Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết MỘTSỐ GIẢI PHÁPNHẰMNÂNGCAOHIỆUQUẢSỬDỤNGVỐN TẠI NHNo & PTNTHUYỆNPHÚTÂN ------ 5.1. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CỦA NHNo & PTNT NĂM 2007 Các chỉ tiêu kế hoạch của ngân hàng trong năm 2007 được xác định như sau: + Tổng vốn huy động là 104 tỷ đồng + Tổng dư nợ là 320 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2006. Trong đó dư nợ trung hạn chiếm 35% tổng dư nợ. + Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ: dưới 2%. Trong đó nợ xấu/tổng dư nợ dưới 1%. + Tỷ lệ thu ngoài tín dụng là 6% trên tổng thu. + Thu nợ từ quỹ dự phòng rủi ro là 980 triệu đồng. 5.2. GIẢI PHÁPNÂNGCAOHIỆUQUẢ TÍN DỤNGQuaquá trình phân tích hiệu quảsửdụngvốntại NHNo & PTNThuyệnPhúTân ta thấy trên 90% vốn ngân hàng được sửdụng trong hoạt động tín dụng. Do đó để nâng caohiệuquảsửdụngvốn ngân hàng trước hết phải nângcao hơn nữa hiệuquả của công tác tín dụngtại ngân hàng, bên cạnh đó ngân hàng nên tăng cường các biện pháp hỗ trợ khác để đa dạng hóa phương thức sửdụngvốntại đơn vị. Để hiệuquảsửdụngvốn ngân hàng ngày càng cao, đạt được những chỉ tiêu đề tôi đưa ra mộtsố biện pháp: 5.2.1. Về sản phẩm của ngân hàng Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình tín dụngnhằm đáp ứng đầy đủ kịp thời cho người có nhu cầu vay vốn và có khả năngsửdụngvốn có hiệu quả. Tiến hành cho vay rộng rãi đối với mọi thành phần kinh tế với mức lãi suất hợp lý. + Đa dạng hoá các hình thức cho vay như áp dụng nhiều mức lãi suất khác nhau cho các thành phần, các vùng, các khu vực… ứng với mỗi loại sản phẩm là cho vay với một mức lãi suất nhất định nhưng phải xem các mức lãi suất nay nó có phù hợp cho tương lai không, phải xem xét các rủi ro có thể diễn ra trong tương lai. SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 1 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết + Kết hợp với mộtsố lĩnh vực viễn thông nhằmnângcao tính phục vụ của ngân hàng như thông qua điên thoại và internet có thể tra tài khoản như ACB, thanh toán tiền điện, nước, chuyển tiền qua mạng, chi trả kiều hối qua hệ thống WESTERN, nhanh chóng triển khai sửdụng thẻ ATM. + Linh hoạt trong việc tiếp thị quảng bá các hình thức huy động đến mọi tầng lớp trong dân cư, đến mọi thành phần kinh tế. 5.2.2.Về nhân sự + Chú trọng công tác đào tạo nhằmnângcao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cho cán bộ công nhân viên phù hợp với tình hình thực tại cũng như định hướng kinh doanh trong những năm tiếp theo. + Đào tạo các giao dịch viên lành nghề; am hiểu tính năng, quy trình các sản phẩm của ngân hàng từ đó có thể tư vấn tốt và tạo lòng tin cho khách hàng. 5.2.3.Về nghiệp vụ Ngân hàng đã xác định thế mạnh của địa phương là các ngành nông nghiệp và thương mại – dịch vụ. Ngân hàng nên tiếp tục tăng cho vay ngắn hạn để tăng vòng quay vốn thì hiệuquảsửdụngvốn sẽ cao hơn. Nhất là với ngành thương mại – dịch vụ, đây là ngành tiềm năng mới của địa phương ngân hàng cần chú trọng hơn nữa trong công tác cho vay. Song song đó, ngân hàng cần đẩy mạnh công tác huy động vốn, giảm bớt việc sửdụngvốn của cấp trên và chủ động được nguồn vốn trong kinh doanh. + Về cho vay ngắn hạn: Để mở rộng cho vay ngắn hạn, chi nhánh cần phải mở rộng cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên, cho vay bổ sung vốn lưu động đối với các doanh nghiệp sản xuất, mua bán các ngành hàng theo thời vụ như dịp trung thu, tết Nguyên Đán… + Về cho vay trung hạn: ngân hàng cần đáp ứng nhu cầu bức thiết của các thành phần kinh tế