; là một huyện miền núi. Diện tích tự nhiên là 49.177 ha, gồm có 11 xã, thị trấn, trong đó có 2 xã miền núi cao là Phước Gia, Phước Trà. Địa hình chung toàn huyệndạng chuyển tiếp giữa trung du miền núi với địa hình phức tạp, độ chênh lớn. Độ cao trung bình là 200- 300m, độ dốc bình quân là 16-25 o . Toàn huyện có 3 dạng địa hình chủ yếu là dạng núi, dạng gò đồi, dạng đồng bằng thung lũng. Dạng núi chiếm 50% diện tích tự nhiên, có độ dốc lớn (nhiều nơi trên 30 o ). Dạngđồi chiếm khoảng 35% diện tích, độ dốc thay đổi từ 5- 10 o . Dạng đồng bằng thung lũng chiếm 15% diện tích, độ dốc thay đổi từ 5-10 o . Hệ thống sông suối trong huyện rất dày nhưng phân bố không đều. Lòng sông hẹp, mùa mưa lưu lượng tăng, mùa khô cạn kiệt. Do các sông suối đều có độ đốc lớn nên vào mùa mưa tiềm ẩn nguy cơ lũ quét rất lớn. Khí hậu ở Hiệp Đức mang đặc trưng chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm là 25 o C. Hàng năm có trên 1700 giờ nắng. Lượng mưa hàng năm trên 2000mm. Độ ẩm không khí trung bình 80%. Biên độ chênh lệch nhiệt giữa ngày đêm không lớn, cùng với số giờ nắng cao tạo điều kiện cho cây trồng phát triển. Song do lượng mưa tập trung chủ yếu vào tháng 9,10 (chiếm 50%- 72% lượng mưa hàng năm) nên thường gây lũ lụt lớn. Từ tháng 2 đến tháng 7 hàng năm thường xảy ra hạn hán kéo dài, gây ảnh hưởng không nhỏ đến mùa vụ. Về giao thông: Hiệp Đức có trục giao thông chính là Quốc lộ 14E dài 36km từ Việt An (Bình Lâm) đến Bà Huỳnh (Phước Trà). Đây là trục quốc lộ nối liền liền giữa quốc lộ 1A đường Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có các tuyến đường giao thông liên huyện, liên xã. Giao thông đường thuỷ ở Hiệp Đức cũng khá thuận lợi với tuyến sông Tranh nối liền với sông Thu Bồn xuôi về Hội An. Trên địa bàn huyện Hiệp Đức có 8 loại đất, trong đó, đất đỏ vàng trên đá sét biến chất (F3 chiếm 47% diện tích) rất thích hợp cho cây trồng lâu năm, cây ăn quả cây công nghiệp nhưng dễ bị xói mòn, rửa trôi. Đất đỏ vàng trên đá Macma acid chiếm 30% tổng diện tích, thích hợp cho việc phát triển, tái sinh rừng. Đất phù sa được bồi (F6) đất phù sa ngoài suối (F9) chiếm 5% diện tích, phù hợp với trồng các loại hoa màu lúa nước. Thảm thực vật ở Hiệp Đức khá phong phú. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý như: gỗ sến, lim…(trữ lượng gỗ là 1.108.118 m 3 ) nhiều loại lâm dược quý như trầm hương,sa nhân, đỗ trọng . Trong lòng đất Hiệp Đức có các loại khoáng sản như: than đá ở Hiệp Hoà, đá vôi ở Bà Huỳnh , đất cao lanh ở Quế Thọ, vàng sa khoáng rải rác ở ven sông suối. Nhìn chung, với địa hình phức tạp, thổ nhưỡng nghèo nàn, diện tích chủ yếu là rừng đất trống đồi trọc, khí hậu tương đối khắc nghiệt cùng với các điều kiện phục vụ sản xuất của nhân dân còn hạn chế nên có tác động rất lớn đến quá trình phát triển của huyện Hiệp Đức. Nhưng với lợi thế khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp, kết hợp với lợi thế về lâm nghiệp vị trí chiến lược quan trọng của huyện, Hiệp Đức có đủ điều kiện để đẩy mạnh sản xuất, phát triển mọi mặt về kinh tế xã hội. - Về điều kiện xã hội: Trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 Hiệp Đức là phần đất thuộc phủ Thăng Bình huyện Quế Sơn. Từ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến trước năm 1985 Hiệp Đức đã trải qua nhiều lần sát nhập vào các huyện khác nhau như: Thăng Bình, Tiên Phước, Quế Sơn, Phước Sơn. Tháng 12 năm 1985, xuất phát từ đặc điểm tình hình cụ thể theo nguyện vọng của đông