cũng như mọi ngành nghề ở Việt Nam như đổi mới công nghệ, hiện đại hóa công nhiệp- công nghiệp hóa nông nghiệp…để tăng năng suất nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao hạ giá thành có thể cạnh tranh trong điều kiện nền kinh tế đổi mới hội nhập. Vì vậy ngân hàng cần có cơ cấu dư nợ hài hòa bằng cách cố gắng tăng cho vay trung dài hạn nhất là hỗ trợ việc xây dựng các khu dân cư mới. SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 2 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết + Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi thực hiện theo mục đích vay vốn, tránh tình trạng không quản lý được tình hình sửdụngvốn theo phương pháp xin vay. + Thực hiện đầy đủ các bước cho vay để hạn chế rủi ro của ngân hàng vì một món vay nào đó ta không xem xét thận trọng thì nó có thể mang đến rủi ro. + Chú trọng nângcao chất lượng tín dụng: Thực hiện phân loại khách hàng theo quy định để quyết định cho vay. Kiên quyết không cho vay đối với những khách hàng không uy tín và sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả. Thường xuyên phân tích nguyên nhân nợ quá hạn để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro đồng thời cần phải có những biện pháp nghiêm khắc với những món nợ quá hạn như: Trưng tập ý kiến chuyên viên phối hợp với hội đồng tín dụng, nghiên cứu biện pháp thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi và tìm biện pháp xử lý. Hằng năm ngân hàng phải thường xuyên tiến hành phân tích rủi ro, thường xuyên dự báo các rủi ro tiềm ẩn. Phân loại nguyên nhân nợ quá hạn, tùy từng trường hợp cụ thể mà đưa ra các biện pháp xử lý. + Việc giảm nợ quá hạn của ngân hàng chủ yếu dựa vào việc xử lí nợ quá hạn. Việc xử lí này thường tạo hiệuquả giả tạo nên dẫn đến gây thiệt hại cho ngân hàng về sau vì thực tế ngân hàng chưa thu hồi được các khoản nợ xấu này. Chính vì vậy ngân hàng cần có nhiều biện pháp tích cực hơn để tăng thu hồi nợ quá hạn cho đơn vị như sau: Kiểm tra thường xuyên các khoản vay chưa trả. Phân loại tín dụng theo mức độ rủi ro, thường xuyên theo dõi hoạt động của các doanh nghiệp để có thể phát hiện kịp thời các khó khăn của đơn vị, qua đó có giảipháp giúp cho đơn vị tháo gỡ những khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh và để việc hoàn trả nợ cho Ngân hàng không gặp trở ngại. 5.2.4. Quan hệ công chúng SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 3 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết + Ngân hàng phải được đặt ở một vị trí thuận lợi để khách hàng dễ tìm, dễ giao dịch. Mặt khác Ngân hàng cần phải mở rộng thêm những chi nhánh, phòng giao dịch ở những địa điểm thích hợp. + Trang bị cơ sở vật chất khang trang, hiện đại tạo sự thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch. + Ngoài ra ngân hàng cũng cần phải có một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, có phong cách nhiệt tình, gần gũi, thân thiện khi tiếp xúc khách hàng. + Bên cạnh đó việc quảng cáo thông qua các hình thức thông tin đại chúng cũng cần phải được quan tâm chú ý. Đây là loại hình tiếp xúc với khách hàng, giới thiệu các dịch vụ của ngân hàng. Qua đó cũng tìm hiểu được nguyện vọng của khách hàng hoặc những điều khách hàng góp ý trong việc phục vụ. + Lập sổ theo dõi những khách hàng có uy tín, đáng tin cậy, có chính sách khuyến mãi tặng quà đối với những khách hàng có quan hệ lâu năm với ngân hàng. Tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng như thường xuyên gửi thư thăm hỏi khách hàng của mình trong những ngày lễ, ngày