đảo nhân dân, Chính phủ đã quyết định thành lập huyện Hiệp Đức, gồm 10 xã 1 thị trấn. Tính đến cuối năm 1999, dân số Hiệp Đức là 37.515 người với 8328 hộ. Mật độ dân số là 76 người/km 2 . Người Kinh chiếm 94,54% dân số. Số người trong độ tuổi lao động là 20.317 người (chiếm 54,14% dân số toàn huyện), trong đó có khả năng lao động là 19.870 người (chiếm 52,96%). Nằm sâu ở phía tây Hiệp Đức có 2 xã Phước Gia Phước Trà, là địa bàn sinh sống của của đồng bào Bhnoong (dân tộc Giẻ Triêng) Cadoong, chiếm 5,46% dân số toàn huyện. Đây là khu vực xa trung tâm, nghèo nàn, lạc hậu nhất huyện. Về kinh tế, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, hơn 80% (năm 2000) với 91,6% lao động nông nghiệp. Lâm nghiệp có một vị trí quan trọng trong cơ cấu tổng thể các ngành kinh tế. Hiện nay toàn huyện có 16.256ha rừng tự nhiên 1.515 ha rừng trồng. Các ngành tiểu thủ công nghiệp công nghiệp nhìn chung là quy mô nhỏ bé, phát triển chậm, chủ yếu là xay xát gạo, ép đường thủ công, ép dầu lạc chế biến nông lâm sản tại địa ph- ương như: sản xuất dầu thực vật, gia công song mây xuất khẩu sản xuất hàng mộc dân dụng . Về tình hình chính trị, Hiệp Đức là vùng đất có truyền thống đấu tranh cách mạng, đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vì những thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hiện nay, Đảng bộ nhân dân Hiệp Đức đang đoàn kết, nỗ lực khắc phục khó khăn, giữ vững ổn định chính trị trật tự xã hội, tập trung phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, với âm mưu diễn biến hoà bình của kẻ thù, đòi hỏi cán bộ, đảng viên, nhân dân đề cao cảnh giác, đoàn kết, phấn đấu xây dựng Hiệp Đức phát triển ổn định giàu mạnh . Về tình hình xã hội: trong những năm qua, Hiệp Đức đã chú trọng thực hiện hiệu quả nhiều chính sách xã hội như xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ vàng tiết kiệm cho các gia đình chính sách, chi nhiều tỷ đồng cho chương trình XĐQN . Tuy nhiên, bên cạnh đó, thực trạng gia tăng các tệ nạn xã hội, phân hoá giàu nghèo . đang tồn tại là vấn đề bức xúc, cần tập trung giải quyết hiện nay. Về văn hoá: Hiệp Đức là vùng đất hiếu học, trong thời phong kiến đã có nhiều người đỗ đạt cao. Hiện nay, nhiều con em của huyện đã đang học tại nhiều trường đại học lớn trên cả nước. Đây là nguồn nhân lực quan trọng, đáp ứng yêu cầu phát triển của Huyện trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt lịch sử đấu tranh gian khổ đã hình thành con người Hiệp Đức với nét tính cách: kiên trì, bền bỉ, chịu thương, chịu khó, dám đương đầu với mọi thử thách. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nền sản xuất nông nghiệp, con người nơi đây cũng ít nhiều mang tưởng tiểu nông, kém năng động, quen thụ động, trông chờ, ỷ lại . Điều này cản trở không nhỏ đến quá trình phát triển sản xuất ở Huyện, đặc biệt là trong thực hiện các mô hình kinh tế mới. Mặc dù điều kiện tự nhiên, xã hội có nhiều khó khăn nhưng thuận lợi vẫn là cơ bản. Đây chính là tiền đề quan trọng để Hiệp Đức nỗ lực phấn đấu xây dựng thành một huyện: “vững về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, có đời sống vật chất văn hoá của nhân dân phát triển” [8,49]. - Thực trạng đói nghèohuyện Hiệp Đức: + Một số tiêu chí đánh giá đói nghèo Căn cứ vào mức sống thực tế của các địa phương, Bộ Lao động, Thương binh Xã hội đã công bố chuẩn nghèo giai đoạn 2001-2005 như sau: những người có thu nhập dưới mức quy định như sau được xếp vào nhóm hộ nghèo: Vùng đô thị là 150.000VNĐ/người/tháng (1,8 triệu/người/năm) tương đương với khoảng 0,33USD/người /ngày. Vùng nông thôn đồng bằng là 100.000VNĐ/người/tháng (1,2 triệu/người/năm). Vùng nông thôn miền núi là 80.000 VNĐ/người/tháng (0,96 triệu/người/năm). Ngoài tiêu chí xác định hộ nghèo, Việt Nam còn có tiêu chí xác định xã nghèo xã đặc biệt khó khăn. Xã đặc biệt khó khăn là xã dựa trên 5 tiêu chí sau: Một là, vị trí địa lý của xã xa trung tâm kinh tế-xã hội, xa đường quốc lộ, giao thông đi lại khó khăn. Hai là, môi trường xã hội chưa phát triển, trình độ dân trí thấp, còn nhiều tập tục lạc hậu Ba là, trình độ sản xuất lạc hậu, chủ yếu mang tính tự cấp, công cụ thô sơ Bốn là, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, mức sống thấp. Năm là, hạ tầng cơ sở chưa phát triển, chưa đủ các công trình thiết yếu như điện, đường giao thông, trường học, trạm xá, nước sạch, chợ xã… Xã nghèo là xã dựa trên 2 tiêu chí sau: Tỉ lệ hộ nghèo trên 25%, chưa đủ 3 trên tổng số 6 công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu (điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế, chợ nước sạch). + Thực trạng đói nghèohuyện Hiệp Đức. Hộ đói nghèo: Để đánh giá đúng thực trạng đói nghèoHiệp Đức phải căn cứ vào 2 tiêu thức: thu nhập khả năng tiếp cận, hưởng thụ các dịch vụ xã hội. Bởi vì đây là 2 tiêu thức cơ bản, phản ánh trực tiếp mức sống hay mức độ thực hiện các nhu cầu cơ bản, tối thiểu của đời sống, làm cơ sở xác định chuẩn mực, giới hạn hộ đói nghèo. Về tiêu thức thu nhập: căn cứ vào chuẩn nghèo được Bộ Lao động, Thương binh Xã hội công bố mức sống thực tế của địa phương, tỉnh Quảng Nam đã xác định chuẩn đói nghèo với hộ dân cư sinh sống trên địa bàn Tỉnh giai đoạn từ năm 1993 đến năm 1995 là: hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân dưới mức quy định như sau: Đối với khu vực thành thị là 70.000VNĐ/người/tháng (0.84 triệu/người/năm). Đối với khu vực nông thôn đồng bằng là 50.000 VNĐ /người/tháng (0,6 triệu/người/năm). Đối với khu vực nông thôn miền núi là 40.000VNĐ/người/tháng (0,48 triệu/người/ năm). Theo chuẩn nghèo đã được xác định ở trên, năm 1993 trên toàn huyện có 5052 hộ với 23.659 khẩu thuộc diện đói nghèo chiếm tỷ lệ 66,67% dân số toàn huyện, trong đó có 1859 hộ với 8516 khẩu thuộc diện đói, chiếm 23,97% [17, 1]. Năm 1995 toàn huyện có 4320 hộ thuộc diện đói nghèo (chiếm 45,64% tổng số hộ) với số khẩu thuộc diện nghèo đói là 18.556 khẩu (chiếm 46,26% tổng số dân toàn huyện), trong đó có: 2869 hộ nghèo (chiếm 30,57%) 1451 hộ đói (chiếm 15,69%), 11.725 khẩu nghèo (chiếm 29,61%) 6831 khẩu đói (chiếm 16,65 %). Hai xã có tỷ lệ hộ đói nghèo cao nhất là xã Bình Lâm (889 hộ với 3645 khẩu) xã Quế Thọ (774 hộ với 3019 khẩu) [19, 15]. Về tiêu thức khả năng tiếp cận hưởng thụ các dịch vụ xã hội của người nghèo. Qua con số thống kê hàng năm của phòng Lao động, Thương binh Xã hội cho thấy tình trạng thiếu thốn khá toàn diện về khả năng tiếp cận hưởng thụ các dịch vụ xã hội của người dân Hiệp Đức. Năm 1991, toàn Huyện có trên 80% các hộ gia đình ở nhà tranh vách đất, tỉ lệ hộ có nhà ngói chỉ đạt 17% [11, 180]. Chỉ có 50% số xã có đường dây truyền thanh của huyện vươn tới, người dân chưa được tiếp cận với thông tin truyền hình [11, 180], mạng điện lưới quốc gia chưa được hạ thế, toàn huyện phải sử dụng đèn dầu. Cả huyện với diện tích 49177 ha dân số hơn 37000 người nhưng chỉ có 2 chợ hoạt động, không đáp ứng được yêu cầu trao đổi, mua bán của người dân. Về giáo dục, vẫn còn 6,2% phòng học phổ thông 26,6% phòng học mẫu giáo ở dạng tạm bợ tranh, tre, nứa [11, 191]. Trung bình 3,5 người dân mới có 1 người đi học. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng là 49,5%, tỉ lệ tiêm chủng cho trẻ em mới đạt 57%, tỉ lệ sốt rét là 4,4% [11, 192]. Đặc biệt, đến năm 1995, ở 2 xã Phước Gia, Phước Trà vẫn còn một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số chưa được định canh, định cư. Ở Phước Gia là 30 hộ, Phước Trà là 47 hộ [ 11, 190]. Xã nghèo: Cùng với xác định hộ đói nghèo, Đảng bộ huyện Hiệp Đức cũng đã xác định những xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn để tập trung giải quyết. “Toàn huyện có 2 xã nghèo 5 xã đặc biệt khó khăn” [18, 1]. Đó là các xã Bình Lâm, Bình Sơn, Thăng Phước, Quế Lưu, Hiệp Hoà, Phước Gia, Phước Trà. Đây đều là các xã có điều kiện thổ nhưỡng không thuận lợi, điều kiện giao thông chưa phát triển, xa trung tâm huyện. Ở các xã này, còn thiếu thốn rất nhiều, thậm chí là chưa có các cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế… tỷ lệ hộ nghèo chiếm khá cao, từ 25-30% số hộ. Những con số trên đã phác hoạ một bức tranh chung nhất về thực trạng đói nghèohuyện Hiệp Đức. Điều đó cũng cho thấy, đối với Đảng bộ huyện Hiệp Đức, XĐGN thật sự là một yêu cầu cấp bách, cần phải tập trung giải quyết. - Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèohuyện Hiệp Đức. Nghèo đóihuyện Hiệp Đức là hậu quả tổng hợp của nhiều nguyên nhân. Có thể phân chia thành 3 nhóm cơ bản sau: Một là, nhóm nguyên nhân do môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, xã hội không thuận lợi. Về môi trường tự nhiên không thuận lợi, đó là: đất đai ít màu mỡ, cằn cỗi, độ dốc lớn, bị ảnh hưởng của bom mìn, chất độc hoá học. Đây là nguyên nhân làm cho năng suất cây trồng, vật nuôi thấp, thu nhập người lao động không đủ ăn, không có điều kiện tái sản xuất mở rộng. Vị trí địa lý không thuận lợi, xa các trung tâm, giao thông cách trở, đi lại khó khăn cũng là nguyên nhân dễn đến đói nghèo ở huyện. Ngoài ra, đói nghèo còn do điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra hạn hán, lũ lụt. Bên cạnh đó, môi trường kinh tế thiếu thốn về giao thông, điện, nước… một mặt làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất, mặt khác làm cho người dân không có điều kiện tham gia nền kinh tế hàng hoá, đặc biệt là đối với 2 xã vùng sâu là Phước Gia Phước Trà. Ở đây vẫn đang tồn tại kiểu kinh tế tự cấp, tự túc, sản xuất lạc hậu: chọc lỗ, tỉa hạt… Môi trường xã hội vẫn còn tồn tại nhiều hủ tục như ma chay, cưới xin, cúng bái tốn kém; các vấn đề y tế, giáo dục, văn hoá chưa đáp ứng đủ yêu cầu, làm cho người dân không tiếp cận đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, học tập, đào tạo nghề… Hai là, nhóm nguyên nhân thuộc về chủ quan người nghèo. Đây là nhóm nguyên nhân cơ bản nhất, quyết định chủ yếu đến tình trạng nghèo đóihuyện Hiệp Đức, biểu hiện: Thứ nhất, nghèo đói do không có kinh nghiệm làm ăn, không biết cách sản xuất kinh doanh. Do vậy, hiệu quả lao động sản xuất thấp, kinh tế luôn ở tình trạng bấp bênh. Qua điều tra trong tổng số 2517 hộ đói nghèo năm 2001 có đến 693 hộ thiếu kinh nghiệm làm ăn, chiếm 27,53% [18, 1]. Thứ hai, nghèo đói do thiếu hoặc không có vốn. Đây là nguyên nhân rất quan trọng, vì thiếu vốn, người lao động không có điều kiện tham gia vào kinh tế. Qua điều tra như trên, có 280 hộ thiếu vốn, chiếm 11,12%. Thứ ba, nghèo đói do thiếu lao động, đông