tết,… + Giao lưu với khách hàng của mình thông qua các trương trình tài trợ mang tính chất xã hội nhằm tăng danh tiếng của ngân hàng đến người dân. 5.2.5. Về lãi suất Trong hoạt động ngân hàng lãi suất là vấn đề không thể tách rời với hiệuquả hoạt động kinh doanh tiền tệ. Xuất phát từ điều đó, việc ấn định lãi suất tiền vay, tiền gửi đóng một vai trò chủ đạo trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên với cơ chế lãi suất thỏa thuận hiện nay làm cho việc ấn định lãi suất tiền vay, tiền gửi ngày một quan trọng hơn trong hoạt động từ chiến lược đến sách lược kinh doanh. Lãi suất đầu vào là vấn đề quan trọng thì lãi suất đầu ra là vấn đề sống còn của ngân hàng. Tiến hành cho vay rộng rãi đối với mọi thành phần kinh tế với mức lãi suất hợp lý. Các NHTM nói chung, NHNo & PTNThuyệnPhúTân nói riêng là một đơn vị kinh tế phụ thuộc, thực hiện chức năng “Đi vay để cho vay” vì vậy muốn nângcao chất lượng, tăng hiệuquả hoạt động kinh doanh thì ngân hàng cần phải có biện pháp thu hút được nhiều nguồn vốn với lãi suất thấp. 5.2.6. Chính sách phòng chống rủi ro SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 4 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết Phòng chống rủi ro trong hoạt động tín dụng được coi là yếu tố hàng đầu bảo đảm an toàn và tăng trưởng tín dụng, cũng như là bảo đảm đồng vốn được sửdụng có hiệu quả, vốn cho vay được thu hồi về cả gốc và lãi. Do đó phòng chống rủi ro tín dụng là điều quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Xuất phát từ những tinh thần trên ngân hàng luôn đề cao cảnh giác rủi ro trong hoạt động, quan niệm rủi ro bao giờ cũng tiềm ẩn trong hoạt động ngân hàng nhất là hoạt động tín dụng. Chi nhánh cần phải đẩy mạnh hoạt động của bộ phận phụ trách thông tin tín dụng cập nhật nhanh chóng thông tin về các khách hàng lớn qua hệ thống mạng của Ngân hàng Nhà nước. Nângcao hơn nữa hiệuquả công tác thẩm định phương án vay vốn, thu hồi nợ vay. Ngân hàng cần phân công cụ thể trách nhiệm cán bộ phụ trách giám sát chặt chẽ việc sửdụngvốn vay của khách hàng và theo dõi rủi ro của khoản cho vay. Yêu cầu giám sát và theo dõi nhằm kiểm tra tín hiện thực của kế hoạch trả nợ và khả năng thực hiện, phát hiện dự báo những rủi ro có thể phát sinh; phát hiện sớm những khoản vay có vấn đề trước khi trở nên nghiêm trọng; nhằm đề xuất các giảipháp xử lí kịp thời. Kết quả kiểm tra kiểm soát đều phải lập biên bản kèm theo các nhận xét, kiến nghị đề xuất với khách hàng và lãnh đạo ngân hàng cho vay. Cán bộ tín dụng ở chi nhánh phải có biện pháp để theo dõi, nắm bắt đầy đủ, kịp thời mọi diễn biến của quá trình sửdụng tiền vay và tình hình sản xuất kinh doanh chung của khách hàng. Các lĩnh vực phải xem xét và kiểm tra bao gồm: + Kiểm tra lại cơ sở của khách hàng (kiểm tra đảm bảo tiền vay và tình hình sửdụngvốn vay thực tế). + Theo dõi tình hình thị trường và ngành nghề sản xuất kinh doanh của người vay có ảnh hưởng đến vốn vay của ngân hàng. + Đánh giá lại tài sản thế chấp theo giá hiện hành nếu giảm so với giá lúc thế chấp thì phải bổ sung tài sản thế chấp khác hoặc giảm dư nợ tương ứng. + Phân tích các báo cáotài chính và tình hình sản xuất kinh doanh mới nhất của khách hàng. Đối với các khách hàng có dư nợ lớn, định kì 06 tháng và 01 năm, cán bộ tín dụng phải phân tích toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp để áp dụng các biện pháp cho vay, thu nợ, quản lí tín dụng theo loại hình doanh nghiệp phù hợp. SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 5 