người ăn theo. Nguyên nhân này rơi vào những gia đình đông con, nhưng con còn nhỏ, do đó, người làm thì ít, người ăn thì nhiều, thu nhập không đủ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng. Vì vậy họ rơi vào đói nghèo. Thiếu lao động còn rơi vào những gia đình già cả, neo đơn, không nơi nương tựa. Đối với những gia đình này, Huyện phải thường xuyên dùng chính sách trợ cấp để bảo đảm cuộc sống cho họ. Qua điều tra, có tổng số 180/2517 hộ thuộc diện thiếu lao động, chiếm 7,15%, 567/2517 hộ đông người ăn theo, chiếm 22,52%. Ngoài ra, nghèo đói còn do không có việc làm, do gặp rủi ro, bệnh tật, do thiếu đất sản xuất do một bộ phận người dân mắc phải các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma tuý, thậm chí do chây lười lao động. Ba là, nhóm nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách như thiếu đồng bộ về chính sách đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn; chính sách khuyến nông, khuyến lâm, vốn tín dụng, đào tạo nghề; chính sách định cư… Bên cạnh đó, chính quyền đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN ở một số xã còn yếu về năng lực, trách nhiệm… Mỗi đối tượng đói nghèo có nguyên nhân riêng, có thể có một hoặc nhiều nguyên nhhân, việc phân loại chúng chỉ là tương đối. Thông thường, các nguyên nhân đan xen, tác động lẫn nhau. Do đó, để XĐGN có hiệu quả, phải tìm hiểu, xác định đúng nguyên nhân, đặc biệt là nguyên nhân cơ bản đối với từng đối tượng cụ thể. 1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ huyện Hiệp Đức về xoá đói giảm nghèo từ 1996 đến 2005 - Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xoá đói giảm nghèo. Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định chỉ có tiến hành cách mạng vô sản, xoá bỏ chế độ xã hội cũ, xây dựng chế độ xã hội mới, xã hội XHCN, thì mới xoá bỏ được mọi áp bức, bóc lột, bất công, mọi người sống bình đẳng không có đói nghèo. Thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lênin, thấu hiểu ước nguyện của nhân dân lao động, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng đấu tranh để xây dựng một xã hội mới ở Việt Nam, xã hội XHCN mà trong đó: “nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán xấu dần dần được [...]... hành của chính quyền, sự vận động của Mặt trận, các đoàn thể trong quá trình thực hiện XĐGN 1.2 Đảng bộ huyện Hiệp Đức chỉ đạo xoá đói giảm nghèo từ 1996 đến 2005 1.2.1 Đảng bộ huyện Hiệp Đức chỉ đạo xoá đói giảm nghèo từ 1996 đến 2000 Xuất phát từ nhận thức vai trò, ý nghĩa to lớn yêu cầu cấp bách phải thực hiện XĐGN, cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, Đảng bộ huyện Hiệp Đức đã tập trung chỉ đạo. .. người nghèo, hộ nghèo tự mình vượt qua đói nghèo Những chủ trương trên của Đảng bộ huyện Hiệp Đức là một hệ thống thống nhất, có mối quan hệ biện chứng, gắn liền nhau, hợp thành hệ chủ trương chung chỉ đạo toàn bộ, xuyên suốt quá trình thực hiện XĐGN ở huyện Hiệp Đức Trong quá trình tổ chức thực hiện phải quán triệt đầy đủ sâu sắc, tránh tách rời các chủ trương với nhau - Những giải pháp chủ yếu:... vụ đảng viên, nhất là phân công giúp đỡ hộ nghèo ở từng khu dân cư Sáu là, tăng cường giáo dục nhận thức cho nhân dân, nhất là giáo dục ý thức tự lực, tự cường, nỗ lực đầu phát triển sản xuất, kinh doanh, thoát khỏi đói nghèo, làm giàu chính đáng 1.1.2 Đảng bộ huyện Hiệp Đức chỉ đạo xoá đói giảm nghèo từ 2001 đến 2005 Xuất phát từ nhận thức sâu sắc về tình hình mới cũng như về những thành công và. .. nhất đến toàn bộ quá trình thực hiện XĐGN của huyện Hai là, đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội, đào tạo nguồn nhân lực, tạo việc làm cho người lao động, giảm nhanh đói nghèo, cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân Đây là sự nhận thức sâu sắc của Đảng bộ huyện Hiệp Đức về mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế và. .. gia của các tầng lớp dân cư, của các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế-xã hội, các đoàn thể quần chúng hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo Mở rộng hợp tác quốc tế về kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính để đẩy nhanh quá trình XĐGN - Chủ trương của Đảng bộ huyện Hiệp Đức về XĐGN Mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2005 đạt được: + Giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống dưới 10% + Có 5/11xã, thị trấn không còn hộ nghèo. .. không ngừng mở rộng diện tích đất canh tác được chủ động nước tưới Huyện đã tiến hành khảo sát, đánh giá đúng đắn thực tế về tình trạng nhà ở của người nghèo đói xây dựng đề án xoá nhà tạm đến năm 2005 Trên cơ sở đó đã có kế hoạch huy động nguồn lực triển khai thực hiện xoá nhà tạm cho người nghèo đói Đối với 2 xã vùng cao, Huyện tập trung lãnh đạo chỉ đạo thực hiện tốt các chương trình, dự án đã... hợp với các xã, thôn giúp hộ đói nghèo về kỹ thuật sản xuất, sử dụng vốn vay đúng mục đích, cách làm ăn có hiệu quả cũng như việc chi tiêu hợp lý trong gia đình…, qua đó đã giúp nhiều hộ nghèo, thôn nghèo vượt qua đói nghèo Như vậy, cùng với chủ trương XĐGN đúng đắn, Đảng bộ huyện Hiệp Đức đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kiên quyết, với nhiều giải pháp đồng bộ, nhờ đó, công tác XĐGN đã... đưa đến một phong trào XĐGN sôi nổi, rộng khắp trong toàn huyện, lấy hiệu quả công tác XĐGN làm một trong những tiêu chí để đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các bộ phận Năm là, XĐGN phải phát huy cao độ tính tự lực, tự chủ, tự vươn lên vượt qua đói nghèo của người nghèo, hộ nghèo Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo từ chính bản thân người nghèo, biểu hiện tập trung ở sự thiếu... nghèo được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản các chính sách ưu đãi đối với hộ nghèo; 100% số hộ nghèo được vay vốn ưu đãi + Giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5% tăng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 80% + Hoàn thành công tác định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số + Cơ bản xoá tình trạng nhà dột nát, xiêu vẹo của hộ nghèo Về chủ trương, Đảng bộ tỉnh Quảng Nam. .. nhỏ lạc hậu Do vậy, XĐGN là một yêu cầu cấp bách đặt ra, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo đúng đắn kịp thời của Đảng ta Nghị quyết Đại hội VII của Đảng đã khẳng định: “Cùng với quá trình đổi mới, tăng trưởng kinh tế, phải tiến hành công tác xoá đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, tránh sự phân hoá giàu nghèo quá giới hạn cho phép” [2, 73] Trong chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2000, Đảng . CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN HIỆP ĐỨC QUẢNG NAM TỪ 1996 ĐẾN 2005 1.1. Chủ trương của Đảng bộ huyện Hiệp Đức về xoá đói. huyện Hiệp Đức chỉ đạo xoá đói giảm nghèo từ 1996 đến 2005 1.2.1. Đảng bộ huyện Hiệp Đức chỉ đạo xoá đói giảm nghèo từ 1996 đến 2000 Xuất phát từ nhận thức

Ngày đăng: 06/10/2013, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w