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết Phát triển nông nghiệp, nông thôn là những vấn đề quan trọng của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy NHNo & PTNT có vai trò quan trọng và rất nhạy cảm đối với vấn đề này. Sự vững chắc và ổn định của ngân hàng đã góp phần thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình là giả quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông thôn đang là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 6 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết ------ 6.1. KẾT LUẬN Trong những năm qua với chính sách kinh tế đổi mới của Đảng và Nhà nước đã làm cho nhiều hoạt động trong các lĩnh vực đạt được những hiệuquả nhất định, đặt biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã đạt được những thành tựu to lớn đưa nước ta lên vị trí hàng đầu về xuất khẩu gạo với sản lượng năm sau cao hơn năm trước, hoàn thành xuất sắc kế hoạch của Đảng và Nhà nước giao. Qua thực tế phát triển kinh tế nông thôn cho ta thấy vai trò sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp là quan trọng, cung cấp lương thực thực phẩm, nguyên liệu cho các ngành sản xuất nhằm phát triển kinh tế nông thôn, đây là một vấn đề có ý nghĩa to lớn đã góp phần làm tăng đầu tư dẫn đến tăng trưởng kinh tế Hoạt động qua nhiều năm đã chứng minh NHNo & PTNThuyệnPhúTân đã giữ một vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế nông thôn, khách hàng chủ yếu của ngân hàng là những người dân và những người sản xuất, điều đó cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng chuyên về huy động vốn và tín dụng, đây là hướng đi hoàn toàn đúng đắn, mặc khác nó như huyết mạch chảy âm thầm trong nền kinh tế. Qua phân tích đánh giá hiệuquảsửdụngvốn của NHNo & PTNThuyệnPhúTân tôi rút ra mộtsố kết luận sau: + Về công tác huy động vốn: Vốn huy động của NHNo & PTNThuyệnPhúTân tăng rất ít qua ba năm. Thêm vào đó vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn. Như vậy khả năng thu hút vốn của ngân hàng chưa cao, chưa khai thác hết tiềm năngvốn từ khách hàng. Ngân hàng cần dùng nhiều biện pháp hơn để tăng huy động giúp ngân hàng chủ động cao trong hoạt động. + Về hoạt động cho vay: Có thể nói công tác tín dụng của NHNo & PTNThuyệnPhúTân đã được mở rộng nhưng chưa đa dạng đối tượng khách hàng, tín dụng ngắn hạn tăng nhanh và chiếm tỷ lệ lớn trên tổng doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ…tuy nhiên nợ quá hạn vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Từ đó cho thấy hoạt động tín dụng tăng về “lượng” còn về “chất” thì chưa đáp ứng được yêu cầu. Qua đó ta thấy ngân hàng sửdụngvốn chưa thật sựhiệuquả như mong muốn vì tỷ lệ nợ quá hạn còn quá cao. Tỷ lệ tín dụng trung hạn còn thấp nên hiệuquả chưa cao, đây là hạn chế của ngân hàng. SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 7 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết + Về hoạt động khác: Hầu hết vốn của ngân hàng được sửdụng cho công tác tín dụng. Hơn 90% vốndùng cho tín dụng. Các hoạt động đầu tư khác chưa được chú trọng mở rộng, ngân hàng hầu như không đầu tư vào chứng khoán trong khi tương lai thị trường này sẽ phát triển mạnh khi thực hiện xong chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại. Ngoài ra các dịch vụ ngân hàng còn khá đơn giản, việc sửdụngvốn của ngân hàng chưa đa dạng, chưa có máy ATM để phục vụ khách hàng sửdụng thẻ. Sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại của ngân hàng thường ra đời chậm hơn so với các ngân hàng khác. + Về hiệuquảsửdụng vốn: Việc giảm nợ quá hạn do ngân hàng áp dụng biện pháp xử lý nợ xấu nhiều nên hiệuquả tín dụng không cao. Hiệuquảsửdụngvốn của NHNo & PTNThuyệnPhúTânphụ thuộc nhiều vào hiệuquả tín dụng, cho thấy tại chi nhánh hiệuquảsửdụngvốn chưa cao. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1.Kiến nghị với NHNo & PTNT Tỉnh An Giang + Trước khi cho ra đời một sản phẩm dịch vụ mới nên cho cán bộ các Chi nhánh tập huấn nhuần nhuyễn. + Đẩy nhanh tiến trình triển khai hệ thống máy ATM đến tất cả các Chi nhánh trong toàn hệ thống, khai thác ưu điểm của dịch vụ này. + Khi Chi nhánh trình hồ sơ tín dụng, thời gian giải quyết nên nhanh chóng, đúng hoặc sớm hơn thời gian quy trình quy định. + Quà tặng khách hàng nên đa dạng, có thể chi bằng tiền nếu khách hàng không nhận quà. Cho phép NHNohuyện mua quà theo giá trị cấp trên qui định cho từng loại kì hạn. NHNo tỉnh An Giang nên giao quyền tặng quà cho NHNohuyện kể cả các mòn quà lớn và quà nhỏ cho phù hợp với thị hiếu khách hàng. + Nên áp dụng hình thức huy động vốn thu – chi tại nhà khách hàng.(Huy động vốn lưu động) + Nên duy trì tiết kiệm dự thưởng đến hết ngày 31/12/2007 6.2.2. Kiến nghị với NHNo & PTNThuyệnPhúTân + Cần cải tiến giảm bớt thủ tục tạo thuận lợi cho các hộ sản xuất trong việc vay vốn phục vụ sản xuất mà không sai luật định SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 8 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết + Nângcao khả năng huy động bằng các hình thức quảng cáo, khuyến mãi nhằm tăng nguồn vốn huy động, hạn chế sửdụngvốn cấp trên. + Tăng cường cho vay trung hạn, dài hạn nhằm tạo điều kiện cho người nông dân phát triển sản xuất đặc biệt là những vùng có khả năng trồng cây lâu năm, các vật nuôi có hiệuquả kinh tế cao. + Cần có những chính sách ưu đãi về lãi suất đối với khách hàng truyền thống . + Hoàn thiện cơ chế quản lí điều hành trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tạo mối quan hệ giữa các cá nhân trong tập thể ngân hàng ngày càng tốt đẹp hơn. + Tăng cường việc đào tạo nhân viên, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều hành quản lí. Phát triển đội ngũ Marketing vững mạnh được đào tao chuyên môn. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong quá trình hoạt động để đảm bảo sức mạnh nội tại trong hệ thống ngân hàng. + Nghiên cứu thị trường để có thể mở thêm nhiều địa điểm huy động vốntại các nơi đông dân cư. + Tăng cường thông tin, tuyên truyền, tiếp thị kết hợp với áp dụng chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt theo từng thời kỳ để nâng dần thị phần trên địa bàn hoạt động 6.2.3. Kiến nghị với cơ quan nhà nước + Cần hướng dẫn tạo điều kiện cho các hộ nông dân đầu tư sản xuất đúng định hướng nhằm mang lại hiệuquả kinh tế cao. + Cần nhanh chóng củng cố kiện toàn các cơ quan khuyến nông, khuyến ngư và bảo vệ thực vật để hướng dẫn các hộ sản xuất sửdụngvốn tín dụngmột cách tối ưu . + Phải có những biện pháp giả quyết tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp. + Đề nghị các ngành chức năng xem xét lại các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất cho người dân sao cho rút ngắn thời, gian thủ tục đơn giản. SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 9 . Thị Tuyết MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN PHÚ TÂN ------ 5.1. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CỦA NHNo & PTNT NĂM. quả sử dụng vốn tại NHNo & PTNT huyện Phú Tân ta thấy trên 90% vốn ngân hàng được sử dụng trong hoạt động tín dụng. Do đó để nâng cao hiệu quả sử dụng